-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tết nguyên tiêu của người hoa tại Thành phố HCM - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Tết nguyên tiêu của người hoa tại Thành phố HCM - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã
Cơ sở văn hóa việt nam (02) 101 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Tết nguyên tiêu của người hoa tại Thành phố HCM - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Tết nguyên tiêu của người hoa tại Thành phố HCM - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã
Môn: Cơ sở văn hóa việt nam (02) 101 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN ********* TRƯƠNG MỸ CẦM MSSV: 2190114 BÀI TIỂU LUẬN BỘ MÔN CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM ĐỀ TÀI: TẾT NGUYÊN TIÊU CỦA NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN *********
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: TRƯƠNG MỸ CẦM MSSV: 2190114 NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH KHOA NGOẠI NGỮ
MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOÁ HỌC: TS. NGUYỄN THỊ CHÂU ANH ĐỀ TÀI TẾT NGUYÊN TIÊU CỦA NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2020 i LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn trường Đại học Hoa Sen, Khoa Ngoại Ngữ.
Thông qua môn học Cơ sở văn hoá Việt Nam, em đã có cơ hội được
khám phá và am hiểu hơn các kiến thức về nền văn hoá Đông Nam Á
và Đông Á. Song song, là các bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam,
và sự giao lưu văn hoá giữa nước ta và các nền văn hoá của các nước
láng giềng như Trung Quốc, Ấn Độ, …
Đặc biệt, em muốn được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị
Châu Anh. Cô đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ
ích trong suốt khoảng thời gian học bộ môn Cơ sở văn hoá Việt Nam.
Cô cũng đã đồng hành cùng em, giúp đỡ em từ những ngày đầu lựa
chọn đề tài nghiên cứu, hỗ trợ em trong suốt quá trình viết bài tiểu
luận và cho đến khi hoàn thành. Cảm ơn cô đã hỗ trợ và tạo cơ hội cho
em trong suốt thời gian qua. ii TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tết Nguyên Tiêu diễn ra vào Rằm tháng Giêng hằng năm, là một
trong những lễ hội truyền thống của người Trung Quốc. Chính vì vậy,
có thể nói trên thế giới nơi nào có người Hoa, thì nơi đó sẽ có lễ hội
Tết Nguyên Tiêu. Tuy nhiên, Tết Nguyên Tiêu ở mỗi nơi ít nhiều sẽ
có sự thay đổi về phong tục bởi nó đã phần nào bị ảnh bởi nền văn hoá
của nước đó. Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng, cũng không ngoại lệ. Thế nên, đề tài nghiên cứu này xoay
quanh về “Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí
Minh”, nhằm mục đích giúp người đọc hiểu hơn về ý nghĩa của ngày
Tết Nguyên Tiêu, am hiểu hơn về các phong tục - văn hoá của người
Hoa trong dịp lễ hội này thông qua các thông tin, tài liệu và hình ảnh
được đề cập trong bài nghiên cứu này. iii MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI........................................................................................................ iii
MỤC LỤC....................................................................................................................... iv
PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 1
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu..............................................................................1
4. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................... 1
5. Giới hạn của đề tài........................................................................................................ 2
6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 2
7. Cấu trúc của đề tài.........................................................................................................2
8. Kế hoạch thực hiện....................................................................................................... 3
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH.......................................................................................4
CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA TẾT NGUYÊN TIÊU................4
1. Nguồn gốc...............................................................................................................4
2. Ý nghĩa....................................................................................................................6
CHƯƠNG 2: NÉT ĐẶC TRƯNG VỀ TẾT NGUYÊN TIÊU TRUYỀN THỐNG. 6
1. Một số phong tục đặc trưng trong ngày Tết Nguyên Tiêu.....................................7
1.1 Hội hoa đăng...................................................................................................7
1.2 Đối câu đố.......................................................................................................8
1.3 Múa rồng.........................................................................................................9
1.4 Lễ tình nhân của Trung Quốc.......................................................................10
1.5 Tẩu bách bệnh...............................................................................................10
2. Các món ăn trong ngày Tết Nguyên Tiêu............................................................ 11
2.1 Bánh trôi....................................................................................................... 11
2.2 Bánh chẻo..................................................................................................... 12 iv
2.3 Cải xà lách.................................................................................................... 13
2.4 Mì trường thọ................................................................................................13
CHƯƠNG 3: TẾT NGUYÊN TIÊU CỦA NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH.....................................................................................................................15
1. Những tập tục của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh về Tết Nguyên Tiêu.15
1.1 Cúng Phật và Gia tiên vào Rằm Tháng Giêng................................................... 16
1.2 Viếng, thăm chùa vào Rằm Tháng Giêng.......................................................... 17
1.3 Mượn - trả quýt ngày Tết Nguyên Tiêu............................................................. 19
2. Hoạt động diễu hành trong ngày Tết Nguyên Tiêu ở Chợ Lớn...........................20
3. Triều kịch - hát Tiều vào Tết Nguyên Tiêu của người Hoa - Chợ Lớn...............24
PHẦN 3: KẾT LUẬN................................................................................................... 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 28
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH................................................................................................. 31 v PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Tết Nguyên Tiêu là lễ hội truyền thống bắt nguồn từ Trung Quốc. Hằng năm, Tết
Nguyên Tiêu được tổ chức rộng rãi ở các quốc gia, nơi có người Hoa sinh sống và làm
việc. Ở Việt Nam, nhất là khu vực Chợ Lớn - Thành Phố Hồ Chí Minh, lễ hội Tết
Nguyên Tiêu được tổ chức thường niên và rất hoành tráng, mang đậm tính bản sắc dân
tộc của dân tộc Hoa nhưng song song cũng đã dung hoà với bản sắc Việt của nước ta.
Người Sài Gòn, nhất là thế hệ trẻ chúng ta, thường nghe đến lễ hội Tết Nguyên Tiêu,
thậm chí cũng có người đã được chứng kiến. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa có sự hiểu
biết nhất định về lễ hội đặc sắc này, chỉ diễn ra mỗi năm một lần. Chính vì vậy, tôi
muốn thực hiện đề tài nhằm cung cấp cho người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn, có sự
hiểu biết cụ thể nhất về Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm cung cấp cho mọi người có cái nhìn tổng quan nhất, hiểu biết
nhất định về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu. Song song, giới thiệu cho
người đọc các phong tục - tập quán đặc sắc của người Hoa trong ngày Tết Nguyên
Tiêu. Hơn thế nữa, bài nghiên cứu của tôi còn muốn cho mọi người thấy sự khác biệt
giữa Tết Nguyên Tiêu truyền thống và Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Thành Phố
Hồ Chí Minh, từ đó cho thấy Tết Nguyên Tiêu ở Thành Phố Hồ Chí Minh là lễ hội của
dân tộc Hoa nhưng trong đó đã được hoà quyện rất nhiều bản sắc văn hoá của dân tộc Kinh ta.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Khách thể nghiên cứu: Những giá trị mang tính văn hoá của dân tộc Hoa, những
phong tục đặc trưng trong ngày Tết Nguyên Tiêu. Qua đó, cũng thể hiện Tết Nguyên
Tiêu ở Thành phố Hồ Chí Minh có nét riêng biệt khi được ảnh hưởng từ nền văn hoá Việt. 4. Câu hỏi nghiên cứu
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu?
Các phong tục đặc trưng của người Hoa trong ngày Tết Nguyên Tiêu? 1
Ngày Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra như thế nào?
5. Giới hạn của đề tài
Lễ hội truyền thống của Trung Quốc - Tết Nguyên Tiêu, được tổ chức vào Rằm Tháng
Giêng hằng năm. Tết Nguyên Tiêu được tổ chức rộng rãi trên các quốc gia khác nhau,
nơi có người Hoa sinh sống và làm việc. Nhưng bài báo cáo của tôi chỉ tập trung
nghiên cứu, tìm hiểu về Tết Nguyên Tiêu của người Hoa tại Thành Phố Hồ Chí Minh,
Việt Nam. Bởi lẽ lễ hội Tết Nguyên Tiêu ở Chợ Lớn - Thành phố Hồ Chí Minh được
tổ chức rộn ràng nhất, và đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia vào đầu năm 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài “Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh” đã sử dụng
phương pháp tìm kiếm và tổng hợp các thông tin liên quan từ các tài liệu, báo mạng.
Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng tham khảo các bài báo cáo trước đây mang tính liên quan đến đề tài.
7. Cấu trúc của đề tài Phần 1: MỞ ĐẦU Phần 2: NỘI DUNG
Chương I: Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu 1. Nguồn gốc 2. Ý nghĩa
Chương II: Nét đặc trưng về Tết Nguyên Tiêu
1. Một số phong tục đặc trưng trong ngày Tết Nguyên Tiêu 1.1 Hội hoa đăng 1.2 Đối câu đố 1.3 Múa rồng
1.4 Lễ tình nhân của Trung Quốc 1.5 Tẩu bách bệnh
2. Các món ăn trong ngày Tết Nguyên Tiêu 2.1 Bánh trôi 2 2.2 Bánh chẻo 2.3 Cải xà lách 2.4 Mì trường thọ
Chương III: Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
1. Một số tập tục của người Hoa ở TP. HCM trong ngày Tết Nguyên Tiêu
1.1 Cúng Phật và tổ tiên vào Rằm Tháng Giêng
1.2 Viếng, thăm chùa vào Rằm Tháng Giêng
1.3 Mượn - trả quýt ngày Tết Nguyên Tiêu
2. Hoạt động diễu hành trong Tết Nguyên Tiêu ở Chợ Lớn
3. Hí kịch, ca nhạc vào ngày Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Chợ Lớn Phần 3: KẾT LUẬN 1. Kế hoạch thực hiện.
2. Tài liệu tham khảo, phụ lục hình ảnh 8. Kế hoạch thực hiện
Đề tài “Tết Nguyên Tiêu của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện
trong khoảng thời gian 2 -3 tuần. Trong đó, tôi trước hết tìm hiểu về nguồn gốc của
Tết Nguyên Tiêu thông qua các trang thông tin online, sau đó là các phong tục đặc
trưng, cuối cùng là Tết Nguyên Tiêu ở Chợ Lớn, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, tôi cũng lần lượt tiến hành xem các video ghi lại lễ hội Tết Nguyên Tiêu ở
Chợ Lớn, Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm trở lại đây. 3 PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA TẾT NGUYÊN TIÊU 1. Nguồn gốc
Tết Nguyên Tiêu, nhằm vào Rằm Tháng Giêng Tết Âm lịch. Tết Nguyên Tiêu là lễ
hội truyền thống của Trung Quốc, nó còn có tên gọi là Tiết Thượng Nguyên. Tết
Nguyên Tiêu cũng giống như các ngày Tết khác, đều có sự ảnh hưởng từ các tích
truyện của Trung Quốc. Có không ít những câu chuyện xung quanh ngày Tết Nguyên
Tiêu, nhưng nổi bật nhất là ba câu chuyện - sự tích về ngày này được truyền tai rộng
rãi đến với mọi người từ đời này sang đời khác. Chẳng những thế, ba sự tích này còn
được lồng ghép vào một số bộ phim truyền hình cổ trang Hoa Ngữ một mặt nhằm giới
thiệu với các khán giả về nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu; mặt khác chính là “thước
phim gợi nhớ” về sự tích ngày lễ hội này đối với thế hệ con cháu người Trung Quốc
sau này trên khắp thế giới.
Sự tích 1. “Kỷ niệm Bình Lữ”
Sau khi Hán Tổ Cao Lưu Bang mất, con trai Lữ Hậu là Lưu Doanh , tức Hán Huệ
Đế lên ngôi. Tuy nhiên, Huệ Đế tính tình nhu nhược, làm việc trù trừ do dự, không
quyết đoán, do đó mà quyền hành dần dần lọt vào tay của Lữ Hậu. Sau khi Lữ Hậu
lâm bệnh qua đời, con cháu dòng tộc họ Lữ đều “nom nớp lo sợ”. Chính vì vậy mà
Thượng Tướng Quân Lữ Lộc đã bí mật tập hợp họ Lữ hòng bàn âm mưu gây loạn,
cướp lấy giang sơn của họ Lưu. Sự việc này đã truyền đến tai của một tôn thất họ Lưu
- Tề Vương Lưu Nang. Tề Nang vì muốn bảo vệ đất nước, đã lập kế hoạch trừ khử Lữ
Lộc, “Loạn chư Lữ” cuối cùng cũng được dẹp loạn. Sau khi dẹp loạn, chúng thần đã
lập người con thứ hai của Lưu Bang, là Lưu Hằng lên ngôi, xưng Hán Văn Đế . Văn
Đế cho rằng, việc “thái bình thịnh thế” thật không dễ dàng, nên đã quyết định lấy ngày
Rằm Tháng Giếng làm ngày bình định “Loạn chư Lữ” để các thần dân, dân chúng
cùng chung vui, ăn mừng. Khắp mọi nơi, nhà nhà đều treo đèn rực rỡ bày tỏ sự vui
mừng. Từ đó, Rằm Tháng Giêng đã trở thành ngày Tết dân gian, hay còn được gọi là
“Náo Nguyên Tiêu”. (Emily, 2018).
Sự tích 2. Đông Phương Sóc và Nàng Nguyên Tiêu 4