



















Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
Chủ nhiệm đề tài: ĐÀO QUỐC VINH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
SV thực hiện: Đào Quốc Vinh 20145087 Hồ Phi Rin 20145595 Lớp, khoa: 20145CL3B
Năm thứ: 4 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Công nghệ Kỹ Thuật Ô Tô
SV thực hiện: Nguyễn Bình Quốc Vinh 20145068
Nguyễn Khắc Tâm 20145602 Lớp, khoa: 20145CL4A
Năm thứ: 4 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Công nghệ Kỹ Thuật Ô Tô
Người hướng dẫn: TS. Lê Thanh Phúc
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
- Chủ nhiệm đề tài: Đào Quốc Vinh Mã số SV: 20145087 - Lớp: 20145LC3B
Khoa: Đào Tạo Chất Lượng Cao - Thành viên đề tài: Stt Họ và tên MSSV Lớp Khoa 1 Đào Quốc Vinh 20145087 20145CL3B
Đào Tạo Chất Lượng Cao 2 Hồ Phi Rin 20145124 20145CL3B
Đào Tạo Chất Lượng Cao 3 Nguyễn Bình Quốc Vinh 20145068 2014CL4A
Đào Tạo Chất Lượng Cao 4 Nguyễn Khắc Tâm 20145602 2014CL4A
Đào Tạo Chất Lượng Cao
- Người hướng dẫn: TS.Lê Thanh Phúc
2. Mục tiêu đề tài:
Lập trình Arduino trên mô hình điều khiển đánh lửa động cơ 4 xylanh. Hiệu
chỉnh góc đánh lửa sớm theo tốc độ và tải động cơ. Tiến hành thử nghiệm và tối ưu
chương trình để động cơ hoạt động tốt ở mọi chế độ.
3. Tính mới và sáng tạo:
4. Kết quả nghiên cứu:
Trải qua quá trình làm việc, nhóm nghiên cứu đã thiết kế thành công mô hình
hệ thống đánh lửa dùng Arduino. Nhóm đã điều khiển hệ thống đánh lửa trên bô bin
thật, mỗi vòng quay của trục cảm biến đánh lửa 4 lần cho động cơ 4 máy và hiệu
chỉnh thay đổi góc đánh lửa sớm theo tốc độ, theo tải.
Đối với quá trình mô phỏng, nhóm đã thiết kế được mô hình mô phỏng
Simulink dựa trên mô hình thực tế. Bên cạnh đó, nhóm đã mô phỏng được các trường
hợp tương tự như quá trình điều khiển thực tế trên Arduino. Việc ứng dụng Matlab và
Arduino trong mô phỏng, thiết kế là tiền đề để phục vụ cho các chương trình phức
tạp và khối lượng lớn hơn.
5. Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài: Ngày tháng năm
SV chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài (kí, họ và tên)
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của SV thực hiện đề tài: Ngày tháng năm Người hướng dẫn (kí, họ và tên) MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.....................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
1.2. Mục đích đề tài................................................................................................... 1
1.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................1
1.4. Kế hoạch thực hiện.............................................................................................1
1.5. Kết quả dự kiến.................................................................................................. 2
1.6. Bố cục đề tài.......................................................................................................2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................3
2.1. Khái niệm về hệ thống đánh lửa.........................................................................3
2.2. Các bộ phận chính của hệ thống đánh lửa..........................................................3
2.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa.......................................................4
2.4. Góc đánh lửa sớm của hệ thống đánh lửa...........................................................4
2.5. Mạch đánh lửa....................................................................................................6
2.6. Giới thiệu về Arduino.........................................................................................8
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐÁNH LỬA..
................................................................................................................................... 10
3.1. Tính toán góc đánh lửa sớm................................................................................10
3.2. Thiết kế phần mềm điều khiển đánh lửa.............................................................12
3.3. Thiết kế mạch mô phỏng hệ thống đánh lửa.......................................................14
3.4. Chương trình điều khiển mạch mô phỏng hệ thống đánh lửa.............................15
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH....................................20
4.1. Kết quả mô hình hệ thống đánh lửa....................................................................20
4.2. Đánh giá mô hình hệ thống đánh lửa..................................................................20
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.........................................................................................21
5.1. Kết luận..............................................................................................................21
5.2. Hướng phát triển đề tài.......................................................................................21 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC HÌ
Hình 2. 1 Hệ thống đánh lửa loại dùng má vít....................................................................4
Hình 2. 2 Hệ thống đánh lửa loại bán dẫn...........................................................................5
Hình 2. 3 Hệ thống đánh lửa bán dẫn không có tiếp điểm..................................................7
Hình 2. 4 Hệ thống đánh lửa Manhêtô và Vôlăng Manhêtic...............................................8
Hình 2. 5 Hệ thống đánh lửa điện tử...................................................................................9
Hình 2. 6 . Hệ thống đánh lửa điện tử loại gián tiếp.........................................................10
Hình 2. 7 Hệ thống đánh lửa loại trực tiếp........................................................................11
Hình 2. 8 Sơ đồ hệ thống đánh lửa loại trực tiếp sử dụng bobbin đôi...............................11
Hình 2. 9 Sơ đồ hệ thống đánh lửa loại trực tiếp sử dụng bobbin đơn..............................12
Hình 2. 10 Sơ đồ cấu trúc chung của hệ thống đánh lửa...................................................13
Hình 2. 11 Cấu tạo hệ thống đánh lửa...............................................................................14
Hình 2. 12 Cấu tạo hệ thống đánh lửa...............................................................................14
Hình 2. 13 Cấu tạo của bôbin............................................................................................15
Hình 2. 14 Bugi đánh lửa.................................................................................................17
Hình 2. 15 Các loại bugi...................................................................................................18
Hình 2. 16 Cấu tạo bộ chia điện của hãng Bosch..............................................................19
Hình 2. 17 Cấu tạo bộ điều chỉnh góc đánh lửa chân không.............................................20
Hình 2. 18 Cảm biến điện từ loại nam châm đứng yên.....................................................21
Hình 2. 19 Nguyên lý làm việc của cảm biến điện từ loại nam châm đứng yên................22
Hình 2. 20 Cảm biến điện từ loại nam châm quay............................................................23
Hình 2. 21 Nguyên lý làm việc cảm biến quang...............................................................24
Hình 2. 22 Hiệu ứng Hall..................................................................................................25
Hình 2. 23 Cảm ứng tương hỗ trong cuộn dây sau một vài giây khi đóng mạch...............26
Hình 2. 24 Cảm ứng hỗ trợ trong cuộn dây khi đóng mạch..............................................26
Hình 2. 25 Dòng điện sơ cấp và thứ cấp...........................................................................27
Hình 2. 26 Sơ đồ nguyên lý hệ thống đánh lửa.................................................................28
Hình 2. 27 Góc đánh lửa sớm của động cơ [1]..................................................................31
Hình 2. 28 Các thời điểm đánh lửa...................................................................................32
Hình 2. 29 Thời điểm đánh lửa của động cơ [2]...............................................................33
Hình 2. 30 Tín hiệu G và Ne.............................................................................................33
Hình 2. 31 Mạch điều khiển đánh lửa...............................................................................35
Hình 2. 32 Tín hiệu IGT...................................................................................................35
Hình 2. 33 Tín hiệu IGF....................................................................................................36
Hình 2. 34 Đặc tính đánh lửa sớm....................................................................................37
Hình 2. 35 Thời điểm đánh lửa sớm khi động cơ ở tốc độ cao..........................................37
Hình 2. 36 Arduino Uno...................................................................................................39
Hình 2. 37 Biểu tượng phần mềm Arduino IDE................................................................41
Hình 2. 38 Giao diện phần mềm Arduino IDE..................................................................42 Y
Hình 3. 1 . Tín hiệu cảm biến CKP chưa được xử lý.........................................................42
Hình 3. 2 Tín hiệu cảm biến CKP sau khi qua mạch lọc...................................................42
Hình 3. 3 Đồ thị mối quan hệ giữa cảm biến CKP và tín hiệu IGT ở tốc độ 1200, 2100,
2400, 3600, 6000 vòng/phút.............................................................................................43
Hình 3. 4 Lưu đồ chương trình ngắt đếm xung CKP........................................................44
Hình 3. 5 Lưu đồ tính tốc độ động cơ...............................................................................45
Hình 3. 6 Lưu đồ điều khiển đánh lửa phù hợp theo góc đánh lửa sớm............................46
Hình 3. 7 Mạch mô phỏng hệ thống đánh lửa bằng phần mềm Fritzing...........................47
Hình 4. 1 Kết quả mô hình hệ thống đánh lửa trên bô bin thật..........................................53 DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1 Bản đồ góc đánh lửa sớm và xung ngậm điện từ 3900 đến 6000 vòng/phút.....45
Bảng 3. 2 Bản đồ góc đánh lửa sớm và xung ngậm điện từ 3900 đến 6000 vòng/phút.....45 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Động cơ đốt trong ra đời là bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của ngành cơ
khí động lực. Bên cạnh đó, con người nhận ra rằng nguồn năng lượng hóa lỏng không bao
giờ là vô hạn và mức độ ô nhiễm mà động cơ đốt trong mang lại đang đe dọa rất lớn đến
nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu. Hệ thống cung cấp nhiên liệu vẫn đang là hệ thống
quyết định lớn đến tính kinh tế nhiên liệu và giảm thiểu tác hại khôn lường của động cơ
đốt trong đối với môi trường. Những thành tựu của ngành công nghiệp điện tử và công
nghệ thông tin đã đóng góp to lớn vào ngành công nghệ kỹ thuật oto nhằm hoàn thiện quá
trình đốt cháy nhiên liệu.
Trên động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu xăng, hỗn hợp được hình thành bên
ngoài động cơ và được đốt cháy bằng tia lửa điện của bugi. Hệ thống đánh lửa có nhiệm
vụ biến dòng điện có điện áp thấp trên oto (12V hay 24V) thành các xung điện cao thế (từ
15000V đến 40000V), các xung này sẽ được phân bổ đến các bugi trên các xylanh theo
đúng thứ tự làm việc và đúng thời điểm để đốt cháy hòa khí trong lòng xylanh vào cuối
quá trình nén. Với các công dụng trên, hệ thống đánh lửa có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong việc nâng cao hiệu suất làm việc của động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.
Hệ thống đánh lửa điện tử trên oto là kết quả của sự nghiên cứu và cải tiến về
công nghệ nên sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với hệ thống đánh lửa tiếp điểm thế
hệ trước. Đồng thời, hệ thống này còn được đánh giá cao về khả năng tiết kiệm nhiên liệu,
phát thải thấp, hoạt động mạnh mẽ và ổn định ở cường độ cao mà không cần điều chỉnh
tần số điện. Hệ thống đánh lửa điện tử trên oto không hoạt động độc lập mà phối hợp với
nhiều hệ thống khác trên oto như hệ thống nhiên liệu, khí thải, hệ thống làm mát trên oto.
Mọi quá trình diễn ra tại các hệ thống này đều được điều khiển bởi một ECU. Trong đó,
nhiệm vụ chính của hệ thống đánh lửa là đốt cháy nhiên liệu và kiểm soát thời điểm đánh
lửa sao cho chuẩn sát nhất. Vì tính chất quan trọng của việc đốt cháy nhiên liệu của động
cơ đốt trong đó nên nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề tài “Thiết kế mô hình hệ
thống đánh lửa” để có cái nhìn cụ thể, sâu sắc hơn cùng với mong muốn góp phần cải tiến
về hoạt động của hệ thống điều khiển động cơ ngoài thực tế.
1.2. Mục tiêu đề tài
Lập trình Arduino trên mô hình điều khiển đánh lửa động cơ 4 xylanh. Hiệu chỉnh
góc đánh lửa sớm theo tốc độ và tải động cơ. Tiến hành thử nghiệm và tối ưu chương
trình để động cơ hoạt động tốt ở mọi chế độ.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập các thông tin liên quan đến đề tài, học
hỏi kinh nghiệm từ các thầy và bạn bè Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp tính toán, phân tích, lập trình arduino cho hoạt động trên mô hình và so sánh kết quả
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Dùng Arduino thu thập cảm biến vị trí piston, lập trình xuất tín hiệu đánh lửa trên bôbin thật.
Hiệu chỉnh thay đổi góc đánh lửa sớm theo tốc độ và theo tải.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm về hệ thống đánh lửa 2.1.1. Công dụng
Hệ thống đánh lửa là bộ phận quan trọng. tập hợp những chi tiết phối hợp với nhau
theo nguyên lý nhất định để tạo ra tia lửa điện nhằm đốt cháy nhiên liệu cho động cơ. Để
làm được điều đó hệ thống đánh lửa phải có nhiệm vụ biến dòng một chiều áp thấp (12V-
24V) thành xung điện cao áp (12kV-24kV) và tạo ra tia lửa điện phóng qua khe hở bugi
đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu ở thời điểm thích hợp. 2.1.2. Yêu cầu
Tia lửa phải mạnh: Hỗn hợp khí-nhiên liệu khi bị nén trong xylanh có điện trở rất
lớn, nó sẽ gây khó khăn cho việc phóng tia lửa điện, nên cần phải tạo ra điện thế hàng
chục ngàn vôn giữa các cực của bugi để đảm bảo phát ra tia lửa mạnh có thể đốt chảy hòa khí.
Thời điểm đánh lửa chính xác: Để đạt được sự cháy hỗn hợp khí-nhiên liệu có hiệu
quả nhất, phải có một số phương pháp làm thay đổi thời điểm đánh lửa phù hợp với số
vòng quay của động cơ và tải trọng. Phải luôn luôn đánh lửa chính xác vào cuối kỳ nén
của các xylanh và góc đánh lửa sớm phù hợp với sự thay đổi tốc độ và tải trọng động cơ.
Có đủ độ bền: Nếu hệ thống đánh lửa hỏng, thì động cơ sẽ ngừng hoạt động vì vậy
hệ thống đánh lửa phải có đủ độ tin cậy để chịu đựng sự rung động và nhiệt mà động cơ
sinh ra, cũng như điện áp cao trong bản thân hệ thống đánh lửa.
2.2. Phân loại các hệ thống đánh lửa
2.2.1. Loại đánh lửa dùng má vít
Hình 2. 1 Hệ thống đánh lửa loại dùng má vít
Đây là hệ thống đánh lửa được cơ bản nhất được sử dụng trong đa số các xe ô tô
được thiết kế trước đây. Trong kiểu hệ thống đánh lửa này, dòng sơ cấp và thời điểm đánh
lửa được điều khiển bằng cơ. Dòng sơ cấp của bobin được điều khiển cho chạy ngắt
quãng qua tiếp điểm của vít lửa. Bộ điều chỉnh đánh lửa li tâm tốc và chân không điều
khiển thời điểm đánh lửa. Ưu điểm: -
Cấu tạo đơn giản, dễ dàng lắp đặt, vận hành và sửa chữa, chi phí thấp -
Cấu tạo và vận hành hệ thống bằng cơ khí điện tử nên có tính ổn định tương đối chính xác Nhược điểm: -
Sai lệch góc đánh lửa do sử dụng các tiếp điểm cơ khí nên khi làm việc trong thời
gian dài dễ bị mài mòn và cháy rỗ vì chịu ảnh hưởng của dòng điện lớn. -
Với từng chế độ hoạt đông của động cơ rất khó thay đổi kịp thời góc đánh lửa cho phù hợp -
Cấu tạo các bộ tự động điều chỉnh phức tạp. -
Chất lượng đánh lửa ở số vòng quay cao giảm do thời gian đóng tiếp điểm cơ khí
ngắn hơn, dòng điện qua cuộn dây sơ cấp giảm. -
Hiệu năng về lâu dài không ổn định
2.2.2. Loại đánh lửa dùng bán dẫn
Hình 2. 2 Hệ thống đánh lửa loại bán dẫn
Hình 2.2. Hệ thống đánh lửa loại bán dẫn
Với sự có mặt của linh kiện bán dẫn điện tử, đây là loại hệ thống đánh lửa mới có
nhiều ưu điểm hơn hẳn loại hệ thống đánh lửa dùng má vít và có xu hướng thay thế hệ
thống đánh lửa dùng má vít.
Hầu hết các loại ô tô hiện nay sử dụng hệ thống đánh lửa bán dẫn vì loại này tạo tia
lửa mạnh ở điện cực bugi, đáp ứng tốt ở các chế độ làm việc của động cơ, tuổi thọ cao.
Hệ thống đánh lửa bán dẫn có 2 loại :
- Hệ thống đánh lửa bán dẫn loại có tiếp điểm
- Hệ thống đánh lửa bán dẫn loại không có tiếp điểm
2.2.2.1. Loại đánh lửa dùng bán dẫn có tiếp điểm Ưu điểm: -
Sử dụng Transistor để đóng ngắt dòng điện nên tránh được hiện tượng cháy rỗ của
các tiếp điểm cơ khí. Tăng tuổi thọ hệ thống đánh lửa -
Kết cấu đơn giản, dễ bảo hành, sửa chữa và thay thế, giá thành rẻ. -
Đáp ứng tốt từng chế độ vận hành của động cơ. Nhược điểm: -
Chỉ sử dụng cho các động cơ thấp tốc bởi vì tốc độ cao sẽ làm cho transistor đóng
cắt không tích cực làm giảm hiệu điện thế trong cuộn dây và nhanh mòn tiếp điểm. -
Chất lượng đánh lửa giảm khi tăng hiệu điện thế nguồn, dòng điện qua cuộn sơ cấp
giảm, hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp giảm.
2.2.2.2. Loại đánh lửa dùng bán dẫn không có tiếp điểm
Hình 2. 3 Hệ thống đánh lửa bán dẫn không có tiếp điểm Ưu điểm: -
Không cần tiếp điểm nên không còn hiện tượng cháy rỗ tiếp điểm, tuổi thọ của hệ
thống đánh lửa theo đó cũng tăng lên. -
Loại bỏ các má vít cơ khí nên việc điều chỉnh góc đánh lửa thực hiện một cách dễ dàng. -
Dễ lắp đặt, làm việc ổn định không ồn như loại tiếp điểm má vít. Nhược điểm: -
Cấu tạo bộ cảm biến phức tạp làm giá thành tăng cao. -
Tín hiệu điện áp ra của cảm biến có dạng phi tuyến và biên độ của nó phụ thuộc
vào tốc độ quay của roto. -
Ở chế độ khởi động điện áp ra của cảm biến không đủ lớn để đưa trực tiếp vào điều
khiển transistor công suất trong hệ thống đánh lửa vì vậy trong mạch cần có thêm mạch
ổn định và biến đổi điện áp làm phức tạp cấu tạo của mạch điện.
2.2.3. Loại hệ thống đánh lửa Manhêtô và Vôlăng Manhêtic
Hình 2. 4 Hệ thống đánh lửa Manhêtô và Vôlăng Manhêtic
Hình 2.4. Hệ thống đánh lửa Manhêtô và Vôlăng Manhêtic
Cấu tạo: 1: Lõi thép; 2: Cuộn sơ cấp; 3: Cuộn thứ cấp; 4: Má cực; 5:Kim đánh lửa
phụ; 6: Điện cực bộ chia điện; 7: Rô to; 8,9: Bánh răng; 10: Buji; 11: Rô to nam châm;
12: Cam; 13: Tiếp điểm tĩnh; 14: Tiếp điểm động; 15: Công tắc; 16:Cam.
Manhêtô là hệ thống đánh lửa cao áp độc lập không cần ắc quy mà nguồn điện trong
cuộn sơ cấp sinh ra là do nam châm quay làm từ thông biến thiên tạo ra. Ưu điểm: -
Có độ chính xác lớn và độ bền cao. cấu tạo và bố trí nhỏ gọn (nguồn điện, biến thế
cao áp, bộ chia điện được bố trí chung một khối). -
Không phụ thuộc vào hệ thống cung cấp điện của xe. -
Chất lượng đánh lửa tốt ở số vòng quay cao. Nhược điểm: -
Chất lượng đánh lửa phụ thuộc vào số vòng quay của động cơ ( Ở số vòng quay
thấp, khi khởi động chất lượng đánh lửa kém hơn, giảm). -
Việc điều chỉnh góc đánh lửa sớm rất khó khăn bởi vì thời điểm mở tiếp điểm còn
phải tương ứng với góc ngắt. -
Chỉ sử dụng được trên các loại máy kéo và các phương tiện không trang bị ắc quy.
2.2.4. Loại hệ thống đánh lửa điện tử
Hệ thống đánh lửa điện tử (hệ thống đánh lửa điện dung) đóng vai trò quan trọng
trong việc xác định thời điểm, thực hiện quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không
khí, kích hoạt động cơ ô tô. Thời điểm đánh lửa được tính toán chuẩn xác bởi ECU dựa
trên tín hiệu nhận được từ các cảm biến như: tốc độ động cơ, vị trí cốt máy, vị trí bướm
ga, nhiệt độ động cơ mà hệ thống vi xử lý sẽ điều khiển để tạo ra tia lửa ở mạch thứ cấp
vào đúng thời điểm đánh lửa.
Hình 2. 5 Hệ thống đánh lửa điện tử
Hệ thống đánh lửa kỹ thuật số được chia làm hai loại: Loại gián tiếp Loại trực tiếp
2.2.4.1. Hệ thống đánh lửa loại gián tiếp Ưu điểm: -
Dây cao áp ngắn hoặc không có dây cao áp nên giảm sự tổn thất năng lượng, giảm
nhiễu vô tuyến trên mạch thứ cấp. -
Không cần mỏ quẹt nên không có khe hở giữa mỏ quẹt và dây cao áp -
Bỏ được các chi tiết dễ hư hỏng (bộ ly tâm). -
Loại bỏ được những hư hỏng thường gặp do hiện tượng phóng điện trên mạch cao
áp và giảm chi phí bảo dưỡng. -
Kiểm soát tốt được quá trình đánh lửa do có tín hiệu phản hồi IGF
- Dễ dàng điều khiển đánh lửa nhờ chương trình của ECU Nhược điểm: -
Vẫn còn tồn tại bộ chia điện cơ khí nên vẫn còn tổn thất điện áp trên bộ chia và trên dây cao áp. -
Gây nhiễu vô tuyến trên mạch thứ cấp. -
Khi động cơ ở tốc độ cao và số xi lanh nhiều thì dễ xảy ra đánh lửa đồng thời ở hai xi lanh kề nhau. -
Bộ chia điện là bộ phận dễ hư hỏng nên cần phải thường xuyên theo dõi và bảo dưỡng. -
Chỉ Sử dụng trên các xe du lịch, xe khách nhỏ đời mới có công suất vừa (số xi lanh ít) tốc độ trung bình.
Hình 2. 6 . Hệ thống đánh lửa điện tử loại gián tiếp
2.2.4.2. Hệ thống đánh lửa loại trực tiếp
Hình 2. 7 Hệ thống đánh lửa loại trực tiếp
2.2.4.2.1. Loại trực tiếp sử dụng bobin đôi
ECU nhận tín hiệu từ các cảm biến, tính toán và đưa ra thời điểm đánh lửa, thông qua
các Transistor đóng ngắt sẽ tạo nên điện áp cao ở hai bobin đánh lửa, hai bugi của cùng
một bobin sẽ đánh lưa cùng lúc nhưng do theo thứ tự làm việc thì 1 xilanh ở kỳ nén thì