-
Thông tin
-
Quiz
Thực tiễn về vấn đề rửa tiền - Căn bản kinh tế vi mô | Trường Đại Học Duy Tân
Tình hình rửa tiền đang trở thành một vấn nạn lớn cho toàn cầu, đe dọa an ninhcủa nhiều quốc gia và ổn định rất lớn đến hệ thống tài chính. Rửa tiền là hành viphạm tội che giấu nguồn gốc của tiền và biến chúng thành nguồn tiền sạch hoặctài sản hợp pháp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Căn bản kinh tế vĩ mô 82 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thực tiễn về vấn đề rửa tiền - Căn bản kinh tế vi mô | Trường Đại Học Duy Tân
Tình hình rửa tiền đang trở thành một vấn nạn lớn cho toàn cầu, đe dọa an ninhcủa nhiều quốc gia và ổn định rất lớn đến hệ thống tài chính. Rửa tiền là hành viphạm tội che giấu nguồn gốc của tiền và biến chúng thành nguồn tiền sạch hoặctài sản hợp pháp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Căn bản kinh tế vĩ mô 82 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
2.2. Thực tiễn về vấn đề rửa tiền trên thế giới và Việt Nam:
1. Vấn đề rửa tiền trên thế giới:
Tình hình rửa tiền đang trở thành một vấn nạn lớn cho toàn cầu, đe dọa an ninh
của nhiều quốc gia và ổn định rất lớn đến hệ thống tài chính. Rửa tiền là hành vi
phạm tội che giấu nguồn gốc của tiền và biến chúng thành nguồn tiền sạch hoặc
tài sản hợp pháp. Và Việt Nam đã và đang phải đối mặt với tình trạng này, vấn
đề chống rửa tiền là một trong những lĩnh vực được nhà nước ưu tiên hang đầu. https://m.ymeet.me/ asiandating badoo
Các cơ quan nhà nước như bộ công an, ngân hang nhà nước, bộ tư pháp, bộ tài
chính đã vào cuộc điều tra mạnh mẽ và thu được nhiều kết quả tích cực trong
việc phòng chống rửa tiền. Ngoài ra vấn đề này cũng đưa ra những góc cạnh
mới và cập nhật cho người đọc hiện nay, có 7 thủ đoạn rửa tiền thịnh hành nhất đó là:
- Thành lập các công ty “vỏ bọc’’ mua bán khống hang hóa
- Rút tiền bẩn qua các nền tảng đánh bạc trực tuyến
- Núp bóng các dự án gây quỹ làm từ thiện, du lịch,…
- Nhờ người than mua hoặc chuyện nhượng tài sản
- Cung cấp dịch vụ ảo, tài sản ảo
- Mua trái phiếu, cổ phiếu
*** Một số vụ án rửa tiền trên thế giới:
Theo Văn phòng Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp quốc (UNODC), hoạt động
rửa tiền khiến thế giới thiệt hại mỗi năm tính đến năm 2020 khoảng 2-5% GDP,
tương đương 2.000 tỷ USD, lớn hơn GDP của rất nhiều quốc gia. ĐTTC nêu
một số vụ rửa tiền lớn trên thế giới. Hồ sơ Panama
Vụ Hồ sơ Panama năm 2016 được xem là một trong những vụ rửa tiền bị phanh
phui lớn nhất lịch sử, điển hình cho cách rửa tiền thông qua tài khoản nước
ngoài. Hồ sơ Panama bao gồm 11,5 triệu tài liệu bị rò rỉ từ công ty luật nước
ngoài Panama và nhà cung cấp dịch vụ doanh nghiệp Mossack Fonseca. Các tài
liệu chứa thông tin tài chính của các cá nhân giàu có và quan chức nhà nước ở hàng trăm quốc gia.
Nó liên quan đến 214.488 công ty/tổ chức ở trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Về cá nhân, nó liên quan đến ít nhất 12 lãnh đạo đứng đầu chính phủ các nước,
128 chính trị gia và quan chức cấp cao, 29 tỷ phú trong danh sách 500 tỷ phú
giàu nhất thế giới do Tạp chí Forbes bình chọn, và hàng trăm siêu sao, người nổi tiếng.
Theo điều tra của các nhà báo của Liên đoàn Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) từ
107 tổ chức truyền thông ở 80 quốc gia, Mossack Fonseca đã giúp những cá
nhân hối lộ, tham nhũng, tội phạm, người nổi tiếng rửa tiền phi pháp của họ qua
nhiều quốc gia, sau đó chuyển đến cất giấu ở những “thiên đường thuế”, trong
đó có những trạm trung chuyển chủ yếu từ Luxembourg tới Panama, từ Thụy Sĩ
tới quần đảo Vierges thuộc Anh, từ quần đảo Samoa (Nam Thái Bình Dương)
tới Seychelles (quốc đảo nằm trên Ấn Độ Dương), từ Monaco tới Bahamas… Vụ Ngân hàng Wachovia
Vụ rửa tiền ở Ngân hàng Wachovia được xem là vụ rửa tiền lớn nhất về giá trị.
Theo cáo buộc, ngân hàng này đã cố ý phớt lờ các tiêu chuẩn về chống rửa tiền,
tạo điều kiện cho các tổ chức tội phạm rửa 378,4 tỷ USD trong giai đoạn 2004-
2007. Điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết số tiền này liên quan các tổ chức
buôn lậu ma túy của Mexico và Colombia.
Vụ rửa tiền bắt đầu được phanh phui vào năm 2005, khi Cục Phòng chống ma
túy Mỹ (DEA) phát hiện các tổ chức buôn lậu ma túy của Mexico và Colombia
chuyển các khoản lợi nhuận bất chính ở Mỹ về Mexico. Theo đó, bọn tội phạm
chia nhỏ số tiền và gửi chúng vào nhiều tài khoản ngân hàng tại Mexico, rồi lại
chuyển khoản đến Ngân hàng Wachovia, biến chúng thành tiền sạch theo luật pháp Mỹ.
2. Các phương thức, thủ đoạn của tội phạm rửa tiền tại Việt Nam
Nhìn chung, có bốn cách rửa tiền phổ biến hiện nay:
1. Thông qua sử dụng các hệ thống tài chính
Việc chia nhỏ và chuyển các khoản tiền nhằm tránh sự chú ý của cơ quan
chức năng về giao dịch cho giá trị lớn là một trong những phương thức chủ yếu
của các đối tượng rửa tiền. Theo Điều 3 Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg ngày
18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, các tổ chức tài chính hoặc cá nhân kinh
doanh nghành nghề phi tài chính có chức năng gửi tiền, chuyển tiền phải có trách
nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nếu như muốn chuyển tiền giá trị
lớn hơn 300.000.000 đồng ra nước ngoài. Chính vì vậy, các đối tượng thường chia
nhỏ số tiền, chuyển nhiều lần theo quy định hoặc thuê người khác chuyển tiền để tránh bị phát hiện.
2. Thông qua hệ thống thương mại quốc tế
Ngày 25/9/2020, cơ quan CSĐT công an thành phố Hà Nội ra quyết định
khởi tố vụ án, khởi tố các bị can Nguyễn Văn Thắng, Phạm Anh Tuấn và đồng
phạm về tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới”, quy định tại
điều 189 BLHS. Theo kết quả điều tra, Nguyễn Văn Thắng cùng đồng phạm đã
lập nhiều công ty xuất nhập khẩu làm ăn với nước ngoài, làm thủ tục tạm nhập tái
xuất hàng hóa che đậy cho việc vận chuyển trái phép tới 30.000 tỷ đồng từ Việt
Nam ra nước ngoài nhằm che giấu hành vi phạm tội nguồn. Đây là hình thức dịch
vụ ngầm chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài thu phí trên tổng số tiền chuyển
đi với thủ đoạn giải mạo thanh toán giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong thương mại
quốc tế. Nghĩa là người phạm tội biến hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp thành
hợp pháp, nguồn gốc tiền được rửa sạch vì mang danh nghĩa thanh toán quốc tế
qua ngân hàng. Không nhất thiết số tiền này có xuất xứ từ Việt Nam mà có thể
được chuyển từ nước ngoài về rồi bằng hoạt động chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài.
3. Bất động sản/Mua tài sản
Việc mua bất động sản hoặc các tài sản có giá trị lớn, tính thanh khoản cáo
như kim cương, túi sách, đồng hồ hàng hiệu… cũng là một trong các phương thức
chủ yếu của các đối tượng rửa tiền. Theo đó, các đối tượng sẽ mua đi bán lại tài
sản nhiều lần, nhiều nơi, gây nên khó khăn cho công tác truy vết tài sản nguồn.
Trong vụ án Giang Kim Đạt và đồng phạm tội Tham ô tài sản, xảy ra tại công ty
vận tải Viễn Dương Vinashin, để hợp pháp hóa số tiền khoảng 260 tỷ đồng, đối
tượng Giang Kim Đạt đã nhờ bố đẻ là Giang Văn Hiển và người nhà mua và đứng
tên 40 bất động sản tại hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng…; mua bán,
cho tặng bất động sản và mua đi bán lại 13 ô tô đứng tên Giang Văn Hiển. Tương
tự thủ đoạn trên trong vụ án Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương và đồng phạm
trong vụ án tổ chức đánh bạc trên mạng internet tại VTC online. Nhằm hợp pháp
hóa số tiền phạm tội, Phan Sào Nam đã
4. Thông qua tiền ảo
Thông qua tiền ảo là phương thức thủ đoạn rửa tiền còn rất mới và dường
như công tác quản lý của nhà nước về loại hình này còn đang lỏng lẻo. Tiền ảo
hay còn gọi là tiền mã hóa (Cryptocurrency) là một tài sản kỹ thuật được thiết kế
để làm trao đổi trung gian như tiền thật như đồng Bitcoin (BTC), Binance coin (BNC)…
Theo báo cáo mới của Chainalysis, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 về lợi
nhuận thu được từ tiền mã hóa, chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ước
tính trong năm 2020, các nhà đầu tư Việt Nam đã kiếm được 0,4 tỷ USD nhờ đầu
tư vào Bitcoin. Mặc dù gọi là tiền ảo, nhưng để có số lượng tiền ảo, người đầu tư
thông qua các ứng dụng như Binance phải sử dụng tiền thật tại quốc gia mình và
mua số lượng tiền ảo tương đương theo giá trị chuyển đổi tại thời điểm đó. Tiền
ảo được công nhận ở một số quốc gia và có thể được giao dịch mua bán như Mỹ, Anh, Thụy Sỹ…
Tại Việt Nam, tiền ảo như Bitcoin không được công nhận là tiền tệ và
không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định Việt Nam. Tuy
nhiên, đầu tư mua bán tiền ảo thì hiện chưa có quy định nào hướng dẫn hoặc luật
nào điều chỉnh. Sử dụng tiền ảo để rửa tiền dễ dàng hơn rất nhiều so với các
phương thức truyền thống nói trên và khả năng có thể truy vết rất hạn chế. Ví dụ,
nếu như muốn chuyển tiền giá trị lớn hơn 300.000.000 đồng ra nước ngoài, tổ
chức nhận tiền gửi phải có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
theo Điều 3 Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 của Thủ tướng
Chính phủ. Tuy nhiên, nếu cá nhân sử dụng số tiền trên 300.000.000 VND mua
tiền ảo qua ứng dụng Binance theo hình thức P2P (cá nhân với cá nhân), thì không
ai xác minh và kiểm soát. Số tiền ảo sau khi chuyển đổi được có thể tùy ý bán trên
thị trường, chuyển cho người khác hoặc đổi sang một ngoại tệ khác mà không bị
một tổ chức tài chính hay cơ quan chức nang nào giám sát. Hiện nay, tiền ảo nói
chung và đồng Bitcoin nói riêng trở nên rất phổ biến bởi phương thức giao dịch dễ
dàng, tính thanh khoản cao, không chịu các quy định về đóng thuế TNCN. Các
đối tượng phạm tội cũng rất ưa dùng tiền ảo để rửa tiền bởi tính ẩn danh và giao
dịch xuyên biên giới rất nhanh chóng mà không lo sợ bị giám sát.