-
Thông tin
-
Quiz
Tâm lí học lao động - Con người và môi trường | Trường Đại học Khánh Hòa
Tâm lí học lao động - Con người và môi trường | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Con người và môi trường (cnmt2021) 34 tài liệu
Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Tâm lí học lao động - Con người và môi trường | Trường Đại học Khánh Hòa
Tâm lí học lao động - Con người và môi trường | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Con người và môi trường (cnmt2021) 34 tài liệu
Trường: Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:







Tài liệu khác của Đại học Khánh Hòa
Preview text:
I. Khái niệm:
Mệt mỏi trong lao động là một quá trình sinh lý xảy ra khi lao động kéo dài hoặc
quá căng thẳng, biểu hiện khách quan là giảm khối lượng và chất lượng lao động,
biểu hiện chủ quan là cảm giác mệt mỏi,cảm giác này bị mất đi khi được nghỉ ngơi,
nếu không được nghỉ ngơi sẽ bị kiệt quệ sức khỏe. II. Nguyên nhân:
+ Một là do gánh nặng thể lực, tức là người lao động làm việc trong trạng thái tiêu
hao năng lượng lớn để giải quyết công việc.
+ Hai là do sự căng thẳng thần kinh, sự căng thẳng này do sự chú ý quá cao gây
nên hoặc các hiện tượng căng thẳng thần kinh cảm giác do không thỏa mãn với yếu
tố nào đó như: xung đột, cãi vã lẫn nhau, mâu thuẫn nội bộ.
+ Ba là sự đơn điệu trong lao động dẫn đến hiện tượng căng thẳng thần kinh cảm giác
+ Bốn là sự tổ chức lao động không tốt, đặc biệt là không có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý
+ Năm là các yếu tố tác động của môi trường khắc nghiệt làm cho cơ thể phải
chống đỡ lại dẫn đến sự mệt mỏi như: sự điều hòa thân nhiệt để chống lại môi
trường quá nóng, lạnh, sự nhiễm độc dẫn đến các hiệu ứng sinh lý làm cho mệt mỏi. III. Phân loại mệt mỏi:
Mệt mỏi có thể được chia thành 3 loại:
Sự mệt mỏi sinh lý: được đặc trưng bởi sự suy giảm nhất định các chức năng
sinh lý của con người lao động do công việc quá nặng nhọc và kéo dài.
Sự mệt mỏi tâm lý: được biểu hiện ở cảm giác mệt mỏi chủ quan do một
hoặc cả hai lý do là mệt mỏi sinh lý và hiện tượng căng thẳng thần kinh cảm giác gây nên.
Sự mệt mỏi nơi sản xuất: là sự mệt mỏi nói chung do bất kỳ nguyên nhân
nào gây ra, biểu hiện là sự giảm sút chất lượng, số lượng sản phẩm.
Ngoài ba loại cơ bản trên, chúng ta còn chú ý đến cách phân theo nguồn gốc của sự mệt mỏi.
+ Một là mệt mỏi cơ bắp do lao động chân tay với thể lực cao gây nên.
+ Hai là mệt mỏi trí óc do căng thẳng thần kinh gây nên do lao động trí óc quá lớn.
+ Ba là mệt mỏi cảm xúc do sự căng thẳng thần kinh cảm giác gây nên như: những
mâu thuẫn tập thể và gia đình, do chờ đợi thụ động. 4. Hậu quả:
Mệt mỏi có tác hại vô cùng to lớn như:
giảm khả năng làm việc
gây ra các tai nạn lao động, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. IV. Bảng biểu hiện
1. Hạ thấp khả năng lao động
- Bắt đầu: ở triệu chứng này, khi mới bắt đầu con người sẽ không có biểu
hiện nhiều ra ngoài, khó phát hiện
- Nhẹ: tới mức độ này, người lao động đã có thể nhận thấy được sự hạ thấp
khả năng lao động tuy nhiên nó không quá rõ ràng. Họ có thể sử dụng các
biện pháp như vận động nhẹ nhàng, ăn uống, nghỉ ngơi một lát để cơ thể
đạt trạng thái tốt nhất
- Trung bình: sự suy giảm khả năng lao động được nhận thức rõ ràng, bắt
buộc phải can thiệp một số biện pháp mạnh để duy trì được khả năng lao động
- Khó: khả năng lao động của con người giảm mạnh. Khi đó, các biện pháp
đã không còn quá hiệu quả. Người lao động cần tìm đến bác sĩ để xác
định rõ nguyên nhân, nghỉ ngơi một thời gian hoặc thay đổi môi trường làm việc mới.
2. Xuất hiện cảm giác mệt mỏi:
- Bất cứ người lao động nào khi phải làm những công việc nặng, tốn nhiều
sức lực thời gian đều xuất hiện cảm giác mệt mỏi.Đây được coi là bắt đầu
của mức độ mệt mỏi. Ví dụ như:cảm thấy mệt mỏi khi phải bê thùng tài
liệu quá nặng, làm việc liên tiếp 8 tiếng ko nghỉ,..
- Công việc của những người làm văn phòng không nặng về sức lao động
nhưng vẫn có những áp lực nặng đè lên trí óc gây ra sự mệt mỏi cho
người làm việc văn phòng.
- Công việc của người làm văn phòng thường ở mức vừa cho đến nhẹ.Nếu
người lao động có cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc khi làm
những việc vừa, trung bình hay ngay cả làm việc nhẹ thì mức độ của cảm
giác mệt mỏi đã ở mức nhẹ cho đến trung bình.Ở hai mức độ này việc có
cảm giác mệt mỏi khi lao động sẽ làm giảm hiệu quả và năng suất lao động
Triệu chứng này xuất hiện là do:_người lao động ko còn hứng thú với công việc
_Công việc ko phù hợp với năng lực.
Ví dụ:Một nhân viên văn phòng làm công tác văn thư, đảm nhận việc nhận công
văn, văn bản gửi đến công ty, xử lí giấy tờ; khối lượng công việc không nhiều
nhưng việc làm một công việc lặp lại hàng ngày và nhiều yếu tố khác gây cảm giác
chán nản cho nhân viên, khiến họ thường hay có cảm giác mệt mỏi.
- Khi cảm giác mệt mỏi khi lao động đạt tới mức độ nặng nhất thì làm bất
kì công việc nào người lao động cũng thấy mệt mỏi, dù là nặng hay
nhẹ.Điều này do rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể đến từ khách quan
và chính bản thân người lao động như:mất hứng thú với công việc,
chuyện gia đình, áp lực cuộc sống, môi trường làm việc không tốt,…
Ví dụ: anh A làm công việc văn phòng, khi đến công ty,ngay khi bắt đầu làm công
việc gì anh cũng có cảm giác mệt mỏi, làm việc uể oải.
3. Biến đổi cảm xúc
Trong cuốn hồi ký của James Watson vào năm 1968, Double Helix, về việc khám
phá cấu trúc của ADN, ông đã mô tả quá trình thay đổi cảm xúc mà chính ông và
cộng sự Francis Crick đã trải qua. Watson kể lại:
“Những giây phút đầu tiên cùng với mô hình AND thật không dễ chịu chút nào.
Khi hình ảnh của mô hình bắt đầu hiện ra ngày một rõ ràng hơn, nó đã vực chúng
tôi dậy. Thế nhưng khi chúng tôi nó trình bày trước các đồng nghiệp cũng là lúc
chúng tôi nhận ra có quá nhiều thứ cần phải được làm lại.
Và sau đó là những chuỗi ngày đen tối của những nghi ngờ và mất hết động lực…”
Từ ví dụ trên chúng ta cũng có thể hình dung được những mức độ của biểu hiện
mệt mỏi về biến đổi cảm xúc con người trong công việc: cũng giống như nhân viên
văn phòng, nếu nhân viên không thuận lợi tiến bộ trong công việc và đang trên đà
kiệt sức, thì sự mệt mỏi này có thể ngấm vào cuộc sống cá nhân của họ.
_khi bắt tay vào công việc , ban đầu nhân viên có thể cảm thấy 1 chút khó chịu ,
chán nản , giảm thích thú với công việc , không có tinh thần làm việcc , cảm thấy
thiếu động lực và sự hỗ trợ từ những đồng nghiệp xung quanh.
_Ở mức nhẹ thì có thể mất ổn định về khí sắc, nhưng đến mức độ trung bình họ có
thể nóng nảy hoặc cáu kỉnh với đồng nghiệp và có nguy cơ trở thành một phiên
bản kém thân thiện hơn của chính họ bên ngoài văn phòng. Điều này có thể khiến
họ mâu thuẫn với bạn bè và gia đình.
_Cuối cùng xét đến mức độ nặng thì nhân viên họ rất dễ kích thích mạnh hoặc bị
ức chế , khi họ trải qua lo lắng và căng thẳng kinh niên trong một thời gian dài, tâm
trí của họ có thể có xu hướng đi đến kết luận và đọc mọi tình huống bằng lăng kính tiêu cực.
4. Tăng cường ý chí để giữ khả năng làm việc
Tăng cường ý trí để giữ khả năng làm việc. ( Các mức độ)
- Bắt đầu : ở triệu chứng này, khi mới bắt đầu, con người sẽ không có biểu
hiện gì ra bên ngoài nên không cần có các biện pháp cũng như các tác động
để giữ khả năng làm việc.
- Nhẹ: Từ mức độ chưa cần thiết, tới đây thì người nhân viên đã phải cần các
biện pháp để có thể tiếp tục làm việc. Họ có thể cần đến các giải pháp: đề
nghị được nghỉ ngơi sau khi làm việc, hoặc được thay đổi tổ chức lao động,
tránh rơi vào tính đơn điệu.
- Trung bình: Người nhân viên buộc phải được can thiệp bởi các giải pháp để
duy trì được ngày công việc.
- Nặng: Các biện pháp sẽ không còn có tác dụng với con người, bằng chứng là
nếu được nghỉ ngơi hay thay đổi việc tổ chức lao động, vẫn sẽ có tình trạng
giảm tối đa khả năng làm việc.
5. Rối loạn giấc ngủ. Triệu Biểu hiện Mức độ mệt mỏi chứng Bắt đầu Nhẹ Trung bình Nặng Rối loạn Ngủ không
Khó ngủ Khó ngủ Buồn ngủ Mất ngủ
giấc ngủ đúng giờ giấc, nhiều ngày trằn trọc, khó ngủ, mệt mỏi.
Thống kê cho thấy 80% số bệnh nhân đến khám đều mắc rối loạn giấc ngủ, chủ
yếu là những người làm công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ, căng thẳng rất dễ bị
mắc bệnh này như các nhà quản lý, nhà kinh doanh, công nhân kỹ thuật, người làm
việc liên tục với máy tính, lái xe…
6. Hạ thấp khả năng lao động trí óc.
Biểu hiện: HẠ THẤP KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG TRÍ ÓC.
- Đó là tình trạng trí nhớ bị giảm sút, bị mất tập trung và thỉnh thoảng quên
không nhớ những việc mình chuẩn bị làm là gì. - Các mức độ:
+ Bắt đầu: không thấy biểu hiện gì
+ Nhẹ: khi đang làm một việc gì đó thì cảm thấy không thể tập trung để hoàn thanh nhanh được
+ Trung Bình: từ không thể tập trung vào công việc dần dần bạn trở nên
đãng trí, thỉnh thoảng quên đi những hành động mà mình chuẩn bị làm
+ Nặng: sự chú ý và trí nhớ của bạn bị giảm sút một cách rõ rệt, bị mất ngủ
và dễ phân tán sự chú ý.
V. BIỆN PHÁP CHỐNG LẠI MỆT MỎI: Cá nhân
“Làm việc nhiều giờ có thể làm tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và đột quỵ”- theo ILO-WHO
“Trong báo cáo phân tích toàn cầu lần đầu về tình trạng tử vong và sức khỏe do hai
căn bệnh này bắt nguồn từ làm việc nhiều giờ, WHO và ILO ước tính trong năm
2016, 398.000 người đã tử vong do đột quỵ và 347.000 người tử vong vì bệnh tim
do làm việc trên 55 giờ mỗi tuần.”
Từ dữ liệu thống kê thực tế ta thấy được các căn bệnh nặng bắt nguồn từ những
biểu hiện của các mức độ mệt mỏi khi làm việc quá nhiều, đặc biệt với đối tượng
là nhân viên văn phòng, ta cần phải có các biện pháp hợp lí với từng mức độ:
- Đầu tiên, khi mắc chứng mệt mỏi ở mức độ bắt đầu ta có thể hoàn toàn nhận biết
và kiểm soát được nó, điều đó thể hiện qua việc người có triệu chứng mệt mỏi ban
đầu nên xây dựng một chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lí để giữ cho mình không còn
căng thẳng và đạt hiệu quả công việc một cách tốt nhất.
- Khi mắc các biểu hiện ở mức độ nhẹ có thể do nhân viên đã làm việc mà không
chú ý đến sức khỏe dẫn đến hiệu suất công việc có thể bị giảm mà họ không để ý,
từ đó nhân viên lại càng làm việc nhiều thời gian hơn nhưng không cải thiện được
công việc, giải pháp cho vấn đề này là nhân viên nên tận dụng những ngày nghỉ
phép hoặc nghỉ an dưỡng để điều tiết lại tâm trạng.
- Sau 2 mức độ ban đầu thì những nhân viên mắc mức độ mệt mỏi trung bình lại
càng thấy rõ ràng hơn, có thể qua kết quả công việc hoặc qua giao tiếp hàng ngày.
Chính vì lao động trí óc kéo dài khiến tinh thần căng thẳng và khó kiểm soát được
tâm trạng của mình. Khi mắc những biểu hiện ở mức trung bình nhân viên cần nghỉ
ngơi có tổ chức và bổ sung các dinh dưỡng hợp lí.
- Cuối cùng khi nhân viên mắc chứng mệt mỏi ở mức độ nặng, luôn tự làm khó bản
thân và những người xung quanh thì nhân viên nên đi khám định kì để kịp thời có
biện pháp điều trị. Thời gian điều trị cũng phải được sắp xếp hợp lí phù hợp với
công việc của người lao động· Tổ chức tốt các khâu về gia đình, xã hội nhằm tạo ra
cuộc sống vui tươi lành mạnh để tái tạo sức lao động, đồng thời ngăn ngừa mệt mỏi. Công ty:
· Cơ giới hoá và tự động hoá trong quá trình sản xuất. Không những là biện pháp
quan trọng để tăng năng suất lao động, mà còn là những biện pháp cơ bản đề phòng mỏi mệt.
· Tổ chức lao động khoa học, tổ chức dây chuyền lao động và ca kíp làm việc hợp
lý để tạo ra những điều kiện tối ưu giữa con người và máy, giữa con người và môi trường lao động...
· Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động nhằm loại trừ các yếu tố có hại.
· Bố trí giờ giấc lao động và nghỉ ngơi hợp lý, không kéo dài thời gian lao động
nặng nhọc quá mức quy định, không bố trí làm việc thêm giờ quá nhiều.
· Coi trọng khẩu phần ăn của người lao động, đặc biệt là những nghề nghiệp lao động thể lực.
· Xây dựng tinh thần yêu lao động, yêu ngành nghề, lao động tự giác, tăng cường
các biện pháp động viên tình cảm, tâm lý nhằm loại những nhân tố tiêu cực dẫn
đến mệt mỏi về tâm lý, tư tưởng.