Thiết kế khóa học phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền | Bài thi học phần phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Bạn đang gặp khó khăn gì trong việc phát triển kỹ năng mềm? Kỹ năng mềm hiện tại của bạn đang ở mức độ nào? Theo bạn, kỹ năng mềm có cần thiết trong học tập và công việc không? Hiện tại, bạn có nhu cầu tham gia khóa học để cải thiện và phát triển kỹ năng mềm không? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HâC VIàN CHÍNH TRà QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN -----ñò-----
BÀI THI HỌC PHẦN
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
XÃ HÞI VÀ NHÂN VĂN
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ KHÓA HỌC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM
CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Hã và tên sinh viên: Nguyßn Thá Hiền Lương Mã sinh viên: 2055380028 Lớp tín chß: TG01004 Hà Nßi, 2022 Câu 1:
1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng một khóa học thật sự hữu ích, giúp sinh
viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hoàn thiện kỹ năng mềm để tạo ra nhiều cơ
hội phát triển cho bản thân trong tương lai. Từ đó, ngày càng nhiều người biết đến
khóa học và sẵn sàng đầu tư thời gian và tiền bạc để tham gia vào khóa học. - Nhiệm vụ nghiên cứu:
Giai đoạn một, nhóm đã tiến hành phỏng vấn để khảo sát và thu thập
thông tin về các nhu cầu của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên
truyền. Sau khi phân tích dữ liệu, nhóm đã xây dựng bảng hỏi điều tra
cho nhóm sinh viên năm thứ nhất để thu được dữ liệu số trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
Đưa ra những thực trạng cũng như khó khăn của sinh viên về kỹ năng
mềm, kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng mềm là thực sự cần thiết
trong học tập cũng công việc của sinh viên.
Dựa vào mức độ cần thiết và quan trọng của kỹ năng mềm, đã xây
dựng một khóa học nhằm phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, giúp các bạn sinh viên có thể nâng cao
kiến thức và năng lực của mình, có nền tảng vững chắc trong tương lai.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
3. Đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng khảo sát: cụ thể là sinh viên khoa Tuyên truyền, sinh viên Học
viện Báo chí và tuyên truyền. - Phạm vi nghiên cứu: Thời gian: 2 - 3 tháng
Không gian: trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Chủ đề: Xây dựng khóa học phát triển kĩ năng mềm.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp luận: phương pháp luận biện chứng, Triết học Mác – Lênin,
và các quan điểm tuyên truyền khóa học phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên.
- Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp phân tích mô tả để tìm
hiểu về thực trạng và nhu cầu của sinh viên đối với khóa học phát triển kỹ năng mềm.
5. Kết cấu nội dung chi tiết của đề tài.
Đề tài gồm 5 chương trong đó:
• Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu
• Chương 2: Cung cấp lí thuyết liên quan đến khóa học phát triển kỹ
năng mềm gồm khái niệm về kỹ năng mềm và các hình thức marketing.
• Chương 3: Mô tả phương pháp nghiên cứu gồm đối tượng nghiên cứu,
phương pháp thu thập và xử lý, phân tích dữ liệu.
• Chương 4: Phần kết quả phân tích dữ liệu của nhiều công cụ nghiên
cứu (bảng hỏi và phỏng vấn sâu) để tìm hiểu nhu cầu của sinh viên đối với khóa học.
• Chương 5: Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, đưa ra một số biện pháp đề
xuất nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Câu 2: Trình bày quy trình thực hiện phương pháp điều tra b ng h ả i ỏ .
1. Quy trình chọn mẫu.
1.1. Khung mẫu.
Lấy ý kiến của sinh viên khoa Tuyên truyền về khóa học phát triển kỹ năng
mềm (Quy mô Học viện Báo chí và Tuyên truyền). -
Tổng thể nghiên cứu: 200 sinh viên -
Phần tử: Sinh viên Khoa Tuyên truyền, Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền. - Tuổi: 18-22 tuổi - Giới tính: Nam, nữ - Năm học: Năm nhất (K40) -
Ngành học: 3 chuyên ngành ( Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa,
Văn hóa phát triển, Truyền thông chính sách).
1.2. Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, sau khi tìm hiểu về các lớp,
chia các thành viên trong nhóm gửi link bảng hỏi online (Hình thức bảng hỏi
Google Form) đến từng sinh viên của các lớp qua mạng xã hội Facebook để thu về
kết quả khách quan nhất. Phương pháp chọn Tại sao Thời gian Địa điểm mẫu Phỏng vấn 1 Chọn mẫu theo Phỏng vấn 2 Chọn mẫu theo Phỏng vấn 3 Chọn mẫu theo
2. Phiếu điều tra.
Mình là sinh viên đến từ Khoa Tuyên truyền – Trường Học viện Báo chí và
Tuyên truyền. Mình mong muốn biết ý kiến của các bạn về dự án thiết kế một khóa
học phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Mình
xin cam kết thông tin cá nhân và ý kiến của các bạn sẽ hoàn toàn được bảo mật, chỉ
được phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Bạn hãy đánh dấu vào những lựa chọn của
bạn phía dưới mỗi câu hỏi (Nhiều lựa chọn tùy câu). 1.
Bạn đang gặp khó khăn gì trong việc phát triển kỹ năng mềm?
Chưa tìm được khóa học phù hợp
Chưa có người định hướng
Chưa tìm hiểu nhiều về kỹ năng mềm Ý kiến khác (Ghi rõ) 2.
Kỹ năng mềm hiện tại của bạn đang ở mức độ nào?
(1: Kém, 2: Trung bình, 3: Khá, 4: Tốt, 5: Rất tốt) 1 2 3 4 5 3.
Theo bạn, kỹ năng mềm có cần cần thiết trong học tập và công việc không?
Hoàn toàn không cần thiết Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Vô cùng cần thiết 4.
Hiện tại, bạn có nhu cầu tham gia một khóa học để cải thiện và
phát triển kỹ năng mềm không? Có Không 5.
Bạn có nhu cầu phát triển kỹ năng mềm nào? Thuyết trình Lãnh đạo Làm việc nhóm Tin học văn phòng Giao tiếp
Kiểm soát cảm xúc và xử lí hành vi
Ra quyết định và xử lí vấn đề Ý kiến khác (Ghi rõ) 6.
Hình thức khóa học phát triển kỹ năng mềm mà bạn mong muốn là? Hình thức online Hình thức offline 7.
Bạn muốn học bao nhiêu buổi trên một tuần? 1 buổi 2 buổi 3 buổi Ý kiến khác (Ghi rõ) 8.
Theo bạn, một buổi học nên kéo dài khoảng: < 1,5 giờ 1,5 - 2 giờ 2 - 2,5 giờ > 2,5 giờ 9.
Bạn mong muốn có bao nhiêu học viên trong một lớp học cải thiện
kỹ năng mềm? < 5 người 5-10 người 10-15 người > 15 người
10. Bạn có yêu cầu gì đối với giáo viên giảng dạy?
Là giảng viên đại học Thương Mại có kiến thức chuyên ngành về kỹ năng mềm
Là sinh viên giỏi có kỹ năng năng mềm tốt và có kinh nghiệm giảng dạy
Là cựu sinh viên của Viện HTQT, đã tốt nghiệp và đi làm
Là các diễn giả dày dặn kinh nghiệm về kỹ năng mềm Ý kiến khác (Ghi rõ)
11. Bạn sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền cho một khóa học phát triển kỹ năng mềm? < 500.000 VNĐ 500.000 - 1.000.000 VNĐ 1.000.000 - 2.000.000 VNĐ 2.000.000 - 3.000.000 VNĐ > 3.000.000 VNĐ
12. Hình thức truyền thông nào của khóa học phát triển kỹ năng mềm
có thể thu hút bạn?
Giới thiệu và tư vấn trực tiếp Tờ rơi Poster Website
Mạng xã hội (Facebook, Youtube, Tiktok,…) Ý kiến khác (Ghi rõ)
13. Bạn thuộc giới tính nào? Nam Nữ Khác
14. Bạn đang là sinh viên năm mấy? Năm nhất Năm hai Năm ba Ý kiến khác
Tất cả những ý kiến đóng góp của các bạn sẽ là những thông tin quý giá và
có ý nghĩa quan trọng đối với đề tài nghiên cứu của mình. Chân thành cảm ơn bạn
đã tham gia giúp đỡ mình thực hiện bảng khảo sát này!
3. Phân tích dữ liệu
1. Thực trạng và khó khăn của các bạn sinh viên về kỹ năng mềm
Biểu đồ 1.1. Khảo sát về khó khăn trong việc phát triển kỹ năng mềm của
sinh viên Khoa tuyên truyền.
Những mẫu phỏng vấn được khảo sát đều đang gặp phải những khó khăn
nhất định về kỹ năng mềm. Đánh giá về những khó khăn trong việc phát triển kỹ
năng mềm trong 200 sinh viên được khảo sát, 63,6% sinh viên chưa tìm được khóa
học về kỹ năng mềm nào chất lượng và uy tín để tham gia; 42,4% có biết đến
những kỹ năng mềm tuy nhiên chưa thực sự đi sâu vào để tìm hiểu về nó và 33,3%
cho rằng mình chưa có người định hướng trong việc phát triển những kỹ năng
mềm cần thiết cho công việc học tập.
Nhìn chung, những khó khăn mà sinh viên đang phải đối mặt
chủ yếu một phần là do các bạn sinh viên còn thiếu chủ động trong việc nhận
thức cũng như rèn luyện những kỹ năng mềm, việc học và rèn luyện kỹ năng
mềm của các bạn sinh viên chưa được quan tâm thỏa đáng, dẫn đến việc hiện
nay với nhiều sinh viên, kỹ năng mềm vẫn còn là một thuật ngữ khá xa lạ,
chưa có một khóa học nào giúp cải thiện kỹ năng mềm của sinh viên mang lại
hiệu quả và chất lượng cao, đội ngũ giảng viên về kỹ năng mềm đang còn
thiếu nhiều, dẫn đến tình trạng sinh viên chưa có người định hướng về những
kỹ năng mềm cần thiết cho công việc học tập của mình.
Bên cạnh đó, một khó khăn khác của các bạn sinh viên chính là trình độ
hiện tại của mình về kỹ năng mềm. Trong số sinh viên làm khảo sát, có 6,1% sinh
viên đang ở mức kém; 36,4% đang ở mức khá; gần một nửa số sinh viên cho biết
trình độ của mình hiện đang ở mức trung bình, chiếm 48,5%; chỉ có 9,1% sinh viên
có kỹ năng mềm ở mức tốt và không ai có kỹ năng mềm ở mức rất tốt.
Biểu đồ 1.2. Khảo sát trình độ hiện tại về kỹ năng mềm của sinh viên
theo thang đánh giá 1-5 (Kém - Rất tốt)
Tóm lại, phần lớn các bạn sinh viên đều nhận thấy bản thân còn
chưa thực sự tốt và thiếu những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc
học tập của mình. Chỉ có số ít sinh viên có kỹ năng mềm ở mức tốt.
Đây là một thực trạng cần được khắc phục để nâng cao trình độ về
kỹ năng mềm và phục vụ tốt cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Tuy nhiên, hầu hết các bạn sinh viên đã nắm bắt được mức độ quan trọng
và cần thiết của kỹ năng mềm trong học tập cũng như trong cuộc sống. Qua khảo
sát nhận thấy phần lớn sinh viên đều biết đến kỹ năng mềm, có đến 33,3% cho
rằng kỹ năng mềm cần thiết và 66,7% cho rằng kỹ năng mềm vô cùng cần thiết
trong học tập và công việc của họ.
Biểu đồ 1.3. Khảo sát về mức độ cần thiết của kỹ năng mềm đối với sinh viên
Các bạn sinh viên luôn khẳng định kỹ năng mềm rất quan trọng trong
việc học tập cũng như trong cuộc sống và môi trường làm việc sau này
của các bạn. Có thể thấy độ nhận biết về kỹ năng mềm rất phổ biến đối
với các bạn sinh viên. Nhận thấy được ý thức đó của sinh viên, từ đó đẩy
mạnh sản phẩm khóa học phát triển kỹ năng mềm có thể phục vụ được
nhu cầu của các bạn sinh viên. 2.
Nhu cầu của sinh viên đối với khóa học phát triển kỹ năng mềm.
Qua khảo sát có thể thấy, nhu cầu tham gia một khóa học để cải thiện và
phát triển kỹ năng mềm của sinh viên rất cao, chiếm hơn 90%. Có thể thấy tiềm
năng phát triển của khóa học cải thiện kỹ năng mềm và sự phù hợp đối với đối
tượng học viên mà khóa học nhắm tới phục vụ. Theo kết quả khảo sát cho thấy, các
bạn sinh viên có nhu cầu phát triển kỹ năng thuyết trình nhiều nhất, chiếm 78,8%.
Bên cạnh đó, 63,6% thuộc về kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tin học văn phòng chiếm
48,5%; kỹ năng làm việc nhóm cũng được lựa chọn khá nhiều, chiếm 42,4%; nhu
cầu phát triển kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng kiểm soát cảm xúc xử lí hành vi đều
bằng nhau, cùng chiếm 39,5% và cuối cùng là kỹ năng ra quyết định xử lý vấn đề, chiếm 30,3%.
Biểu đồ 2.1. Khảo sát về nhu cầu phát triển những kỹ năng mềm của sinh viên
Nhìn chung, đa số sinh viên đã xác định được các kỹ năng cần thiết cho
hoạt động học tập của mình, cụ thể như kỹ năng thuyết trình, giao tiếp
và tin học văn phòng. Đây là những kỹ năng thường xuyên được sử
dụng trong quá trình học tập nên được khá nhiều bạn sinh viên lựa
chọn. Đồng thời, các bạn sinh viên đã có quan tâm đến khía cạnh giao
tiếp với mọi người, đến việc thể hiện bản thân mình trong bài thuyết
trình trước thầy cô và bạn bè. Bên cạnh đó, nhận thức của các bạn
cũng mang tính thực tiễn khi chú ý đến kỹ năng tin học văn phòng, đây
là kỹ năng vô cùng cần thiết sau khi các bạn ra trường và xin việc.
Đa số các bạn sinh viên đều mong muốn có một khóa học phát triển kỹ
năng mềm thật sự chất lượng và uy tín để có thể tham gia cải thiện khả năng và
trình độ của mình. Theo khảo sát, có 69,7% muốn khóa học diễn ra dưới hình thức
offline, tức là trực tiếp giảng dạy, học viên và giảng viên có thể giao tiếp trực tiếp
với nhau; 30,3% còn lại lựa chọn khóa học được giảng dạy dưới hình thức online
để có thể tiết kiệm thời gian, nhất là đối với lịch học khá dày của sinh viên.
Biểu đồ 2.2. Khảo sát về tần suất buổi học/tuần của khóa học phát triển kỹ năng mềm
Phần lớn các bạn sinh viên có nhu cầu tham gia một khóa học về kỹ năng
mềm có ít học viên, dao động khoảng từ 5-10 người để có thể dễ dàng giao tiếp và
chia sẻ kiến thức. Một yếu tố quan trọng khác đó chính là phương pháp giảng dạy,
không thể không nhắc đến giảng viên của khóa học về kỹ năng mềm. 60,6% sinh
viên mong muốn giảng viên chính là giảng viên trường Học viện Báo chí và tuyên
truyền có kiến thức chuyên ngành về kỹ năng mềm hoặc là các diễn giả có bề dày
kinh nghiệm về kỹ năng mềm; 21,2% sinh viên lựa chọn những sinh viên giỏi có
kỹ năng mềm tốt và kinh nghiệm giảng dạy cho khóa học; cuối cùng là 15,2% sinh
viên chọn giảng viên là các cựu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tốt nghiệp và đi làm.
Biểu đồ 2.3. Khảo sát về nhu cầu của sinh viên đối với giáo viên giảng dạy của khóa học
Tóm lại, sinh viên mong muốn giáo viên giảng dạy cho khóa học phát
triển kỹ năng mềm chính là giảng viên của Học viện Báo chí và Tuyên
truyền. Hình thức đào tạo cùng môi trường học tập ngay ở trong trường
giúp cho các bạn sinh viên rất nhiều trong việc học tập và rèn luyện
những kỹ năng mềm cần thiết. Ngoài ra, các diễn giả có bề dày kinh
nghiệm về kỹ năng mềm cũng được sinh viên lựa chọn rất nhiều nhờ vào
khả năng truyền đạt cuốn hút có thể giúp sinh viên mở rộng kiến thức của mình.
Đối với vấn đề học phí, 42,4% sinh viên chọn chi trả một mức giá trung
bình, từ 500.000 - 1.000.000 VNĐ cho một khóa học phát triển kỹ năng mềm;
21,2% sinh viên lựa chọn mức tiền cao hơn, từ 1.000.000 - 2.000.000 VNĐ. Số
sinh viên sẵn sàng chi trả trên 3.000.000 VNĐ và dưới 500.000 VNĐ cho một
khóa học chỉ chiếm 18,2%. Tuy nhiên mức giá từ 2.000.000 đến 3.000.000 VNĐ
không có sinh viên nào lựa chọn.
Biểu đồ 2.4. Học phí sinh viên chi trả cho một khóa học phát triển kỹ năng mềm
Để tự bảo vệ quyền lợi của mình khi muốn n mặt gửi vàng= vào
khóa học phát triển kỹ năng mềm, hầu hết các bạn sinh viên đều đánh
giá, sàng lọc và lựa chọn số tiền mình sẵn sàng bỏ ra để chi trả cho
một khóa học có chất lượng phù hợp. Phần lớn các bạn sinh viên lựa
chọn số tiền học phí dựa theo tình hình tài chính cá nhân, 2 số tiền
được lựa chọn nhiều nhất là từ 500 nghìn - 1 triệu đồng và từ 1 triệu -
2 triệu đồng. 3.
Hình thức Marketing
Qua kết quả khảo sát cho thấy, các trang mạng xã hội như Facebook,
Youbtube, Tiktok,… có thể thu hút các bạn sinh viên nhiều nhất cho việc tiếp cận
và truyền thông khóa học phát triển kỹ năng mềm, chiếm 75,8%; tiếp đó là phương
thức truyền thống: giới thiệu và tư vấn trực tiếp, chiếm 60,6%; các hình thức còn
lại đó là website (27,3%) và poster, tờ rơi (6,1%).
Biểu đồ 3.1. Khảo sát về hình thức marketing khóa học thu hút sinh viên
Có thể thấy phương pháp tiếp cận dễ dàng và thông dụng nhất đối với
các bạn sinh viên hiện là qua mạng xã hội (Facebook, Youtube,
Tiktok,…). Việc tiếp cận này trở nên khá dễ dàng vì ngày nay các bạn
sinh viên sử dụng mạng xã hội chiếm phần lớn và việc quảng cáo, tiếp
cận qua phương tiện này hoàn toàn miễn phí, giúp giảm thiểu chi phí
cho sản phẩm và phù hợp với sinh viên.