Tài liệu tìm hiểu về văn hóa Trung hoa cổ, trung đại - Triết học Trung hoa | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Thời gian có sự biến động rõ nhất về tôn giáo nói chung cũng như những ý tưởng của những nhà Triết học lớn nói chung . Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Triếết h c T ọ rung Hoa c , trung đ ổ i ạ
1/Hoàn cảnh ra đời của triết học Trung Hoa cổ, trung đại:
Sự hình thành các quốc gia chiếm hữu nô lệ Trung Hoa.
+ Quá trình chuyển hóa của XH công xã nguyên thủy dẫn đến sự hình thành các quốc gia chiếm
hữu nô lệ Trung Hoa kéo dài khỏang vài ba ngàn năm trước công nguyên. Thời kỳ này có ba sự
kiện quan trọng dẫn đến sự ra đời của XH chiếm hữu nô lệ.
–Toại nhân phát minh ra lửa để nấu chín thức ăn và rèn ra công cụ sản xuất.
–Phục Hy phát minh ra lưới để săn thú, bắt cá vàthuần dưỡng gia súc.–Thần Nông phát minh ra
cách trồng lúa nước vàlàm ra lưỡi cày đặt nền móng cho sự ra đời của nghề nông.Những
phát hiện nói trên làm cho LLSX phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự ra của chếđộ chiếm hữu
tư nhân về TLSX, phân hóa xã hội thành những giai cấp dẫn đến sự ra đời của
chếđộchiếm hữu nô lệ Trung Hoa.
XH chiếm hữu nô lệ Trung Hoa phát triển qua các triều đại Nhà Hạ, NhàÂn ( Thương) và đạt đến
sự phát triển hòan thiện ở triều đại Nhà Chu.
+ Đặc điểm thời kỳ Nhà Chu:Do kế thừa được kinh nghiệm SX của lịch sửđểlại, do thiên nhiên
thuận lợi cùng với sự quản lý xãhội chặt chẽ làm cho XH Nhà Chu phát triển mạnh mẽ.
Trong lĩnh vực kinh tế: Nhà Chu quản lý ruộng đất theo phương pháp tĩnh điền.
Trong lĩnh vực XH: Nhà Chu tổ chức theo các quy tắc chặt chẽ ( vua, chư hầu...); xã hội phân chia thành các đẳng cấp
2.Thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc (770 – 221 TCN):
Thời kỳ này có những đặc điểm như sau: Do sự phát triển của SX màđặc biệt là SX nông
nghiệp tạo điều kiện cho sự chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc các ngành thủ công nghiệp
dịch vụ dẫn đến sự hình thành các đô thị PK. Phânhóa XH diễn ra sâu sắc dẫn đến chiến
tranh liên miên giữa bảy nước (Tề, Tần, Sở, Hàn, Ngụy, Triệu,Yên) làm cho thời đại Xuân
Thu chuyển thành thời đại Chiến Quốc.Trong sự chuyển mình dữ dội của lịch sử,nhiều
trường phái triết học ra đãđời tạo thành hệ thống triết học khá hòan chỉnh
3. Đặc điểm của triết học Trung Hoa cổ, trung đại.
-Thứ nhất là nền triết học nhấn mạnh tinh thần nhân văn. Trong tư tưởng triết học Trung
Hoa cổ, trung đại, tư tưởng liên quan đến con người nhưtriết học nhân sinh, triết học đạo đức,
triết học chính trị, triết học lịch sử phát triển, còn triết học tự nhiên có phần mờ nhạt.
-Thứ hai là các triết gia Trung Hoa đều tập trung vào lĩnh vực luân lýđạo đức, xem việc thực
hành đạo đức như là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người, đặt lên vị trí thứ nhất của sinh hoạt xã hội.
-Thứ ba là triết học Trung Hoa ít có những cuộc cách mạng lớn, chủ yếu là có tính cải cách;
các trường phát triếthọc đi sau thường kế thừa và phát triển tư tưởng của các trường phái
đi trước.Thứ tư là trong lịch sử triết học Trung Hoa, tư tưởng duy vật và tư tưởng duy tâm
thường đan xen vào nhau trong quan điểm của một trường phái triết học
GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU TRONG THỜI KÌ NÀY
Khổng Tử :(551 479 tr.CN).*Thân thế và sự nghiệp Khổng TửKhổng Tử là người
mởđầu khai sinh ra trường phái Nho gia. Ông tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni, sinh
ra tại nước Lỗ, nay thuộc tỉnh Sơn Đông Trung Quốc.
-Ông sinh ra trong gia đình quý tộc nhưng đã bị sa sút. Cha của Khổng Tửđã từng làm
quan võ của nước Lỗ, cólúc làm quan đại phu của nước Lỗ. Khổng Tử ra đời khi cha đã già,
mồcôi cha năm hơn hai tuổi.
-Khổng Tử là người thông minh, ôn hòa, nghiêm trang, khiêm tốn và hiếu học. Với ông (học
không biết chán, dạy không biết mỏi). Ông là người đầu tiên mở trường học ở Trung Quốc.
-Khổng Tử từng làm quan nhưng không được trọng dụng. Cuộc đời ông không thành đạt
trong quan trường nhưng lại rực rỡ trong lĩnh vực giáo dục, trong triết học nhân sinh. Vì thế
Khổng Tửđược tôn vinh là “ Vạn thế sư biểu”•Khổng Tử mất vào năm 72 tuổi.
-Theo Khổng Tử, Nhân là: Yêu người “ái nhân” Cái gì mình không muốn thìđừng làm cho
người khác “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”. Mình muốn thành đạt thì giúp người khác thành
đạt, mình muốn lập thân thì giúp người khác lập thân “kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục
đạt nhi đạt nhân”. Bắt mình phải làm theo lễ “ Khắc kỷ, phục lễ vi nhân”. Cung, khoan,
tín, mẫn, huệ. Nhân Trí Dũng
-Đặc biệt làđối với tầng lớp Quân tử. Ông cho rằng, đối với người làm chính trị quản lý xã hội,
muốn cóđức nhân phải có năm điều: +Một là kính trọng dân.
+Hai là khoan dung độ lượng với dân
+Ba là giữ lòng tin với dân
+Bốn là mẫn cán (tận tụy trong công việc.)
+Năm là đem lòng nhân ái đối xử với dân.
-Tư tưởng triết học của Khổng Tử thể hiện tập trung ở ba nội dung chính: Quan niệm về trời, quỷ
thần, con người; học thuyết về luân lý đạo đức và tư tưởng về chính trị - xã hội. Quan niệm
về trời, thiên mệnh, quỷ thần và con người được coi là cơ sở cho những quan điểm khác trong hệ
thống tư tưởng của Khổng Tử. Nó khá mâu thuẫn bởi tính hai mặt, và vì thế, người ta vẫn còn
nhiều ý kiến khác nhau về đặc điểm và khuynh hướng tư tưởng của ông.
-Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử là tổng hợp các nội dung: tư tưởng về vai trò của đạo đức; tư
tưởng về các quan hệ đạo đức và các chuẩn mực đạo đức cơ bản. Khổng Tử cho rằng, trong xã
hội có năm mối quan hệ đạo đức cơ bản gọi là “ngũ luân”, gồm quan hệ vua - tôi, cha - con,
chồng - vợ, anh - em, bạn bè. Mỗi quan hệ có những tiêu chuẩn riêng cho từng đối tượng, như
cha hiền, con thảo; anh tốt, em ngoan; chồng biết tình, vợ nghe lẽ phải; bề trên từ hiếu, bề dưới
kính thuận; vua nhân từ, tôi trung thành. Vào thời mình, Khổng Tử đã đề cập đến những mối
quan hệ và các tiêu chuẩn này, song ông nhấn mạnh nhiều hơn đến quan hệ vua tôi và cha con.
Khổng Tử cũng cho rằng để thực hiện tốt các mối quan hệ đạo đức trên, con người cần phải lấy
các chuẩn mực đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung, dũng, hiếu, kính đễ để điều chỉnh hành vi
của mình. Các chuẩn mực đạo đức này tồn tại trong mối tương quan sâu sắc lẫn nhau, trong đó,
nhân được xem là trung tâm.
-Những nội dung trong tư tưởng đạo đức của Khổng Tử, nhìn một cách khái quát, nổi lên những
đặc điểm chủ yếu sau: Một là, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử thể hiện sự thống nhất giữa đạo
đức và chính trị. Hai là, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử thể hiện tính thống nhất giữa ý thức cá
nhân, gia đình và ý thức cộng đồng. Ba là, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử thể hiện tính mâu
thuẫn giữa quan điểm tiến bộ với quan điểm bảo thủ, lạc hậu.
-Về mặt lý luận, Khổng Tử không chỉ cống hiến cho nền học thuật Trung Hoa nói riêng và nhân
loại nói chung một hệ thống các phạm trù đạo đức khá phong phú và sâu sắc, mà ông còn đưa ra
phương pháp giáo dục đạo đức cho con người hết sức tích cực, tiến bộ. Đây chính là mô {t đóng
góp to lớn và quý báu vào sự hình thành, phát triển lý luâ {n về tâm lý và lý luâ {n về giáo dục trong
lịch sử tư tưởng của nhân loại.
-Về mặt thực tiễn, tư tưởng đạo đức của Khổng Tử có ý nghĩa trong việc xác định rõ yêu cầu và
trách nhiệm của mỗi người trong các mối quan hệ xã hội; góp phần điều chỉnh hành vi đạo đức
của con người; đồng thời có ý nghĩa trong việc cai trị, quản lý xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến đời
sống đạo đức xã hội ở một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.
Hàn Phi Tử:(281-233 trước Công Nguyên) là học giả nổi tiếng Trung Quốc cuối thời
Chiến Quốc theo trường phái Pháp gia, tác giả sách Hàn Phi tử.
-Hàn Phi sống cuối đời Chiến Quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung
Hoa. Ông thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn (được gọi là "công tử"), thích cái học "hình danh."
Gốc của học thuyết này là ở Hoàng Đế, Lão Tử. Hàn Phi có tật nói ngọng, không thể biện luận nhưng giỏi viết sách.
-Hàn Phi và Lý Tư đều học với Tuân Khanh (còn gọi là Tuân Tử). Lý Tư tự cho mình kém Hàn
Phi. Hàn Phi thấy nước Hàn bị suy yếu, mấy lần viết thư dâng lên hiến kế cho vua Hàn, nhưng vua Hàn không dùng.
-Trong quá trình xây dựng học thuyết của mình, Hàn Phi phê phán mạnh mẽ lý thuyết chính trị
của Nho gia. Dưới con mắt của ông, cách cai trị dựa trên nhân đức của nhà cầm quyền (dưới các
tên gọi như “nhân trị”, đức trị” hay “lễ trị”), lý tưởng chính trị Nghiêu Thuấn là trái với thực tế
và nếu áp dụng quan niệm đó sẽ làm loạn đất nước.
-Hàn Phi quan niệm nhà vua cũng chỉ là người bình thường như bao người khác. Cái làm cho đất
nước trị hay loạn không phải là ông vua của nước đó ra sao, mà là nền pháp trị của nước đó như thế nào.
-Hàn Phi quan niệm pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để đem lại hòa bình, ổn định và công
bằng: “Bậc thánh nhân hiểu rõ cái thực tế của việc phải và trái, xét rõ thực chất của việc trị và
loạn, cho nên trị nước thì nêu rõ pháp luật đúng đắn, bày ra hình phạt nghiêm khắc để chữa cái
loạn của dân chúng, trừ bỏ cái họa trong thiên hạ. Khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ
đông không xúc phạm số ít, người già cả được thỏa lòng, người trẻ và cô độc được trưởng thành,
biên giới không bị xâm lấn, vua và tôi thân yêu nhau, cha con giữ gìn cho nhau”
-Hàn Phi cho rằng, lập pháp cần phải xét đến các nguyên tắc sau: 1/
. Hàn Phi quan niệm nền tảng của quan hệ giữa con người với con người là tư lợi Tính tư lợi ,
ai cũng muốn giành cái lợi cho mình. “Ông thầy thuốc khéo hút mủ ở vết thương người ta, ngậm
máu người ta không phải vì có tình thương cốt nhục, chẳng qua làm thế thì có lợi. Cho nên,
người bán cỗ xe làm xong cỗ xe thì muốn người ta giàu sang. Người thợ mộc đóng xong quan tài
thì muốn người ta chết non. Đó không phải vì người thợ đóng cỗ xe có lòng nhân, còn người thợ
đóng quan tài không phải ghét người ta, nhưng cái lợi của anh ta là ở chỗ người ta chết”. Luật
pháp đặt ra thì cái lợi của nó phải lớn hơn cái hại. 2/
. Đây chính là thuyết biến pháp của Hàn Phi. Nguyên tắc thực tế của việc
Hợp với thời thế
xây dựng pháp luật, hay tính thực tiễn của luật pháp, là nét nổi bật trong tư tưởng pháp trị của
Hàn Phi. Đối với ông, không có một pháp luật siêu hình hay một mô hình pháp luật trừu tượng
tiên thiên để mà noi theo. Chỉ duy nhất có yêu cầu và tiêu chuẩn của thực tiễn. “Pháp luật thay
đổi theo thời thì trị; việc cai trị thích hợp theo thời thì có công lao... Thời thế thay đổi mà cách
cai trị không thay đổi thì sinh loạn... Cho nên, bậc thánh nhân trị dân thì pháp luật theo thời mà
thay đổi và sự ngăn cấm theo khả năng mà thay đổi”
3/ Ổn định, thống nhất. Mặc dù pháp luật phải thay đổi cho hợp với thời thế, song trong một
thời kỳ, pháp lệnh đã đặt ra thì không được tùy tiện thay đổi (“số biến pháp”), vì nếu vậy thì dân
chúng không những không thể theo, mà còn tạo cơ hội cho bọn gian thần. 4/ .
Phù hợp với tình người, dễ biết dễ làm
5/ Đơn giản mà đầy đủ.
6/ Thưởng hậu phạt nặng.
-Đối với việc chấp pháp, nguyên tắc của Hàn Phi là:
1/ Tăng cường giáo dục pháp chế, tức là “dĩ pháp vi giáo”.
2/ Mọi người, ai ai cũng bình đẳng trước pháp luật, tức “pháp bất a quý”, “hình bất tị đại
thần, thưởng thiện bất di tứ phu”. Đến bản thân bậc quân chủ – nhà vua – cũng phải tôn trọng và
tuân thủ pháp luật: “Kẻ làm vua chúa là kẻ phải giữ pháp luật, căn cứ vào kết quả mà xét để lập
công lao”(13); Nếu nhà vua biết bỏ điều riêng tư, làm theo phép công thì chẳng những dân sẽ
được yên, mà nước cũng được trị. Nếu xét theo ý nghĩa của những luận điểm này thì có thể thấy
rằng, mặc dù Hàn Phi chủ trương quân quyền thần thánh không thể xâm phạm, song hình thái
quân quyền này vẫn bị chế ước bởi pháp quyền.
3/ Nghiêm khắc cẩn thận, “tín thưởng tất phạt”, không được tùy ý thưởng cho người không có
công, vô cớ sát hại người vô tội.
4/ Dùng sức mạnh đạo đức hỗ trợ cho việc thi hành pháp luật.