-
Thông tin
-
Quiz
Thiết kế thông điệp về quan hệ tình dục an toàn cho sinh viên | Bài giữa kỳ Lý thuyết truyền thông
Thông điệp truyền thông. Lý do chọn đề tài và thực trạng. Thiết kế thông điệp truyền thông về quan hệ tình dục an toàn cho sinh viên. Theo tiếng Việt, “thông điệp” có nghĩa là một điều gì đó mà cá nhân, tổ chức, cơ quan, cộng đồng muốn gửi gắm thông qua một việc làm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lý thuyết truyền thông 33 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thiết kế thông điệp về quan hệ tình dục an toàn cho sinh viên | Bài giữa kỳ Lý thuyết truyền thông
Thông điệp truyền thông. Lý do chọn đề tài và thực trạng. Thiết kế thông điệp truyền thông về quan hệ tình dục an toàn cho sinh viên. Theo tiếng Việt, “thông điệp” có nghĩa là một điều gì đó mà cá nhân, tổ chức, cơ quan, cộng đồng muốn gửi gắm thông qua một việc làm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý thuyết truyền thông 33 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VIỆN BÁO CHÍ ___***___
BÀI GIỮA KÌ MÔN LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ THÔNG ĐIỆP VỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC AN TOÀN CHO SINH VIÊN Họ và tên : Nguyễn Thị Thảo Ninh Mã sinh viên : 2256070037 Lớp : Báo mạng điện tử Lớp tín chỉ : Lớp tín chỉ 4_K42 Giảng viên : PGS TS Nguyễn Văn Dững I.
Thông điệp truyền thông:
Theo tiếng Việt, “thông điệp” có nghĩa là một điều gì đó mà cá nhân, tổ
chức, cơ quan, cộng đồng muốn gửi gắm thông qua một việc làm, một hành
động hay một phương thức nào đó. Tiếng Anh dùng “message” để chỉ “thông
điệp”. Nó cũng có thể hiểu là thông báo, báo tin.
Thông điệp là một hệ thống kí hiệu hàm chứa nội dung thông tin cụ thể.
Hệ thống kí hiệu này là quy ước giữa đầu phát và đầu nhận. Hệ thống kí hiệu
ấy có thể là dấu hiệu, biểu tượng, suy nghĩ, ý tưởng, ngôn ngữ, hình ảnh, màu
sắc, âm thanh, đường nét, cử chỉ, thái độ, lời nói,...
Trong truyền thông, “thông điệp” cũng có rất nhiều định nghĩa, dưới đây
là một số định nghĩa tôi thu thập được
“Thông điệp truyền thông(tên tiếng anh là Media Message) là những thông
điệp, những lời giải đáp mà các nhà chiến lược, tiếp thị hay quảng cáo mà
doanh nghiệp mong muốn đem tới cho khách hàng. Thông điệp truyền thông
sẽ gắn liền với sứ mệnh, tên gọi của doanh nghiệp và so với thông điệp nội
dung thì thông điệp truyền thông đơn giản và ngắn gọn hơn rất nhiều.”
“Thông điệp truyền thông là một câu, một ngữ nhấn mạnh hành động cần
thực hiện và kết quả/ lợi ích có được khi thực hiện hành động”
“Thông điệp truyền thông là biểu hiện của những yếu tố mà nhà quản trị
truyền thông muốn lưu lại trong tâm trí của đối tượng nhận tin, là những yếu
tố cần thiết để ảnh hưởng, duy trì hay làm thay đổi nhận thức, cảm xúc và
hành vi của đối tượng nhận tin.”
“Thông điệp truyền thông là cụm tù, câu hoàn chỉnh, dấu hiệu, biểu tượng
hay phương tiện truyền tải ý nghĩa nội dung cụ thể tới công chúng nhận tin
mục tiêu; là cách mà các ý tưởng, suy nghĩ được diễn đạt một cách gọn gàng
với những hình thức thích hợp để truyền tải đến đối tượng nhận tin; là các nội
dung được mã hóa dưới dạng yếu tố minh họa phụ thuộc vào điều kiện các
công cụ và phương tiện truyền tải như âm thanh, hình ảnh, chữ,...”
Những định nghĩa trên có phần đúng, có phần khá chung chung. Theo tôi,
thông điệp trong truyền thông gồm hai phần cơ bản: lớp bên ngoài và lớp bên trong.
Lớp bên ngoài chính là mặt hình thức và phương thức truyền tải thông
điệp. Đó là những hệ thống kí hiệu của thông điệp, những thứ chúng ta thấy
được bằng mắt, nghe được bằng tai, thậm chí là sờ được. Hình thức thông điệp
truyền thông là cách thông điệp được thiết kế (mã hóa) thông qua các yếu tố
minh họa trở nên đẹp hơn, bắt mắt hơn, xu hướng hơn nhằm thu hút nhóm đối
tượng nhận tin qua nhiều kênh, phương tiện khác nhau. Hiện nay, phương
thức truyền tải vô cùng đa dạng như báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng,
mạng xã hội, qua vô vàn các phương tiện truyền thông khác nhau.
Lớp bên trong là phần nội dung mà người tiếp nhận có thể cảm nhận, hiểu
được, ý thức được thậm chí thay đổi nhận thức và hành động. Mỗi kế hoạch
hay chu trình truyền thông có mục đích riêng vì vậy phần nội dung này vô
cùng phong phú, đa dạng và thay đổi theo từng nhu cầu của nhà truyền thông.
Trong truyền thông, thông điệp được hiểu là một phát ngôn hoàn chỉnh cả
về nội dung và hình thức dành cho công chúng, nhóm đối tượng truyền thông
trong hoàn cảnh cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu của chiến dịch truyền thông.
Mỗi thông điệp có đời sống riêng của nó, có môi trường và điều kiện cụ
thể, có quá trình phát sinh, phát triển và suy thoái. Môi trường có thể làm
thông điệp trở nên xu hướng cũng có thể khiến nó trở thành lỗi mốt, lạc hậu.
Vì thế, nhà truyền thông cần chú ý để làm mới thông điệp truyền thông cả về
nội dung lẫn hình thức. II.
Lý do chọn đề tài và thực trạng:
Xã hội ngày càng phát triển, nhiều quan niệm du nhập vào nước ta, theo
với đó là lối suy nghĩ cũng phát triển theo, đặc biệt là giới trẻ, có những lối
sống, suy nghĩ rất khác truyền thông ngày xưa. Đặc biệt, trong tình yêu, quan
hệ nam nữ, quan hệ tình dục, hôn nhân và gia đình cũng có nhiều sự thay đổi.
Dường như mọi thứ trở nên không còn khắt khe như trước, thoải mái hơn. Đó
là sự phát triển của xã hội, nhưng bên cạnh đó, nó cũng để lại nhiều hậu quả
khôn lường. Nó có thể làm các giá trị bị bào mòn và mất đi, không còn được tôn trọng như trước.
Thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên có cái nhìn dễ dãi về tình yêu và
tình dục, đặc biệt lứa tuổi này rất dễ bị ảnh hưởng, tác động bởi những yếu tố
xung quanh. Rất nhiều người không coi trọng tình yêu và xem nhẹ tình dục
an toàn. Vì thế để lại rất nhiều hậu quả đau thương. Quan hệ tình dục sớm từ
15-16 tuổi không hề hiếm trong xã hội ngày nay và nó gây ra rất nhiều hậu
quả như ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, có thai ngoài ý muốn, phá thai...
Đặc biệt, quan hệ tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân
chính gây ra các căn bệnh tình dục như HIV, AIDS, giang mai, lậu,... Theo
VTV24, từ đầu năm đến nay, có hơn 9000 trường hợp nhiễm HIV mới được
phát hiện tại Việt Nam, trong đó có 85% nam giới, chủ yếu có độ tuổi từ 16-
29. Và đặc biệt, số người nhiễm HIV bởi quan hệ tình dục đồng giới nam –
nam đang ngày càng tăng. Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế t ế h giới (WHO),
mỗi ngày có hơn 1 triệu ca mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chủ
yếu ở những người trong độ tuổi từ 15 - 49. Tại Việt Nam, tỷ lệ phá thai đứng
thứ 5 trên thế giới, đứng đầu Châu Á và có tới 70% các ca phá thai ở độ tuổi
thiếu niên. Điều này đã dấy lên nhiều lo ngại về việc quan hệ tình dục không
an toàn với những hệ lụy vô cùng khủng khiếp.
Ta có thể thấy được những hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tinh
thần, sức khỏe của cá nhân và ảnh hưởng xấu tới cộng đồng. Vì thế, tôi chọn
đề tài này với mong muốn thông điệp của bản thân có thể lan tỏa đến các bạn
sinh viên và tất cả mọi người.
III. Thiết kế thông điệp truyền thông về quan hệ tình dục an toàn cho sinh viên:
Thông điệp: “ TÌNH YÊU ĐỪNG QUÊN AN TOÀN”
Không thể phủ nhận tình yêu và tình dục là một phần của cuộc sống, nhưng
nó sẽ là con dao hai lưỡi với hậu quả vô cùng nghiêm trọng khi không an toàn.
Thông điệp này tôi muốn hướng tới các bạn trẻ, sinh viên và với cả xã hội nói
chung khi từng ngày từng giờ vẫn luôn tồn tại những câu chuyện đáng buồn
ngoài kia về hậu quả của tình dục không an toàn. Đặc biệt những hậu quả đó
xảy ra nhiều nhất với giới trẻ. Nguyên nhân là vì suy nghĩ của họ quá thoáng,
quá xem nhẹ vấn đề. Đây là một thông điệp tôi muôn nhắc nhở mọi người
rằng an toàn là trên hết, rằng an toàn cho bản thân cũng chính là an toàn cho
người khác và an toàn cho xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2018), Truyền thông lý thuyết
và kỹ năng cơ bản, Nxb Thông tin và Truyền thông.
2. https://tuoitrethudo.com.vn/dung-yeu-ma-khong-an-toan-183937.html