Thực trạng lạm phát ở Việt Nam và các chính sách kiềm chế lạm phát ở nước ta giai đoạn 2011-2015 | Bài tập môn Kinh tế vĩ mô

Thực trạng lạm phát ở Việt Nam và các chính sách kiềm chế lạm phát ở nước ta giai đoạn 2011-2015 | Bài tập môn Kinh tế vĩ mô với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG - KHOA TÀI CHÍNH
TIỂU LUẬN
BỘ MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Thực trạng lạm phát ở Việt Nam và các chính sách kiềm chế lạm
phát ở nước ta giai đoạn 2011-2015
Mã lớp học phần: 231ECO02A01
Tên nhóm: FT26
Thành viên: 1. Nguyễn Quỳnh Anh - 26A4010257
2. Tạ Duy Hiển - 26A4010632
3. Trương Minh Châu - 26A4010263
4. Vũ Đình Anh - 26A4010258
5. Nguyễn Nam Phương - 26A4010649
6. Đặng Trần Diễn - 26A4010623
7. Vi Hải Nam - 26A4010644
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận
I. Tổng quan về lạm phát
1. Khái niệm về lạm phát
2. Một số đặc điểm về lạm phát
3. Phân loại lạm phát
4. Đo lường lạm phát
5. Nguyên nhân lạm phát
6. Tác động của lạm phát
II. Khái niệm về các chính sách kiềm chế lạm phát
1. Khái niệm về chính sách tiền tệ
2. Khái niệm về chính sách tài khoá
CHƯƠNG 2: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam và các chính sách kiềm chế lạm phát
ở nước ta giai đoạn 2011-2015
I. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
II. Chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
1. Chính sách tiền tệ
2. Chính sách tài khoá
III. Những kết quả đạt được và những tồn tại của chính chống lạm phát ở Việt
Nam qua giai đoạn 2011-2015
1. Những kết quả đạt được
2. Những tồn tại và hạn chế
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách chống lạm
phát
I. Nhận định
II. Khuyến nghị
1. Giải pháp với chính sách tiền tệ
2. Giải pháp với chính sách tài khoá
3. Phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
PHẦN KẾT LUẬN
Danh mục viết tắt
STT Tên loại văn bản hành chính Chữ viết tắt
1 Doanh nghiệp nhà nước DNNN
2 Doanh Nghiệp DN
3 Ngân Hàng Nhà Nước NHNN
4 Nhà nước NN
5 Chính Phủ CP
6 Ngân sách NS
7 Sản xuất kinh doanh SXKD
PHẦN MỞ ĐẦU
Thế kỉ XXI là thế kỉ của hội nhập và phát triển nền kinh tế Việt Nam, ngày càng khẳng
định vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Một trong những kế hoạch tạo nên sự
thành công đó chính kế hoạch phát triển kinh tế - hội giai đoạn 2011-2015. Được
thực hiện trong bối cảnh tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp, tình hình kinh
tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Năm 2015 - năm cuối của kế hoạch kinh tế 5 năm
2011- 2015 khép lại với tăng trưởng kinh tế phục hồi mức cao nhất trong vòng 5
năm, lạm phát thấp, tỷ lệ nợ xấu giảm, nhập siêu nằm trong mức mục tiêu đề ra. Để
thể vượt qua giai đoạn khó khăn ấy, kinh tế đã phải vượt qua cơn khủng hoảng mang
tên lạm phát.
Có thể nói lạm phát luôn là một vấn đề làm đau đầu các nhà kinh tế, làm người ta liên
tưởng đến một bài toán nan giải. Chính vì nó không phải vấn đề gì mới, song nó đã tồn
tại từ rất lâu. Bởi rất nhiều các nhà kinh tế đã bằng cách trực tiếp hay gián tiếp đều
đề cập đến nó. Ta có thể kể đến các nhà trí tuệ như Các Mác với định nghĩa về bài toán
khó ấy: Lạm phát việc làm đầy các kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc
thừa, dẫn đến giá cả tăng vọt. Nhưng không ta bỏ qua nó. Thậm chí
càng ngày trở nên nóng bỏng, liên tục thay đổi đến từng phúc, từng giây. tạo lên
một cơn sốt giá cả, thay đổi liên tục, khi bình ổn, khi lại giảm xuống... Cho nên
bàn về lạm phát trong giai đoạn hiện nay tưởng chừng quá muộn nhưng chữa hề trễ
nào. Bởi trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kì lạm phát lại mang những sắc thái riêng, mang
những biến động đặc trưng rồi lại để những tác động lâu dài đến kinh tế.
Một vấn đề ai trong chúng ta đều có thể thấy, nhận ra lạm phát không chỉ ảnh hưởng
đến các cường quốc kinh tế như Mỹ hay Nhật Bản… còn như một “bóng ma
làm chao đảo nền kinh tế Việt Nam. lạm phát được hạn chế, song, lạm phát thấp
thì tăng trưởng lại chậm nhưng lạm phát cao thì chứa đựng những mầm mống tai hoạ,
đe doạ đến tiến trình phát triển bền vững của nền kinh tế. Cái khó của mọi quốc gia
chính là việc duy trì mức lạm phát như thế nào là hợp lý?
Vậy đề tài này sẽ giúp chúng ta cái nhìn sâu sắc bao quát hơn về tình hình lạm
phát của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 hiệu quả cùng hạn chế của những chính
sách kiềm chế lạm phát của CP. Đề tài nhằm mục đích phân tích những nguyên nhân,
diễn biến thực tiễn về lạm phát của Việt Nam giai đoạn năm 2011-2015, những tác
động của lạm phát đến kinh tế hội, những giải pháp kiềm chế lạm phát ổn định
phát triển kinh tế quốc gia, đồng thời đưa ra các nhận định và khuyến nghị về lạm phát.
đề i sử dụng các phương pháp nghiên cứu về lạm phát như phương pháp tổng
hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu lý thuyết,
phương pháp thống kê,… Ngoài phần mở đầu kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1 (Cơ sở luận về lạm phát chính sách giảm lạm phát); Chương 2 (Thực
trạng lạm phát Việt Nam các chính sách kiềm chế lạm phát nước ta giai đoạn
1
2011-2015); Chương 3 (Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách
chống lạm phát)
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về lạm phát và chính sách giảm phát
I. Tổng quan về lạm phát
1. Khái niệm lạm phát
Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát, mỗi quan điểm đều có những lý luận
và cơ sở lý lẽ riêng biệt và chắc chắn.
Theo K.Marx, lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập trong các kênh lưu thông tiền
tệ, vượt qua nhu cầu của nền kinh tế làm cho tiền tệ bị mất giá phân phối lại thu
nhập quốc dân. G.G. Mtrukhin lại cho rằng, lạm phát hình thức tràn trề bản một
cách tiềm tàng (tự phát haydụng ý)sự phối hợp lại sản phẩm xã hội thu nhập
quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành
kinh tếcác giai cấp, các nhóm dân cưhội. Hay luận thuyết “Lạm phát lưu thông
tiền tệ” lại đưa ra rằng lạm phát đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả
tăng lên. bao quát hơn, P.A.SamuelsonW.D.Nordhaus đã viết trong cuốn “Kinh
tế học” cho rằng lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả chi phí tăng lên.
Tóm lại, tất cả những quan điểm về lạm phát nêu trên đều đưa ra những biểu hiện
mặt nào đó của lạm phát. Ngày nay ta thể hiểu lạm phát sự tăng mức giá chung
một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và đi kèm là sự mất giá trị của
một loại tiền tệ.
2. Một số đặc điểm về lạm phát
Lạm phát một hiện tượng kinh tế hội gắn với nền kinh tế thị trường có
những đặc điểm nhất định. Đầu tiên, tốc độ mà mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ
đang tăng lên và do đó sức mua của tiền tệ đang giảm. Và các chỉ số lạm phát được sử
dụng phổ biến nhất chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ số giá bán buôn (WPI). Tiếp
theo, lạm phátthể được xem xét tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào quan điểm cá
nhân tốc độ thay đổi. Hơn nữa, những người tài sản hữu hình như tài sản hoặc
hàng hóa dự trữ thể muốn thấy một số lạm phát khi điều đó làm tăng giá trị tài sản
của họ những người nắm giữ tiền mặt thể không thích lạm phát làm xói
mòn giá trị nắm giữ tiền mặt của họ. Cuối cùng, mức lạm phát tối ưu cần thiết để
thúc đẩy chi tiêu một mức độ nhất định thay tiết kiệm từ đó nuôi dưỡng tăng
trưởng kinh tế.
3. Phân loại lạm phát
2
Lạm phát được phân chia ra làm nhiều loại, trong đó người ta thường dựa trên hai
sở để phân chia như sau:
*Căn cứ vào mức độ, người ta chia thành các loại lạm phát sau:
- Lạm phát vừa phải (lạm phát bản): Lạm phát vừa phải hay còn gọi lạm
phát một con số tỷ lệ lạm phát dưới 10%/1 năm. Lạm phát vừa phải làm cho
giá cả biến động tương đối vì vậy nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường và đời
sống của lao động ổn định.
- Lạm phát phi (lạm phát cao): Là lạm phát xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng với
tỷ lệ hai hoặc ba con số như 20%, 100% hoặc 200%… một năm. Chính điều này
đã gây phức tạp cho việc tính toán hiệu quả của các nhà kinh doanh, lãi suất
thực tế giảm tới mức âm, thị trường tài chính tàn lụi, dân chúng thi nhau tích trữ
hàng hoá vàng bạc bất động sản.
- Siêu lạm phát: Là lạm phát xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi
mã. Xem xét các cuộc siêu lạm phát xảy ra ta có thể rút ra một số nét chung: tốc
độ lưu thông tiền tệ tăng lên chóng mặt; giá cả tăng nhanh vô cùng và không ổn
định; tiền lương thực tế bị giảm mạnh; sự mất giá của tiền tệ; các hoạt động kinh
doanh rơi vào tình trạng rối loạn.
*Tiếp theo, dựa theo tính chất, lạm phát được phân thành:
- Lạm phát dự kiến : tỉ lệ lạm phát được dự kiến sẽ xảy ra vào thời gian nhất
do yếu tố tâm lý, dự đoán của các nhân về tốc độ tăng giá tương lai lạm
phát quá khứ.
- Lạm phát không dự kiến: Lạm phát không dự kiến xảy ra do các sốc từ bên
ngoài và các tác nhân trong nền kinh tế không dự kiến được và thường bất ngờ.
- Thiểu phát: Thiểu phát được dùng để miêu tả tỉ lệ lạm phát giảm dần được
đặc trưng bằng tốc độ tăng chậm lại của tỉ lệ lạm phát. Thiểu phát khác với giảm
phát, vì giảm phát là hiện tượng có hại cho nền kinh tế.
- Giảm phát: Giảm phát là sự giảm giá chung đối với hàng hóa dịch vụ. Giảm
phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát giảm dưới 0% và thường xảy ra một cách tự nhiên
dựa trên cung tiền tệ của một nền kinh tế cố định.
- Thuế lạm phát: Thuế lạm phát là thứ thuế không biểu hiện bằng tiền giấy thông
qua thanh toán trực tiếp, một phần giá trị của đồng tiền mất đi do lạm phát chính
là thuế lạm phát.
4. Đo lường lạm phát
Để đánh giá thiệt hại hoặc mức độ thay đổi giá cả trong các thời kỳ khác nhau đối với
nền kinh tế chung của một quốc gia, các nhà kinh tế đã đề xuất các phương pháp đo
lường tỷ lệ lạm phát để đưa ra những quyết định tương đối đúng đắn trong từng thời kỳ
để khắc phục tình trạng suy thoái chung của một quốc gia.
3
*Đo lường lạm phát theo CPI
CPI là chỉ số mức giá tiêu thụ trung bình cho giỏ hàng hóa hay dịch vụ của một người.
Chỉ số biểu hiện sự thay đổi về giá cả của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian đơn vị
tính là phần trăm.
Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng CPI theo các năm:
CPI thời n=(Chi phí giỏ hàng hóa thời n)/(Chi phí giỏ hàng hóa thời
sở).100
*Đo lường lạm phát theo PPI
Chỉ số giá sản xuất PPI đo lường lạm phát theo góc nhìn của nhà sản xuất. PPI là thước
đo mức giá trung bình mà người sản xuất nhận được đối với hàng hóadịch vụ được
sản xuất trong nước. Chỉ số được tính bằng cách chia mức giá hiện tại người bán
nhận được cho một giỏ hàng hóa đại diện trong một năm gốc cụ thể sau đó nhân với
100.
*Đo lường lạm phát theo GDP
chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hoá,
dịch vụ sản xuất trong nước. Chỉ số điều chỉnh GDP cho biết một đơn vị GDP điển
hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá của năm
cơ sở. Chỉ số giám phát GDP phản ánh sự biến động GDP danh nghĩa do sự biến động
của giá, là cơ sở để đánh giá lạm phát.
*Đo lường lạm phát theo PCE
PCE đo lường sự thay đổi giá đối với hàng hóa và dịch vụ dựa trên dữ liệu GDP từ các
nhà sản xuất. Dữ liệu này không cụ thể như CPI vì được đo lường dựa trên ước tính giá
sử dụng trong CPI và các nguồn khác.
5. Nguyên nhân lạm phát
Lạm phát xảy ra xuất phát từ nhiều nguyên nhân, điển hình 1 số nguyên nhân sau
đây:
- Lạm phát do cung tiền tệ
Mức cung tiền luôn thay đổi tác động đến tỉ lệ lạm phát, từ đó NHTW đã tạo ra ảnh
hưởng trực tiếp. Theo các nhà kinh tế của trường pháithuyết tiền tệ, khi lượng cung
tiền tăng liên tục trong thời gian dài sẽ dẫn đến mức giá chung tăng cao trong dài
hạn và hậu quả là lạm phát gia tăng.
Trên thực tế, NHTW in nhiều tiền và một lượng tiền lớn sẽ được bơm vào lưu thông để
thực hiện chính sách kích thích của chính phủ nhằm ổn định và đảm bảo rằng sẽ không
4
có tình trạng dư thừa hàng hóa từ phía cung ứng. Hay trong một số trường hợp, NHTW
in thêm tiền vào lưu thông để tạo việc làm cho người lao động. Khi đó các doanh
nghiệp sẽ có chi phí để mở rộng quy mô, sản xuất thêm nhiều hàng hóa, từ đó tạo thêm
việc làm cho người lao động để ổn định cuộc sống. Xét trong dài hạn lúc này sẽ 2
trường hợp xảy ra. Thứ nhất là sẽ xảy ra hiện tượng thừa hàng hoá trong lưu thông
do hàng hoá cung ứng tăng lên nhưng tiền lương không tăng lên. Khi đó, chính phủ sẽ
thực hiện chính sách kích cầu như in thêm tiền cho người tiêu dùng mua lại hàng hoá
dư thừa để ổn định nguồn cung, nhưng sau 1 khoảng thời gian lượng cung tiền tăng quá
mức thì sẽ dẫn tới lạm phát. Thứ hai, khi lượng tiền trong lưu thông tăng lên, cầu tiêu
dùng sẽ tăng lênvà nếu như tốc độ lượng cầu tăng vượt quá mức lượng cung sẵn
trong thực tế trong dài hạn(khoảng 2-3 năm) sẽ đẩy mức giá chung tăng lên gây ra lạm
phát.
- Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng
mạnh mức sản lượng đạt hoặc vượt mức sản
lượng tiềm năng. Trên thực tế, khi lạm phát cầu
kéo xảy ra, người ta thường thấy lượng tiền và tín
dụng trong lưu thông tăng lên đáng kể, vượt quá
khả năng cung ứng hàng hóa. Bản chất của lạm
phát do cầu kéo chi quá nhiều tiền để mua một
lượng hàng hóa hạn thể sản xuất được nếu
thị trường lao động đạt đến trạng thái cân bằng.
Khi nhu cầu tăng mạnh, đường AD dịch chuyển
lên trên (AD1) và giá tăng nhanh từ P0 lên P1.
- Lạm phát do cầu thay đổi
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt
hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng
khác lại tăng lên. Nếu thị trường người cung
cấp độc quyền và giá cả chỉ có tăng mà không
giảm mặt hàng lượng cầu giảm vẫn không
giảm giá trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng
thì lại tăng giá khi đó dẫn tới lạm phát.
- Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi có các cơn sốc về giá cả của thị trường đầu vào, đặc
biệt các vật bản. Khi giá cả của thị trường đầu vào tăng Lợi nhuận giảm
→Thu hẹp quy mô sản xuất → Tổng cung giảm → Giá tăng và sản lượng giảm → Thất
5
nghiệp tăng lên. Đây loại lạm phát nghiêm trọng bởi tình trạng vừa đình đốn, vừa
lạm phát gọi là "đình lạm".
- Lạm phát do cơ cấu
Với các ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa”
cho người lao động. Còn những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả nhưng doanh
nghiệp vẫn buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Tuy nhiên, những doanh
nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả nên khi phải tăng tiền công cho người lao động,
các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và
làm phát sinh lạm phát.
- Lạm phát do xuất khẩu/ nhập khẩu
Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, khi đó sản phẩm được thu
gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm khiến tổng
cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung tổng cầu mất cân bằng sẽ gây ra
lạm phát. khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ
phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.
6. Tác động của lạm phát
Lạm phát là một trong những nguyên nhân gây suy thoái kinh tế, bất ổn chính trị, khiến
đời sống người dân thêm phần cực. Nhưng xét về góc độ tạo ra lợi ích cho hội,
lạm phát còn giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cải thiện đời sống người dân trong
xã hội.
Về mặt tích cực, nếu duy trì lạm phát mức 2-5% rất lợi cho nền kinh tế của các
nước phát triển10% cho các nước đang phát triển mang lại nhiều lợi ích như
kích thích tiêu dùng trong nước, đầu giảm bớt thất nghiệp trong hội. Hơn nữa,
điều đó còn cho phép chính phủ nhiều lựa chọn trong việc kích thích đầu thông
qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập các nguồn lực trong hội theo
các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.
Nhưng lạm phát cũng mặt tối, tiêu cực. Khi lạm phát tăng, để lãi suất ổn định
thực sự dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng theo tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa
tăng thể dẫn đến suy thoái kinh tế thất nghiệp gia tăng. lạm phát cao ảnh
hưởng đến thu nhập thực tế của người lao động vì lạm phát tăng cao trong khi thu nhập
không đổi đã làm thu nhập thực tế giảm xuống.
II. Khái niệm về các chính sách kiềm chế lạm phát
1. Khái niệm về chính sách tiền tệ
Theo các nhà kinh tế học, chính sách tiền tệ là một tập hợp các biện pháp và chính sách
được ban hành bởi ngân hàng trung ương nhằm điều chỉnh lượng cung tiền tệ lãi
6
suất trong nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu vĩ mô bao gồm bình ổn giá cả, kiềm
chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng trung ương, là cơ quan chỉ đạo của nhà
nước đối với chính sách tiền tệ, thẩm quyền điều chỉnh lãi suất, kiểm soát cung tiền
và can thiệp vào thị trường ngoại hối.
2. Khái niệm về chính sách tài khoá
Theo các nhà kinh tế,chính sách tài khóa một công cụ của chính sách kinh tế
nhằm tác động vào quy hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu
và/hoặc thuế của chính phủ.
CHƯƠNG 2: Thực trạng lạm phát Việt Nam các chính sách kiềm chế lạm
phát ở nước ta giai đoạn 2011-2015
I. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Trong giai đoạn 2011 - 2015, Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ hạn chế lạm phát
nhờ vào việc kết hợp tốt chính sách tiền tệ linh hoạt và chính sách tài khóa. Tuy nhiên,
các chuyển biến kinh tế khó lường vẫn đưa ra nhiều nguycho điều hành kinh tế
mô. Giai đoạn 2011-2015 dấu mốc thời kỳ giữ lạm phát ổn định mức thấp nhất
trong hơn 10 năm qua. Lạm phát ổn định ở mức thấp, ổn định kinh tế được giữ
vững, thị trường ngoại hối, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng lên mức kỷ lục, thanh
khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện vững chắc những yếu tố bản được các
tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế sử dụng làm căn cứ để nâng hệ số tín nhiệm của
Việt Nam. Trong giai đoạn 2011 - 2015 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành
chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT), phối hợp chặt chẽ với chính
sách tài khóa góp phần quan trọng trong kiểm soát và đưa lạm phát ở mức cao 23% vào
tháng 8/2011 xuống còn 6,81% năm 2012, 6,04% năm 2013, 1,84% năm 2014 và 0,6%
năm 2015.
•Lạm phát của Việt Nam năm 2011 mức 18,13%, vượt qua mức 7% Quốc hội đề ra,
cao nhất kể từ năm 2008. Đây cũng mức cao nhất so với các nước trong khu vực
ASEAN, cao gấp 2,4 lần của Lào, nước mức lạm phát cao thứ 2. Với CPI cả năm
2011 tăng 18,12%, Chính phủ đã không thể hoàn thành một trong các chỉ tiêu quan
trọng mà Quốc hội đề ra. Trong kỳ họp cuối năm 2010, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu
CPI năm 2011 không quá 7%. Tuy nhiên, trong phiên họp Quốc hội tháng 6-2011,
Chính phủ đề nghị nới lỏng chỉ tiêu CPI cả năm lên không quá 17%. Nhưng chỉ tiêu
này cuối cùng cũng không đạt được khi CPI cả năm 2011 tăng 18,12%.
•Lạm phát năm 2012 tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng dưới 10% Chính
Phủ đặt mục tiêu. Như vậy, lạm phát năm 2012 thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra
8%. Kết quả này là rất tích cực so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và 18,13% của
năm 2011. Nhưng năm 2012 năm giá cả nhiều biến động bất thường. CPI tăng
7
không quá cao vào hai tháng đầu năm nhưng lại tăng cao nhất vào tháng Chín với mức
2,2% chủ yếu do tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế giáo dục. Mức tăng
CPI cũng đã chậm dần lại trong những tháng cuối năm nhờ tác động tích cực của việc
triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác
quản lý, điều hành và bình ổn giá.
•Lạm phát năm 2013 cả năm ở mức 6,04%; mục tiêu lạm phát 8% đã được hoàn thành
với việc chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ tăng 6,04%, thấp hơn năm trước (6,81%). Về tốc
độ tăng trưởng GDP, qua thống kê đã có sự gia tăng qua từng quý, dù tốc độ tăng GDP
cả năm thấp hơn kế hoạch đề ra nhưng cao hơn năm trước. Cụ thể, GDP cả năm ước
tăng 5,421% , thấp hơn kế hoạch đề ra là 5,5% nhưng cao hơn năm 2012 (5,25%).
•Lạm phát trong năm 2014 chỉ là 1,84% - một con số thấp kỷ lục, thấp hơn rất nhiều so
với mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm mà Chính phủ đặt ra là 7%. CPI tháng 12/2014
giảm khá mạnh so với tháng trước, khiến kỳ so sánh với tháng 12 năm trước cũng bị
giảm xuống. CPI tháng 11/2014 còn tăng 2,06% so với tháng 12/2013, song cho tới
tháng 12 này, chỉ còn tăng 1,84%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2014 giảm kéo
lạm phát cả năm 2014 thấp ở mức kỷ lục.
•Lạm phát năm 2015 được công bố mức thấp kỉ lục trong 14 năm qua cụ thể chưa
tới 1% - chỉ 0,6%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của chính phủ ban đầu đề ra - 5%.
Theo tin từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng 0,02% so với
tháng trướctăng 0,6% so với cùng kỳ. Tính bình quân, CPI cả nước năm 2015 tăng
0,63% so với năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5% của Quốc hội đặt ra. Đây
cũng mức tăng thấp nhất của chỉ số giá tiêu dùng kể từ năm 2001 trở lại đây. Bình
quân mỗi tháng trong năm 2015, CPI chỉ tăng 0,05%.
II. Chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
1. Chính sách tiền tệ
Trong thời gian qua để thực hiện mục têu kiềm chế và kiểm soát lam phát Việt Nam đã
thực thi chính sách tiền tệ chă t chẽ thâ n trọng, cụ thể: Tốc đô tăng trưởng tín dụng
năm dưới 20%, tổng phương tiê n thanh toán 15%-16%, ưu tiên p trung vốn cho phát
triển SXKD, nông nghiệp nông thôn, SX hàng xuất khẩu, hỗ trợ DN vừa nhỏ, giảm
tốc đô tỷ trọng vay vốn tín dụng ở khu vực phi sản xuất, đă c biê t là chứng khoán và
bất đông sản.
Để thực hiện kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong thời gian qua chính sách tiền tề cần
được đề ra với những giải pháp sau:
- Điều hành hiê u quả và linh hoạt các công cụ của thị trường tiền tê , đă c biê t là điều tiết
trực tiếp lãi suất trong điều kiện biến động kinh tế có tính bất thường.
8
- Tập trung tháo gỡ những khó khăn thúc đẩy sản xuất phát triển, hỗ trợ các doanh
nghiệp, đă c biê t sản xuất hàng xuất khẩu hoă c cần thiết trong nước nhưng còn
thiếu…
- Kiểm soát chă t chẽ giá cả, kiên quyết xử lý nghiêm kinh doanh tiền tệ trái pháp luâ t,
tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, chống nhâ p lâ u vàng...
2. Chính sách tài khoá
Để thực hiện kiềm chế kiểm soát lạm phát trong thời gian qua chính sách tài khoá
được điều hành giải pháp sau :
- Tăng thu ngân sách.
- Tiết kiê m chi thường xuyên (không tiết kiê m lương, các khoản chính sách).
- Tạm dừng mua sắm tài sản, thiết bị văn phòng, giảm các chi phí văn phòng, hô i nghị,
i thảo, không cấp NS bổ sung trừ khắc phục thiên tai, dịch bê nh...
- Giảm i chi NS dưới 5% của GDP, soát và khoanh nợ Chính phủ, hạn chế nợ dự
phòng, không mở ng phạm vi bảo lãnh chính phủ, đảm bảo dự nợ nước ngoài trong
phạm vi an toàn tài chính quốc gia.
- soát nhanh toàn các công trình dự án sử dụng vốn NS, trái phiếu CP, thu hồi
hoă c điều chuyển các đã bố trí vốn nhưng chưa cấp bách.
- Chưa khởi công các công trình, dự án mới trừ các dự án trọng điểm quốc gia, ODA;
kiểm tra và rà soát đầu tư của các DNNN…
III. Những kết quả đạt được những tồn tại của chính chống lạm phát
Việt Nam qua giai đoạn 2011-2015
Khi các chính sách kinh tế kết hợp hài hoà với nhau được áp dụng lên nền kinh tế Việt
Nam đã giúp cho nước ta đạt được những thành tựu mới, tốt hơn, làm cho nền kinh tế
duy trì ổn định hơn . Tuy nhiên, theo sau đó vẫn còn một số tồn tại nhất định các
chính sách này đem lại
1. Những kết quả đạt được
Với chế xây dựng, điều hành thực thi Chính sách tiền tệ linh hoạt, kết hợp với các
giải pháp tài khóa thích ứng, Việt Nam đã thực hiện thành công xuất sắc nhiệm vụ
kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định sức mua đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô:
Tỷ lệ lạm phát từ mức 18,13% năm 2011 đã giảm xuống còn 6,81% năm 2012; đạt
mức 6,04% năm 2013. Tỷ lệ này giảm mạnh ở mức 1,84% vào năm 2014 và năm 2015
được kiểm soát ở mức 0,63%. Đây là trong những mục tiêu quan trọng đã đạt được khi
NHNN sử dụng kết hợp các công cụ linh hoạt để thực thi CSTT
9
*Đối với chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ c t chẽ thâ n trọng đặc biệt là điều tiết lãi suất phù hợp với tình
hình lạm phát trong từng quý từng năm đã phát huy tác dụng tích cực trong việc
điều tiết lạm phát, từ mức lạm phát 18,13% năm 2011 giảm xuống còn 6,81% năm
2012 được kiểm soát, kiềm chế mức 6,3% năm 2013, năm 2014 5,45%, năm
2015 là 1,5%.
Ngân hàng tăng cường kiểm soát các lãi suất, duy trì lãi suất ở mức hợp lý để giảm mặt
bằng lãi suất cho vay trên thị trường nhằm thúc đầu phát triển sản xuất kinh doanh
từ đó tăng cung hàng hóa, dịch vụ. Ngày 03/03/2011 Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã
ban hành thông số 02/TT-NHNN quy định trần lãi suất huy động VND của các tổ
chức tín dụng là 14% nhàm thu hút khối lượng tiền mặt trong lưu thông góp phần kiềm
chế lạm phát. Từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013 NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm trần
lãi suất huy động tiền gửi VND từ đó làm cho lãi suất cho vay giảm đáng kể. Lãi suất
cho vay giảm nhanh từ 18,2%, năm 2011xuống 15,4% năm 2012 và 10,5% năm 2013,
năm 2014 lãi suất là 7-8%, năm 2015 là 7,7 - 9%.
Thêm vào đó, CP kết hợp kiểm soát ba phần chủ yếu. Thứ nhất là kiểm soát mức tăng
trưởng tín dụng, giới hạn tổng phương tiện thanh toán tăng mức hợp nhằm điều
tiết lượng cung tiền, ngăn chặn lạm phát gia ng. Thứ hai kiểm soát tỷ giá, hoạt
động kinh doanh ngoại tệ nhằm khuyến khích xuất khẩu, tăng dự trữ ngoại hối. Bên
10
cạnh đó còn điều tiết hoạt động của thị trường vàng nhằm hạn chế tiến tới xóa bỏ hiện
tượng đầu cơ, huy động nguồn vốn cho phát triển sản xuất, tăng cung hàng hóahạn
chế nhập khẩu vàng.
*Đối với chính sách tài khoá
Chính sách tài khoá trong thời gian qua đã phát huy tác dụng tích cực trên các mặt như:
- Chủ động áp dụng các biện pháp về thuế, kiểm tra và giám sát việc kê khai và thu nộp
thuế, hạn chế thất thoát nguồn thu nhằm tăng thu ngân sách góp phần giảm bội chi
ngân sách từ đó giúp chính phủ chủ động hơn trong điều tiết cung tiền giúp chống lạm
phát.
- Chính phủ xem xét, miễn, giảm thuế gia hạn nộp thuế nguyên liệu đầu vào, đặc
biệt các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, những ngành nguyên liệu trong nước
còn thiếu như da, giầy, dược phẩm… từ đó giúp sản xuất trong nước phát triển tăng
cung hàng hóa
- Tăng thuế xuất khẩu đối với những mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu như
nguyên, nhiên liệu thô.
- Tiếp tục thực hiện chính sách hoàn thuế đầu vào cho các mặt hàng thực xuất khẩu
nhằm giảm bớt khó khăn cho sản xuất.
2. Những tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì chính sách chống lạm phát trong thời gian qua
còn tồn tại những mặt hạn chế sau:
- Việc ban hành vận dụng linh hoạt chính sách thắt chặt tiền tệ chưa tiệm cận điều
kiện thực tế (làm phát sinh những u quả không mong muốn), kiểm soát giá chưa phù
hợp với nguyên tắc thị trường, việc xử lý dư thừa ngoại tệ chưa chuẩn xác dẫn đến gây
khó khăn cho doanh nghiê p
- Chưa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phát huy được vai trò định hướng của các tập
đoàn, tổng công ty nhà nước. Hiê u quả đầu rất thấp, còn hiê n tượng làm thất thoát
vốn NN với quy mô lớn mà không có biê n pháp khắc phục tốt.
- Thiếu các giải pháp đồng bộ phát triển thị trường vốn thị trường chứng khoán, sự
can thiệp của chính phủ vào thị trường bất động sản, chứng khoán còn chưa hợp lý gây
khó khăn cho doanh nghiê p.
- Chính sách kinh tế còn chưa bắt kịp với định hướng tiếp cận thực tế mang
tính ổn định, lâu dài. Sự vào cuộc của các quan quản nhà nước còn mang tính
hình thức, chưa triệt để, thiếu sâu sát, kịp thời.
11
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách chống lạm
phát
I. Nhận định
Bước vào giai đoạn năm 2011-2015, khó khăn thách thức đều lớn hơn so với dự
kiến. Giai đoạn năm 2011,lạm phát mặt bằng lãi suất tăng cao; nhập siêu lớn, cán
cân thanh toán quốc tế thâm hụt, dự trữ ngoại hối sụt giảm đã gây sức ép lên thị trường
tiền tệ tỷ giá; giá vàng trên thế giới diễn biến thất thường. Sản xuất kinh doanh gặp
nhiều khó khăn. Nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô trở thành thách thức lớn.Kinh tế vĩ
mô, kiểm soát lạm phát và một số cân đối lớn ổn định chưa vững chắc.Nhưng với sự cố
gắng nỗ lực trong việc kiểm soát lạm phát,nhà nước đã đưa ra những chính sách tiền
tệ,chính sách tài khoá để áp dụng vào nền kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011-
2015.Trong đó, 2011 là năm cao nhất với mức tăng18,58% , thấp nhất là năm 2015
0,63%.
II. Khuyến nghị
Để khắc phục tình trạng lạm phát khôi phục nền kinh tế, cần những giải pháp
thiết thực. Sau đây là một số giải pháp nâng cao với các chính sách đã được đề ra:
1. Giải pháp đối với chính sách tiền tệ
12
Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt. Trong điều kiện nước
ta hội nhập kinh tế quốc tế và nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang sụt giảm, thì
việc tiếp tục điều hành các công cụ chính sách tiền tệ cần chủ động, linh hoạt; theo kịp
sự phát triển của thị trường tiền tệ và trong khả năng kiểm soát tiền tệ là một trong các
giải pháp để đạt được chính sách tiền tệ hiệu quả.Thêm vào đó, tiếp tục điều hành công
cụ dự trữ bắt buộc một cách chủ độnglinh hoạt theo diễn biến của thị trường nhằm
kiểm soát tiền tệ; mặt khác tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sử dụng vốn khả
dụng linh hoạt hiệu quả. Để đảm bảo cân bằng kinh tế mô, chúng ta sẽ tiếp tục
theo đuổi chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt dưới sự kiểm soát của Chính phủ, điều
chỉnh lãi suất theo cân đối cung cầu thị trường; kiềm chế lạm phát; đẩy mạnh xuất khẩu
hạn chế nhập khẩu; thúc đẩy đầu nước ngoài vào Việt Nam; không tác động
đáng kể đến các công ty vay nợ bằng ngoại tệ; tạo điều kiện kiểm soát nguồn ngoại tệ
hút vào hệ thống ngân hàng; tăng dự trữ ngoại hối của đất nước đẩy mạnh rộng
rãi việc sử dụng các công cụ bảo hiểm, phòng ngừa rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp.
Ngoài ra có thể nâng cao tính độc lập, trách nhiệm của NHNN.
Đây một trong các điều kiện tiên quyết nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính
sách tiền tệ của NHNN. Việc nâng cao tính độc lập, trách nhiệm cho NHNN phải thích
ứng với mức độ hội nhập tài chính thế giới phù hợp thể chế chính trị Việt Nam.
Cuối cùng đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tiền tệ. Tiếp tục tạo hàng hoá
phát triển nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ; mở rộng thành viên tham gia thị trường;
nâng cao vai trò điều tiết, hướng dẫn của NHNN trên thị trường tiền tệ; hoàn thiện
hành lang pháp tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển. Sự phát triển của thị
trường tiền tệ sẽ là kênh dẫn có hiệu quả trong cơ chế truyền tải các tác động của chính
sách tiền tệ đến nền kinh tế.
2. Giải pháp đối với chính sách tài khoá
Hoàn thiện chính sách thuế phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế theo hướng
tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ cho thị trường. Định hướng chính
sách thuế thu NSNN nên theo hướng giảm thuế suất, mở rộng đối tượng chịu thuế;
tăng thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu
các mặt hàng khả năng sản xuất trong nước, tăng thuế suất thuế xuất khẩu đối với
các sản phẩm từ khai thác tài nguyên., tránh thất toát nguồn thu,. Tiếp tục rà soát, điều
chỉnh và ban hành các văn bản, thông tư hướng dẫn thực hiện các chính sách thuế, phí
chế độ thu cho phù hợp với tình hình thực tế; tiếp túc đẩy mạnh công tác cải cách
hành chính trong lĩnh vực Thuế và Hải quan nhằm giảm thiểu tối đa thời gian khai,
nộp thuế cho DN, khuyến khích các DN kê khai qua mạng.Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra thuế tại DN và đẩy mạnh các hoạt động chống chuyển giá, chống buôn lậu
gian lận thương mại… qua đó đã phát hiện xử kịp thời nhiều trường hợp vi
phạm, gian lận, trốn lậu thuế. Bên cạnh đó thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên và đẩy
13
nhanh việc thực hiện các nhiệm vụ chi đầu phát triển, tạo động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế; đồng thời, tăng cường kiểm soát chi ngân sách, bảo đảm tiết kiệm, chặt
chẽ và hiệu quả. Thức đẩy mạnh quá trình sắp xếp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
và đổi mớichế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công. Hoàn thiện chế, chính
sách tài chính liên quan đến sắp xếp, cổ phần hoá DNNN, thực hiện đồng bộ các giải
pháp nhằm đẩy nhanh kế hoạch sắp xếp, đổi mới DNNN. Tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát đối với hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước…; Tiếp tục
cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển các
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ngoài Nhà nước. Ngoài ra phải đẩy nhanh việc đổi mới
cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm cho các quan, đơn vị; khẩn trương nghiên cứu, ban hành chế, chính
sách thích hợp để từng bước điều chỉnh khung giá dịch vụ công theo chế thị trường
đối với các dịch vụ giáo dục, y tế. Cuối cùng là có sự phối hợp hài hoà giữa chính sách
tiền tệ với chính sách tài khoá và một số chính sách kinh tếkhác với nhau. Như
hiện nay trong bối cảnh kinh tế thế giới sụt giảm, thì việc điều hành chính sách tiền tệ
trong quan hệ phối hợp chính sách tài khoá nhằm mục tiêu góp phần ngăn chặn nguy
cơ sụt giảm nền kinh tế trong nước, nhưng đồng thời kiểm soát được lạm phát.
3. Phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Việt Nam đã xây dựng được các mục tiêu phối hợp tương đối đồng bộ và đúng hướng,
phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội từng thời kỳ, sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt
và chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát, sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng
và chính sách tài khóa mở rộng nhằm kích thích nền kinh tế,ngăn chặn đà suy giảm
kinh tế.Quá trình phối hợp này chia làm 2 giai đoạn: (1) Giai đoạn 2010-2011:Kiềm
chế lạm phát, (2) Giai đoạn 2012-2015:Ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp.
PHẦN KẾT LUẬN
Lạm phát luôn là chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm từ dư luận xã hội, không chỉ ở
Việt Nam mà trên toàn thế giới. Bởiảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế
- xã hội, và là một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp đến nền kinh tế của một
đất nước. Do đó, nghiên cứu lạm phát để tìm ra nguyên nhân tìm cách khắc phục
hậu quả của lạm phát, không chỉ có Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều
quan tâm đến. Chính vậy việc nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân
dẫn đến lạm phát và tìm cách khắc phục như thế nàođiều vô cùng quan trọng
cấp thiết. Dựa vào tất cả những phân tích trên, thể thấy được giai đoạn 2011-2015,
Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiềm chế lạm phát nhờ vào việc phối hợp tốt chính
sách tiền tệ linh hoạt chính sách tài khóa. Tuy nhiên, các biến động kinh tế khó
lường vẫn đặt ra nhiều nguy cho điều hành kinh tế mô. thế thông qua những
diễn biến của nền kinh tế thị trường hiện nay, chính phủ phải phối hợp chặt chẽ với các
bộ ngành để thể quán triệt ổn định nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn
14
phát triển, hội nhập quốc tế. Thực hiện chính sách tiền tệ chính sách tài khóa đúng
đắn để mục tiêu cuối cùng của công cuộc hướng tới một nền kinh tế phát triển không
có lạm phát là giảm lượng cung tiền trong lưu thông, đồng thời góp phần phát triển nền
kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
15
Nguồn tham khảo: : https://topi.vn/ty-le-lam-phat-o-viet-nam-qua-cac-nam.html
https://chinhphu.vn/chinh-sach-va-thanh-tuu/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-
nam-2011-ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-nam-2012-va-5-nam-2011-2015-
10047073
https://eba.htu.edu.vn/nghien-cuu/111-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-
%C4%91%C3%A1nh-gi%C3%A1-v%E1%BB%81-ch%C3%ADnh-s%C3%A1ch-ch
%E1%BB%91ng-l%E1%BA%A1m-ph%C3%A1t-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB
%87t-nam-giai-%C4%91o%E1%BA%A1n-2011-2015
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-thanh-pho-ho-chi-
minh/kinh-te-vi-mo/tieu-luan-lam-phat-tinh-trang-lam-phat-o-viet-nam-va-giai-phap-
khac-phuc/42856518
https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?
ItemID=31144&fbclid=IwAR2JGQkDm3CQ0ELytGxinIEqo5SWu8elf1dpQCLBADt
LX4cGXPqon8TDEJk
https://eba.htu.edu.vn/nghien-cuu/111-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-
%C4%91%C3%A1nh-gi%C3%A1-v%E1%BB%81-ch%C3%ADnh-s%C3%A1ch-ch
%E1%BB%91ng-l%E1%BA%A1m-ph%C3%A1t-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB
%87t-nam-giai-%C4%91o%E1%BA%A1n-2011-2015?fbclid=IwAR2S3ioaL-
wACTGtV5BVdqVlrgi2efPJ7h_YVSTIdb4R7KAkmQzTQgawxGw
(1),(2): https://tapchinganhang.gov.vn/phoi-hop-chinh-sach-tai-khoa-va-chinh-sach-
tien-te-o-viet-nam-giai-doan-2011-2015-va-giai-phap-den-n.htm
| 1/19

Preview text:

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG - KHOA TÀI CHÍNH TIỂU LUẬN
BỘ MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Thực trạng lạm phát ở Việt Nam và các chính sách kiềm chế lạm
phát ở nước ta giai đoạn 2011-2015
Mã lớp học phần: 231ECO02A01 Tên nhóm: FT26
Thành viên: 1. Nguyễn Quỳnh Anh - 26A4010257
2. Tạ Duy Hiển - 26A4010632
3. Trương Minh Châu - 26A4010263 4. Vũ Đình Anh - 26A4010258
5. Nguyễn Nam Phương - 26A4010649
6. Đặng Trần Diễn - 26A4010623 7. Vi Hải Nam - 26A4010644 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận I. Tổng quan về lạm phát 1. Khái niệm về lạm phát 2.
Một số đặc điểm về lạm phát 3. Phân loại lạm phát 4. Đo lường lạm phát 5. Nguyên nhân lạm phát 6. Tác động của lạm phát II.
Khái niệm về các chính sách kiềm chế lạm phát 1.
Khái niệm về chính sách tiền tệ 2.
Khái niệm về chính sách tài khoá
CHƯƠNG 2: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam và các chính sách kiềm chế lạm phát
ở nước ta giai đoạn 2011-2015 I.
Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 II.
Chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 1. Chính sách tiền tệ 2. Chính sách tài khoá III.
Những kết quả đạt được và những tồn tại của chính chống lạm phát ở Việt Nam qua giai đoạn 2011-2015
1. Những kết quả đạt được
2. Những tồn tại và hạn chế
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách chống lạm phát I. Nhận định II. Khuyến nghị
1. Giải pháp với chính sách tiền tệ
2. Giải pháp với chính sách tài khoá
3. Phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ PHẦN KẾT LUẬN Danh mục viết tắt
STT Tên loại văn bản hành chính Chữ viết tắt 1 Doanh nghiệp nhà nước DNNN 2 Doanh Nghiệp DN 3 Ngân Hàng Nhà Nước NHNN 4 Nhà nước NN 5 Chính Phủ CP 6 Ngân sách NS 7 Sản xuất kinh doanh SXKD PHẦN MỞ ĐẦU
Thế kỉ XXI là thế kỉ của hội nhập và phát triển nền kinh tế Việt Nam, ngày càng khẳng
định rõ vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Một trong những kế hoạch tạo nên sự
thành công đó chính kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015. Được
thực hiện trong bối cảnh tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp, tình hình kinh
tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Năm 2015 - năm cuối của kế hoạch kinh tế 5 năm
2011- 2015 khép lại với tăng trưởng kinh tế phục hồi ở mức cao nhất trong vòng 5
năm, lạm phát thấp, tỷ lệ nợ xấu giảm, nhập siêu nằm trong mức mục tiêu đề ra. Để có
thể vượt qua giai đoạn khó khăn ấy, kinh tế đã phải vượt qua cơn khủng hoảng mang tên lạm phát.
Có thể nói lạm phát luôn là một vấn đề làm đau đầu các nhà kinh tế, làm người ta liên
tưởng đến một bài toán nan giải. Chính vì nó không phải vấn đề gì mới, song nó đã tồn
tại từ rất lâu. Bởi có rất nhiều các nhà kinh tế đã bằng cách trực tiếp hay gián tiếp đều
đề cập đến nó. Ta có thể kể đến các nhà trí tuệ như Các Mác với định nghĩa về bài toán
khó ấy: Lạm phát là việc làm đầy các kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc
thừa, dẫn đến giá cả tăng vọt. Nhưng không vì nó cũ mà ta bỏ qua nó. Thậm chí nó
càng ngày trở nên nóng bỏng, liên tục thay đổi đến từng phúc, từng giây. Nó tạo lên
một cơn sốt giá cả, thay đổi liên tục, có khi bình ổn, có khi lại giảm xuống... Cho nên
bàn về lạm phát trong giai đoạn hiện nay tưởng chừng quá muộn nhưng chữa hề trễ tí
nào. Bởi trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kì lạm phát lại mang những sắc thái riêng, mang
những biến động đặc trưng rồi lại để những tác động lâu dài đến kinh tế.
Một vấn đề ai trong chúng ta đều có thể thấy, nhận ra lạm phát không chỉ ảnh hưởng
đến các cường quốc kinh tế như Mỹ hay Nhật Bản… mà nó còn như một “bóng ma”
làm chao đảo nền kinh tế Việt Nam. Dù lạm phát được hạn chế, song, lạm phát thấp
thì tăng trưởng lại chậm nhưng lạm phát cao thì chứa đựng những mầm mống tai hoạ,
đe doạ đến tiến trình phát triển bền vững của nền kinh tế. Cái khó của mọi quốc gia
chính là việc duy trì mức lạm phát như thế nào là hợp lý?
Vậy đề tài này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc và bao quát hơn về tình hình lạm
phát của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và hiệu quả cùng hạn chế của những chính
sách kiềm chế lạm phát của CP. Đề tài nhằm mục đích phân tích những nguyên nhân,
diễn biến thực tiễn về lạm phát của Việt Nam giai đoạn năm 2011-2015, những tác
động của lạm phát đến kinh tế xã hội, những giải pháp kiềm chế lạm phát ổn định và
phát triển kinh tế quốc gia, đồng thời đưa ra các nhận định và khuyến nghị về lạm phát.
Và đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu về lạm phát như phương pháp tổng
hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu lý thuyết,
phương pháp thống kê,… Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1 (Cơ sở lý luận về lạm phát và chính sách giảm lạm phát); Chương 2 (Thực
trạng lạm phát ở Việt Nam và các chính sách kiềm chế lạm phát ở nước ta giai đoạn 1
2011-2015); Chương 3 (Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách chống lạm phát) PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về lạm phát và chính sách giảm phát I.
Tổng quan về lạm phát
1. Khái niệm lạm phát

Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát, mỗi quan điểm đều có những lý luận
và cơ sở lý lẽ riêng biệt và chắc chắn.
Theo K.Marx, lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập trong các kênh lưu thông tiền
tệ, vượt qua nhu cầu của nền kinh tế làm cho tiền tệ bị mất giá và phân phối lại thu
nhập quốc dân. G.G. Mtrukhin lại cho rằng, lạm phát là hình thức tràn trề tư bản một
cách tiềm tàng (tự phát hay có dụng ý) là sự phối hợp lại sản phẩm xã hội và thu nhập
quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành
kinh tế và các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội. Hay luận thuyết “Lạm phát lưu thông
tiền tệ” lại đưa ra rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả
tăng lên. Và bao quát hơn, P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus đã viết trong cuốn “Kinh
tế học” cho rằng lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả chi phí tăng lên.
Tóm lại, tất cả những quan điểm về lạm phát nêu trên đều đưa ra những biểu hiện ở
mặt nào đó của lạm phát. Ngày nay ta có thể hiểu lạm phát là sự tăng mức giá chung
một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và đi kèm là sự mất giá trị của một loại tiền tệ.
2. Một số đặc điểm về lạm phát
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế xã hội gắn với nền kinh tế thị trường và nó có
những đặc điểm nhất định. Đầu tiên, tốc độ mà mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ
đang tăng lên và do đó sức mua của tiền tệ đang giảm. Và các chỉ số lạm phát được sử
dụng phổ biến nhất là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá bán buôn (WPI). Tiếp
theo, lạm phát có thể được xem xét tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào quan điểm cá
nhân và tốc độ thay đổi. Hơn nữa, những người có tài sản hữu hình như tài sản hoặc
hàng hóa dự trữ có thể muốn thấy một số lạm phát khi điều đó làm tăng giá trị tài sản
của họ và những người nắm giữ tiền mặt có thể không thích lạm phát vì nó làm xói
mòn giá trị nắm giữ tiền mặt của họ. Cuối cùng, mức lạm phát tối ưu là cần thiết để
thúc đẩy chi tiêu ở một mức độ nhất định thay vì tiết kiệm từ đó nuôi dưỡng tăng trưởng kinh tế.
3. Phân loại lạm phát 2
Lạm phát được phân chia ra làm nhiều loại, trong đó người ta thường dựa trên hai cơ
sở để phân chia như sau:
*Căn cứ vào mức độ, người ta chia thành các loại lạm phát sau:
- Lạm phát vừa phải (lạm phát cơ bản): Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm
phát một con số có tỷ lệ lạm phát dưới 10%/1 năm. Lạm phát vừa phải làm cho
giá cả biến động tương đối vì vậy nền kinh tế vẫn hoạt động bình thường và đời
sống của lao động ổn định.
- Lạm phát phi mã (lạm phát cao): Là lạm phát xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng với
tỷ lệ hai hoặc ba con số như 20%, 100% hoặc 200%… một năm. Chính điều này
đã gây phức tạp cho việc tính toán hiệu quả của các nhà kinh doanh, lãi suất
thực tế giảm tới mức âm, thị trường tài chính tàn lụi, dân chúng thi nhau tích trữ
hàng hoá vàng bạc bất động sản.
- Siêu lạm phát: Là lạm phát xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi
mã. Xem xét các cuộc siêu lạm phát xảy ra ta có thể rút ra một số nét chung: tốc
độ lưu thông tiền tệ tăng lên chóng mặt; giá cả tăng nhanh vô cùng và không ổn
định; tiền lương thực tế bị giảm mạnh; sự mất giá của tiền tệ; các hoạt động kinh
doanh rơi vào tình trạng rối loạn.
*Tiếp theo, dựa theo tính chất, lạm phát được phân thành:
- Lạm phát dự kiến : Là tỉ lệ lạm phát được dự kiến sẽ xảy ra vào thời gian nhất
do yếu tố tâm lý, dự đoán của các cá nhân về tốc độ tăng giá tương lai và lạm phát quá khứ.
- Lạm phát không dự kiến: Lạm phát không dự kiến xảy ra do các cú sốc từ bên
ngoài và các tác nhân trong nền kinh tế không dự kiến được và thường bất ngờ.
- Thiểu phát: Thiểu phát được dùng để miêu tả tỉ lệ lạm phát giảm dần và được
đặc trưng bằng tốc độ tăng chậm lại của tỉ lệ lạm phát. Thiểu phát khác với giảm
phát, vì giảm phát là hiện tượng có hại cho nền kinh tế.
- Giảm phát: Giảm phát là sự giảm giá chung đối với hàng hóa và dịch vụ. Giảm
phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát giảm dưới 0% và thường xảy ra một cách tự nhiên
dựa trên cung tiền tệ của một nền kinh tế cố định.
- Thuế lạm phát: Thuế lạm phát là thứ thuế không biểu hiện bằng tiền giấy thông
qua thanh toán trực tiếp, một phần giá trị của đồng tiền mất đi do lạm phát chính là thuế lạm phát.
4. Đo lường lạm phát
Để đánh giá thiệt hại hoặc mức độ thay đổi giá cả trong các thời kỳ khác nhau đối với
nền kinh tế chung của một quốc gia, các nhà kinh tế đã đề xuất các phương pháp đo
lường tỷ lệ lạm phát để đưa ra những quyết định tương đối đúng đắn trong từng thời kỳ
để khắc phục tình trạng suy thoái chung của một quốc gia. 3
*Đo lường lạm phát theo CPI
CPI là chỉ số mức giá tiêu thụ trung bình cho giỏ hàng hóa hay dịch vụ của một người.
Chỉ số biểu hiện sự thay đổi về giá cả của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian có đơn vị tính là phần trăm.
Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng CPI theo các năm:
CPI ở thời kì n=(Chi phí giỏ hàng hóa thời kì n)/(Chi phí giỏ hàng hóa thời kì cơ sở).100
*Đo lường lạm phát theo PPI
Chỉ số giá sản xuất PPI đo lường lạm phát theo góc nhìn của nhà sản xuất. PPI là thước
đo mức giá trung bình mà người sản xuất nhận được đối với hàng hóa và dịch vụ được
sản xuất trong nước. Chỉ số được tính bằng cách chia mức giá hiện tại mà người bán
nhận được cho một giỏ hàng hóa đại diện trong một năm gốc cụ thể sau đó nhân với 100.
*Đo lường lạm phát theo GDP
Là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hoá,
dịch vụ sản xuất trong nước. Chỉ số điều chỉnh GDP cho biết một đơn vị GDP điển
hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá của năm
cơ sở. Chỉ số giám phát GDP phản ánh sự biến động GDP danh nghĩa do sự biến động
của giá, là cơ sở để đánh giá lạm phát.
*Đo lường lạm phát theo PCE
PCE đo lường sự thay đổi giá đối với hàng hóa và dịch vụ dựa trên dữ liệu GDP từ các
nhà sản xuất. Dữ liệu này không cụ thể như CPI vì được đo lường dựa trên ước tính giá
sử dụng trong CPI và các nguồn khác.
5. Nguyên nhân lạm phát
Lạm phát xảy ra xuất phát từ nhiều nguyên nhân, điển hình là 1 số nguyên nhân sau đây:
- Lạm phát do cung tiền tệ
Mức cung tiền luôn thay đổi tác động đến tỉ lệ lạm phát, từ đó NHTW đã tạo ra ảnh
hưởng trực tiếp. Theo các nhà kinh tế của trường phái lý thuyết tiền tệ, khi lượng cung
tiền tăng liên tục và trong thời gian dài sẽ dẫn đến mức giá chung tăng cao trong dài
hạn và hậu quả là lạm phát gia tăng.
Trên thực tế, NHTW in nhiều tiền và một lượng tiền lớn sẽ được bơm vào lưu thông để
thực hiện chính sách kích thích của chính phủ nhằm ổn định và đảm bảo rằng sẽ không 4
có tình trạng dư thừa hàng hóa từ phía cung ứng. Hay trong một số trường hợp, NHTW
in thêm tiền vào lưu thông để tạo việc làm cho người lao động. Khi đó các doanh
nghiệp sẽ có chi phí để mở rộng quy mô, sản xuất thêm nhiều hàng hóa, từ đó tạo thêm
việc làm cho người lao động để ổn định cuộc sống. Xét trong dài hạn lúc này sẽ có 2
trường hợp xảy ra. Thứ nhất là sẽ xảy ra hiện tượng dư thừa hàng hoá trong lưu thông
do hàng hoá cung ứng tăng lên nhưng tiền lương không tăng lên. Khi đó, chính phủ sẽ
thực hiện chính sách kích cầu như in thêm tiền cho người tiêu dùng mua lại hàng hoá
dư thừa để ổn định nguồn cung, nhưng sau 1 khoảng thời gian lượng cung tiền tăng quá
mức thì sẽ dẫn tới lạm phát. Thứ hai, khi lượng tiền trong lưu thông tăng lên, cầu tiêu
dùng sẽ tăng lênvà nếu như tốc độ lượng cầu tăng vượt quá mức lượng cung có sẵn
trong thực tế trong dài hạn(khoảng 2-3 năm) sẽ đẩy mức giá chung tăng lên gây ra lạm phát. - Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng
mạnh và mức sản lượng đạt hoặc vượt mức sản
lượng tiềm năng. Trên thực tế, khi lạm phát cầu
kéo xảy ra, người ta thường thấy lượng tiền và tín
dụng trong lưu thông tăng lên đáng kể, vượt quá
khả năng cung ứng hàng hóa. Bản chất của lạm
phát do cầu kéo là chi quá nhiều tiền để mua một
lượng hàng hóa có hạn có thể sản xuất được nếu
thị trường lao động đạt đến trạng thái cân bằng.
Khi nhu cầu tăng mạnh, đường AD dịch chuyển
lên trên (AD1) và giá tăng nhanh từ P0 lên P1.
- Lạm phát do cầu thay đổi
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt
hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng
khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung
cấp độc quyền và giá cả chỉ có tăng mà không có
giảm và mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không
giảm giá trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng
thì lại tăng giá khi đó dẫn tới lạm phát.
- Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi có các cơn sốc về giá cả của thị trường đầu vào, đặc
biệt là các vật tư cơ bản. Khi giá cả của thị trường đầu vào tăng → Lợi nhuận giảm
→Thu hẹp quy mô sản xuất → Tổng cung giảm → Giá tăng và sản lượng giảm → Thất 5
nghiệp tăng lên. Đây là loại lạm phát nghiêm trọng bởi tình trạng vừa đình đốn, vừa
lạm phát gọi là "đình lạm". - Lạm phát do cơ cấu
Với các ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa”
cho người lao động. Còn những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả nhưng doanh
nghiệp vẫn buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Tuy nhiên, vì những doanh
nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả nên khi phải tăng tiền công cho người lao động,
các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.
- Lạm phát do xuất khẩu/ nhập khẩu
Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, khi đó sản phẩm được thu
gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm khiến tổng
cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ gây ra
lạm phát. Và khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ
phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.
6. Tác động của lạm phát
Lạm phát là một trong những nguyên nhân gây suy thoái kinh tế, bất ổn chính trị, khiến
đời sống người dân thêm phần cơ cực. Nhưng xét về góc độ tạo ra lợi ích cho xã hội,
lạm phát còn giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống người dân trong xã hội.
Về mặt tích cực, nếu duy trì lạm phát ở mức 2-5% rất có lợi cho nền kinh tế của các
nước phát triển và 10% cho các nước đang phát triển vì nó mang lại nhiều lợi ích như
kích thích tiêu dùng trong nước, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội. Hơn nữa,
điều đó còn cho phép chính phủ có nhiều lựa chọn trong việc kích thích đầu tư thông
qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo
các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.
Nhưng lạm phát cũng có mặt tối, tiêu cực. Khi lạm phát tăng, để lãi suất ổn định và
thực sự dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng theo tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa
tăng có thể dẫn đến suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng. Và lạm phát cao ảnh
hưởng đến thu nhập thực tế của người lao động vì lạm phát tăng cao trong khi thu nhập
không đổi đã làm thu nhập thực tế giảm xuống. II.
Khái niệm về các chính sách kiềm chế lạm phát
1. Khái niệm về chính sách tiền tệ

Theo các nhà kinh tế học, chính sách tiền tệ là một tập hợp các biện pháp và chính sách
được ban hành bởi ngân hàng trung ương nhằm điều chỉnh lượng cung tiền tệ và lãi 6
suất trong nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu vĩ mô bao gồm bình ổn giá cả, kiềm
chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng trung ương, là cơ quan chỉ đạo của nhà
nước đối với chính sách tiền tệ, có thẩm quyền điều chỉnh lãi suất, kiểm soát cung tiền
và can thiệp vào thị trường ngoại hối.
2. Khái niệm về chính sách tài khoá
Theo các nhà kinh tế,chính sách tài khóa là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô
nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu
và/hoặc thuế của chính phủ.
CHƯƠNG 2: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam và các chính sách kiềm chế lạm
phát ở nước ta giai đoạn 2011-2015
I.
Thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Trong giai đoạn 2011 - 2015, Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ hạn chế lạm phát
nhờ vào việc kết hợp tốt chính sách tiền tệ linh hoạt và chính sách tài khóa. Tuy nhiên,
các chuyển biến kinh tế khó lường vẫn đưa ra nhiều nguy cơ cho điều hành kinh tế vĩ
mô. Giai đoạn 2011-2015 là dấu mốc thời kỳ giữ lạm phát ổn định ở mức thấp nhất
trong hơn 10 năm qua. Lạm phát ổn định ở mức thấp, ổn định kinh tế vĩ mô được giữ
vững, thị trường ngoại hối, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng lên mức kỷ lục, thanh
khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện vững chắc là những yếu tố cơ bản được các
tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế sử dụng làm căn cứ để nâng hệ số tín nhiệm của
Việt Nam. Trong giai đoạn 2011 - 2015 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành
chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT), phối hợp chặt chẽ với chính
sách tài khóa góp phần quan trọng trong kiểm soát và đưa lạm phát ở mức cao 23% vào
tháng 8/2011 xuống còn 6,81% năm 2012, 6,04% năm 2013, 1,84% năm 2014 và 0,6% năm 2015.
•Lạm phát của Việt Nam năm 2011 ở mức 18,13%, vượt qua mức 7% Quốc hội đề ra,
cao nhất kể từ năm 2008. Đây cũng là mức cao nhất so với các nước trong khu vực
ASEAN, cao gấp 2,4 lần của Lào, nước có mức lạm phát cao thứ 2. Với CPI cả năm
2011 tăng 18,12%, Chính phủ đã không thể hoàn thành một trong các chỉ tiêu quan
trọng mà Quốc hội đề ra. Trong kỳ họp cuối năm 2010, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu
CPI năm 2011 không quá 7%. Tuy nhiên, trong phiên họp Quốc hội tháng 6-2011,
Chính phủ đề nghị nới lỏng chỉ tiêu CPI cả năm lên không quá 17%. Nhưng chỉ tiêu
này cuối cùng cũng không đạt được khi CPI cả năm 2011 tăng 18,12%.
•Lạm phát năm 2012 tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng dưới 10% mà Chính
Phủ đặt mục tiêu. Như vậy, lạm phát năm 2012 thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đề ra là
8%. Kết quả này là rất tích cực so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và 18,13% của
năm 2011. Nhưng năm 2012 là năm giá cả có nhiều biến động bất thường. CPI tăng 7
không quá cao vào hai tháng đầu năm nhưng lại tăng cao nhất vào tháng Chín với mức
2,2% chủ yếu do tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục. Mức tăng
CPI cũng đã chậm dần lại trong những tháng cuối năm nhờ tác động tích cực của việc
triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác
quản lý, điều hành và bình ổn giá.
•Lạm phát năm 2013 cả năm ở mức 6,04%; mục tiêu lạm phát 8% đã được hoàn thành
với việc chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ tăng 6,04%, thấp hơn năm trước (6,81%). Về tốc
độ tăng trưởng GDP, qua thống kê đã có sự gia tăng qua từng quý, dù tốc độ tăng GDP
cả năm thấp hơn kế hoạch đề ra nhưng cao hơn năm trước. Cụ thể, GDP cả năm ước
tăng 5,421% , thấp hơn kế hoạch đề ra là 5,5% nhưng cao hơn năm 2012 (5,25%).
•Lạm phát trong năm 2014 chỉ là 1,84% - một con số thấp kỷ lục, thấp hơn rất nhiều so
với mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm mà Chính phủ đặt ra là 7%. CPI tháng 12/2014
giảm khá mạnh so với tháng trước, khiến kỳ so sánh với tháng 12 năm trước cũng bị
giảm xuống. CPI tháng 11/2014 còn tăng 2,06% so với tháng 12/2013, song cho tới
tháng 12 này, chỉ còn tăng 1,84%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2014 giảm kéo
lạm phát cả năm 2014 thấp ở mức kỷ lục.
•Lạm phát năm 2015 được công bố ở mức thấp kỉ lục trong 14 năm qua cụ thể chưa
tới 1% - chỉ 0,6%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của chính phủ ban đầu đề ra - 5%.
Theo tin từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng 0,02% so với
tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ. Tính bình quân, CPI cả nước năm 2015 tăng
0,63% so với năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5% của Quốc hội đặt ra. Đây
cũng là mức tăng thấp nhất của chỉ số giá tiêu dùng kể từ năm 2001 trở lại đây. Bình
quân mỗi tháng trong năm 2015, CPI chỉ tăng 0,05%. II.
Chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
1. Chính sách tiền tệ

Trong thời gian qua để thực hiện mục têu kiềm chế và kiểm soát lam phát Việt Nam đã
thực thi chính sách tiền tệ chă “t chẽ và thâ “
n trọng, cụ thể: Tốc đô “ tăng trưởng tín dụng
năm dưới 20%, tổng phương tiê “n thanh toán 15%-16%, ưu tiên tâ “ p trung vốn cho phát
triển SXKD, nông nghiệp nông thôn, SX hàng xuất khẩu, hỗ trợ DN vừa và nhỏ, giảm
tốc đô “ và tỷ trọng vay vốn tín dụng ở khu vực phi sản xuất, đă “ c biê “ t là chứng khoán và bất đô “ng sản.
Để thực hiện kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong thời gian qua chính sách tiền tề cần
được đề ra với những giải pháp sau: - Điều hành hiê “
u quả và linh hoạt các công cụ của thị trường tiền tê “ , đă “ c biê “ t là điều tiết
trực tiếp lãi suất trong điều kiện biến động kinh tế có tính bất thường. 8
- Tập trung tháo gỡ những khó khăn thúc đẩy sản xuất phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp, đă “ c biê “
t là sản xuất hàng xuất khẩu hoă “
c cần thiết trong nước nhưng còn thiếu… - Kiểm soát chă “
t chẽ giá cả, kiên quyết xử lý nghiêm kinh doanh tiền tệ trái pháp luâ “ t,
tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do, chống nhâ “ p lâ “ u vàng...
2. Chính sách tài khoá
Để thực hiện kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong thời gian qua chính sách tài khoá
được điều hành giải pháp sau : - Tăng thu ngân sách. - Tiết kiê “
m chi thường xuyên (không tiết kiê “
m lương, các khoản chính sách).
- Tạm dừng mua sắm tài sản, thiết bị văn phòng, giảm các chi phí văn phòng, hô “ i nghị, hô “
i thảo, không cấp NS bổ sung trừ khắc phục thiên tai, dịch bê “ nh... - Giảm bô “
i chi NS dưới 5% của GDP, rà soát và khoanh nợ Chính phủ, hạn chế nợ dự
phòng, không mở rô “ng phạm vi bảo lãnh chính phủ, đảm bảo dự nợ nước ngoài trong
phạm vi an toàn tài chính quốc gia.
- Rà soát nhanh toàn bô “ các công trình dự án sử dụng vốn NS, trái phiếu CP, thu hồi hoă “
c điều chuyển các đã bố trí vốn nhưng chưa cấp bách.
- Chưa khởi công các công trình, dự án mới trừ các dự án trọng điểm quốc gia, ODA;
kiểm tra và rà soát đầu tư của các DNNN… III.
Những kết quả đạt được và những tồn tại của chính chống lạm phát ở
Việt Nam qua giai đoạn 2011-2015

Khi các chính sách kinh tế kết hợp hài hoà với nhau được áp dụng lên nền kinh tế Việt
Nam đã giúp cho nước ta đạt được những thành tựu mới, tốt hơn, làm cho nền kinh tế
duy trì ổn định hơn . Tuy nhiên, theo sau đó vẫn còn một số tồn tại nhất định mà các chính sách này đem lại
1. Những kết quả đạt được
Với cơ chế xây dựng, điều hành thực thi Chính sách tiền tệ linh hoạt, kết hợp với các
giải pháp tài khóa thích ứng, Việt Nam đã thực hiện thành công xuất sắc nhiệm vụ
kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định sức mua đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô:
Tỷ lệ lạm phát từ mức 18,13% năm 2011 đã giảm xuống còn 6,81% năm 2012; đạt
mức 6,04% năm 2013. Tỷ lệ này giảm mạnh ở mức 1,84% vào năm 2014 và năm 2015
được kiểm soát ở mức 0,63%. Đây là trong những mục tiêu quan trọng đã đạt được khi
NHNN sử dụng kết hợp các công cụ linh hoạt để thực thi CSTT 9
*Đối với chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ chă “ t chẽ và thâ “
n trọng đặc biệt là điều tiết lãi suất phù hợp với tình
hình lạm phát trong từng quý và từng năm đã phát huy tác dụng tích cực trong việc
điều tiết lạm phát, từ mức lạm phát 18,13% năm 2011 giảm xuống còn 6,81% năm
2012 và được kiểm soát, kiềm chế ở mức 6,3% năm 2013, năm 2014 là 5,45%, năm 2015 là 1,5%.
Ngân hàng tăng cường kiểm soát các lãi suất, duy trì lãi suất ở mức hợp lý để giảm mặt
bằng lãi suất cho vay trên thị trường nhằm thúc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
từ đó tăng cung hàng hóa, dịch vụ. Ngày 03/03/2011 Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã
ban hành thông tư số 02/TT-NHNN quy định trần lãi suất huy động VND của các tổ
chức tín dụng là 14% nhàm thu hút khối lượng tiền mặt trong lưu thông góp phần kiềm
chế lạm phát. Từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013 NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm trần
lãi suất huy động tiền gửi VND từ đó làm cho lãi suất cho vay giảm đáng kể. Lãi suất
cho vay giảm nhanh từ 18,2%, năm 2011xuống 15,4% năm 2012 và 10,5% năm 2013,
năm 2014 lãi suất là 7-8%, năm 2015 là 7,7 - 9%.
Thêm vào đó, CP kết hợp kiểm soát ba phần chủ yếu. Thứ nhất là kiểm soát mức tăng
trưởng tín dụng, giới hạn tổng phương tiện thanh toán tăng ở mức hợp lý nhằm điều
tiết lượng cung tiền, ngăn chặn lạm phát gia tăng. Thứ hai là kiểm soát tỷ giá, hoạt
động kinh doanh ngoại tệ nhằm khuyến khích xuất khẩu, tăng dự trữ ngoại hối. Bên 10
cạnh đó còn điều tiết hoạt động của thị trường vàng nhằm hạn chế tiến tới xóa bỏ hiện
tượng đầu cơ, huy động nguồn vốn cho phát triển sản xuất, tăng cung hàng hóa và hạn chế nhập khẩu vàng.
*Đối với chính sách tài khoá
Chính sách tài khoá trong thời gian qua đã phát huy tác dụng tích cực trên các mặt như:
- Chủ động áp dụng các biện pháp về thuế, kiểm tra và giám sát việc kê khai và thu nộp
thuế, hạn chế thất thoát nguồn thu nhằm tăng thu ngân sách góp phần giảm bội chi
ngân sách từ đó giúp chính phủ chủ động hơn trong điều tiết cung tiền giúp chống lạm phát.
- Chính phủ xem xét, miễn, giảm thuế và gia hạn nộp thuế nguyên liệu đầu vào, đặc
biệt là các ngành sản xuất hàng xuất khẩu, những ngành mà nguyên liệu trong nước
còn thiếu như da, giầy, dược phẩm… từ đó giúp sản xuất trong nước phát triển tăng cung hàng hóa
- Tăng thuế xuất khẩu đối với những mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu như nguyên, nhiên liệu thô.
- Tiếp tục thực hiện chính sách hoàn thuế đầu vào cho các mặt hàng thực xuất khẩu
nhằm giảm bớt khó khăn cho sản xuất.
2. Những tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì chính sách chống lạm phát trong thời gian qua
còn tồn tại những mặt hạn chế sau:
- Việc ban hành và vận dụng linh hoạt chính sách thắt chặt tiền tệ chưa tiệm cận điều
kiện thực tế (làm phát sinh những hâ “
u quả không mong muốn), kiểm soát giá chưa phù
hợp với nguyên tắc thị trường, việc xử lý dư thừa ngoại tệ chưa chuẩn xác dẫn đến gây
khó khăn cho doanh nghiê “ p
- Chưa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phát huy được vai trò định hướng của các tập
đoàn, tổng công ty nhà nước. Hiê “u quả đầu tư rất thấp, còn hiê “ n tượng làm thất thoát
vốn NN với quy mô lớn mà không có biê “n pháp khắc phục tốt.
- Thiếu các giải pháp đồng bộ phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán, sự
can thiệp của chính phủ vào thị trường bất động sản, chứng khoán còn chưa hợp lý gây
khó khăn cho doanh nghiê “ p.
- Chính sách kinh tế vĩ mô còn chưa bắt kịp với định hướng tiếp cận thực tế và mang
tính ổn định, lâu dài. Sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước còn mang tính
hình thức, chưa triệt để, thiếu sâu sát, kịp thời. 11
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách chống lạm phát I. Nhận định
Bước vào giai đoạn năm 2011-2015, khó khăn và thách thức đều lớn hơn so với dự
kiến. Giai đoạn năm 2011,lạm phát và mặt bằng lãi suất tăng cao; nhập siêu lớn, cán
cân thanh toán quốc tế thâm hụt, dự trữ ngoại hối sụt giảm đã gây sức ép lên thị trường
tiền tệ và tỷ giá; giá vàng trên thế giới diễn biến thất thường. Sản xuất kinh doanh gặp
nhiều khó khăn. Nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô trở thành thách thức lớn.Kinh tế vĩ
mô, kiểm soát lạm phát và một số cân đối lớn ổn định chưa vững chắc.Nhưng với sự cố
gắng nỗ lực trong việc kiểm soát lạm phát,nhà nước đã đưa ra những chính sách tiền
tệ,chính sách tài khoá để áp dụng vào nền kinh tế của Việt Nam ở giai đoạn 2011-
2015.Trong đó, 2011 là năm cao nhất với mức tăng là 18,58% , thấp nhất là năm 2015 là 0,63%. II. Khuyến nghị
Để khắc phục tình trạng lạm phát và khôi phục nền kinh tế, cần có những giải pháp
thiết thực. Sau đây là một số giải pháp nâng cao với các chính sách đã được đề ra:
1. Giải pháp đối với chính sách tiền tệ 12
Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt. Trong điều kiện nước
ta hội nhập kinh tế quốc tế và nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang sụt giảm, thì
việc tiếp tục điều hành các công cụ chính sách tiền tệ cần chủ động, linh hoạt; theo kịp
sự phát triển của thị trường tiền tệ và trong khả năng kiểm soát tiền tệ là một trong các
giải pháp để đạt được chính sách tiền tệ hiệu quả.Thêm vào đó, tiếp tục điều hành công
cụ dự trữ bắt buộc một cách chủ động và linh hoạt theo diễn biến của thị trường nhằm
kiểm soát tiền tệ; mặt khác tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sử dụng vốn khả
dụng linh hoạt và hiệu quả. Để đảm bảo cân bằng kinh tế vĩ mô, chúng ta sẽ tiếp tục
theo đuổi chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt dưới sự kiểm soát của Chính phủ, điều
chỉnh lãi suất theo cân đối cung cầu thị trường; kiềm chế lạm phát; đẩy mạnh xuất khẩu
và hạn chế nhập khẩu; thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; không có tác động
đáng kể đến các công ty vay nợ bằng ngoại tệ; tạo điều kiện kiểm soát nguồn ngoại tệ
và hút vào hệ thống ngân hàng; tăng dự trữ ngoại hối của đất nước và đẩy mạnh rộng
rãi việc sử dụng các công cụ bảo hiểm, phòng ngừa rủi ro tỷ giá của doanh nghiệp.
Ngoài ra có thể nâng cao tính độc lập, trách nhiệm của NHNN.
Đây là một trong các điều kiện tiên quyết nhằm nâng cao hiệu quả điều hành chính
sách tiền tệ của NHNN. Việc nâng cao tính độc lập, trách nhiệm cho NHNN phải thích
ứng với mức độ hội nhập tài chính thế giới và phù hợp thể chế chính trị ở Việt Nam.
Cuối cùng là đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tiền tệ. Tiếp tục tạo hàng hoá và
phát triển nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ; mở rộng thành viên tham gia thị trường;
nâng cao vai trò điều tiết, hướng dẫn của NHNN trên thị trường tiền tệ; hoàn thiện
hành lang pháp lý tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển. Sự phát triển của thị
trường tiền tệ sẽ là kênh dẫn có hiệu quả trong cơ chế truyền tải các tác động của chính
sách tiền tệ đến nền kinh tế.
2. Giải pháp đối với chính sách tài khoá
Hoàn thiện chính sách thuế phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế theo hướng
tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ cho thị trường. Định hướng chính
sách thuế và thu NSNN nên theo hướng giảm thuế suất, mở rộng đối tượng chịu thuế;
tăng thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu và
các mặt hàng có khả năng sản xuất trong nước, tăng thuế suất thuế xuất khẩu đối với
các sản phẩm từ khai thác tài nguyên., tránh thất toát nguồn thu,. Tiếp tục rà soát, điều
chỉnh và ban hành các văn bản, thông tư hướng dẫn thực hiện các chính sách thuế, phí
và chế độ thu cho phù hợp với tình hình thực tế; tiếp túc đẩy mạnh công tác cải cách
hành chính trong lĩnh vực Thuế và Hải quan nhằm giảm thiểu tối đa thời gian kê khai,
nộp thuế cho DN, khuyến khích các DN kê khai qua mạng.Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra thuế tại DN và đẩy mạnh các hoạt động chống chuyển giá, chống buôn lậu
và gian lận thương mại… qua đó đã phát hiện và xử lý kịp thời nhiều trường hợp vi
phạm, gian lận, trốn lậu thuế. Bên cạnh đó thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên và đẩy 13
nhanh việc thực hiện các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, tạo động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế; đồng thời, tăng cường kiểm soát chi ngân sách, bảo đảm tiết kiệm, chặt
chẽ và hiệu quả. Thức đẩy mạnh quá trình sắp xếp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
và đổi mới cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công. Hoàn thiện cơ chế, chính
sách tài chính liên quan đến sắp xếp, cổ phần hoá DNNN, thực hiện đồng bộ các giải
pháp nhằm đẩy nhanh kế hoạch sắp xếp, đổi mới DNNN. Tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát đối với hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước…; Tiếp tục
cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển các
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ngoài Nhà nước. Ngoài ra phải đẩy nhanh việc đổi mới
cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị; khẩn trương nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính
sách thích hợp để từng bước điều chỉnh khung giá dịch vụ công theo cơ chế thị trường
đối với các dịch vụ giáo dục, y tế. Cuối cùng là có sự phối hợp hài hoà giữa chính sách
tiền tệ với chính sách tài khoá và một số chính sách kinh tế vĩ mô khác với nhau. Như
hiện nay trong bối cảnh kinh tế thế giới sụt giảm, thì việc điều hành chính sách tiền tệ
trong quan hệ phối hợp chính sách tài khoá nhằm mục tiêu góp phần ngăn chặn nguy
cơ sụt giảm nền kinh tế trong nước, nhưng đồng thời kiểm soát được lạm phát.
3. Phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Việt Nam đã xây dựng được các mục tiêu phối hợp tương đối đồng bộ và đúng hướng,
phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội từng thời kỳ, sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt
và chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát, sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng
và chính sách tài khóa mở rộng nhằm kích thích nền kinh tế,ngăn chặn đà suy giảm
kinh tế.Quá trình phối hợp này chia làm 2 giai đoạn: (1) Giai đoạn 2010-2011:Kiềm
chế lạm phát, (2) Giai đoạn 2012-2015:Ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp. PHẦN KẾT LUẬN
Lạm phát luôn là chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm từ dư luận xã hội, không chỉ ở
Việt Nam mà trên toàn thế giới. Bởi nó ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế
- xã hội, và là một trong những nguyên nhân tác động trực tiếp đến nền kinh tế của một
đất nước. Do đó, nghiên cứu lạm phát để tìm ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục
hậu quả của lạm phát, không chỉ có Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều
quan tâm đến. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân
dẫn đến lạm phát và tìm cách khắc phục nó như thế nào là điều vô cùng quan trọng và
cấp thiết. Dựa vào tất cả những phân tích trên, có thể thấy được giai đoạn 2011-2015,
Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiềm chế lạm phát nhờ vào việc phối hợp tốt chính
sách tiền tệ linh hoạt và chính sách tài khóa. Tuy nhiên, các biến động kinh tế khó
lường vẫn đặt ra nhiều nguy cơ cho điều hành kinh tế vĩ mô. Vì thế thông qua những
diễn biến của nền kinh tế thị trường hiện nay, chính phủ phải phối hợp chặt chẽ với các
bộ ngành để có thể quán triệt và ổn định nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn 14
phát triển, hội nhập quốc tế. Thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đúng
đắn để mục tiêu cuối cùng của công cuộc hướng tới một nền kinh tế phát triển không
có lạm phát là giảm lượng cung tiền trong lưu thông, đồng thời góp phần phát triển nền
kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 15
Nguồn tham khảo: : https://topi.vn/ty-le-lam-phat-o-viet-nam-qua-cac-nam.html
https://chinhphu.vn/chinh-sach-va-thanh-tuu/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-
nam-2011-ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-nam-2012-va-5-nam-2011-2015- 10047073
https://eba.htu.edu.vn/nghien-cuu/111-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-
%C4%91%C3%A1nh-gi%C3%A1-v%E1%BB%81-ch%C3%ADnh-s%C3%A1ch-ch
%E1%BB%91ng-l%E1%BA%A1m-ph%C3%A1t-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB
%87t-nam-giai-%C4%91o%E1%BA%A1n-2011-2015
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-thanh-pho-ho-chi-
minh/kinh-te-vi-mo/tieu-luan-lam-phat-tinh-trang-lam-phat-o-viet-nam-va-giai-phap- khac-phuc/42856518
https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?
ItemID=31144&fbclid=IwAR2JGQkDm3CQ0ELytGxinIEqo5SWu8elf1dpQCLBADt LX4cGXPqon8TDEJk
https://eba.htu.edu.vn/nghien-cuu/111-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-
%C4%91%C3%A1nh-gi%C3%A1-v%E1%BB%81-ch%C3%ADnh-s%C3%A1ch-ch
%E1%BB%91ng-l%E1%BA%A1m-ph%C3%A1t-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB
%87t-nam-giai-%C4%91o%E1%BA%A1n-2011-2015?fbclid=IwAR2S3ioaL-
wACTGtV5BVdqVlrgi2efPJ7h_YVSTIdb4R7KAkmQzTQgawxGw
(1),(2): https://tapchinganhang.gov.vn/phoi-hop-chinh-sach-tai-khoa-va-chinh-sach-
tien-te-o-viet-nam-giai-doan-2011-2015-va-giai-phap-den-n.htm