Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và có tình để rung động con tim

Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và có tình để rung động con tim với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Môn:
Trường:

Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và có tình để rung động con tim

Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và có tình để rung động con tim với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

70 35 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 40703272
Bàn về thơ, Chế Lan Viên cho rằng: “Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và có tình để rung
động con tim”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc phân tích một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9
tập 1, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Phân tích tiểu đội xe không kính
Dàn ý:
1. Giải thích
- Hình: ngôn ngữ thơ, cấu trúc thơ, hình ảnh, nhạc điệu
- Ý: nội dung thơ
- Tình: cảm xúc thơ, nhân vật trữ tình
Sự hài hòa kết hợp về cả nội dung và hình thức
2. Bàn luận
- Đây là một nhận định khái quát về các bài thơ: hình ảnh thơ, nội dung thơ, cảm xúc trong thơ
- Vì sao thơ lại cần đến những yếu tố trên: truyền tải thông điệp – sống mãi với thời gian (trích “chỉ có thơ ca
không thừa nhận cái chết”) – tình cảm và nội dung là cốt lõi nhưng nếu thiếu đi một lớp áo đẹp thì không
thể xuất sắc (“thơ hay như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc, nhưng để… đức hạnh”) Đây
một ý kiến hết sức đúng đắn khái quát về những yếu tố cần thiết để tạo nên một bài thơ hay, những yếu tố
không thể thiếu để làm nên một bài thơ sống mãi theo thời gian
-
Sửa: Đưa ra một số tác phẩm tương tự để chứng minh
3. Chứng minh
a. Giới thiệu HCRD, xuất x
b. Hình
- Thể thơ tự do (+ các tác dụng)
- Chất liệu hiện thực vô cùng sinh động của chiến trường, những hình ảnh sáng tạo rất đời thường
- Ngôn ngữ và giọng điệu thơ giàu tính khẩu ngữ, ngang tàn và khỏe khoắn
- Nghệ thuật
c. Ý (nội dung)
- Những chiếc xe không kính
- Những người lính lái xe trường sơn
d. Tình (cảm xúc)
- Nhân vật trữ tình (cái tôi trữ tình) “anh tôi”
- Niềm tin, ý chí giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 4. Bàn luận mở rộng
Thơ ca cũng giống như một đóa hoa, có đôi khi e lệ ẩn mình sau những tầng lá, khi lại bung nở cánh hoa rực rỡ sắc
màu giữa trời đất, có đôi khi phảng phất hương thơm dịu nhẹ, nhưng cũng có lúc ngào ngạt quấn trọn lấy vạn vật
xung quanh. Thơ ca dẫu là một loài hoa bất tử, “nằm ngoài định luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận
cái chết”, nhưng liệu có ai yêu một loài hoa không sắc không hương, tồn tại chứ chẳng hề mang theo giá trị? Có ai
quyến luyến những vần thơ khô khan không cảm xúc? Tìm kiếm “hương” và “sắc” trong thi ca, Chế Lan Viên cho
rằng: “Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và có tình để rung động con tim”. Đặc biệt, qua
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, người đọc càng có dịp hiểu và thấm thía hơn nhận định
đúng đắn và sâu sắc trên.
Ý kiến nêu lên một quan niệm phù hợp về văn học nghệ thuật, rằng một bài thơ hay cần phải hội tụ đủ ba yếu tố
hình ảnh, ý nghĩa, tình cảm. Hình ảnh trong thơ được thể hiện qua cách những “kĩ sư tâm hồn” vận dụng ngôn ngữ
tiếng Việt giàu đẹp, các biện pháp tu từ đa dạng, độc đáo, nhạc điệu thơ ngân vang qua độ luyến láy, trùng điệp và
cấu trúc thơ đa dạng từ thể lục bát, thể tự do, đường luật… Có lẽ vì vậy mà người xưa khẳng định: “thi trung hữu
họa, thi trung hữu nhạc”, ngay cả khi trải qua nhiều cuộc chuyển biến, cách mạng đổi mới về lề lối, văn hóa, phong
cách, thì thơ vẫn giữ lại vẹn nguyên những giá trị hình ảnh giàu sức gợi và mang tính biểu tượng cao. Chế Lan Viên
lOMoARcPSD| 40703272
cũng từng cho rằng, “Thơ cất cánh từ cuộc đời rồi bay trong làn gió nghệ thuật”, chẳng vì thế mà nội dung trong thơ
luôn phong phú với muôn hình vạn trạng. Thơ chứa đựng ý nghĩa khái quát về cuộc đời, nhân sinh, song hành với
nhiều bài học, triết lý người nghệ sĩ muốn gửi gắm, từ những điều giản đơn và gần gũi nhất như tình cảm cảm gia
đình, trường lớp cho tới điều lớn lao hơn như tinh thần người lính chiến đấu bảo vệ tổ quốc, lòng nhiệt huyết và đam
mê cháy bỏng giành độc lập tự do cho nước nhà. Tuy vậy, cốt lõi của thơ ca vẫn xuất phát từ cảm xúc, từ trái tim
người nghệ sĩ, từ một thoáng bồi hồi cõi lòng rung động, thổn thức. Nếu ta chuyên chú vào thi ca, thì thứ ta thấy sẽ
không chỉ là những con chữ vô tri vô giác, mà là những người bạn tri âm tri kỷ đang nói thay tiếng nói người nghệ
sĩ, những bàn tay mời gọi ta hòa cùng khiêu vũ, những đôi bàn chân nhỏ nhắn xinh xinh đang nhún nhảy theo khúc
nhạc điệu tâm hồn.
Xuân Quỳnh từng phát biểu quan niệm: “Thơ đối với cuộc sống quý như con gái đẹp, cái để cho người ta làm quen
là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh”. Bởi văn học cũng giống như con người, hình thức bên
ngoài là yếu tố đầu tiên tác động đến độc giả, là ấn tượng ban đầu. Nhưng để yêu thương và nâng niu linh hồn con
chữ, ta còn cần đến ý nghĩa chúng gửi gắm; để gắn bó với người con gái, ta còn cần xét tới đức hạnh và phẩm chất
của nàng. Những bài thơ “vang nhạc sáng hình” trên thi đàn xưa nay không thiếu, nhưng để tạo nên một bài thơ hay,
một bài thơ có sức sống trường tồn, bền bỉ và dai dẳng, người làm thơ còn phải thổi linh hồn, sức sống vào cho thơ.
Thơ phải là những phút giây thăng hoa của người nghệ sĩ, là nhu cầu được giải tỏa nỗi bức bối đang dày vò, giằng
xé – thơ được tạo ra như một lẽ tự nhiên cho ta mà cũng cho người, cho bản thân mà cũng cho toàn nhân loại.
Ví như, nỗi than thân trách phận, nỗi đau, sự giằng xé, mong muốn lên án bất công trong xã hội phong kiến cổ hủ
trọng nam khinh nữ từ lâu đã là nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ ca từ trung đại tới hiện đại. Đó chính là trái tim,
là mạch nguồn nhưng từ đó mà rẽ đi vô số nhánh nhỏ với vô số phong cách thể hiện khác nhau, không hề trùng lặp,
không hề nhàm chán một màu. Người con gái trong ca dao tục ngữ dân gian khoác lên mình chiếc áo mộc mạc, đơn
sơ. Số phận là của họ, cuộc đời là của họ, thân thể là của họ, nhưng quyền định đoạt đi đâu về đâu, thích gì làm gì
lại không phải là của họ. Qua thi ca, họ có dịp cất lên tiếng nói thống thiết, giãi bày cảm xúc, băn khoăn về tương lai
mờ mịt, xa xăm:
“Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Hay
“Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
Mặt khác, thơ dưới ngòi bút của “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương, cũng vẫn là người con gái, vẫn là lên tiếng về
oan trái cay đắng trong đời, nhưng lại mang những nét cá tính, độc đáo, riêng không thể nhầm lẫn. “Người con gái”
trong thơ nữ sĩ họ Hồ mang tấm áo lả lơi hơn, phá cách hơn; nét đẹp của nàng không nhất thiết phải nằm ở mắt
phượng mày ngài, mà có khi ở tính cách rất mềm dẻo nhưng cũng rất cứng rắn, rất tự tin nhưng cũng rất khiêm tốn.
Tiếng nói nàng không còn yếu đuối, vô lực mà đinh ninh, bản lĩnh, bộc lộ rõ ý thức sâu sắc về giá trị bản thân.
“Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì, múi nó dày
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.”
lOMoARcPSD| 40703272
Mỗi bài trong từng thời kỳ, dưới tay mỗi tác giả lại mang một nét chấm phá khác nhau, khác về nội dung hay hình
thức, về “nhan sắc” hay “đức hạnh”. Tuy vậy, suy cho cùng, đều cần phải hội tụ đủ ba tinh hoa về “hình ý – tình”
để tạo nên một tác phẩm xuất sắc, hoàn thiện.
Về phần “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác phẩm được sáng tác vào năm 1969 bởi người lính trẻ Phạm Tiến
Duật trên tuyến Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ in trong tập “Vầng trăng
quầng lửa”, mang đậm “chất liệu Phạm Tiến Duật”, tiêu biểu và rõ nét nhất cho phong cách thơ trẻ trung, giọng thơ
ngang tàng, sự xô bồ mà khái quát của chi tiết, ngôn ngữ sinh hoạt ùa vào trong thơ. Bài thơ không chỉ đứng ở vị trí
quan trọng trên thi đàn, mà còn là nguồn cảm hứng, động lực, cổ vũ, thôi thúc những người chiến sĩ trên mặt trận.
lOMoARcPSD| 40703272
Trước hết, mạch cảm xúc của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đi từ những chiếc xe băng băng trên con đường
mòn Hồ Chí Minh, cho tới hình ảnh chân thực về cuộc đời người lính khó nhọc mà đầy niềm vui, niềm lạc quan
hướng về tương lai phía trước. Trong cuộc trường chinh chống Mĩ hay bất kỳ cuộc chiến nào khác, những con người
sẵn sàng đứng lên “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” vẫn luôn là những con người anh dũng, cao đẹp nhất, là đề tài
bất tận cho sáng tác của các nhà thơ, nhà văn. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cũng không phải là một ngoại lệ,
chính bản thân Phạm Tiến Duật từng phục vụ trong quân đội, lái xe dọc con đường Trường Sơn, lại càng có cảm
nhận sâu sắc hơn về mỗi tiếng bom đạn, mùi thuốc súng, cái “mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”, cái “bụi phun tóc
trắng như người già”. Dù chất liệu chủ đạo của bài thơ là hiện thực – hiện thực chiến tranh tàn khốc, đẫm xương,
máu và nước mắt – nhưng giọng điệu qua toàn bài không hề giống một khúc bi ca, mà ngược lại, là khúc tráng ca
vang lên đầy quả quyết, hào hùng, ngang tàng và khỏe khoắn, là tình yêu với đời, ý chí cách mạng và thái độ lạc
quan, tích cực.
Tiếp tới, tác phẩm mở đầu với hình ảnh không chỉ một, mà là cả tiểu đội những “chiếc xe không kính” nối đuôi
nhau.
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
Những chiếc xe thiếu đi tấm kính che mưa chắn bụi không phải ngẫu nhiên, mà nguyên do bởi “bom giật bom rung
– rằng bom đạn có sức tàn phá quá đỗi khốc liệt, có khả năng san phẳng mọi mảnh đất, giết hại mọi sinh mạng.
Nhưng lạ thay, bom đạn lại chẳng thể vùi dập tinh thần người chiến sĩ, qua con mắt đầy thi vị của Phạm Tiến Duật,
hình ảnh cuộc kháng chiến vẫn hóm hỉnh, lãng mạn xiết bao. Chính điều kiện thiếu thốn vật chất đến trần trụi càng
làm nổi bật phẩm chất của những chiếc xe anh hùng, sức sống kiên cường, bất khuất, đầy nghị lực của đất nước.
Thật khiến ta liên tưởng đến dòng tâm tư nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã viết trong cuốn nhật ký của mình: “Đất nước
như một chàng trai đầy nghị lực, dù vết thương đau nhưng chàng trai vẫn đi, nụ cười trên môi và niềm tin trong đôi
mắt”.
Nổi bật hơn hết, ta đâu thể không nhắc tới hình tượng chủ đạo của bức tranh, hình ảnh trọng tâm mà Phạm Tiến
Duật muốn xoáy sâu, nhấn mạnh, khắc vào trong tâm khảm người đọc: hình tượng những người lính trẻ “đã đi
không tiếc đời mình”, để bảo toàn cho non sông gấm vóc. Họ kiên cường, bất khuất, họ can đảm nhìn trực diện vào
khó khăn, mất mát và cả hy sinh. Những con người ấy bình thản, ung dung đối diện với hiểm nguy, tâm hồn nhạy
cảm, lãng mạn xóa nhòa đi những rào cản, thách thức về tinh thần. Điệp ngữ:
“Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”
Đã khắc họa bản lĩnh, nghị lực phi thường, các anh biến khó khăn, gian khổ thành niềm vui khi được hòa mình vào
làm một với thiên nhiên. Cụm từ “nhìn thẳng” không chỉ gợi cái nhìn trang nghiêm, bất khuất mà còn là thái độ
điềm tĩnh, không hề e sợ hay né tránh. Họ còn là những người có tâm hồn trẻ trung, phóng khoáng và tình đồng chí
thiêng liêng, sâu nặng. Vượt qua hàng nghìn, hàng vạn cây số lái xe trong mưa bom, bão đạn, những người lính lại
gặp nhau để cùng tếu táo và ấm áp trong tình đồng đội, đồng chí. Chính tình cảm thiêng liêng này là sợi dây vô hình
kết nối mọi người trong tình cảnh cái chết luôn rình rập.
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
lOMoARcPSD| 40703272
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
Tình đồng chí thiêng liêng, ngời sáng của các anh được thành hình trên con đường mặt trận. Con đường giải phóng
miền không chỉ là con đường đơn độc đi tới chính nghĩa, mà còn là cuộc hành trình cùng những người đồng đội,
những người giờ đây đã thân thuộc như máu mủ ruột thịt. Chỉ một cái bắt tay mà sưởi ấm bao trái tim, truyền đi bao
sức mạnh tình đoàn kết. tình nhờ những khó khăn, thiếu thốn ấy, người lính đã gắn bó với nhau như một gia
đình thực thụ, giúp đỡ nhau trong cả chiến đấu lẫn đời thường.
“Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe bị xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Khổ thơ cuối đối lập về hai phương diện: vật chất và tinh thần, bên trong và bên ngoài, cái có và cái không. Điệp
ngữ “không có” và biện pháp liệt kê “kính, đèn, mui xe, thùng xe” đủ gợi lên những khó khăn, thiếu thốn chồng
chất, những chiếc xe bị bom đạn làm biến dạng trần trụi. Tuy vậy, lạ thay, bom đạn có thể làm rung chuyển, tàn phá
trời đất, nhưng lại không mảy may ảnh hưởng tới tinh thần người lính. Trong chiếc xe, chỉ cần tồn tại “một trái tim”
– hình ảnh hoán dụ cho người chiến sĩ lái xe, ẩn dụ cho tình yêu nước, niềm tin vào tương lai tươi sáng – thì ngọn
lửa tình yêu nước vẫn sẽ bừng cháy, vẫy gọi con người ta đi theo lý tưởng cách mạng.
Ra đời gần ba mươi năm, mặc cho khoảng cách về thế hệ và bối cảnh, bài thơ vẫn có sức truyền cảm mãnh liệt, là
cầu nối giữa lớp người trẻ và người xưa. Qua bài thơ, ta có dịp được thấu cảm sâu sắc về hình ảnh người lính lái xe
một thời gian khổ mà hào hùng, đã quên mình vì quê hương, đất nước. Chúng ta – thế hệ mai sau, vẫn sẽ sống tiếp
nối với truyền thống hào hùng của ông cha và tiếp tục hiến dâng sức mình cho tổ quốc.
Nếu họa sĩ dùng màu sắc để vẽ tranh, nhà điêu khắc cùng đường nét để khắc họa, nhạc sĩ dùng âm nhạc để nói lên
nỗi lòng của mình thì nhà văn lại dùng ngòi bút để tạo ra đứa con tinh thần của mình thì ngôn ngữ chính là chìa khóa
vạn năng để thi nhân mở ra cánh cửa của muôn vàn cảm xúc. “Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta
nghĩ và có tình để rung động con tim” Chế Lan Viên quả đã đưa ra một nhận định đúng đắn và sâu sắc về thơ ca,
và qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật lại một lần nữa khiến cho người đọc chìm trong những
vần thơ da diết, nồng nàn, đưa ra một điển hình tiêu biểu cho một bài thơ giá trị, bất tử theo năm tháng.
| 1/5

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40703272
Bàn về thơ, Chế Lan Viên cho rằng: “Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và có tình để rung
động con tim”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc phân tích một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9
tập 1, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Phân tích tiểu đội xe không kính Dàn ý: 1. Giải thích -
Hình: ngôn ngữ thơ, cấu trúc thơ, hình ảnh, nhạc điệu - Ý: nội dung thơ -
Tình: cảm xúc thơ, nhân vật trữ tình
Sự hài hòa kết hợp về cả nội dung và hình thức 2. Bàn luận -
Đây là một nhận định khái quát về các bài thơ: hình ảnh thơ, nội dung thơ, cảm xúc trong thơ -
Vì sao thơ lại cần đến những yếu tố trên: truyền tải thông điệp – sống mãi với thời gian (trích “chỉ có thơ ca
không thừa nhận cái chết”) – tình cảm và nội dung là cốt lõi nhưng nếu thiếu đi một lớp áo đẹp thì không
thể xuất sắc (“thơ hay như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc, nhưng để… đức hạnh”) Đây là
một ý kiến hết sức đúng đắn khái quát về những yếu tố cần thiết để tạo nên một bài thơ hay, những yếu tố
không thể thiếu để làm nên một bài thơ sống mãi theo thời gian -
Sửa: Đưa ra một số tác phẩm tương tự để chứng minh 3. Chứng minh
a. Giới thiệu HCRD, xuất xứ b. Hình -
Thể thơ tự do (+ các tác dụng) -
Chất liệu hiện thực vô cùng sinh động của chiến trường, những hình ảnh sáng tạo rất đời thường -
Ngôn ngữ và giọng điệu thơ giàu tính khẩu ngữ, ngang tàn và khỏe khoắn - Nghệ thuật c. Ý (nội dung) -
Những chiếc xe không kính -
Những người lính lái xe trường sơn d. Tình (cảm xúc) -
Nhân vật trữ tình (cái tôi trữ tình) “anh – tôi” -
Niềm tin, ý chí giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 4. Bàn luận mở rộng
Thơ ca cũng giống như một đóa hoa, có đôi khi e lệ ẩn mình sau những tầng lá, khi lại bung nở cánh hoa rực rỡ sắc
màu giữa trời đất, có đôi khi phảng phất hương thơm dịu nhẹ, nhưng cũng có lúc ngào ngạt quấn trọn lấy vạn vật
xung quanh. Thơ ca dẫu là một loài hoa bất tử, “nằm ngoài định luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận
cái chết”, nhưng liệu có ai yêu một loài hoa không sắc không hương, tồn tại chứ chẳng hề mang theo giá trị? Có ai
quyến luyến những vần thơ khô khan không cảm xúc? Tìm kiếm “hương” và “sắc” trong thi ca, Chế Lan Viên cho
rằng: “Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và có tình để rung động con tim”. Đặc biệt, qua
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, người đọc càng có dịp hiểu và thấm thía hơn nhận định
đúng đắn và sâu sắc trên.
Ý kiến nêu lên một quan niệm phù hợp về văn học nghệ thuật, rằng một bài thơ hay cần phải hội tụ đủ ba yếu tố
hình ảnh, ý nghĩa, tình cảm. Hình ảnh trong thơ được thể hiện qua cách những “kĩ sư tâm hồn” vận dụng ngôn ngữ
tiếng Việt giàu đẹp, các biện pháp tu từ đa dạng, độc đáo, nhạc điệu thơ ngân vang qua độ luyến láy, trùng điệp và
cấu trúc thơ đa dạng từ thể lục bát, thể tự do, đường luật… Có lẽ vì vậy mà người xưa khẳng định: “thi trung hữu
họa, thi trung hữu nhạc”, ngay cả khi trải qua nhiều cuộc chuyển biến, cách mạng đổi mới về lề lối, văn hóa, phong
cách, thì thơ vẫn giữ lại vẹn nguyên những giá trị hình ảnh giàu sức gợi và mang tính biểu tượng cao. Chế Lan Viên lOMoAR cPSD| 40703272
cũng từng cho rằng, “Thơ cất cánh từ cuộc đời rồi bay trong làn gió nghệ thuật”, chẳng vì thế mà nội dung trong thơ
luôn phong phú với muôn hình vạn trạng. Thơ chứa đựng ý nghĩa khái quát về cuộc đời, nhân sinh, song hành với
nhiều bài học, triết lý người nghệ sĩ muốn gửi gắm, từ những điều giản đơn và gần gũi nhất như tình cảm cảm gia
đình, trường lớp cho tới điều lớn lao hơn như tinh thần người lính chiến đấu bảo vệ tổ quốc, lòng nhiệt huyết và đam
mê cháy bỏng giành độc lập tự do cho nước nhà. Tuy vậy, cốt lõi của thơ ca vẫn xuất phát từ cảm xúc, từ trái tim
người nghệ sĩ, từ một thoáng bồi hồi cõi lòng rung động, thổn thức. Nếu ta chuyên chú vào thi ca, thì thứ ta thấy sẽ
không chỉ là những con chữ vô tri vô giác, mà là những người bạn tri âm tri kỷ đang nói thay tiếng nói người nghệ
sĩ, những bàn tay mời gọi ta hòa cùng khiêu vũ, những đôi bàn chân nhỏ nhắn xinh xinh đang nhún nhảy theo khúc nhạc điệu tâm hồn.
Xuân Quỳnh từng phát biểu quan niệm: “Thơ đối với cuộc sống quý như con gái đẹp, cái để cho người ta làm quen
là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh”. Bởi văn học cũng giống như con người, hình thức bên
ngoài là yếu tố đầu tiên tác động đến độc giả, là ấn tượng ban đầu. Nhưng để yêu thương và nâng niu linh hồn con
chữ, ta còn cần đến ý nghĩa chúng gửi gắm; để gắn bó với người con gái, ta còn cần xét tới đức hạnh và phẩm chất
của nàng. Những bài thơ “vang nhạc sáng hình” trên thi đàn xưa nay không thiếu, nhưng để tạo nên một bài thơ hay,
một bài thơ có sức sống trường tồn, bền bỉ và dai dẳng, người làm thơ còn phải thổi linh hồn, sức sống vào cho thơ.
Thơ phải là những phút giây thăng hoa của người nghệ sĩ, là nhu cầu được giải tỏa nỗi bức bối đang dày vò, giằng
xé – thơ được tạo ra như một lẽ tự nhiên cho ta mà cũng cho người, cho bản thân mà cũng cho toàn nhân loại.
Ví như, nỗi than thân trách phận, nỗi đau, sự giằng xé, mong muốn lên án bất công trong xã hội phong kiến cổ hủ
trọng nam khinh nữ từ lâu đã là nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ ca từ trung đại tới hiện đại. Đó chính là trái tim,
là mạch nguồn nhưng từ đó mà rẽ đi vô số nhánh nhỏ với vô số phong cách thể hiện khác nhau, không hề trùng lặp,
không hề nhàm chán một màu. Người con gái trong ca dao tục ngữ dân gian khoác lên mình chiếc áo mộc mạc, đơn
sơ. Số phận là của họ, cuộc đời là của họ, thân thể là của họ, nhưng quyền định đoạt đi đâu về đâu, thích gì làm gì
lại không phải là của họ. Qua thi ca, họ có dịp cất lên tiếng nói thống thiết, giãi bày cảm xúc, băn khoăn về tương lai mờ mịt, xa xăm:
“Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” Hay
“Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
Mặt khác, thơ dưới ngòi bút của “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương, cũng vẫn là người con gái, vẫn là lên tiếng về
oan trái cay đắng trong đời, nhưng lại mang những nét cá tính, độc đáo, riêng không thể nhầm lẫn. “Người con gái”
trong thơ nữ sĩ họ Hồ mang tấm áo lả lơi hơn, phá cách hơn; nét đẹp của nàng không nhất thiết phải nằm ở mắt
phượng mày ngài, mà có khi ở tính cách rất mềm dẻo nhưng cũng rất cứng rắn, rất tự tin nhưng cũng rất khiêm tốn.
Tiếng nói nàng không còn yếu đuối, vô lực mà đinh ninh, bản lĩnh, bộc lộ rõ ý thức sâu sắc về giá trị bản thân.
“Thân em như quả mít trên cây Da nó xù xì, múi nó dày
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.” lOMoAR cPSD| 40703272
Mỗi bài trong từng thời kỳ, dưới tay mỗi tác giả lại mang một nét chấm phá khác nhau, khác về nội dung hay hình
thức, về “nhan sắc” hay “đức hạnh”. Tuy vậy, suy cho cùng, đều cần phải hội tụ đủ ba tinh hoa về “hình – ý – tình”
để tạo nên một tác phẩm xuất sắc, hoàn thiện.
Về phần “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác phẩm được sáng tác vào năm 1969 bởi người lính trẻ Phạm Tiến
Duật trên tuyến Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ in trong tập “Vầng trăng
quầng lửa”, mang đậm “chất liệu Phạm Tiến Duật”, tiêu biểu và rõ nét nhất cho phong cách thơ trẻ trung, giọng thơ
ngang tàng, sự xô bồ mà khái quát của chi tiết, ngôn ngữ sinh hoạt ùa vào trong thơ. Bài thơ không chỉ đứng ở vị trí
quan trọng trên thi đàn, mà còn là nguồn cảm hứng, động lực, cổ vũ, thôi thúc những người chiến sĩ trên mặt trận. lOMoAR cPSD| 40703272
Trước hết, mạch cảm xúc của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” đi từ những chiếc xe băng băng trên con đường
mòn Hồ Chí Minh, cho tới hình ảnh chân thực về cuộc đời người lính khó nhọc mà đầy niềm vui, niềm lạc quan
hướng về tương lai phía trước. Trong cuộc trường chinh chống Mĩ hay bất kỳ cuộc chiến nào khác, những con người
sẵn sàng đứng lên “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” vẫn luôn là những con người anh dũng, cao đẹp nhất, là đề tài
bất tận cho sáng tác của các nhà thơ, nhà văn. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cũng không phải là một ngoại lệ,
chính bản thân Phạm Tiến Duật từng phục vụ trong quân đội, lái xe dọc con đường Trường Sơn, lại càng có cảm
nhận sâu sắc hơn về mỗi tiếng bom đạn, mùi thuốc súng, cái “mưa tuôn mưa xối như ngoài trời”, cái “bụi phun tóc
trắng như người già”. Dù chất liệu chủ đạo của bài thơ là hiện thực – hiện thực chiến tranh tàn khốc, đẫm xương,
máu và nước mắt – nhưng giọng điệu qua toàn bài không hề giống một khúc bi ca, mà ngược lại, là khúc tráng ca
vang lên đầy quả quyết, hào hùng, ngang tàng và khỏe khoắn, là tình yêu với đời, ý chí cách mạng và thái độ lạc quan, tích cực.
Tiếp tới, tác phẩm mở đầu với hình ảnh không chỉ một, mà là cả tiểu đội những “chiếc xe không kính” nối đuôi nhau.
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
Những chiếc xe thiếu đi tấm kính che mưa chắn bụi không phải ngẫu nhiên, mà nguyên do bởi “bom giật bom rung”
– rằng bom đạn có sức tàn phá quá đỗi khốc liệt, có khả năng san phẳng mọi mảnh đất, giết hại mọi sinh mạng.
Nhưng lạ thay, bom đạn lại chẳng thể vùi dập tinh thần người chiến sĩ, qua con mắt đầy thi vị của Phạm Tiến Duật,
hình ảnh cuộc kháng chiến vẫn hóm hỉnh, lãng mạn xiết bao. Chính điều kiện thiếu thốn vật chất đến trần trụi càng
làm nổi bật phẩm chất của những chiếc xe anh hùng, sức sống kiên cường, bất khuất, đầy nghị lực của đất nước.
Thật khiến ta liên tưởng đến dòng tâm tư nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã viết trong cuốn nhật ký của mình: “Đất nước
như một chàng trai đầy nghị lực, dù vết thương đau nhưng chàng trai vẫn đi, nụ cười trên môi và niềm tin trong đôi mắt”.
Nổi bật hơn hết, ta đâu thể không nhắc tới hình tượng chủ đạo của bức tranh, hình ảnh trọng tâm mà Phạm Tiến
Duật muốn xoáy sâu, nhấn mạnh, khắc vào trong tâm khảm người đọc: hình tượng những người lính trẻ “đã đi
không tiếc đời mình”, để bảo toàn cho non sông gấm vóc. Họ kiên cường, bất khuất, họ can đảm nhìn trực diện vào
khó khăn, mất mát và cả hy sinh. Những con người ấy bình thản, ung dung đối diện với hiểm nguy, tâm hồn nhạy
cảm, lãng mạn xóa nhòa đi những rào cản, thách thức về tinh thần. Điệp ngữ:
“Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”
Đã khắc họa bản lĩnh, nghị lực phi thường, các anh biến khó khăn, gian khổ thành niềm vui khi được hòa mình vào
làm một với thiên nhiên. Cụm từ “nhìn thẳng” không chỉ gợi cái nhìn trang nghiêm, bất khuất mà còn là thái độ
điềm tĩnh, không hề e sợ hay né tránh. Họ còn là những người có tâm hồn trẻ trung, phóng khoáng và tình đồng chí
thiêng liêng, sâu nặng. Vượt qua hàng nghìn, hàng vạn cây số lái xe trong mưa bom, bão đạn, những người lính lại
gặp nhau để cùng tếu táo và ấm áp trong tình đồng đội, đồng chí. Chính tình cảm thiêng liêng này là sợi dây vô hình
kết nối mọi người trong tình cảnh cái chết luôn rình rập.
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. lOMoAR cPSD| 40703272
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
Tình đồng chí thiêng liêng, ngời sáng của các anh được thành hình trên con đường mặt trận. Con đường giải phóng
miền không chỉ là con đường đơn độc đi tới chính nghĩa, mà còn là cuộc hành trình cùng những người đồng đội,
những người giờ đây đã thân thuộc như máu mủ ruột thịt. Chỉ một cái bắt tay mà sưởi ấm bao trái tim, truyền đi bao
sức mạnh tình đoàn kết. Vô tình nhờ những khó khăn, thiếu thốn ấy, người lính đã gắn bó với nhau như một gia
đình thực thụ, giúp đỡ nhau trong cả chiến đấu lẫn đời thường.
“Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe bị xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Khổ thơ cuối đối lập về hai phương diện: vật chất và tinh thần, bên trong và bên ngoài, cái có và cái không. Điệp
ngữ “không có” và biện pháp liệt kê “kính, đèn, mui xe, thùng xe” đủ gợi lên những khó khăn, thiếu thốn chồng
chất, những chiếc xe bị bom đạn làm biến dạng trần trụi. Tuy vậy, lạ thay, bom đạn có thể làm rung chuyển, tàn phá
trời đất, nhưng lại không mảy may ảnh hưởng tới tinh thần người lính. Trong chiếc xe, chỉ cần tồn tại “một trái tim”
– hình ảnh hoán dụ cho người chiến sĩ lái xe, ẩn dụ cho tình yêu nước, niềm tin vào tương lai tươi sáng – thì ngọn
lửa tình yêu nước vẫn sẽ bừng cháy, vẫy gọi con người ta đi theo lý tưởng cách mạng.
Ra đời gần ba mươi năm, mặc cho khoảng cách về thế hệ và bối cảnh, bài thơ vẫn có sức truyền cảm mãnh liệt, là
cầu nối giữa lớp người trẻ và người xưa. Qua bài thơ, ta có dịp được thấu cảm sâu sắc về hình ảnh người lính lái xe
một thời gian khổ mà hào hùng, đã quên mình vì quê hương, đất nước. Chúng ta – thế hệ mai sau, vẫn sẽ sống tiếp
nối với truyền thống hào hùng của ông cha và tiếp tục hiến dâng sức mình cho tổ quốc.
Nếu họa sĩ dùng màu sắc để vẽ tranh, nhà điêu khắc cùng đường nét để khắc họa, nhạc sĩ dùng âm nhạc để nói lên
nỗi lòng của mình thì nhà văn lại dùng ngòi bút để tạo ra đứa con tinh thần của mình thì ngôn ngữ chính là chìa khóa
vạn năng để thi nhân mở ra cánh cửa của muôn vàn cảm xúc. “Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta
nghĩ và có tình để rung động con tim” – Chế Lan Viên quả đã đưa ra một nhận định đúng đắn và sâu sắc về thơ ca,
và qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật lại một lần nữa khiến cho người đọc chìm trong những
vần thơ da diết, nồng nàn, đưa ra một điển hình tiêu biểu cho một bài thơ giá trị, bất tử theo năm tháng.