Tài liệu: Thực trạng nạn đói năm 1945 môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Tài liệu: Thực trạng nạn đói năm 1945 môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

Nạn đói năm 1945
Năm 1945, một thảm họa khủng khiếp đã xảy ra với dân tộc ta: Hơn hai triệu
đồng bào chết đói.
1. Hoàn cảnh :
- Hơn hai triệu đồng bào bị chết đói vì sự cai trị và bóc lột của chủ nghĩa
thực dân, phát-xít. , Nạn đói diễn ra ở 32 tỉnh miền bắc và Bắc Trung Bộ
từ Quảng Trị trở ra, trọng điểm là các tỉnh đồng bằng, nơi dân số tập trung
đông, như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa. Cái đói đã không
buông tha ai, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất là người nghèo,
người lao động, làm thuê… Sau này, khi nạn đói lan rộng, có những gia
đình, dù còn nhiều tài sản trong nhà nhưng bán không ai mua, rồi cũng bị
chết đói.
- Số liệu thống kê cũng cho biết
+ “ , . Riêng tỉnh Thái Bình cả tỉnh chết đói mất 280.000 người
+ Chỉ tính số người chết đói ở Thái Bình cùng với Nam Định hơn
210.000 người, Ninh Bình 38.000, Hà Nam 50.000 thì số người chết đói
đã lên đến hơn 580.000.
Như vậy, con số hai triệu người Việt Nam chết đói trong 32 tỉnh cũ tính từ
Quảng Trị trở ra và hai thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng là gần với sự thực”
(Văn Tạo - Nạn đói ở Việt Nam năm 1945 - nguyên nhân và hậu quả, in
trong cuốn sách Nỗi đau lịch sử: Nạn đói 1945, báo Tuổi trẻ và NXB Trẻ,
TP Hồ Chí Minh năm 2007, tr.61).
- Đỉnh điểm của nạn đói là tháng 3-1945, từ lúc phải ăn rau dại, củ
chuối, vỏ cây, bán dần tài sản trong gia đình để mua lương thực cầm
hơi đến lúc không còn gì để bán và không thể mua, rất nhiều người
đã ngồi chờ chết. Dân chúng bỏ làng lũ lượt kéo nhau đi mà không biết
đi đâu, kiếm được gì, xin được gì ăn nấy. Vì đông người xin quá nên
cũng không có nhiều người có để cho và thế là cứ lả dần đi và chết.
- Nhiều gia đình chết cả nhà, gia đình tứ tán đi các nơi kiếm ăn và sau này
cũng chết gần hết, có dòng họ chỉ còn một vài người sống sót.
- Cuốn Lịch sử tỉnh Hà Nam Ninh xuất bản năm 1988 cho biết, phủ Nghĩa
Hưng (Nam Định) mỗi ngày chết 400 người; huyện Kim Sơn (Ninh
Bình) cả vụ đói có 22.908 người chết trong 6.161 hộ thì có 1.571 hộ ;
chết không còn người nào. Khi người đói kéo về các thành phố lớn, lúc
đầu chết còn được bó chiếu đem chôn, sau vì nhiều người chết quá nhà
chức trách đành phải chất xác lên xe bò, hất chung xuống hố. Nhân
chứng kể lại rằng, có người còn thoi thóp nhưng vẫn bị vứt lên xe đưa đi
chôn, vì “trước sau gì cũng chết”.
- Tài liệu của Viện Sử học cũng cho biết, nhiều nhân chứng sống sót kể lại
gặp rất nhiều cảnh thương tâm khi người mẹ đã chết đói nhưng con nhỏ
vẫn cố sờ tìm núm vú đã teo đét và cứng đờ, lạnh ngắt của người mẹ để
ngậm. Có đứa trẻ còn thoi thóp đã bị vứt lên xe bò chở xác cùng với người
mẹ đã chết để đem hắt ra bãi tha ma…
2. Nguyên nhân:
2.1. Trực tiếp/gián tiếp
a) Trực tiếp:
- Nguyên nhân trực tiếp là những hậu quả của chiến tranh tại Đông
Dương. Các cường quốc đang chiếm đóng Việt Nam như Pháp,
Nhật Bản vì mục đích phục vụ chiến tranh nên đã lạm dụng và khai
thác quá sức vào nền nông nghiệp vốn đã lạc hậu, đói kém và từ đó
gây ra nhiều tai họa làm ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt kinh tế của
người Việt.
Trong khi phát xít Nhật thu gom gạo để chở về nước thì thực dân
Pháp lại dự trữ lương thực để phòng khi quân Đồng minh chưa tới
thì phải đánh bại phát xít Nhật hoặc dùng cho công cuộc tái xâm
lược Việt Nam sau này. Những biến động quân sự và chính trị dồn
dập xảy ra đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực ở miền
Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói.
b) Gián tiếp:
- Nguyên nhân gián tiếp là những biện pháp quân sự hóa kinh tế nhằm
phục vụ nhu cầu chiến tranh của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam,
do tại nước Pháp khi đó đang có chiến tranh và cũng đang bị xâm
chiếm. Sau đó Nhật Bản dùng vũ lực loại bỏ Pháp chiếm đóng Việt
Nam rồi thực hiện các biện pháp khác khốc liệt hơn nhằm mục đích
khai thác phục vụ chiến tranh (bắt nông dân nhổ lúa trồng đay để giải
quyết nạn khan hiếm vải, buộc người dân bán lúa gạo với giá rẻ mạt
để chuyển về Nhật).
- Quân Nhật cấm vận chuyển lúa từ miền Nam ra Bắc, cũng cấm luôn
việc mở kho gạo cứu đói (do gạo trong kho phải được ưu tiên cho lính
Nhật). Máy bay của quân Đồng Minh đã cho phá hủy các trục đường
sắt từ Huế trở ra Nam, phong tỏa cả đường biển khiến việc vận
chuyển lương thực từ miền Nam ra miền Bắc không thực hiện được.
- Nguyên nhân tự nhiên, thời tiết là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sản xuất lương thực tại miền Bắc. Thiên tai, lũ lụt, sâu bệnh gây
mất mùa tại miền Bắc. Bệnh dịch tả lây lan nhanh và rộng khắp trong
mùa lũ cũng góp phần làm tăng thêm nạn đói.
- Tình trạng địa chủ chiếm hữu phần lớn ruộng đất khiến phần lớn
nông dân không có hoặc chỉ có rất ít đất canh tác, nên không có khả
năng sản xuất đủ lương thực nuôi sống gia đình. Nếu cả làng bị mất
mùa, không vay mượn được họ hàng thì cả toàn bộ nông dân nghèo
trong làng sẽ lâm vào cảnh chết đói.
2.2. Chính sách của Pháp
Sau vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1930, Pháp quay lại với chính sách
bảo hộ mậu dịch và độc quyền khai thác Đông Dương theo đường lối thực
dân. Toàn thể dân Đông Dương phải ra sức nâng cao giá trị kinh tế của khu vực,
nhưng chỉ có người Pháp, một thiểu số rất ít người Việt và người Hoa gần gũi với
Pháp hay một số dân chúng thành thị được hưởng lợi. Hậu quả là trước Đại chiến
thế giới lần thứ hai, Việt Nam vẫn chỉ là một quốc gia lạc hậu và nghèo đói nhất so
với nhiều quốc gia châu Á khác. Hệ thống thuế nửa thực dân nửa phong kiến khiến
cho các hộ nông dân phải bán gần hết lương thực có được để nộp thuế khiến đa số
nông dân không còn lương thực dự trữ.
| 1/3

Preview text:

Nạn đói năm 1945
Năm 1945, một thảm họa khủng khiếp đã xảy ra với dân tộc ta: Hơn hai triệu đồng bào chết đói. 1. Hoàn cảnh :
- Hơn hai triệu đồng bào bị chết đói vì sự cai trị và bóc lột của chủ nghĩa
thực dân, phát-xít. Nạn đói diễn ra ở 32 tỉnh miền bắc và Bắc Trung Bộ,
từ Quảng Trị trở ra, trọng điểm là các tỉnh đồng bằng, nơi dân số tập trung
đông, như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa. Cái đói đã không
buông tha ai, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất là người nghèo,
người lao động, làm thuê… Sau này, khi nạn đói lan rộng, có những gia
đình, dù còn nhiều tài sản trong nhà nhưng bán không ai mua, rồi cũng bị chết đói.
- Số liệu thống kê cũng cho biết
+ “Riêng tỉnh Thái Bình, cả tỉnh chết đói mất 280.000 người.
+ Chỉ tính số người chết đói ở Thái Bình cùng với Nam Định hơn
210.000 người, Ninh Bình 38.000, Hà Nam 50.000 thì số người chết đói
đã lên đến hơn 580.000.

Như vậy, con số hai triệu người Việt Nam chết đói trong 32 tỉnh cũ tính từ
Quảng Trị trở ra và hai thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng là gần với sự thực”
(Văn Tạo - Nạn đói ở Việt Nam năm 1945 - nguyên nhân và hậu quả, in
trong cuốn sách Nỗi đau lịch sử: Nạn đói 1945, báo Tuổi trẻ và NXB Trẻ,
TP Hồ Chí Minh năm 2007, tr.61).
- Đỉnh điểm của nạn đói là tháng 3-1945, từ lúc phải ăn rau dại, củ
chuối, vỏ cây, bán dần tài sản trong gia đình để mua lương thực cầm
hơi đến lúc không còn gì để bán và không thể mua, rất nhiều người
đã ngồi chờ chết.
Dân chúng bỏ làng lũ lượt kéo nhau đi mà không biết
đi đâu, kiếm được gì, xin được gì ăn nấy. Vì đông người xin quá nên
cũng không có nhiều người có để cho và thế là cứ lả dần đi và chết.
- Nhiều gia đình chết cả nhà, gia đình tứ tán đi các nơi kiếm ăn và sau này
cũng chết gần hết, có dòng họ chỉ còn một vài người sống sót.
- Cuốn Lịch sử tỉnh Hà Nam Ninh xuất bản năm 1988 cho biết, phủ Nghĩa
Hưng (Nam Định) mỗi ngày chết 400 người; huyện Kim Sơn (Ninh
Bình) cả vụ đói có 22.908 người chết
; trong 6.161 hộ thì có 1.571 hộ
chết không còn người nào.
Khi người đói kéo về các thành phố lớn, lúc
đầu chết còn được bó chiếu đem chôn, sau vì nhiều người chết quá nhà
chức trách đành phải chất xác lên xe bò, hất chung xuống hố. Nhân
chứng kể lại rằng, có người còn thoi thóp nhưng vẫn bị vứt lên xe đưa đi
chôn, vì “trước sau gì cũng chết”.
- Tài liệu của Viện Sử học cũng cho biết, nhiều nhân chứng sống sót kể lại
gặp rất nhiều cảnh thương tâm khi người mẹ đã chết đói nhưng con nhỏ
vẫn cố sờ tìm núm vú đã teo đét và cứng đờ, lạnh ngắt của người mẹ để
ngậm. Có đứa trẻ còn thoi thóp đã bị vứt lên xe bò chở xác cùng với người
mẹ đã chết để đem hắt ra bãi tha ma…
2. Nguyên nhân:
2.1. Trực tiếp/gián tiếp a) Trực tiếp:
- Nguyên nhân trực tiếp là những hậu quả của chiến tranh tại Đông
Dương. Các cường quốc đang chiếm đóng Việt Nam như Pháp,
Nhật Bản vì mục đích phục vụ chiến tranh nên đã lạm dụng và khai
thác quá sức vào nền nông nghiệp vốn đã lạc hậu, đói kém và từ đó
gây ra nhiều tai họa làm ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt kinh tế của người Việt.
Trong khi phát xít Nhật thu gom gạo để chở về nước thì thực dân
Pháp lại dự trữ lương thực để phòng khi quân Đồng minh chưa tới
thì phải đánh bại phát xít Nhật hoặc dùng cho công cuộc tái xâm
lược Việt Nam sau này. Những biến động quân sự và chính trị dồn
dập xảy ra đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực ở miền
Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói. b) Gián tiếp:
- Nguyên nhân gián tiếp là những biện pháp quân sự hóa kinh tế nhằm
phục vụ nhu cầu chiến tranh của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam,
do tại nước Pháp khi đó đang có chiến tranh và cũng đang bị xâm
chiếm. Sau đó Nhật Bản dùng vũ lực loại bỏ Pháp chiếm đóng Việt
Nam rồi thực hiện các biện pháp khác khốc liệt hơn nhằm mục đích
khai thác phục vụ chiến tranh (bắt nông dân nhổ lúa trồng đay để giải
quyết nạn khan hiếm vải, buộc người dân bán lúa gạo với giá rẻ mạt để chuyển về Nhật).
- Quân Nhật cấm vận chuyển lúa từ miền Nam ra Bắc, cũng cấm luôn
việc mở kho gạo cứu đói (do gạo trong kho phải được ưu tiên cho lính
Nhật). Máy bay của quân Đồng Minh đã cho phá hủy các trục đường
sắt từ Huế trở ra Nam, phong tỏa cả đường biển khiến việc vận
chuyển lương thực từ miền Nam ra miền Bắc không thực hiện được.
- Nguyên nhân tự nhiên, thời tiết là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sản xuất lương thực tại miền Bắc. Thiên tai, lũ lụt, sâu bệnh gây
mất mùa tại miền Bắc. Bệnh dịch tả lây lan nhanh và rộng khắp trong
mùa lũ cũng góp phần làm tăng thêm nạn đói.
- Tình trạng địa chủ chiếm hữu phần lớn ruộng đất khiến phần lớn
nông dân không có hoặc chỉ có rất ít đất canh tác, nên không có khả
năng sản xuất đủ lương thực nuôi sống gia đình. Nếu cả làng bị mất
mùa, không vay mượn được họ hàng thì cả toàn bộ nông dân nghèo
trong làng sẽ lâm vào cảnh chết đói.
2.2. Chính sách của Pháp
Sau vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1930, Pháp quay lại với chính sách
bảo hộ mậu dịch và độc quyền khai thác Đông Dương theo đường lối thực
dân.
Toàn thể dân Đông Dương phải ra sức nâng cao giá trị kinh tế của khu vực,
nhưng chỉ có người Pháp, một thiểu số rất ít người Việt và người Hoa gần gũi với
Pháp hay một số dân chúng thành thị được hưởng lợi. Hậu quả là trước Đại chiến
thế giới lần thứ hai, Việt Nam vẫn chỉ là một quốc gia lạc hậu và nghèo đói nhất so
với nhiều quốc gia châu Á khác. Hệ thống thuế nửa thực dân nửa phong kiến khiến
cho các hộ nông dân phải bán gần hết lương thực có được để nộp thuế khiến đa số
nông dân không còn lương thực dự trữ.