Thực trạng bạo lực học đường trên không gian mạng của học sinh trường THPT Bùi Thị Xuân, thành phố Đà Lạt hiện nay | Bài thi học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Tôi từng là nạn nhân của bạo lực học đường trên không gian mạng. Tôi đã bị bạo lực học đường trên không gian mạng qua (có thể chọn nhiều). Tôi đã bị bạo lực học đường trên không gian mạng bởi (có thể chọn nhiều). Tôi bị bạo lực bằng hình thức: (có thể chọn nhiều). Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ---------- BÀI THI HỌC PHẦN
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Họ và tên sinh viên: Phan Thị Mỹ Xuân Mã sinh viên: 2151050130
Lớp tín chỉ: TG01004_K40.4 Hà Nội, 2022 Câu 1:
Tên đề tài: Thực trạng bạo lực học đường trên không gian mạng của học sinh
trường THPT Bùi Thị Xuân, thành phố Đà Lạt hiện nay.
1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường trên không gian mạng của
học sinh trường THPT Bùi Thị Xuân, thành phố Đà Lạt hiện nay, từ đó đề xuất
các biện pháp nhằm phòng chống bạo lực học đường trên không gian mạng cho học sinh THPT. 1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, hệ thống các lý thuyết về bạo lực học đường trên không gian
mạng của học sinh trường THPT Bùi Thị Xuân, thành phố Đà Lạt hiện nay.
Hai là, tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng bạo lực học đường trên không
gian mạng của học sinh trường THPT Bùi Thị Xuân, thành phố Đà Lạt hiện nay.
Ba là, đề xuất các giải pháp phòng chống bạo lực học đường trên không
gian mạng cho học sinh THPT.
2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng bạo lực học đường trên không gian mạng của học sinh THPT.
3. Đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng khảo sát
Học sinh lớp 10, 11, 12 tại trường THPT Bùi Thị Xuân, thành phố Đà Lạt. 3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian:trường THPT Bùi Thị Xuân, thành phố Đà Lạt
Phạm vi thời gian: từ tháng 1/2022 - tháng 10/2022
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận 1
Phương pháp luận chung nhất: Đề tài sử dụng lý luận và phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm nền móng tiếp cận.
Phương pháp luận chung: Đề tài sử dụng các lý thuyết xã hội học để tiếp
cận vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp luận riêng: Đề tài sử dụng các lý thuyết, quan điểm về bạo
lực học đường, bạo lực trên không gian mạng và bạo lực học đường trên không gian mạng.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu nhằm mục đích hiểu sâu hơn, chi tiết hơn
hành vi bạo lực học đường trên không gian mạng, các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi bạo lực ấy của học sinh thuộc phạm vi nghiên cứu. Qua đó làm sáng tỏ
những vấn đề mà điều tra bằng bảng hỏi chưa đám ứng được.
4.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp này được sử dụng để tìm kiếm thông tin mang tính định
lượng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Cách chọn mẫu: Chon mẫu ngẫu nhiên trên 32 lớp tại trường THPT Bùi
Thị Xuân, mỗi lớp chọn ngẫu nhiên 7 học sinh.
Thông tin, dữ liệu thu thập được sẽ xử lý qua phần mềm SPSS.
5. Kết cấu nội dung chi tiết đề tài.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, đề tài gồm có 3 chương, 8 tiết:
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG 1.1 Khái niệm công cụ
1.2 Hình thức của bạo lực học đường trên không gian mạng
1.3 Đặc điểm của bạo lực học đường trên không gian mạng 2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRÊN KHÔNG
GIAN MẠNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT BÙI THỊ XUÂN, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT HIỆN NAY
2.1 Thực trạng bạo lực học đường trên không gian mạng
2.2 Nguyên nhân của bạo lực học đường trên không gian mạng
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CHO HỌC SINH THPT 3.1 Về phía học sinh 3.2 Về phía gia đình 3.3 Về phía nhà trường Câu 2:
2.1 Quy trình thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm dựa
trên việc thu thập số liệu, thống kể về đối tượng nhằm phát hiện bản chất, quy
luật tồn tại, vận động và phát triẻn của đối tượng ấy, từ đó xây dựng và kiểm
chứng giả thuyết nghiên cứu.
Để thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, người nghiên cứu phải
thiết kế sẵn một phiếu hỏi với những câu hỏi được sắp xếp theo trật tự logic nhất
định để có được thông tin về đối tượng.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi có ưu điểm là cho phép tiến hành
nghiên cứu trên một địa bàn rộng, nhiều người tham gia, có thể thu thập được ý
kiến của số lượng lớn nghiệm viên. Song mức độ thành công của phương pháp
này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: năng lực, kỹ năng của nhà nghiên cứu; trạng
thái tâm lý, nhận thức và mức độ hợp tác cảu nghiệm viên; môi trường, tình
huống triển khai phương pháp. Trong phương pháp này người được hỏi tiên 3
hành trả lời các câu hỏi bằng cách tự ghi ý kiến của mình vào phương án trả lời
tương ứng trong bảng hỏi.
Trong phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, cần chú ý đến việc chọn mẫu và thiết kế bảng hỏi. Thứ nhất: Chọn mẫu.
Việc chọn mẫu phải đảm bảo vừa mang tính ngẫu nhiên, vừa mang tính
đại diện, tránh chọn mẫu theo định hướng chủ quan của người nghiên cứu. Có
những các chọn mẫu nghiên cứu là: lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản; lấy mẫu ngẫu
nhiên hệ thống; chọn mẫu hệ thống phân tầng; chọn mẫu phân nhom.
Thứ hai: Thiết kế bảng hỏi.
Cần căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và những nội dung cần
điều tra để xây dựng bảng hỏi. Thiết kế bảng hỏi phải dựa trên việc xác định đối
tượng nghiên cứu cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng ấy.
Cấu trúc bảng hỏi gồm 4 phần: phần mở đầu của bảng hỏi; lời giới thiệu
của bảng hỏi; các câu hỏi của bảng hỏi; phần cuối bảng hỏi.
Về phân loại câu hỏi, có 2 cách phân loại: Theo phương án trả lời, có 3
loại câu hỏi: câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi hỗn hợp. Theo cách hỏi, có 2
loại câu hỏi: câu hỏi trực tiếp, câu hỏi gián tiếp.
2.1.2 Quy trình điều tra bảng hỏi
Tiến hành điều bằn bảng hỏi theo quy trình: chuẩn bị điều tra, điều tra và
xử lý số liệu điều tra.
Bước 1: Chuẩn bị điều tra.
Trong giai đoạn chuẩn bị điều tra, nhà nghiên cứu cần xác định mục tiêu
điều tra, phạm vi và mức độ thu thập thông tin. Bên cạnh đó cần lập kế hoạch
điều tra, tổ chức nguồn nhân lực, chuẩn bị các điều kiện vật chất, phương tiện
chọn mẫu điều tra và hoàn thành bảng hỏi.
Bước 2: Tiến hành điều tra.
Một cuộc điều tra được thực hiện theo 3 bước. 4
Một là, điều tra thử trên một phạm vi nhỏ nhằm kiểm tra tính hợp lý và
khả năng thu thập thông tin từ bảng hỏi, tính toán chi phí, điều chỉnh nhân lực,..
Hai là, trưng tập, tập huấn cho cán bộ điều tra.
Ba là, triển khai điều tra theo kế hoạch. Khi tiến hành điều tra, cần tổ chức
giám sát người đi điều tra sao cho đảm bảo yêu cầu điều tra đúng đối tượng,
đúng số người định hỏi theo kế hoạch, nắm bắt những khó khăn gặp phải trong quá trình điều tra.
Bước 3: Xử lý số liệu.
Kết thúc công việc điều tra, nhà nghiên cứu tiến hành tập hợp bảng hỏi.
Bảng hỏi thu thập được cần được sắp xếp cẩn thận và tiến hành phân loại (theo
khu vực điều tra, theo đối tượng điều tra..), kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy
của số liệu điều tra được.
Kiểm tra bảng hỏi là công việc cần thiết trước khi xử lý số liệu. Công
đoạn này giúp nhà nghiên cứu xác định lại độ tin cậy của quá trình điều tra, mức
độ sử dụng thông tin trong phiếu hỏi và đánh giá năng lực của điều tra viên.
Thônng thường, điều tra bằng bảng hỏi thực hiện với nhiều người, số
lượng câu hỏi lớn. Do đó cần mã hóa các câu trả lời, chuyển các câu trả lời đó ra
mã để có thể xử lý bằng máy tính.
Lựa chọn các phương pháp mô tả phù hợp với ý đồ nghiên cứu. Nhà
nghiên cứu viết và hoàn thành báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu theo mục
tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Bản báo cáo này có thể được công bố dưới
dạng sản phẩm trung gian của đề tài nghiên cứu.
2.2 Vận dụng thiết kế bảng hỏi
Đề tài: Thực trạng bạo lực học đường trên không gian mạng của học sinh
trường THPT Bùi Thị Xuân, thành phố Đà Lạt hiện nay. 5
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VIỆN BÁO CHÍ ------------------
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
Đà Lạt, ngày tháng năm 2022 Chào các bạn!
Bạo lực học đường trện không gian mạng là một hình thức mới của bạo lực học
đường. Đó là hành vi bạo lực giữa các học sinh trên không gian mạng ở mức độ
tinh vi và nguy hiểm hơn so với bạo lực thông thường. Do đó, chúng tôi thưc
hiện nghiên cứu này nhằm tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp phòng
chống bạo lực học đường trên không gian mạng.
Phiếu khảo sát được thiết kế nhằm thu thập thông tin phục vụ mục đích nghiên
cứu. Danh tính của các bạn hoàn toàn được bảo mật khi hoàn thành phiếu hỏi này.
Vui lòng đọc kỹ và trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu “X” vào câu trả
lời tương ứng với ý kiến của bạn. 1. Tôi là: Nam Nữ
2. Tôi dành ... để truy cập internet (cả học tập và giải trí) 5h/ ngày Ít hơn 5h/ ngày
Nhiều hơn. Cụ thể là: ....h/ngày.
3. Mạng xã hội mà tôi sử dụng là: (có thể chọn nhiều) Facebook 6 Instagram Zalo Tiktok Khác: ....
4. Tôi từng là nạn nhân của bạo lực học đường trên không gian mạng: Đã từng.
Chưa từng. (chuyển đến câu 7)
5. Tôi đã bị bạo lực học đường trên không gian mạng qua (có thể chọn nhiều): Mạng xã hội. Đó là: Tin nhắn SMS
Tin nhắn của phần mềm học tập online. Khác. Đó là:
6. Tôi đã bị bạo lực học đường trên không gian mạng bởi (có thể chọn nhiều): Người lạ Bạn cùng khối / lớp Bạn khác khối / lớp Bạn bè thân thiết Khác:...
7. Tôi bị bạo lực bằng hình thức: (có thể chọn nhiều)
Nhận tin nhắn khiếm nhã/ trêu ghẹo
Bị rêu reo thông tin không đúng sự thật trên mạng
Bị lan truyền hình ảnh không tốt trên mạng Khác:...
8. Tôi từng thực hiện hành vi bạo lực học đường qua mạng. Chưa từng. Đã từng. 7
9. Theo tôi, người ta thực hiện hành vi bạo lực học đường trên không gian mạng vì người đó: Dễ dàng chối tội. Muốn thỏa mãn tâm lý. Khác:...
10. Những hậu quả mà bạo lực học đường trên không gian mạng gây ra là:(có thể chọn nhiều) Tổn thương thể chất Tổn thương tâm lý Kết quả học tập giảm Khác:...
11. Tôi sẽ ... khi bị bạo lực học đường trên không gian mạng (có thể chọn nhiều)
Ngưng sử dụng mạng xã hội
Tìm lời khuyên từ gia đình/ thầy cô
Tìm lời khuyên từ anh, chị / bạn bè
Tìm lời khuyên trên mạng Báo cho cơ quan chức năng
Bỏ qua như không có chuyện gì
Tự tìm cách chặn người đó qua mạng Khác:...
12. Tôi nghĩ bạo lực học đường trên không gian mạng có thể phòng, chống. Không thể. Lý do:... Có thể. Bằng cách:... -Hết-
Xin chân thành cảm ơn các bạn! 8