Thành tựu của Internet Trong lĩnh vực kinh tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Thành tựu của Internet Trong lĩnh vực kinh tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Công nghệ thông tin (asf-1243)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
THÀNH TỰU CỦA INTERNET TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
1. Tóm tắt lịch sử các cuộc Cách mạng Y học
Công nghiệp đã trải qua 4 cuộc cách mạng: Công nghiệp 1.0 (1760-1830) là kỷ nguyên
của máy hơi nước, Công nghiệp 2.0 (1870-1914) là kỷ nguyên của động cơ điện, Công
nghiệp 3.0 (1970) là kỷ nguyên của tự động hóa, và Công nghiệp 4.0 (từ 2013) là kỷ
nguyên của kỹ thuật số.
Hiện chúng ta đang bước vào ngưỡng cửa của Công nghiệp 4.0, là kỷ nguyên kỹ thuật
số (digital technologies), dựa trên các phát minh công nghệ gồm: Hệ thống vật lý
không gian mạng (Cyber - Physical Systems: CPS), Internet Vạn vật (Internet of
Things: IoT), Điện toán đám mây (Cloud computing) và Điện toán nhận thức
(Cognitive computing), In 3D (3D printing), Dữ liệu lớn (Big Data) và Trí tuệ nhân tạo
(Artificial Intelligence: AI), đã tạo nên những Nhà máy Thông minh (Smart Factories).
Lịch sử phát triển và những thành tựu công nghệ chủ yếu của các cuộc Cách mạng
Công nghiệp được tóm tắt ở Hình 1.
Vì Y học phát triển dựa trên các thành tựu công nghệ của Cách mạng Công nghiệp và
đối tượng tác động Y học là con người nên hai cuộc Cách mạng này có sự khác nhau
về thời gian xảy ra và tốc độ phát triển. 1.1. Y học 1.0
Y học 1.0 (trước 1950): mặc dù Y học có lịch sử phát triển từ hàng ngàn năm trước,
nhưng Y học 1.0 chỉ thực sự xuất hiện khi con người tìm ra tia X (Roentgen WC,
1895), phim rửa ảnh (Paul, 1896), siêu âm (ultrasound, Dussik KT, 1942), kháng sinh
Penicillin (Fleming A, 1928) và bắt đầu sử dụng bệnh án (Health Record). 1.2. Y học 2.0
Y học 2.0 xuất hiện vào những năm 1970, khi con người phát minh ra cộng hưởng từ
(Magnetic Resonance Imaging: MRI, Lauterbur, 1971), chụp cắt lớp (Computer
Tomography: CT, Hounsfield G, 1972), mẫu báo cáo ca bệnh (Case Report Form:
CRF) và máy vi tính cho thầy thuốc (Computer for Doctor). 1.3. Y học 3.0
Y học 3.0 xuất hiện vào những năm 1990, là kỷ nguyên của internet, khi con người
phát minh ra máy ảnh có thiết bị kết nối điện tích (Charge-coupled Device Cameras:
CCD), hệ thống truyền thông và lưu trữ hình ảnh (Picture Archiving and
Communication System: PACS), hệ thống Thông tin Bệnh viện (Hospital Information
System: HIS), Hình ảnh 3D (3D Imaging), Y học từ xa (Telemedicine), Sức khỏe điện
tử (e-Health), Dữ liệu truy cập (PubMed), Mẫu báo cáo ca bệnh điện tử (Electric Case
Report Form: eCRF), trình tự bộ gen (Genome Sequence). 1.4. Y học 4.0
Ngày nay chúng ta đang bước vào ngưỡng cửa của Y học 4.0, kỷ nguyên của Số hóa
trong Y học (Digitization in Medicine), dựa trên những thành tựu công nghệ của Công
nghiệp 4.0, đó là: Hệ thống vật lý không gian mạng Y học (Medical Cyber-Physical
Systems: MCPS), Công nghệ Nano Y học (Medical Nanotechnology), Internet Vạn vật
Y học (Internet of Medical Things: IoMT), Trí tuệ Nhân tạo (Artificical Intelligence: AI), Dữ liê q
u Y học lớn (Medical Big Data), In 3D Y học (Medical 3D Print), Người
máy Y học (Medical Robotics), Cảm biến Y học (Medical Sensors), Chế tạo bộ phận
hỗ trợ Y học (Medical Additive Manufacturing) và Máy bay không người lái Y học (Medical Drones).
2. Các thành tựu của Internet trong lĩnh vực 4.0
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là một xu thế lớn, hội tụ nhiều công nghệ trên
nền tảng số hóa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba với sự phát triển đột phá
của công nghệ Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu lớn, điện toán đám mây
và các công nghệ số khác để thực hiện siêu kết nối, tích hợp các hệ thống số hóa - vật
lý - sinh học, giữa thế giới thực và không gian số tạo ra lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất mới, chuyển đổi toàn diện trên tất cả các mặt của cuộc sống, từ tổ chức sản
xuất, cung ứng dịch vụ, phương thức kinh doanh đến cách thức tiêu dùng, giao tiếp xã
hội, thậm chí thay đổi chính bản thân con người.
Năm 2019, Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS), thuộc Tập đoàn FPT, đã phát
triển Hệ thống Thông tin Bệnh viện FPT.eHospital, bao gồm: 1) Hệ thống quản lý
Phòng khám thông minh (Intelligent Clinic Management system); 2) Hệ thống quản lý
cho Trạm y tế & Học viên gia đình (Management system for Medical Stations &
Family Practitioner); 3) Sổ kiểm tra Sức khỏe điện tử (Electronic Health checkbook);
4) Hệ thống quản lý Y tế điện tử (Electronic medical management system)[2]. Đến
nay, FPT.eHospital đã được triển khai tại hơn 200 bệnh viện trên toàn quốc, gồm cả
các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Chợ Rẫy. 2.1.
Điện toán đám mây (Cloud Computing)
Điện toán đám mây cho phép cung cấp không giới hạn và theo nhu cầu của từng đơn
vị theo kiểu cung cấp dịch vụ, bao gồm dịch vụ hạ tầng lưu trữ, dịch vụ nền tảng phát
triển và dịch vụ phần mềm. Điều này cho phép các đơn vị có thể sử dụng điện toán
đám mây cho quản lý, lưu trữ, ứng dụng dữ liệu lớn, phức tạp mà không mất quá nhiều
thời gian, công sức để quản lý, mở rộng, tối ưu. 2.2. Dư뀃 liê
u Y h漃⌀c lơꄁn (Medical Big Data)
Dữ liệu lớn là một thuật ngữ cho việc quản lý, lưu trữ, khai thác, phân tích, dự báo dựa
trên một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền
thống không xử lý được.
Khả năng xử lý dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo hỗ trợ đắc lực cho ngành y tế trong nhiều
hoạt động khác nhau như dự đoán cơn đau tim; dự đoán bệnh não; tiên lượng bệnh;
phân tích đái tháo đường; phân tích bệnh mạch vành; dự đoán bùng phát bệnh truyền
nhiễm; dự đoán bệnh lao; phát hiện cơn đau tim giai đoạn sớm; dự đoán HIV/AIDS,... 2.3.
Trí tuệ Nhân tạo (Artificical Intelligence: AI)
AI là máy được lập trình với sự trợ giúp của máy vi tính để phát triển các chức năng
nhận thức đối với việc học tập và giải quyết vấn đề, hỗ trợ mạnh mẽ Y học cá thể hóa và Y học chính xác.
Một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong ngành y tế như hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh
bệnh lý, hỗ trợ phân tích, đánh giá kết quả xét nghiệm, phẫu thuật bằng robot. Ngoài
ra, AI còn có khả năng chẩn đoán bệnh chính xác hơn bác sĩ (trong chẩn đoán ung thư da là 95% so với 87%). 2.4.
Internet Vạn vật Y h漃⌀c (Internet of Medical Things: IoMT)
IoMT là một phần phụ của Internet vạn vật (IoT) được nhiều người biết đến hơn. Nói
chung, IoMT là một cơ sở hạ tầng được kết nối của các thiết bị y tế, ứng dụng phần
mềm, hệ thống và dịch vụ y tế. Cơ sở hạ tầng này nhằm mục đích cải thiện khả năng
tiếp cận chăm sóc sức khỏe, đồng thời cải thiện sức khỏe của bệnh nhân và sự hài lòng
với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Các ứng dụng thành công của IoMT bao gồm theo dõi từ xa các bệnh nhân mắc các
bệnh mãn tính hoặc lâu dài. Thiết bị đeo người có thể thu thập dữ liệu y tế từ bệnh
nhân và phân phối thông tin cho những người chăm sóc có liên quan, cũng như theo
dõi hoạt động của bệnh nhân. “Y học từ xa” dường như là một khía cạnh quan trọng
của y học khi mà tuổi thọ của dân số tiếp tục tăng. Rõ ràng y học từ xa có thể tiết kiệm
rất nhiều thời gian và tiền bạc cho các dịch vụ y tế nếu được thực hiện đúng cách.
Một ví dụ thú vị khác về IoMT là một thiết bị được cấy ghép vào động mạch để theo
dõi huyết áp và chuyển tiếp thông tin đến các thiết bị bên ngoài để cảnh báo bệnh nhân
hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe về các dấu hiệu sớm của đột quỵ. 2.5.
In 3D Y h漃⌀c (Medical 3D Printing)
Công nghệ in 3D là sự phát triển tầm cao của công nghệ in, làm cho người ta có thể
sản xuất ra những sản phẩm có cấu trúc tương đối phức tạp nhưng lại được gói thành một khối duy nhất.
Trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, công nghệ in 3D giúp tạo ra nhiều sản phẩm
như các dụng cụ y tế, các mô hình trong khám chữa bệnh, các phụ tùng giả, xương,
sụn tai, van tim, các mô, mô hình cơ thể người,…, được sử dụng khá phổ biến trong những năm gần đây.
3. Các thách thức trong việc áp dụng các công nghệ 4.0 vào Y học 4.0
Trong thực tế, các dữ liệu lớn về Y học được tập hợp từ nhiều thiết bị khác nhau, như
các dữ liệu về bệnh nhân, về lâm sàng, về xét nghiệm, …, là những thách thức, đòi hỏi
phải được lưu trữ, xử lý, sử dụng và quản lý một cách khoa học.
Trong công việc, các đồng nghiệp trong cùng một bệnh viện, ở các bệnh viện khác
nhau hoặc giữa thầy thuốc với bệnh nhân thường cần phải trao đổi dữ liệu với nhau.
Nguy cơ về lỗi máy móc, phần mềm là điều có thể.
Thách thức về đào tạo và phát triển kỹ năng hiện nay là tình trạng thiếu nhân viên lành
nghề do các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên nhiều tuổi, chưa được đào tạo cơ bản và hệ
thống về công nghệ thông tin, hoặc sử dụng máy vi tính không thành thạo.
Do các quy trình công nghệ từ Y học 3.0 sang Y học 4.0 thay đổi rất nhanh, nhiều
chuyên gia Y tế chưa bắt kịp tiến độ yêu cầu công việc, các nhà quản lý cần phải đưa
ra các tiêu chuẩn và đồng bộ hóa các quy trình trong toàn ngành Y tế.
An ninh mạng (Cybersecurity) là việc bảo vệ các hệ thống kết nối internet, bao gồm
phần cứng, phần mềm và các dữ liệu, khỏi các cuộc tấn công mạng. Trong năm 2016,
chỉ riêng ở Hoa Kỳ đã có hơn 16 triệu hồ sơ bệnh án bị đánh cắp từ các tổ chức chăm
sóc sức khỏe. Mỗi cá nhân cần biết cách bảo mật thông tin của mình và các nhà hoạch
định chính sách cần ban hành các biện pháp cụ thể để bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu. 4. Kết luận
Tầm nhìn của chuyển đổi số ngành y tế tới năm 2030 là việc ứng dụng công nghệ số
trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành y tế, hình thành nền y tế thông minh
với ba nội dung chính là phòng bệnh thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản
trị y tế thông minh. Chuyển đổi số trong y tế góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt
Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; hỗ trợ người dân
dễ dàng tiếp cận thông tin y tế để sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao và được bảo
vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe liên tục, suốt đời.