-
Thông tin
-
Quiz
Thủ tục hải quan
Tài liệu học tập môn Kinh doanh xuất nhập khẩu tại trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại. Tài liệu gồm 12 trang giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao! Mời bạn đọc đón xem!
Kinh doanh xuất nhập khẩu (OFER) 1 tài liệu
Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại 7 tài liệu
Thủ tục hải quan
Tài liệu học tập môn Kinh doanh xuất nhập khẩu tại trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại. Tài liệu gồm 12 trang giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao! Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh doanh xuất nhập khẩu (OFER) 1 tài liệu
Trường: Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại 7 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại
Preview text:
l OM oARc PSD|35 97 4 76 9
3.3. Trị giá hải quan
3.3.1. Khái niệm, vai trò và cơ sở pháp lý của trị giá hải quan.
3.3.1.1. Khái niệm trị giá hải quan
- Trong quá trình thực hiện vai trò của mình, cơ quan Hải quan có nhiệm vụ
thực thi các quy định của pháp luật có hiệu lực điều chỉnh đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu, ví dụ như: Thực hiện Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Thương mại... cũng như những văn bản pháp
quy dưới luật: Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, Ngành... Để có thể
thực hiện tốt vai trò của mình, cơ quan Hải quan phải sử dụng các biện pháp
nghiệp vụ đặc thủ để kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục
đích bảo vệ và phát triển nền kinh tế. Một trong các nghiệp vụ cơ bản mà cơ quan,
Hai dụng là xác định kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế. Điều quan áp đó
đòi hỏi mỗi đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải được đánh giá theo các tiêu
chuẩn và cách thức nhất định. Quá trình thực hiện nghiệp vụ này được gọi là quản
lý trị giá Hải quan. Khái niệm trị giá hải quan (hay còn gọi là trị giá tính thuế hàng
hóa) đã được hình thành khi người ta bắt đầu chuyển dần việc đánh thuế cụ thể
theo lượng hàng hóa sang đánh thuế theo giá trị hàng hóa. Càng ngày việc tính thuế
dựa trên giá trị của hàng hóa càng phát triển thay thế cho việc xác định trị giá hàng
hóa một cách tùy tiện không còn phù hợp nữa.
Ngày nay, có nhiều khái niệm về trị giá hải quan:
+ Trị giá hải quan là chỉ số thể hiện giá trị của hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu qua biên giới, ra hoặc vào lãnh thổ hải quan, để phục vụ cho mục đích Nhà
nước về hải quan của cơ quan hải quan theo từng thời kỳ.
+ Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu dùng cho
mục đích quản lý nhà nước về hải quan.
+ Trị giá hải quan là giá thông thường, tức là giá đó phù hợp với hàng hóa
tại thời điểm nhập khẩu mà hải quan thực hiện việc thu thuế đối với việc mua, bán
hàng hóa được thực hiện trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, giữa người mua và
người bán hoàn toàn độc lập nhau.
Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm trị giá hải quan được quy định ở điều 86
Luật Hải quan số 54/2014/QH13:
+ Trị giá hải quan được sử dụng làm cơ sở cho việc tỉnh thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu l OM oARc PSD|35 97 4 76 9
+ Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là giả bản của hàng hóa tỉnh
đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phi bảo hiểm và phí vận tải quốc tế.
+ Trị giá hải đối với hàng hóa nhập khẩu là giả thực tế quan phải trả tỉnh
đến cửu khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3.3.1.2. Vai trò của trị giá hải quan:
- Trị giá hải quan được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, tùy thuộc
vào việc quản lý nhà nước qua từng thời kỳ, những chú yêu trị giá hải quan có các vai trò sau:
(1). Trị giá hải quan là cơ sở cho việc tính toán, xác định và thu nộp thuế
đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Ngay từ ban đầu, khởi nguồn của việc xác định trị giá hải , là nhằm mục đích
tính thuế đối với hàng hóa ra, vào lãnh thổ, do đó khi nói đến trị giá hải quan người
ta thường đồng nhất với quan trị giá tính thuế. Trong bối cảnh hiện nay, hàng hóa
xuất nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của các luật thuế như thuế xuất, nhập khẩu, thuế
giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế chống bán phá giá...
(2). Trị giá hải quan tham gia thực hiện nhiệm vụ thống kê nền kinh tế.
Ngoài mục đích tính thuế, trị giá hải quan còn được sử dụng cho mục đích
thống kê, như thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu, thống kê hải quan...
(3). Trị giá hải quan là cơ sở thực thi chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trong từng giai đoạn phát triển nhất định, để bảo vệ nền kinh tế và sản xuất
hàng hóa trong nước, quốc gia đó sẽ sử dụng công cụ hạn ngạch thông qua việc xác
định trị giá hải quan nhằm thực hiện chính sách quản lý mặt hàng và chính sách
thuế đối với mặt hàng đó. Công cụ hạn ngạch như một hàng rào phi thuế quan, cơ
quan hải quan phải dựa vào số liệu trị giá hải quan của hàng hóa để nhận định được
việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu mặt hàng đó đã vượt quả hạn ngạch quy định hay
chưa, từ đó có chính sách quản lý hoặc điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện tại.
(4). Trị giá hải quan phục vụ mục tiêu quản lý và xây dựng chính
sách xuất nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế. l OM oARc PSD|35 97 4 76 9
Trong từng thời kỳ quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, căn cứ vào trị
giá Hải quan để nhà nước xác định được tổng giá trị hàng hóa đã luân chuyển trong
đất nước. Đây là cơ sở quan trọng để chỉnh phủ xây dựng bảng cân đối kim ngạch
xuất nhập khẩu của hàng hóa từ đỏ, chính phủ xác định nền kinh tế có đạt được sự
cân bằng về xuất nhập khẩu hay không, có hiện tượng xuất siêu hay nhập siêu, từ
đó ban hành những chính sách điều chỉnh cho phù hợp.
- Bên cạnh những vai trò trên, trị giá hải quan còn có những vai trò
như: Trị giá Hải quan của hàng hóa là một trong những căn cứ để nhà nước xây
dựng hình thức và mức độ xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi
phạm về pháp luật Hải quan. Trị giá Hải quan còn là cơ sở để xây dựng các biện
pháp quản lý rủi ro, và trị giá Hải quan còn sử dụng trong mục đích phục vụ
công tác kiểm tra Hải quan...
3.3.1.3. Cơ sở pháp lý của Trị giá Hải quan
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 (điều 86)
Điều 86. Trị giá hải quan 1.
Trị giá hải quan được sử dụng làm cơ sở cho việc tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thống kê
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 2.
Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất,
không bao gồm phí bảo hiểm và phí vận tải quốc tế. 3.
Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù
hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. -
NĐ 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 (điều 20,21,22)
Điều 20. Nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan
Điều 21. Kiểm tra, xác định trị giá hải quan
Điều 22. Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan -
TT 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 (điều 25)
Điều 25. Kiểm tra trị giá hải quan -
TT 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015: Quy định về trị giá hải
quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu -
Hiệp định trị giá GATT/WTO (3 Nguyên tắc của điều 7):
+ Phải căn cứ vào trị giá thực tế của hàng hoá
+ Không được căn cứ vào trị giá của hàng hoá được sản xuất tại nước nhập
khẩu hoặc trị giá hư cấu hay áp đặt l OM oARc PSD|35 97 4 76 9
+ Hàng hoá phải được đem bán trong kỳ kinh doanh bình thường trong điều
kiện cạnh tranh không hạn chế
3.3.2. Lịch sử phát triển của hệ thống xác định Trị giá Hải quan
- Giai đoạn từ 1987 trở về trước:
Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi, để tạo điều kiện
thuận lợi cho thương mại thế giới phát triển, các quốc gia tham gia ký kết và thực
hiện hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT- general agreements of
tariff and trade), Hiệp định có hiệu lực năm 1947. Trong điều kiện thương mại
quốc tế ngày càng phát triển, GATT quyết định nhất thể hóa toàn bộ các hiệp định,
hiệp ước, công ước liên quan đến thương mại và dịch vụ thành một hệ thống thống
nhất. Trong giai đoạn này, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là hàng viện
trợ và hàng đối lưu trong khối SEV, không có thuế nhập khẩu. Do vậy, thời kỳ này
chưa tồn tại nhu cầu xác định giá tính thuế cho hàng hóa nhập khẩu.
- Giai đoạn từ 1987 – 1991:
Từ năm 1987, Việt Nam bắt đầu có sự giao lưu thương mại với quốc tế nên yêu
cầu về việc tính thuế nhập khẩu cho hàng hóa bắt đầu xuất hiện, thể hiện ở sự ra
đời Luật Thuế xuất nhập khẩu mậu dịch, Biểu thuế cho hàng hóa xuất nhập khẩu
trong khối SEV. Giai đoạn này Bộ Tài chính tiến hành xây dựng một bảng giá
chung, trong đó có những mặt hàng thường gặp, làm cơ sở cho việc tính thuế. Bảng
giá đầu tiên khi đó được Bộ Thương mại và Du lịch ban hành sử dụng trong giai đoạn năm 1990-1991.
- Giai đoạn từ 1991 – 1997:
Năm 1994 Tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời thay thế GATT, cùng với đó,
Hiệp định trị giá hải quan GATT đã được sửa đối và có tên Hiệp định về thực hiện
điều VII của hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994. Tại Việt Nam,
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu lần đầu tiên chính thức ra đời, có hiệu lực thi
hành từ 04/1992, đánh dấu bước ngoặt mới trong việc đánh thuế hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu. Đồng thời trong giai đoạn này, danh mục biểu thuế theo Công
ước HS cũng được thực hiện. Tại khoản 2, điều 7, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu năm 1991, quy định:
+ 1. Đối với hàng xuất khẩu, là giá bán tại cửa khẩu xuất, theo hợp đồng.
+ 2. Đối với hàng nhập khẩu, là giá mua tại cửa khẩu nhập, kể cả phí vận tải, phí
bảo hiểm, theo hợp đồng. l OM oARc PSD|35 97 4 76 9
- Giai đoạn từ 1997 – 2005:
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong bối cảnh thương mại chưa mở rộng việc
xác định giá tính thuế theo giá tối thiểu là công cụ hữu ích để bảo đảm quản lý
nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, khi việc lưu thông hàng hóa ngày một tăng lên,
thì công cụ giá tối thiểu bộc lộ nhiều khuyết điểm như: Không linh hoạt, không
phản ánh được thực tế thương mại của đất nước, dễ bị các doanh nghiệp lợi dụng
gian lận giá... Ngày 06/03/1998, Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 49/QĐ CTN
công bố Việt Nam chính thức tham gia Công ước HS và bắt đầu xây dựng lộ trình
thực hiện Hiệp định trị giá hải quan phục vụ mục tiêu gia nhập WTO. Khi đó,
WTO yêu cầu Hiệp định trị giá hải quan là điều kiện tiên quyết để các nước gia
nhập WTO sẽ làm hàng hóa nước đó vào thị trường các nước thành viên được đối
xử bình đẳng. Hiệp định xác định trị giá hải quan gồm 24 điều và 2 phụ lục. Tính
cấp thiết trong giai đoạn này là để nâng cao hiệu quả công tác quản lý trị giá hải
quan, Việt Nam cần phải có những văn bản pháp luật về trị giá hải quan nâng cao
tính công khai, minh bạch. Năm 2000, sự ra đời của Thông tư 08/2000/TT-BTC,
đã đưa vào một số khái niệm mới dựa trên Hiệp định trị giá hải quan WTO như
Giá thực phải trả”, “Các khoản điều chỉnh cộng”... Nhưng thực chất đó vẫn là
phương pháp xác định giá tính thuế theo giá tối thiếu. Cho đến năm 2002, Chính
phủ ban hành Nghị định 60/2002/ NĐ-CP, đây là văn bản pháp lý quy định các
nguyên tắc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cơ bản
là theo Hiệp định trị giá GATT/WTO. Bộ Tài chính ban hành Thông tư 118/2003
TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2002/NĐ-CP về việc xác định trị giá tính thể đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, Nghị định 60 và Thông tư 118 phát
hiện nhiều hạn chế như: Đối tượng áp dụng Hiệp định trị giá còn hẹp, chưa thể
hiện việc giải hàng kịp thời và hạn chế rủi ro trong việc thu thuế..
- Giai đoạn từ 2005 đến nay
Việc ra đời của Nghị định số 155/2005/NĐ-CP quy định việc xác định trị giá Hải
quan nhằm mục đích tính thuế và thống kê đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Thông tư 113/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu. Theo các chuyên gia, Nghị định 155 và Thông tư 113 đã chuyển
tải một cách căn bản và khá đầy đủ các nội dung của Hiệp định trị giá
GATT/WTO. Tuy nhiên, còn một số ít vấn đề chưa được thể chế hóa vào pháp luật
Việt Nam do năng lực thực tế của đất nước ta tại thời điểm hiện tại. Ngày 16 tháng
03 năm 2007, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP đã ra đời thay thế cho Nghị định số
155/2005/NĐ-CP. Nghị định 40/2007/NĐ-CP quán triệt việc xác định trị giá hải l OM oARc PSD|35 97 4 76 9
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng tinh thần của Hiệp định trị
giá GATT/WTO. Để thực hiện Nghị định, Bộ Tài chính ban hành Thông tư
40/2008/TT-BTC hướng dẫn thực thi việc xác định trị giá Hải quan đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Đối với việc xác định trị giá Hải quan trọng giai đoạn
hiện nay, nguyên tắc xác định trị giá tính thuế quy định của Hiệp định trị giá
GATT/WTO đã được quy định tại Luật Hải quan só 54/2014/ QH13 được Quốc
hội thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014. Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21
tháng 01 năm 2015 quy định chỉ tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan. Thông
tư 38/2015/TT- BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ
tục Hải quan, kiểm tra giám sát Hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản
lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25
tháng 03 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3.3.3. Các phương pháp xác định trị giá Hải quan cho hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu hiện hành tại Việt Nam.
3.3.3.1. Các phương pháp xác định trị giá Hải quan cho hàng hoá xuất khẩu -
Nguyên tắc: Trị giá hải quan là giá bán của hàng hoá tính đến
cửa khẩu xuất khẩu không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế và phí vận tải quốc tế -
Phương pháp xác định: Giá bán của hàng hoá tính đến cửa khẩu
xuất được xác định trên cơ sở giá bán được ghi trên hợp đồng mua bán hàng
hoá, hoá đơn thương mại và các chứng từ liên quan phù hợp với hàng hoá thực xuất khẩu.
3.3.3.2. Các phương pháp xác định trị giá hải quan với hàng hoá nhập khẩu. -
Nguyên tắc: Trị giá Hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. -
Phương pháp xác định: Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu
nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự 6 phương pháp xác
định trị giá Hải quan quy định tại thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày
25/03/2015 của Bộ Tài chính và dừng ngay phương pháp xác định được trị
giá Hải quan cho lô hàng cần được xác định trị giá. Sáu phương pháp xác
định trị giá Hải quan:
Phương pháp 1 – Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu l OM oARc PSD|35 97 4 76 9
1) Cơ sở pháp lý: Điều 6, điều 13, điều 15 Thông tư 39/2015/TT-BTC
2) Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu là trị giá giao dịch, là giá thực tế đã
thanh toán hay sẽ thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu, sau khi đã được
điều chỉnh cộng hoặc điều chỉnh trừ theo quy định tại điều 13 và điều 15
Thông thư 39/2015/TT-BTC Công thức: Trị giá giao
= Giá thực tế đã thanh toán +/- Các điều khoản dịch
hoặc sẽ phải thanh toán chính
3) Các bước xác định trị giá giao dịch :
- Kiểm tra hoạt động giao dịch hàng hoá
- Kiểm tra các điều kiện áp dụng phương pháp. Nếu không đủ điều kiện thì
chuyển sang áp dụng phương pháp 2
- Xác định được giá thực tế đã thanh toán hay sẽ thanh toán.
- Xác định giá trị các khoản điều chỉnh theo quy định
Phương pháp 2 và phương pháp 3 - trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu
giống hệt/tương tự:
1) Cơ sở pháp lý: Điều 8, Điều 9 Thông tư 39/2015/TT-BTC 2) Khái niệm:
+ Hàng hóa nhập khẩu giống hệt là hàng hóa nhập khẩu giống nhau về mọi phương
diện: Đặc điểm vật chất (như: bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp
chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hóa...); Chất lượng sản
phẩm; Danh tiếng của nhãn hiệu sản phẩm. Được sản xuất ở cùng 1 nước, bởi cùng
1 nhà sản xuất hoặc Nhà sản xuất khác được ủy quyền, nhượng quyền được nhập khẩu vào Việt Nam.
Ví dụ: Hai chiếc bình xịt côn trùng đã lắp ráp và chưa lập ráp gồm 2 phần: Vòi xịt
và bình chứa thuốc. Bình xịt được tách rời khỏi vòi xịt để đổ thuốc diệt côn trùng
vào. Trong trường hợp này hai chiếc bình xịt côn trùng được coi là hàng hóa giống
hệt vì thực tế việc sử dụng hàng hóa có liên quan đến phần tách rời và phải có phần tách rời.
+ Hàng hóa nhập khẩu Tương tự là những hàng hóa mặc đủ không giống nhau về
mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các
nguyên liệu, vật liệu tương đương, cùng mục đích sử dụng, chất lượng tương
đương, có cùng phương pháp chế tạo, chúng có cùng chức năng và có thể hoán đổi
cho nhau trong giao dịch thương mại (Người mua có thể chấp nhận thay thế hàng
hóa này cho hàng hóa kia). Được sản xuất ở cùng 1 nước, bởi cùng 1 nhà sản xuất l OM oARc PSD|35 97 4 76 9
hoặc nhà sản xuất khác được ủy quyền, nhượng quyền được NK vào Việt Nam. Ví
dụ: Đèn điện có lượng tiêu thụ điện năng khác nhau nhưng có cùng hình dáng và
độ sáng là hàng hóa tương tự có thể thay thế lẫn nhau.
3) Điều kiện áp dụng:
+ Phải có lô hàng giống hệt tương tự
+ Hàng giống hệt/tương tự phải cùng được sản xuất ở 1 nước (cùng xuất xứ) bởi
cùng 1 công ty hay công ty khác nhưng có sự ủy quyền. - Được xuất khẩu cùng
thời gian với lô hàng đang xác định trị giá: Được xuất khẩu đến Việt Nam vào
cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của hàng hóa
đang xác định trị giá.
+ Có cùng cấp độ thương mại, số lượng với lô hàng đang xác định trị giá + Có
cùng quãng đường và phương thức vận chuyển với là hàng đang xác định trị giá
+ Nếu có từ 2 trị giá trở lên, trị giá thấp nhất sẽ được chọn.
4) Nguyên tắc áp dụng:
+ Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giêng biệt: Nếu không xác
định được, trị giá hải quan theo phương phong th giá giao dịch thì trị giá hải quan
của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của
hàng hóa nhập khẩu giống hệt.
+ Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tự. Nếu không xác định
được trị giá hải quan theo các phương pháp trị giá giao dịch và phương pháp trị giá
giao dịch của hàng hóa nhận khẩu giống hệt thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập
khẩu đến xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
tương tự, với điều kiện hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hai i quan
chấp nhận xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch và có cùng
các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu
đang xác định trị giá hải quan theo quy định.
Trường hợp không tìm được lỗ hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện mua
bán với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan thì lựa chọn lô hàng
nhập khẩu tương tự khác về điều kiện mua bán, nhưng phải được điều chỉnh về
cùng điều kiện mua bán.
Phương pháp 4 – Phương pháp trị giá khấu trừ. 1)
Cơ sở pháp lý: Điều 10 Thông tư 39/2015/TT-BTC 2) Khái niệm:
+ Phương pháp trị giá khấu trừ là căn cứ vào đơn giả bán hàng hóa nhập khẩu,
hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự trên thị trường
nội địa Việt Nam theo quy định và trừ các chi phí hợp lý, lợi nhuận thu được sau
khi bán hàng hóa nhập khẩu. 3) Công thức: l OM oARc PSD|35 97 4 76 9
+ Trị giá khấu trừ = Giá bán lại hàng hóa - Các Chi phí khấu trừ. + Trình tự xác định:
Bước 1: Lựa chọn giá bán lại hàng hóa
Bước 2: Xác định chi phi khấu trừ
Bước 3: Tính toán trị giá khẩu trừ làm trị giá tính thuế cho lộ
hàng nhập khẩu 4) Nguyên tắc áp dụng
+ Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp trị giá giao dịch,
phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt tương tự thì trị giá
hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá khẩu trừ.
+ Phải có hoạt động bán hàng nhập khẩu hoặc hàng nhập khẩu giống hệt, tương tự tại nước nhập khẩu.
+ Nguyên tắc xác định giá bản hàng hóa nhập khẩu: *
Giá bán hàng hóa nhập khẩu là giá bán thực tế của hàng hóa đó tại thị trường
Việt Nam. Trường hợp không có giá bản thực tế của hàng hóa nhập khẩu cần xác
định trị giá hải quan thì lấy giá bản thực tế của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay
hàng hóa nhập khẩu tương tự còn nguyên trạng như khi nhập khẩu được bán trên
thị trường Việt Nam để xác định giá bản thực tế. *
Người nhập khẩu và người mua hàng trong nước không có quan hệ đặc biệt theo quy định. *
Mức giá bản tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá.
Mứcgiá bán ra tinh trên số lượng bán ra lớn nhất là mức giá mà hàng hóa đã được
bán với số lượng tổng cộng lớn nhất trong các giao dịch bán hàng hóa ở cấp độ
thương mại đầu tiên ngay sau khi nhập khẩu. *
Hàng hóa được bán ra (bán buôn hoặc bán lẻ) vào ngày sớm nhất ngay sau
khi nhập khẩu, nhưng không chậm quá 90 ngày (ngày theo lịch) sau ngày nhập
khẩu lô hàng đó. Ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu là ngày hàng hóa được
bán với số lượng hàng hóa đủ để hình thành đơn giá (tối thiểu bằng 10% lượng
hàng hóa của mặt hàng đó trong lô hàng nhập khẩu). + Nguyên tắc xác định các khoản khấu trừ:
Việc xác định các khoản khấu trừ phái dựa trên cơ sở các số liệu kể toán, chứng từ
hợp pháp, có sẵn và được ghi chép, phản ánh theo các quy định, chuẩn mực của kế
toán Việt Nam. Các khoản được khấu trừ phải là những khoản được phép hạch
toán vào chí phí hợp lý của doanh nghiệp theo Luật kế toán Việt Nam.
5) Điều kiện lựa chọn đơn giá bán trên thị trường Việt Nam. l OM oARc PSD|35 97 4 76 9
+ Đơn giá bán trên thị trường Việt Nam phải là đơn giá bán của hàng hóa nhập
khẩu đang được xác định trị giá hải quan, hàng hóa nhập khâu giống hệt hoặc hàng
hóa nhập khẩu tương tự, được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu.
+ Đơn giá bán được lựa chọn là đơn giá tương ứng với lượng hàng hóa được bán ra
với số lượng lũy kế lớn nhất ở mức đủ để hình thành đơn giá; hàng hóa được bán
ra ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không quá 90 ngày sau ngày nhập khẩu của hàng
hóa đang được xác định trị giá hải quan; người mua hàng trong nước và người bán
không có mối quan hệ đặc biệt.
Phương pháp 5 – Phương pháp trị giá tính toán
1) Cơ sở pháp lý : Điều 11 Thông tư 39/2015/TT-BTC
2) Khái niệm : Trị giá tính toán bao gồm giá thành hoặc trị giá của nguyên vật
liệu, chi phí của quá trình sản xuất hàng nhập khẩu; Chi phí chung và lợi
nhuận phát sinh của hoạt động bán hàng xuất khẩu đến Việt Nam; Chi phí
vận tải và bảo hiểm quốc tế.
3) Nguyên tắc áp dụng
- Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp trị giá giao
dịch, phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhậu khẩu tương tự
phương pháp trị giá khấu trừ thì trị giá hải quan của hàng hoá nhập khẩu
được xác định theo phương pháp trị giá tính toán.
- Trong trường hợp đặc biệt, nếu người nhập khẩu có yêu cầu bằng văn bản
thì có thể áp dụng phương pháp trị giá tính toán trước khi thử áp dụng
phương pháp khấu trừ. Nếu áp dụng phương pháp trị giá tính toán trước theo
yêu cầu của người nhập khẩu mà không thể xác định được trị giá hải quan
thì phải quay lại sử dụng phương pháp trị giá khấu trừ.
- Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu: Giá thành hoặc trị giá
của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công
khác được sử dụng vào sản xuất hàng nhập khẩu.
Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu cấu thành trong hàng hoá nhập khẩu bao gồm:
*) Nguyên liệu thô; Các cấu kiện; Các linh kiện các bán thành phẩm…. *)
Giá thành các loại nhiên liệu, năng lượng tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu.
*) Giá thành hoặc chi phí về công cụ sản xuất.
*) Chi phí về nhân công sử dụng trong việc sản xuất hàng hoá nhập khẩu.
Chi phí quá trình sản xuất gồm:
*) Chi phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới; Chi phí bao bì gắn liền với hành
hoá nhập khẩu; chi phí đóng gói hàng hoá. l OM oARc PSD|35 97 4 76 9
*) Trị giá của các khoản trợ giúp được thực hiện ở Việt Nam nếu người sản
xuất chịu chi phí cho các sản phẩm trợ giúp đó.
Phương pháp 6 – Phương pháp suy luận:
1) Cơ sở pháp lý: Điều 12 Thông tư 39/2015/TT-BTC
2) Nguyên tắc áp dụng:
Đây là phương pháp cuối cùng trong 6 phương pháp xác định trị giá hải quan cho
hàng nhập khẩu. Phương pháp này chỉ được sử dụng trong trường hợp không thể
xác định trị giá hải quan cho hàng nhập khẩu khi đã áp dụng lần lượt các phương
pháp trị giá giao dịch, phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống
hệt/ tương tự, phương pháp trị giá khấu trừ, phương pháp trị giá tính toán thì trị giá
hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá suy luận. 3) Khái niệm:
Trị giá hải quan được xác định theo phương pháp suy luận là căn cứ vào các tài
liệu, số liệu khách quan, có sẵn tại thời điểm xác định trị giá hải quan để bằng cách
áp dụng tuần tự và linh hoạt cán phương pháp xác định trị giá hải quan quy định từ
các phương phản trị giá giao dịch, phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa
nhận khấu giống hệt tương tự, phương pháp trị giá khấu trừ, phong pháp trị giá tính
toán và dừng ngay tại phương pháp xác định đuổi trị giá hải quan, với điều kiện
việc áp dụng phù hợp với quy định.
4) Khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp suy luận, người khai hải
quan và cơ quan hải quan không được sử dụng các trị giá dưới đây để xác
định trị giá hải quan (phương pháp “bị cấm”:
- Giá bản trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại được. sản xuất tại Việt Nam.
- Giá bán hàng hóa ở thị trường nội địa nước xuất khẩu.
- Giá bán hàng hóa để xuất khẩu đến nước khác.
- Chi phí sản xuất hàng hóa, trừ các chi phí sản xuất hàng hóa được sử dụng trong phương pháp tính toán.
- Trị giá tính thuế tối thiểu.
- Trị giá do cơ quan hải quan xác định không tuân theo nguyên tắc và các phương
pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BTC hoặc trị
giá do người khai hải quan khai báo khi chưa có hoạt động mua bán hàng hóa để
nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
- Sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá hải quan.
5) Một số trường hợp áp dụng linh hoạt các phương pháp xác định trị giá hải quan:
Vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc
hàng hóa nhập khẩu tương tự. l OM oARc PSD|35 97 4 76 9
Nếu không có hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự
được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày
trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng nhập khẩu đang được xác định
trị giá hải quan thì lựa chọn những hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa
nhập khẩu tương tự được xuất khẩu trong khoảng thời gian dài hơn, nhưng không
quá 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác
định trị giá hải quan.
- Vận dụng phương pháp xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá khấu
trừ bằng một trong các cách sau:
* Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu mà không xác định được đơn giá dùng
để khấu trừ thì lựa chọn đơn giả được bán ra với số lượng lũy kế lớn nhất trong
vòng 120 ngày kể từ ngày nhập khẩu của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ. * Nếu
không có đơn giá bán lại của chính hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu
giống hệt hay hàng hóa nhập khẩu tương tự cho người không có quan hệ đặc biệt
với người nhập khẩu thì lựa chọn đơn giá bán lại hàng hóa cho người mua có quan
hệ đặc biệt, với điều kiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến giá cả trong giao dịch mua bản. -
Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá hải quan
của hàng hóa nhập khẩu giống hệt đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu
trừ hoặc phương pháp trị giá tính toán. -
Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá hải quan
của hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được xác định theo phương pháp trị giá khẩu
trừ hoặc phương pháp trị giá tính toán.
Ngoài các trường hợp áp dụng linh hoạt nếu trên, việc áp dụng linh hoạt các
phương pháp xác định trị giá hải quan được thực hiện dựa vào cơ sở dữ liệu giả,
nhưng không được vi phạm vào các phương pháp “bị cấm" trên.
Đối với trị giá hải quan nhằm mục đích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu được xác định theo nguyên tắc sau: -
Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, trị giá thống kê được xác định
dựa trên trị giá tính thuế. -
Đối với hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế, xét miễn thuế hoặc
không xácđịnh được trị giá tính thuế thị trị giả thống kê là trị giá do người khai hải
quan khai bảo theo nguyên tắc sau:
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu, trị giá thống kê là giá bán tại cửa khẩu nhập đầu tiên (giá CIF).
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, trị giá thống kê là giá bản tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF).