Tập đoàn Masan | Bài tập môn Marketing | Trường Cao đẳng thực hành FPT
Bài tập đề tài "Tập đoàn Masan" của Trường Cao đẳng thực hành FPT được biên soạn dưới dạng PDF gồm những kiến thức và thông tin cần thiết cho môn marketing giúp sinh viên có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học từ đó làm tốt trong các bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Marketing (MAR2023)
Trường: Trường Cao đẳng Thực hành FPT
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN MASAN ............................................................................. 1
1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp ........................................................................................ 1
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................................... 2
1.3. Sơ đồ cơ cấu,tổ chức bộ máy ................................................................................................ 3
1.4. Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm chính ........................................................................ 4
1.5. Hoạt động marketing và bán hàng trong doanh nghiệp .................................................... 5
1.5.1. Nhiệm vụ .......................................................................................................................... 5
1.5.2. Chức năng ........................................................................................................................ 6
CHƯƠNG 2: PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP MASAN ..... 9
2.1. Môi trường bên trong ............................................................................................................. 9
2.2. Môi trường bên ngoài ........................................................................................................... 11
2.2.1. Môi trường vi mô .......................................................................................................... 11
2.2.2. Môi trường vĩ mô .......................................................................................................... 13
2.3. Mô hình SWOT của tập đoàn Masan................................................................................. 15
2.4. Khái quát về sản phẩm ....................................................................................................... 17
2.4.1. Đặc trưng sản phẩm Nước Mắm Nam Ngư ............................................................... 18
2.4.2. Ứng dụng tiêu dùng của nước mắm ............................................................................ 18
2.5. Phân khúc thị trường và định vị sản phẩm ....................................................................... 19
2.5.1. Các cơ sở để phân khúc thị trường ............................................................................. 19
2.5.2. Các tiêu chí doanh nghiệp sử dụng để quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu
. .................................................................................................................................................20
2.5.3. Định vị sản phẩm ........................................................................................................... 21
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING 4Ps CỦA DOANH NGHIỆP MASAN ....................................22
3.1. Giới thiệu về chiến lược sản phẩm .................................................................................... 22
3.1.1. Danh mục sản phẩm hiện có của doanh nghiệp......................................................... 22
3.1.2. Bao bì của sản phẩm ..................................................................................................... 23
3.1.3. Sản phẩm của doanh nghiệp có sự điều chỉnh .......................................................... 24
3.1.4. Xác định giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm .................................................. 24
3.2. Chiến lược giá ...................................................................................................................... 25
3.2.1. Phương pháp định giá ................................................................................................. 25
3.2.2. Chiến lược định giá ...................................................................................................... 26
3.3. Chiến lược phân phối .......................................................................................................... 26
3.3.1. Kênh trực tiếp............................................................................................................... 27
3.3.2. Kênh gián tiếp............................................................................................................... 27
3.4. Chiến lược xúc tiến ............................................................................................................ 29
3.4.1. Quảng cáo ..................................................................................................................... 29
3.4.2. Quan hệ công chúng .................................................................................................... 30
3.4.3. Khuyến mại ................................................................................................................... 30
3.4.4. Khuyến mãi ................................................................................................................... 31
3.4.5. Kênh xúc tiến thương mại hiệu quả nhất của Masan trên thị trường................... 31
3.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả, không hiệu quả của kênh xúc
tiến thương mại hiện tại của Masan .................................................................................... 31
CHƯƠNG 4: MỐI QUAN HỆ GIỮA MARKETING VÀ BÁN HÀNG & LỘ TRÌNH CÔNG DANH ........... 33
4.1. Mối quan hệ giữa marketing và bán hàng trong doanh nghiệp .................................... 33
4.2. Lộ trình công danh............................................................................................................. 34
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN MASAN
1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp
• Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng MASAN
• Địa chỉ: Tầng 12, Toà nhà Mplaza Saigon, Số 39 Lê Duẩn- Phường Bến
Nghé- Quận 1- TP Hồ Chí Minh
• Số điện thoại:028-38109463
• Fax: (82.28) 38 109 863
Website: https://www.masanconsumer.com/ Hình ảnh doanh nghiệp: 1
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Năm Sự kiện 1996 Được thành lập 2000
Thành lập công ty CTCP Công nghiệp và XNK Minh Việt 2002
Sản phẩm đầu tiên của Masan được tung ra thị trường: Nước tương Chin-su 2003
Sáp nhập công ty Việt Tiến và công ty Minh Việt đổi tên thành CTCP
Công nghiệp – Thương mại Masan. Trong năm này tung ra thị trường
sản phẩm nước mắm cao cấp Chin-su 2007
Công ty giới thiệu một loạt sản phẩm như nước tương Tam Thái Tử,
nước mắm Nam Ngư và mì ăn liền Omachi 2008
CTCP Công nghiệp – Thương mại Masan đổi tên CTCP Thực phẩm Masan (Masan food) 2011
CTCP Thực phẩm Masan đổi tên thành CTCP Hàng tiêu dùng Masan(Masan consumer) 2015
Masan kí kết đối tác chiến lược với Singha asia Holdings Pte, Lte (Thái
Lan), tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống ra các nước ASEAN 2016
ANCO-đại diện cho Masan Group đã trở thành nhà đầu tư chiến lược của Vissan 2018
Masan Nutri-Science giới thiệu thành công ra thị thị trường thương hiệu thịt mát MEATDeli 2020
Masan Group thành lập Công ty The CrownX để vận hành và sở hữu
lợi ích kinh tế của Masan Group tại Vincommerce và
MasanConsumerHordings. Thư CrownX đã hình thành nên liên minh
tiêu dùng – bán lẻ hàng đầu Việt Nam, giúp tối ưu hai mảng kinh doanh
lớn nhất của tập đoàn này. 2
1.3. Sơ đồ cơ cấu,tổ chức bộ máy
Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị Ban giám đốc Các phòng ban Bộ Bộ Bộ phận Phòng Phòng phận phận phát quyền Phòng phát Phòng Ban Phòng phụ phát triển quyết nhân triển tài luật CNTT trách triển năng lực định lực sản chính sư thương năng cung vận phẩm Phòng Phòng bán marketing hàng 3
1.4. Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm chính
- Lĩnh vực hoạt động chính của Masan là sản xuất và kinh doanh thực
phẩm, trong đó sản phẩm nước mắm được coi là sản phẩm đặc trưng và
chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số của tập đoàn.
- Ngoài lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thực phẩm, Masan còn hoạt động
trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Cung cấp thịt heo, bò, gà, vịt và thủy sản Mì ăn liền, thịt hộp, súp, cháo, trứng muối, trà và cà phê 4 Wakeup, Compact, Vivant, Vĩnh Hảo, ….
1.5. Hoạt động marketing và bán hàng trong doanh nghiệp 1.5.1. Nhiệm vụ
*Nhiệm vụ của phòng marketing
• Xây dựng thương hiệu
• Nghiên cứu dự báo thị trường
• Triển khai chương trình phát triển sản phẩm mới
• Khôn khéo nhằm phân khúc thị trường và định vị thương hiệu
• Phát triển sản phẩm mới
• Chiến lược Marketing thương hiệu và sản phẩm
• Xây dựng và tiến hành chiến lược Marketing sản phẩm mới
• Xây dựng quan hệ tốt với Báo chí và Truyền thông
• Điều hành quản lý đào tạo nhân viên Marketing
*Nhiệm vụ của phòng Kinh Doanh 1. Nhiệm vụ tổng quát
• Nghiên cứu và triển khai
• Xây dựng chiến lược
• Lập kế hoạch và thực hiện
• Cung cấp thông tin, tài liệu
• Đề xuất chiến lược marketing 5 • Chịu trách nhiệm
2. Nhiệm vụ trong hoạt động quan hệ khách hàng
• Nghiên cứu xây dựng chính sách bán hàng
• Xác định mục tiêu , xây dựng kế hoạch bán hàng
• Tìm kiếm đối tác thích hợp để kêu gọi đầu tư
• Thu thập và quản lý một cách khoa học
3. Nhiệm vụ về việc tư vấn tài chính và phát triển Sản phẩm
• Tiến hành các hoạt động tư vấn tài chính, bao gồm dòng tiền, cấu trúc tài
chính,kiểm soát chi phí, công nghệ thông tin …
• Định kì cần thu nhập, nghiên cứu và phân tích thông tin chuyên ngành
• Thực hiện đánh giá hiệu quả kinh doanh của các dịch vụ , sản phẩm . Từ đó
tìm ra giải pháp cải tiến nâng cấp sản phẩm , dịch vụ. 1.5.2. Chức năng
*Chức năng của phòng marketing
• Lên ý tưởng, xây dựng và phát triển thương hiệu: Đây là chức năng quan
trọng của phòng marketing, giúp hình ảnh doanh nghiệp luôn nhất quán,
truyền tải đến khách hàng một cách rõ ràng và sẽ tạo được vị thế trên thị trường.
• Nghiên cứu và phát triển sản phẩm : Hiểu rõ được sản phẩm của mình và nhu
cầu của thị trường tiêu dùng , phòng Marketing sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra
được phương hướng tiêu thụ sản phẩm hiệu quả mà tiết kiệm được nhiều chị phí.
• Sáng tạo và thực hiện các chiến lược Marketing: Đây là nhiệm vụ khách hàng
thấu hiểu hơn về sản phẩm , lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp . Nhờ các 6
chiến lược này , hoạt động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được tăng cao.
• Thiết lập các quan hệ truyền thông : Đây là phương án xây dựng thương hiệu
bền vững và cũng là công cụ xử lý khủng hoảng mà doanh nghiệp có thể gặp
phải.Mục tiêu là tạo được hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp trong mắt công chúng.
• Quản lý nhân viên của từng bộ phận : Phòng Marketing có chức năng điều
hành nhân viên của bộ phận mình , lên kế hoạch làm việc , kiểm tra giám sát
và đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhân viên.
• Tham mưu với Ban giám đốc về từng chiến lược : Nhằm mang lại hiệu quả
tiêu thụ sản phẩm tốt nhất , phòng Marketing tham mưu với Ban giám đốc về
phương hướng phát triển Marketing . Phòng sẽ phối hợp với bộ phận khác
trong doanh nghiệp để triển khai phân phối sản phẩm , dịch vụ một cách năng suất nhất.
*Chức năng của phòng Kinh doanh
• Chức năng tham mưu : tham mưu , đưa ra ý kiến, đề xuất cho Ban giám đốc
của công ty về các vấn đề liên quan đến hoạt động phân phối sản phẩm , dịch
vụ của công ty ra thị thị trường sao cho hiệu quả và nhanh chóng nhất .
• Hướng dẫn, chỉ đạo : hoạt động nghiên cứu và phát triển các loại sản phẩm ,
dịch vụ mới hoặc là nghiên cứu cải tiến các sản phẩm , dịch vụ đã có để đáp
ứng nhu cầu thị trường nó sẽ góp phần mở rộng và phát triển thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp .
• Xây dựng và phát triển nguồn khách hàng : cần có phương án để phát triển
nguồn khách hàng tiềm năng mới cho doanh nghiệp .Đồng thời duy trì duy trì
và phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện có .
• Chức năng theo dõi , kiểm soát và báo cáo : Định kì phòng kinh doanh cần
lập báo cáo theo đúng quy định của doanh nghiệp . Báo cáo cần thể hiện đúng 7
tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty cũng như thể hiện các nhiệm vụ
và quyền hạn được giao của phòng kinh doanh .
• Chức năng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm : Phòng kinh doanh hỗ trợ Ban giám
đốc công ty toàn bộ vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản
phẩm,hàng hóa, dịch vụ của công ty như là thanh toán quốc tế , huy động
vốn, cho vay , bảo lãnh , tư vấn tài chính,liên doanh ,liên kết … 8
CHƯƠNG 2: PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN
PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP MASAN
2.1. Môi trường bên trong
Nguồn nhân lực: Năm 2013,tổng số lao động của công ty là 811.Trong đó,lao động
trên đại học là 14 người,lao động đại học là 286 người,cao đẳng là 110 người,có
trình độ trung cấp là 87 người,số còn lại là lao động phổ thông. Mục tiêu tuyển dụng
của Công ty là thu hút nhân sự có năng lực vào làm việc tại Công ty, đáp ứng nhu
cầu mở rộng kinh doanh. Tùy theo từng vị trí cụ thể mà Công ty đề ra những tiêu
chuẩn bắt buộc riêng. Tuy vậy, tất cả các chức danh đều phải đáp ứng yêu cầu cơ
bản như: trình độ chuyên môn, năng lực, tinh thần làm chủ, học hỏi, sáng tạo. Đối
với các vị trí quan trọng, các yêu cầu tuyển dụng khá khắt khe, với các tiêu chuẩn
kinh nghiệm công tác, khả năng lãnh đạo, tinh thần doanh nhân… Ngoài lực lượng
sẵn có tại đơn vị, Công ty cũng chú trọng bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao
để ngày càng phát triển bộ máy nhân sự, đáp ứng kịp thời sự đòi hỏi của quá trình
cạnh tranh và phát triển và còn tuyển các nhân sự nước ngoài để thực hiện các báo
cáo tài chính tiêu chuẩn quốc tế,
Hình ảnh công ty: Masan vươn lên thành tập đoàn tiêu dùng lớn nhất Việt Nam,
vốn hóa xấp xỉ 179.000 tỷ đồng.Sở hữu hệ sinh thái tiêu dùng, bán lẻ có sức cộng
hưởng lớn, cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan được VCSC và HSBC dự phòng giá
mục tiêu lần lượt 186.000 đồng và 200.000 đồng, cao hơn 23% - 32% thị giá hiện
tại. Trước đó, Bank of America (BofA) đã đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu MSN,
giá mục tiêu là 198.000 đồng.
Cơ cấu quản lý: Sự tăng trưởng bền vững chỉ có thể đạt được nhờ việc xây dựng
hệ thống và nền tảng vận hành tốt nhất. Khi tham gia vào một ngành,tập đoàn 9
Masan phát triển một chiến lược riêng cũng như các mô hình kinh doanh có thể
nhân rộng để vươn đến vị thế dẫn đầu thị trường trong từng lĩnh vực. Điều này cho
phép họ không ngừng đầu tư vào những hệ thống vận hành tốt nhất Trong những
năm qua, Tập đoàn Masan đã đầu tư phát triển những sản phẩm mới, xây dựng
thương hiệu, nhà máy sản xuất, mạng lưới phân phối và quan trọng nhất là nguồn nhân lực.
Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất, hệ thống dây chuyền sản xuất, các máy móc, thiết bị
của Masan được hiện đại hóa, cải tiến liên tục nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu sản
xuất, giảm thiểu các sản phẩm lỗi, rủi ro trong quá trình sản xuất…
Nghiện cứu phát triển: Đối với lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, Công ty cổ phần
Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) xác định xây dựng thương hiệu mạnh là
những ưu tiên hàng đầu của công ty. Trong những năm qua, Masan đã xây dựng
thành công những thương hiệu quen thuộc như Nam Ngư, Chin-su, Omachi,
Kokomi… Đội ngũ Masan Consumer đã và sẽ tiếp tục tiến hành xây dựng các
thương hiệu mạnh thông qua việc tìm hiểu thấu đáo nhu cầu của người tiêu dùng,
phát triển đều các ngành hàng cho tất cả các phân khúc, phục vụ từ nông thôn tới
thành thị. Ngoài ra, mỗi ngành hàng phải có một sáng kiến chiến lược mới sau mỗi
12 tháng để nâng cấp sản phẩm.
Công nghệ: mục tiêu của Masan là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người
tiêu dùng Việt Nam thông qua các sáng kiến mang tính đột phá vì thế Masan luôn
không ngừng nghiên cứu để tìm ra công nghệ tiên tiến nhất.
• Một ví dụ mới đây nhất,Masan đã công bố hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ
POL là hệ sinh thái số offline-to-online bao gồm ba thành phần chính. Thành
phần đầu tiên bao gồm các sản phẩm, dịch vụ mà Masan cung cấp cho người
tiêu dùng và đối tác kinh doanh.Thành phần thứ hai là hạ tầng thương mại kết
nối tất cả các bên trong hệ sinh thái: chương trình khách hàng thân thiết, hệ
thống logistics đầu cuối 4PL và giải pháp thanh toán.Thành phần thứ ba bao
gồm một nền tảng công nghệ, năng lực phân tích dữ liệu thông qua trí tuệ nhân
tạo (AI) và máy học (ML) cũng như con người và tổ chức của Masan.
• Với Chinsu,việc cải tiến khoa học công nghệ đã giúp công ty nâng cao dây
chuyền sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm 10
• Masan đã cải tiến chai thủy tinh truyền thống thành chai nhựa để chai nước
mắm Chinsu nhẹ hơn, dễ vận chuyển, phân phối nhanh hơn và tăng cường các
thông điệp quảng cáo. Nếu nước mắm Knorr Phú Quốc có thông điệp quảng
cáo “thơm lừng hương vị 100% tự nhiên”. Thì nước mắm Chinsu là “thơm
lừng từng giọt, từng giọt đậm đà” (theo một chuyên gia ẩm thực, người miền
Nam thích nước mắm thơm lừng. Trong khi người miền Bắc chuộng sự đậm
đà). Kết quả, sau khi cải tiến, nước mắm Chinsu đã giành được xấp xỉ 10% thị phần
vực sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, công tác marketing bên ngoài rất quan
trọng. Mặc dù công ty đang mở rộng thị trường trị khu vực Miền Trung và các miền
khác nhưng công ty lại thiếu một chính sách đồng bộ, quảng bá một vài sản phẩm
cũng chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức. Tài chính:
• Đặt mục tiêu tỉ suất lợi nhuận gộp trên 30%, cho phép doanh nghiệp duy trì
chiến lược tiếp thị mạnh mẽ và tái đầu tư nhằm mua lại và củng cố nền tảng
kinh doanh để đạt được vị thế dẫn đầu bền vững
• Triển khai chi phí vốn thấp-doanh nghiệp có chiến lược thâm nhập sử dụng
tài sản linh hoạt cho các ngành hàng mới để tập trung tạo ra lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu(ROE) 25%
• Duy trì cấu trúc tài sản thận trọng với đòn cân nợ thấp,tỷ lệ Nợ/EBITDA dưới
3 lần để tuân thủ tiêu chuẩn của 1 công ty xếp hạng tín dụng BBB
• Sử dụng mô hình “thu tiền khi giao hàng”giúp doanh nghiệp tối ưu hóa vốn
lưu động và có nguồn vốn đáp ứng tăng trưởng
2.2. Môi trường bên ngoài
2.2.1. Môi trường vi mô Người tiêu dùng:
• Khách hàng lựa chọn quyết định sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp sẽ
phải bán theo giá nào. Thực tế, doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà đại bộ
phận người tiêu dùng chấp nhận, tức giá cạnh tranh trên thị trường. 11
• Khách hàng quyết định doanh nghiệp nên bán sản phẩm loại nào, chất lượng
ra sao. Phương thức bán hàng và phương thức phục vụ khách hàng là do
khách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh tế thị trường, người mua sẽ lựa chọn
theo ý thích của mình và đồng thời giúp doanh nghiệp điều chỉnh phương thức phục vụ. Nhà cung cấp:
• Nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của doanh
nghiệp. Chất lượng của các nguyên vật liệu cung cấp cho doanh nghiệp sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thành phẩm sau quá trình sản xuất.
• Việc thiếu hụt hay chậm trễ trong công đoạn cung cấp nguyên vật liệu sẽ ảnh
hương đến tiến độ sản xuất, qua đó gây khó khăn cho doanh nghiệp trong
việc giao hàng đúng thời hạn. Giá nguyên vật liệu tăng cũng làm tăng chi phí
sản xuất, từ đó khiến doanh nghiệp phải suy xét tăng giá thành sản phẩm hoặc
chịu thiệt hại về lợi nhuận.iệc thiếu hụt hay chậm trễ trong công đoạn cung
cấp nguyên vật liệu sẽ ảnh hương đến tiến độ sản xuất, qua đó gây khó khăn
cho doanh nghiệp trong việc giao hàng đúng thời hạn. Giá nguyên vật liệu
tăng cũng làm tăng chi phí sản xuất, từ đó khiến doanh nghiệp phải suy xét
tăng giá thành sản phẩm hoặc chịu thiệt hại về lợi nhuận.
Đối thủ cạnh tranh:
• Đối thủ cạnh tranh ngành: Đối thủ cạnh tranh của Masan là tất cả các doanh
nghiệp khác, có sản xuất hàng tiêu dùng nước tương, nước mắm, mì tôm, cà
phê, ngũ cốc... như: Vina Acecook, Á Châu, Micoem, Trung Nguyên, Trung Thành...
• Đối thủ cạnh tranh về công dụng: Masan coi các doanh nghiệp khác, có cung
ứng cùng hàng tiêu dùng với Masan như sản phẩm mì tôm, đáp ứng nhu cầu
ăn nhanh, đơn giản. Có thể coi những doanh nghiệp cung ứng bánh ngọt,
bánh kem, bánh gạo, bún, phở, gà rán... như Phở 24, Kinh Đô, Orion, KFC...
đều là đối thủ cạnh tranh của Masan Trung gian: 12
• Tận dụng lợi thế kênh offline và lấn sân sang mảng online chính là hướng đi
đã được Masan công bố từ năm 2020. Masan đã có lợi thế dẫn đầu về kênh
phân phối offline khi sở hữu hơn 2.500 điểm bán lẻ hiện đại WinMart,
WinMart+ trên toàn quốc, kết hợp với hơn 300.000 điểm bán truyền thống
nhờ vào mối quan hệ mật thiết của Masan Consumer.
• Khi hợp tác với Lazada, hàng hóa của Masan sẽ tiếp cận với 20.000 khách
hàng của trang e-commerce này. Ở chiều ngược lại, nhu yếu phẩm cũng sẽ là
mặt hàng thu hút lưu lượng truy cập vào Lazada. Masan đặt mục tiêu tổng giá
trị hàng hóa từ kênh online của The CrownX chiếm ít nhất 5% tổng doanh số
bán hàng của công ty trong thời gian tới. Công chúng:
• Công chúng là một hoặc nhiều con người tự nhiên hoặc pháp lí, trong mối
quan hệ với luật pháp hoặc trong thực tiễn quốc gia, hiệp hội, tổ chức hoặc
nhóm của họ. Công chúng của PR là các nhóm người, kể cả nội bộ và bên
ngoài mà một tổ chức có liên hệ.
• Công chúng của Masan là tất cả những người biết đến Masan qua quảng
cáo,truyền thông hay một kênh trung gian nào đó.Công chúng có thể là người
mua hàng,người tiêu dùng hay chỉ đơn giản là những người biết đến tập đoàn
Masan hay các sản phẩm mà Masan sản xuất và bán trên thị trường
2.2.2. Môi trường vĩ mô
- Kinh tế: Khu vực Miền Trung là khu vực có nền kinh tế kém năng động nhất
trong ba miền của Việt Nam. Nhưng trong những năm gần đây kinh tế Miền Trung
được sự đầu tư rất lớn của nhà nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài nên đã có
nhiều bước khởi sắc.
- Công nghệ: Để đáp ứng nhu cầu công nghệ càng cao của khách hàng về chất
lượng mẫu mã bao bì, an toàn vệ sinh thực phẩm, buộc các tổ chức phải đổi mới
công nghệ máy móc, thiết bị hiện đại để giảm giá thành sản phẩm tạo sức cạnh tranh
với các đối thủ trong ngành.
- Văn hóa-xã hội: Miền Trung có vị trí tại trung tâmgiao lưu văn hóa, kinh tế Bắc –
Nam và Đông Tây, lãnh thổ có bờ biển dài, có tiềm năng về kinh tế biển. Các yếu tố 13
tự nhiên của Miền Trung được đánh giá là khá thuận lợi để phát triển kinh tế bền vững trong thế kỷ 21.
- Luật pháp, chính trị: Chính phủ đã xóa bỏ đi thế độc quyền của hàng địa phương
tự sản xuất, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất làm nguy cơ
xuất hiên nhiều nhà sản xuất.Với những chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các
mặt hàng tiêu dùng, công ty có rất nhiều lợi thế trong việc phát triển.
- Toàn cầu hóa: Xu thế ngày càng toàn cầu hóa, các doanh nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng sẽ chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các tập đoàn quốc tế khổng lồ. Toàn
cầu hóa đang tạo ra những ưu thế nhất định và có thể tóm tắt những ưu thế như sau:
- Nhân khẩu học: Tính tới năm 2023, Việt Nam là nước đông dân thứ 3 trong khối
Asean và thứ 15 trên thế giới, đạt khoảng 100 triệu dân. Cơ cấu doanh số trẻ, thông
minh, cần cù và chịu khó, tỷ lệ dân số trong độ tuổi cao. 14
2.3. Mô hình SWOT của tập đoàn Masan Điểm mạnh Điểm yếu Môi
-Công ty cổ phần Masan được
-Masan gần như trở nên rất phức
trường thành lập từ tháng 11 năm 2004
tạp với quá nhiều lĩnh vực kinh bên
dưới tên là công ty cổ phần hàng
doanh, chưa kể Tập đoàn đang giảm trong hải Masan.
đà tăng trưởng và chưa rõ ràng
chiến lược dài hạn trong tương lai.
-Công ty CP Hàng tiêu dùng
Masan được đánh giá là một
- Masan đã phải tốn rất nhiều tiền
trong những công ty hàng tiêu
bạc và thời gian để tìm ra định
dùng lớn nhất Việt Nam với nhiều
hướng phát triển: Trở thành một
mặt hàng tiêu dùng đa dạng.
“tập đoàn vạn năng” kinh doanh mọi thứ.
-Công ty đã thiết lập vị thế hàng
đầu của mình trên thị trường hàng - Công ty chưa thể thích ứng kịp
thực phẩm và đồ uống có thương
với các thay đổi không lường trước
hiệu ở Việt Nam. Đã tạo nên các
trong hoạt động kinh doanh về
thương hiệu được yêu thích và tin ngành hay điều kiện kinh tế điều
dùng hàng đầu tại Việt Nam
này gây ảnh hưởng lớn đến các
như Chinsu, Omachi, Kokomi,
chiến lược của tập đoàn. Nam Ngư…
- Phần lớn nguyên vật liệu hiện
- Masan luôn tìm tòi và kiến tạo
đang nhập khẩu nước ngoài dẫn đến
mô hình kinh doanh đột phá, cung chi phí sản xuất cao
cấp các giải pháp sáng tạo và nhãn
hiệu mạnh để mang đến cho người
tiêu dùng nhiều giá trị hơn
- Tập đoàn Masan không ngừng
đổi mới các sản phẩm của mình từ
bao bì , nhãn mác , các dịch vụ
marketing và truyền thông một cách mới mẻ nhất. 15 Cơ hội Thách thức Môi
- Hiện tại Việt Nam đã gia nhập
- Đối thủ cạnh tranh chính là một
trường WTO , các tập đoàn Việt Nam
trong những thách thức lớn nhất bên
được hưởng lợi từ các chính sách
trong của tập đoàn Masan . Và đối ngoài
ưu đãi xuất khẩu nên khả năng
thủ cạnh tranh gồm trực tiếp và gián
phát triển sang các nước khác trên
tiếp . Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
thế giới có phần thuận lợi hơn.
lớn nhất của tập đoàn Masan là
Nestle và Unilever đã có rất nhiều
- Nhu cầu hàng tiêu dùng xuất
tác động đến Masan. Bên cạnh đó
khẩu đang tăng cao, các chính
cũng có những đối thủ tiềm ẩn ở
sách của Nhà nước khuyến khích
những doanh nghiệp vừa và nhỏ
xuất khẩu sang thị trường nước
cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến
ngoài ( Canada,Hoa Kỳ , Pháp, Ba thương hiệu. Lan …)
- Việc mở rộng chuỗi cửa hàng
-Người tiêu dùng đang ngày càng
đồng nghĩa với việc doanh nghiệp
có quan tâm và ý thức sâu sắc về
chấp nhận các khoản chi phí lớn,
nguồn thực phẩm đến từ đâu và
nhất là trong bối cảnh lãi suất
được trồng như thế nào, Masan đã không ngừng tăng cao khiến chi phí
chứng minh được tính minh bạch đầu vào bị đẩy lên, sức ép của lạm
trong nguồn nguyên liệu sản
phát lớn đang ảnh hưởng đến sức xuất
cầu của người tiêu dùng.
- Dẫn đầu và tạo xu hướng bán lẻ
- Việc quảng cáo không đúng sự
hiện đại, đa tiện ích, đa trải
thật về thành phần của các loại mì nghiệm.
là một trong những “rắc rối” mà
- Tập đoàn Masan là tập trung vào
Masan từng vướng phải. Luôn
các ngành hàng tiêu dùng có quy
quảng cáo chiếm thời lượng đáng mô thị trường lớn.
kể trên sóng truyền hình trong những khung giờ vàng. 16
2.4. Khái quát về sản phẩm
• Nước tương : Nước chấm tam thái
tử nhất ca (500ml, 650ml), Nước
chấm tam thái tử nhị ca: 500ml,
Nước tương chin su (250ml), Nước
tương chinsu tỏi ớt (250ml).
• Tương ớt : Tương ớt rồng việt
(250g), Tương ớt chinsu (250g), Tương cà chinsu (250g)
• Các loại nước mắm gồm có: Nước
mắm chinsu hương cá hồi (500ml),
Nước mắm nam ngư (500ml, 750ml,
900ml), Nước chấm nam ngư đệ nhị
mới (800ml, 900ml), Nước chấm
nam ngư siêu tiết kiệm (800ml).
Ngoài ra còn có một số sản phẩm
mới như Nước mắm Nam Ngư Phú
Quốc, Nam Ngư Nhãn Vàng và Chin-su Mặn Mà 17
2.4.1. Đặc trưng sản phẩm Nước Mắm Nam Ngư • Có 15 loại axit amin
• Thể tích đa dạng từ 500ml-900ml
• Nước mắm Nam Ngư 3 trong 1 được chế biến từ 100% cá
cơm tươi nguyên chất mang đậm hương vị biển, không chứa
urê gây hại và các chất bảo quản khác
• Nước mắm Nam Ngư 3 trong 1 được đóng chai nhỏ gọn,
mang lại sự tiện dụng cho bạn trong việc bảo quản và cất giữ
• Nước mắm Nam Ngư hoàn toàn phù hợp với khẩu vị của
gia đình Việt. Với nước mắm Nam Ngư bữa cơm gia đình thêm tròn vị.
• Đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Sản phẩm được sản xuất
theo phương pháp cổ truyền mang đến hương thơm đặc trưng của nước
mắm cá với vị mặn dịu và ngọt.Mùi thơm đặc trưng, màu cánh gián, vị đậm đà
• Giá cả đa dạng, phù hợp với túi tiền người mua
2.4.2. Ứng dụng tiêu dùng của nước mắm
• Dùng để nêm nếm các món ăn: Nước mắm có vị đậm đà, thơm ngon
nên được sử dụng để nêm nếm các món ăn như phở, bún, cơm, canh, lẩu.... 18
• Làm gia vị cho các món ăn: Nước mắm cũng có thể được sử dụng làm
gia vị cho các món ăn như gà rang muối, lẩu thái, bánh xèo, bún chả, nem nướng,....
• Được sử dụng trong công thức nấu ăn: Nước mắm Nam Ngư cũng có
thể được sử dụng trong các công thức nấu ăn như nấu canh chua, lẩu,
ướp thịt, làm nước chấm...
• Sử dụng để chấm rau sống: Nước mắm Nam Ngư có thể được sử dụng
để chấm rau sống như rau muống, cải thảo, cải ngọt, đồ xào,...
* Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của nước mắm:
• Chất lượng: Nước mắm là sản phẩm chất lượng cao, được sản xuất từ cá
ngừ khô tươi ngon. Chất lượng sản phẩm sẽ là yếu tố quan trọng để người
tiêu dùng quyết định chọn sản phẩm này.
• Giá cả: Giá cả của sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng khi người tiêu
dùng đưa ra quyết định.
• Thương hiệu: Thương hiệu của sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến sự tin tưởng
2.5. Phân khúc thị trường và định vị sản phẩm
2.5.1. Các cơ sở để phân khúc thị trường
-Yếu tố nhân khẩu học:
Tính đến năm 2023, dân số Việt Nam ước tính là 100 triệu người; dân số thành thị
chiếm khoảng 39.107.007 người, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương vì số người
sinh nhiều hơn số người chết đến 737.733 người. Dân số Việt Nam là dân số trẻ, nên
thị trường Việt nam là 1 thị trường tiềm năng
-Yếu tố Văn hóa-Xã hội:
Mặt hàng thực phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu trong đời sống hàng ngày của
mỗi người. Với dân số 100 triệu người thì đây là một thị trường tiềm năng và tạo ra
nhiều cơ hội cho Công ty. Nước chấm không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình
người Việt. Với tiềm năng to lớn của ngành hàng truyền thống này, Masan đã chọn
nước mắm làm trụ cột để phát triển ngành hàng gia vị của mình 19
-Yếu tố địa lý:
Đối với Việt Nam tính chất phức tạp của khí hậu nhiệt độ cũng tạo ra những thách
thức đối với công ty.Tính chất mau hỏng, dễ bị biến chất… do khí hậu nóng ẩm,
nắng nóng mưa nhiều, buộc các nhà kinh doanh phải quan tâm tới thiết kế kho tàng
thiết kế sản phảm, vật liệu bao gói. Đây là vấn đề không dễ với Masan food trong
lĩnh vực thực phẩm.Sau một thời gian nghiên cứu, T11/2007 masan cho ra đời nước
mắm nam ngư đạt tiêu chuẩn ATVSTP của bộ y tế, không chứa ure gây hại,không vi khuẩn, không nấm mốc. -Yếu tố tâm lý:
Masan hướng đến khách hàng là người phụ nữ, người nội trợ, người quán xuyến
việc bếp núc… những người này thường xuyên quan tâm đến từng bữa ăn của gia
đình, luôn chọn những sản phẩm tốt, ngon giá cả hợp lý cho gia đình.
2.5.2. Các tiêu chí doanh nghiệp sử dụng để quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu
• Có thể xác định được: yếu tố nhân khẩu học, yếu tố địa lý
• Hợp lý về quy mô: Theo một báo cáo của Euromonitor, ngành hàng gia vị có
quy mô thị trường khoảng 33.500 tỷ đồng, với 64% đóng góp từ phân khúc
nước chấm. Trong đó, nước mắm chiếm tỷ trọng lớn nhất, với tổng quy mô đạt
15.000 tỷ đồng; tiếp sau là nước tương với quy mô 2.800 tỷ đồng và tương ớt
2.600 tỷ đồng…Một báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen cho
biết, thị trường gia vị, nước chấm của Việt Nam sẽ tăng trưởng bình quân mỗi
năm từ 25 - 32% cho đến năm 2022, trong đó nước mắm sẽ là mặt hàng có mức cạnh tranh cao nhất.
• Triển vọng tang trưởng: Theo các công ty nghiên cứu, thị trường gia vị, nước
chấm của VN mỗi năm sẽ tăng trưởng bình quân từ 25-32% từ nay đến năm
2022. Đây là một thị trường đầy tiềm năng và các doanh nghiệp VN đang phải
nỗ lực chạy đua cùng doanh nghiệp ngoại.
• Có khả năng thu lợi nhuận cao: Tỷ suất lợi nhuận từ bán nước chấm của Masan
cao hơn hẳn Vinamilk bán sữa hay Sabeco bán bia 20
• Năng lực cạnh tranh trên thị trường: VinCommerce hiện chiếm thị phần cao
nhất trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Khi về tay Masan, đây sẽ là "đế chế" mới
trong cuộc cạnh tranh với Co.opmart, Tops market và Lotte.
2.5.3. Định vị sản phẩm
• Định vị bằng đặc điểm sản phẩm: Nam Ngư “vị ngon đậm đà, không cần pha
hay nêm nếm thêm”, “nấu đậm đà, chấm thơm ngon”.
• Định vị bằng lợi ích: Giúp nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, tăng cường quá
trình tạo máu. Ngoài ra, nước mắm Nam Ngư bổ sung lượng sắt dồi dào. Tốt
cho sức khoẻ, người xưa thường truyền tai nhau bí kíp cho phụ nữ mang thai ăn
các món cá kho, thịt kho với nước mắm. Để người mẹ được “chắc da chắc thịt”.
• Định vị bằng cách sử dụng: Làm gia vị tẩm ướp các loại thực phẩm trước khi
chế biến hoặc nêm nếm thức ăn
• Định vị theo đối tượng sử dụng: Có 98% hộ gia đình Việt Nam có ít nhất một sản phẩm của Masan 21
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING 4Ps CỦA DOANH NGHIỆP MASAN
3.1. Giới thiệu về chiến lược sản phẩm
3.1.1. Danh mục sản phẩm hiện có của doanh nghiệp Thực phẩm
Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử,
Omachi, Kokomi, Ponnie, Heo Cao Bồi 22 Đồ uống
Vincafe, Compact, Vivant, Vinh Hảo, Sư Tử Trắng
3.1.2. Bao bì của sản phẩm
• Đối với các sản phẩm nước mắm, Masan thiết kế lại bao bì sản phẩm nước
mắm từ chai thủy tinh sang chai nhựa,tạo sự tiện dụng cho khách hàng:nhẹ
hơn,an toàn,dễ vận chuyển
• Ngoài ra, nước mắm Nam Ngư còn được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác
nhau,thể tích trọng lượng khác nhau để phù hợp hơn với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng 23
• Đối với các sản phẩm như mì gói,ngoài thiết kế độc lạ,các gói mỳ còn được
thiết kế bao bì đa dạng,từ dạng gói đến dạng mỳ ly khách hàng có thể thoải
mái lựa chọn tùy theo sở thích
3.1.3. Sản phẩm của doanh nghiệp có sự điều chỉnh
3.1.4. Xác định giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm
Giai đoạn hiện tại của nước mắm Nam Ngư trong vòng đời sản phẩm đó là giai đoạn: Trưởng thành
Lý do sản phẩm đang trong giai đoạn Trưởng thành đó là vì:
• Doanh thu của nước mắm Nam Ngư vẫn đang tăng nhưng tăng chậm
• Sản phẩm đã có mặt trên thị trường 1 thời gan dài
• Số lượng đối thủ cạnh tranh tương đối nhiều
• Sản phẩm cải tiến liên tục để phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng
• Có nhiều chương trình giảm giá và khuyến mại 24 Những điều nên làm
• Sản xuất nước mắm Việt Nam Việt Nam thường chủ yếu làm từ các loại cá
biển (cá cơm, cá thu, cá nục,...), nên thúc đẩy các liên kết chuỗi – chuỗi giá
trị giữa khối tàu cá – thu mua – DN sản xuất, chế biến nước mắm
• Nâng cấp tàu thuyền và trang thiết bị, lưới... hướng tới khai thác nguồn lợi cá
nổi nhỏ xa bờ, để bảo đảm nguyên liệu cho chuỗi sản xuất nước mắm
• Nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới trong bảo quản sản phẩm thuỷ sản
trên tàu cá nhằm hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây là điều kiện
tiên quyết an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nước mắm
• Nỗ lực làm nổi bật sản phẩm làm hình ảnh thêm bắt mắt thêm hương vị thơm ngon hơn
Những điều không nên làm
• Không nên tăng giá sản phẩm thay vào đó tặng thêm những vật dụng như đũa hoặc thìa
• Không mở thêm các nhà sản xuất nhỏ lẻ
• Để quá ít hàng dự trữ
3.2. Chiến lược giá
3.2.1. Phương pháp định giá
• Masan dùng phương pháp định giá theo nhu cầu của khách hàng: Doanh nghiệp
Masan định giá dựa trên giá trị được cảm nhận của sản phẩm.Họ xem sự cảm 25
nhận về giá trị của người mua,chứ ko phải phí tổn của người bán,đó là chìa khóa để định giá
• Masan định giá sản phẩm dựa vào chi phí: giá sản xuất, giá bao bì, hoạt động
maketing, các loại phụ phí khác.
VD: -Sản xuất (giá vốn ) : 2880 triệu -Bao bì :1440 triệu -Khác:480 triệu
Như vậy chi phí cho đợt tung ra sản phẩm mới của Masan Consumer là 4800
triệu đồng, tương đương 50 nghìn đông/chai. Vậy khi đến tay nhà phân phối
thì mức giá có thể là 62 nghìn đồng /chai (lợi nhận doanh nghiệp là 25%)
3.2.2. Chiến lược định giá
Chiến lược giá của Masan là định giá theo dòng sản phẩm. Masan đã chia các dòng
sản phẩm chính vào hai phân khúc giá là phân khúc giá cao và phân khúc giá bình
dân. Chiến lược giá đã khoanh vùng và chọn lọc được nhóm đối tượng khách hàng
mục tiêu phù hợp, từ đó đưa ra những dòng sản phẩm tương ứng đáp ứng đúng nhu
cầu của người tiêu dùng.
• Trong phân khúc giá cao, Masan tập trung đẩy mạnh các dòng sản phẩm cao
cấp với nguồn nguyên liệu chất lượng cao được chọn lọc kỹ, đảm bảo cung
cấp nhiều chất dinh dưỡng và hương vị thơm ngon tương xứng với giá thành sản phẩm.
• Trong phân khúc giá bình dân, các sản phẩm vẫn có chất lượng tốt với mức
giá rẻ hơn, đáp ứng được đúng nhu cầu và mong muốn của nhóm người tiêu
dùng có thu nhập phổ thông -trung bình.
3.3. Chiến lược phân phối
Hệ thống kênh phân phối của Masan gồm 2 kênh đó là phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp : 26
3.3.1. Kênh trực tiếp
Hệ thống các cửa hàng Winmart
3.3.2. Kênh gián tiếp
Vì nước mắm là mặt hàng tiêu dùng , kênh phân phối khá dài nên Masan còn áp
dụng hình thức phổ biến này , có khả năng tiếp cận khách hàng nhanh chóng và
mang lại doanh số lớn cho công ty . Kênh phân phối gián tiếp được Masan sử dụng gồm có :
• Kênh cấp 1 : sản phẩm nước mắm Nam Ngư phân phối rộng khắp các siêu thị
trên cả nước đến tay người tiêu dùng . Với hơn 300000 điểm bán trên toàn
cầu như Top Market , Mega , các chuỗi bách hóa xanh , các của hàng tạp hóa ….
• Kênh cấp 2 : Sản phẩm được phân phối qua đại lý trung gian buôn bán (
Công ty TNHH VẠN PHÚ VĨNH AN, CTY TNHH TM ANH THƯ...), rồi
đến các nhà bán lẻ ( cửa hàng tạp hóa , chợ ) và đến người tiêu dùng. 27
VD:Người tiêu dùng mua sản phẩm nước mắm từ các tiệm tạp hóa, bán buôn bán lẻ… 28
Với mức độ bao phủ rộng , người tiêu dùng dễ
dàng mua các sản phẩm nước mắm Nam Ngư .
Nhưng bên cạnh đó nó sẽ có nhược điểm như :
Khó quản lý , kiểm soát bao bì , đảm bảo chất
lượng sản phẩm . Để đảm bảo được chất
những điều đó doanh nghiệp đã có giải pháp
như khảo sát thường niên sản phẩm , cung cấp
các thông tin chính xác về sản phẩm.Đưa sản
phẩm tới tay người tiêu dùng phải nguyên vẹn
(không bóp méo , trầy xước nhãn mác ) màu
sắc chuẩn xác mang lại những trải nghiệm sản phẩm tốt nhất
3.4. Chiến lược xúc tiến 3.4.1. Quảng cáo
• Công ty Masan sử dụng các phương tiện quảng cáo truyền thông quảng cáo
truyền thống như báo, truyền hình, Youtube và đài phát thanh để đưa thông
tin về sản phẩm của mình đến với khách hàng. 29
3.4.2. Quan hệ công chúng
• Công ty Masan tổ chức các sự kiện thương mại như triển lãm, hội chợ, kết hợp
du lịch Phú Quốc – tổ chức cho du khách tham quan trực tiếp nhà thùng nước mắm 3.4.3. Khuyến mại
• Trong giai đoạn Covid-19 ảnh hưởng nặng nề, các chương trình khuyến mại
được WinMart/WinMart+ thực hiện 2 kỳ/tháng, mỗi kỳ kéo dài 15 ngày nhờ
các hợp đồng dài hạn và sự ủng hộ của các đối tác cung cấp hàng hóa. Nhờ đó
mà KH được kích cầu mua sắm và tiếp cận được sản phẩm 1 cách tốt hơn, các
sản phẩm Masan thường xuyên có các ưu đãi giảm giá, tặng thêm sản phẩm,
quà tặng đính kèm hoặc đính kèm mẫu dùng thử sản phẩm mới khi mua số
lượng sản phẩm nhất định. Điều này thu hút KH một cách ấn tượng, khiến KH
có sự ưu tiên và cũng là cách giúp 1 sản phẩm mới tiếp cận KH một cách dễ và hiệu quả nhất 30 3.4.4. Khuyến mãi
Nước mắm Nam Ngư sẽ được chiết khấu một số phần trăm nhất định nhằm kích
thích sự mua của các đại lý bán buôn,bán lẻ,khách hàng và người tiêu dùng
3.4.5. Kênh xúc tiến thương mại hiệu quả nhất của Masan trên thị trường
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, việc tập trung vào các kênh truyền thông trực
tuyến, bao gồm quảng cáo trên mạng xã hội,quảng cáo trên truyền hình, email
marketing, tìm kiếm PPC (Pay Per Click) và SEO (Search Engine Optimization) là
cách hiệu quả nhất để Masan tiếp cận và tương tác với khách hàng của mình. Các
kênh này có thể giúp Masan tăng tầm nhìn, tăng khả năng tiếp cận với khách hàng
tiềm năng và giúp khách hàng hiện tại của Masan cảm thấy được kết nối với thương hiệu của công ty.
3.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả, không hiệu quả
của kênh xúc tiến thương mại hiện tại của Masan
• Nội dung marketing: Nội dung marketing phải phù hợp với đối tượng khách
hàng và mang tính sáng tạo, thu hút. Masan cần phải đưa ra những thông tin
chính xác, hấp dẫn về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ muốn quảng bá để thu hút khách hàng.
• Điều hướng người dùng: Masan cần phải tạo ra một trang web hoặc ứng
dụng để dễ dàng tìm kiếm thông tin và mua hàng. Việc tối ưu hóa trang web
để tăng cường trải nghiệm người dùng là một yếu tố quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả của kênh.
• Hỗ trợ khách hàng: Masan cần phải cung cấp đầy đủ thông tin và hỗ trợ
khách hàng khi có vấn đề phát sinh trong quá trình mua sắm. Việc đưa ra các
chính sách bảo hành và đổi trả sản phẩm cũng sẽ giúp tăng tính hiệu quả của kênh. 31
• Kênh quảng cáo: Masan cần phải chọn kênh quảng cáo phù hợp để quảng bá
sản phẩm và dịch vụ của mình, đồng thời tối ưu hóa chi phí để đạt được hiệu quả cao nhất.
• Cạnh tranh: Masan cần phải xem xét các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh
vực và tìm cách tạo ra những đặc điểm khác biệt để thu hút khách hàng và
nâng cao hiệu quả của kênh. 32
CHƯƠNG 4: MỐI QUAN HỆ GIỮA MARKETING VÀ BÁN
HÀNG & LỘ TRÌNH CÔNG DANH
4.1. Mối quan hệ giữa marketing và bán hàng trong doanh nghiệp
• Marketing rút ngắn chu trình bán hàng: đội ngũ marketing đảm nhận việc làm
cho thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của công ty mình được biết đến, thông
qua quảng cáo.Các chuyên gia marketing cũng hỗ trợ nhân viên bán hàng
bằng giúp họ quản lý khách hàng tiềm năng. Quản lý khách hàng tiềm năng là
quá trình xác định và mô tả đặc điểm khách hàng tiềm năng để phát triển những thương vụ mới.
• Marketing làm tăng chỉ số chuyển đổi nhờ việc đánh giá mức độ quan tâm
của khách hàng tiềm năng: Đánh giá mức độ quan tâm của khách hàng tiềm
năng là một quá trình mà người làm marketing đánh giá liệu khách hàng tiềm
năng rất nhiệt tình (sẵn sàng mua bây giờ), nhiệt tình (sẽ mua trong thời gian
tới), hay dè dặt (có quan tâm nhưng không có ý định mua ngay lúc này). Tuy
nhiên, việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm
thêm khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm. Nhân viên marketing có
thể giúp nhân viên bán hàng chuyển đổi các giai đoạn của khách hàng bằng
cách cung cấp tài liệu để người mua đưa ra quyết định đúng đắn.
• Nhân viên bán hàng truyền tải phản hồi của thị trường về tổ chức: Nếu không
có sự trợ giúp của nhân viên bán hàng, người làm marketing sẽ gặp rất nhiều
điểm bất lợi. Hàng ngày nhân viên bán hàng đều nói chuyện với khách hàng.
Họ chính là "tai mắt" của doanh nghiệp. Hơn bất kỳ ai khác, họ hiểu được
những điều khách hàng mong muốn. Nhân viên bán hàng chịu trách nhiệm
lên tiếng về tư tưởng và mối quan tâm của khách hàng với tổ chức. Xét cho
cùng, nếu các nhà quản trị marketing muốn tạo ra các tư liệu để thuyết phục
khách hàng, họ cần phải biết họ nhu cầu và mong muốn của khách hàng. 33
Những thông tin này đến từ nhân viên bán hàng. Mặc dù vậy, cách thức
truyền tải thông tin trong mỗi trường hợp và mỗi công ty là khác nhau.
Những thông tin khách hàng cung cấp cho nhân viên bán hàng có thể dẫn đến
việc thay đổi dịch vụ. Có thể khách hàng sẽ đòi hỏi bổ sung thêm các tính
năng cho sản phẩm, giao hàng nhanh hơn, hoặc đóng gói tốt hơn để tránh làm
hư hỏng hàng hóa khi vận chuyển.
• Nhân viên bán hàng giám sát sự cạnh tranh: Nhân viên bán hàng cũng theo
dõi hoạt động của đối thủ cạnh tranh, xem khách hàng mua gì và nhập thông
tin vào hệ thống CRM của công ty. Khi nhà quản lý marketing xem xét lại
các hoạt động marketing và bán hàng của đối thủ cạnh tranh, họ tìm hiểu
những điểm yếu và điểm mạnh của đối thủ. Những điểm yếu cần được nhấn
mạnh, trong khi các điểm mạnh cần phải được giảm thiểu.Cụ thể hơn, người
quản trị marketing cần biết công ty nào là đối thủ cạnh tranh lớn nhất, dựa
trên tỷ lệ phần trăm giao dịch mà họ giành được. Biết được thông tin này có
thể giúp cho một công ty phân tích những lợi thế cạnh tranh và điểm yếu của
họ, đồng thời phát triển thông điệp marketing, chiến lược bán hàng, dịch vụ
hay cả 3 yếu tố này. Nhà quản trị marketing cũng muốn biết đội ngũ bán hàng
thường xuyên phải cạnh tranh với đối thủ nào.
4.2. Lộ trình công danh 4.2.1. Lê Diệu Linh
Lộ trình công danh 12 năm tới:
Năm 2025: Nhân viên Chăm sóc khách hàng
Năm 2027:Trưởng bộ phận bán hàng chi nhánh
Năm 2030:Trưởng bộ phận bán hàng khu vực
Năm 2035:Giám đốc bán hàng
Năm 2037:Giám đốc phát triển kinh doanh 34
4.2.2. Đinh Thị Thùy Trang
Lộ trình công danh 12 năm:
Năm 2025: Nhân viên chăm sóc khách hàng
Năm 2027: Chuyên viên bán hàng
Năm 2030: Trưởng nhóm bán hàng
Năm 2035: Quản lý kinh doanh
Năm 2037: Phó giám đốc bán hàng 4.2.3. Vũ Công Định
Lộ trình công danh 12 năm:
Năm 2025 : Nhân viên chăm sóc khách hàng
Năm 2027 : Chuyên viên bán hàng
Năm 2029 : Trưởng nhóm bán hàng khu vực
Năm 2035 : Quản lý bán hàng
Năm 2037 : Phó giám đốc bán hàng 4.2.4. Đào Khắc Công
Lộ trình công danh 12 năm tới:
Năm 2025: Nhân viên Chăm sóc khách hàng
Năm 2027: Trưởng bộ phận bán hàng chi nhánh
Năm 2030: Trưởng bộ phận bán hàng khu vực
Năm 2035: Giám đốc bán hàng
Năm 2037: Giám đốc phát triển kinh doanh 35
4.2.5. Bùi Lăng Quỳnh Như
Lộ trình công danh 12 năm tới:
Năm 2025: Nhân viên Chăm sóc khách hàng
Năm 2027: Trưởng bộ phận bán hàng chi nhánh
Năm 2030: Trưởng bộ phận bán hàng khu vực
Năm 2035: Giám đốc bán hàng
Năm 2037: Giám đốc phát triển kinh doanh 4.2.6. Đỗ Ngọc Thảo
Lộ trình công danh 12 năm tới:
Năm 2025: Nhân viên mkt and sale
Năm 2027:Trưởng bộ phận bán hàng chi nhánh
Năm 2030:Trưởng bộ phận bán hàng khu vực
Năm 2035: Có 10 năm kinh nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn
Năm 2037:Giám đốc phát triển kinh doanh
4.2.7. Nguyễn Thị Hồng Vân
Lộ trình công danh 12 năm tới: 2025: Chuyên viên Marketing
2027: Quản lý Marketing sản phẩm
2030: Giám đốc phân tích Marketing
2035: Phó chủ tịch phát triển thương hiệu
2037:CMO- Giám đốc điều hành marketing 36
4.3. Kết quả trắc nghiệm và định hướng nghề nghiệp của các thành viên trong nhóm 4.3.1. Lê Diệu Linh Ngành nghề phù hợp
• Quản lý, kinh doanh: Quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản lý
kinh tế, quản trị nhân sự, đại lý cung cấp các sản phẩm, môi giới chứng
khoán, bất động sản, quản trị trung tâm đào tạo / trường học, quản trị công ty
du lịch, khách sạn, nhà hàng
• Marketing và Bán hàng: Nghiên cứu thị trường, tiếp thị, bán hàng, truyền
thông, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện Ưu điểm: • Nhanh nhẹn,hoạt bát • Tự tin,mạnh mẽ
• Hòa đồng,thích giao du
• Kiên nhẫn,chịu áp lực tốt
• Thích nghi nhanh với môi trường mới Nhược điểm: • Dễ cảm thấy chán
• Chưa sắp xếp được thời gian hợp lý • Tiếng anh còn yếu • Trì hoãn
Những kiến thức và kỹ năng cần trau dồi thêm: • Tư duy phản biện
• Kỹ năng nói Tiếng anh
• Kỹ năng thuyết trình 37 • Kỹ năng đàm phán
• Kỹ năng quản lý thời gian • Kỹ năng lãnh đạo
• Những kiến thức chuyên sâu về marketing & sale
4.3.2. Đinh Thị Thùy Trang Ngành nghề phù hợp
• Quản lý, kinh doanh: quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự, quản lý kinh tế, quản trị nhân sự
• Marketing & bán hàng: Nghiên cứu thị trường, tiếp thị, nhân viên bán hàng,
quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện Ưu điểm: • Nhanh nhẹn, hoạt bát • Tự tin • Vui vẻ, hoà đồng
• Kiên nhẫn , chịu áp lực tốt Nhược điểm: • Dễ nản
• Kỹ năng giao tiếp kém
• Kỹ năng về ngôn ngữ
• Không sắp xếp được thời gian
Những kiến thức kĩ năng cần trau dồi thêm:
• Kỹ năng thuyết trình • Kỹ năng giao tiếp • Kỹ năng đàm phán
• Quản lý và sắp xếp thời gian 38 • Kỹ năng lãnh đạo
• Kiến thức chuyên môn 4.3.3. Vũ Công Định Ngành nghề phù hợp
• Quản lý,kinh doanh: Quản trị kinh doanh , quản trị doanh nghiệp , quản
lý kinh tế ,quản lý nhân sự , đại lý cung cấp sản phẩm .
• Marketing và bán hàng : Nghiên cứu thị trường , tiếp thị , bán hàng , quan
hệ công chúng , truyền thông , tổ chức sự kiện . Ưu điểm : • Nhanh nhẹn ,hoạt bát • Tự tin • Vui vẻ , hòa đông
• Kiên nhẫn , chịu áp lực tốt
• Thích nghi nhanh với môi trường Nhược điểm • Dễ cảm thấy chán .
• Kỹ năng giao tiếp kém .
• Chưa sắp xếp thời gian hợp ý. • Trì hoãn.
Những kiến thức,kỹ năng cần trau dồi thêm:
• Kỹ năng thuyết trình • Kỹ năng giao tiếp • Kỹ năng đàm phán
• Quản lý và sắp xếp thời gian
• Kiến thức chuyên môn 39 4.3.4. Đào Khắc Công Ngành nghề phù hợp
• Cơ khí & Xây dựng: Kỹ sư cơ khí, chế tạo máy, luyện kim, điện lạnh, xây
dựng, giao thông, thủy lợi, trắc địa, mỏ, địa chất, dầu khí, vận tải, hàng hải
• Điện, điện tử: Kỹ sư điện, điện tử, phần cứng máy tính, viễn thông, tự động hóa
• Thiên nhiên & Nông nghiệp: Kỹ sư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, bác sỹ thú y Ưu điểm • Có tính tự lập
• Dễ thích nghi với môi trường mới • Kiên trì Nhược điểm • Trì hoãn • Nổi nóng
• Sắp xếp thời gian không hợp lí
Những kiến thức,kỹ năng cần trau dồi thêm: • Quản lí thời gian • Kỹ năng quản lí • Kỹ năng đàm phán • Kỹ năng hợp tác
4.3.5. Bùi Lăng Quỳnh Như Ngành nghề phù hợp
• Quản lý, kinh doanh: Quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản lý
kinh tế, quản trị nhân sự, đại lý cung cấp các sản phẩm, môi giới chứng ư40
khoán, bất động sản, quản trị trung tâm đào tạo/trường học, quản trị công ty
du lịch, khách sạn, nhà hàng
• Marketing và Bán hàng: Nghiên cứu thị trường, tiếp thị, bán hàng, truyền
thông, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện Ưu điểm: • Cẩn thận, tỉ mỉ
• Đáng tin cậy, chu đáo • Tự tin, mạnh mẽ
• Hòa đồng, thích khám phá
• Kiên nhẫn, chịu áp lực tốt
• Thích nghi nhanh với môi trường mới Nhược điểm:
• Chưa sắp xếp được thời gian hợp lý
• Giao tiếp tiếng anh chưa tốt • Trì hoãn công việc
Những kiến thức và kỹ năng cần trau dồi thêm: • Tư duy phản biện
• Kỹ năng giao tiếp Tiếng anh
• Kỹ năng thuyết phục • Kỹ năng đàm phán
• Kỹ năng quản lý thời gian
• Kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm
• Những kiến thức chuyên sâu về marketing & sale 41 4.3.6. Đỗ Ngọc Thảo Ngành nghề phù hợp
• Tư vấn & Giúp đỡ: Công tác xã hội, công tác đoàn đội, cứu trợ xã hội, tình
nguyện viên, chăm sóc trẻ em, người già, người khuyết tật, bị thương, nhân
viên phục vụ, chăm sóc khách hàng
• Tôn giáo và tâm linh, thông tin, truyền thông, báo chí, xuất bản, du lịch, quản
lý di tích, danh thắng, xã hội học, dịch vụ xã hội Ưu điểm: • Nhanh nhẹn,hoạt bát • Tự tin,mạnh mẽ
• Hướng nội , cởi mở • Kiên nhẫn
• Sôi nổi , thích hoạt động
• Thích nghi nhanh với môi trường mới
• Biết lắng nghe nhu cầu của mỗi người Nhược điểm:
• Dễ có cảm giác tiêu cực
• Chưa sắp xếp được thời gian hợp lý • Nói tiếng anh kém • Trì hoãn
Những kiến thức và kỹ năng cần trau dồi thêm: • Tư duy phản biện
• Kĩ năng nắm bắt tâm lý khách hàng • Quản lý cảm xúc
• Kỹ năng nói Tiếng anh
• Kỹ năng thuyết trình, đàm phán 42
• Kỹ năng quản lý thời gian • Kỹ năng lãnh đạo
• Những kiến thức chuyên sâu về marketing & sale
4.3.7.Nguyễn Thị Hồng Vân Ngành nghề phù hợp
• Marketing và Bán hàng: Nghiên cứu thị trường, tiếp thị, bán hàng, truyền
thông, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện
• Chính trị và Diễn thuyết: Nhà ngoại giao, chính trị gia, diễn giả… Ưu điểm: • Thích cạnh tranh
• Mạnh mẽ, thích mạo hiểm
• Năng động, thích giao tiếp
• Kiên nhẫn, chịu được áp lực
• Mục tiêu rõ ràng, có kế hoạch Nhược điểm: • Dễ mất tập trung
• Ganh tỵ, lòng đố kỵ • Nói tiếng anh kém
• Trì hoãn, lười biếng
Những kiến thức và kỹ năng cần trau dồi thêm: • Tư duy phản biện
• Kỹ năng nói Tiếng anh
• Kỹ năng thuyết phục 43 • Kỹ năng đàm phán
• Kỹ năng quản lý thời gian • Kỹ năng lãnh đạo
• Những kiến thức chuyên sâu về marketing & chính trị 44