Thực tiễn và vai trò của thực tiễn│Đại học Sư phạm Hà Nội
Thực tiễn và vai trò của thực tiễn│Đại học Sư phạm Hà Nội được biên soạn theo phân phối chương trình học. Bao gồm các thông tin được sắp xếp theo trật tự logic nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng nhất định, sẽ làm tăng tính sinh động của môn học, từ đó giúp sinh viên có thể tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và linh hoạt hơn.
Preview text:
KN:
THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN
Theo quan niệm của CN Mác: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất - cảm tính, mang tính lịch sử - XH của con người nhằm cải biến tự nhiên và XH.
3 đặc trưng của hoạt động thực tiễn:
- Thực tiễn là hoạt động vật chất cảm tính
- Đó là hoạt động mà con người sử dụng công cụ vật chất tác động vào đối tượng vật chất làm thay đổi thế giới vật chất
- Đó là hoạt động cảm giác được, có thể quan sát trực quan được
Thực tiễn là hoạt động mang tính LS-XH
- Hoạt động thực tiễn luôn diễn ra trong không gian, thời gian cụ thể, bị quy định trực tiếp bởi điều kiện KT-XH, VH, LS nảy sinh do nhu cầu XH và hướng đến cải biến XH, phải phù hợp với nhu cầu/điều kiện/bối cảnh XH.
VD: phát triển hệ thống bán hàng online
- Thực tiễn là hoạt động có mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người
- Nếu như hoạt động của động vật là hoạt động bản năng, tự phát, thụ động để thích nghi với môi trường sống thì hoạt động thực tiễn của con người có tính mục đích rõ ràng. Nó trực tiếp, chủ động, tích cực cải biến TN, XH để phục vụ nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
3 hình thức của hoạt động thực tiễn:
- Hoạt động sx vật chất: là hoạt động trong đó con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, tạo ra của cải vật chất và các điều kiện thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại, phát triển của bản thân mình
- Hoạt động chính trị - xã hội: là hđ của các tổ chức, các cộng đồng xã hội nhằm cải biến những mqh xã hội để thúc đẩy sự ptr của xã hội
- Hoạt động thực nghiệm khoa học: là một hình thức hđ đặc biệt của thực tiễn được tiến hành trong những điều kiện con người tạo ra gần giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên, xã hội nhằm xđ được các quy luật biến đổi và ptr của đối tượng nghiên cứu
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
- Thực tiễn là cơ sở cho nhận thức bởi nó cấp tư liệu, đối tượng cho quá trình nhận thức. Đối tượng ấy chính là căn cứ để cng xác định mục tiêu và phương pháp nhận thức
- Thực tiễn cũng tạo ra động lực to lớn cho nhận thức vì liên tục đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, thúc đẩy quá trình nhận thức, khiến cho quá trình nhận thức không dừng lại
Thứ hai, thực tiễn là mục đích của nhận thức:
- Để tồn tại và phát triển thì con người phải lao động sản xuất và cải tạo xã hội, nhưng để lao động sản xuất và cải tạo xã hội có hiệu quả thì cng phải nhận thức
- Nhận thức không phải là viển vông mà nhận thức có mục đích cụ thể là để phục vụ thực tiễn. Nếu không xuất phát từ thực tiễn thì nhận thức sẽ mất phương hướng
Thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình hoạt động: