Tài Liệu: Việt Nam Trước Thềm Đổi Mới 1986 | Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Tài Liệu: Việt Nam Trước Thềm Đổi Mới 1986 | Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (PLT10A)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI TẬP NHÓM
Học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (PLT10A)
Đề tài: Việt nam trước thềm đổi mới
Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Mai Lớp : K24TCE
Sinh viên thực hiện
: Vũ Thảo Mi – 24A4010547
Đoàn Đỗ Bảo Ngọc – 24A4010619
Hoàng Thu Phương – 24A4010554
Nguyễn Học Anh Quân – 24A4010150
Nguyễn Hồng Quân – 24A4011342
Phạm Thị Như Quỳnh – 24A4010405
Hoàng Thành Tâm – 24A4011359 Hà Sỹ Thao – 24A4010515
Đào Thị Thu Thảo – 24A4011609
Lê Thị Ngọc Thảo - 24A4011613 HÀ NỘI - 12/2022
Áp dụng cho đào tạo trình
Tên học phần/ Mã học phần/ Số phần áp dụng
độ và phạm vi đánh giá: Tín chỉ BÀI TẬP NHÓM
Áp dụng cho bài kiểm tra LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN gồm 01 phần tương VIỆT NAM
tích luỹ học phần đối với đào ứng với chuẩn đầu ra học phần tạo đại học Chính quy Mã: PLT10A Số tín chỉ: 02 Nhóm 32
Họ và tên sinh viên/ Nhóm sinh viên/ Mã sinh viên Tên người đánh giá/ giảng
(có thể ghi danh sách sinh viên nếu áp dụng bài tập viên nhóm) (*) 1. Vũ Thảo Mi 1. 24A4010547 2. Đoàn Đỗ Bảo Ngọc 2. 24A4010619 3. Hoàng Thu Phương 3. 24A4010554 4. Nguyễn Học Anh Quân 4. 24A4010150 TRẦN THỊ MAI 5. Nguyễn Hồng Quân 5. 24A4011234 6. Phạm Thị Như Quỳnh 6. 24A4010405 7. Hoàng Thành Tâm 7. 24A4011359 8. Hà Sỹ Thao 8. 24A4010515 9. Đào Thị Thu Thảo 9. 24A4011609 10. Lê Thị Ngọc Thảo 10. 24A4011613
Ngày sinh viên nhận yêu
Thời điểm nộp bài Hạn nộp bài
cầu của BÀI TẬP LỚN của sinh viên Buổi học thứ 2 Buổi học thứ 7 Buổi học thứ 7 2 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................5 I.
Thực trạng Việt Nam giai đoạn 1975 – 1986:...............................................5 II.
Tình hình đất nước ta trước giai đoạn đổi mới:.............................................5
1. Chính trị:.......................................................................................................5
2. Văn hóa:........................................................................................................5
3. Giáo dục, y tế:...............................................................................................6
4. Kinh tế:.........................................................................................................6 III.
Những đột phá về tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam...................7 IV.
Tổng kết 10 năm cùng những hạn chế giai đoạn 1975 – 1986:.....................9
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................12 3 PHẦN MỞ ĐẦU
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày 30/4/1975, miền
Nam hoàn toàn giải phóng, nước Việt Nam độc lập thống nhất dưới sự lãnh đạo của
Đảng bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đối mặt với yêu cầu của thực tiễn
đặt ra là cần phải đối mới, đổi mới một cách toàn diện. Với sự nỗ lực, đoàn kết của
toàn dân cùng với Đảng trong từng thời kỳ trước, lấy mục tiêu phát triển kinh tế làm
nhiệm vụ hàng đầu, đã giúp nước ta bước tiến lên và có vị thế trên quốc tế. Việt Nam
bước sang 1 thời kỳ mới đó là Thời bao cấp. 4 PHẦN NỘI DUNG I.
Thực trạng Việt Nam giai đoạn 1975 – 1986:
Thời kỳ năm 1976 - 1986, đây là thời kỳ lịch sử đặc biệt của nước ta trước thời
kỳ Đổi mới - Thời kỳ bao cấp, xã hội Việt Nam sau chiến tranh thống nhất đất nước, vì
thế hoàn cảnh của Việt Nam rất khó khăn.
Tàn tích do chiến tranh để lại vô cùng lớn và chúng ta phải đương đầu với hai
cuộc Chiến tranh biên giới Tây Nam và Chiến tranh biên giới phía Bắc nên phải chi
tiêu rất nhiều cho quốc phòng.
Trong bối cảnh lịch sử đó, việc phân phối hàng hóa thiết yếu theo chế độ tem
phiếu của Chính phủ chính là biện pháp cần thiết để dồn nguồn lực cho sự nghiệp bảo vệ đất nước. II.
Tình hình đất nước ta trước giai đoạn đổi mới: 1. Chính trị:
Ngày 25/4/1976, Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong
cả nước. Từ ngày 24/6 đến ngày 3/7/1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống
nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội. Lấy tên nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
thủ đô là Hà Nội; Quốc huy mang dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng; Quốc ca là bài Tiến quân ca.Thành phố Sài
Gòn - Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo
cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.
Ngày 31/7/1977: Đại hội đại biểu các mặt trận ở hai miền Nam - Bắc họp tại TP. Hồ
Chí Minh quyết định thống nhất thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngày 18/12/1980,
Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 20/9/1977. Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. 2. Văn hóa:
Văn hóa được kiểm soát trong thời bao cấp, người dân ít được tiếp xúc với văn
hóa phương Tây. Các mảng về phim, văn học hay nhạc… đều được nhà nước kiểm
duyệt trước khi phát hành tới người dân. Nội dung thường gần gũi với quần chúng, tư
tưởng và quan điểm của Đảng và có giá trị nghệ thuật đem lại những giây phút thưởng
thức nghệ thuật thú vị cho người dân. Văn học nước ngoài chủ yếu của nước Nga Xô
Viết, văn học theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Văn học lãng mạn bị xem là tiêu cực ở 5 giai đoạn này.
Hồi đó, chưa có phim truyền hình mà chỉ có phim truyện nhựa, phim tài liệu.
Phim được chiếu tại các rạp chiếu bóng lưu động, rạp chiếu bóng hay phát trên truyền
hình trung ương. Ngoài ra còn có phim thương mại nhưng hiếm. Các phim nước ngoài
là phim Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Một số ít là phim Mỹ, Pháp, Anh và Ấn Độ…
Văn hóa chống mê tín dị đoan và chương trình phổ biến khoa học thường thức
tới người dân. Báo chí hoạt động theo tôn chỉ mục đích của Đảng, phục vụ nhân dân
gồm đa dạng các đối tượng. Báo chí được nhà nước bao cấp, không có quảng cáo. Các
văn nghệ sĩ được nhà nước trả lương giống công chức, hoạt động trong các cơ quan nhà nước. 3. Giáo dục, y tế:
Trong lĩnh vực giáo dục và y tế, thời bao cấp, giáo dục được phổ thông đại trà
tới các xã phường với trường cấp 1,2 và mẫu giáo. Công tác bổ túc văn hóa, xóa mù
chữ trong độ tuổi đi học cho người dân. Có trường bổ túc văn hóa cho cán bộ cơ sở.
Phong trào bình dân học vụ diễn ra sôi nổi.
Về mặt y tế, người dân không mất tiền khám chữa bệnh hay mua thuốc nhưng
điều kiện còn nhiều thiếu thốn. Người dân đi khám chữa bệnh, mua thuốc sau đó mang
hóa đơn về cơ quan hay bệnh viện thanh toán. Nhà nước viện trợ trang thiết bị y tế,
thuốc men... tuy nhiên điều kiện chữa trị vô cùng thiếu thốn.Các bệnh viện có các nhà
một tầng hoặc 3 tầng, với quy mô nhỏ. Bệnh viện cũng được Bộ y tế phân chỉ tiêu để thực hiện. 4. Kinh tế:
Thời kỳ 1976-1985: Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp
Thực hiện hai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là Kế hoạch 5 năm lần thứ
hai (1976-1980) và Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985), nhân dân Việt Nam đã đạt
được những thành tựu quan trọng: Khắc phục từng bước những hậu quả nặng nề của
chiến tranh; Khôi phục phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở
miền Bắc và xây dựng lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá.
Thời kỳ này, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính 6
dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt
động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu
pháp lệnh được giao. Tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm trong giai đoạn
1977-1985 tăng 4,65%, trong đó: nông, lâm nghiệp tăng 4,49%/năm; công nghiệp tăng
5,54%/năm và xây dựng tăng 2,18%/năm. Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế trong thời
kỳ này thấp và kém hiệu quả. Nông, lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng (chiếm
38,92% GDP trong giai đoạn này), nhưng chủ yếu dựa vào độc canh trồng lúa nước.
Công nghiệp được dồn lực đầu tư nên có mức tăng khá hơn nông nghiệp, nhưng tỷ
trọng trong toàn nền kinh tế còn thấp (chiếm 39,74% GDP), chưa là động lực để thúc
đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
Thương nghiệp quốc doanh phát triển nhanh chóng, hợp tác xã tuy ở thời kỳ
đầu xây dựng, nhưng đã có những bước vươn lên chiếm lĩnh thị trường, nhờ đó hạn
chế được nạn đầu cơ, tích trữ và tình trạng hỗn loạn về giá cả. Tổng mức bán lẻ hàng
hóa xã hội bình quân thời kỳ này tăng 61,6%/năm.
Kinh tế tăng trưởng chậm làm mất cân đối cung – cầu (thiếu hụt nguồn cung),
đồng thời do bị tác động bởi việc cải cách tiền lương vào năm 1985, là những nguyên
nhân dẫn đến chỉ số giá bán lẻ tăng rất cao, bình quân giai đoạn 1976-1985 chỉ số giá bán lẻ tăng 39,53%/năm. III.
Những đột phá về tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trong điều kiện tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động, đòi hỏi
Đảng và nhân dân ta phải suy nghĩ, tìm tòi con đường đổi mới để tháo gỡ khó khăn,
đưa đất nước đi lên. Từ những tìm tòi, sáng tạo ở địa phương, cơ sở, Đảng ta đã đề ra
những chủ trương có tính chất đổi mới từng phần. Những đổi mới này có ý nghĩa rất
lớn đối với đường lối đổi mới toàn diện, có vị trí rất quan trọng đối với quá trình phát
triển của cách mạng Việt Nam.
1. Bước đột phá đầu tiên
Bước đột phá mở đầu là Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6, khoá
IV (8/1979) với chủ trương bằng mọi cách “làm cho sản xuất bung ra”.
Hội nghị họp ra Nghị quyết bàn về những vấn đề cấp bách của tình hình kinh
tế-xã hội đất nước. Đây là bước đột phá đầu tiên của quá trình tìm tòi, cải tiến quản lý
kinh tế, thử nghiệm cách làm ăn mới. Hội nghị đã có những đổi mới tư duy quan trọng, 7
thể hiện trên những nội dung cơ bản về cơ chế quản lý kinh tế. Tư tưởng nổi bật của
Nghị quyết này là “làm cho sản xuất bung ra”, nghĩa là phải khắc phục những khuyết
điểm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, đề ra chủ trương phù hợp để
phát triển lực lượng sản xuất. Nghị quyết ra đời được nhân dân cả nước hồ hởi đón
nhận, bước đầu đã xuất hiện những điển hình về cách làm ăn mới phát huy tác dụng tích cực.
Tuy nhiên, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 còn có những hạn chế, những
giải pháp mà Hội nghị nêu ra chưa đủ sức tháo gỡ khó khăn. Sau một thời gian thực
hiện lại xuất hiện những khó khăn mới: Sản xuất bung ra nhưng không đúng hướng;
hàng lậu, hàng giả xuất hiện nhiều; giá cả ngày càng cao.
2. Bước đột phá thứ hai
Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6-1985) bàn về vấn đề giá, lương, tiền. Đây
được coi là bước đột phá thứ hai trong quá trình tìm tòi, đổi mới kinh tế của Đảng. Tại
Hội nghị này, Trung ương chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính
bao cấp, lấy giá lương tiền là khâu đột phá để chuyển sang cơ chế hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Thực chất, các chủ trương của hội nghị trung ương 8 đã thừa nhận sản xuất
hàng hóa và những quy luật sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân. Đây là một
bước đột phá lớn tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện nhưng lại mắc những sai
lầm như vội vàng đổi tiền và tổng điều chỉnh giá, lương trong tình hình chưa chuẩn bị
đủ mọi mặt. Cuộc điều chỉnh giá, tiền, lương đã làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế -
xã hội trầm trọng sâu sắc hơn.
3. Bước đột phá thứ ba
Hội nghị với “Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế”, đây
là bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế, đồng thời cũng là bước quyết định cho sự ra
đời của đường lối đổi mới của Đảng. Nội dung đổi mới có tính đột phá tập trung vào:
Cơ cấu sản xuất, cải tạo xã hội chủ nghĩa, cơ chế quản lý kinh tế.
Về cơ cấu sản xuất: Chủ trương điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư theo
hướng lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, công
nghiệp nặng phát triển cần có sự chọn lọc.
Về cải tạo xã hội chủ nghĩa: Đây là nhiệm vụ phải tiến hành thường xuyên, liên
tục trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tồn tại nhiều thành phần kinh tế với 8
kinh tế xã hội chủ nghĩa giữ vai trò chủ đạo. Lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp
trên quy mô cả nước cũng như từng vùng từng lĩnh vực phải đi qua những bước trung
gian quá độ từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến trung bình rồi tiến lên quy mô lớn
hơn. Nhận thức đúng đắn thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là nền kinh tế
có cơ cấu nhiều thành phần đó là sự cần thiết khách quan để phát triển lực lượng sản
xuất tận dụng các tiềm năng tạo thêm việc làm cho người lao động.
Về cơ chế quản lý kinh tế: Lấy kế hoạch làm trung tâm, sử dụng đúng đắn quan
hệ hàng hóa - tiền tệ làm cho các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất kinh
doanh phân biệt chức năng quản lý hành chính của nhà nước với chức năng kinh
doanh của các đơn vị kinh tế. Phân công, phân cấp bảo đảm các quyền tập trung thống
nhất của trung ương trong những khâu then chốt. Dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung
quan liêu, bao cấp, vận dụng quy luật giá trị, thực hiện cơ chế một giá.
Các bước đột phá trên là quá trình phản ánh sự phát triển nhận thức từ
quá trình khảo nghiệm, tổng kết thực tiễn, từ sáng kiến và nguyện vọng lợi ích của
nhân dân để hình thành đường lối đổi mới. IV.
Tổng kết 10 năm cùng những hạn chế giai đoạn 1975 – 1986:
Đảng đã khẳng định 3 thành tự nổi bật.
Thứ nhất, thực hiện thắng lợi chủ trương thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.
Thứ hai, đạt được những thành tựu quan trọng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba, giành thắng lợi to lớn trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế. Sai lầm khuyết điểm nổi bật là không
hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài,
sản xuất tăng chậm và không ổn định, nền kinh tế luôn trong tình trạng thiếu hụt,
không có tích lũy, lạm phát tăng cao và kéo dài.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội là do xây dựng
đất nước từ nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, bị bao vây, cấm
vận nhiều năm, nguồn viện trợ từ nước ngoài giảm mạnh , hậu quả nặng nề của 30
năm chiến tranh chưa kịp hàn gắn thì chiến tranh ở biên giới ở hai đầu đất nước làm
nảy sinh những khó khăn mới
Nguyên nhân chủ quan là do những sai lầm của Đảng trong đánh giá tình hình,
xác định mục tiêu, bước đi, sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế , sai lầm trong cải tạo xã 9
hội chủ nghĩa, trong lĩnh vực phân phối lưu thông duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp buông lỏng, chuyên chính vô sản trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội và
trong đấu tranh chống âm mưu thủ đoạn phá hoại nhiều mặt của địch. 10 PHẦN KẾT LUẬN
Sau năm 1975, đất nước đứng trước những khó khăn và thuận lợi cả trong và
ngoài nước, nhưng nước nhà đã được độc lập, thống nhất, tự chủ, cả nước quá độ lên
chủ nghĩa xã hội là thuận lợi cơ bản, là động lực để cả dân tộc thực hiện những nhiệm
vụ lớn trong thời bình, kiến thiết nước nhà. Vì vậy, qua việc tìm hiểu Việt Nam trước
thềm đổi mới, ta thấy rằng việc đổi mới, đi lên là vô cùng cấp thiết vào thời điểm lúc
bấy giờ. Và ta phải khẳng định rằng, Đảng và Nhà nước ta đóng vai trò quan trọng chủ
chốt trong việc lãnh đạo, chủ trương chuẩn bị, tiến hành đổi mới. Quyết định đổi mới
của Đảng ta năm 1986 được xem như là một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, trên tinh thần tiếp thu và đổi mới sáng tạo,
khắc phục những mặt hạn chế, Đảng ta đã đang và sẽ thực hiện những biện pháp hợp
lý và đúng đắn nhất phát triển đất nước ngày càng hùng mạnh, vững bền. 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình và bài tập môn Lịch sử Đảng Cộng cản Việt Nam – Khoa Lý luận
chính trị, Học viện Ngân hang.
2. Bài học từ đổi mới tư duy của Đảng năm 1986 (Báo điện tử Vietnam.net)
https://vietnamnet.vn/bai-hoc-tu-doi-moi-tu-duy-cua-dang-nam-1986- 819732.html?
fbclid=IwAR2NImIDiqgod_oZ3NHYVjwmE5suc5uCUeS_liKKQPhfY6bFTg A4rcSD8xA
3. 3 bước đột phá kinh tế trước thềm đổi mới của Đảng (1975-1986) (Youtube) – Trần Thanh Tuyền. https://www.youtube.com/watch?
app=desktop&v=gAk0PZPYmIk&fbclid=IwAR35HdTE6WWPrj88Y6K8v7a
M0afPfB1HZs6BNrIxAUtTRQeLMCs1_4mDq3o
4. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975-1976) (Loigiaihay.com)
https://loigiaihay.com/hoan-thanh-thong-nhat-dat-nuoc-ve-mat-nha-nuoc- c87a8456.html
5. Thời bao cấp - Giai đoạn lịch sử đáng nhớ của người Việt Nam (Vieclam123) – Lê Hồng Hạnh
https://vieclam123.vn/thoi-bao-cap-b309.html?
fbclid=IwAR0lY3Dmt1uTYlGk9H7sJ0twrZfk46YBgFWBAULRFAmmFCEiy BlBbRu3I3M
6. Văn Hóa Việt Nam Trước và Trong Thời Kỳ Đổi Mới (Youtube) – Trần Đỗ Xuân Phương https://www.youtube.com/watch?
app=desktop&v=X5yIIG9qkhs&feature=youtu.be&fbclid=IwAR0gwGUrhtUel
HH6Roo8qWz3KsYIdxaOhyNp_-LQ9-av7xFEAKD5lGwuAf4
7. Đường lối kinh tế của Đảng từ khi đất nước hoàn toàn giải phóng đến nay
(Trường đại học Lâm nghiệp) – VNUF 12
https://vnuf.edu.vn/duong-loi-kinh-te-cua-dang-tu-khi-dat-nuoc-hoan-toan-giai-
phong-den-nay.html?fbclid=IwAR0mTfzJAaj4qb-
ha6HUQF9rvpetkRASL7XJvyFbhPtwRznsC7s0byWbMn4
8. Những dấu ấn quan trọng về kinh tế - xã hội trong hành trình 75 năm thành lập
và phát triển đất nước qua số liệu thống kê (Tổng cục thống kê)
https://www.gso.gov.vn/su-kien/2020/09/23410/?
fbclid=IwAR0PaFSoc4tSfm4tICNgkrh7DZosye0OSg1BkCIgooA3UFszL6HH ppqL1qM 13