Thực hiện đề cương cho luận văn “Quản trị truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng của tổ chức ChildFund Việt Nam tại các tỉnh Hòa Bình, Bắc Kạn và Cao Bằng hiện nay”
Các khái niệm liên quan. Mục đích, đặc điểm và vai trò của quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Các yếu tố quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TIỂU LUẬN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: Thực hiện đề cương cho luận văn “Quản trị truyền thông về
bảo vệ trẻ em trên không gian mạng của tổ chức ChildFund Việt
Nam tại các tỉnh Hòa Bình, Bắc Kạn và Cao Bằng hiện nay”
Họ và tên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương Mã HV: 2988080007
Lớp: Cao học Quản trị Truyền thông K29.1
Hà Nội, Tháng 10 Năm 2023
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................3
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ BẢO VỆ TRẺ EM
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG.............................................................................................................9 1.1.
Các khái niệm liên quan:.................................................................................................9 1.2.
Mục đích, đặc điểm và vai trò của quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em
trên không gian mạng:................................................................................................................9 1.3.
Các yếu tố quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng: 9
CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN KHÔNG GIAN
MẠNG CỦA TỔ CHỨC CHILDFUND VIỆT NAM TẠI 3 TỈNH HOÀ BÌNH, BẮC KẠN VÀ CAO BẰNG
HIỆN NAY.......................................................................................................................................10
2.1. Khái quát về tổ chức ChildFund Việt Nam:.......................................................................10
2.2. Thành công và hạn chế trong quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên
không gian mạng của tổ chức ChildFund tại 3 tỉnh Hoà Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng và nguyên
nhân:..........................................................................................................................................10
CHƯƠNG 3 – QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CỦA CHILDFUND VIỆT NAM TẠI 3 TỈNH HOÀ
BÌNH, BẮC KẠN VÀ CAO BẰNG.....................................................................................................11
3.1. Quan điểm nâng cao việc quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không
gian mạng của ChildFund Việt Nam tại 3 tỉnh Hoà Bình, Bắc Kạn và Cao Bằng:.....................11
3.2. Giải pháp nâng cao quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian
mạng của ChildFund Việt Nam tại 3 tỉnh Hoà Bình, Bắc Kạn và Cao Bằng:.............................11
3.3. Một số khuyến nghị đối với ChildFund Việt Nam.............................................................11
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................11
PHỤ LỤC.........................................................................................................................................11 MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Trong thời đại công nghệ thông tin, việc tiếp xúc với các loại máy tính hoặc thiết bị thông minh
có kết nối với mạng internet đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với trẻ em. Không thể phủ nhận
những lợi ích mà các loại máy tính hoặc thiết bị thông minh có kết nối với mạng internet mang
đến cho các em như phục vụ học tập, nghiên cứu, trao đổi trực tuyến…song những cạm bẫy từ
mạng xã hội cũng đưa đến không ít những vụ việc đau lòng, gây ra những lo lắng, bất an cho các
bậc phụ huynh. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là yêu cầu cấp thiết để
tạo nên môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của thế hệ tương lai của đất nước.
Theo số liệu năm 2021 của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có khoảng 27 triệu trẻ em dưới 18
tuổi. Thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý Phát triển bền vững (MSD) cho thấy, có 96,9% trẻ
em sử dụng mạng Internet. Như vậy, trung bình có 9/10 trẻ em sử dụng thiết bị kết nối
Internet, 9/10 trẻ em thường xuyên lên mạng hằng ngày. Mặt khác, thống kê của Trung tâm
sáng kiến sức khỏe và dân số cũng chỉ ra rằng có 36,5% trẻ em phải trải nghiệm các thông tin,
hình ảnh liên quan đến bạo lực; hơn 13% trẻ em bị tiếp xúc không mong muốn với các tài liệu
khiêu dâm. Việc thường xuyên tiếp xúc với mạng xã hội chính là nguyên nhân chủ yếu khiến các
em gặp phải những tác động tiêu cực bởi không gian mạng. Bên cạnh đó, không ít những công
ty, doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà sáng tạo nội dung…cung cấp những dịch vụ, nội dung trên
không gian mạng chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam như
thông báo lứa tuổi trẻ em có thể tham gia chặn, lọc, gỡ những nội dung, thông tin độc hại đối
với trẻ em...Ở độ tuổi của các em, đôi khi chưa phân biệt được các nội dung độc hại cùng với đó
là sự thiếu kiểm soát, quan tâm của gia đình, nhà trường khiến cho vấn nạn này càng trở nên khó tháo gỡ.
Riêng trong năm 2022, Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em (Tổng đài 111) đã ghi nhận gần 370.000
cuộc gọi đến, với gần 28.000 cuộc gọi được lập hồ sơ và hơn 1.500 ca can thiệp hỗ trợ. Trong số
này, có tổng cộng 419 cuộc gọi báo cáo về hoạt động xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
Tổng cộng, Cục trẻ em đã 21 lần can thiệp để xử lý. Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi bởi phần
nhiều trẻ bị bạo lực và xâm hại tình dục qua mạng thường không kể với ai chuyện đã xảy ra, các
bé hầu như không trao đổi với gia đình, nhà trường, cơ quan chức năng hay liên hệ đường dây nóng.
Mặc dù hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có quy định pháp lý để góp phần bảo vệ an
toàn trẻ em và phòng chống xâm hại cho em trên không gian mạng như Luật trẻ em năm 2016,
Luật An ninh mạng năm 2018, Quyết định số 267/QĐ-TTg và Quyết định số 84/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ…Nhà nước ta cũng đã triển khai nhiều công nghệ và các thiết bị góp phần bảo
vệ trẻ em trên môi trường mạng, tuy nhiên thực tiễn cho thấy cách tốt nhất vẫn là nâng cao
nhận thức về sử dụng mạng an toàn cho các em bởi với sự phát triển của công nghệ số ngày
nay, việc ngăn cản hoàn toàn trẻ em tiếp xúc với không gian mạng là rất khó thực hiện.
Trong bối cảnh đó, là một tổ chức phi chính phủ lấy trẻ em làm trọng tâm, ChildFund Việt Nam
luôn xác định bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là một trong những ưu tiên hàng đầu. Được
triển khai từ năm 2017, dự án “An toàn trên môi trường mạng" (Swipe Safe) của ChildFund
hướng tới bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực và xâm hại trên môi trường mạng, tập trung vào nhóm trẻ
em miền núi tại các tỉnh dự án là Hòa Bình, Bắc Kạn và Cao Bằng. Trong khuôn khổ của dự án,
hàng loạt các hoạt động truyền thông đã được thực hiện nhằm hỗ trợ trẻ em, cha mẹ, thầy cô
và người chăm sóc nâng cao kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Tuy
nhiên, hoạt động truyền thông còn gặp một số khó khăn như rào cản về ngôn ngữ, vị trí địa lý,
điều kiện kinh tế, đặc điểm tâm sinh lý, văn hóa v.v.
Do đó, nghiên cứu về đề tài “Quản trị truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng tại
các tỉnh Hòa Bình, Bắc Kạn và Cao Bằng của tổ chức ChildFund Việt Nam hiện nay” là việc làm
cần thiết nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả và tác động của các hoạt động truyền thông về
bảo vệ trẻ em trên không gian mạng tới trẻ em và cộng đồng tại các địa phương nói trên.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan: 2.1.
Những nghiên cứu về lý thuyết truyền thông và quản trị truyền thông: -
Truyền thông đại chúng, 2001, PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, NXB Lý luận Chính trị Quốc gia -
PR – Kiến thức cơ bản và Đạo đức nghề nghiệp, 2007, TS Đinh Thị Thuý Hằng -
Quy luật mới QHCC và tiếp thị, 2008, David Meerman -
Nội dung “PR trong các tổ chức phi chính phủ” trong cuốn PR Lý luận và ứng
dụng, 2010, TS Đinh Thị Thuý Hằng, NXB Lao động – Xã hội -
Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, 2012, PGS. TS Nguyễn Văn Dững (chủ biên) và TS Đỗ
Thị Thu Hằng biên soạn, NXB Chính trị Quốc gia -
Quan hệ công chúng: Lý luận và thực tiễn, 2014, TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, NXB Đại học Quốc gia 2.2.
Những nghiên cứu hệ thống lý thuyết về quản trị và quản trị hoạt động truyền thông: -
Quản trị học – Những vấn đề cơ bản, 2012, PGS. TS Hà Văn Hội, NXB Thông tin và Truyền thông 2.3.
Luận văn, luận án nghiên cứu về truyền thông của các tổ chức phi chính phủ
3. Mục tiêu và Nhiệm vụ: 3.1. Mục tiêu:
Trên cơ sở lý luận về quản trị hoạt động truyền thông, luận văn khảo sát, đánh giá
những ưu điểm và hạn chế về hoạt động quản trị truyền thông về bảo vệ trẻ em trên
không gian mạng của ChildFund Việt Nam tại 3 tỉnh miền núi Hoà Bình, Bắc Kạn và
Cao Bằng hiện nay. Từ đó luận văn đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng của
ChildFund tại 3 tỉnh nói trên. 3.2. Nhiệm vụ: -
Làm rõ những vấn đề lý luận về quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ
em trên không gian mạng của ChildFund Việt Nam tại 3 tỉnh miền núi Hoà Bình, Bắc Kạn và Cao Bằng. -
Khảo sát và phân tích thực trạng quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ
em trên không gian mạng của ChildFund Việt Nam tại 3 tỉnh miền núi Hoà Bình,
Bắc Kạn và Cao Bằng hiện nay. -
Chỉ ra xu hướng, yêu cầu đặt ra và đề xuất một số giải pháp nhằm tối ưu quản trị
hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng của ChildFund
Việt Nam tại 3 tỉnh miền núi Hoà Bình, Bắc Kạn và Cao Bằng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1.
Đối tượng nghiên cứu:
Quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng của
ChildFund Việt Nam tại 3 tỉnh miền núi Hoà Bình, Bắc Kạn và Cao Bằng hiện nay. 4.2.
Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian: 2020 – 2023 -
Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quản trị truyền thông về bảo vệ trẻ
em trên không gian mạng của ChildFund Việt Nam tại 3 tỉnh miền núi Hoà Bình, Bắc Kạn và Cao Bằng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là các quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, Nhà nước; lý thuyết
về truyền thông; lý thuyết về phương tiện truyền thông xã hội; lý thuyết về quản trị truyền thông. 5.2.
Phương pháp nghiên cứu:
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: -
Tài liệu tham khảo về truyền thông, quan hệ công chúng như Giáo trình, sách
chuyên khảo, luận văn, bài báo khoa học. -
Thông tin tư liệu, báo cáo lưu trữ được ChildFund Việt Nam cung cấp về các
chiến dịch, hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng thực
hiện tại 3 tỉnh Hoà Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng trong những năm gần đây
5.2.2. Phương pháp phân tích nội dung: -
Quan sát, thu thập và phân tích các nội dung truyền thông dưới dạng video, hình
ảnh, bài viết có liên quan đến các chiến dịch, hoạt động truyền thông về bảo vệ
trẻ em trên không gian mạng thực hiện tại 3 tỉnh Hoà Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng trong những năm gần đây
5.2.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: -
Phân tích các tình huống, trường hợp thực tiễn liên quan đến truyền thông và
quản trị truyền thông của ChildFund về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng thực
hiện tại 3 tỉnh Hoà Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng trong những năm gần đây
5.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu: -
Phỏng vấn sâu với đại diện trẻ em, cha mẹ, thầy cô giáo tại 3 tỉnh Hoà Bình, Bắc Kạn và Cao Bằng -
Phỏng vấn sâu với Quản lý Truyền thông của tổ chức ChildFund Việt Nam 6. Đóng góp mới
Luận văn sẽ giúp làm sáng tỏ thực trạng về vấn đề quản trị hoạt động truyền thông của
ChildFund Việt Nam về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng thực hiện tại 3 tỉnh Hoà
Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng trong những năm gần đây.
Trong đó, luận văn chỉ rõ những ưu điểm và thành công cần tiếp tục phát huy đẩy mạnh,
cũng như những thách thức và mặt hạn chế cần tìm giải pháp hoàn thiện.
Luận văn cung cấp thêm những nhận định về xu hướng, yêu cầu đặt ra và một số giải
pháp về định hướng xây dựng chiến lược, quy trình lựa chọn, tổ chức và quản trị các
hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng của ChildFund Việt Nam
tại 3 tỉnh dự án nói trên.
Bên cạnh đó, luận văn cũng hướng đến làm phong phú thêm một số lý luận liên quan
đến quản trị truyền thông về vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nói chung sao
cho phù hợp với mục đích, mục tiêu của tổ chức.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: 7.1. Ý nghĩa lý luận:
Luận văn góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý thuyết về quản trị hoạt động truyền
thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng; cung cấp một số trường hợp điển hình về
quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng của một tổ
chức phi chính phủ. Luận văn khái quát được thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao
việc quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng tại các tỉnh
miền núi của ChildFund Việt Nam. 7.2.
Ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo cho các đối tượng khác nhau:
Các sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Quản trị truyền thông; các nhà nghiên cứu
về quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng ở Việt Nam;
các cán bộ làm công tác quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng ở Việt Nam.
8. Kết cấu tổng thể:
Ngoài phần mở đầu, tình hình nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tóm
tắt luận văn, danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt, phụ lục, luận văn còn được triển khai
theo kết cấu nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Chương 2: Thực trạng quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian
mạng của tổ chức ChildFund Việt Nam tại 3 tỉnh Hoà Bình, Bắc Kạn và Cao Bằng hiện nay
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng quản trị hoạt động truyền thông
về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng của tổ chức ChildFund Việt Nam tại 3 tỉnh Hoà
Bình, Bắc Kạn và Cao Bằng.
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ BẢO VỆ TRẺ EM
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG 1.1.
Các khái niệm liên quan:
1.1.1. Truyền thông và quản trị truyền thông: -
Khái niệm “Truyền thông” -
Khái niệm “Quản trị truyền thông”
1.1.2. Quản trị truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng: -
Khái niệm “Không gian mạng” -
Khái niệm “Bảo vệ trẻ em” -
Khái niệm “Quản trị truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng” 1.2.
Mục đích, đặc điểm và vai trò của quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em
trên không gian mạng:
1.2.1. Mục đích, đặc điểm của quản trị truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng: - Mục đích - Đặc điểm
1.2.2. Vai trò của quản trị truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng 1.3.
Các yếu tố quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng:
1.3.1. Chủ thể và đối tượng quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
1.3.2. Nội dung quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
1.3.3. Phương thức quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
1.3.4. Điều kiện quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN KHÔNG GIAN
MẠNG CỦA TỔ CHỨC CHILDFUND VIỆT NAM TẠI 3 TỈNH HOÀ BÌNH, BẮC KẠN VÀ CAO BẰNG HIỆN NAY
2.1. Khái quát về tổ chức ChildFund Việt Nam:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức ChildFund Việt Nam
2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Ban truyền thông trong cơ cấu tổ chức của ChildFund Việt Nam:
- Cơ cấu tổ chức của ChildFund Việt Nam
- Vị trí, chức năng, nhiệm của Ban truyền thông trong cơ cấu tổ chức của ChildFund Việt Nam
2.2. Thành công và hạn chế trong quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên
không gian mạng của tổ chức ChildFund tại 3 tỉnh Hoà Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng và nguyên nhân:
2.2.1. Những thành công trong quản trị truyền thông về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
của ChildFund tại 3 tỉnh Hoà Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng và nguyên nhân: - Những thành công - Nguyên nhân
2.2.2. Hạn chế trong quản trị truyền thông về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng của
ChildFund tại 3 tỉnh Hoà Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng và nguyên nhân: - Những điểm hạn chế - Nguyên nhân
CHƯƠNG 3 – QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CỦA CHILDFUND VIỆT NAM
TẠI 3 TỈNH HOÀ BÌNH, BẮC KẠN VÀ CAO BẰNG
3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên
không gian mạng của ChildFund Việt Nam tại 3 tỉnh Hoà Bình, Bắc Kạn và Cao Bằng:
3.1.1. Cập nhật, bắt kịp xu thế truyền thông hiện nay
3.1.2. Phân khúc nhóm đối tượng công chúng: - Trẻ em - Cha mẹ/người chăm sóc - Thầy cô giáo
3.1.3. Lắng nghe công chúng (social listening)
3.2. Giải pháp nâng cao quản trị hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em trên không gian
mạng của ChildFund Việt Nam tại 3 tỉnh Hoà Bình, Bắc Kạn và Cao Bằng:
3.2.1. Phân bổ nguồn lực truyền thông hợp lý
3.2.2. Tăng tính liên tục và đa dạng các hoạt động truyền thông và chú trọng theo dõi, kiểm
tra, đánh giá hiệu quả
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực truyền thông
3.2.4. Xây dựng tiêu chí đánh giá
3.3. Một số khuyến nghị đối với ChildFund Việt Nam KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC