-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ nguồn cung cấp hàng hóa môn Luật kinh tế 3 | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Theo Điều 15 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định cụ thể như sau: “Điều 15. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồncung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ 1. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ là việc thống nhất về số lượng hàng hóa, dịch vụ; địa điểm mua, bán hàng hóa, .Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Luật kinh tế 3 (HUBT) 6 tài liệu
Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ nguồn cung cấp hàng hóa môn Luật kinh tế 3 | Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
Theo Điều 15 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định cụ thể như sau: “Điều 15. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồncung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ 1. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ là việc thống nhất về số lượng hàng hóa, dịch vụ; địa điểm mua, bán hàng hóa, .Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế 3 (HUBT) 6 tài liệu
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47886956
3 thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ nguồn cung cấp hàng hóa
Theo Điều 15 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
“Điều 15. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ 1.
Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ là việc thống nhất về số
lượng hàng hóa, dịch vụ; địa điểm mua, bán hàng hóa, dịch vụ; nhóm khách
hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận. 2.
Thoả thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là
việc thống nhất mỗi bên tham gia thỏa thuận chỉ được mua hàng hóa, dịch
vụ từ một hoặc một số nguồn cung cấp nhất định”.
Theo như quy định nêu trên thì thỏa thuận phân chia thị trường bao gồm các hành vi sau đây:
Một, thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ là việc thống nhất về số lượng
hàng hoá, dịch vụ; địa điểm mua, bán hàng hoá, dịch vụ; nhóm khách hàng
đối với mỗi bên tham gia thoả thuận.
Hai, thoả thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc
thống nhất mỗi bên tham gia thoả thuận chỉ được mua hàng hoá, dịch vụ từ
một hoặc một số nguồn cung cấp nhất định.
=> Như vậy, theo nội dung trong thỏa thuận của các doanh nghiệp thì các
doanh nghiệp tham gia đã phân chia thị trường mua bán thành các khu vực
và giao cho một, một số doanh nghiệp tham gia được quyền mua, bán trong
một khu vực nhất định. Các doanh nghiệp tham gia chỉ mua, bán hàng hóa,
dịch vụ với khách hàng hoặc với số lượng, khối lượng đã được phân chia và
không thể xâm phạm đến khu vực của người khác.
* Phân loại thỏa thuận phân chia thị trường
Căn cứ theo quy định của Điều 15 Nghị định 116/2005/NĐ-CP đã phân chia
thỏa thuận này thành hai loại là thỏa thuận phân chia thị trường bán hàng
hóa, dịch vụ và thỏa thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng
dịch vụ (phân chia thị trường mua). Tuy nhiên, nếu dựa vào nội dung của
thỏa thuận, có thể chia thỏa thuận này thành ba loại: -
Thứ nhất, thỏa thuận phân chia thị trường theo lãnh thổ là việc các
doanh nghiệp phân chia thị trường địa lý liên quan thành các khu vực và giao lOMoAR cPSD| 47886956
cho từng doanh nghiệp tham gia được quyền mua, bán hàng hóa dịch vụ trong
một, một số khu vực nhất định. Thỏa thuận này được pháp luật của các nước
coi là loại thỏa thuận kinh điển nhất trong những thỏa thuận phân chia thị trường.
Thứ hai, thỏa thuận phân chia thị trường mang tính định lượng là việc các
doanh nghiệp thống nhất phân bổ lượng hàng hóa, dịch vụ mua, bán trên thị
trường cho từng doanh nghiệp tham gia. Trong trường hợp này, thị trường
được phân chia theo lượng cung, lượng cầu mà không phải theo khu vực địa
lý hoặc theo nhóm khách hàng. Để thực hiện được thỏa thuận này, các doanh
nghiệp phải dự liệu được tổng lượng hàng hóa, dịch vụ được mua, bán trên
thị trường liên quan và phân chia thành những phần khối lượng, số lượng mà
từng doanh nghiệp được quyền mua, bán. -
Thứ ba, thỏa thuận phân chia thị trường theo nhóm khách hàng là việc
các doanh nghiệp thống nhất cho từng doanh nghiệp tham gia được quyền
mua, bán hàng hóa với một số nhóm khách hàng nhất định. Với thỏa thuận
này, các doanh nghiệp phải phân chia khách hàng thành từng nhóm theo
những tiêu chí nhất định. các tiêu chí phân nhóm khách hàng rất đa dạng, có
thể phân chia theo thu nhập, theo độ tưổi, theo giới tính, theo đặc điểm về nhu cầu tiêu dùng….
Từ sự phân loại nêu trên mỗi doanh nghiệp tham gia được phân công phụ
trách mua hoặc bán sản phẩm với một nhóm khách hàng. Thỏa thuận phân
chia thị trường tạo ra quyền lực thị trường cho từng thành viên tham gia trong
khu vực được phân chia. Nếu nhìn từ tổng thể thị trường liên quan, dường
như vẫn có cạnh tranh do sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp kinh doanh sản
phẩm có thể thay thế cho nhau. Song, những doanh nghiệp đang cạnh tranh
bằng sự chỉ định mỗi người phụ trách một khu vực thị trường đã làm cho từng
người trở thành độc quyền đối với phần thị trường được chia. Sự hình thành
độc quyền của từng doanh nghiệp trong thị trường được phân chia sẽ gây ra
nhiều hậu quả xấu cho thị trường theo hướng sau đây: -
Việc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hiện có làm cho các doanh nghiệp
tham gia thỏa thuận sẽ có cơ hội tung hoành trên thị trường bằng những điều
khoản giao dịch bất lợi cho khách hàng; -
Quyền lựa chọn của khách hàng bị hạn chế không phải do cơ cấu vốn có
của thị trường mà là kết quả của những toan tính mang tính chiến lược của lOMoAR cPSD| 47886956
những doanh nghiệp đang hoạt động. hành vi giới hạn thị trường gây thiệt
hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật cạnh tranh hiện hành.
Hành vi hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý, giới hạn thị
trường cản trở phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng. Là
người nắm bắt thị phần lớn trong thị trường liên quan doanh nghiệp thống
lĩnh thị trường là đại diện cho năng lực sản xuất, quy mô sản xuất , mua bán
của thị trường liên quan, doanh nghiệp độc quyền sẽ đại diện cho khả năng
cung hoặc cầu của thị trường liên quan, các quyết định về lượng hàng hóa,
dịch vụ được sản xuất, mua, bán sẽ ảnh hưởng đến mức độ thoả mãn nhu cầu
cho khách hàng. Do ở vào địa vị thấp hơn trong giao dịch bởi quyền lựa chọn
bị hạn chế, nên khi bị vi phạm quyền lợi, khách hàng rất khó phản ứng lại vì
không thể sử dụng các cơ chế trừng phạt tự nhiên của thị trường để răn đe
doanh nghiệp. Nhóm hành vi này bao gồm các hành vi cụ thể như sau: -
Hạn chế sản xuất, phân phối sản phẩm gây thiệt hại cho khách hàng là
hành vi giảm khả năng cung hàng hoá, dịch vụ một cách giả tạo để lũng đoạn
thị trường, làm biến động quan hệ cung - cầu theo hướng có lợi cho doanh
nghiệp trong giao dịch với khách hàng. -
Hạn chế thị trường gây thiệt hại cho khách hàng là việc doanh nghiệp
có vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền đã tự giới hạn khu vực bán hoặc giới hạn
nguồn mua sản phẩm mà không có lý do chính đáng gây thiệt hại cho khách
hàng. - Hạn chế sự phát triển kỹ thuật, công nghệ làm thiệt hại cho khách hàng
là việc doanh nghiệp thực hiện những hành vi nhằm cản trở việc nghiên cứu
phát triển kỹ thuật, công nghệ hoặc ngăn cản việc ứng dụng tiến bộ khoa hoặc
kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh.