TÀI LIỆU ÔN TẬP TRIẾT HỌC│Đại học Sư phạm Hà Nội

TÀI LIỆU ÔN TẬP TRIẾT HỌC│Đại học Sư phạm Hà Nội được biên soạn theo phân phối chương trình học. Bao gồm các thông tin được sắp xếp theo trật tự logic nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nhất định, sẽ làm tăng tính sinh động của môn học, từ đó giúp sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.

Môn:
Trường:

Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu

Thông tin:
4 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

TÀI LIỆU ÔN TẬP TRIẾT HỌC│Đại học Sư phạm Hà Nội

TÀI LIỆU ÔN TẬP TRIẾT HỌC│Đại học Sư phạm Hà Nội được biên soạn theo phân phối chương trình học. Bao gồm các thông tin được sắp xếp theo trật tự logic nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nhất định, sẽ làm tăng tính sinh động của môn học, từ đó giúp sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.

99 50 lượt tải Tải xuống
1.2 Đấu tranh giai cấp
1.2.1 Tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp
* Tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp
Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác và ph.Ăngghen tring điều kiện mới của lịch sử,
V.I Lênin chỉ rõ: “Đấu tranh giai cấp là gì?” Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của bộ phận
nhân dân này chống một bộ phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền,
bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc
đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những
người hữu sản hay giai cấp tư sản.
Như vậy các nhà kinh điển đã chỉ ra tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp trong
xã hội có đối kháng giai cấp.
Đấu tranh giai cấp tất yếu, do sự đối lập về lợi ích căn bản không thể điều hòa được
giữa các giai cấp. Trong xã hội giai cấp, đấu tranh giai cấp là quy luật tất yếu của xã hội.
Tính tất yếu của đấu tranh giai cấp xuất phát từ tính tất yếu kinh tế, nguyên nhân là do sự
đối kháng về lợi ích cơ bản giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị. Đấu tranh giai cấp là
một hiện tượng lịch sử khách quan, không phải do một lý thuyết xã hội nào tạo ra, cũng
không phải do ý muốn chủ quan của một lực lượng xã hội hay một cá nhân nào nghĩ ra.
Ở đâu và khi nào muốn áp bức, bóc lột, thì ở đó và khi đó còn đấu tranh giai cấp chống
lại áp bức, bóc lột. Thực tiễn lịch sử của xã hội loài người đã và đang chứng minh điều
đó.
Đấu tranh giai cấp cuộc đấu tranh của các tập đoàn người to lớn lợi ích căn bản
đối lập nhau trong một phương thức sản xuất hội nhất định. Trong xã hội có giai cấp,
đấu tranh giai cấp chủ yếu và trước hết là cuộc đấu tranh của hai giai cấp cơ bản đại diện
cho phương thức sản xuất thống trị trong xã hội (nô lệ và chủ nô, nông dân và địa chủ,
vô sản và tư sản). Đó là các giai cấp có lợi ích căn bản đối lập nhau. Cuộc đấu tranh giữa
hai giai cấp cơ bản trong một xã hội là những cuộc đấu tranh giai cấp điển hình, đặc
trưng cho xã hội đó. Về cơ bản các giai cấp, tầng lớp xã hội còn lại đều có lợi ích ít,
nhiều gắn với việc đánh đổ giai cấp thống trị bóc lột. Song do lợi ích giữa các tập đoàn là
hết sức khác nhau, nên thái độ của các giai cấp tham gia vào các cuộc đấu tranh chung
không giống nhau. Chỉ có giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới và quần chúng
cùng khổ là lực lượng tham gia đông đảo, tích cực nhất. Cuộc đấu tranh của giai cấp cơ
bản là trục chính thu hút các giai cấp không cơ bản và các tầng lớp trung gian trong xã
hội tham gia.
Thực chất của đấu tranh giai cấp cuộc đấu tranh của quần chúng lao động bị áp bức,
bóc lột chống lại giai cấp áp bức, bóc lột nhằm lật đổ ách thống trị của chúng. Các giai
cấp bị trị, bị bóc lột không chỉ bị chiếm đoạt kết quả lao động còn bị áp bức về
chính trị, hội tinh thần. Giai cấp thống trị, bóc lột bao giờ cũng ra sức bảo vệ địa
vị giai
cấp cùng với những đặc quyền, đặc lợi của mình bằng quyền lực chính trị và bộ máy nhà
nước. Đấu tranh giai cấp để giải quyết mâu thuẫn không thể dung hòa giữa các giai cấp
tất yếu dẫn đến cách mạng xã hội nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp áp bức, bóc lột.
Đây là điểm khác nhau căn bản giữa quan điểm của những người cách mạng với những
người cơ hội chủ nghĩa. Cách mạng xã hội là phương thức tất yếu để lật đổ ách thống trị
của giai cấp thống trị bóc lột, xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất
mới và mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Mục đích cao nhất mà một cuộc đấu
tranh giai cấp cần đạt được không phải là đánh đổ một giai cấp cụ thể, mà là giải phóng
lực lượng sản xuất khỏi sự kìm hãm của những quan hệ sản xuất đã lỗi thời, tạo điều
kiện để đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát triển xã hội.
Đấu tranh giai cấp không phải là hiện tượng vĩnh viễn trong lịch sử. Cuộc đấu tranh giai
cấp giữa các giai cấp trong lịch sử tất yếu phát triển đến cuộc đấu tranh giai cấp của giai
cấp vô sản. Đây là cuộc đấu tranh giai cấp lịch sử cuối cùng trong lịch sử. Trong cuộc
đấu tranh này, giai cấp vô sản đứng lên giành chính quyền , thiết lập nền chuyên chính
của mình và thông qua nền chuyên chính đó tiến hành cải tạo triệt để xã hội cũ, tiến tới
xóa bỏ mọi đối kháng giai cấp, xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Trong đấu tranh giai cấp, liên minh giai cấp là tất yếu. Liên minh giai cấp là sự liên kết
giữa những giai cấp này để chống lại những giai cấp khác. Liên minh giai cấp là vấn đề
có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để tập hợp và phát triển lực lượng trong các cuộc đấu tranh
giai cấp. Cơ sở của liên minh giai cấp là sự thống nhất về lợi ích cơ bản. Đấu tranh giai
cấp và liên minh giai cấp luôn gắn bó với luôn gắn bó hữu cơ với nhau. Đó là hai mặt của
một quá trình để tạo nên sức mạnh nhằm giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giai cấp.
1.2.2 Vai trò của đấu tranh giai cấp
Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp động lực trực tiếp, quan trọng của lịch
sử. C.Mác và Ph. Ăngghen luôn nhấn mạnh vai trò của đấu tranh giai cấp, đặc biệt là
cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Hai ông khẳng định:
“Trong gần 40 năm chúng ta đưa lên hàng đầu cuộc đấu tranh giai cấp, coi đó là động lực
trực tiếp của lịch sử, và đặc biệt là cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp
vô sản với tính cách là đòn bẩy mạnh mẽ của cuộc cách mạng xã hội ngày nay”.
Sự phát triển của xã hội là kết quả của sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất
quan hệ sản xuất. Khi lực lượng sản xuất có sự phát triển về tính chất và trình độ , mâu
thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu, đòi hỏi phải phá bỏ quan hệ của sản xuất
cũ. Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn này được biểu hiện về mặt xã hội thành mâu
thuẫn giữa các giai cấp cơ bản có lợi ích đối lập nhau trong một phương thức sản xuất.
Quan hệ sản xuất lỗi thời khi trở thành xiềng xích trói buộc sự phát triển của lực lượng
sản xuất không tự động mất đi, được các giai cấp thống trị, phản động ra sức bảo vệ
bằng bạo lực, bằng kiến trúc thượng tầng chính trị, bằng pháp luật và tư tưởng,… Trong
các giai cấp bị bốc lột, bị thống trị tất yếu có một giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất
phát triển. Lợi ích căn bản của họ đòi hỏi phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng
quan hệ sản xuất mới, “ tạo địa bàn phát triển ” cho lực lượng sản xuất. Đấu tranh giai
cấp đạt tới đỉnh cao thường dẫn đến cách mạng xã hội. Thông qua cách mạng xã hội mà
quan hệ sản xuất cũ được xóa bỏ, quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất được xác lập. Khi cơ sở kinh tế mới đã hình thành, phát triển kiến
trúc thượng tầng mới sớm hay muộn cũng ra đời, phát triển theo, xã hội thực hiện bước
chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, tiến bộ hơn.
Vai trò là động lực của đấu tranh giai cấp còn được thể hiện trong thời kỳ tiến hóa xã hội.
Ngay trong phạm vi vận động của một hình thái kinh tế - xã hội, đấu tranh giai cấp
thường xuyên tác động thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Thực tiễn cho
thấy , sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn hóa và ngay cả tư tưởng lý luận xã hội, đều
là sản phẩm ít hoặc nhiều mang dấu ấn của cuộc đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp
không những cải tạo xã hội, xóa bỏ các lực lượng xã hội phản động, mà còn cải tạo bản
thân các giai cấp cách mạng. Thông qua thực tiễn đấu tranh giai cấp, giai cấp cách mạng
có sự trưởng thành về mọi mặt, phải tự nâng mình lên đáp ứng được nhu cầu của lịch sử.
Tài liệu tham khảo
C.Mác và Ph. Ăngghen :Toàn tập, Sđd, t.4, tr.596-597.
V.I Lênin: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.237-238.
C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.34, tr.564.
| 1/4

Preview text:

    1. Đấu tranh giai cấp
      1. Tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp

* Tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp

Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác và ph.Ăngghen tring điều kiện mới của lịch sử,

V.I Lênin chỉ rõ: “Đấu tranh giai cấp là gì?” Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của bộ phận nhân dân này chống một bộ phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản.

Như vậy các nhà kinh điển đã chỉ ra tính tất yếu và thực chất của đấu tranh giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp.

Đấu tranh giai cấp tất yếu, do sự đối lập về lợi ích căn bản không thể điều hòa được giữa các giai cấp. Trong xã hội giai cấp, đấu tranh giai cấp là quy luật tất yếu của xã hội. Tính tất yếu của đấu tranh giai cấp xuất phát từ tính tất yếu kinh tế, nguyên nhân là do sự đối kháng về lợi ích cơ bản giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị. Đấu tranh giai cấp là một hiện tượng lịch sử khách quan, không phải do một lý thuyết xã hội nào tạo ra, cũng không phải do ý muốn chủ quan của một lực lượng xã hội hay một cá nhân nào nghĩ ra. Ở đâu và khi nào muốn áp bức, bóc lột, thì ở đó và khi đó còn đấu tranh giai cấp chống lại áp bức, bóc lột. Thực tiễn lịch sử của xã hội loài người đã và đang chứng minh điều đó.

Đấu tranh giai cấp cuộc đấu tranh của các tập đoàn người to lớn lợi ích căn bản đối lập nhau trong một phương thức sản xuất hội nhất định. Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp chủ yếu và trước hết là cuộc đấu tranh của hai giai cấp cơ bản đại diện cho phương thức sản xuất thống trị trong xã hội (nô lệ và chủ nô, nông dân và địa chủ, vô sản và tư sản). Đó là các giai cấp có lợi ích căn bản đối lập nhau. Cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp cơ bản trong một xã hội là những cuộc đấu tranh giai cấp điển hình, đặc trưng cho xã hội đó. Về cơ bản các giai cấp, tầng lớp xã hội còn lại đều có lợi ích ít, nhiều gắn với việc đánh đổ giai cấp thống trị bóc lột. Song do lợi ích giữa các tập đoàn là hết sức khác nhau, nên thái độ của các giai cấp tham gia vào các cuộc đấu tranh chung không giống nhau. Chỉ có giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới và quần chúng cùng khổ là lực lượng tham gia đông đảo, tích cực nhất. Cuộc đấu tranh của giai cấp cơ bản là trục chính thu hút các giai cấp không cơ bản và các tầng lớp trung gian trong xã hội tham gia.

Thực chất của đấu tranh giai cấp cuộc đấu tranh của quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột chống lại giai cấp áp bức, bóc lột nhằm lật đổ ách thống trị của chúng. Các giai cấp bị trị, bị bóc lột không chỉ bị chiếm đoạt kết quả lao động mà còn bị áp bức về chính trị, xã hội và tinh thần. Giai cấp thống trị, bóc lột bao giờ cũng ra sức bảo vệ địa vị giai

cấp cùng với những đặc quyền, đặc lợi của mình bằng quyền lực chính trị và bộ máy nhà nước. Đấu tranh giai cấp để giải quyết mâu thuẫn không thể dung hòa giữa các giai cấp tất yếu dẫn đến cách mạng xã hội nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp áp bức, bóc lột. Đây là điểm khác nhau căn bản giữa quan điểm của những người cách mạng với những người cơ hội chủ nghĩa. Cách mạng xã hội là phương thức tất yếu để lật đổ ách thống trị của giai cấp thống trị bóc lột, xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới và mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Mục đích cao nhất mà một cuộc đấu tranh giai cấp cần đạt được không phải là đánh đổ một giai cấp cụ thể, mà là giải phóng lực lượng sản xuất khỏi sự kìm hãm của những quan hệ sản xuất đã lỗi thời, tạo điều kiện để đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất và phát triển xã hội.

Đấu tranh giai cấp không phải là hiện tượng vĩnh viễn trong lịch sử. Cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp trong lịch sử tất yếu phát triển đến cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản. Đây là cuộc đấu tranh giai cấp lịch sử cuối cùng trong lịch sử. Trong cuộc đấu tranh này, giai cấp vô sản đứng lên giành chính quyền , thiết lập nền chuyên chính của mình và thông qua nền chuyên chính đó tiến hành cải tạo triệt để xã hội cũ, tiến tới xóa bỏ mọi đối kháng giai cấp, xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Trong đấu tranh giai cấp, liên minh giai cấp là tất yếu. Liên minh giai cấp là sự liên kết giữa những giai cấp này để chống lại những giai cấp khác. Liên minh giai cấp là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để tập hợp và phát triển lực lượng trong các cuộc đấu tranh giai cấp. Cơ sở của liên minh giai cấp là sự thống nhất về lợi ích cơ bản. Đấu tranh giai cấp và liên minh giai cấp luôn gắn bó với luôn gắn bó hữu cơ với nhau. Đó là hai mặt của một quá trình để tạo nên sức mạnh nhằm giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giai cấp.

      1. Vai trò của đấu tranh giai cấp

Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp động lực trực tiếp, quan trọng của lịch sử. C.Mác và Ph. Ăngghen luôn nhấn mạnh vai trò của đấu tranh giai cấp, đặc biệt là cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Hai ông khẳng định: “Trong gần 40 năm chúng ta đưa lên hàng đầu cuộc đấu tranh giai cấp, coi đó là động lực trực tiếp của lịch sử, và đặc biệt là cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản với tính cách là đòn bẩy mạnh mẽ của cuộc cách mạng xã hội ngày nay”.

Sự phát triển của xã hội là kết quả của sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Khi lực lượng sản xuất có sự phát triển về tính chất và trình độ , mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu, đòi hỏi phải phá bỏ quan hệ của sản xuất cũ. Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn này được biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa các giai cấp cơ bản có lợi ích đối lập nhau trong một phương thức sản xuất.

Quan hệ sản xuất lỗi thời khi trở thành xiềng xích trói buộc sự phát triển của lực lượng sản xuất không tự động mất đi, nó được các giai cấp thống trị, phản động ra sức bảo vệ bằng bạo lực, bằng kiến trúc thượng tầng chính trị, bằng pháp luật và tư tưởng,… Trong

các giai cấp bị bốc lột, bị thống trị tất yếu có một giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất phát triển. Lợi ích căn bản của họ đòi hỏi phải xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới, “ tạo địa bàn phát triển ” cho lực lượng sản xuất. Đấu tranh giai cấp đạt tới đỉnh cao thường dẫn đến cách mạng xã hội. Thông qua cách mạng xã hội mà quan hệ sản xuất cũ được xóa bỏ, quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất được xác lập. Khi cơ sở kinh tế mới đã hình thành, phát triển kiến trúc thượng tầng mới sớm hay muộn cũng ra đời, phát triển theo, xã hội thực hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn, tiến bộ hơn.

Vai trò là động lực của đấu tranh giai cấp còn được thể hiện trong thời kỳ tiến hóa xã hội. Ngay trong phạm vi vận động của một hình thái kinh tế - xã hội, đấu tranh giai cấp thường xuyên tác động thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Thực tiễn cho thấy , sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn hóa và ngay cả tư tưởng lý luận xã hội, đều là sản phẩm ít hoặc nhiều mang dấu ấn của cuộc đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp không những cải tạo xã hội, xóa bỏ các lực lượng xã hội phản động, mà còn cải tạo bản thân các giai cấp cách mạng. Thông qua thực tiễn đấu tranh giai cấp, giai cấp cách mạng có sự trưởng thành về mọi mặt, phải tự nâng mình lên đáp ứng được nhu cầu của lịch sử.

Tài liệu tham khảo

C.Mác và Ph. Ăngghen :Toàn tập, Sđd, t.4, tr.596-597.

V.I Lênin: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.237-238.

C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.34, tr.564.