-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài liệu về Thu hút đầu tư vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hiện nay | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Đầu tư quốc tế là quá trình vận động của nguồn lực vốn (tư bản) từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm mục đích thu được lợi ích lớn hơn chi phí ban đầu bỏ ra. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kế hoạch kinh doanh 3 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Tài liệu về Thu hút đầu tư vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hiện nay | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Đầu tư quốc tế là quá trình vận động của nguồn lực vốn (tư bản) từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm mục đích thu được lợi ích lớn hơn chi phí ban đầu bỏ ra. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kế hoạch kinh doanh 3 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
I. Cơ sở lí luận.
- Đầu tư quốc tế là quá trình vận động của nguồn lực vốn (tư bản) từ quốc gia này
sang quốc gia khác nhằm mục đích thu được lợi ích lớn hơn chi phí ban đầu bỏ ra.
- Có 4 hình thức đầu tư quốc tế: Viện trợ phát triển chính thức (ODA), Đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI), Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI), Đầu tư theo hình thức vay thương mại.
- Theo IMF, FDI “là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài của nhà đầu tư tại 1
doanh nghiệp ở nước khác với nước của nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư phải có vai
trò ý nghĩa quyết định trong quản lí doanh nghiệp”.
Theo PL VN (Luật Đầu tư 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan), đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào VN vốn bằng các loại tài
sản hữu hình hoặc vô hình để tiến hành các hoạt động đầu tư và nhà đầu tư phải tham
gia quản lí hoạt động đầu tư. * Đặc điểm của FDI:
- Nhà đầu tư (các thể nhân, pháp nhân có vốn đầu tư) không phải là chủ thể của nước nhận vốn đầu tư.
- Chủ đầu tư nước ngoài (bên nước ngoài) phải góp 1 lượng vốn lớn hơn mức tối thiểu
mà pháp luật nước chủ nhà quy định. VD: VN trước đây quy định mức tối thiểu này là
30% vốn pháp định của sự án đầu tư, 1 số nước quy định 20-25%, nhiều nước phát
triên như Hoa Kì quy định 10%, thậm chí có nước chỉ quy định 5% như Nam Tư cũ.
- Tính chất trực tiếp tham gia quản lí dự án đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có quyền
tham gia trực tiếp dự án đầu tư với mức độ tùy theo tỉ lệ góp vốn.
- Hành vi thực hiện FDI có thể rất khác nhau như: đầu tư thành lập doanh nghiệp mới,
mở rộng các doanh nghiệp FDI sẵn có, mua cổ phiếu của doanh nghiệp nội địa vượt
quá giới hạn phận định FDI với đầu tư mua cổ phiếu thông thường (FPI), cho vay dài
hạn kèm theo các điều kiện kiểm soát...
- Kết quả sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư hoàn toàn tùy thuộc vào thị trường,
khả năng kinh doanh của nhà đầu tư và được phân chia cho các chủ đầu tư theo tỉ lệ góp vốn..
Như vậy, FDI là 1 kênh đầu tư nước ngoài thuộc nhóm đầu tư tư nhân. FDI có thể
được thực hiện thông qua việc bỏ vốn tài chính hoặc phi tài chính để thành lập 1
doanh nghiệp mới hoặc mua lại những doanh nghiệp đang hoạt động. Hình thức pháp
lí của doanh nghiệp FDI tùy theo từng nước quy định những thông thường là 2 hình
thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. * Tác động của FDI:
- Đối với chủ đầu tư:
Tác động tích cực: giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các TNCs (Transnational
Corporation có nghĩa là Công ty xuyên quốc gia hoạt động trong lĩnh vực kinh tế), khắc phục
xu hướng lợi nhuận bình quân giảm dần, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh;
Kéo dài chu kì sống của sản phẩm khi ở thị trường trong nước đã chuyển sang giai
đoạn suy thoái, do đó giúp cho các nước đầu tư tăng doanh số sản xuất ở nước ngoài,
phát huy các lợi thế so sánh của mình;
Phá vỡ hàng rào thuế quan của các nước có xu hướng bảo hộ, khi thuế bảo hộ cao có
thể đầu tư tổ chức sản xuất và bán sản phẩm với giá cao hơn giá trên thị trường thế giới;
Bảnh trướng ảnh hưởng kinh té và chính trị
Tác động tiêu cực: Vốn đầu tư chảy ra nước ngoài có khả năng làm giảm tăng trưởng
GDP và việc làm quốc gia;
Khi các công ty lớn đầu tư ra nước ngoài sản xuất những mặt hàng cùng loại sẽ tạo
nên khả năng cạnh tranh mới giữa các doanh nghiệp ngoài nước với chính doanh
nghiệp trong nước, thậm chí cạnh tranh với chính doanh nghiệp đầu tư.
- Đối với nước nhận đầu tư:
Tác động tích cực: Giúp các nước tiếp nhận vốn đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế
đạt tăng trưởng kinh tế( FDI là kênh vốn nước ngoài nhưng do chủ đầu tư tự quản lí
và thu hồi vốn, do đó nước chủ nhà không phải đi vay và hoàn trả vốn, hiệu quả đàu tư
thường đạt cao hơn các loại đầu tư gián tiếp);
Giải quyết việc làm; Năng động háo nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các doanh
nghiệp thông qua việc trao đổi công nghệ, kĩ năng, kinh nghiệm quản lí, văn hóa kinh
doanh; Tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán;
Đối với các DCs (“Distributed Control System” trong tiếng anh, được dịch nghĩa là “hệ thống
điều khiển phân tầng”), FDI còn có tác động giúp học tập kinh nghiệm quản lí, đổi mới
công nghệ thích nghi với thị trường thế giới.
Tác động tiêu cực: Nhà đầu tư nước ngoài có thể kiểm soát thị trường địa phương,
làm mất tính độc lập, tự chủ về kinh tế, phụ thuộc ngàng càng nhiều vào nước ngoài;
Đây chính là công cụ phá vỡ hàng rào thuế quan bảo hộ, làm mất tác dụng của công cụ thuế quan;
Tạo cạnh tranh giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong
nước, có thể dẫn đến suy giảm sản xuất của các doanh nghiệp trong nước;
Đầu tư FDI, nhất là của các TNCs, có thể sẽ gây nên những vấn đề phức tạp mới về
chuyển giao các công nghệ quá hiện đại mà không phù hợp;
Lợi nhuận thu được có xu hướng chuyển ra nước ngoài, làm giảm tiềm lực phát
triển kinh tế lâu dài;
Các nước phát triển có xu hướng chuyển giao các công nghệ lạc hậu sang các nước
nhận đầu tư; Góp phần làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội mới như phân hóa đội ngũ
cán bộ, “chảy máu chất xám”, tham nhũng, hối lộ...
* Các hình thức đầu tư FDI:
- Buôn bán đối ứng: là hình thức đơn giản nhất của FDI và chỉ áp dụng đối với những
nước có chính sách hạn chế nhập khẩu và hạn chế đầu tư chặt chẽ. Theo hình thức
này, bên ngoài thường cung cấp thiết bị, vật tư khan hiếm cho 1 doanh nghiệp trong
nước, để đổi lại bên nước ngoài sẽ nhận được những hàng hóa của nước chủ nhà,
thường là nông sản có khả năng tiêu thụ trên thị trường thế giới. Ở VN, hình thức này
được áp dụng trước khi có Luật Đauù tư nước ngoài 1987 và đến nay hầu như không sử dụng nữa.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là hình thức đầu tư, theo đó bên nước ngaoif và bên
chủ nhà cam kết thực hiện nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi tương ứng ghi trong
1 hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Liên doanh: là hình thức thành lập 1 doanh nghiệp giữa 1 hoặc 1 số bên nước ngoài
với 1 hoặc 1 số bên của nước chủ nhà để dầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: theo hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài
thành lập 1 pháp nhân mới theo luật pháp nước chủ nhà. Doanh nghiệp này thuộc
quyền sở hữu 100% của nhà đầu tư nước ngoài - BOT, BTO, BT
* 1 số hình thức tổ chức đầu tư FDI:
- Khu chế xuất là các khu vực chuyên biệt, được giới hạn về hành chính và địa lý,
được chính phủ các nước thành lập, có chế độ thương mại quốc tế đặc biệt nhằm thu
hút đầu tư nước ngoài.VN hiện nay có rất nhiều khu chế xuất như Tân Thuận, Linh Trung... - Khu công nghiệp - Khu là
công nghệ cao 1 hình thức đặc biệt của khu công nghiệp, chuyên thu hút đầu
tư của các doanh nghiệp có sự kết hợp giữa sản xuất trình độ công nghệ cao với các
hoạt động nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ. Hiện nay ở VN đã có Quyết
định thành lập 2 khu công nghệ cao ở Hòa Lạc và Thủ Đức.
- Khu kinh tế tự do là những khu vực địa lý khá rộng có dân cư sinh sống, có ranh
giới địa lý xác định và được hưởng 1 quy chế ưu đãi riêng về các chính sách kinh tế
liên quan đến thương mại và đầu tư, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và kích thích
phát triển kinh tế. Hiện nay, VN đã có Quyết định thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai
(Quảng Nam) và đang nghiên cứ thành lập 1 vài khu kinh tế tự do nữa.
II. Vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.
2.1 Thực trạng thu hút vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2021
Vốn FDI thực hiện bình quân ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2019 chiếm trên 23% trong
tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội. Tỷ trọng bình quân GDP của khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài giai đoạn này chiếm 19,8% trong tổng GDP của toàn bộ nền kinh
tế; thu hút gần 5 triệu lao động; tạo ra lợi nhuận cao nhất khi chiếm trên 42% trong
toàn bộ khu vực doanh nghiệp.
Hiệu quả đầu tư kinh doanh của khu vực FDI thể hiện qua các chỉ tiêu như hiệu suất
sinh lợi trên tài sản (ROA) và hiệu suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) đều cao
hơn nhiều so với khu vực kinh tế được thực hiện bởi nguồn vốn trong nước.
Giai đoạn 2016 - 2019: Quy mô dự án về tổng số vốn đăng ký, tổng số vốn thực hiện
và số dự án tăng đều qua các năm. Về vốn đăng ký, tính đến năm 2019, ở Việt Nam có
3.883 dự án đăng ký đầu tư với số vốn là 38.020 triệu USD, tăng 214% số lượng dự
án đăng ký và tăng 91,2% số vốn đăng ký so với năm 2010.
Về vốn thực hiện, năm 2019, tổng số vốn đạt q triệu USD được thực hiện đầu tư vào
Việt Nam, tăng 85,3% so với năm 2010, đây là số vốn thực hiện cao nhất trong giai đoạn 2010 - 2019.
Tuy nhiên, từ năm 2019, dưới tác động của đại dịch COVID, nguồn vốn FDI có xu
hướng giảm cả về vốn đăng ký và dự án cấp mới. Năm 2020, tổng vốn FDI đăng ký
cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 28,53 tỷ
USD, bằng 75% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn thực hiện của dự án FDI là 19,98 tỷ
USD, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2020, cả nước có 33.070
dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 384 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 231,86 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Điểm nhấn trong năm 2020 là mặc dù số dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư là 1.140
lượt, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng vốn đầu tư điều chỉnh tổng vốn
đăng ký tăng thêm đạt trên 6,4 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Kết quả thu hút vốn FDI vào Việt Nam lạc quan hơn từ năm 2021. Theo đó, vốn FDI
đăng ký vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn
đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng 40,5%.
Riêng trong tháng 8/2021, thời điểm dịch COVID-19 còn diễn biến rất phức tạp,
nhưng với nhiều giải pháp ứng phó linh hoạt, nước ta đã thu hút đạt 2,4 tỷ USD vốn
FDI đăng ký, tăng 65% so với tháng 7/2022.
Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam trong năm 2021 ước đạt 19,74 tỷ USD, giảm 1,2% so
với năm 2020. Cả nước có 34.527 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 408,1
tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 251,6 tỷ USD,
bằng 61,7% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Số lượng dự án cấp mới, điều chỉnh và số lượt góp vốn mua cổ phần năm 2021 đều
giảm so với năm 2020, chủ yếu tập trung vào nhóm dự án quy mô nhỏ (dưới 5 triệu
USD và dưới 1 triệu USD). Như vậy, việc tăng vốn đầu tư cấp mới, vốn đầu tư điều
chỉnh và giảm số lượng dự án cho thấy, quy mô vốn đầu tư bình quân/dự án đầu tư
mới cũng như điều chỉnh đều tăng lên so với cùng kỳ năm 2020. Đây được coi là
những con số “ấn tượng” trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu đang sụt giảm
mạnh và có nhiều điều chỉnh do tác động từ đại dịch COVID-19.
Giải pháp để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hậu COVID-19
Để tiếp tục phát huy nguồn vốn FDI trong phát triển kinh tế Việt Nam hậu COVID-19,
thời gian tới cần triển khai các giải pháp sau:
Thứ nhất, rà soát, điều chỉnh kịp thời chính sách đầu tư nước ngoài cho phù hợp và
theo kịp với những biến động của kinh tế toàn cầu và những thay đổi trong chiến lược
thu hút doanh nghiệp FDI của các nước trên thế giới.
Đồng thời, tạo môi trường đầu tư kinh doanh cạnh tranh, thông thoáng, tháo gỡ các
khó khăn, vướng mắc về chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của
các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, đẩy nhanh quá trình cần thiết để đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại
bình thường, xóa bỏ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, lao động, củng cố
niềm tin và sự an tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư như rà soát, bổ
sung quỹ đất sạch, rà soát lại quy hoạch điện và đôn đốc triển khai các dự án điện.
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bổ sung chính sách và các biện
pháp để phát triển công nghiệp hỗ trợ, cải thiện thủ tục hành chính…
Thứ tư, Chính phủ cần xây dựng các quy định, tiêu chuẩn như bộ lọc mới nhằm lựa
chọn các nhà đầu tư nước ngoài có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường,
"Sản xuất xanh, phát triển xanh là xu hướng chung, xu hướng tất yếu mà Việt Nam
nên đi theo”. Lựa chọn các nhà đầu tư nước ngoài cũng cần phái có năng lực, khả
năng chống chịu với sức ép từ bên ngoài để phát triển bền vững và bảo đảm an ninh
quốc gia của đất nước.
Thứ năm, chủ động phối hợp với các cơ quan ngoại giao, các hiệp hội doanh nghiệp,
các công ty tư vấn, công ty luật, ngân hàng, quỹ đầu tư để tiếp cận lên danh sách các
doanh nghiệp đang quan tâm đến đầu tư tại Việt Nam để chủ động tiếp cận, trao đổi,
kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng ở nước ta.
Thứ sáu, khẩn trương hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả thể chế chính
sách quản lý, giám sát đầu tư nước ngoài phù hợp với quan hệ kinh tế mới, mô hình và
phương thức kinh doanh mới, bảo vệ thị trường trong nước. Đồng thời, tạo điều kiện
cho khu vực trong nước phát triển phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. .
Chú trọng tiếp xúc trực tiếp các nhà đầu tư lớn, hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo và
tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt nhu cầu của khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài sau các đợt đứt gẫy về nguồn lao động. .
Bên cạnh dạy kỹ năng nghề, cần đào tạo nâng cao kỷ luật lao động, các kỹ năng mềm,
khả năng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm để lao động Việt Nam vừa có kỹ năng nghề
cao và có tính chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp trong thời
kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0.