Tài liệu ôn tập Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Lao động - Xã hội
Tài liệu ôn tập Triết học Mác Lênin | Trường Đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin(LĐXH)
Trường: Đại học Lao động - Xã hội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 3
Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ
thống các tri thức, quan điểm, tình cảm,
niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về
vị trí của con người (bao gồm cả cá nhân, xã
hội và nhân loại) trong thế giới đó.Thế giới
quan quy định các nguyên tắc, thái độ, giá
trị trong định hướng nhận thức và hoạt động
thực tiễn của con người.
Nói triết học là hạt nhân của thế giới quan bởi:
+Bản thân triết học chính là thế giới quan
+Trong các thế giới quan khác như thế giới
quan của các khoa học cụ thể, thế giới quan
của các dân tộc, hay các thời đại... triết học
bao giờ cũng là thành phần quan trọng,
đóng vai trò là nhân tố cốt lõi.
+Với các loại thế giới quan tôn giáo, thế giới
quan kinh nghiệm hay thế giới quan thông
thường..., triết học bao giờ cũng có ảnh
hưởng và chi phối, dù có thể không tự giác,.
+Thế giới quan triết học như thế nào sẽ quy
định các thế giới quan và các quan niệm khác như thế. Câu 4
Vấn đề cơ bản của triết học là những vấn đề
xung quanh mối quan hệ giữa tư duy và tồn
tại, giữa vật chất và ý thức.Lý do nó là vấn
đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định
được cơ sở, tiền đề để giải quyết những vấn
đề của triết học khác.Điều này đã được
chứng minh rất rõ ràng trong lịch sử phát
triển lâu dài và phức tạp của triết học.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
+Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì
cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào
quyết định cái nào?Nói cách khác, khi truy
tìm nguyên nhân cuối cùng của hiện tượng,
sự vật, hay sự vận động đang cần phải giải
thích, thì nguyên nhân vật chất hay nguyên
nhân tinh thần đóng vai trò là cái quyết định.
+Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận
thức được thế giới hay không?Nói cách
khác ,khi khám phá sự vật và hiện tượng,
con người có dám tin rằng mình sẽ nhận
thức được sự vật và hiện tượng hay không
*Chủ nghĩa duy vật cho rằng: vật chất( tồn
tại, tự nhiên) có trước, ý thức( tư duy, tinh
thần) có sau, vật chất quyết định ý thức. -Nó
có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học
và thực tiễn, đồng thời thường gắn với với lợi
ích của giai cấp và lực lượng tiến bộ trong
lịch sử.-Có ba hình thức cơ bản: chủ nghĩa
duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu
hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.+ Chủ
nghĩa duy vật chất phác ~Là kết quả nhận
thức của các nhà triết học duy vật thời cổ
đại~Đặc điểm: Đồng nhất vật chất với một
hay một số chất cụ thể của nó ( đất, nước,
lửa, không khí,...), coi đó là điểm xuất phát
của thế giới. ~Lấy chính bản thân giới tự
nhiên để giải thích giới tự nhiên, không viện
đến Thần linh hay Thượng đế.+ Chủ nghĩa
duy vật siêu hình Đây là thời kỳ phát triển
mạnh mẽ của cơ học, có ảnh hưởng lớn đến
quan điểm của các nhà triết học thời kỳ này.
Do đó, các nhà triết học thời kỳ này nhìn
nhận sự vận động của thế giới một cách
cứng nhắc. Chịu sự tác động mạnh mẽ của
phương pháp tư duy siêu hình, máy móc –
phương pháp nhận thức thế giới như một cỗ
máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo
nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập, tĩnh
tại, không vận động, không phát triển.
Góp phần chống lại thế giới quan duy tâm
và tôn giáo+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết
học trước đó + sử dụng khá triệt để thành
tựu của khoa học đương thời. Đã khắc phục
được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất
phác, siêu hình Là đỉnh cao trong sự phát
triển của chủ nghĩa duy vật. *Chủ nghĩa duy
tâm cho rằng: ý thức( tư duy, tinh thần) là
cái có trước, vật chất có sau, ý thức quyết
định vật chất.-Nó có nguồn gốc từ nhận thức
và nguồn gốc xã hội, thường gắn liền với lợi
ích các giai cấp tầng lớp áp bức bóc lột nhân
dân lao động. Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo thường có mối
quan hệ mật thiết với nhau
Chia thành hai phái: chủ nghĩa duy
tâm chủ quan và chủ nghĩa duy
tâm khách quan.+ Chủ nghĩa duy tâm
chủ quan : thừa nhận tính thứ nhất của ý
thức con người + phủ nhận sự tồn tại khách
quan của hiện thực => khẳng định mọi sự
vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm
giác (tư tưởng, siêu nhiên vào chúa, thượng
đế,...)+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan:
thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng
coi đấy là là thứ tinh thần khách quan có
trước và tồn tại độc lập với con người (như ý
niệm, tinh thần tuyệt đối, tư duy con người,
lý tính thế giới, ...)+Tôn giáo thường sử dụng
các học thuyết duy tâm làm cơ sở lý luận,
luận chứng cho các quan điểm của mình.
Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa chủ nghĩa
duy tâm triết học với chủ nghĩa duy tâm tôn
giáo. Trong thế giới quan tôn giáo, lòng tin là
cơ sở chủ yếu và đóng vai trò chủ đạo.Còn
chủ nghĩa duy tâm triết học lại là sản phẩm
của tư duy lý tính dựa trên cơ sở tri thức và lý trí.