Tài liệu về nguồn gốc và đặc điểm loại hình Tiếng Việt | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tài liệu về nguồn gốc và đặc điểm loại hình Tiếng Việt | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Preview text:
BÀI 1
KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT
(3 tiết lí thuyết + 2 tiết thực hành) Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được khái quát về lịch sử tiếng Việt, c ữ h Việt
- Nêu được đặc điểm loại hình ủ c a tiếng Việt - loại hình ngôn n ữ g đơn lập
- Nêu được các loại chữ viết t ế
i ng Việt qua các thời kì NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Đặc điểm nguồn gốc của tiếng Việt
1.1. Khái quát về nguồn gốc của tiếng Việt
Trong lịch sử, một ngôn ngữ “gốc” có thể bị
chia tách thành nhiều ngôn ngữ khác nhau vì những
lí do nào đó như sự chia tách các thị tộc, bộ lạc, việc
di chuyển đến các vùng đất khác để tìm kiếm thức
ăn, nguồn nước,.... Ngôn ngữ “gốc” thường được
gọi là “ngôn ngữ mẹ” hoặc “ngôn ngữ cơ sở”.
Ngược dòng thời gian lịch sử của những ngôn ngữ
được giả định là vốn cùng “sinh ra” từ ngôn ngữ mẹ,
Cây ngôn ngữ - Minna Sundberg minh họa
có thể quy chúng thành các họ ngôn ngữ (ngữ hệ),
Nguồn: https://www.tradoc.fr
các nhóm, chi, ngành, dòng… khác nhau tùy theo mức độ quan hệ nhiều hay ít. Trên thế
giới có các họ ngôn ngữ như họ Ấn - Âu (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức,…);
họ Nam Á (tiếng Mường, tiếng Việt, tiếng Khmer,…); họ Hán Tạng (tiếng Hán, tiếng Tạng,
tiếng Miến Điện,…), họ Thái – Kađai (tiếng Lào, tiếng Thái,…)
Vấn đề xác định nguồn gốc của tiếng Việt đã được các nhà ngôn ngữ học thảo luận
trong một thời gian dài với những ý kiến khác nhau dựa trên những tư liệu và cách nhìn
nhận khác nhau. Vào thời điểm hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước như:
A.G. Haudricourt (1953, 1954, 1966), M. Ferlus (1979), Nguyễn Tài Cẩn (1997), Nguyễn
Thiện Giáp (2005), Trần Trí Dõi (2014),… đã thống nhất với quan điểm: Tiếng Việt là một ngôn ngữ th ộ
u c họ Nam Á, nhánh ngôn ngữ Mo -
n Khmer, khối Việt Katu (thuộc khu vực
phía đông của ngành Mon-Khmer), tiểu chi Việt - Chứt, nhóm Việt - Mường . Từ tiểu chi 1 Việt - C ứ
h t đã tách thành hai nhóm: nhóm Việt Mường (gồm tiếng Việt, Mường, Nguồn)
và nhóm Pọng Chứt (gồm tiếng Chứt, Pọng, Mã Liềng, Arem,…). Tiếng Việt có họ hàng
“bà con gần nhất” với tiếng Mường, có quan hệ họ hàng xa hơn với tiếng Chứt, Pọng,
Arem,… Ngoài ra, tiếng Việt có quan hệ láng giềng với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ
Nam Á như nhóm Tày‐ Thái, nhóm Mã Lai ‐ Đa Đảo,... Quan hệ họ hàng giữa tiếng Việt
với các tiếng khác trong nội bộ tiểu chi Việt – C ứ
h t được M. Ferlus (năm 1979) sơ đồ hoá
như sau (dẫn theo Nguyễn Tài Cẩn (1997):
Đến ngày nay, trong tiếng Việt vẫn còn lưu lại nhiều dấu vết về mối quan hệ họ
hàng gần gũi giữa tiếng Việt với tiếng Mường, đặc biệt trong lớp từ vựng căn bản. Lớp từ
vựng cơ bản là lớp từ đã có lịch sử lâu đời, phản ánh những đối tượng gần gũi nhưng thiết
yếu trong đời sống cộng đồng như: từ chỉ bộ phận cơ thể, từ chỉ quan hệ họ hàng, từ chỉ
hiện tượng thiên nhiên, từ chỉ màu sắc, từ chỉ động - thực vật, từ chỉ số đếm,… Khi so sánh
các lớp từ tương đương về nghĩa, có thể quan sát thấy sự khác nhau diễn ra một cách có
quy luật ở hàng loạt từ. Có sự khác nhau về hình thức âm thanh đó là do trải qua hàng ngàn
năm lịch sử, lớp từ này cũng có sự biến đổi. Sự tương đồng và khác biệt có quy luật là cơ
sở cho ta nghĩ đến quan hệ họ hàng gần gũi giữa tiếng Việt và tiếng Mường. Ví dụ (dẫn
theo Nguyễn Thiện Giáp (2006)): Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng Tiếng Việt Mường Việt Mường Việt Mường gà ca ba pa mắm bẳm gái cải bốn pốn muối bói gạo cáo bảy pảy măng băng 2 gốc cốc bay păn may băl
Như vậy, từ cội nguồn bản địa, tiếng Việt đã có quá trình phát triển riêng trong xã hội
người Việt - một xã hội sớm đạt tới trình độ tổ chức khá cao với một nền văn minh nông
nghiệp tương đối hoàn chỉnh. Theo dòng lịch sử, tiếng Việt dần trở thành một ngôn ngữ
thống nhất, có bản sắc vững bền. Vì thế, tiếng Việt vẫn tiếp tục phát huy tác dụng ở giai
đoạn sau, khi có sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
1.2. Các giai đoạn phát triển ủ
c a tiếng Việt
Cho đến ngày nay, tiếng Việt đã trải qua năm g
iai đoạn phát triển sau: Thời kì Thời kì Thời Thời kì Thời kì dựng Bắc thuộc mạng nước chống kiến độc Bắc thuộc lập tự chủ thuộc đến nay
1.2.1. Tiếng Việt trong thời kì ự d ng nước
Thời kì dựng nước là thời kì tiếng Việt còn nằm trong khối các ngôn ngữ Môn –
Khmer vào thời gian khoảng 4 nghìn năm trước. Trong giai đoạn này, tiếng Việt cũng chưa
có dấu hiệu gì phân biệt khác với các ngôn ngữ khác trong nhóm. Vào thời điểm này, giống
các ngôn ngữ khác trong nhóm Việt-Mường, tiếng Việt chưa có thanh điệu, vốn từ vựng
gồm cả từ đơn tiết và từ đa tiết, phương thức cấu tạo từ chủ yếu là phương thức láy, phương
thức phụ tố,... Ở giai đoạn này, hầu như các ngôn ngữ thuộc nhánh Môn - Khmer chưa có
sự tiếp xúc với tiếng Hán, tiếng Phạn. Môi trường ngôn ngữ Môn - Khmer ở trong tình
trạng “thuần khiết”.
Tiếp theo là giai đoạn ngôn ngữ “tiền Việt - Mường”. Ngôn ngữ “tiền Việt Mường”
một khái niệm dùng để chỉ ngôn ngữ “gốc” (ngôn ngữ cơ sở, ngôn ngữ mẹ) cho cả nhóm
ngôn ngữ Việt - Mường, thuộc nhánh Môn-Khmer, trong đó tiếng Việt là một thành viên.
Để xác định lịch sử phát triển của tiếng Việt hoặc một ngôn ngữ Việt-Mường nào khác,
các nhà nghiên cứu thường bắt đầu từ thời điểm này. Tiếng Việt ở giai đoạn tiền Việt -
Mường tuy là một ngôn ngữ thống nhất nhưng đã bắt đầu có sự phân biệt mang tính chất
phương ngữ. Sự phân biệt có tính phương ngữ này chính là cơ sở ban đầu để dẫn đến sự
hình thành các ngôn ngữ khác nhau trong nhóm Việt - Mường dưới sự chi phối của các yếu
tố địa lí. Ở giai đoạn “tiền Việt-Mường”, tiếng Việt vẫn là một ngôn ngữ chưa có thanh
điệu. Tiếng Việt đã ít nhiều tiếp xúc từ vựng với các ngôn ngữ thuộc họ Nam Đảo và Thái
- Kadai, chưa tiếp xúc họ Hán – Tạng. 3
1.2.2. Tiếng Việt thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
Trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc (từ thế kỉ II trước Công nguyên đến đầu
thế kỉ X), tiếng Việt có hai đặc điểm đáng lưu ý sau: Thứ nhất, tiếng Việt vẫn tiếp tục phát
triển trong mối quan hệ với các ngôn ngữ khác thuộc họ Nam Á. Thứ hai, tiếng Việt ở
trong trạng thái đấu tranh, bảo tồn và phát triển. Tiếng Việt đã có tiếp xúc với h ọ ngôn ngữ
Hán Tạng trên bình diện tự nguyện và ép buộc. Hệ quả là tiếng Việt đã vay mượn tiếng
Hán và Việt hóa. Một số phương thức Việt hóa tiếng Hán vẫn còn để lại viết dấu trong
tiếng Việt. Có thể quan sát một số ví dụ như trong bảng dưới đây: STT
Phương thức Việt hóa Từ gốc Hán Từ Hán - Việt 1
Giữ nguyên nghĩa, chỉ - sư phụ - sư phụ khác cách đọc - độc lập - độc lập 2
Rút gọn yếu tố cấu tạo - lạc hoa sinh - (củ) lạc - thừa trần - trần (nhà) 3
Thay đổi trật tự các yếu - nhiệt náo - náo nhiệt tố - thích phóng,… - phóng thích 4
Giữ nguyên cách đọc, - bồi hồi (nghĩa là: đi đi - bồi hồi (nghĩa là: bồn thay đổi về nghĩa lại lại) chồn, xúc động)
- phương phi (nghĩa là: - phương phi (nghĩa là: hoa cỏ thơm tho),… béo tốt) 5 Sao phỏng dịch nghĩa - đan tâm, - lòng son - thanh sử,… - sử xanh,… 6
Dùng từ Hán như yếu tố sống, động sống động cấu tạo từ mới
1.2.3. Tiếng Việt dưới thời kì phong kiến độc lập, tự chủ
Năm 968, sau khi thống nhất ấ
đ t nước, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt Quốc
hiệu là Đại Cồ Việt. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đo về Thăng Long. Bắt đầu từ thế kỉ XI,
đất nước Việt Nam bước vào thời kì phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến độc lập,
tự chủ. Trong giai đoạn này, tiếng Việt bắt đầu một quá trình đơn tiết hoá, chẳng hạn biến
đổi mlầm thành nhầm, blời thành trời, giời, lời ... Nho học được đề cao và giữ vai trò độc
tôn. Ngôn ngữ - văn tự Hán được chủ động đẩy mạnh, chủ yếu phục vụ nhu cầu giao tiếp về mặt chính trị. C ữ
h Nôm được hình thành và phát triển trên cơ sở Việt hoá từ chữ Hán
như một minh chứng cho tinh thần tự chủ, tự cường của dân tộc. Nền văn chương chữ Nôm 4
phát triển, có khả năng biểu hiện âm thanh, màu sắc, hình ảnh… và đời sống nội tâm phong
phú của người Việt. Ví dụ: Tác phẩm chữ Hán Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn
được dịch sang bản dịch chữ Nôm, tương truyền của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm với những câu
thơ có nhịp điệu uyển chuyển, giàu sức gợi hình ảnh, cảm xúc như sau:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngát một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
1.2.4. Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc
Vào thế kỉ XVII, các giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam
truyền giáo đã sáng tạo ra chữ Quốc ngữ để phục vụ việc ghi
chép, truyền đạo cho thuận tiện. Tuy nhiên, mấy thế kỉ tiếp theo,
chữ Quốc ngữ mới được dùng hạn chế trong những kinh bổn
đạo Thiên Chúa. Đến thời kì đất nước dưới chế độ thuộc địa
Pháp, việc học hành, thi cử và sử dụng chữ Hán bị bãi bỏ; chữ
Quốc ngữ trở nên thắng thế. Các phong trào đấu tranh văn hoá
- chính trị ở đầu thế kỉ XX và những trí thức lãnh đạo phong
trào đã thúc đẩy việc dùng chữ Quốc ngữ. Chẳng hạn, phong
trào Đông kinh nghĩa thục đã đưa sáu biện pháp của bản sách lược gọi là Văn minh tân học
sách (1907) và lên tiếng kêu gọi đồng bào dùng chữ Quốc ngữ cho văn minh, tiện lợi.
Những tài liệu văn hoá bằng chữ Quốc ngữ được phổ biến rộng rãi. Sự tiếp xúc với t ế
i ng Pháp, văn học, văn hoá Pháp đã dẫn đến sự hình thành nền báo
chí, nền văn xuôi Việt Nam hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Sự tiếp xúc này nằm trong âm
mưu chính trị của nhà cầm quyền, muốn tăng ảnh hưởng của tiếng Pháp, văn hoá Pháp thay
thế tiếng Hán, văn hoá Hán đang hiện hữu trong xã hội Việt Nam. Mặc dù vậy, tiếng Việt
không những không chịu ảnh hưởng tiêu cực của tiếng Pháp mà đã chủ động chọn những
điểm thuận lợi về mặt cấu trúc ngữ pháp, từ vựng để hoàn thiện, phát triển hơn. Văn học
Việt Nam đã tiếp thu những tư tưởng nhân văn của nền văn học Pháp, đổi mới tư tưởng,
quan điểm thơ ca và có những cách tân về cách diễn đạt, từ vựng, ngữ pháp,...
Trong thời kì này, tiếng Việt đã xuất hiện một số th ậ
u t ngữ khoa học. Hệ thống thuật
ngữ chuyên dùng trong tiếng Việt được xây dựng theo một số cách thức như: Phiên âm
thuật ngữ khoa học của phương Tây (acide →axit, amibe → amip,…); vay mượn thuật ngữ
gốc Hán (khí quyển, sinh quyển, quần xã, môi trường, môi sinh,...); dịch ý hoặc sao phỏng 5
từ ngữ Hán để đặt thuật ngữ thuần Việt (vùng trời thay không phận, vùng biển thay cho hải
phận, máy bay thay phi cơ),…
Nhìn chung, tiếng Việt ngày càng hoàn chỉnh hơn, tinh tế hơn trên nhiều phương diện:
khoa học, văn học, nghệ th ậ
u t, chính trị, đời sống,… Nhờ sức sống, bản sắc bền bỉ đó mà
tiếng Việt đã trở thành một ngôn ngữ hoàn chỉnh vào những năm đầu thế kỉ 20.
1.2.5. Tiếng Việt thời kì sau Cách mạng tháng Tám đến nay
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam độc lập được thành
lập. Lần đầu tiên, tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ mang tính chính thức của quốc gia,
được sử dụng trong mọi hoạt động chính trị, xã hội. Tiếng Việt đã có những bước phát triển
mạnh mẽ, vượt bậc để đáp ứng những yêu cầu xã hội đặt ra: Hệ thống ngữ âm tiếng Việt
được chuẩn hoá; từ vựng tiếng Việt được bổ sung nhiều từ ngữ mới, hệ thống thuật ngữ
khoa học-kĩ thuật,...; các phong cách chức năng ngôn ngữ có sự phân hóa,... Tiếng Việt đã
đạt đến tính hệ thống, hiệu quả, phù hợp với tập quán sử dụng ngôn ngữ của người Việt. 1.3. C ữ
h viết tiếng Việt
Theo dòng lịch sử, người Việt đã sử dụng 3 loại chữ viết, đó là: chữ Hán, chữ Nôm
và chữ Quốc ngữ. Loại chữ hiện nay được gọi là chữ Quốc ngữ.
- Chữ Hán: Do ảnh hưởng hơn 1000 năm Bắc thuộc, người Việt đã sử dụng chữ Hán
-loại văn tự ngoại lai- chủ yếu trong lĩnh vực chính trị. Tuy nhiên, người Việt luôn tìm cách Việt hoá chữ Hán.
- Chữ Nôm: Khi ý thức tự chủ tự cường của dân tộc lên cao, đòi hỏi cần có một t ứ h
chữ viết riêng của dân tộc, người Việt đã sáng tạo chữ Nôm. Chữ Nôm thể hiện ý thức chủ
quyền về nền văn hiến dân tộc, diễn đạt tâm tư người Việt và niềm tự hào dân tộc. Ví dụ:
Chữ 喃 “nôm” được tạo thành từ bộ khẩu 口 và chữ “nam” 南; chữ 咹 “ăn” được tạo
thành từ bộ khẩu口 và chữ “an” 安.
- Chữ Quốc ngữ: Chữ Quốc ngữ do các giáo sĩ phương Tây đến truyền giáo sáng
tạo ra. Chữ Quốc ngữ được xây dựng theo nguyên tắc ghi âm, sử dụng con chữ La-tinh -
loại chữ được dùng phổ biến ở châu Âu từ lâu, rất thuận tiện cho việc ghi chép và lưu hành
sử dụng. Chữ Quốc ngữ cũng có nhược điểm là chưa hoàn toàn tuân theo nguyên tắc ghi
âm tỉ lệ 1: 1. Có trường hợp một âm vị ghi bằng một con chữ, ví dụ: âm /k/ “cờ” được ghi
bằng 3 con chữ c, k, q; âm /ŋ/ “ngờ” được ghi bằng 2 con chữ ng, ngh. Có trường hợp một
con chữ lại có 2 cách phát âm khác nhau, ví dụ: con chữ g dùng ghi âm /z/ “dờ” trong giết,
gì, ghi âm /ɣ/ “gờ” trong gà, gô. Tuy nhiên, chữ Quốc ngữ giàu sắc thái biểu cảm, thể hiện
niềm tự hào dân tộc. Chữ Quốc ngữ cũng là ngôn ngữ của một quốc gia tự do 6
Sự hình thành nên chữ viết ngày nay là cả một quá trình phát triển lâu dài của dân
tộc, Việt hoá dần các loại c ữ h theo ch ề
i u dài lịch sử xã hội Việt Nam.
Tóm lại, để làm rõ tình thế ngôn ngữ (tức thế tương quan giữa các ngôn ngữ, văn tự
có sự tiếp xúc với nhau), chúng tôi giới thiệu cách phân kì lịch sử phát triển tiếng Việt của
tác giả Nguyễn Tài Cẩn như sau (dẫn theo [3, tr.19]):
A) Giai đoạn Proto Có 2 ngôn ngữ: tiếng Hán (khẩu ngữ Vào khoảng thế kỉ Việt
của lãnh đạo) và tiếng Việt VIII, IX 1 văn tự: c ữ h Hán B)
Giai đoạn tiếng Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt (khẩu ngữ Vào khoảng thế kỉ Việt tiền cổ
của lãnh đạo) và văn ngôn Hán X, XI, XII 1 văn tự: c ữ h Hán C)
Giai đoạn tiếng Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn ngôn Vào khoảng thế kỉ Việt cổ Hán XIII, XIV, XV, 2 văn tự: c ữ h Hán, chữ Nôm XVI
D) Giai đoạn tiếng Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn ngôn Vào khoảng thế kỉ Việt trung đại Hán XVII, XVIII và
3 văn tự: chữ Hán, chữ Nôm và chữ nửa đầu thế kỉ XIX Quốc ngữ E)
Giai đoạn tiếng Có 3 ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Việt Vào thời gian Pháp Việt cận đại và văn ngôn Hán thuộc
4 văn tự: Pháp, Hán, Nôm, Quốc ngữ
G) Giai đoạn tiếng Có 1 ngôn ngữ: tiếng Việt Từ 1945 trở đi Việt hiện đại 1 văn tự: c ữ h Quốc ngữ
2. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
Loại hình được hiểu là tập hợp những sự vật, hiện tượng cùng có chung những đặc
trưng cơ bản nào đó. Qua đối chiếu, so sánh, các nhà ngôn ngữ học đã nhận thấy một số
ngôn ngữ không cùng nguồn gốc nhưng có những đặc trưng cơ bản trên các bình diện ngữ
âm, vựng, ngữ pháp giống nhau. Dựa vào sự giống nhau đó, trong đó sự giống nhau về
những đặc điểm kết cấu ngữ pháp giữ vai trò chủ đạo, các nhà ngôn ngữ xếp các ngôn ngữ
trên thế giới vào bốn loại hình ngôn ngữ: loại hình đơn lập như tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng
Hán,...; loại hình ngôn ngữ chắp dính như tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên, tiếng Thổ Nhĩ
Kì,…; loại hình ngôn ngữ hoà kết như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Hi Lạp,...và
loại hình ngôn ngữ đa tổng hợp như một số ngôn ngữ ở Nam Mĩ và Đông Xi-bê-ri,… 7
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, có những đặc điểm cơ bản sau:
2.1. Từ tiếng Việt có tính phân tiết
Tính phân tiết của từ tiếng Việt có nghĩa là từ được phân tách thành các âm tiết (còn
gọi là các tiếng) rõ ràng, tách bạch. Tiếng là đơn vị phát âm nhỏ nhất mà người Việt dễ
dàng nhận biết. Ví dụ: Hai câu thơ “Trăm năm trong cõi người ta/Chữ tài chữ mệnh khéo
là ghét nhau.” (Truyện Kiều) gồm một câu 6 tiếng, một câu 8 tiếng.
Đơn vị “tiếng” được mệnh danh là đơn vị “nhất thể tam ngôi”. Về mặt ngữ âm, mỗi
tiếng là một âm tiết, ví dụ: “tài” là một tiếng và cũng là một âm tiết. Về mặt ngữ nghĩa,
một tiếng có nghĩa có thể là một từ đơn, ví dụ: bàn, ghế, buồn, vui,… Về mặt ngữ pháp,
tiếng là yếu tố cấu tạo từ, ví dụ: tiếng “sách” kết hợp tiếng “vở” tạo nên từ “sách vở”. Một
số tiếng mang nghĩa bổ sung, nghĩa ngữ pháp, nghĩa sắc thái hóa, nghĩa tiềm tàng… Ví dụ:
tiếng “khè” trong “vàng khè” bổ sung cho tiếng “vàng” về ý nghĩa chỉ sắc thái, mức độ của màu.
4.2. Từ tiếng Việt không biến đổi ề v hình thái
Các từ của Tiếng Việt không có sự thay đổi về hình thức ngữ âm và chữ viết dù ở vị
trí, chức năng nào trong câu. Ví dụ:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người (1) chín nhớ mười mong một người (2).
(Trích Tương tư - Nguyễn Bính)
Từ người (1) là chủ ngữ, còn người (2) là bổ ngữ cho động từ “mong”. Hình thức ngữ
âm và chữ viết của từ người k hông thay đổi ả c ở hai vị trí.
4.3. Quan hệ n ữ
g pháp và ý nghĩa ngữ pháp trong tiếng Việt biểu hiện qua trật tự
từ, hư từ và ngữ điệu
Trật tự từ trong tiếng Việt là sự sắp đặt từ theo thứ tự trước sau cũng biểu hiện quan
hệ ngữ pháp khác nhau. So sánh hai cụm từ: “bàn ba” và “ba bàn”, ta thấy “bàn ba” chỉ số
thứ tự, còn “ba bàn” chỉ số lượng. Sự khác nhau này do sự thay đổi về trật tự sắp xếp các
từ. Nói cách khác, trật t ự từ trong t ế
i ng Việt cũng mang nghĩa.
Hư từ không mang nghĩa từ vựng nhưng giúp thể hiện những ý nghĩa bổ sung về số
lượng, thời, thể, sở hữu, tình thái… Ví dụ: từ “những” trong “những con mèo” thể hiện ý
nghĩa số nhiều; từ “của” trong “sách của chị” thể hiện quan hệ sở hữu.
Ngoài ra, ngữ điệu trong tiếng Việt cũng mang nghĩa. Cùng một phát ngôn như “Giỏi
nhỉ!” nếu được nói với ngữ điệu khác nhau thì nội dung ý nghĩa cũng khác nhau. Nó có thể
là lời khen hoặc lời chê bai, mỉa mai. 8 9 BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1. Vẽ sơ đồ (infographic) về lịch sử phát triển của tiếng Việt, chữ Việt qua các thời kì
Bài 2. Chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương án nào diễn tả đầy đủ quan hệ họ hàng của tiếng Việt trong thời kì dựng nước?
A. Có quan hệ họ hàng với t ế i ng Mường
B. Có quan hệ họ hàng với t ế i ng Hán
C. Có quan hệ gần gũi với tiếng Mường, có quan hệ tiếp xúc với t ế i ng Hán
D. Không có quan hệ với ngôn ngữ nào
Câu 2: Dòng nào nêu đúng và đủ những nhóm ngôn ngữ cùng nhóm Việt Mường? A. Việt, Mường B. Việt, Mường, Nguồn C. Việt, Thái, Tày D. Việt, Pọng, Chứt
Câu 3: Chữ Quốc ngữ có ưu điểm gì? Chọn đáp án đầy đủ nhất.
A. Là thứ chữ ghi âm, không phụ th ộ u c vào nghĩa
B. Ghi được tất cả các âm thanh
C. Đọc bằng cách đánh vần D. Tất cả A, B và C
Câu 4: Đâu KHÔNG phải là cách Việt hóa tiếng Hán để phát triển tiếng Việt?
A. Giữ nguyên nghĩa, chỉ khác cách đọc
B. Rút gọn hoặc thay đổi trật ự t các yếu tố cấu tạo
C. Giữ nguyên cách đọc, thay đổi ề v nghĩa
D. Tạo âm đọc hay ý nghĩa mới không liên quan từ Hán.
Câu 5. Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp trong tiếng Việt được biểu thị bằng
những biện pháp nào? (Chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất)
A. Trật tự từ và hư từ
C. Ngữ điệu, trọng âm, hư từ
B. Trật tự từ, hư từ và ngữ điệu
D. Trọng âm, ngữ điệu, thanh điệu
Bài 3: Phân loại từ Hán Việt sau theo nghĩa chung của yếu tố Hán Việt:
a. lạc quan, liên lạc, mạch lạc, lạc thú, an lạc
a1. Yếu tố “lạc” có nghĩa là “vui” 10
a.2. Yếu tố “lạc” có nghĩa là “nối liền”
b. phong tước, phong (danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú), phong toả, phong bao
b1. Yếu tố “phong” có nghĩa là “trao tặng”
b2. Yếu tố “phong” có nghĩa là “đóng kín”
c. thủ quỹ, thủ lĩnh, thủ môn, thủ thành, thủ đô, thủ thư
c1. Yếu tố “thủ” có nghĩa là “đứng đầu”
c2. Yếu tố “thủ” có nghĩa là “giữ”
d. thiên vị, thiên kiến, thiên thần, thiên đàng, thiên hướng, thiên nhiên
d1. Yếu tố “thiên” có nghĩa là “lệch về một phía”
d2. Yếu tố “thiên” có nghĩa là “trời”
e. trung thành, trung thực, trung hoà, trung trinh, trung bình, trung lập
e1. Yếu tố “trung” có nghĩa là “trung thành, làm hết ổ b n phận”
e2. Yếu tố “trung” có nghĩa là “ở giữa”
Bài 4: Đọc ngữ liệu sau theo những cách khác nhau để thấy sự thú vị của tiếng Việt
Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời
Thú vui thơ rượu chén đầy vơi
Hoa cài giậu trúc cành xanh biếc
Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi
Qua lại khách chờ sông lặng sóng
Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người
Xa ngân tiếng hát đàn trầm bổng
Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười. (Khuyết danh)
Hãy đọc bài thơ trên theo các cách khác nhau:
a. Ðọc ngược bài gốc từ dưới lên: Cười mỉm mắt ai bóng thướt tha….
b. Bỏ hai tiếng đầu mỗi câu trong bài gốc: Cảnh xuân ánh sáng ngời….
c. Bỏ hai tiếng cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên: Mắt ai bóng thướt tha…
d. Bỏ ba tiếng cuối mỗi câu trong bài gốc: Ta mến cảnh xuân…
e. Bỏ ba tiếng đầu mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên: Cười mỉm mắt ai…
g. Bỏ bốn tiếng đầu mỗi câu trong bài gốc: Ánh sáng ngời…
h. Bỏ bốn tiếng cuối mỗi câu trong bài gốc, đọc ngược từ dưới lên: Bóng thướt tha… 11