Tài liệu ôn tập - Xã Hội Học Pháp Luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tài liệu ôn tập - Xã Hội Học Pháp Luật | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Xã hội học pháp luật
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Đối tượng nghiên cứu và cơ cấu của xã hội học pháp luật
a. Đối tượng nghiên cứu
- XHHPL là một khoa học, nghiên cứu quy luật phát sinh, tồn tại, hoạt động
của PL trong xh, trong mối liên hệ với các chuẩn mực xh khác, bản chất xh,
chức năng xh của PL, các khía cạnh của hoạt động xây dựng, thực hiện PL.
- Đối tượng nghiên cứu của khoa học XHHPL: là phạm các vấn đề pháp
luật, các hiện tượng pháp luật mà khoa học này hướng đến, làm sáng tỏ
trong quá trình tác động của mình.
- ĐTNC của XHHPL gồm:
Quy luật, tính QL, chức năng XH của PL
Tính quy định xh và hiệu quả của PL
Các QHXH trong quá trình xd, hđ của HTPL
Mqh giữa QPPL, QHPL với QH thực tế của con người
Sự tác động của các yếu tố/ nhân tố XH đối với PL..các đảm bảo cơ sở XH của PL
Hành vi pháp luật, ý thức PL trong XH
Các khía cạnh xã hội của xây dựng PL
Các khía cạnh xã hội của thực hiện PL
Khía cạnh xh trong hđ của các thiết chế PL
Các hđ thống kê, dự báo xu hướng của PL….
- Sự khác biệt liên quan đến ĐTNC:
Để làm rõ vấn đề NC, XHHPL cần đến các pp và kỹ thuật xử lý các
tài liệu, số liệu thực nghiệm. (hệ phương pháp chuyên biệt).
XXHPL bao hàm không chỉ phần lý luận của chính nó, hay những vấn
đề chuyên ngành tạo thành CSLL của nó, mà còn cả tổng thể những
vẫn đề phức tạp thuộc pp luận và thủ tục NC.
Mục đích của các nghiên cứu XXHPL là xem xét mqh giữa pháp PL
với tính cách là một hiện tượng XH với XH, và hoạt động của nó
trong XH, xem xét sự chuyển tài PL vào hành vi XH ở các mức độ;
ĐTNC tập trung vào hoạt động XH của các cá nhân, tổ chức pháp lý,
nên các yếu tố XH sẽ đặc biệt được chú trọng;
ĐTCN tập trung vào các yếu tố không mang tính hình thức pháp lý
như: thông tin PL, quy chế nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi, định hướng giá tri... b. Cơ cấu của XHHPL
- Phần các kiến thức nền tảng, cơ sở phương pháp luận của XHHPL:
Lịch sử hình thành phát triển Phương pháp luận PP nghiên cứu ĐTNC
Mqh với các khoa học khác….
- Phần XHH các vấn đề, khía cạnh, hoạt động chung của pháp luật:
PL trong hệ thống các CMXH XHH xây dựng PL
XHH thực hiện pháp luật
XHH hành vi, vi phạm pháp luật….
XHH ý thức, giáo dục PL, văn hóa PL
XHH hoạt động của các tổ chức pháp lý, cơ quan tư pháp, cơ quan hành chính
- Phần XHH chuyên ngành:
+ Theo lĩnh vực các QHXH mà PL điều chỉnh
XHH pháp luật hình sự
XHH pháp luật hành chính
XHH pháp luật dân sự…
+ Theo chủ thể PL:
XHH hoạt động của các tổ chức pháp lý
XHH hoạt động cùa công chức
XHH hoạt động của công dân
XHH hoạt động của trẻ em….
+ Theo các khía cạnh PL:
XHH vi phạm PL của các công chức VN
XHH vi phạm PL của thanh thiếu niên XHH tội phạm
XHH ý thức PL của công dân
XHH ý thức pháp luật của thẩm phán
XHH dư luận xã hội với XDPL…
2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu, điều tra, khảo sát xã hội học pháp
luật: mục đích, yêu cầu, kể tên các giai đoạn cơ bản.
- Khái niệm nghiên cứu XHHPL: là một loại nhận thức khoa học đặc biệt,
nhắm nghiên cứu các khía cạnh, vấn đề, hoạt động của PL trong thực tiễn xã
hội trên cơ sở áp dụng các phương pháp và thủ tục nghiên cứu nhất định.
- Tổ chức NC: đc hiểu là việc kế hoạch hóa và xây dựng phương hướng tiến
hành công tác nghiên cứu.
- Mục đích NC XHHPL: tạo nền tảng cho việc quản lý xh 1 cách hiệu quả từ
đó hoàn thiện nhận thức lquan đến vấn đề pháp lý.
Nhằm nhận thức khách quan, toàn diện các vấn đề pháp luật (như:
việc XD, điều chỉnh PL được diễn ra ntn, phương thức nào, hiệu quả xh ra sao?)
Thu nhận thông tin liên quan đến PL mang tính đại diện cao trên cơ sở
thực tiễn đời sống pháp lý - xã hội, thông qua các pp khảo sát XHH đặc thù
Tạo nền tảng cho việc quản lý XH của các chủ thể có thấm quyền trên
cơ sở nhận thức hoạt động pháp lý của các chủ thể này trong đời sống XH
Làm cho các NC pháp lý mang "hơi thở" cuộc sống, gần liền với nhu
cầu, thực trạng và mong muốn của xã hội, hướng đến sự phát triển toàn diện, bền vững
- Yêu cầu của NC XHHPL:
Yêu cầu về tính hợp pháp của NC
Yêu cầu về sự phù hợp của ndung, vđề NC với cách thức tiến hành, với nhu cầu XH
Ycau về việc sdung các pp điều tra XHH
Các ycau cụ thể trong từng công đoạn NC
Ycau về mẫu điều tra, bảng hỏi
Ycau về chất lượng NC:
+ Giải quyết đc nhiệm vụ NC
+ Tính thực tiễn, khách quan, chính xác của NC
+ Tối ưu hóa chi phí về thời gian
+ Tối ưu hóa hiệu quả chi phí tài chính
Ycau về sự phù hợp với “đơn đặt hàng”
Ycau về hình thức, ndung của báo cáo NC khi công bố
- Các giai đoạn của hđ NC XHHPL:
B1: Cbi chương trình NC: Xđ khách thể, ĐTNC; Mđích nc; Phạm vi
nc; Gthich khái niệm; Giả thuyết nc; Xđ pp nc; Xđ chỉ báo nc; Xđung
bảng hỏi; Cbi kinh phí, tập huấn quân sự….
B2: Quan sát (điều tra) XHH
+ Cbi: Lựa chọn thời điểm đtra, làm công tác tiền trạm, đtra thử
+ Thu thập thông tin: tiến hành thu thập thông tin bằng các pp xhh
B3: Xử lý và tổng kết dữ liệu
+ Tập hợp ttin từ nhiều nguồn thu thập
+ Tính toán, xử lý ttin qua (thường sd phần mềm) cho ra kết quả sơ bộ
+ Tính toán để có kết quả tổng hợp, khái quát
+ Ptich, đgia kết quả thực nghiệm
+ Đối chiếu dữ liệu, kqua thực nghiệm với các vđ nc
+ Nhắc lại mục tiêu và pvi nc
+ Công bố kqua ttin thực nghiệm (đtra XHH)
+ Kđinh tchat của giả thuyết nc
+ Kđinh mđich, nvu của nc và mđich thực tiễn
B4: Ptich khoa học và gthich các dữ liệu
B5: Trình bày, công bố kết quả NC
3. Xây dựng mô hình/ khung lý thuyết, thao tác hoá các khái niệm và xác
định các chỉ báo nghiên cứu, điều tra, khảo sát xã hội học pháp luật.
- Xây dựng mô hình/ khung lý thuyết:
Là việc tạo lập nên một mô hình dưới các chỉ dẫn, lý thuyết nhất định
để phục vụ mục tiêu NC, sử dụng cho chủ đề nc.
Chủ thể nc sẽ lựa chọn một hoặc vài lý thuyết làm cơ sở pp luận cho quá trình nc
Lý thuyết được chọn thường được thảo luận kỹ, chi tiết về các KN
then chốt của lý thuyết đó, bởi các KN này sẽ lặp lại, soi sáng cho các luận giải của cả nc. Bao gồm các mục:
Lựa chọn pp luận để nc Xem xét bối cảnh nc Mục tiêu nc Nhiệm vụ nc
Phạm vi, đối tượng nc Căn cứ pháp lý Các tiêu chí….
Liên hệ vào ví dụ cụ thể.
- Thao tác hóa khái niệm:
Là quá trình biến KN ở ở cấp độ trừu tượng, khó hiểu thành đơn giản,
dễ hiểu, cụ thể, theo các cấp độ khác nhau để có thể nhận thức, quan
sát, đo lường, sử dụng được một cách thống nhất, đảm bảo mục đích nc.
Các phương thức TTH khái niệm gồm:
+ Tách khái niệm, phân tích theo pp cụ thể, đo lường các TT
+ Hoặc làm đơn giản các khái niệm
+ Hoặc làm rõ mạh của KN với các KN khác
Ví dụ minh họa: KN giải thích pháp luật
- Xác định các chỉ báo nghiên cứu:
Là quá trình cụ thể hóa các KN thực nghiệm, các vđ thực nghiệm
thành các đơn vị hoặc tiêu chí có thể đo lường, quan sát được.
Mỗi tiêu chí, chỉ báo nc thường được tương đương với một câu hỏi trong bảng điều tra XHH.
- Điều tra, khảo sát XHHPL:
Là phương pháp, hđ khoa học để thu thập ttin xh từ các lực lượng xh
khác nhau, phục vụ cho 1 chủ đề đc nêu trong chương trình nc
CT điều tra được cbi kỹ lưỡng trc khi tiến hành thực tế Có 2 bước: + Bước cbi
Xác định rõ: vấn đề ĐT, Ks; Phạm vi, tgian; Lực lượng tiến hành;
Tgian, tài chính, ptien kỹ thuật bổ trợ.
Các hđ cbi: lựa chọn thời điểm ĐT, Làm công tác tiền trạm, Tập
huấn điều tra viên, đtra thử.
+ Bước tiến hành đtra
Hiện thực hóa các phương án đã lựa chọn, cần sự linh hoạt
Cần tiến hành nghiêm túc, đề cao trách nhiệm của điều tra viên
Cần giám sát hđ của đtv
Chú trọng đặc biệt tới thời điểm bđau và kthuc đtra
4. Các phương pháp nghiên cứu, điều tra, khảo sát xã hội học pháp luật, ý
nghĩa, mối quan hệ của các phương pháp đó - KN pp nc, đt xhh - Các pp
1. Phương pháp phân tích tài liệu a. Nguồn tài liệu
– Tài liệu: được hiểu là nhưng thông tin, tư liệu, tài liệu có sẵn, rất đa dạng,
phong phú, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và
các lĩnh vực cụ thể nói riêng, và có thể phân chia theo các tiêu chí cụ thể.
VD với pháp luật thì có thể phân chia thành các lĩnh vực như kinh tế, dân sự,
hình sự, lao động, đất đai, …
– Nguồn tài liệu được cất giữ bằng những hình thức đa dạng, phong phú.
Trong đó phổ biến nhất là hình thức xuất bản phẩm, tức là thể hiện dưới hình
thức sách, VD bộ luật, giáo trình, báo, tạp chí. Ngoài ra còn có phim, đĩa, hoặc trên Internet
– Nguồn tài liệu có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu tư nhân:
+ nếu nguồn tài liệu thuộc sở hữu NN: khi sử dụng cần trích dẫn nguồn 1 cách tường minh
+ nếu nguồn tài liệu thuộc sở hữu tư nhân: khi sử dụng phải xin phép và phải
được sự đồng ý của các giả, và khi tác giả đồng ý cho sử dụng thì phải nêu
rõ dẫn nguồn 1 cách tường minh
Chú ý: việc sử dụng tài liệu mà không nêu trích dẫn nguồn, không xin phép
tác giả có thể dẫn đến những vấn đề pháp lý về bản quyền tác giả.
b. Đánh giá giá trị nguồn tài liệu
– Đánh giá xem nguồn đó có giá trị khoa học không, có ý nghĩa thực tiễn
không, có giá trị đối với hiện tại không hay đã lạc hậu.
– Để có thể đánh giá được tài liệu, cần xem xét các yếu tố:
+ văn cảnh, xuất xứ của tài liệu + tác giả tài liệu
+ tên tài liệu, mục đích tài liệu
+ do nhà xuất bản nào phát hành, vào năm nào, tại địa phương nào
+ ảnh hưởng xã hội của tài liệu
+ độ tin cậy của tài liệu
Trong đó, quan trọng nhất là phân biệt tính xác thực của bản thân tài liệu với
độ tin cậy của các thông tin trong tài liệu.
c. Thực chất của phương pháp phân tích tài liệu
– Thực chất của phương pháp phân tích tài liệu là dựa trên nguồn thông tin,
tư liệu, tài liệu sẵn có, qua đó thực hiện nghiên cứu, phân tích rút ra thông
tin, kết luận mới liên quan đến lĩnh vực, đề tài nghiên cứu.
d. Các hình thức phân tích tài liệu
– Có 2 phương pháp chính:
+ Phương pháp phân tích định tính (còn gọi là phương pháp phân tích cổ
điển): đọc tài liệu, tìm ra các ý tưởng hay của tài liệu đó
+ Phương pháp phân tích định lượng: thường được sử dụng khi nhà nghiên
cứu cần xử lý 1 số lượng thông tin lớn, thường gắn với các bảng biểu, đồ thị,
con số, và hiện nay thường sẽ sử dụng máy vi tính với phương pháp này.
e. Đánh giá về phương pháp phân tích tài liệu – Ưu điểm:
+ ít tốn nhân công, thời gian, chi phí, mà vẫn cho kết quả có giá trị, có chất lượng
+ ưu thế vượt trội khi nghiên cứu các vấn đề nhạy cảm, tế nhị, phức tạp mà
nếu dùng các phương pháp khác sẽ gặp nhiều khó khăn. VD nghiên cứu tệ
nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc, bệnh xã hội – Nhược điểm:
+ thông thường các sự kiện, hiện tượng được phản ánh trong tài liệu diễn ra
trong không gian, thời gian khác nhau ==> khó tìm ra nguyên nhân, mối liên
hệ giữa các tài liệu, các sự kiện, hiện tượng đó
+ trong tài liệu có thể có những thông tin đã lạc hậu, lỗi thời, không phản
ánh thực chất của vấn đề ==> nếu phụ thuộc sẽ dẫn đến không đưa ra được kết quả 2. Phương pháp quan sát a. Khái niệm
– Thực chất của phương pháp quan sát là sự tri giác trực tiếp của nhà nghiên
cứu đối với những đặc điểm, dấu hiệu, biểu hiện bên ngoài trong hành vi,
hoạt động ở 1 trạng thái nhất định của đối tượng cần quan sát nhằm tìm
kiếm, thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
VD: Đề tài “Ý thức chấp hành luật giao thông của người Hà Nội”. Với đề tài
kiểu này, nếu dùng phương pháp phỏng vấn sẽ không có kết quả chính xác
(vì sẽ hầu như mọi người đều khẳng định mình chấp hành luật giao thông
tốt). Vì vậy phương pháp lựa chọn là phương pháp quan sát, theo đó lập
nhóm người có kinh nghiệm quan sát vào những thời điểm khác nhau (nhất
là giờ cao điểm, lúc có cảnh sát giao thông, lúc không có cảnh sát giao
thông, …), địa điểm khác nhau (ngã ba, ngã tư, đoạn đường vắng người, …)
trong khoảng 1 tuần để ghi chép lại những gì nhìn thấy ==> kết quả thu được
sẽ là bức tranh chân thực về ý thức chấp hành luật giao thông của người dân Hà Nội.
– Cần phân biệt giữa quan sát khoa học và quan sát thông thường: Quan sát khoa học
Quan sát thông thường
Sự quan sát luôn tuân theo 1 mục đích nhất định
Quan sát không có mục đích rõ ràng
Cần thực hiện theo kế hoạch tương ứng với
mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trước đó
Không tuân theo kế hoạch, mục tiêu
Phải có sự ghi chép, nhật ký, biên bản quan sát Không có ghi chép
Kết quả đòi hỏi phải kiểm tra lại về tính
Kết quả thu nhận được không cần kiểm trung thực, độ tin cậy
chứng, không cần kiểm tra tính trung thực
b. Phân loại quan sát
– Có nhiều tiêu chí để phân loại
– Phân loại theo vị trí của người quan sát:
+ quan sát tham dự: người quan sát thâm nhập, tham gia, tham dự cùng với
nhóm xã hội cần quan sát để thu thập thông tin. Để có thể quan sát khách
quan thì người quan sát phải âm thầm, bí mật thâm nhập vào nhóm xã hội,
cố ý thu mình lại, không để những người xung quanh chú ý đến sự hiện diện
của mình. Đây là sự quan sát “từ bên trong” nên thông tin thu được có sự tin cậy khá cao.
+ quan sát không tham dự: nhà quan sát đứng bên ngoài nhóm xã hội cần
quan sát, đối tượng không biết mình đang bị quan sát ==> thông tin thu được
có giá trị, độ tin cậy cao
– Phân loại theo địa điểm:
+ quan sát trong hội trường, phòng thí nghiệm ==> hạn chế số lượng. VD quan sát trong phòng học
+ quan sát ngoài hiện trường ==> nhiều đối tượng tham gia. VD quan sát giao thông c. Đánh giá – Ưu điểm:
+ ít tốn nhân công, thời gian, chi phí
+ cho phép nắm bắt, ước lượng 1 cách trực tiếp, đầy đủ những đặc điểm,
những mối liên hệ có thực đang diễn ra tự nhiên, bình thường trong cuộc sống
+ cho phép đánh giá nhanh chóng các giả thiết nghiên cứu, nhất là các giả
thiết có tính chất mô tả – Nhược điểm:
+ chỉ bằng quan sát, khó xác định được mục đích, nguyên nhân của hành
động, khó nắm bắt thế giới nội tâm, tâm lý của đối tượng quan sát
+ khó tránh khỏi sự áp đặt ý chí chủ quan của người quan sát lên đối tượng
3. Phương pháp phỏng vấn a. Khái niệm
– Phỏng vấn là cuộc nói chuyện được tiến hành theo 1 kế hoạch nhất định
thông qua cách thức hỏi – đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung
cấp thông tin theo 1 bảng câu hỏi (phiếu điều tra) được chuẩn bị trước, trong
đó, người phỏng vấn nên lên các câu hỏi cho đối tượng cần khảo sát, lắng
nghe ý kiến trả lời, và ghi nhận kết quả vào phiếu điều tra.
– Chú ý: việc vừa lắng nghe, vừa ghi chép là rất khó thực hiện, vì tốc độ ghi
chép chậm hơn nhiều so với tốc độ nói. Giải pháp có thêm người ghi tốc ký,
tuy nhiên khi có người thứ 3 thì cuộc phỏng vấn có thể không thoải mái,
người được phỏng vấn có thể trả lời không trung thực. Giải pháp khác là ghi
âm, tuy nhiên phải xin phép trước khi ghi âm, và thực tế rất ít người đồng ý
cho ghi âm Giải pháp cuối cùng là “ghi âm trộm”, tuy nhiên chỉ được dùng
tệp ghi âm cho mục đích nghe lại và ghi chép lại cuộc phỏng vấn, không
được dùng vào việc khác, đặc biệt là việc gây bất lợi cho người được phỏng vấn.
b. Phân loại phương pháp phỏng vấn
– Căn cứ vào diễn biến trình tự thực hiện cuộc phỏng vấn:
+ phỏng vấn tiêu chuẩn hóa: được diễn ra theo đúng trình tự nhất định với 1
nội dung đã vạch sẵn như nhau cho mọi người, người phỏng vấn tiến hành
thu thập thông tin theo đúng bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước, người phỏng
vấn không được tùy tiện thay đổi nội dung hay trình tự câu hỏi, không được
bổ sung câu hỏi và không được gợi ý phương án trả lời. Đặc điểm của phỏng
vấn tiêu chuẩn là mang tính gò bó, khô khan, cứng nhắc. Phỏng vấn tiêu
chuẩn phù hợp với đối tượng trả lời là chính khách, cán bộ lãnh đạo cấp cao
(vì mỗi lời nói của những người này đều có sức ảnh hưởng rất lớn).
+ phỏng vấn không tiêu chuẩn (phỏng vấn tự do): là cuộc phỏng vấn diễn ra
1 cách tự do theo 1 chủ đề được xác định trước. Người phỏng vấn tùy theo
tình huống cụ thể có thể sử dụng các câu hỏi mà không nhất thiết phải tuân
theo 1 trình tự nào, có thể hỏi câu hỏi bổ sung, và có thể đưa ra các quan
điểm, bình luận, nhận xét của mình, trao đổi ý kiến qua lại nhằm thu thập
được thông tin mong muốn. Phỏng vấn tự do có thể áp dụng cho mọi loại
đối tượng phỏng vấn, mọi chủ đề nghiên cứu.
– Căn cứ vào tính chất nông sâu của cuộc phỏng vấn:
+ phỏng vấn thường: về những vấn đề thông thường của đời sống PL, xã hội
+ phỏng vấn sâu: dùng để thu thập quan điểm, ý kiến, đánh giá của các nhà
khoa học, chuyên gia pháp lý về các sự kiện, hiện tượng PL có tính phức tạp.
Yêu cầu của loại phỏng vấn này là người phỏng vấn phải có trình độ cao, có
kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu sâu sắc về chủ đề, lĩnh vực phỏng vấn.
– Căn cứ vào số lượng người tham gia:
+ phỏng vấn cá nhân: 1 người hỏi và 1 người trả lời
+ phỏng vấn xã hội: 1 người hỏi và nhiều người trả lời.
– Phỏng vấn qua điện thoại: thường được áp dụng khi muốn điều tra nhanh 1
vấn đề nóng bỏng trong xã hội mà dư luận đang quan tâm
c. Trình tự dẫn dắt 1 cuộc phỏng vấn
– Thông thưởng 1 cuộc phỏng vấn trải qua 5 bước:
+ B1: Thiết lập sự tiếp xúc bước đầu, mục đích là tạo không khí thân thiện,
cởi mở cho cuộc phỏng vấn, chưa đi vào nội dung chính của cuộc phỏng vấn
+ B2: Củng cố cuộc tiếp xúc bằng các câu hỏi đầu tiên theo kế hoạch,
thường là những câu hỏi dễ dàng mang tính khởi động như câu hỏi thông
thường về cuộc sống, sinh hoạt, mối quan tâm, … của người được phỏng vấn
+ B3: Chuyển tới nội dung chính của cuộc phỏng vấn, nêu các câu hỏi chính
đã chuẩn bị sẵn theo đúng thứ tự, không dẫn dắt trả lời. Người hỏi cần thể
hiện thái độ cầu thị, chăm chú lắng nghe, khích lệ người trả lời, nếu người
trả lời tỏ thái độ lúng túng, còn e ngại chưa cởi mở thì điều tra viên không
nên cố ép phải trả lời mà có thể chuyển qua câu hỏi tiếp theo, để sau đó chờ
lúc thích hợp quay trở lại câu hỏi đó.
+ B4: Nhanh chóng thiết lập lại cuộc phỏng vấn khi bị ngắt quãng vì lý do
nào đó. Người trả lời vì lý do nào đó có thể từ chối việc trả lời câu hỏi, hoặc
trả lời lan man, lệch trọng tâm, hoặc cuộc phỏng vấn bị ngắt quãng vì lý do
khách quan (có điện thoại, có người khác vào, …). Khi đó điều tra viên phải
biết dừng lại đúng lúc, biết gợi ý, khích lệ hoặc chuyển qua câu hỏi khác.
+ B5: Kết thúc cuộc phỏng vấn: điều tra viên đề nghị người trả lời cung cấp
1 số thông tin cá nhân (cần nhấn mạnh với người trả lời là những thông tin
cá nhân chỉ nhằm mục đích thống kê hoa học), cảm ơn người trả lời và nhấn
mạnh tầm quan trọng của những thông tin họ đã cung cấp. d. Đánh giá – Ưu điểm:
+ phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản, cho phép thu thập
được thông tin về thực tại cũng như quan điểm cá nhân, suy nghĩ, tình cảm
của đối tượng điều tra
+ thông tin thu được có chất lượng cao vì tính chân thực và độ tin cậy của
thông tin có thể được kiểm nhiệm ngay trong quá trình phỏng vấn – Nhược điểm:
+ đòi hỏi người phỏng vấn phải là chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ
cao, có kỹ năng xử lý các tình huống thực tiễn, am hiểu lĩnh vực cần nghiên
cứu, biết cách tiếp cận đối tượng được phỏng vấn ==> khó có thể được triển khai trên quy mô rộng
+ việc tiếp xúc đối tượng phỏng vấn tương đối khó, lý do thường là không
muốn bày tỏ quan điểm cá nhân, ngại tiếp xúc, ngại va chạm 4. Phương pháp an-két a. Khái niệm
– Phương pháp an-két là hình thức hỏi – đáp gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi
(phiếu trưng cầu ý kiến) được soạn thảo trước, theo đó điều tra viên tiến
hành phát bảng câu hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời, người được hỏi
tự đọc các câu hỏi, ghi trả lời vào phiếu hỏi, sau đó gửi lại điều tra viên.
– Đặc trưng của phương pháp an-két là chỉ sử dụng 1 bảng câu hỏi đã được
quy chuẩn, dùng để hỏi chung cho mọi người. Và thông thường nhà nghiên
cứu không tiếp xúc trực tiếp với người trả lời, mà thông qua cộng tác viên
phát câu hỏi, thu thập câu trả lời, và nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu
trên thông tin trả lời đó.
Câu hỏi: Về bản chất phương pháp phỏng vấn và phương pháp an-két là 1 vì
đều sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin.
Trả lời: Sai. Vì phương pháp phỏng vấn là hỏi –đáp trực tiếp giữa nhà
nghiên cứu và người trả lời, còn phương pháp an-két là hỏi – đáp gián tiếp,
tức là nhà nghiên cứu không tiếp xúc trực tiếp với người trả lời, mà thông
qua cộng tác viên phát câu hỏi, thu thập câu trả lời, và nhà nghiên cứu thực
hiện nghiên cứu trên thông tin trả lời đó. b. Phân loại
– Căn cứ vào kết cấu câu hỏi:
+ phương pháp an-két đóng: sử dụng câu hỏi đóng (đã có sẵn các phướng án trả lời)
+ phương pháp an-két mở: sử dụng câu hỏi mở (chưa có phương án trả lời)
– Căn cứ vào phương thức phát – thu phiếu an-két:
+ gửi phiếu qua đường bưu điện đến người trả lời và đợi phiếu quay trở về
địa chỉ của nhà nghiên cứu: trường hợp này thì dịch vụ bưu điện thay cho vai
trò cộng tác viên, đóng vai trò kết nối giữa nhà nghiên cứu với người cung
cấp thông tin. Ưu điểm là tiết kiệm chi phí, nhưng cần chú ý cần phát dư số
phiếu an-két vì khả năng thư đi không có thư về là khá cao.
+ phát phiếu an-két tại chỗ qua đội ngũ cộng tác viên: cộng tác viên trực tiếp
phát ra và thu về phiếu an-két
c. Kết cấu của phiếu an-két
– Thông thường phiếu an-két có kết cấu 3 phần:
+ phần mở đầu: trình bày mục tiêu, ý nghĩa của cuộc điều tra, tên cơ quan
nghiên cứu, hướng dẫn cách trả lời, kêu gọi sự hợp tác, giúp đỡ của người trả lời phiếu
+ phần nội dung: các câu hỏi về nội dung của đề tài nghiên cứu
+ phần kết thúc: các câu hỏi về đặc điểm nhân khẩu – xã hội của người trả
lời, cảm ơn người trả lời, đánh giá cao thông tin mà người trả lời đã cung cấp. d. Đánh giá – Ưu điểm:
+ an-két là phương pháp nghiên cứu định lượng, có thể triển khai trên quy
mô rộng, thu thập ý kiến của nhiều người cùng lúc
+ thông thường các chỉ báo (phương án trả lời) trong phiếu an-két đã được
mã hóa ==> dễ xử lý thông tin bằng máy tính về sau – Nhược điểm:
+ việc soạn thảo bảng câu hỏi đòi hỏi chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ
cao cả về lý luận và thực tiễn
5. Phương pháp thực nghiệm a. Khái niệm
– Trong phương pháp thực nghiệm, nhà nghiên cứu tạo ra 1 sự kiện, tình
huống pháp lý gần giống với sự kiện, tình huống thực tế đã xảy ra trong thực
tiễn đời sống PL, qua đó quan sát các hoạt động, cách ứng xử của những
người tham gia vào sự kiện, tình huống đó nhằm thu thập những thông tin
cần thiết cho vấn đề, sự kiện PL cần nghiên cứu, kiểm tra những giả thuyết đang nghiên cứu.
VD: khi nghiên cứu vụ án hình sự, nhà nghiên cứu áp dụng phương pháp
thực nghiệm để “dựng lại hiện trường” vụ án để kiểm tra tính xác thực của
các tình tiết trong vụ án.
b. Phân biệt phương pháp thực nghiệm với phương pháp quan sát
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp quan sát Giống nhau:
+ đều là hoạt động thực tiễn, có định hướng nhất định nhằm vào 1 hiện tượng xã hội để thu nhận thông tin
+ đều sử dụng tri giác trực tiếp để nhìn, nhận xét tình huống đang diễn ra
Quan sát sự kiện do chính các nhà nghiên
Là sự quan sát hiện tượng đang diễn ra tự
cứu tạo dựng nội dung: đã có sự chi phối,
nhiên trong cuộc sống, không có sự can
can thiệp của người nghiên cứu
thiệp của ý chí chủ quan của người thực hiện Tình huống nhân tạo Tình huống tự nhiên c. Đánh giá – Ưu điểm:
+ ít tốn kém về thời gian, kinh phí, nhân lực mà vẫn có thể thu được thông
tin có chất lượng và độ tin cậy cao
+ nhanh chóng kiểm tra, đánh giá được tính đúng – sai, phù hợp – không
phù hợp của giả thuyết nghiên cứu – Nhược điểm:
+ rất khó tạo ra được sự kiện, tình huống PL giống với thực tế
+ đòi hỏi phải có chuyên gia trình độ cao, nhiều kinh nghiệm thực tiễn Mqh với các pp khác - Liên hệ qua ví dụ
5. Cơ chế tác động xã hội của pháp luật: khái niệm, các thành tố (các giai
đoạn) cấu thành cơ bản
- KN Cơ chế tác động xh của PL: là quá trình pháp luật tạo ra những biến
đổi nhất định của xã hội thông qua các phương tiện pháp lý đặc thù và các
phương tiện, nhân tố xã hội khác, nhằm tác động một cách tích cực hoặc tiêu
cực lên các QPPL, các quan hệ xã hội hoặc các hiện tượng PL khác.
- Đặc thù CCTĐXH của PL:
Dựa trên cơ sở QPXH rộng lớn hơn, ngoài QPPL còn gồm các QPXH khác
Chịu sự chi phối mạnh mẽ của các văn kiện của đảng chính quyền,
các xuất bản phẩm mà có sự đánh giá đối với QPPL, với ADPL của NN
Phương tiện quan trọng của CCTĐXH là các hình thức giảm sát xh,
các biện pháp tác động XH đối với người VP, các QPPL được thừa
nhận (hình thức gồm: khuyến khích XH, trừng phạt XH)
Có cấu trúc, chức năng phức tạp hơn
- Hoạt động trong CCTĐXH của PL đa dạng:
+ HĐ của nhà nước, công dân, chủ thể khác
+ HĐ mang tỉnh điều lệ của tổ chức Đảng, các tổ chức CT-XH, XH...
+ Sự giám sát do tập thể, các nhóm XH đối với HV các thành viên của ho - Các kết quả:
+ Hệ thống hóa các hiện tượng PL
+ HT của cải tinh thần được tạo ra và VC hóa
+ Trạng thái YTPL của xã hội
+ Các quyết định có ý nghĩa về mặt pháp lý
+ Mức độ pháp chế và trật tự PL
- Các gđoan của CCTĐXH của PL: Gđoan hình thành pl Gđoan xây dựng pl Gđoan thực hiện pl Gđoan giám sát ply- xh
6. Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, các hợp phần cơ bản của xã hội học
xây dựng pháp luật
- KN XHH xây dựng PL: là việc nghiên cứu, tiếp cận hđ XDPL dưới góc độ
xh, xem xét các yếu tố xh tác động đến XDPL, đặc điểm, cơ chế xh cũng
như hiệu quả, tác động xh của XDPL. - ĐTNC:
Bản chất, đặc thù xh của XDPL PP nghiên cứu XHHXDPL Cơ chế xh của XDPL
Các yếu tố xh tác động đến XDPL
Các điều kiện đảm bảo cơ sở XHH của XDPL
Tác động, hiệu quả xh của XDPL
- Các đảm bảo cơ sở XHH của XDPL
Thông tin XHH về hiệu quả các QPPL hiện hành
Thông tin XHH về các chính sách PL
Thông tin XHH về nhu cầu và lợi ích ply- xh
Thông tin XHH về cơ chế hoạt động ply- xh của các QPPL được soạn thảo
Thông tin mang tính dự báo
- Các hợp phần cơ bản của XHH XDPL:
XHH về các vđe chung/ khái quát của XDPL
XHH các giai đoạn XDPL (trước, trong và sau khi QPPL được ban hành…) Gồm 8 nội dung:
a. Mối liên hệ giữa PL với hiện thực xã hội với các nhân tố, yếu tố
có ảnh hưởng tới lĩnh vực PL đó
– Nghiên cứu, quan sát nhằm đánh giá những quan hệ đang cần có PL điều chỉnh
– Đây là mối liên hệ giữa PL với thực tiễn đời sống xã hội: 1 đạo
luật có được ban hành hay không không phải do NN quyết định mà
do yêu cầu, đòi hỏi từ xã hội
– Nghiên cứu mối quan hệ này chính là phần “Tính cấp thiết / Sự
cần thiết …” của đạo luật đó. Đây là bước khởi đầu, tạo nền tảng,
luận cứ khoa học cho việc xây dựng PL
b. Nghiên cứu, khảo sát, điều tra XHH nhằm đánh giá tình hình,
thực trạng, nguyên nhân của quan hệ xã hội đang cần PL điều chỉnh
– Hoạt động này nhằm đảm bảo đạo luật đưa ra là dựa trên nhu cầu xã
hội chứ không phải là sản phẩm của sự “võ đoán”, của “trí tưởng
tượng”, của sự “thiên kiến chủ quan duy ý chí”.
Thực tế xây dựng PL ở nước ta, có nhiều văn bản PL vừa ra đời đã
“chết yểu”, hoặc thậm chí còn chưa có hiệu lực đã bị “chết yểu”.
Nguyên nhân chính là thiếu luận cứ thực tiễn để xây dựng pháp luật.
– Khía cạnh này hiện nay đã được luật hóa trong Luật ban hành VBPL
2015, có hiệu lực từ 01/07/2016, trong đó yêu cầu bất kỳ dự luật nào
khi trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải có 3 báo cáo:
+ Báo cáo khảo sát điều tra xã hội học: đánh giá tổng thể toàn bộ thực
trạng tình hình quan hệ xã hội mà dự luật sẽ điều chỉnh
+ Báo cáo tổng kết đánh giá công tác thi hành luật: với trường hợp là
luật bổ sung vào 1 đạo luật hiện hành
+ Báo cáo đánh giá tác động dự kiến của văn bản pháp luật với đối
tượng điều chỉnh trực tiếp khi đạo luật được ban hành và có hiệu lực thực thi.
c. Tiến hành các hoạt động thu thập thông tin, luận cứ khoa học
thực tiễn phục vụ cho việc xây dựng dự thảo luật
– Thực hiện qua các hình thức:
+ tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm + phỏng vấn chuyên gia
+ lấy ý kiến lãnh đạo, nhà quản lý, các tầng lớp xã hội, các tổ chức
chính trị xã hội, các cơ quan đoàn thể có liên quan
+ sưu tầm, dịch thuật tài liệu pháp luật nước ngoài có liên quan
– Mục đích là để tham khảo, tiếp thu ý kiến, học hỏi trong quá trình
xây dựng dự thảo luật.
– Chú ý: tránh việc “bê nguyên” luật nước ngoài vào VN, vì xã hội
nào cũng có đặc thù riêng về trình độ phát triển kinh tế xã hội, về văn hóa, tập quán, lịch sử
d. Vấn đề thực nghiệm xã hội học pháp luật
– Đối với những vấn đề, quy phạm PL còn có ý kiến khác nhau, còn
gây tranh luận thì trước khi đệ trình cơ quan chức năng biểu quyết
thông qua, các nhà xã hội học PL sẽ tiến hành thực nghiệm XHH PL:
đưa dự thảo luật đó vào thực tế để xem nó bộc lộ như thế nào, những
điểm hay / dở, để từ đó có sự điều chỉnh để dự thảo luật phù hợp hơn
e. Vai trò của nhân dân
– Đảm bảo sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào hoạt động xây
dựng PL. Mục đích để phát huy được cao nhất trí tuệ tập thể đóng góp
vào quá trình xây dựng dự án luật.
f. Mối liên hệ giữa cương lĩnh chính trị, đường lối của đảng cầm
quyền với VBPL dự kiến ban hành
– Nội dung của VBPL dự kiến ban hành với cương lĩnh chính trị,
đường lối, lợi ích của chính đảng cầm quyền càng gần thì càng dễ được thông qua
g. Tiến hành thăm dò phản ứng của dư luận xã hội đối với dự luật sắp ban hành
– Dư luận xã hội + thông tin đại chúng = công luận
Công luận là cơ quan quyền lực thứ 4, sau lập pháp, hành pháp, tư pháp
– Nếu dự luật bị công luận phản đối thì gần như không thể trở thành hiện thực.
VD dự luật “cộng 2 điểm thi đại học cho bà mẹ VN anh hùng”, dự
luật bắt buộc trang bị bình cứu hỏa trên xe ô tô
h. Mối liên hệ giữa cử tri địa phương với đại biểu quốc hội
– Đại biểu quốc hội được bầu theo đơn vị địa phương, nhưng khi đã là
đại biểu quốc hội thì trở thành đại diện của nhân dân cả nước ==> có
sự mâu thuẫn giữa lợi ích của cử tri địa phương (lợi ích cục bộ) với lợi
ích tổng thể của cả nước. XHH chủ thể XDPL
– Chủ thể của hoạt động xây dựng PL gồm:
+ cơ quan NN có thẩm quyền,
+ tổ chức cá nhân được NN giao quyền
Chú ý: kể cả việc đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật cũng được coi
là 1 hoạt động xây dựng PL
==> có rất nhiều cơ quan được tham gia vào hoạt động xây dựng PL:
các cơ quan Đảng, cơ quan NN, tổ chức chính trị xã hội, đến doanh
nghiệp và đông đảo tầng lớp nhân dân
– Tất cả các chủ thể của hoạt động xây dựng PL đều phải tuân thủ
Hiến pháp là Luật ban hành VBPL 2015
– Mỗi chủ thể có thẩm quyền ban hành 1 số loại văn bản PL:
+ Quốc hội: Hiến pháp, Luật
+ UBTV Quốc hội: Pháp lệnh, Nghị quyết
+ Chủ tịch nước: Lệnh (lệnh công bố luật, lệnh tổng động viên),
Quyết định (thi đua khen thưởng, phong cấp phong hàm, cử đại sứ đi nước ngoài)
+ Chính phủ: Nghị định (có “đầu” và không “đầu”)
+ Thủ tướng Chính phủ: Quyết định
+ Bộ và cơ quan ngang bộ: Thông tư + HĐND: Nghị quyết + UBND: Quyết định
XHH xây dựng PL đối với các lĩnh vực PL cụ thể: HP, HS, DS, HC, KT….
7. Tổ chức nghiên cứu, điều tra, khảo sát và các phương pháp xã hội học
pháp luật về xây dựng pháp luật.
a. Trình bày về quá trình tổ chức, ĐTXHH về XDPL
- KN TC nghiên cứu XHH XDPL là gì
- Nêu mục đích, ycau của nc XHH XDPL
- Trình bày các gdoan nc, gắn với XDPL
Gd1: Cbi chương trình nc Gd2: Qsat (đtra) xhh
Gd3: Xử lý, tổng kết dữ liệu, công bố kết quả
b. Các pp NCXHH của XDPL - Các pp chung: Phân tích- Tổng hợp So sánh - Các pp chuyên biệt 5 pp
– Đánh giá tính hiệu quả của VBPL trong thực tiễn bằng các phương
pháp thu thập thông tin xã hội học, như:
+ phân tích tài liệu: các báo cáo, thống kê, các bài báo khoa học, các đề tài nghiên cứu, …
+ phương pháp quan sát: quan sát hành vi PL của các chủ thể PL
+ phương pháp an-kết: thu thập ý kiến, nhận xét, đánh giá về VBPL
Khi phân tích các pp, phải gắn nó với XDPL
8. Xã hội học thực hiện pháp luật: khái niệm, đối tượng nghiên cứu, các hợp phần cơ bản
- KN XHH thực hiện PL: là 1 quá trình hoạt động PL có mục đích nhằm đưa
các quy phạm PL đi vào thực tiễn đời sống xã hội, trở thành các hành vi PL
thực tế hợp pháp của các chủ thể PL. - ĐTNC:
Bản chất, đặc thù xh của THPL Cơ chế xh của THPL
Pp nghiên cứu XHH thực hiện PL
Các yếu tố XH tác động đến THPL
Các đk đảm bảo cơ sở XHH của THPL
Tác động, hiệu quả xh của THPL
- Các hợp phần XHH thực hiện PL:
Tiêu chí cơ cấu các vấn đề:
+ XHH các nội dung cơ bản của THPL
+ XHH các khía cạnh cụ thể của THPL
Theo tiêu chí chủ thể
+ XHH thực hiện PL của chủ thể có thẩm quyền
+ …. của các chủ thể khác
+ ….. của thanh thiếu niên
+ ….. của cán bộ tư pháp, hành chính…
Theo tiêu chí hình thức của xhh THPL + XHH áp dụng pl
+ XHH các hình thức THPL khác
Theo tiêu chí XHH các lĩnh vực thực hiện PL
* XHH thực hiện PL kinh tế
Nhìn chung, nếu nền kinh tế – xã hội phát triển năng động, bền
vững sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện PL, tác
động tích cực tới việc nâng cao hiểu biết PL, ý thức PL của các
tầng lớp xã hội. Ngược lại, nếu nền kinh tế – xã hội chậm phát
triển, kém năng động có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc PL.
– Yếu tố kinh tế là nền tảng của sự nhận thức, hiểu biết PL và thực
hiện PL ==> có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện PL của
các chủ thể PL (“có thực mới vực được đạo”) (hoặc theo triết học
duy vật “vật chất quyết định ý thức”)
+ khi kinh tế – xã hội phát triển, đời sống vật chất của nhân dân
được đảm bảo thì nhân dân sẽ tin tưởng vào đường lối kinh tế,
chính sách PL ==> hoạt động thực hiện PL sẽ rất thuận lợi
+ khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất được cải thiện ==> có
điều kiện mua sắm các phương tiện nghe, nhìn ==> các chương
trình phổ biến, giáo dục PL dễ dàng đến được với người dân ==>
trình độ hiểu hiểu PL sẽ ngày càng được nâng cao ==> hoạt động
thực hiện PL sẽ trở thành nhu cầu tự giác, thường trực trong suy
nghĩ và hành động của nhân dân.
Ngược lại, đời sống vật chất không đảm bảo, thất nghiệp nhiều thì
sẽ là môi trường thuận lợi cho cái xấu phát sinh, cho các hành vi vi
phạm PL ==> ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thực hiện PL
+ cơ chế kinh tế hiện nay là cơ chế thị trường định hướng XHCN:
Mặt tích cực là tạo ra tư duy năng động, sáng tạo, coi trọng hiệu
quả ==> tác động tích cực tới ý thức PL và hành vi thực hiện PL của các chủ thể
Mặt tiêu cực là tâm lý sùng bái vật chất, sùng bái đồng tiền, bất
chấp các giá trị đạo đức, giá trị PL ==> là nguyên nhân phát sinh
các hành vi trái PL như tham nhũng, rửa tiền, buôn lậu, trộm cướp, …
+ việc thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo các nguyên tắc công
bằng xã hội (như chính sách an sinh xã hội, chính sách thuế, chính
sách phúc lợi dành cho người có công, người thu nhập thấp, người
dân tộc thiểu số) là điều kiện cần thiết cho sự ổn định xã hội, củng
cố ý thức của con người về các lợi ích chung ==> qua đó tăng
cường pháp chế, việc thực hiện PL sẽ trở thành tự giác và chủ động hơn
* XHH thực hiện PL chính trị, văn hóa, xh, tài nguyên MT…
Yếu tố chính trị
– Yếu tố chính trị là toàn bộ các yếu tố tạo nên đời sống chính
trị của xã hội, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả của hoạt
động thực hiện PL, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan NN có
thẩm quyền áp dụng PL (nói chung là các cơ quan công quyền)
+ môi trường chính trị – xã hội ổn định là điều kiện vô cùng
thuận lợi cho hoạt động thực hiện PL, vì nó củng cố ý thức và
niềm tin chính trị của cán bộ, đảng viên và quần chúng với sự
lãnh đạo của Đảng, mà Đảng chủ trương xây dựng NN pháp quyền
+ cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng có ảnh
hưởng rất quan trọng tới hoạt động thực hiện PL, vì ở nước ta,
sự vận hành của hệ thống PL luôn được đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Đảng ta nhận thức sâu sắc rằng muốn xây dựng
thành công NN pháp quyền thì vấn đề thực hiện PL một cách
nhất quán, nghiêm minh từ phía cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân phải luôn đặt lên vị trí hàng đầu
+ ý thức chính trị trong hoạt động thực hiện PL thể hiện ở việc
các chủ thể có chức năng áp dụng PL (tức là các cơ quan công
quyền) luôn quán triệt, thấm nhuần nhiệm vụ chính trị của
mình, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát quá trình thực
hiện, áp dụng PL, giữ nghiêm kỷ cương, phép nước ==> điều
đó giúp hoạt động thực hiện PL có hiệu quả, đồng thời khơi dậy
ý thức trách nhiệm của các chủ thể khác trong thực hiện PL
+ tính chất, mức độ của nền dân chủ xã hội:
Nếu xã hội có nền dân chủ rộng rãi, thông tin đa dạng, phong
phú, nhiều chiều, thì các tầng lớp nhân dân có thể thẳng thắn,
công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình đối với các vấn đề
PL, sẵn sàng dùng các quyền chủ thể của mình trong thực hiện
PL ==> việc thực hiện PL sẽ được thực hiện một cách tự giác, chủ động
Nếu xã hội thiếu dân chủ, thông tin bị bưng bít, công dân không
dám nói thật suy nghĩ của mình thì việc thực hiện PL sẽ chỉ là
sự miễn cưỡng, đối phó, không hiệu quả
Yếu tố văn hóa – lối sống
– Các yếu tố văn hóa, lối sống luôn gắn liền với 1 môi trường
văn hóa – xã hội nhất định, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc
thực hiện PL qua các khía cạnh sau:
+ các phong tục, tập quán trong cộng đồng xã hội có ảnh hưởng
nhất định tới hoạt động thực hiện PL của các tầng lớp nhân dân,
thể hiện rõ nét ở khu vực nông thôn: bên cạnh những phong tục
tập quán tích cực như tôn sư trọng đạo, kính trọng người già, …
thì cũng có những phong tục tập quán lạc hậu như hội hè, gỗ
chạp, cưới hỏi, may chay … tốn kém, lãng phí, những thói hư
tật xấu ghanh ghét người thành đạt, tư duy “cục bộ” (như “trai
làng ta quyết giữ gái làng ta”), mê cơ bạc, rượu chè, mê tín dị
đoan, trọng nam khinh nữ, bạo lực gia đình … Những phong
tục, tập quán tiêu cực gây ra khó khăn cho việc thực hiện PL,
đồng thời là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến những hành vi trái PL
+ lối sống đô thị và lối sống nông thôn có ảnh hưởng khác nhau
đến hoạt động thực hiện PL:
Lối sống đô thị có đặc trưng là tích cực, chủ động cao. Tác
động tích cực là sự tiếp thu PL diễn ra dễ dàng và nhanh chóng,
việc hình thành ý thức PL và thực hiện PL khá thuận lợi. Tác
động tiêu cực là rất phức tạp về tình hình tội phạm, tệ nạn xã
hội ==> gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội và hoạt động thực thi PL
Lối sống nông thôn có tính cộng đồng rất cao và chặt chẽ. Điểm
tích cực là nhờ sự gắn bó của làng xã mà việc tuyên truyền, phổ
biến PL khá thuận lợi. Tuy nhiên điểm tiêu cực lại chính là do
tính cộng động bị “biến tướng” quá mức, trở thành “chủ nghĩa
tập thể”, làm mất đi trách nhiệm của cá nhân, hiện nay đang là
điểm gây khó khăn lớn cho việc thực hiện PL (với tâm lý “hòa
cả làng”, “trách nhiệm thuộc về tập thể”, “đúng quy trình”)
+ quan hệ dòng họ, thân tộc: tính tích cực là với niềm tự hào về
truyền thống của dòng họ sẽ là nhân tố tích cực thúc đẩy việc
thực hiện PL một cách tự giác, nhiệt tình, hiệu quả. Điểm tiêu
cực là quan hệ thân tộc dễ nảy sinh tính cục bộ, hẹp hòi, ganh
đua, ganh ghét nhau giữa các dòng họ, là 1 trong những nguyên
nhân gây mất đoàn kết, gây bất ổn trong xã hội, và do đó gây
cản trở cho việc thực hiện PL
+ các phương tiện thông tin đại chúng: như báo chí, truyền
hình, báo điện tử, mạng xã hội là công cụ để tuyên truyền, phổ
biến PL, nêu lên những tấm gương “người tốt việc tốt”, các vụ
vi phạm PL bị xử lý nghiêm khắc, … có tác động đến suy nghĩ,
nhận thức và hành vi của mỗi người, khiến cho họ thực hiện PL tốt hơn
+ dư luận xã hội: có sự tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực
hiện PL. Trong thực tế có những cá nhân coi thường sự trừng
phạt của PL, nhưng lại vô cùng sợ hãi trước sự lên án, tẩy chay
của dư luận xã hội. Vì vậy dư luận xã hội khiến cho mỗi người
luôn phải xem xét, suy nghĩ trước khi thực hiện hành vi PL, và
nhờ đó ý thức tôn trọng PL, tuân thủ PL của mỗi chủ thể được nâng cao.
Yếu tố pháp luật
– Bản thân PL được sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội,
là cơ sở để các chủ thể thực hiện PL. Tuy nhiên chính các mặt,
các khía cạnh của PL cũng ảnh hưởng nhất định tới hoạt động thực hiện PL:
+ văn hóa PL: là hệ thống các giá trị, chuẩn mực PL được kết
tinh từ tri thức PL, tình cảm, niềm tin đối với PL và hành vi PL.
Văn hóa PL được biểu hiện trực tiếp thông qua hành vi PL. Văn
hóa PL là cơ sở, nền tảng, là “khuôn mẫu tư duy”, là “chuẩn
mực hành vi” của hoạt động thực hiện PL
+ các yếu tố truyền thống: nét đặc trưng trong các cộng đồng
dân cư nước ta, nhất là ở khu vực nông thôn và miền núi, là tính
tự quản, thể hiện qua “lệ làng”, “hương ước”. Trong “lệ làng”,
dù có nhiều hủ tục, nhiều quan niệm lạc hậu, không phù hợp
với hiện tại, nhưng cũng có nhiều quy định có giá trị rất tích
cực. Vì vậy việc xây dựng và thực hiện PL cần có sự hài hòa
giữa lệ làng và pháp luật, đảm bảo dân chủ tại cơ sở, nhằm
giảm thiểu những tiêu cực, thúc đẩy những mặt tích cực của các
yếu tố truyền thống, qua đó tạo sự thuận lợi cho hoạt động thực hiện PL.
+ sự tồn tại dai dẳng của PL do chế độ cũ để lại: chế độ cũ ở
nước ta là chế độ phong kiến và chế độ thực dân. Mặc dù đã
sống trong chế độ XHCN khá lâu nhưng một bộ phận người
dân vẫn quan niệm PL là để bảo vệ lợi ích cho “quan chức”, PL
chỉ để trừng phạt dân chúng ==> dẫn đến tâm lý sợ hãi PL ==>
dẫn đến khó thực hiện PL một cách đúng đắn
+ tình trạng thờ ơ với PL hoặc coi thường PL ở một bộ phận
nhân dân có tác động tiêu cực tới việc thực hiện PL ở những người khác:
VD một bộ phận không nhỏ cán bộ, lãnh đạo có sự dung túng,
bao che lẫn nhau, hoặc bao che cho người thân vi phạm PL;
hoặc trù dập những người tố cáo tội phạm,… dẫn đến tâm lý
“người ngay sợ kẻ gian”, phát sinh tâm lý nghi ngờ hiệu quả của việc thực hiện PL.
+ ý thức, niềm tin đối với PL của con người có ảnh hưởng rất
quan trọng tới việc thực hiện PL: nếu tin tưởng vào PL công
bằng, nghiêm minh thì sẽ tự giác thực hiện PL, ngược lại sẽ thờ
ơ, chống đối việc thực hiện PL. VD việc xử án gây oan sai hiện
nay, việc các vụ án xử không đúng người đúng tội, việc các bản
án, quyết định thiếu khách quan, không thấu tính đạt lý hiện
nay đang làm xói mòn niềm tin của người dân vào PL, dẫn tới
hiệu quả của việc thực hiện PL bị giảm sút (câu nói “quan xử
theo lễ, dân xử theo luật”)
+ sự hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện
PL: khi các chủ thể có hành vi vi phạm PL hoặc không thể tự
mình giải quyết được các tranh chấp phát sinh trong quan hệ xã
hội, thì rất cần thiết có sự vào cuộc, sự can thiệp kịp thời của cơ
quan chức năng để đảm bảo PL được tôn trọng và thực hiện.
VD một vụ án xảy ra thì cơ quan điều tra phải nhanh chóng
“phá án”, đưa kẻ thủ ác ra trừng trị.
VD khi có tranh chấp giữa các chủ thể dân sự, đưa lên tòa án,
các chủ thể đều mong muốn cơ quan xét xử đưa ra quyết định
công bằng, thấu tình đạt lý để các bên tuân theo.
9. Xã hội học văn hóa pháp luật: khái niệm, tổ chức nghiên cứu, điều tra,
khảo sát và các phương pháp áp dụng, liên hệ thực tiễn
- KN các hợp phần của VHPL
- KN xã hội học VHPL: Văn hóa pháp luật là những giá trị do con người sáng
tạo ra trong lĩnh vực pháp luật, bao gồm: ý thức pháp luật, hệ thống pháp
luật và hành vi thực hiện, áp dụng pháp luật. Văn hóa pháp luật thể hiện ở ý
thức pháp luật cao, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, tiến bộ, hành vi thực hiện
pháp luật và áp dụng pháp luật hợp pháp.
- KN tổ chức nc, ksat, đtra xhh về VHPL
- Mục đích, ycau của hđ nc xhh VHPL
- Các gđoan của tổ chức nc xhh VHPL - Pp nc/ áp dụng
Pp chung: ptich- tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa khoa học, vban
học, lịch sử, thống kê…
Pp chuyên ngành: ptich tài liệu, phỏng vấn, quan sát, anket, thực nghiệm…
Găn liền với vd thực tiễn
10.Xã hội học giáo dục pháp luật: khái niệm, các yếu tố tác động và các
điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật - Khái lược về GDPL
- Khái niệm xã hội học GDPL
- Các yếu tố tác động GDPL
- Khái niệm các yếu tố tác động GDPL
Các yếu tố tổ chung: kinh tế, ch chính trị, pháp luật, lịch sử, truyền
thống văn hóa, ý thức pháp luật, bối cảnh quốc tế, thực tiễn xã hội.
Các yếu tố cụ thể, trực tiếp: chủ thế, đối tượng, ND, HT, phương
pháp, mức độ, tính chất giám sát, thời gian, mục tiêu, kinh phí...
Cân phân tích sự tác động của từng yếu tố: tại sao, thế nào, mint họa thực tiễn
- Các điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả GDPL
Khái niệm điều kiện đảm bảo GDPL
Điều kiện về mặt tổ chức
Điều kiện về năng lực, trách nhiệm của chủ thể
Điều kiện về tính chính đáng của mục tiêu GDPL
Điều kiện về tính tích cực, năng lực hành vi của đối tượng GDPL
11.Xã hội học vi phạm pháp luật: đối tượng nghiên cứu, các hợp phần cơ
bản của xã hội học vi phạm pháp luật.
- Khái quát về VPPL (rất ngắn gọn)
- Khái niệm xã hội học VPPL
- Đối tượng nghiên cứu
Bản chất xã hội của VPPL
Cơ chế xã hội của VPPL
PP nghiên cứu, khảo sát điều tra XHH vi pham PL
Các điều kiện đảm bảo cơ sở XHH của VPPL
Các yếu tố tác động đến VPPL
Tác động xã hội của VPPL
- Các hợp phần cơ bản của xã hội học vi phạm pháp luật
Xã hội học các vấn đề chung của VPPL (KN, hoạt động NC, cơ chế, ...)
Xã hội học VPPL của các nhóm chủ thể khác nhau (thanh thiếu niên,
người cao tuổi, phụ nữ, các nhóm xã hội, công chức, thẩm phán...)
XHH các lĩnh vực VPPL chuyên ngành (HP, HC, DS, HS...)
Nhớ: Bắt buộc, cố gắng phải liên hệ thực tiễn khi phân tích, để làm minh
chứng cho các nhận định, lông vào từng nội dung
- PP nghiên cứu XHH VPPL
Pp nghiên cứu tài liệu Pp quan sát Pp phỏng vấn Pp anket Pp thực nghiệm
12.Tổ chức hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát và các phương pháp
xã hội học pháp luật vi phạm pháp luật.
- Tổ chức hđ nc, đtra xhh vppl Khái niệm, mđich, ycau
Ptich 5 gđ gắn với vppl, có đề tài cụ thể đã đc lựa chọn trong gđ1 - Các pp (đtra) xhh vppl:
Ptich 5 pp: kn, đặc điểm, ưu, nhược điểm
Liên hệ với thực tiễn qua từng pp
13.Các yếu tố tác động đến vi phạm pháp luật và các biện pháp phòng
ngừa vi phạm pháp luật
- KN vppl và xã hội học vppl - Các yto tác động KN
Mdich xdinh các yto tác động Các yto chung/ cơ bản
Các yto cụ thể/ trực tiếp
- Các biện pháp phòng ngừa vppl: Hoàn thiện pl Xử lý nghiêm các vppl
Tăng cường gduc, nâng cao ytpl
Tạo cơ chế tgia của ndan pcvppl
Tăng cường giám sát, kiểm soát quyền lực nn
Hợp tác quốc tế trong phòng chống và xử lý vppl
14.Khái niệm, các bộ phận cấu thành của xã hội học pháp luật về thi hành
pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước
- Khái quát về cơ quan hành chính và thi hành pháp luật của cơ quan hành chính
- Khái niệm xã hội học thì hành PL của cơ quan hành chính
- Các bộ phận cấu thành:
Bản chất XH, cơ chế xã hội hoạt động của CQHC
XHH các yếu tố tác động
XHH các điều kiện đảm bảo
XHH hiệu quả xã hội của thi hành PL của cq HC
XHH các công chức hành chính
XHH hoạt động công vụ
XHH hoạt động áp dụng PL của cq HC....
15.Các yếu tố tác động, các điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả thi
hành pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước - Khái quát về CQHC - Các yto tác động + Yếu tố chung: Thể chế chính trị Kinh tế Pháp luật Bối cảnh quốc tế Văn hóa, truyền thông
Sự phát triển của khoa học công nghệ Nhân khẩu, dân số Dư luận xã hội
+ Các yto cụ thể, trực tiếp:
Mục tiêu, tính chất của nền hc, tp
Cơ cấu tổ chức, cách thức hđ của các cơ quan hc,tp
Chất lượng hệ thống cc thực thi công vụ
Yếu tố tổ chức triển khai cv cụ thể
Yếu tố thông tin, truyền thông Dư luận xh
Yếu tố xử lý vi phạm Kinh phí, tgian
- Các điều kiện đảm bảo
Hệ thống pluat chất lượng, hiệu quả, hiệu lực Trách nhiệm công vụ Pháp chế
Kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn, kinh nghiệm
Cơ sở vật chất kỹ thuật
16.Khái niệm, các bộ phận cấu thành của xã hội học pháp luật về hoạt
động áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp.
- Khái quát về cơ quan tư pháp và thi hành pháp luật của cơ quan tư pháp
- Khái niệm xã hội học thi hành PL của cơ quan tư pháp
- Các bộ phận cấu thành:
Bản chất XH, cơ chế xã hội hoạt động của cq TP
XHH các yếu tố tác động
XHH các điều kiện đảm bảo
XHH hiệu quả xã hội của thi hành PL của cq TP
XHH các công chức tư pháp thẩm phán
XHH hoạt động xét xử
XHH các hoạt động bỏ trợ tư pháp XHH cải cách tư pháp
XHH các lĩnh vực xét xử: HP, HC, DS, HS,...
XHH hoạt động áp dụng PL của cq TP...
17.Các yếu tố tác động và các điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt
động áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp.
- Khái niệm, đặc điểm, các loại cơ quan tư pháp (nhấn nhiều nhất đến tòa án)
- Các yếu tố tác động đến hơ của CQTP + Khái niệm + Các yếu tố chung + Các yếu tố cụ thể
Đều phải phân tích, liên hệ thực tiễn từng yếu tố
- Các điều kiện đảm bảo
+ Mức độ hoàn thiện, hiệu lực, hiệu quả của HTPL Pháp chế
+ Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, sự liêm chính của thẩm phán
+ Sự độc lập của tư pháp
+ Chất lượng, hiệu quả của công tác bổ trợ tư pháp + Pháp chế