Thời kì bắc thuộc - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội

Thời kì bắc thuộc - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

µ
µ
µ
µµ Vấn đề gìn giữ, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của
người Việt trong giai đoạn văn hóa Bắc thuộc và chống Bắc thuộc:
Bằng cách bảo tổn những giá trị văn hóa truyền thống đã được định hình và phát
triển trong giai đoạn văn hóa Đông Sơn và bằng cách thâu hóa yếu tố văn hóa
mới, để chống lại xu hướng đồng hóa văn hóa của vương triều Hán.
Có 2 khuynh hướng đối lập trong diễn trình văn hóa Việt Nam thời Bắc thuộc:
+ Khuynh hướng Hán hóa: kẻ thù mưu đồ đồng hóa dân tộc Việt, phần nào có
tác động vô thức đến dân gian.
+ Khuynh hướng Việt hóa: giũ gìn, phát huy những tinh hóa truyền thống lâu
đời cổ truyền của dân tộc, tiếp thu những yếu tố văn hóa bên ngoài và sắp xếp lại trên
nền tảng Việt.
Khuynh hướng thứ hai là chủ đạo, vì vậy mà dân tộc Việt không những không bị
đồng hóa mà còn có sức mạnh để đứng lên đấu tranh, chống lại kẻ thù giành lại
độc lập dân tộc.
Một nghìn năm Bắc thuộc, đất nước bị đô hộ, nhân dân Việt Nam phải sống trong
cảnh “cá chậu chim lồng”, bị ép buộc phải học văn hóa Trung Hoa, tuy vậy thái độ
nhìn chung của người Việt là thờ ơ lạnh nhạt, trong làng xã vấn giữ lối sống của
người Việt. Nhân dân ta vẫn giữ một thái độ hằng xuyên, đó là giải Hoa giải Hán,
cố gắng làm cho yếu tố Hán mờ hơn, nhạt hơn chứ không hoàn toàn bài trừ. Bởi ta
hiểu rõ, văn hóa Hán là một nền văn hóa lớn, ta lại là nước láng giềng, chỉ có thể
chấp nhận “sống chung với lũ”, không thể hoàn toàn loại bỏ, chỉ có thể cố gắng
làm nét văn hóa Trung Hoa mờ nhạt đi, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Đồng thời,
người Việt ngoài tiếp nhận văn hóa còn thêm sự sáng tạo của mình, phát triển văn
hóa, biến cái đi vay mượn thành của mình.
+ Về văn hóa vật chất: người Việt tiếp nhận một số kĩ thuật trong sản xuất từ
Trung Quốc như kĩ thuật làm giấy, từ đó tìm tòi sử dụng những nguyên liệu khác
nhau của bản địa như gỗ, rêu,… và sản xuất ra những loại giấy với chất lượng tốt.
Hay như kĩ thuật làm gốm sứ, ngoài chịu ảnh hưởng của Trung Hoa, ta còn tự
sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo khác, như sanh hai quai, ống nhổ, bình con
tiện có đầu voi,…
Trong các môi mộ gạch cổ được xây dựng từ thế kỉ 1 đến thế kỉ 6, người ta cũng
tìm thấy những di tích của nền nghệ thuật dân tộc còn sót lại thời Bắc thuộc. Có
những mộ vẫn thấy trống đồng, hay rìu có vai đá, cũng có trống đồng tìm thấy đã
được cải biên, mặt úp thì có phong cách nghệ thuật Đông Sơn, mặt ngửa lại được
trang trí với hoa văn giống tiền đồng Hán. Nhiều hiện vật gốc Hán cũng được tìm
thấy đã được cải biên theo phong cách của người Việt. Một số bình con tiện được
tìm thấy ở Bắc Ninh, Thanh Hóa thay vì hai bên thành bình có hổ phù như của
người Hán, lại thay bằng hình đầu voi, vòi voi được sử dụng như vòi ấm.
Bên cạnh sự xuất hiện của một số loại nhạc cụ ảnh hưởng từ Trung Hoa như
khánh, chuông, hay những loại chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ như trống cơm, hồ cầm
thì trong giân dan vẫn phổ biến những nhạc cụ của người Việt như trống, khèn hay
cồng chiêng.
+ Về văn hóa phi vật thể: Khi bị đô hộ, triều đình Hán ra sức thực hiện chính sách
đồng hóa, bắt người Việt phải học chữ Hán, song điều này không thành, tiếng Việt
không hề bị tiêu diệt bởi chỉ một bộ phận tầng lớp trên học tiếng Hán, còn đa số -
những người dân thường trong các làng xóm Việt cổ vẫn duy trì, gìn giữ tiếng nói
của tổ tiên mình. Không thể phủ nhận, tiếng Việt có chịu sự ảnh hưởng từ ngôn
ngữ Hán nhưng ta vẫn luôn tìm cách để biến đổi, linh hoạt sao cho phù hợp hơn
với văn hóa Việt. Ví dụ như sự ra đời của chữ Nôm, hay từ Hán Việt đều là cách
đề người Việt đọc tiếng Hán theo tiếng nói của mình, nhìn chung sự tiếp nhận và
biến đổi này chỉ giúp tiếng Việt thêm phần phong phú.
Về lễ giáo, văn hóa Trung Hoa có đặc điểm là chế độ phụ quyền, “trọng nam
khinh nữ” tỏng khi Việt Nam thì ngược lại. Người Việt vẫn đề cao vai trò của
người phụ nữ trong gia đình, và mặc dù triều đình Hán ra sức truyền bá tư tưởng
“tam tòng tứ đức” nhưng vẫn không đàn áp được tinh thần của những người phụ
nữ Việt dám đứng lên để lãnh đạo, kêu gọi nhân dân đấu tranh như Bà Trưng, Bà
Triệu,…
Cùng với văn hóa trống đồng, người Việt cũng gìn giữ nhiều phong tục, tục lệ
truyền thống như xăm mình, cạo tóc, tục nhuộm răng đen hay tục ăn trầu cau,…
Đặc biệt tục ăn trầu cau đã đi theo cha ông ta từ lâu đời và xuyên suốt cả thời kì
Bắc thuộc.
Văn hóa ngôn từ của ta cũng được phát triển lên một tầm cao mới. Thời Văn
Lang, Âu Lạc dù ta chưa có một nền văn học chính thức nhưng đời sống văn hóa
của người dân vẫn khá cao, đến thời Bắc thuộc, văn hóa văn học của Trung Quốc
được du nhập vào nước ta dù qua con đường nô dịch, mức độ tiếp nhận chưa cao
nhưng cũng giúp cho nền văn nghệ dân gian phát triển, và giàu có hơn với những
huyền thoại, huyền tịch, hay ca dao tục ngữ, những bài đồng dao,…
Trên phương diện thể chế chính trị và cơ cấu xã hội hạ tầng, có thể nói, người Việt
“Mất nước chứ không mất làng” (Trần Quốc Vượng, giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam,
tr145), bởi con người Việt Nam gắn liền với gia đình, làng xóm, sự đô hộ chỉ kéo dài theo
thời gian chứ không vươn sâu được vào trong cái tâm, cái cốt lõi của dân tộc Việt Nam là
làng xã.
o Nghìn năm bắc thuộc là cả một quá trình dài, không thể phủ nhận ảnh hưởng
của nó đến mọi mặt của đất nước từ tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa, …
song nó cũng giúp dân tộc Việt trưởng thành và hùng mạnh hơn. Đối mặt với
một đế chế Trung Hoa hùng mạnh như vậy, nhân dân đã đoàn kết, người Việt
không chịu ngồi yên mà luôn tìm cơ hội để vùng lên giành lại độc lập. Nhiều
cuộc khởi nghĩa bùng lên có thể kể đến như:
o Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43)
o Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 218)
o Khởi nghĩa Lý Bí năm 542. Năm 544, Lý Bí dựng nước, quốc hiệu: Vạn Xuân
o Kháng chiến chống nhà Tùy của Lý Phật Tử (năm 602)
o Thời thuộc Đưuòng: khời nghĩa Lý Tự Tiên, Đinh Kiến (687); khởi nghĩa Mai
Thúc Loan (722), k/n Phùng Hưng (766-791); Dương Thanh (815-820)
o K/n Khúc Thừa Dụ (905): sự nghiệp giành độc lập của nước ta về cơ bản đã
thành công
o Dương Đình Nghệ đã đánh tan quân Nam Hán năm 931, tiếp tục công cuộc tự
chủ
o Chiến thắng của Ngô Quyền (938): kết thúc hoàn toàn thời kì Bắc thuộc 1000
năm, thắng lợi vẻ vang, thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài và bền bỉ.
| 1/3

Preview text:

µ Vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của
người Việt trong giai đoạn văn hóa Bắc thuộc và chống Bắc thuộc:
Bằng cách bảo tổn những giá trị văn hóa truyền thống đã được định hình và phát
triển trong giai đoạn văn hóa Đông Sơn và bằng cách thâu hóa yếu tố văn hóa
mới, để chống lại xu hướng đồng hóa văn hóa của vương triều Hán.
Có 2 khuynh hướng đối lập trong diễn trình văn hóa Việt Nam thời Bắc thuộc:
+ Khuynh hướng Hán hóa: kẻ thù mưu đồ đồng hóa dân tộc Việt, phần nào có
tác động vô thức đến dân gian.
+ Khuynh hướng Việt hóa: giũ gìn, phát huy những tinh hóa truyền thống lâu
đời cổ truyền của dân tộc, tiếp thu những yếu tố văn hóa bên ngoài và sắp xếp lại trên nền tảng Việt.
 Khuynh hướng thứ hai là chủ đạo, vì vậy mà dân tộc Việt không những không bị
đồng hóa mà còn có sức mạnh để đứng lên đấu tranh, chống lại kẻ thù giành lại độc lập dân tộc.
Một nghìn năm Bắc thuộc, đất nước bị đô hộ, nhân dân Việt Nam phải sống trong
cảnh “cá chậu chim lồng”, bị ép buộc phải học văn hóa Trung Hoa, tuy vậy thái độ
nhìn chung của người Việt là thờ ơ lạnh nhạt, trong làng xã vấn giữ lối sống của
người Việt. Nhân dân ta vẫn giữ một thái độ hằng xuyên, đó là giải Hoa giải Hán,
cố gắng làm cho yếu tố Hán mờ hơn, nhạt hơn chứ không hoàn toàn bài trừ. Bởi ta
hiểu rõ, văn hóa Hán là một nền văn hóa lớn, ta lại là nước láng giềng, chỉ có thể
chấp nhận “sống chung với lũ”, không thể hoàn toàn loại bỏ, chỉ có thể cố gắng
làm nét văn hóa Trung Hoa mờ nhạt đi, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Đồng thời,
người Việt ngoài tiếp nhận văn hóa còn thêm sự sáng tạo của mình, phát triển văn
hóa, biến cái đi vay mượn thành của mình.
+ Về văn hóa vật chất: người Việt tiếp nhận một số kĩ thuật trong sản xuất từ
Trung Quốc như kĩ thuật làm giấy, từ đó tìm tòi sử dụng những nguyên liệu khác
nhau của bản địa như gỗ, rêu,… và sản xuất ra những loại giấy với chất lượng tốt.
Hay như kĩ thuật làm gốm sứ, ngoài chịu ảnh hưởng của Trung Hoa, ta còn tự
sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo khác, như sanh hai quai, ống nhổ, bình con tiện có đầu voi,…
Trong các môi mộ gạch cổ được xây dựng từ thế kỉ 1 đến thế kỉ 6, người ta cũng
tìm thấy những di tích của nền nghệ thuật dân tộc còn sót lại thời Bắc thuộc. Có
những mộ vẫn thấy trống đồng, hay rìu có vai đá, cũng có trống đồng tìm thấy đã
được cải biên, mặt úp thì có phong cách nghệ thuật Đông Sơn, mặt ngửa lại được
trang trí với hoa văn giống tiền đồng Hán. Nhiều hiện vật gốc Hán cũng được tìm
thấy đã được cải biên theo phong cách của người Việt. Một số bình con tiện được
tìm thấy ở Bắc Ninh, Thanh Hóa thay vì hai bên thành bình có hổ phù như của
người Hán, lại thay bằng hình đầu voi, vòi voi được sử dụng như vòi ấm.
Bên cạnh sự xuất hiện của một số loại nhạc cụ ảnh hưởng từ Trung Hoa như
khánh, chuông, hay những loại chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ như trống cơm, hồ cầm
thì trong giân dan vẫn phổ biến những nhạc cụ của người Việt như trống, khèn hay cồng chiêng.
+ Về văn hóa phi vật thể: Khi bị đô hộ, triều đình Hán ra sức thực hiện chính sách
đồng hóa, bắt người Việt phải học chữ Hán, song điều này không thành, tiếng Việt
không hề bị tiêu diệt bởi chỉ một bộ phận tầng lớp trên học tiếng Hán, còn đa số -
những người dân thường trong các làng xóm Việt cổ vẫn duy trì, gìn giữ tiếng nói
của tổ tiên mình. Không thể phủ nhận, tiếng Việt có chịu sự ảnh hưởng từ ngôn
ngữ Hán nhưng ta vẫn luôn tìm cách để biến đổi, linh hoạt sao cho phù hợp hơn
với văn hóa Việt. Ví dụ như sự ra đời của chữ Nôm, hay từ Hán Việt đều là cách
đề người Việt đọc tiếng Hán theo tiếng nói của mình, nhìn chung sự tiếp nhận và
biến đổi này chỉ giúp tiếng Việt thêm phần phong phú.
Về lễ giáo, văn hóa Trung Hoa có đặc điểm là chế độ phụ quyền, “trọng nam
khinh nữ” tỏng khi Việt Nam thì ngược lại. Người Việt vẫn đề cao vai trò của
người phụ nữ trong gia đình, và mặc dù triều đình Hán ra sức truyền bá tư tưởng
“tam tòng tứ đức” nhưng vẫn không đàn áp được tinh thần của những người phụ
nữ Việt dám đứng lên để lãnh đạo, kêu gọi nhân dân đấu tranh như Bà Trưng, Bà Triệu,…
Cùng với văn hóa trống đồng, người Việt cũng gìn giữ nhiều phong tục, tục lệ
truyền thống như xăm mình, cạo tóc, tục nhuộm răng đen hay tục ăn trầu cau,…
Đặc biệt tục ăn trầu cau đã đi theo cha ông ta từ lâu đời và xuyên suốt cả thời kì Bắc thuộc.
Văn hóa ngôn từ của ta cũng được phát triển lên một tầm cao mới. Thời Văn
Lang, Âu Lạc dù ta chưa có một nền văn học chính thức nhưng đời sống văn hóa
của người dân vẫn khá cao, đến thời Bắc thuộc, văn hóa văn học của Trung Quốc
được du nhập vào nước ta dù qua con đường nô dịch, mức độ tiếp nhận chưa cao
nhưng cũng giúp cho nền văn nghệ dân gian phát triển, và giàu có hơn với những
huyền thoại, huyền tịch, hay ca dao tục ngữ, những bài đồng dao,…
Trên phương diện thể chế chính trị và cơ cấu xã hội hạ tầng, có thể nói, người Việt
“Mất nước chứ không mất làng” (Trần Quốc Vượng, giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam,
tr145), bởi con người Việt Nam gắn liền với gia đình, làng xóm, sự đô hộ chỉ kéo dài theo
thời gian chứ không vươn sâu được vào trong cái tâm, cái cốt lõi của dân tộc Việt Nam là làng xã. o
Nghìn năm bắc thuộc là cả một quá trình dài, không thể phủ nhận ảnh hưởng
của nó đến mọi mặt của đất nước từ tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa, …
song nó cũng giúp dân tộc Việt trưởng thành và hùng mạnh hơn. Đối mặt với
một đế chế Trung Hoa hùng mạnh như vậy, nhân dân đã đoàn kết, người Việt
không chịu ngồi yên mà luôn tìm cơ hội để vùng lên giành lại độc lập. Nhiều
cuộc khởi nghĩa bùng lên có thể kể đến như: o
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43) o
Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 218) o
Khởi nghĩa Lý Bí năm 542. Năm 544, Lý Bí dựng nước, quốc hiệu: Vạn Xuân o
Kháng chiến chống nhà Tùy của Lý Phật Tử (năm 602) o
Thời thuộc Đưuòng: khời nghĩa Lý Tự Tiên, Đinh Kiến (687); khởi nghĩa Mai
Thúc Loan (722), k/n Phùng Hưng (766-791); Dương Thanh (815-820) o
K/n Khúc Thừa Dụ (905): sự nghiệp giành độc lập của nước ta về cơ bản đã thành công o
Dương Đình Nghệ đã đánh tan quân Nam Hán năm 931, tiếp tục công cuộc tự chủ o
Chiến thắng của Ngô Quyền (938): kết thúc hoàn toàn thời kì Bắc thuộc 1000
năm, thắng lợi vẻ vang, thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài và bền bỉ.