















Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG *** TƯ DUY PHẢN BIỆN
THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Thực trạng bắt nạt trực tuyến trên mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay
Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tâm Mã lớp: 71PHIL20012_15 Nhóm: 7
Tp Hồ Chí Minh, ngày 22, tháng 8, năm 20 Mục lục
1. Cơ sở lý luận..................................................................................................................3
2. Phân tích thực trạng - phản biện....................................................................................3
2.1.Phân tích thực trạng...............................................................................................................3
2.2 Câu hỏi phản biện ( Tiến Phước).............................................................................................5
2.2.1 Nhận xét tổng quan dữ liệu thứ cấp......................................................................................................5
2.2.2 Lập luận và đưa ra thông tin kiểm chứng bằng dữ liệu sơ cấp..............................................................6
3. Phương pháp thu thập dữ liệu.......................................................................................7
3.1. Phương pháp phỏng vấn:......................................................................................................7
3.1.1 Mục đích phỏng vấn:..............................................................................................................................7
3.1.2 Đối tượng được phỏng vấn:...................................................................................................................7
3.1.3 Lý do chọn đối tượng này:.....................................................................................................................7
3.1.4 Số lượng người được phỏng vấn:..........................................................................................................7
3.1.5 Các câu hỏi phỏng vấn :..........................................................................................................................7
3.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi:............................................................................8
3.2.1 Đối tượng được phỏng vấn:...................................................................................................................8
3.2.2 Lý do chọn đối tượng này:.....................................................................................................................8
3.2.3 Kích thước mẫu......................................................................................................................................8
3.2.4 Cách gửi và thu thập thông tin khảo sát................................................................................................8
4. Kết quả- Thảo luận.........................................................................................................8
4.1. Kết quả..................................................................................................................................8
4.1.1 Kết quả phỏng vấn..................................................................................................................................9
4.1.2 Kết quả khảo sát.....................................................................................................................................9
4.2 Thảo luận..............................................................................................................................11
5. Kết luận - Khuyến nghị.................................................................................................12
5.1 Kết luận................................................................................................................................12
5.2 Khuyến nghị..........................................................................................................................12 1 Lời mở đầu
Tại sao bắt nạt trực tuyến lại trở thành một vấn nạn nghiêm trọng trong giới trẻ hiện
nay? Việc luôn công kích người khác trên mạng xã hội có nên bị lên án?
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội đã
trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, bên
cạnh những mặt tích cực, mạng xã hội cũng là một môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ,
đặc biệt là vấn nạn bắt nạt trực tuyến.
Đến với bài tiểu luận, chúng tôi muốn lên án việc “bắt nạt trực tuyến trên mạng xã hội
trong giới trẻ hiện nay”. Chúng tôi sẽ làm rõ thực trạng của sự việc ấy trong xã hội
bây giờ đang ở giai đoạn đáng báo động bằng cách những cuộc khảo sát thực tế của
nhóm cùng với các khảo sát của chuyên gia. Những hậu quả khôn lường trong việc bắt
nạt ấy. Những nạn nhân phải chịu những áp lực như thế nào. 2 1. Cơ sở lý luận
Thời buổi công nghệ hiện đại ngày một càng phát triển, cụm từ bắt nạt trực tuyến
hay nói cách khác là bạo lực mạng đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Bắt nạt
trực tuyến là một hình thức bắt nạt xảy ra trên môi trường kỹ thuật số, thông qua các
nền tảng trực tuyến như mạng xã hội, trò chuyện trực tuyến, email, điện thoại di động
và các phương tiện truyền thông khác.
Dưới đây là một số cơ sở lý luận về thực trạng bắt nạt trực tuyến trên mạng xã
hội của giới trẻ hiện nay:
Một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ
(CDC) năm 2017 cho thấy khoảng 1/3 học sinh trung học đã từng bị bắt nạt trực tuyến.
Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Pew năm 2018 cho thấy 72% thanh thiếu
niên đã từng chứng kiến bắt nạt trực tuyến.
Một nghiên cứu của Đại học Oxford năm 2019 cho thấy bắt nạt trực tuyến có
thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân, bao gồm trầm cảm, lo
lắng, mất ngủ và tự ti.
29/11/2021 Goo Hara nữ diễn viên trẻ Hàn Quốc đã tự kết liễu đời mình ngay
chính căn nhà của cô. Thật thương sót khi đọc lại được bức thư cô để lại vì chịu
áp lực từ cộng đồng mạng tấn công chê bai.
Có rất nhiều nguyên nhân để thực trạng này vẫn còn đang diễn ra:
Do sự phát triển công nghệ hiện đại quá nhanh
Do ý thức của người sử dụng còn quá kém
Để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, cùng chung tay góp phần lên án
cho những hành động vô lương tâm này.
2. Phân tích thực trạng - phản biện
2.1.Phân tích thực trạng
Bắt nạn trực tuyến dần trở thành vấn nạn của thời công nghệ số. Đây là một hành
vi lặp đi lặp lại, nhằm mục đích gây sợ hãi, tức giận hoặc làm xấu hổ những người bị
nhắm tới. Hành vi bắt nạt này xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, các trang 3
web, ứng dụng mạng xã hội, tin nhắn văn bản, hay trò chơi trực tuyến. Những hình
thức bắt nạn trực tuyến có thể bao gồm các hình thức: gửi tin nhắn có nội dung xấu, đe
doạ, quấy rối tới đối phương; phát tán tin đồn, đăng tải bình luận xúc phạm và làm
nhục họ bằng cách: chỉnh sửa hình ảnh, video riêng tư của họ rồi lan truyền qua mạng;
lấy trộm thông tin cá nhân để vào tài khoản mạng xã hội với mục đích phá hoại hoặc
đăng tải thông điệp gây hại, làm tổn thương đến danh dự và tâm lý của người khác.
Theo một nghiên cứu của Ditch the Label Ánh Dương (2020) - một tổ chức từ
thiện chống bắt nạn hợp tác với các trường học và cao đẳng ở Anh đã phát hiện ra
Instagram là một nền tảng mạng xã hội mà nhiều học sinh đã từng bị bắt nạn.
Dựa trên cục khảo sát năm Label Ánh Dương (2020) của Công ty nghiên cứu thị
trường Ipsos với hơn 20.000 người trả lời trên toàn thế giới, đã tiết lộ rằng Malaysia,
úc và Trung Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ phụ huynh cho biết con cái
của họ bị bắt nạt trên mạng cao hàng đầu thế giới. Hay một phát hiện quan trọng khác
của Báo cáo Ipsos cũng đã cho thấy gần 1/5 phụ huynh trên thế giới nói rằng con họ
đã từng bị bắt nạt trên Internet.
Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu được tổ chức bởi MicrosoftÁnh Dương
(2020)38% người dân ở 32 quốc gia nói rằng, họ đã từng liên quan đến một vụ bắt nạt,
với tư cách là nạn nhân, người có hành vi bắt nạt hoặc là người chứng kiến. Tại Việt
Nam, 51% người dùng mạng, bao gồm 48% người trưởng thành và 54% người thanh
thiếu niên, cho biết họ từng có liên quan đến một “vụ bắt nạt”. 21% đáp viên cho biết
họ từng là nạn nhân và 38% là những người đứng ngoài hoặc chứng kiên hành vi bắt
nạt hoặc quấy rối. Hay ở phạm vi trong nước, một báo cáo khác của Microsoft khiến
nguồi ta giật mình khi cho biết hiện nay trong 10 người dùng Internet tại Việt nam thì
có hơn 5 người liên quan đến các hành vi bắt nạt.
Bắt nạt trực tuyến gây ra hậu quả rất nghiệm trọng trong thế giới thực thức.
Trong một nghiên cứu do Công ty Viễn thông Telenor thực hiện, người ta thấy rằng
29% trong số 320 phụ huynh được phỏng vấn đã chia sẻ rằng việc bị đe doạ trực tuyến
ảnh hưởng tiêu cực đến con họ và thậm chí họ bị trầm cảm trong một khoảng thời
gian. Tại Việt NamPhạm Hoài Nhân (2020) năm 2018 đã có một trường hợp bi thảm
xảy ra ngay tại Đồng Nai. Một nữ sinh cấp 2 chỉ 15 tuổi bị bạn trai tung video nhạy
cảm lên mạng. Nó được chia sẻ một cách nhanh chóng và cô gái nhận vô vàn lời bình 4
phẩm cay nghiệt. Không chịu được với những lời nói sắt như dao của cư dân mạng đã
đâm vào ý chí sống của cô bé. Kết cuộc, cô bé đã uống thuốc diệt cỏ để quyên sinh và
qua đời sau đó. Một ví dụ khác cho hậu quả của vấn nạn này là vào tháng 5/2020, R
Thivya Nayagi, một cô gái khoảng 20 tuổi người Malaysia được cho là đã tự tử sau
khi cô bị ngập chìm bởi những thông điệp thù hận được để lại trên một video Tiktok
mà cô thực hiện với đồng nghiệp của mình.
- Mặt tích cực, lợi ích
Bắt nạt thông qua những cái gõ trên bàn phím chỉ mang lại lợi ích của những kẻ
bắt nạt về mặt tâm lý như: thoả mãn, hả hê cho hành động lăng mạ người khác, đạt
được mục đích thù riêng của bản thân, hay đơn giản chỉ thích phê bình người khác mà
không biết sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của đối phương
- Mặt tiêu cực, hạn chế
Nạn nhân thường phải chịu những vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống, một vài
hậu quả tiêu cực cơ bản sau đây: căng thẳng bệnh lý; trầm cảm; cảm thấy có lỗi; lòng
tự trọng thấp và khái niệm tiêu cực; kết quả học tập thấp và thấy bại ở trường; các cơn
hoảng loạn; mất ngủ; lo lắng tột độ; danh tiếng xấu và phổ biến thấp; cô lập xã hội và
cô đơn; những vấn đề trong mối quan hệ xã hội của họ; ý tưởng tự sát. Trong đó
những hậu quả phổ biến là sức khoẻ tinh thần bị ảnh hưởng, kết quả học tập bị giảm
sút, tránh mặt gia đình và bạn bè, suy nghĩ về việc tự tử.
Cho đến nay, khi giới trẻ ngày càng phát triển nhanh và tiếp cận mạng xã hội từ
sớm, những câu chuyện bạo lực ngôn từ qua Internet đã không còn quá xa lạ, thậm chí
nó còn xảy ra hàng ngày, hàng giờ. Ai sử dụng mạng xã hội cũng có thể là nạn nhân
của việc bắt nạt trực tuyến, không chỉ là những người bình thường mà còn nhắm đến
những người nổi tiếng, hay những doanh nghiệp. Điển hình gần đây PV (2022) cộng
đồng mạng có dịp xôn xao khi xuất hiện sự việc công ty kinh doanh trong mảng
thương mại điện tử bị tấn công. Ban đầu chỉ là những lời vô căn cứ về vị CEO của
công ty này. Dần dần nó trở thành chủ đề cho những con người rảnh rỗi, họ bắt đầu sử
dụng những lời nói mang tính chất hạ thấp nhân phẩm người đó lên công ty của vị CEO này. 5
2.2 Câu hỏi phản biện
2.2.1 Nhận xét tổng quan dữ liệu thứ cấp
Các bài báo, hình ảnh, phim, về bắt nạt trực tuyến trên mạng xã hội. Ta có thể
thấy đa là vấn đề đáng được quan tâm nhiều hơn không chỉ các nước khác mà ngay tại
Việt Nam. Theo bài báo (Plus, 2019)21% người trẻ ở Việt Nam đã từng bị bắt nạt trực
tuyến. Nhiều người trẻ cho biết họ đã bị bắt nạt trên các trang mạng xã hội như tiktok,
instagram, facebook,… Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có cách xử lý các trường hợp bắt
nạt trực tuyến trên mạng xã hội ở Việt Nam. Hiện nay, theo bài báo (Nam, 2021)
UNICEF Việt Nam đã hợp tác với các ứng dụng mạng xã hội để bảo về và chống bắt
nạt trực tuyến. Không chỉ như vậy. UNICEF còn cũng hợp tác với bộ giáo dục và công
tác xã hội để thiết lập các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với bạo lực và bắt nạt
trực tuyến. (insider, 2019) .Tóm lại, tình trạng bắt nạt trực tuyến là một vấn đề đáng
được quan tâm nhiều hơn ở Việt Nam và cần phải có các biện pháp để xử lý các
trường hợp bắt nạt trực tuyến ở Việt Nam.
2.2.2 Lập luận và đưa ra thông tin kiểm chứng bằng dữ liệu sơ cấp
Các mạng lưới và các trang mạng xã hội ngày càng phát triển, kèm thèo đó là
nhiều điều tiêu cực ẩn chứa đằng sau. Đó chính là sự bắt nạt trên các mạng xã hội.
Những nạn nhân đều sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề sau mỗi lần bị bắt nạt
Tác động tâm lý và tinh thần đối với nạn nhân:
Các nạn nhân của bắt nạn trên mạng xã hội luôn cảm thấy không được ổn về mặt
tinh thần lẫn thể xác. Suy sụp, chán nản, stress, căng thẳng, phiền muộn, trầm cảm, đó
là những tâm trạng của một nạn nhân bị bắt nạn trên mạng xã hội. Ngoài ra nạn nhân
sẽ không còn cảm giác an toàn, lo sợ, tự ti khi muốn bày tỏ một ý kiến hoặc suy nghĩ
của mình. (Tamly, 2023)Ảnh hưởng đến học tập và sự phát triển của trẻ em và thanh niên.
Theo bài báo (Cyberbullying, 2022) một nghiên cứu đã được diễn ra tại Việt
Nam cho thấy 183 học sinh (24% tổng số người tham gia) đã trở thành nạn nhân của ít
nhất một hình thức bắt nạt trực tuyến. Các nạn nhân sau khi bị “Cyberbully” sẽ rất khó
chia sẻ hoặc né tránh khi được hỏi về vấn đề bị bắt nạt. Sẽ làm cho cuộc sống của nạn
nhân trở nên kín đáo hơn, khó kết thân được với một ai. Từ đây, các vấn đề việc học 6
hoặc về sự phát triển trở nên khó khăn hơn. Khó khăn trong việc học hỏi thêm được nhiều thứ mới.
Sự hạn chế và quản lý trong việc bắt nạt trực tuyến.
Sự hạn chế và quản lý trong việc bắt nạt trực tuyến rất quan trọng và đặc biệt cần
thiết. Đó cũng là sự hợp tác giữa truyền thông, nhà trường, cha mẹ và bản thân. Các
ứng dụng đang càng ngày được nâng cấp về việc xử lý các báo cáo bắt nạt trực tuyến
một cách nhanh chóng một cách cứng rắn và mạnh tay hơn. Còn phía nhà trường sẽ
triển khai các chương trình giáo dục để giúp học sinh hiểu biết thêm về bắt nạt trực
tuyến. Quan sát và giúp đỡ học sinh khi phát hiện có các dấu hiệu.
3. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.1. Phương pháp phỏng vấn:
3.1.1 Mục đích phỏng vấn:
Cuộc phỏng vấn về thực trạng bắt nạt trực tuyến có mục đích chính là cung cấp
thông tin chi tiết và sâu rộng về vấn đề này để có thể hiểu rõ hơn, ngăn chặn, và giải
quyết tình trạng bắt nạt trực tuyến một cách hiệu quả.
3.1.2 Đối tượng được phỏng vấn:
Học sinh, sinh viên đang sử dụng mạng xã hội.
Giáo viên, nhà tâm lý học, chuyên gia về an ninh mạng.
Phụ huynh của học sinh, sinh viên.
3.1.3 Lý do chọn đối tượng này:
Học sinh, sinh viên là những người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất. Họ là
những người dễ bị bắt nạt trực tuyến nhất.
Giáo viên, nhà tâm lý học, chuyên gia về an ninh mạng có kiến thức và kinh
nghiệm về vấn đề bắt nạt trực tuyến. Họ có thể cung cấp thông tin và giải pháp
để ngăn ngừa và giải quyết vấn đề bắt nạt trực tuyến.
Phụ huynh của học sinh, sinh viên có thể giúp con em mình nhận thức được
nguy cơ của bắt nạt trực tuyến và biết cách bảo vệ mình.
3.1.4 Số lượng người được phỏng vấn:
5 người là số lượng người được phỏng vấn lý tưởng để có được một cái nhìn
tổng quan về thực trạng bắt nạt trực tuyến trong giới trẻ hiện nay. 7
Nếu thời gian hạn hẹp, có thể chấp nhận 3 người được phỏng vấn. Tuy nhiên,
số lượng người được phỏng vấn càng nhiều thì kết quả nghiên cứu càng có độ tin cậy cao hơn.
3.1.5 Các câu hỏi phỏng vấn :
Bạn đã từng bị hay chứng kiến cảnh bắt nạt trực tuyến chưa ?
Những hình thức bắt nạt trực tuyến bạn thường thấy là gì ?
Bạn có nghĩ bạo lực trực tuyến sẽ gây ra những ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân không ?
Bạn nghĩ ảnh hưởng lớn nhất đối với nạn nhân là gì ?
Bạn nghĩ giải pháp nào để giúp nạn nhân của bạo lực trực tuyến là tốt nhất ?
3.2. Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi:
- Sử dụng bảng câu hỏi là một phương pháp hiệu quả để thu thập thông tin về thực
trạng bắt nạt trực tuyến trong giới trẻ hiện nay.
- Bảng câu hỏi có thể được thiết kế để phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của cuộc khảo sát.
- Bảng câu hỏi có thể được gửi đến một số lượng lớn người tham gia, giúp thu thập
được nhiều thông tin hơn.
- Thông tin thu thập được từ bảng câu hỏi có thể được phân tích để xác định các
vấn đề và giải pháp cho vấn đề bắt nạt trực tuyến.
3.2.1 Đối tượng được phỏng vấn:
Học sinh, sinh viên đang sử dụng mạng xã hội.
Giáo viên, nhà tâm lý học, chuyên gia về an ninh mạng.
Phụ huynh của học sinh, sinh viên.
3.2.2 Lý do chọn đối tượng này:
Học sinh, sinh viên là những người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất. Họ là
những người dễ bị bắt nạt trực tuyến nhất.
Giáo viên, nhà tâm lý học, chuyên gia về an ninh mạng có kiến thức và kinh
nghiệm về vấn đề bắt nạt trực tuyến. Họ có thể cung cấp thông tin và giải pháp
để ngăn ngừa và giải quyết vấn đề bắt nạt trực tuyến.
Phụ huynh của học sinh, sinh viên có thể giúp con em mình nhận thức được
nguy cơ của bắt nạt trực tuyến và biết cách bảo vệ mình. 8
3.2.3 Kích thước mẫu
Kích thước mẫu là số người được khảo sát. Bài thi cuối kỳ yêu cầu ít nhất 100 đáp viên.
3.2.4 Cách gửi và thu thập thông tin khảo sát
Câu hỏi khảo sát được thiết kế dạng Google Forms.
Link khảo sát được gửi cho sinh viên Trường đại học Văn Lang.
4. Kết quả- Thảo luận 4.1. Kết quả
Kết quả chung cho thấy ai cũng đã từng một lần gặp phải những trường hợp bắt
nạn trên mạng thậm chí là bản thân chính là nạn nhân.
4.1.1 Kết quả phỏng vấn
Kết quả được thực hiện với 10 bạn sinh viên hiên đang học tại Trường Đại Học
Văn Lang, và được đảm bảo quyền riêng tư.
Về kết quả phỏng vấn trực tiếp cho thấy đa phần mọi người đều không thích vấn
nạn bắt nạt trực tuyến vì họ cho rằng nếu có ghét ai hay có xích mích với ai thì chúng
ta nên giải quyết bằng cách trực tiếp gặp mặt nhau để nói rõ về những vấn đề còn
khuất mắt ở đối phước chứ không nên đi bêu rếu nhau trên mạng xã hội, tuy nhiên nếu
có một ai đó bị lập cả group anti trên mãng xã hội thì họ vẫn tham gia chỉ để hóng
thêm chứ không có comment ác ý gì. Khi thấy những trường hợp bị bắt nạn trên mạng
thì họ sẽ không giúp đỡ người đó nếu đó không phải là người quen, bạn thân hay gia đình của họ.
Trong số 10 người thì lại có khoảng 6 người lại nghĩ rằng vấn nạn bạo lực trực
tuyến sẽ không gây ra những hậu quả tiêu cực gì khi mọi chuyện đã đi qua. 4 người
còn lại thì cho rằng dù mọi chuyện đã đi qua nhưng hậu quả mà nó để lại là rất lớn và
có thể sẽ không biến mất.
4.1.2 Kết quả khảo sát
Khảo sát được thực hiện dựa trên việc tổng hợp các ý kiến liên quan đến vấn đề
bạo lực trực tuyến. Được thực hiên tại Trường Đại Học Văn Lang, với tổng số 100
sinh viên. Trong đó có 30 sinh viên là nam chiếm khoảng 30% và 70 sinh viên là nữ
chiếm khoảng 70%. Khảo sát được thực hiên trên Google Form và mỗi biểu mẫu đều
được bảo đảm, chắc chắn về quyền riêng tư.
Theo như kết quả khảo sát thu được thì: 9 +
Trong khoảng 100 sinh viên thì có 58% sinh viên đã từng là nạn nhân của bạo lực trực
tuyến, 25% sinh viên đã từng chứng kiến cảnh bạo lực trực tuyến và 17% sinh viên
chưa từng chứng kiến hay là nạn nhân. Hình 4.1.2.1
+ Và 100% sinh viên tương ứng với 100 người đều nghĩ rằng khi bạo lực trực tuyến
xảy ra nó sẽ khiến nạn nhân chịu nhiều hậu quả. Hỉnh 4.1.2.2
+ Những hình thức bắt nạt trực tuyến. Hình 4.1.2.3
+ Những giải pháp được cho là thiết thực nhất. 10 Hình 4.1.2.4
+ Khi được hỏi rằng, nếu tổ chức 1 cộng đồng nói không với bạo lực ngôn từ mạng thì bạn sẽ tham gia hay không ? Thì hoàn toàn 56 sinh viên đều trả lời là: " Có, chắc chắn tôi sẽ tham gia.” Hình 4.1.2.5 4.2 Thảo luận
Sau khi so sánh kết quả thảo luận và khảo sát thì chúng tôi đã đúc kết được những
điểm giống và khác nhau về vấn đề bạo lực trực tuyến: 11
+ Giống: Đa phần mọi người đều đã từng là nạn nhân hoặc đã từng chứng kiến bạo lực trực tuyến.
Mọi người đều sẵn sàng lên án và tẩy chay hành vi bạo lực trực tuyến.
Đều cho rằng bạo lực trực tuyến được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau và khó lường.
+ Khác: Theo kết quả phỏng vấn trực tiếp thì có 60% người nghĩ rằng vấn nạn bạo lực
trực tuyến sẽ không gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến với nạn nhân. Kết quả
khảo sát thì lại cho thấy 100% sinh viên đều cảm thấy những hậu quả sẽ đến với nạn
nhân dù nó là trong lúc bạo lực trực tuyến diễn ra hay là sau khi diễn ra.
5. Kết luận - Khuyến nghị 5.1 Kết luận
Bắt nạt trực tuyến trên mạng xã hội đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng hiện nay. Hành vi
bắt nạt trực tuyến không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và thể chất của những người bị bắt nạt, mà
còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và tâm lý của họ. Nó cũng có thể dẫn đến hậu quả
nghiêm trọng, bao gồm tình trạng tâm lý suy giảm, tự tử hay ám sát.
Bắt nạt trực tuyến có thể diễn ra với mọi người trong mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến
người già. Mạng xã hội được coi là một phương tiện chính để thực hiện hành vi này.
Người ta dễ dàng lợi dụng tính ẩn danh và khả năng lan truyền nhanh chóng của mạng
xã hội để tác động tiêu cực lên người khác. 5.2 Khuyến nghị
Để giải quyết vấn đề bắt nạt trực tuyến trên mạng xã hội, các biện pháp sau đây có thể được áp dụng:
Tăng cường giáo dục và tạo nhận thức: Cần đưa ra các chương trình giáo dục
về nguy hại của bắt nạt trực tuyến và giới thiệu các biện pháp ngăn chặn nó cho
cả học sinh, phụ huynh và giáo viên.
Xây dựng môi trường an toàn trên mạng xã hội: Các nền tảng mạng xã hội nên
có chính sách rõ ràng và cơ chế quản lý để ngăn chặn bắt nạt trực tuyến. Họ
cần tạo ra các công cụ báo cáo và xử lý nhanh chóng các hành vi bắt nạt trực tuyến.
Hợp tác với gia đình và cộng đồng: Phụ huynh và người lớn cần tham gia vào
quá trình giáo dục và giám sát hoạt động online của trẻ em. Cộng đồng cũng
cần thực hiện các chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề này. 12
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm: Các cơ quan chức năng cần tăng cường
việc điều tra và xử lý các trường hợp bắt nạt trực tuyến. Sự trừng phạt nghiêm
khắc sẽ làm giảm tỷ lệ bắt nạt và tạo ra một môi trường an toàn hơn trên mạng xã hội.
Phát triển khả năng chống đỡ của cá nhân: Các cá nhân cần được trang bị kiến
thức để xử lý và chống lại bắt nạt trực tuyến. Điều này có thể bao gồm việc rèn
luyện kỹ năng giao tiếp, khả năng đánh giá thông tin và tự tin trong việc bảo vệ bản thân. 13 STT Họ tên MSSV Mức độ hoàn Chữ ký thành công việc (100%) 1 Trần Bảo Anh 2273201080111 100% 2 Nguyễn Tiến Phước 2273201081334 100% 3 Phan Viết Sơn 2273201081468 100% 4 Cao Nguyễn Quốc Anh 2273201081529 100% 5 Nguyễn Đặng Thanh Tâm 2273201081483 100% 6 Nguyễn Ngọc Quỳnh Như 2273201081253 100% 7 Nguyễn Phương Thảo 2273201081547 100% 8 Nguyễn Hoàng Bảo Nhi 2273201081169 100% 9 Cao Nguyên Thảo 2273201081529 100% 14
Tài liệu tham khảo:
Cyberbullying. (2022). Được truy lục t^ https://cyberbullying.org/research/map/vietnam Dương, Á. (2021, 12 7). .
Bắt nạt trực tuyến: Vấn nạn của thời công nghệ số Được truy lục t^
https://ictvietnam.vn/bat-nat-truc-tuyen-van-nan-cua-thoi-cong-nghe-so-30161.html
Nam, U. V. (2021, 2 16). Cyberbullying: What is it and how to stop it What teens want to know about
cyberbullying. . Được truy lục t^
https://www.unicef.org/vietnam/endviolence/cyberbullying-what-it-and-how-stop-it
Nhân, P. H. (2020, 11 13). Bắt nạt qua mạng: Không hề là chuyện nhỏ! Được truy lục t^
https://baodongnai.com.vn/dong-nai-cuoi-tuan/202011/bat-nat-qua-mang-khong-he-la- chuyen-nho-3030609/index.htm
Oanh, T. (2023, 2 2). Nghiên cứu về Cyberbullying – Thực trạng bắt nạt trực tuyến . Được truy lục t^
https://tamly.com.vn/bat-nat-truc-tuyen-2250.html#:~:text=M%E1%BB%99t%20s%E1%BB
%91%20h%E1%BA%ADu%20qu%E1%BA%A3%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20g%E1%BA
%B7p%20c%E1%BB%A7a%20t%C3%ACnh,an%2C%20suy%20s%E1%BB%A5p%2C%20ch
%C3%A1n%20n%E1%BA%A3n.%20...%20More%20items
PV. (2022, 10 24). Bạo lực mạng: Vấn nạn không hồi kết và những hậu quả nặng nề. Được truy lục t^
https://lsvn.vn/bao-luc-mang-van-nan-khong-hoi-ket-va-nhung-hau-qua-nang- ne1666624034.html
Sen. (2019, 10 9). Vietnam youths struggle with cyberbullying . Được truy lục t^
https://vietnaminsider.vn/vietnam-youths-struggle-with-cyberbullying/
Tien Le, Q. (2020). A Study of the Core Relationship between Cyberbullying and Coping of High-
School Pupils in Vietnam. Được truy lục t^
https://www.researchgate.net/publication/339687627_A_Study_of_the_Core_Relationship
_between_Cyber-Bullying_and_Coping_of_High-School_Pupils_in_Vietnam
VNA. (2019, 9 27). 21% of young people in Vietnam have been a victim of online bullying. Được truy
lục t^ https://en.vietnamplus.vn/21-of-young-people-in-vietnam-have-been-a-victim-of- online-bullying/165688.vnp 15