Tâm lý học quản lý- Nguyên tắc công khai dân chủ trong giao tiếp | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Đầu tiên ta cần tìm hiểu chung về giao tiếp và một số nguyên tắc trong giao tiếp tronghoạt động quản lý. Giao tiếp trong hoạt động quản lý: Giao tiếp là một hiện tượng xã hộicó liên quan và hiện diện hầu như trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Hiệu quảcủa giao tiếp ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động. Quản lý là một dạng hoạt độngđặc biệt của con người lấy giao tiếp làm phương tiện trong quá trình thực hiện công việc.Thông qua giao tiếp, con người tác động tương hỗ và phối hợp hành động với nhau. Giaotiếp trong hoạt động quản lý là quá trình trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, tri giác vàảnh hưởng lẫn nhau giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý và các đối tượng kháctrong quá trình thực hiện nhiệm vụ của tổ chức.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740413
NGUYÊN TẮC CÔNG KHAI DÂN CHỦ TRONG GIAO TIẾP
Đầu tiên ta cần tìm hiểu chung về giao tiếp và một số nguyên tắc trong giao tiếp trong
hoạt động quản lý. Giao tiếp trong hoạt động quản lý: Giao tiếp là một hiện tượng xã hội
có liên quan và hiện diện hầu như trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Hiệu quả
của giao tiếp ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động. Quản lý là một dạng hoạt động
đặc biệt của con người lấy giao tiếp làm phương tiện trong quá trình thực hiện công việc.
Thông qua giao tiếp, con người tác động tương hỗ và phối hợp hành động với nhau. Giao
tiếp trong hoạt động quản lý là quá trình trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, tri giác và
ảnh hưởng lẫn nhau giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý và các đối tượng khác
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của tổ chức.
Một số nguyên tắc giao tiếp trong hoạt động quản lý: Nguyên tắc trong giao tiếp là
những “điều luật” cơ bản, những tiêu chuẩn hành vi mà người thực hiện giao tiếp phải
tuân thủ một cách triệt để. Các nguyên tắc trong giao tiếp là chìa khóa mở ra những mối
quan hệ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động giao tiếp. Vấn đề cơ bản nhất là
chúng ta phải biết vận dụng các nguyên tắc đó vào trong những trường hợp cụ thể một
cách linh hoạt và chính xác thì mới hy vọng đem lại sự thành công. Điều này lại phụ
thuộc rất nhiều vào thái độ, kiến thức và kỹ năng của chúng ta khi giao tiếp. Muốn hoạt
động giao tiếp có hiệu quả thì cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Tôn trọng, bình đẳng trong giao tiếp
- Thấu cảm, đồng cảm trong giao tiếp
- Thiện chí trong giao tiếp
- Nguyên tắc công khai, dân chủ
Nguyên tắc công khai, dân chủ trong giao tiếp. Khái niệm về nguyên tắc công khai,
dân chủ trong giao tiếp: Đầu tiên, ta cần hiểu “công khai, dân chủ” là gì?. “Công khai”
nghĩa là không giữ kín, không che giấu hay là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố,
cung cấp thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất định. “Dân
chủ” ở đây có thể hiểu một cách đơn giản là một phương pháp ra quyết định tập thể trong
đó mọi thành viên đều có quyền ngang nhau khi tham gia ra quyết định. Dân chủ cũng
được hiểu là một hình thái nhà nước thừa nhận nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Từ
đó ta có thể thấy công khai, dân chủ trong giao tiếp nghĩa là công bố, cung cấp thông tin,
giải trình về tổ chức bộ máy, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong
khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tính dân chủ là đảm bảo
tôn trọng và thấu hiểu ý kiến, phẩm giá, tâm tư, nguyện vọng của các chủ thể có liên
quan. Sự ứng xử tinh tế, nhẹ nhàng dễ tạo nên bầu không khí thân mật, gần gũi, tin cậy lẫn nhau. lOMoAR cPSD| 45740413
Biểu hiện của nguyên tắc công khai, dân chủ trong giao tiếp bao gồm tính công khai:
Một là, nội dung rõ ràng, cụ thể, rành mạch. Hai là, được công bố rộng rãi cho mọi người
biết. Việc công bố thông tin cho mọi người được biết là một yêu cầu cơ bản và không thể
thiếu được trong việc xác định, đánh giá tính công khai, minh bạch. Ba là, thông tin thuận
tiện cho chủ thể có liên quan dễ dàng tiếp cận, truy cập. Đưa ra các kênh để thông tin
được công khai bằng nhiều cách khác nhau nhằm đảm bảo sự tiếp cận thông tin dễ dàng
cho các chủ thể. Bốn là, thông tin phải tin cậy được, phải lường trước được và có thể dự
đoán được, việc đưa ra thông tin phải đảm bảo nguồn thông tin chính xác. Hơn nữa, nội
dung các thông tin này phải dự liệu được những tình huống có thể phát sinh trên thực tế
và dự liệu được các giải pháp xử lý những tình huống này. Và tính dân chủ: Học sinh
được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch năm học của lớp; Công nhân được tham gia ý
kiến xây dựng kế hoạch, quyền lợi của mình đối với giám đốc của công ty; Cán bộ, nhân
viên được tham gia xây dựng kế hoạch của cơ quan, góp ý xây dựng cho lãnh đạo cơ
quan; Cử tri tham gia chất vấn Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân.
Cơ sở của nguyên tắc công khai, dân chủ: Nhu cầu được và hiểu rõ ràng chính xác sự
việc xảy ra trong công việc. Mọi chủ thể có liên quan được tiếp cận đầy đủ thông tin,
được biết, được tham gia vào hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Điều này làm tránh
sai lệch thông tin, gây hoang mang lo lắng tác động xấu đến các chủ thể dẫn đến ảnh
hưởng xấu tới hoạt động chung của cơ quan, tổ chức. Nguyên tắc công khai, dân chủ
trong giao tiếp đảm bảo quyền lợi, công bằng cho các chủ thể có liên quan.
Ý nghĩa của nguyên tắc công khai, dân chủ. Thứ nhất là tính công khai: Giúp đảm bảo
hoạt động của bộ máy các cơ quan, đơn vị, tổ chức phù hợp, tuân thủ đúng pháp luật,
đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan. Đảm bảo hoạt động của bộ máy được liên tục,
thông suốt, có tính hệ thống, thống nhất, liên tục và hiệu quả. Đảm bảo hoạt động của bộ
máy quản lý tuân thủ nguyên tắc thứ bậc và có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Đóng góp
vai trò rất quan trọng trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tạo sự chủ
động cho các bên liên quan khi tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội. Tạo môi
trường để giám sát, phản biện xã hội và đánh giá giúp hoạt động của các cơ quan, tổ chức
được hoàn thiện hiệu quả. Thứ hai là tính dân chủ, nhằm mở rộng quyền cho đối tượng
quản lý nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lý, phát huy khả năng tiềm
tàng của đối tượng quản lý trong quá trình hoạt động. Từ đó, giúp cho công tác quản lý
đạt được những hiệu quả tốt trong việc tăng hiệu quả hoạt động của công tác quản lý.
Giao tiếp dân chủ giải phóng tâm lý cấp dưới khỏi sức ép áp đặt của quyền lực, làm đầu
óc con người tỉnh táo, sức sáng tạo dể bùng phát, mang lại những hiệu quả to lớn trong công việc.
Thực tiễn ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vụ việc thiếu công khai, dân chủ dẫn đến
sai phạm như vụ việc tại Công ty Việt Á, không thực hiện tốt dân chủ cơ sở, công khai
minh bạch giá của kít test dẫn đến nhiều vi phạm phải xử lý thời gian qua. Để lại hậu quả lOMoAR cPSD| 45740413
nhiều cán bộ cấp cao, hàng loạt cán bộ CDC các tỉnh phải vướng vào vòng lao lý. Hay vụ
việc tại tập đoàn FLC: cựu chủ tịch Trịnh Văn Quyết tiến hành mua bán khối lượng lớn
mã cổ phiếu khi không có thông báo để thu lời bất chính hơn 530 tỷ đồng.
Một số biện pháp đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ: Một là hoàn thiện chính
sách về công khai, dân chủ phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước cũng như các
quy định, tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết. Hai là thực hiện nghiêm
túc quyền tiếp cận thông tin của các chủ thể liên quan cũng như xây dựng nền tảng thông
tin, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo quyền tiếp cận thông tin. Ba là tăng cường thực hiện
kiểm tra, thanh tra, giám sát và có các chế tài xử lý thích đáng với các vi phạm để đảm
bảo tính răn đe của pháp luật. Bốn là cần tạo hành lang pháp lý cho sự tham gia của các
cá nhân, tổ chức, cộng đồng xã hội, báo chí vào giám sát, thúc đẩy công khai, dân chủ.
Năm là tiến hành hội nghị, đối thoại giữa các bên liên quan, tiếp thu ý kiến và hoàn thiện
bộ máy quản lý, phương hướng hoạt động. Sáu là nâng cao nhận thức của toàn cộng đồng về công khai, dân chủ.
Tóm lại, nguyên tắc công khai, dân chủ nhằm đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật
trong mối quan hệ giữa các bên. Trong hoạt động quản lý, giao tiếp cũng cần có cách
thức nhằm gây thiện cảm với các đối tượng, nhất là phải đảm bảo dân chủ, công khai, gần
gũi với các đối tượng, qua đó làm cho họ được thoải mái, tự tin. Thực hiện tốt nguyên tắc
này trong giao tiếp quản lý sẽ rút ngắn khoảng cách giữa chủ thể quản lý và các đối
tượng. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo được sự nghiêm túc và tôn trọng lẫn nhau, giữ vững
tính lịch sự, giao tiếp có văn hóa, đồng thời tránh việc tự do, bình đẳng quá trớn. NHÓM 4 - Nguyễn Đức Anh - Nguyễn Như Quỳnh - Trì Thị Minh Thu - Vũ Việt Khánh