Thống kê tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Thanh Hóa - Quản trị kinh doanh | Đại học Hồng Đức
Thống kê tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Thanh Hóa - Quản trị kinh doanh | Đại học Hồng Đức được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Đề tài: THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ THANH HÓA MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU...................................................................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG..............................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT...............................................................................................4
1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định.........................................................4
1.1. Khái niệm tài sản cố định...........................................................................4
1.2. Phân loại tài sản cố định............................................................................5
2. Thống kê khả năng sản xuất, phục vụ của tscđ...........................................8
2.1. Thống kê khối lượng TSCĐ........................................................................8
2.2. Nghiên cứu thống kê hiện trạng tài sản cố định.........................................10
3. Các chỉ tiêu đánh giá TSCĐ.........................................................................14
3.1. Chỉ tiêu giá trị TSCĐ bình quân trong kì (Si)..........................................14
CHƯƠNG 2: THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÔNG TY CỔ
PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THANH HÓA...............17
1. Khái quát chung về công ty cổ phần môi trường và đô thị Thanh Hóa. .17
2. Ngành nghề kinh doanh...............................................................................18
3. Thực trạng sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần môi trường đô thị
Thanh Hóa...........................................................................................................18
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT SỬ
DỤNG TSCĐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG
TRÌNH ĐÔ THỊ THANH HÓA
...........................................................................22
1. Một số giải pháp............................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................23 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.
Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức
kinh tế thương mại thế giới WTO thì việc cạnh tranh giữa nền kinh tế trong nước
các nền kinh tế khác trên thế giới là điều tất yếu. Điều này đặt ra cho doanh nghiệp
Việt Nam một câu hỏi lớn là làm sao để sử dụng đồng vốn có hiệu quả nhất. Để
tiến hành sản xuất kinh doanh thì phải hội tụ đủ 3 yếu tố: đối tượng lao động, tư
liệu lao động, sức lao động. Trong đó tư liệu lao động là một yếu tố rất quan trọng,
tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài.
Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Thanh Hóa, là một doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực môi trường, đã tự trang bị hệ thống máy móc thiết bị để phục
vụ sản xuất vì vậy hệ thống tài sản cố định của công ty là rất lớn, đa dạng chủng
loại. Tuy nhiên, công tác thống kê, quản lý tài sản cố định trong những năm qua
vẫn còn hạn chế, bất cập hệ quả là không cung cấp thông tin phù hợp về tình hình
và sự biến động tài sản cố định, tình hình quản lý, sử dụng tài sản cố định ảnh
hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, tác giả
chọn đề tài “Thống kê tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Thanh Hóa” 2.
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá tình hình sử dụng và khấu hao tài sản cố định, các chỉ tiêu đánh giá
tình hình trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp 3.
Đối tượng nghiên cứu
Công ty cổ phần mô trường và công trình đô thị Thanh Hóa 4.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập và phân tích số liệu PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.
Khái niệm và phân loại tài sản cố định 1.1.
Khái niệm tài sản cố định
Tài sản cố định là một bộ phận tư liệu lao động có giá trị lớn và có thời gian
sử dụng lâu dài và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị của nó
được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất
ra trong các chu kỳ sản xuất được gọi là tài sản cố định.
Cơ sở để ghi nhận, nhận biết các tư liệu lao động là tài sản cố định (TSCĐ)
phải dựa trên các tiêu chuẩn được qui định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành
của mỗi quốc gia: Tiêu chuẩn về mặt giá trị và thời gian sử dụng.
Tiêu chuẩn về thời gian: Thời gian sử dụng lâu dài (thường từ 1 năm trởlên).
Tiêu chuẩn giá trị: Giá trị tương đối lớn (được quy định tùy theo đặc điểm của
từng quốc gia trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế).
Ngoài ra tùy vào đặc điểm, tính chất của TSCĐ mà các TSCĐ còn phải thỏa
mãn thêm những tiêu chuẩn khác nhau:
Nếu đó là TSCĐ hữu hình thì phải thỏa mãn thêm tiêu chuẩn: Tính thu được
lợi ích kinh tế trong tương lai khi khai thác sử dụng tài sản đó; Nguyên giá của
TSCĐ phải có căn cứ xác định tin cậy.
Nếu đó là tài sản cố định vô hình thì phải thỏa mãn thêm các tiêu chuẩn:Tính
có thể xác định được tức là TSCĐ đó phải được xác định một cách riêng biệt, biệt
lập để có thể đem bán hoặc cho thuê một cách độc lập; Tính có khả năng kiểm soát,
tức là doanh nghiệp có khả năng kiểm soát tài sản, kiểm soát rủiro, kiểm soát khả
năng tiếp cận của các đối tượng tới tài sản. Tính lợi ích kinh tế trong tương lai. 1.2.
Phân loại tài sản cố định
Tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại, để thuận tiện cho công tác
quản lý, hạch toán và các công tác khác, TSCĐ của doanh nghiệp thường được
phân loại theo một số tiêu thức sau:
* Theo hình thái biểu hiện; TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành TSCĐ
hữu hình và TSCĐ vô hình.
- TCĐ hữu hình là những TSCĐ tồn tại dưới các hình thái vật chất cụ thể,theo
đặc trưng kỹ thuật loại TSCĐ này được phân chia thành:
a) Nhà cửa, kiến trúc: Là những TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành sau
quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, nhà làm việc, nhà chữa
bệnh, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa đường sá, cầu cống, bến cảng, đường sắt...
b) Máy móc thiết bị: Là toàn bộ các máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như máy móc chuyên dùng, thiết bị công
tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc khác...
c) Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Là các loại phương tiện vận tải
đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ
thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải...
d) Thiết bị, dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác
quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ cho quản
lý, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi...
e) Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, như vườn cà phê,
vườn chè, vườn cao su..., súc vật làm việc, súc vật cho sản phẩm như đàn ngựa, đàn voi, đàn bò...
f) Các loại tài sản cố định khác: Là toàn bộ các tài sản chưa liệt kê vào các loại
nêu trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật...
- TSCĐ vô hình: Là các TSCĐ không tồn tại dưới dạng các hình thái vật chất
cụ thể, nó phản ánh một lượng giá trị mà doanh nghiệp đã đầu tư có liên quan đến
nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, có thể chứng minh quyền nắm giữa của doanh
nghiệp đối với các tài sản này thông qua các vật chứng hữu hình như giấy chứng
nhận, hóa đơn, giao kèo hay các văn bản có liên quan, TSCĐ của doanh nghiệp gồm có:
a) Quyền sử dụng đất: Là toàn bộ số tiền doanh nghiệp bỏ ra để có quyền sử
dụng đất, mặt bằng sản xuất kinh doanh; chi phí mua, đền bù, giải tỏa, san lấp mặt bằng....
b) Chi phí thành lập doanh nghiệp: Gồm các chi phí phát sinh, liên quan để
thành lập doanh nghiệp như chi phí cho nghiên cứu khảo sát, lập dự án đầu tư, chi
phí huy động vốn ban đầu, chi cho khai trương...
c) Bản quyền, bằng phát minh sáng chế: Là các khoản chi phí mà doanh
nghiệp chi ra để mua lại bản quyền tác giả, bằng sáng chế hoặc chi cho công trình
nghiên cứu, sản xuất thử được nhà nước cấp bằng phát minh, sáng chế để đưa vào sản xuất kinh doanh.
d) Chi phí nghiên cứu phát triển: Là các khoản chi cho việc nghiên cứu phát
triển doanh nghiệp do đơn vị tự thực hiện hoặc thuê ngoài.
e) Chi phí về lợi thế thương mại: Là các khoản chi phí doanh nghiệp trả thêm
ngoài giá trị thực của các TSCĐ hữu hình gắn liền bởi sự thuận lợi về vị trí thương
mại, sự tín nhiệm của khách hàng hoặc danh tiếng của doanh nghiệp.
f) TSCĐ vô hình khác: Là các chi phí doanh nghiệp chi ra để có được giấy
phép nhượng quyền, quyền phát hành, quyền sử dụng nhãn hiệu, tên hiệu...
* Dựa vào hiện trạng TSCĐ, có thể phân thành:
TSCĐ đang dùng, TSCĐ chưa dùng, TSCĐ không cần dùng, TSCĐ chờ thanh lý.
Cách phân loại này tạo điều kiện cho công tác tính khấu hao và xem xét xử lý
nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ.
* Dựa theo quyền sở hữu của TSCĐ; TSCĐ của doanh nghiệp được chia
thành TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài.
a) TSCĐ tự có: Là TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng vốn ngân sách cấp, cấp
trên cấp, nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên
doanh, từ các quỹ của doanh nghiệp, được biếu tặng..., đây là những TSCĐ thuộc |
quyền sở hữu của doanh nghiệp.
b) TSCĐ thuê ngoài là: Những TSCĐ đi thuê để sử dụng trong thời gian nhất
định theo hợp đồng thuê tài sản. Tùy theo điều khoản của hợp đồng thuê mà TSCĐ
thuê ngoài được chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
- TSCĐ thuê tài chính: Là TSCĐ mà doanh nghiệp thuế của các Công ty cho
thuê tài chính nhưng doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các
điều khoản của hợp đồng thuê. Các TSCĐ trong hợp đồng thuê tài chính phải thỏa
mãn một trong các điều kiện sau:
a) Bên thuê được quyền sở hữu tài sản do bên cho thuê chuyển giao khi hết hạn hợp đồng.
b) Hợp đồng cho phép bên đi thuê được lựa chọn mua lại TSCĐ thuê với mức
giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý tại thời điểm mua lại.
c) Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản
cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu (ít nhất là 75% thời gian sử dụng dự kiến).
d) Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá
trị hợp lý của tài sản thuê (ít nhất 90% giá trị).
e) Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê mới có khả năng sử
dụng mà không cần có sự thay đổi, sửa chữa nào.
- TSCĐ thuê tài chính được coi là TSCĐ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có
trách nhiệm quản lý, sử dụng và trích khấu hao như các TSCĐ tự có.
- TSCĐ thuê hoạt động : Là TSCĐ thuê nhưng không thỏa mãn bất kỳ một
điều kiện nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên thuê chỉ được quyền quản lý, sử
dụng tài sản trong thời hạn của hợp đồng thuê và phải hoàn trả khi hết hạn thuê.
Ngoài ra TSCĐ trong doanh nghiệp còn có thể phân loại theo các tiêu thức
khác như: Theo nơi sử dụng, theo thời hạn sử dụng, theo nguồn hình thành... 2.
Thống kê khả năng sản xuất, phục vụ của tscđ
Khả năng sản xuất, phục vụ của TSCĐ trong một thời kỳ nhất định, trước hết
được biểu hiện ở khối lượng của chúng. Khối lượng TSCĐ có thể được biểu hiện
bằng chỉ tiêu hiện vật hoặc chỉ tiêu giá trị. 2.1.
Thống kê khối lượng TSCĐ
2.1.1. Chỉ tiêu hiện vật của TSCĐ
Người ta thường dựa vào đặc điểm vật chất của TCSD mà xác định cho chúng
các đơn vị đo lường có thể là cái, con, chiếc... chính nhờ vậy mà chỉ tiêu hiện vật
của TSCĐ có khả năng biểu hiện chính xác giá trị sử dụng, công dụng kinh tế của
TSCĐ, điều này rất cần thiết cho công tác cân đối kinh tế, cho kế hoạch tái sản xuất
TSCĐ và cho việc lập kế hoạch sản xuất của các đơn vị kinh doanh.
Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ có thể áp dụng cho từng nhóm, từng loại TSCĐ
riêng, không thể áp dụng để tổng hợp các loại TSCĐ khác nhau vào một chi tiêu
chung nhất. Để tổng hợp khối lượng TSCĐ trong toàn doanh nghiệp cần sử dụng chỉ tiêu giá trị TSCĐ.
2.1.2. Chi tiêu giá trị TSCĐ
Giá trị TSCĐ là chỉ tiêu biểu hiện khối lượng TSCĐ bằng tiền trong kỳ nghiên
cứu. Do có khả năng tổng hợp cao, chỉ tiêu này tạo điều kiện thuận lợi cho công
việc so sánh đánh giá trên nhiều phương diện khác nhau, cung cấp nhiều thông tin
cần thiết cho công tác quản lý. Để tính chỉ tiêu giá trị TSCĐ thống kê phải tiến
hành đánh giá chung trên các căn cứ khác nhau: Dựa vào thời gian người ta phân
biệt giá ban đầu và giá trị khôi phục TSCĐ. Dựa vào tình hình sử dụng và tình hình
khấu hao TSCĐ, người ta phân biệt giá hoàn toàn và giá còn lại của TSCĐ.
Trong công tác thống kê thực tế, người ta thường kết hợp hai căn cứ đánh giá
trên và đưa ra các chỉ tiêu giá trị về TSCĐ như sau:
- Giá ban đầu hoàn toàn (nguyên giá) là tổng số chi phí đầu tư ban đầu dùng
để xây dựng hoặc mua sắm tài sản cố định và các chi phí hợp lý khác có liên quan
để sẵn sàng đưa TSCĐ vào sử dụng.
Ưu điểm của giá này là dễ tính toán và giúp ta có thể xác định được toàn bộ số
vốn đầu tư của doanh nghiệp qua nhiều thời kỳ, do đó nó còn làm cơ sở để tính
khấu hao. Nhưng các tài sản cố định của đơn vị kinh doanh thường được xây dựng
hoặc mua sắm theo các thời gian khác nhau. Sử dụng giá ban đầu hoàn toàn để
đánh giá giá trị TSCĐ của doanh nghiệp có nhược điểm là không phản ánh chính
xác quy mô, khối lượng và hiện trạng của tài sản cố định tại một thời điểm nhất định.
- Giá ban đầu còn lại là phần còn lại của giá ban đầu hoàn toàn sau khi đã trừ
phân khấu hao tài sản cố định.
Ngoài những ưu, nhược điểm tương tự như giá ban đầu hoàn toàn, giá ban đầu
còn lại nếu so sánh với giá ban đầu hoàn toàn có thể phản ánh được tình trạng hiện
tại của tài sản cố định.
- Giá khôi phục hoàn toàn (giá phục hồi hoàn toàn). Là toàn bộ số vốn đầu tư
để xây dựng, mua sắm và các chi phí hợp lý khác có liên quan nhằm hình thành nên
TSCĐ ở thời gian trước được tính lại theo điều kiện giá cả hiện tại của cùng loại
loại tài sản cố định đó ở trạng thái mới nguyên.
Ưu điểm của chỉ tiêu này có thể dùng để nghiên cứu quy mô tài sản cố định
qua nhiều thời kỳ khác nhau cũng như so sánh tình hình tài sản cố định giữa các
đơn vị cùng ngành. Nó dùng để đánh giá lại tài sản cố định. Tuy nhiên chỉ tiêu này
khó tính toán, đặc biệt đối với những loại tài sản cố định sản xuất từ lâu đến nay không sản xuất nữa.
- Giá khôi phục còn lại, là phần còn lại của giá khôi phục hoàn toàn sau khi
trừ phân khấu hao tài sản cố định.
Ngoài ưu, nhược điểm như giá khôi phục hoàn toàn, giá khôi phục còn lại cho
ta biết được tình trạng hiện thời của tài sản cố định. Do đó, nó là một trong những
căn cứ để lập kế hoạch tái sản xuất tài sản cố định, kịp thời bổ sung TSCĐ, đảm
bảo sự phát triển cân đối và liên tục của toàn doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Qua bốn chỉ tiêu giá tài sản cố định nêu trên, ta thấy việc sử dụng chúng để
nghiên cứu sự biến động tài sản cố định là rất khó khăn. Có thể khắc phục khó khăn
này bằng cách sử dụng giá cố định do nhà nước quy định
2.2. Nghiên cứu thống kê hiện trạng tài sản cố định
2.2.1. Nghiên cứu tình hình hao mòn tài sản cố định
Hiện trạng của tài sản cố định đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản
xuất, nó phản ánh năng lực sản xuất của TSCĐ hiện có trong doanh nghiệp. Nhân
tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của tài sản cố định là sự hao mòn. Hao mòn
TSCĐ có hai hình thức đó là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Hao mòn hữu hình còn gọi là hao mòn vật chất - do quá trình vận hành của
máy móc thiết bị hoặc do tác động của thiên nhiên, môi trường, làm cho tài sản cố
định bị giảm sút công suất, năng lực làm việc bị hư hỏng. Mức độ hao mòn hữu
hình có thể được xác định bằng ba cách: Thứ nhất có thể So sánh thời hạn sử dụng
thực tế với thời hạn sử dụng định mức của tài sản cố định; thứ hai có thể so sánh
khối lượng sản phẩm thực tế với khối lượng sản phẩm định mức trong thời gian dự
kiến sử dụng TSCĐ đó; thứ ba có thể xác định trạng thái cấu tạo kỹ thuật của
TSCĐ để đánh giá trình độ hao mòn. Các hệ số tính được càng gần 1, mức độ hao
mòn hữu hình của TSCĐ càng nhiều và ngược lại.
Có thể căn cứ vào các công thức sau đây: Hhmh= Qtt Qđm Hoặc: Hhmh= Ttt Tđm Trong đó:
Ttt : Thời gian sử dụng thực tế
Tđm : Thời hạn sử dụng định mức
Qtt : Sản lượng thực tế đã sản xuất của TSCĐ
Qđm : Sản lượng định mức trong cả thời hạn sử dụng định mức của TSCĐ.
Hệ số hao mòn TSCĐ được tính căn cứ vào mức đã khấu hao của TSCĐ. Tuy
nhiên, ngoài quá trình hao mòn, TSCĐ còn có quá trình làm chậm lại sự hao mòn
thông qua công tác sửa chữa lớn, vì vậy ta có công thức tính hệ số hao mòn TSCĐ sau đây:
Hhmh= Tổng mức KH từ khi sử dụng đến kỳ BC−Chi phí sửa chữa lớnTSCĐ
Giá trị ban đầu hoàn toàn củaTSCĐ
Hao mòn vô hình của TSCĐ là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ do
nguyên nhân tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hao mòn vô hình của TSCĐ không phải do
chúng sử dụng nhiều hay ít mà là do tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hao mòn vô hình
còn xuất hiện cả khi chu kỳ sống của của sản phẩm nào đó bị chấm dứt, tất yếu sẽ
dẫn đến máy móc thiết bị để chế tạo ra sản phẩm đó cũng bị lạc hậu và mất tác dụng.
2.2.2. Nghiên cứu tình hình tăng giảm của tài sản cố định
Để đánh giá chung tình hình biến động (tăng, giảm) của TSCĐ người ta
thường dựa vào mối quan hệ cân đối của TSCĐ: Kđ + Kt = Kc + Kg Trong đó:
Kđ : Giá trị TSCĐ đầu kỳ
Kt : Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ
Kc : Giá trị TSCĐ cuối kỳ
Kg : Giá trị TSSCĐ giảm trong kỳ
- Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ: Kt = Kc + Kg – Kđ
- Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ: Kg = Kđ + Kt – Kc
Có thể theo dõi sự biến động qui mô của TSCĐ trên bảng cân đối TSCĐ.
Bảng cân đối TSCĐ nêu rõ khối lượng TSCĐ có đầu kỳ, tăng trong kỳ, giảm trong
kỳ và có cuối kỳ cho tổng số và từng loại TSCĐ. Tùy theo từng kỳ và điều kiện cụ
thể mà người ta lập các bảng cân đối chi tiết hoặc đơn giản. (Ví dụ bảng 1). Các chỉ
tiêu trong bảng có thể được tính theo nguyên giá hoặc giá khôi phục nhằm phục vụ
cho các mục đích nghiên cứu khác nhau.
Qua bảng cân đối TSCĐ ta còn có thể tính được các hệ số phản ánh tình hình tăng, giảm của TSCĐ.
Hệ số tăng TSCĐ=Gía trị TSCĐ tăng trong kỳ ( Kt )
Giá trị TSCĐ có cuối kỳ (Kc)
Hệ số giảm=Gía trị TSCĐ giảm trong kỳ ( Kg)
Giá trị TSCĐ có đầu kỳ ( Kđ )
Bảng 1: Bảng cân đối TSCĐ
Dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng Trong đó Loại TSCĐ số Nhà Máy Phương Thiết … cửa móc tiện vận bị, công vật thiết tải, cụ, kiến bị truyền dụng cụ Chỉ tiêu trúc dẫn quản lý 1 2 3 4 5 6 + Có đầu kỳ + Tăng trong kỳ Trong đó: Mua sắm, xây dựng
- Nhận vốn góp LD bằng TSCĐ
- Nhận lại vốn góp LD bằng TSCĐ - Do đánh giá lại TS - Do các nguyên nhân khác + Giảm trong kỳ Trong đó: - Nhượng bán - Thanh lý - Góp vốn LD bằng TSCĐ
- Trả lại TSCĐ cho các bên góp vốn LD - Do các nguyên nhân khác + Có cuối kỳ 3.
Các chỉ tiêu đánh giá TSCĐ 3.1.
Chỉ tiêu giá trị TSCĐ bình quân trong kì (Si)
- Dãy số thời điểm có khoảng cách bằng nhau
S 1 +S2+…+Sn−1+ Sn 2 2 Si= n−1 Trong đó:
S1, S2 : là số lượng TSCĐ có ở thời điểm thứ 1,2
n : số thời điểm thiết kế được số lượng TSCĐ trong kì nghiên cứu
- Dãy số thời điểm có khoảng cách không bằng nhau ∑ Sini Si= ∑ ¿
* Trường hợp các loại TSCĐ khác nhau
Giá trị TSCĐ có bình quân
NG TSCĐ đầu kì + NG TSCĐ cuối kì trong kì nghiên cứu = 2
( theo nguyên giá) (G ¿ 3.2.
Các chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp
- Đánh giá tình hình trang bị TSCĐ cho lao động SXKD
Được thực hiện thông qua tính và so sánh các chỉ tiêu mức trang bị TSCĐ cho LĐSX G TBG L
G : Gía trị TSCĐ có bình quân
L : số lượng lao động có bình quân
TBG càng lớn, phản ánh trình độ kĩ thuật SXKD càng cao, tạo điều kiện cho
việc nâng cao NSLĐ của doanh nghiệp 3.3.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ chung
3.3.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp
- Năng suất sử dụng TSCĐ HG=QG - Suất tiêu hao TSCĐ H ' G=GQ
- Tỉ suất lợi nhuận ( tỉ suất doanh lợi) TSCĐ DLG= M G Trong đó : M : Lợi nhuận kinh doanh
Q : sản phẩm hiện vật, sản phẩm qui chuẩn
3.3.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả gián tiếp
- Năng suất sử dụng mức khấu hao TSCĐ Hc 1= Q C 1
- Tỉ suất lợi nhuận ( mức doanh lợi) tính trên mức KHTSCĐ DLc 1= M C 1
Trong đó: C1 là tổng mức khấu hao TSCĐ trong kì nghiên cứu
CHƯƠNG 2: THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÔNG TY CỔ
PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THANH HÓA 1.
Khái quát chung về công ty cổ phần môi trường và đô thị Thanh Hóa
- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ THANH HÓA
- Tên tiếng anh: THANH HOA UBAN CONTRUCTIONS COMPANY AND
ENVIRONMENT JOINT STOCK COMPANY
Trụ sở chính: 467 Lê Hoàn – Phường Ngọc Trạo – Thành Phố Thanh Hoá.
Điện thoại: 0373. 721205 – 0373.852228 – 0373.721193 Fax: 0373. 721205
Email: Urencothanhhoa@gmail.com
Website: www.urencothanhhoa.com.vn
Công ty cổ phần môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa được thành lập
19/8/1958 theo Quyết định số 2029/TC-CB của UBND hành chính tỉnh Thanh Hóa,
được thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định số: 388/CP của Chính
Phủ và Quyết định số: 206 QĐ/UBTH của UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 10/3/1994
và đổi tên thành Công ty Môi trường & Công trình đô thị Thanh Hóa trực thuộc
UBND tỉnh Thanh Hóa. Tháng 6/1997 UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định số:
1108 công nhận Công ty Môi trường & Công trình đô thị Thanh Hóa là Doanh
nghiệp Nhà nước hạng II, hoạt động trong lĩnh vực công ích. Thực hiện Quyết định
số 81/QĐ-UBND ngày 12/01/2010 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa về việc
chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành Công ty TNHH Một thành viên môi
trường và công trình đô thị thanh hóa hoạt động theo luật doanh nghiệp 2005, từ ngày 16/6/2010.
Được sự đồng ý của UBND Tỉnh Thanh Hóa tại quyết định số 4436/QĐ-UB
ngày 06/5/2016. Ngày 18/5/2016, tại Hội trường Công ty TNHH Một thành viên
Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần
đầu Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa. 2.
Ngành nghề kinh doanh
- Thu gom rác thải không độc hại
- Thu gom rác thải độc hại
- Thoát nước và xử lý nước thải
- Hoạt động dịch vụ phục vụ tang lễ
- Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
- Lắp đặt hệ thống điện - Phá dỡ - Chuẩn bị mặt bằng
- Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan
- Hoạt động vui chơi giải trí chưa được phân vào đâu
- Vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt
- Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan
3. Thực trạng sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần môi trường đô thị Thanh Hóa
Bảng 1: Tổng hợp tài sản cố định tính đến ngày 31/12/2022 (ĐVT: Đồng) Loại tài sản Nguyên giá Tỉ trọng(%) Giá trị còn lại TSCĐ hữu hình 142.592.745.199 97,2 59.773.113.371 Nhà cửa, vật kiến trúc 45.539.180.383 31,9 33.691.183.850 Máy móc thiết bị 3.664.771.381 2,6 79.000.390
Phương tiện vận tải truyền 93.388.793.435 65,5 26.002.929.131 dẫn TSCĐ vô hình 4.050.000.000 2,8 2.255.000.000 Quyền sử dụng đất 3.140.000.000 77,5 1.576.000.000 Chương trình phần mềm 910.000.000 22,5 679.000.000 Tổng cộng 146.642.745.199 100 62.128.113.371
Nguồn: báo cáo tài chính công ty năm 2022
Ví dụ: Có tài liệu thống kê tại công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị
Thanh Hóa ( ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu 2021 2022 Doanh thu thuần (Q) 224.742 235.688 Lợi nhuận kinh doanh 1.958 1.397 (M)
Lao động bình quân (L ¿ 934 1.014 TSCĐ bình quân (G ¿ 18.246 29.433
* Chỉ tiêu đánh giá tình hình trang bị sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp G 18.246 TB = 0 = =19,535 ¿ G 0 L0 934 G 29.433 TB = 1 = =29,027 ¿ G 1 L1 1.014
29,027>19,535=¿ TB >TB G 1 G 0
Chỉ số trên phản ánh trình độ kĩ thuật sản xuất kinh doanh ngày càng cao, tạo
điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp
* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
+ Năng suất sử dụng TSCĐ: Q 224.742 H = 0 = =12.317 ¿ G 0 G0 18.246 Q 235.688 H = 1 = =8,007 ¿ G 1 G 29.433 1 + Suất tiêu hao TSCĐ: G 18.246 H ' = 0 = =0,081 ¿ G 0 Q0 224.742 G 29.433 H ' = 1 = =0,125 ¿ G 1 Q1 235.688 + Tỉ suất lợi nhuận: M 1.958 DL = 0 = =0,107 ¿ G 0 G 0 18.246 M 1.397 DL = 1 = =0,047 ¿ G 1 G1 29.433
Ta nhận thấy tất cả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ đều giảm.
Chứng tỏ mức độ luân chuyển TSCĐ chậm, chỉ tiêu năng suất sử dụng TSCĐ bị tác
động bởi nhân tố giá trị TSCĐ bình quân và giá trị sản xuất. Năm 2022, giá trị
TSCĐ bình quân tăng lên, giá trị sản xuất cũng tăng, tuy nhiên tỉ lệ gia tăng của giá
trị sản lượng sản xuất thấp hơn tỉ lệ gia tăng của TSCĐ bình quân nên chỉ tiêu hiệu
suất sử dụng TSCĐ của năm 2022 giảm so với năm 2021.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SUẤT SỬ
DỤNG TSCĐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG
TRÌNH ĐÔ THỊ THANH HÓA 1. Một số giải pháp
- Nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng tài sản cố định
Vạch ra kế hoạch rõ ràng ngay từ đầu. Doanh nghiệp cần tính toán, phân tích
tình hình thực tế và nhu cầu cần thiết đối với tài sản cố định, để lập danh sách đầu
tư tài sản cố định một cách chặt chẽ. Cần phải đầu tư vào loại tài sản cố định nào?
Tổng nguồn vốn cần là bao nhiêu? Lợi nhuận trong tương lai ra sao?
- Đẩy nhanh tiến độ xử lý các tài sản, vật tư không cần thiết
Doanh nghiệp cần nhanh chóng thanh lý, nhượng bán các tài sản, vật tư đã
khấu hao hết, không có giá trị hay không có nhu cầu sản vuất với các tài sản đó. Vì
nếu không xử lý và thanh lý triệt để thì doanh nghiệp phải phát sinh thêm những
chi phí không cần thiết để quản lý và bảo quản tài sản.
- Doanh nghiệp phải có cơ chế quản lý, sử dụng tài sản cố định
Doanh nghiệp cần có cơ chế quản lý để theo dõi nắm bắt cụ thể với từng tài
sản cố định được mua vào công ty. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế quản lý, không
ngừng nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định nhằm phát triển hoạt động sản
xuất một cách mạnh mẽ, nâng cao uy tín và thương hiệu sản phẩm trên thị trường.
- Phân tích đánh giá định kỳ về tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Giáo trình thống kê doanh nghiệp – Học viện tài chính năm 2010 2.
Giáo trình thống kê doanh nghiệp – Đại học kinh tế quốc dân năm 2017 3.
https://www.voer.edu.vn/m/nang-cao-hieu-qua-su-dung-tai-san-co-
dinh-trong-doanh-nghiep/e581d041 4.
https://masothue.com/2800152894-cong-ty-co-phan-moi-truong-va- cong-trinh-do-thi-thanh-hoa