Tham vấn tâm lý trong trường học - Tâm lý | Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Mục đích của tham vấn trong trường học là gì?
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47171770 I.
THAM VẤN TÂM LÝ TRONG TRƯỜNG HỌC Nội dung: •
Một số lưu ý tham vấn trong trường học. •
Qui trình tham vấn cá nhân trong trường học. • Tham vấn ngắn • Tham vấn khủng hoảng •
Hướng tiếp cận trong tham vấn trong trường học. •
Qui trình tham vấn hướng nghiệp •
Tham vấn nhóm trong trường học Một số lưu ý: Ai cần tham vấn?
Mục đích của tham vấn trong trường học là gì? Ai cần tham vấn?
Nhà tham vấn cần trả lời các câu hỏi sau để làm rõ “ai cần tham vấn điều gì”
1. Người được đưa đến tham vấn có nhìn nhận tình huống lý do giống như lời giới thiệu?
2. Người được đưa đến tham vấn có nhu cầu và chấp nhận tham vấn như một
phần để giải quyết vấn đề của bản thân không?
3. Khả năng làm chủ hoàn cảnh của người được đưa đến tham vấn như thế nào?
(Đặc biệt quan trọng với học sinh tiểu học và đầu THCS)
4. Mức độ cam kết của người được đưa đến tham vấn trong việc thực hiện các
bài tập liên quan đến nhận thức, cảm xúc và hành vi?
Mục đích của tham vấn trong trường học
• Phải gắn liền với sự tiến bộ về mặt học tập.
• Khái quát hoá việc đạt được mục tiêu giáo dục với các mối quan hệ khác.
• Chia sẻ các trải nhiệm về học tập và các kỹ năng liên quan tới quá trình phát
triển của bản thân với người khác
• Gia tăng liên hệ với phụ huynh nhiều nhất có thể
Qui trình tham vấn cá nhân trong trường học: lOMoAR cPSD| 47171770
Qui trình tham vấn cá nhân có thể được tiến hành theo nhiều bước tuỳ thuộc vào
vấn đề của thân chủ cũng như lý thuyết mà nhà tham vấn thoe đuổi. Tuy nhiên,
nhìn chung có thể theo qui trình 4 bước sau: 1. Xây dựng mối quan hệ 2. Khám phá vấn đề 3. Thực hiện hành động 4.
Kết thúc mối quan hệXây dựng mối quan hệ
• Đây là nền tảng để thân chủ tiết lộ những hy vọng, niềm tin, sự quan tâm, nỗi
sợ hãi, thất bại, … Cá nhân để tìm đến sự thay đổi. Nhà tham vấn cần đồng
cảm để có thể “ sống cuộc sống” của thân chủ.
• Tôn trọng là yếu tố cốt lõi của giai đoạn này.
• Chân thật là yếu tố quan trọng để tạo nên sự tôn trọng.
Khám phá vấn đề
Kiến thức của nhà tham vấn về các lý thuyết tham vấn có vai trò quan trọng trong
giai đoạn này. Tiến trình tham vấn nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào trình độ
chuyên môn cũng như lý thuyết tham vấn mà nhà tham vấn áp dụng.
Thực hiện hành động:
Nhà tham vấn và thân chủ thống nhất với nhau về: • Mục đích • Kế hoạch cụ thể
• Các chiến lược trợ giúp
• Cách thức theo dõi và điều chỉnh
• Nhà tham vấn và thân chủ rút ra bài học cần thiết và tiếp tục áp dụng linh hoạt trong cuộc sống
• Nếu thân chủ không cần điều chỉnh thêm gì thì có thể đi đến bước cuối cùng.
Kết thúc mối quan hệ
• Giai đoạn này còn được gọi với tên “đóng ca tham vấn”
• Đây là giai đoạn cả nhà tham vấn và thân chủ đều nhận thấy mục đích đặt ra
ban đầu đã đạt được.
• Do đặc thù của môi trường học đường, nhà tham vấn nên hiểu rằng “kết thúc
mối quan hệ” ở đây là kết thúc mối quan hệ cho 1 vấn đề giúp đỡ cụ thể.
Điều này có nghĩa là thân chủ hoàn toàn có thể trao đổi với nhà tham vấn về
các vấn đề khác (có thể ít nghiêm trọng hơn) hay chào hỏi như các nhân viên
thân thiện khác trong nhà trường. lOMoAR cPSD| 47171770
• Nếu việc kết thúc này do yếu tố khách quan (như học sinh chuyển trường,
yêu cầu từ phụ huynh, giáo viên,…) thì nhà tham vấn cần khẳng định lại với
thân chủ các kỹ năng mà thân chủ đã học được, đồng thời khuyến khích thân
chủ thực hành chúng thường xuyên hoặc tiếp tục gặp nhà tham vấn khác nếu có điều kiện. Tham vấn ngắn
• Tham vấn ngắn đặc biệt thiết thực khi tham vấn trong trường học do đáp ứng
được yêu cầu hạn chế về thời gian.
• Tham vấn ngắn được sử dụng theo cả hướng tiếp cận tâm động học lẫn nhận thức hành vi.
• Tham vấn ngắn thường tập trung vào vấn đề hoặc hành vi của học sinh và
theo khuynh hướng định hướng hành vi.
Qui trình tham vấn ngắn (Lopez- 1985)
1. Yêu cầu học sinh mô tả các yếu tố cụ thể muốn thay đổi.
2. Kiểm tra xem học sinh đã làm gì
3. Xác định rõ mục tiêu
4. Xây dựng và thực hiện các chiến lược.
Tham vấn tập trung giải pháp (solution- focused therapy) • Câu hỏi thần kỳ:
“Nếu có một điều kỳ diệu xảy ra, khi em thức dậy và mọi vấn đề đã được
giải quyết thì ngày hôm đó sẽ như thế nào?”
• “Điều gì trở nên khác biệt? Làm sao em biết vấn đề đã được giải quyết?”
=> Giúp học sinh mô tả chi tiết sự khác biệt
=> Giúp học sinh hiện thực hoá sự khác biệt
=> Hỗ trợ học sinh duy trì sự khác biệt.
Tham vấn khủng hoảng
• Khủng hoảng cần được can thiệp ngay lập tức
• Cần xác định mức độ của khủng hoảng
• Tham vấn khủng hoảng cần đặt mối quan tâm hàng đầu vào sự an toàn và phúc lợi cho học sinh.
• Phối hợp với nhóm xử lý khủng hoảng của trường để xử lý theo qui trình đã thống nhất. lOMoAR cPSD| 47171770
• Nhà tham vấn khi tham vấn khủng hoảng có thể kéo dài mối quan hệ tham
vấn ngay cả khi khủng hoảng đã qua đi.
Hướng tiếp cận tham vấn trong trường học:
• Nhà tham vấn trường học có thể được đào tạo từ rất nhiều nguồn: lâm sàng,
tâm lý giáo dục, trị liệu, tham vấn, giáo dục,… nên tiếp cận theo hướng chiết chung hoàn toàn phù hợp.
• Hướng tiếp cận chiết chung là sự tổng hợp các quan niệm, lý thuyết, kỹ
thuật, hệ thống, kinh nghiệm của nhà tham vấn. Tuy nhiên, nhà tham vấn đi
theo hướng tiếp cận này cần lưu ý đến tính logic, linh hoạt trong việc ứng dụng.
Qui trình tham vấn hướng nghiệp 1. Đánh giá
2. Tham vấn nâng cao mức độ trải nghiệm của thân chủ về nghề yêu thích.3.
Tham vấn nâng cao khả năng hiện thực hoá của thân chủ
4. Theo dõi, đánh giá và đóng ca tham vấn.
Tham vấn nhóm trong trường học:
Tham vấn nhóm sẽ giúp nhà tham vấn tiết kiệm được thời gian và hỗ trợ được nhiều học sinh hơn.
Có 2 loại làm việc nhóm trong trường học:
1. Tham vấn: Dựa trên mối quan hệ giúp đỡ và bảo mật, nhà tham vấn khuyến
khích các thành viên chia sẻ và cùng nhau khắc phục các vấn đề liên quan
đến mối quan hệ và phát triển bản thân.
2. Tư vấn: Nhà tham vấn cung cấp các thông tin, hướng dẫn khả dụng, cách
giải quyết vấn đề cho một nhóm người. Kích cỡ nhóm:
• Kích cỡ nhóm tuỳ thuộc vào mục đích của nhóm, độ tuổi của thành viên, số
phiên làm việc dự tính.
• Với học sinh tiểu học, một nhóm không quá 5 học sinh.
• Với học sinh THCS, THPT và người trưởng thành, số thành viên có thể
nhiều hơn nhưng cần đảm bảo nguyên tắc “nhiều đủ để các thành viên có cơ
hội tương tác đa dạng và nhỏ đủ để có cảm nhận quan tâm và gắn kết”.
Nội qui trong nhóm tham vấn: lOMoAR cPSD| 47171770
*Nà tham vấn là trưởng nhóm và cần đặt ra nội qui nhóm (theo nguyên tắc sau):
1. Đặt mục tiêu sớm và cam kết thực hiện các mục tiêu (có gắn kết với các
mụctiêu học tập và giáo dục) này.
2. Trình bày và thảo luận ý kiến một cách rõ ràng và chân thành.
3. Lắng nghe và tôn trọng quan điểm cá nhân của tất cả các thành viên.
4. Bảo mật các thông tin được trao đổi trong nhóm: bạn có thể trao đổi với cha
mẹ bạn điều bạn đã thảo luận trong nhóm nhưng không được chia sẻ ý kiến của thành viên khác.
5. Đến tham dự đúng giờ và không về sớm
6. Chấp nhận và tôn trọng vị trí trưởng nhóm của nhà tham vấn.
7. Đồng ý rằng các quyết định của nhóm sẽ được đưa ra dựa trên sự đoàn kết.