Tài liệu tóm tắt bài Rối loạn cân bằng Acid – Base học phần Hóa dược | Trường Đại học Phenikaa
Nhiễm acid hơi sinh lý: Xảy ra trong khi ngủ, trung tâm hô hấp kém nhạy cảm với nồng độ CO2 khiến chất này tích lại, tăng lên trong máu. Trong lao động, CO2 tạo ra nhiều không thải kịp (tạm thời). Nhiễm acid hơi bệnh lý: gặp trong tất cả các trường hợp đường dẫn khí bị tắc, hẹp, hoặc hạn chế thông khí và khuếch tán như trong bệnh hen, phế quản phế viêm ngạt, chướng khí phế nang, xơ phổi, liệt cơ hô hấp, suy tim... Trong hôn mê sâu, ngộ độc thuốc mê, thuốc ngủ: Trung tâm hô hấp bị ức chế nặng, không còn nhạy cảm với CO2 như lúc tỉnh để kịp thời đào thải, làm ứ CO2. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
NHÓM 1: RỐI LOẠN CÂN BẰNG ACID – BASE
PH bình thường của cơ thể? Hệ thống điều hòa pH?
1. pH máu bình thường của cơ thể:
- pH bình thường của máu là 7,35 ± 0,05, rất ít biến động
- Là một thông số cơ bản biểu hiện sự hằng định nội môi.
- Phản ứng hóa học, quá trình chuyển hóa trong tế bào đều xảy ra ở pH trung tính.
- Cơ thể luôn tạo ra sản phẩm chuyển hóa mang tính acid, đồng thời nhận
thêm từ bên ngoài chất có tính acid, kiềm.
pH máu luôn có xu hướng thay đổi => Cần sự điều hòa
Nếu pH máu thay đổi thì cơ thể sẽ bị nhiễm acid (pH < 7,3) hoặc bị nhiễm kiềm (pH > 7,4).
2. Hệ thống điều hòa pH
Cơ thể duy trì pH bằng các hệ đệm và sự đào thải acid của phổi và thận. Hệ thống đệm
- Là một hệ thống bao gồm acid yếu và muối của nó với kiềm mạnh (Na+, K+) VD: H2CO3/NaHCO3 - Các hệ thống đệm:
+ Hệ thống đệm ngoài huyết tương: gồm acid yếu và muối của nó với Na+.
VD: H2CO3/NaHCO3 (chiếm tỷ lệ cao nhất) , NaH2PO4/NaHPO4...
+ Hệ thống đệm trong tế bào: gồm acid yếu và muối cuả nó với K+.
VD: H2CO3/KHCO3, KH2PO4/KHPO4, H.Hb/KHb, H.HbO2/KHbO2...
+ Tỷ lệ giữa acid và muối kiềm của hệ đệm quyết định pH mà nó duy trì.
pH của máu ở mức 7,35 khi tỷ lệ H2CO3/NaHCO3 = 1/20,
NaH2PO4/NaHPO4 = ¼ - Cơ chế hoạt động của hệ đệm:
+ Acid của hệ đệm tham gia trung hòa kiềm khi chất kiềm vào cơ
thể. Sau phản ứng, tạo thành chất có tính kiềm yếu hơn kiềm xâm nhập, pH ít dao động.
+ Muối kiềm của hệ đệm tham gia trung hòa acid khi cơ thể nhiễm
acid. Sau phản ứng, acid được tạo thành yếu hơn so với acid xâm
nhập và cũng làm pH ít thay đổi.
Vai trò của hô hấp: Trung tâm hô hấp nhạy cảm với CO2 -
Khi tăng acid: CO2 tăng => hô hấp nhanh, sâu để thải CO2 -
Khi tăng kiềm: CO2 giảm => hô hấp chậm, nông để giữ CO2
Nếu nồng độ CO2 máu trở về bình thường thì: H2CO3/NaHCO3 = 1/20
(bình thường), pH ổn định bình thường
Vai trò của thận: Đào thải acid bằng cách: -
Đào thải H+: nhờ TB ống thận có enzyme carboanhydrase.
H+ được đào thải bằng kết hợp với NH +
3 thành NH4 hoặc NaHPO4 thành
NaH2PO4 rồi thải qua thận. -
Tái hấp thu HCO3- về máu để kết hợp với Na+ thành NaHCO3
( nhờ TB ống thận có nhiều enzyme glutaminase tạo NH3) TB ống thận chịu
được pH thấp nên đào thải acid dễ dàng.
Rối loạn cân bằng acid – base có hiện tượng gì?
Hiện tượng xảy ra khi rối loạn cân bằng acid - base
1. Thay đổi pH máu do tăng acid hoặc base trong huyết tương : nhiễm toan ( tăng acid
trong máu )và nhiễm kiềm ( tăng kiềm trong máu )
2. Ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme : một số enzyme hoạt động tốt ở một khoảng pH
nhất định nên thay đổi pH có thể làm giảm hoạt tính của enzyme hoặc làm mất tác dụng của enzyme.
3. Chức năng của cơ quan thay đổi : phổi, thận,…
Nhiễm toan là gì? Có mấy loại nhiễm toan? Nêu nguyên nhân và cơ
chế của từng loại
- Nhiễm toan là tình trạng acid từ tế bào hoặc từ bên ngoài xâm nhập vào
máu (huyết tương) làm tăng acid máu (toan hóa). - Phân loại:
+ Theo mức độ: Nhiễm toan còn bù, nhiễm toan mất bù. (bổ sung thêm nếu người
thuyết trình bị hỏi nguyên nhân – cơ chế)
+ Theo nguồn gốc: Nhiễm toan hơi (hô hấp), nhiễm toan cố định.
Nhiễm toan hơi (nhiễm acid hô hấp):
- Là tình trạng CO2 ứ trệ, tạo ra nhiều acid carbonic (H2CO3) làm tỷ số hệ
đệm H2CO3/ Na2CO3 tăng lên (>1/20).
- Lúc đầu cơ thể điều chỉnh bằng cách tăng NaHCO3 để bù trừ nên pH ko
giảm còn bù), về sau lượng H2CO3 tăng quá nhiều làm pH giảm xuống (mất bù). - Nguyên nhân:
+ Nhiễm acid hơi sinh lý: Xảy ra trong khi ngủ, trung tâm hô hấp kém
nhạy cảm với nồng độ CO2 khiến chất này tích lại, tăng lên trong máu.
Trong lao động, CO2 tạo ra nhiều không thải kịp (tạm thời).
+ Nhiễm acid hơi bệnh lý: gặp trong tất cả các trường hợp đường dẫn khí
bị tắc, hẹp, hoặc hạn chế thông khí và khuếch tán như trong bệnh hen,
phế quản phế viêm ngạt, chướng khí phế nang, xơ phổi, liệt cơ hô hấp, suy tim...
Trong hôn mê sâu, ngộ độc thuốc mê, thuốc ngủ: Trung tâm hô hấp bị ức
chế nặng, không còn nhạy cảm với CO2 như lúc tỉnh để kịp thời đào thải, làm ứ CO2. Nhiễm acid cố định
Là tình trạng nhiễm acid nội sinh hoặc acid ngoại sinh (thuốc, dịch truyền )
hoặc do không đào thải được acid hoặc do mất nhiều muối kiềm. - Nguyên nhân:
+ Nhiễm acid cố định bệnh lý:
• Các bệnh có chuyển hóa yếm khí như bệnh tim mạch, hô hấp làm cơ thể thiếu oxy.
• Các bệnh có tăng chuyển hóa mà lượng oxy không đủ như sốt, viêm, nhiễm khuẩn.
• Bệnh đái tháo đường do tụy: Mỡ bị chuyển hóa mạnh như không vào
được vòng krebs mà biễn thành thể cetonic gây nhiễm acid nặng.
• Các bệnh làm mất kiềm như suy thận trường diễn, dò mật, dò tụy.
• Tiêu chảy cấp: Gây nhiễm toan rất nặng do phối hợp nhiều cơ chế như
rối loạn huyết động gây ứ đọng CO2, thiếu oxy gây chuyẻn hóa yếm khí tạo acid lactic...
• Bệnh thận: viêm cầu thận cấp, viêm ống thận cấp, suy thận... không đào thải được acid
+ Nhiễm acid cố định sinh lý: Gặp trong lao động nặng do chuyển hóa
glucid yếm khí nên acid lactic tạm thời tăng trong máu