Tại sao mỗi sự vật — hiện tượng luôn là sự thống nhất của các mặt đối lập? Sự thống nhất này thể hiện như thế nào trong quá trình học đại học và trong đời sống xã hội | Câu hỏi ôn tập Triết học Mác - Lênin
Mỗi sự vật - hiện tượng luôn là sự thống nhất của các mặt đối lập vì hai mặt đối lập luôn tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau, Hai mặt đối lập là “sự phân đôi của cái thống nhất” nên tồn tại và vận động trong sự phụ thuộc lẫn nhau, theo chiều hướng trái ngược nhau và loại trừ lẫn nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên SV: ĐẶNG LÊ VIỆT BÌNH
MSSV: 21119173 Nhóm: Thomas Edison
Thông tin lớp học, môn học: Triet hoc ML_Nhom51_ChieuT6-tiet11.13 Bài làm
Câu 2: Tại sao mỗi sự vật — hiện tượng luôn là sự thống nhất của các mặt đối lập? Sự
thống nhất này thể hiện như thế nào trong quá trình học đại học và trong đời sống xã hội? T
rình bày câu trả lời :
- Mỗi sự vật - hiện tượng luôn là sự thống nhất của các mặt đối lập vì hai mặt đối lập luôn tạo
thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau.
+Hai mặt đối lập là “sự phân đôi của cái thống nhất” nên tồn tại và vận động trong sự phụ
thuộc lẫn nhau, theo chiều hướng trái ngược nhau và loại trừ lẫn nhau, tạo thành mâu thuẫn nội tại
của sự vật; nhưng đồng thời lại thống nhất với nhau.
+Nó được gọi là mặt đối lập bởi vì chúng chỉ tồn tại trong sự phụ thuộc lẫn nhau (sự tồn tại
của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm bước đệm để tồn tại và phát triển) và loại trừ lẫn
nhau (sự vận động của chúng đối lập trực tiếp với nhau).
+ Mâu thuẫn không chỉ là mối quan hệ giữa các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối
lập của một đối tượng hoặc giữa các đối tượng (thuộc sự vật và hiện tượng), mà còn là mối quan
hệ của đối tượng với chính nó. Nghĩa là mâu thuẫn còn là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập tạo nên sự tự vận động của một đối tượng.
+Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau, do đó nó luôn tạo nên những yếu tố tương
đồng giữa hai mặt đối lập, hay nói cách khác đó là sự " đồng nhất / thống nhất " của các mặt đối lập.
-Sự thống nhất này thể hiện:
+Trong đại học, học sinh phải hoàn thành học phí để có thể tiếp tục học tập và rèn luyện tại
trường. Nhưng nếu sinh viên vẫn muốn theo học, chính xác hơn là sẽ không bị đình chỉ học thì
sinh viên cần phải bổ sung học phí trong khoảng thời gian quy định. Đây chính là hai mặt đối lập,
ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau.
Học phí chính là phương thức tồn tại, quyết định việc sinh viên có thể tiếp tục theo học tại trường
hay không. Việc hoàn thành học phí ngoài là đối tượng mà còn là điều kiện tiên quyết giúp cho sự
tồn tại của việc tiếp theo học ở giảng đường.
+Trong xã hội, cụ thể là trong hoạt động kinh tế, mặt sản xuất và tiêu dùng là hai mặt đối
lập. Chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau. Sản xuất chính là việc tạo ra của
cải vật chất, sản phẩm để có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Còn tiêu dùng là mục
đích cuối cùng của việc sản xuất, tất cả những sản phẩm được sản xuất ra đều cần có người tiêu dùng.
Nếu như không có quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm tiêu dùng thì sẽ không thể có tiêu
dùng.Do đó sản xuất không chỉ là đối tượng của tiêu dùng mà nó còn quyết định về phương thức
tiêu dùng. Chúng có tính chất tương đồng và có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau từ đó tạo
điều kiện cho nhau cùng chuyển hóa, cùng phát triển. Chính vì thế mọi sự ràng buộc đều mang
tính thống nhất trong xã hội.
⇛ Đây chính là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập trong sự vật hiện tượng.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Kính gửi thầy,
Hôm trước mạng nhà em bị chập chờn nên không thể truy cập vào danh sách điểm danh để điền vào ô
O-6 với nội dung “Trong các nhóm đã trình bày, em hãy chọn ra BA BÀI BÁO CÁO mà mà cá nhân thích nhất?”.
Em cũng không kịp thời thông báo cho thầy nên chưa kịp vào điền lại. Em mong thầy thông cảm và bỏ qua cho em ạ. Em xin cảm ơn thầy!