Tài liệu tóm tắt quản lý nhà nước về kinh tế | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Quản lý nhà nước đối với xã hội là sự tác động có tổ chức và bàng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội, các hành vi hoạt động của công dân và mọi tổ chứctrong xã hội nhằm duy trì và phát triển trật tự xã hội, bảo toàn cũng cố và phát triển quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46842444 QLNN về kinh tế
I. CÁC KIẾN THỨC CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
1.1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:
1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Nhà nước thực hiện quyền lực chính trị của mình thông qua việc quản lý xã hội.
Quản lý nhà nước đối với xã hội là sự tác động có tổ chức và bàng quyền lực
nhànước đối với các quá trình xã hội, các hành vi hoạt động của công dân và mọi
tổ chứctrong xã hội nhằm duy trì và phát triển trật tự xã hội, bảo toàn cũng lOMoAR cPSD| 46842444
cố và phát triển quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội.
1.1.2. CÁC ĐẶC TRƯNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Quản lý ở góc độ chung nhất, là sự tác động của của chủ thể với khách thể,nhằm
duy trì tình trạng hiện có của đối tượng hoặc biến đổi đối tượng nhằm đạt đượccác
mục tiêu do chủ thể xác định lOMoAR cPSD| 46842444
Quản lý nhà nước có những đặc trưng phân biệt đối với các loại quản lý khác như sau:
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức.
Quản lý nhà nước là sự tác động có điều chỉnh
Quản lý nhà nước là sự tác động mang tính quyền lực nhà nước
1.1.3. CÁC YÊU CẦU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức rất cao.
Quản lý nhà nước có mục tiêu chiến lược, chương trình và kế hoạch để thực hiện mục tiêu.
Quản lý nhà nước có tính chất chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc điều hành. lOMoAR cPSD| 46842444
Quản lý nhà nước có tính liên tục và ổn định trong việc tổ chức và hoạt
động quản lý nhà nước.
1.1.4. CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC
Các chức năng của quản lý nhà nước xuất phát từ chức năng của nhà nước.
Các chức năng của quản lý nhà nước là những hoạt động quản lý đặc biệt,
biểu hiện các phương hưởng, giai đoạn và lĩnh vực các động của nhà nước đối với xã hội.
1. Chức năng tổ chức nhân sự.
2. Chức năng hoạch định.
3. Chức năng điều chỉnh. lOMoAR cPSD| 46842444
1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
1.2.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
Định nghĩa: Quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân là sự tác
động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm
sử dụng có hiệu qua nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội
có thể có để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra, trong điều
kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. Kết luận:
Thực chất của quản lý nhà nước về kinh tế là việc tổ chức và sử dụng có hiệu
quả nhất các nguồn lực trong và ngoài nước mà Nhà nước có khả năng tác
động vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước. Trong đỏ vấn đề năm bắt
được con người, tổ chức và tạo động lực lớn nhất cho con người hoạt động
trong xã hội là vấn đề cỏ vai trò có then chốt
Quản lý nhà nước về kinh tế là một khoa học vì nó có đối tượng nghiên cứu
riêng và có nhiệm vụ phải thực hiện riêng, đó là các quy luật và các vấn đề
mang tính quy luật của các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa các chủ
thể tham gia các hoạt động kinh tế của xã hội.
Quản lý nhà nước về kinh tế còn là một nghệ thuật và một nghề vì nô lệ
thuộc không nhỏ vào trình độ nghề nghiệp, nhân cách, ban lĩnh của đội ngũ
cán bộ quan lý kinh tề, phong cách làm việc, phương pháp và hình thức tổ
chức quản lý; khả năng thích nghi cao hay thấp v v... của bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước lOMoAR cPSD| 46842444
1.2.2. CHƯC NĂNG QLNN VỀ KINH TẾ
Cụ thể: Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế được hiểu là những nhiệm vụ tổng
quát mà nhà nước phải thực hiện để phát huy vai trò và hiệu lực của mình.
1.Chức năng định hướng:
2. Chức năng tạo lập môi trường cho sự phát triển
3. Chức năng điều tiết.
4. Chức năng kiểm tra, giám sát. Ví dụ:
1.2.3. MỤC TIÊU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ lOMoAR cPSD| 46842444
Mục tiêu của quản lý nhà nước về kinh tế có thể đa dạng và thay đổi tùy theo tình
hình kinh tế và mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, một số mục tiêu
chung thường được chính phủ đề ra khi thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế bao gồm: • Tăng Trưởng Kinh Tế • Tạo Việc Làm •
Cải Thiện Chất Lượng Cuộc Sống • Bảo Vệ Môi Trường •
Thúc Đẩy Công Nghiệp Hóa và Hiện Đại Hóa •
Đảm Bảo Sự Cân Bằng Kinh Tế Xã Hội •
Thúc Đẩy Nghiên Cứu và Đổi Mới Công Nghệ
Tóm lại, mục tiêu của quản lý nhà nước về kinh tế là tạo ra môi trường kinh doanh
thuận lợi, đảm bảo sự phát triển bền vững và cân bằng, và đảm bảo lợi ích và hạnh
phúc của cả xã hội và người dân. Những mục tiêu này thường phản ánh tầm nhìn
dài hạn của chính phủ đối với phát triển toàn diện của quốc gia. Ví dụ II. Thực trạng
2.1. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế lOMoAR cPSD| 46842444
Trong quản lý kinh tế vĩ mô ở nhiều nước, mục tiêu tăng trưởng kinh tế là một
trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của chính phủ. Với mục tiêu này,
trong ngắn hạn, chính phủ mong muốn tạo sự gia tăng tổng sản lượng quốc gia ở
mức lớn nhất có thể trong điều kiện duy trì được ổn định giá cả. Việc xác định tốc
độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào trạng thái của nền kinh tế so với mức tiềm
năng. Trong dài hạn, mục tiêu tăng trưởng kinh tế là làm gia tăng mức sản lượng
tiềm năng. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, trong ngắn hạn, chính phủ
có thể áp dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để kích thích tổng cầu tăng, làm cho
sản lượng nền kinh tế tăng. Trong dài hạn, chính phủ có thể sử dụng chính sách
tác động vào tổng cung dài hạn thông qua các chính sách về vốn, lao động, công
nghệ để tăng năng suất lao động và tăng sản lượng tiềm năng của nền kinh tế. Ý
nghĩa của tăng trưởng kinh tế Theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chính phủ
có thể tạo được nhiều việc làm cho nền kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống
của người dân, tạo niềm tin kinh doanh cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, mở
rộng sản xuất, thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân. Theo đó, chính phủ có điều
kiện tăng thu ngân sách. Tuy nhiên, nếu chính phủ quá ưu tiên mục tiêu tăng
trưởng sẽ có thể dẫn tới rủi ro cho nền kinh tế. Nền kinh tế có thể rơi vào lạm
phát, vấn đề môi trường sinh thái bị ảnh hưởng. Cho đến đầu những năm 80 của
thế kỷ XX, tăng trưởng kinh tế vẫn được coi là mục tiêu hàng đầu của tất cả các
nước. Sau một thời kỳ nỗ lực ưu tiên tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, chính
phủ nhiều nước đã phải điều chỉnh phương thức tăng trưởng, lựa chọn mục tiêu
tăng trưởng kinh tế bền vững thay vì chọn mục tiêu tăng trưởng cao.
Có nhiều quan niệm khác nhau về tăng trưởng kinh tế bền vững. Ở đây, có thể
hiểu mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững là duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế
cao và ổn định trong thời gian dài. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bao nhiêu được coi
là cao tùy thuộc vào từng quốc gia ở từng thời kỳ cụ thể. Yếu tố bền vững của
tăng trưởng thể hiện ở mức tăng trưởng ổn định trong thời kỳ dài. Do vậy, tăng
trưởng kinh tế bền vững đòi hỏi mức tăng trưởng kinh tế cao đủ mức để nền kinh
tế không bị rơi vào bất ổn kinh tế. Việc xác định và thực hiện được mục tiêu tăng lOMoAR cPSD| 46842444
trưởng kinh tế bền vững ở các nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mô hình tăng
trưởng kinh tế được lựa chọn, trạng thái hiện tại của nền kinh tế, năng suất lao
động (năng suất lao động phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực, trình độ tổ
chức quản lý sản xuất,...); vốn; khoa học công nghệ; tài nguyên thiên nhiên; hiệu
quả sử dụng các yếu tố đầu vào và đặc biệt là bộ máy quản lý kinh tế vĩ mô cùng
năng lực chính sách của chính phủ. Ở các nước tăng trưởng nhanh trên thế giới,
người ta thấy thường có 5 yếu tố: có nền chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định; có sự
cam kết đầu tư nghiêm túc vào y tế và giáo dục; có thể chế quản lý nhà nước hữu
hiệu; có môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân; có điều kiện địa lý
thuận lợi. Ở các nước Đông Á, họ còn có truyền thống ham học và coi trọng giáo
dục; tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao; định hướng và mở cửa với bên ngoài, theo đó,
họ đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút FDI. Những yếu tố này gián tiếp tác động tích
cực tới môi trường sản xuất và thúc đẩy năng suất lao động.
Ở Việt Nam, trong các nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng
năm do Quốc hội quyết định, có nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, trong đó có chỉ tiêu
tăng trưởng GDP thực tế.
trong thời kỳ 1991-2007, 2014-2019, Việt Nam đã đạt hoặc vượt mức kế hoạch
về chỉ tiêu tăng trưởng GDP hằng năm. Tuy nhiên, trong những năm 2008-2013,
chỉ tiêu này đã không thực hiện được như kế hoạch đề ra, thậm chí cả khi có sự
điều chỉnh giảm chỉ tiêu này. Năm 2020, chỉ tiêu tăng trưởng GDP chỉ đạt 2,91%,
thấp hơn mức kế hoạch 6,8% do tác động của dịch Covid -19. Tổng kết nhiệm kỳ
Đại hội XII, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định:” Kinh
tế nước ta duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao (khoảng 6%/năm)1
. Cũng tại Đại hội này, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm (2021-
2025) được xác định khoảng 6,5 - 7%/năm2 . lOMoAR cPSD| 46842444
2.2. Mục tiêu kiểm soát lạm phát
Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà
nước ta luôn coi kiểm soát lạm phát là mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng,
bên cạnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI của Đảng nhấn mạnh phải cân đối giữa khối lượng hàng hóa và khối lượng
tiền tệ lưu thông nhằm giải quyết khâu then chốt là giảm dần, đi tới chấm dứt lạm
phát. Kể từ đó đến nay, nhìn chung, Việt Nam đã thành công trong việc thực hiện
mục tiêu kiểm soát lạm phát. Nhờ các chính sách và biện pháp phù hợp, Việt Nam
đã chấm dứt được thời kỳ lạm phát phi mã cuối những năm 1980, ổn định được
lạm phát sau thời điểm lạm phát cao năm 2011. Kể từ năm 2014 đến nay, Việt
Nam đã thực hiện thành công mục tiêu kiểm soát tỷ lệ lạm phát ở mức dưới
5%/năm, góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy vậy, trong hơn 30 năm
qua, mục tiêu kiểm soát lạm phát không phải lúc nào cũng đạt được. Có những
giai đoạn tỷ lệ lạm phát lên cao trên 10%/năm như vào năm 2008 và năm 2011.
Để kiểm soát lạm phát, Nhà nước Việt Nam đã sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp
khác nhau. Về phía tổng cầu, Nhà nước kiểm soát sự gia tăng tổng cầu thông qua
việc thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ, đề cao sự ổn định kinh tế vĩ mô. lOMoAR cPSD| 46842444
Về phía tổng cung, Nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường, tạo môi trường
kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh bình đẳng, giảm chi phí sản xuất và tăng tổng
cung hàng hóa. Tổng kết nhiệm kỳ Đại hội XII, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định kết quả thực hiện mục tiêu kiểm soát
lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020. Đó là “Kinh tế vĩ mô ổn định,
lạm phát luôn được kiểm soát ở mức thấp”1 và “Giá cả hàng hóa tương đối ổn
định, lạm phát hàng năm được kiếm soát thấp hơn mục tiêu đề ra”. Chỉ số giá tiêu
dùng bình quân giảm từ 7,7%% giai đoạn 2011 2015 xuống 3,5% giai đoạn 2016-
20202 . Đáng chú ý là lạm phát giai đoạn 2016-2019 duy trì ở mức thấp trong khi
tốc độ tăng trưởng dần được nâng lên. Văn kiện cũng nêu rõ nhiệm vụ giai đoạn
2021-2030 là phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các chính sách để kiểm
soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô .
2.3. Mục tiêu giảm thất nghiệp
- Tác hại của thất nghiệp lOMoAR cPSD| 46842444
Tổn thất về kinh tế Thất nghiệp đưa lại những tác hại vô cùng lớn đối với nền
kinh tế. Khi nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp cao, nền kinh tế sẽ không sản xuất
được nhiều hàng hóa mà lẽ ra những người thất nghiệp sẽ sản xuất ra. Khi đó,
không những nguồn lực lao động bị lãng phí, không được sử dụng hết mà các
nguồn lực khác (vốn, tài nguyên, công nghệ) cũng bị bỏ phí. Các nhà kinh tế đã
cho thấy những tổn thất trong thời kỳ thất nghiệp cao là những lãng phí lớn nhất
trong một nền kinh tế hiện đại.
- Tổn thất về xã hội Những tổn thất về xã hội do thất nghiệp gây ra cũngkhông
kém những tổn thất về kinh tế, thậm chí khó có thể tính toán hết được những tổn
thất về vật chất và tâm lý của những người thất nghiệp. Tình trạng thất nghiệp
cao kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thể lực của người bị thất nghiệp và những
người trong gia đình họ cũng chịu ảnh hưởng, thậm chí có thể dẫn tới những
tình trạng sa sút sức khỏe tinh thần của những người thất nghiệp, xã hội bất ổn
vì tệ nạn xã hội nảy sinh...
Trong nền kinh tế nào cũng luôn có thất nghiệp, nhưng không phải ở trạng thái
nào cũng là xấu đối với nền kinh tế. Trạng thái toàn dụng nhân lực được coi là
trạng thái “tốt nhất” đối với nền kinh tế. Đây là trạng thái mà tại đó thị trường lao
động ở trạng thái cân bằng. Tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế bằng tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên. Các nhà kinh tế chỉ ra rằng, khi đó, nguồn lực lao động được sử dụng có
hiệu quả nhất. Ở trạng thái này, sản lượng thực tế của quốc gia cũng đạt mức sản
lượng tiềm năng của nền kinh tế. Trong ngắn hạn, mục tiêu giảm thất nghiệp trong
chính sách của chính phủ là đưa tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế đạt hoặc gần
mức thất nghiệp tự nhiên hay chính là đưa nền kinh tế về trạng thái toàn dụng
nhân lực. Trong dài hạn, mục tiêu của chính phủ là giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
của nền kinh tế. Phương thức thực hiện mục tiêu giảm thất nghiệp: Trong ngắn
hạn, chính phủ có thể loại bỏ thất nghiệp do thiếu cầu bằng những chính sách kinh
tế vĩ mô tác động làm tăng tổng cầu. Tuy nhiên, mức giảm thất nghiệp do thiếu
cầu phụ thuộc chính sách của chính phủ làm thay đổi thành tố nào của tổng cầu
và thay đổi như thế nào. Các nhà kinh tế học cũng đã chỉ ra rằng, sự thay đổi về lOMoAR cPSD| 46842444
tổng cầu và sản lượng dẫn đến sự thay đổi nhỏ hơn về mức việc làm (hay mức
giảm thất nghiệp). Trong dài hạn, để giảm thất nghiệp tự nhiên, chính sách được
chính phủ ưu tiên là những chính sách trọng cung. Theo đó, chính phủ sử dụng
các chính sách tác động vào cả cung lao động và cầu lao động.
2.3. Mục tiêu cán cân thanh toán quốc tế bền vững
Thực hiện mục tiêu cân bằng cán cân thanh toán bền vững, Nhà nước Việt Nam
đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, thu hút vốn
nước ngoài, đồng thời kiểm soát chu chuyển vốn quốc tế. Trong giai đoạn
20112020, xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân 14%/năm, từ 72,2 tỷ USD năm
2010 lên 267 tỷ đô la năm 2020. Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đạt kết
quả ấn tượng. Nhờ đó, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư và tăng được tích lũy
dự trữ ngoại hối từ 12,4 tỷ USD năm 2010 lên 28 tỷ USD năm 2015 và đạt khoảng
100 tỷ USD vào cuối năm 2020. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII nhận định lOMoAR cPSD| 46842444
kết quả thực hiện mục tiêu cán cân thanh toán bền vững giúp cho “cán cân xuất,
nhập khẩu hàng hóa được cải thiện rõ rệt, chuyển từ thâm hụt sang thặng dư, cơ
cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch tích cực, bền vững hơn”, “cán cân thương mại
hàng hóa đạt thặng dư, năm sau cao hơn năm trước, tạo điều kiện cải thiện cán
cân thanh toán, góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác”2 . Việc thực hiện
mục tiêu cán cân thanh toán quốc tế bền vững được đảm bảo góp phần vào ổn
định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ở nước ta. III. Giải pháp
Một là, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong thực hiện chính sách xã hội ở nước ta.
Hai là, phối hợp đồng bộ chính sách xã hội với các chính sách kinh tế - xã hội có liên quan.
Ba là, phát huy các nguồn lực của nhà nước, cộng đồng và người dân trong thực
hiện chính sách xã hội. lOMoAR cPSD| 46842444
Bốn là, cần nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm
của các quốc gia tiến bộ trên thế giới để xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về chính sách xã hội. lOMoAR cPSD| 46842444
Năm là, xây dựng, bồi dưỡng cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ quản lý có đủ
phẩm chất, năng lực để hoạch định và triển khai có hiệu quả chính sách xã hội.