-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Thuyết trình đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên - Quản trị kinh doanh | Trường đại học Hồng Đức
Thuyết trình đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên - Quản trị kinh doanh | Trường đại học Hồng Đức được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị kinh doanh(DHHD) 21 tài liệu
Đại học Hồng Đức 130 tài liệu
Thuyết trình đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên - Quản trị kinh doanh | Trường đại học Hồng Đức
Thuyết trình đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên - Quản trị kinh doanh | Trường đại học Hồng Đức được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh(DHHD) 21 tài liệu
Trường: Đại học Hồng Đức 130 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hồng Đức
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2023-2024
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Thuộc nhóm ngành khoa học: Quản trị Kinh doanh
THANH HÓA, THÁNG 10/2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2023-2024
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
Thuộc nhóm ngành khoa học: Quản trị Kinh doanh
Sinh viên/đại diện nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Lâm
Lớp, khoa: K24B - QTKD, khoa: KT- QTKD
Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4 năm
Ngành học: Quản trị Kinh doanh
Người hướng dẫn: Th.S Lê Thị Thùy Linh THANH HÓA, THÁNG 10/2023
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2023-2024
1. Tên đề tài: Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên trường đại học Hồng Đức
2. Cấp dự thi: Trường
3. Nhóm sinh viên nghiên cứu:
- Trưởng nhóm: Nguyễn Văn Lâm
Giới tính: Nam / Nữ Lớp/khóa: K24B - QTKD Khoa: Kinh tế - QTKD
Số điện thoại: 0981981797 Email: lam.270820@gmail.com
- Thành viên: Nguyễn Thị Loan
Giới tính: Nam / Nữ Lớp/khóa: K24B – QTKD Khoa: Kinh tế - QTKD
Số điện thoại: 093796329 Email:
- Thành viên: Phạm Thị Hà My
Giới tính: Nam / Nữ Lớp/khóa: K24B – QTKD Khoa: Kinh tế - QTKD
Số điện thoại: 0965221024 Email:
- Thành viên: Lê Quang Hoàn
Giới tính: Nam / Nữ Lớp/khóa: K24B – QTKD Khoa: Kinh tế - QTKD
Số điện thoại: 0376787562 Email:
- Thành viên: Lê Nguyễn Chính
Giới tính: Nam / Nữ Lớp/khóa: K24B – QTKD Khoa: Kinh tế - QTKD
Số điện thoại: 0879533666 Email:
4. Cơ quan chủ trì: Trường đại học Hồng Đức
5. Thời gian thực hiện: từ tháng 10/2023– 5/2024
6. Sự cần thiết của đề tài:
Năng lực sáng tạo là cực kỳ cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy sự phát triển và cạnh tranh trong thế giới kinh doanh hiện đại. Điều này 1
có lý do vì nền kinh tế không ngừng biến đổi và tạo ra môi trường cạnh tranh
khốc liệt. Các doanh nghiệp cần phải thúc đẩy sự sáng tạo để phát triển các sản
phẩm và dịch vụ mới, từ đó tạo ra giá trị độc đáo và bám sát cơ hội mới trên thị
trường. Sự tiến bộ trong công nghệ và thay đổi trong thói quen tiêu dùng dẫn đến
xu hướng mới trong thị trường lao động. Năng lực sáng tạo cho phép sinh viên
đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt với những nhu cầu này, tạo ra các sản phẩm và
dịch vụ mới phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.
Sự đổi mới trong nền kinh tế cũng mở ra cơ hội lớn cho khởi nghiệp và sự
phát triển. Sự sáng tạo là yếu tố quan trọng để khởi đầu và duy trì các công ty
khởi nghiệp thành công trong thị trường kỹ thuật số. Năng lực sáng tạo tạo điều
kiện thuận lợi để sinh viên khởi nghiệp phát triển ý tưởng mới và áp dụng công
nghệ tiên tiến để tạo ra giá trị. Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, truyền
thông không dây, đám mây và blockchain đang thay đổi đáng kể các ngành công
nghiệp truyền thống và tạo ra các ngành công nghiệp mới. Điều này mở ra cơ hội
cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Năng lực sáng tạo cũng giúp tối ưu hóa
quy trình kinh doanh, nâng cao hiệu suất và hiệu quả. Sử dụng dữ liệu và công
nghệ số, các doanh nghiệp có thể cải thiện quản lý, tổ chức và tương tác với khách
hàng, giảm thiểu sai sót và lãng phí, từ đó tạo ra giá trị và tiết kiệm chi phí.
Sinh viên Đại học Hồng Đức, giống như những sinh viên tại các trường đại
học khác, đang chuẩn bị cho một tương lai trong môi trường kinh doanh ngày
càng số hóa. Năng lực đổi mới sáng tạo sẽ giúp họ tự tin và sẵn sàng tham gia vào
cuộc cạnh tranh và tạo ra giá trị trong môi trường này. Với mục đích đánh giá và
nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên trường đại học Hồng Đức , đề
tài "Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên trường đại học Hồng Đức"
là một lựa chọn thích hợp để nghiên cứu và phân tích cách mà sinh viên có thể
phát triển khả năng sáng tạo của họ và ứng dụng nó trong thế giới kinh doanh số hóa ngày nay.
7. Sơ lược về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến vấn đề nghiên cứu
- Tình hình nghiên cứu trong nước:
+ Nguyễn Thị Hương (2022), Nghiên cứu tình hình ứng dụng công nghệ và đổi
mới sáng tạo của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0. Nghiên cứu đã phân tích tình hình ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng
tạo của các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo tại Việt Nam trong bối cảnh cách 2
mạng công nghiệp 4.0, kến nghị giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng công
nghệ và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
+ Đỗ Anh Đức (2021), Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo của
sinh viên tại các trường đại học. Nghiên cứu đã tổng quan các nghiên cứu năng lực đổi
mới sáng tạo, xây dựng và kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên trong các trường đại học.
Nghiên cứu sử dụng mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần
(PLS SEM) thông qua đánh giá mô hình đo lường và đánh giá mô hình cấu trúc bằng
phần mềm SPSS 26 và Smart PLS 3.0. Kết quả khảo sát 303 sinh viên tại các trường đại
học tại Hà Nội đã xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên, trong đó nhân tố kỹ năng quản lý
và kỹ năng xã hội có tác động đáng kể đến năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên.
+ Đào Thu Huyền và cộng sự (2022), Đo lường năng lực đổi mới sáng tạo của
sinh viên cơ sở Quảng Ninh – Trường đại học Ngoại Thương. Nghiên cứu đã xây dựng
thang đo năng lực ĐMST dựa trên khung lý thuyết của Selznick và Mayhew sao cho
phù hợp với sinh viên cơ sở Quảng Ninh – Trường Đại học Ngoại thương. Nghiên cứu
áp dụng phương pháp định lượng với đối tượng là 209 sinh viên đang theo học tại cơ
sở Quảng Ninh - Trường Đại học Ngoại thương. Nhóm tác giả đề xuất và kiểm định
mô hình các thành phần của khái niệm năng lực ĐMST. Theo kết quả phân tích nhân
tố khẳng định, năng lực ĐMST là biến bậc hai, được đo lường thông qua ba khía cạnh,
chín yếu tố: khía cạnh nội tại (tự nhận thức cá nhân, sự chủ động, động lực); khía cạnh
xã hội (kỹ năng giao tiếp và đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thiết lập mối
quan hệ); khía cạnh tư duy (tư duy sáng tạo, sẵn sàng chịu rủi ro, ý định ĐMST). Kết
quả xây dựng thang đo năng lực ĐMST này góp phần bổ sung sự thiếu hụt về đo
lường năng lực ĐMST của sinh viên khối ngành kinh tế tại Việt Nam và là tài liệu
tham khảo hữu ích cho những cá nhân, tổ chức hứng thú với lĩnh vực ĐMST. Từ đó
đưa ra giải pháp và kiến nghị cho nhà trường, giảng viên và sinh viên.
+ Nguyễn Thị Hạnh và cộng sự (2020), Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đổi
mới sáng tạo của sinh viên các trường đại học tại Hà Nội. Nội dung: Nghiên cứu được
thực hiện nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo (NLST) của
sinh viên tại Hà Nội. Các yếu tố được nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết bao gồm: (1)
Động lực nội tại; (2) Tự chủ trong sáng tạo; (3) Phong cách tư duy sáng tạo và (4) Môi
trường hỗ trợ sáng tạo. Bằng việc phân tích dữ liệu từ 146 sinh viên đang học tập ở các
trường đại học (ĐH) tại Hà Nội và sử dụng phương pháp hồi quy đa biến, nghiên cứu 3
đã chỉ ra rằng NLST của sinhviên chịu tác động của động lực nội tại và môi trường hỗ
trợ. Kết quả của nghiên cứu này phần nào khẳng định lại cơ sở lý thuyết của nghiên
cứu, đồng thời cũng là cơ sở để các tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường
NLST của sinh viên các trường ĐH tại Hà Nội.
+ Phạm Thế kiên & Nguyễn Thị Hương Giang(2021), Thực trạng năng lực khởi
nghiệp sáng tạo và nhận thức về giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên Trường
Đại học Nông lâm - Đại học Huế. Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng năng lực khởi
nghiệp sáng tạo và nhận thức về giáo dục khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên Trường
Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích
cho các nhà nghiên cứu, các chủ thể quản lí, các lực lượng giáo dục có liên quan
nghiên cứu, đề xuất những tác động phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục
khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện
cho sinh viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay.
- Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Trong bối cảnh thay đổi không ngừng, cơ sở giáo dục đại học đang phải thích
nghi nhanh với môi trường mới. Nghiên cứu của Mara Loaiza và các tác giả tập trung
vào việc sử dụng Mô hình đổi mới giáo dục đại học (MIES) để đánh giá và củng cố
năng lực đổi mới của các trường. MIES nhấn mạnh khả năng của các tổ chức giáo dục
để thích ứng với biến đổi nhanh chóng và đáp ứng các yêu cầu hiện tại cũng như dự
đoán nhu cầu trong tương lai. Nghiên cứu này đã áp dụng MIES vào các trường đại
học tại Ecuador và từ đó xác định được các yếu tố thúc đẩy sự đổi mới trong ngữ cảnh
giáo dục đại học. Kết quả của nghiên cứu này cung cấp tài liệu tham khảo quý báu cho
việc phát triển các chiến lược thúc đẩy đổi mới trong các trường đại học.
Nghiên cứu của Benjamin S. Selznick và Matthew J. Mayhew (2019) tập trung
vào sự phát triển năng lực đổi mới của sinh viên năm thứ nhất trong môi trường đại
học. Dựa trên mẫu 528 sinh viên đại học năm thứ nhất từ bảy tổ chức ở Bắc Mỹ,
nghiên cứu này đề xuất rằng đại học có thể thúc đẩy năng lực đổi mới của sinh viên
thông qua việc tham gia vào các môn học liên quan đến đổi mới, tương tác tích cực với
giảng viên, khuyến khích sinh viên tham gia vào các đánh giá lập luận, và hỗ trợ quỹ
đạo nghề nghiệp của sinh viên. Nghiên cứu này đem lại thông tin quan trọng về việc
tạo điều kiện để phát triển năng lực đổi mới trong giáo dục đại học.
Mô hình đổi mới giáo dục đại học (MIES) để đánh giá và củng cố năng lực đổi
mới của các trường đại học tại Ecuador. MIES nhấn mạnh khả năng của các tổ chức
giáo dục để thích ứng với biến đổi nhanh chóng và đáp ứng các yêu cầu hiện tại cũng 4
như dự đoán nhu cầu trong tương lai. Kết quả nghiên cứu này cung cấp tài liệu tham
khảo quý báu cho việc phát triển chiến lược thúc đẩy đổi mới trong giáo dục đại
học.thiết phải bao gồm tất cả học sinh trong các nỗ lực liên quan đến đổi mới "
+ Meiju Keinänen, Jani Ursin &; Kari Nissinen (2018), Đánh giá một công cụ
đánh giá trong môi trường học tập đích thực. Trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế,
tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo được nhấn mạnh. Mặc dù giáo dục đóng một vai
trò trung tâm trong việc phát triển các kỹ năng đổi mới của con người, một số nghiên
cứu cho thấy các tổ chức giáo dục đại học không thể đáp ứng những nhu cầu này. Do
đó, cần cập nhật thực tiễn sư phạm và phát triển các công cụ đánh giá để đo lường và
phát triển năng lực đổi mới sáng tạo của một người. Mục đích của nghiên cứu này là
kiểm tra và đánh giá chức năng của công cụ đánh giá được phát triển trước đó để đo
lường năng lực đổi mới của sinh viên trong môi trường học tập đích thực của các tổ
chức giáo dục đại học Phần Lan. Bảng câu hỏi tự đánh giá điện tử được phân phối cho
sinh viên (n = 495) từ bốn trường đại học khoa học ứng dụng Phần Lan. Kết quả cho
thấy các báo cáo bảng câu hỏi đã hình thành một phong vũ biểu năng lực đổi mới chức
năng để tự đánh giá, bao gồm giải quyết vấn đề sáng tạo, tư duy hệ thống, định hướng
mục tiêu, làm việc nhóm và năng lực kết nối. Công cụ đánh giá tạo điều kiện phát triển
giảng dạy, đánh giá và thiết kế chương trình giảng dạy trong giáo dục đại học".
+ Marcin Baron (2017) Năng lực đổi mới mở của các trường đại học Ba Lan,:
Tác giả đã chỉ ra các trường đại học chia sẻ hoặc bán tài sản trí tuệ của họ trở thành đối
tác tự nhiên, đồng minh hoặc nhà cung cấp trong việc đảm bảo sự đổi mới trong các
công ty. Nghiên cứ bổ sung vào nghiên cứu hiện đại bằng cách trình bày dữ liệu về các
trường đại học kỹ thuật Ba Lan và bằng cách đưa ra thảo luận về năng lực đổi mới mở
của họ. Nghiên cứu bao gồm hai khía cạnh chính: (1) các trường đại học cung cấp các
giải pháp với tư cách là đối tác / nhà cung cấp trong các quy trình đổi mới bên ngoài
của các công ty và (2) các trường đại học với tư cách là người hỗ trợ các hệ sinh thái
đổi mới mở hoặc những người chơi chính trong hệ sinh thái. Tác giả tìm cách trả lời
câu hỏi nghiên cứu liệu các hành động được thực hiện bởi các trường đại học để tăng
cường sự hiện diện của họ trong các hệ sinh thái đổi mới mở có ảnh hưởng đến động
lực của việc sử dụng thương mại tài sản trí tuệ của họ hay không.
8. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm chỉ ra thực trạng và giải pháp nhằm nâng
cao năng lực đổi mới sáng của sinh viên tại trường đại học Hồng Đức 5
9. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
9.1. Đối tượng nghiên cứu: Năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên Hồng Đức. 9.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trường đại học Hồng Đức
- Phạm vi thời gian: Khảo sát số liệu sơ cấp từ tháng 12/2023-3/2024
- Phạm vi nội dung: Tập trung vào tìm hiểu năng lực đổi mới sáng tạo của sinh
viên tại trường Đại học Hồng Đức
10. Nội dung nghiên cứu:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực đổi mới sáng tạo và năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên
1.1. Khái niệm và vai trò của đổi mới sáng tạo
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của sinh
viên và các tiêu chí đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng
1.2.2. Hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên
1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên
Chương 2: Thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên trường đại học Hồng Đức
2.1. Thực trạng hệ thống chính sách khuyến kích sáng tạo của sinh viên trường đại học Hồng Đức
2.1.1. Thực trạng hoạt động đổi mới sáng tạo của sinh viên trường đại học Hồng Đức
2.1.2. Thực trạng năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên trường đại học Hồng Đức
2.2. Những thành công và hạn chế về năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên
trường đại học Hồng Đức 6 2.2.1. Thành công 2.2.2. Hạn chế
Chương 3: Đề xuất chính sách và giải pháp nhằm nâng cao năng lực đổi mới
sáng tạo cho sinh viên trường đại học Hồng Đức
3.1 Cơ hội và thách thức đối với sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa
3.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho sinh viên tại
trường đại học Hồng Đức Chương 4: Kết luận
11. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhiều phương pháp nghiên cứu được sử
dụng, bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê để làm rõ vấn đề nghiên
cứu. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác kết hợp với số liệu thống kê báo cáo.
- Phương pháp thu thập thông tin: Các số liệu, tài liệu được thu thập thông qua
việc thống kê, nghiên cứu các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến đổi mới
sáng tạo, các văn bản, báo cáo của tỉnh Thanh Hóa có liên quan.
- Phương pháp tổng hợp thông tin
Phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp so sánh số tuyệt đối và phương
pháp so sánh bằng số tương đối, thống kê. Phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu,
đánh giá sơ đồ, biểu mẫu...được áp dụng.
12. Hiệu quả và phạm vi sử dụng (kinh tế, xã hội, giáo dục, khoa học, kỹ thuật,..)
và tính mới, đóng góp mới của đề tài.
- Trong bối cảnh công nghiệp 4.0 đã và đang hình thành các kết quả mang tính
đột phá trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, rô bốt, Internet vạn vật, xe tự lái, công
nghệ in 3D và công nghệ nano, thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế
tri thức, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo bởi nguồn lực phát triển quan trọng nhất của
nó là nhân lực có năng lực đổi mới sáng tạo. Theo đó, quốc gia nào sở hữu nhiều tri
thức, nhân lực chất lượng cao sẽ giành ưu thế cạnh tranh toàn cầu. Các nước đang phát
triển có cơ hội rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển nếu biết tiếp cận nhanh công nghiệp 4.0.
- “Làm mới” phương thức dạy-học 7
Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo khởi nghiệp luôn là vấn đề
đặc biệt quan tâm và đẩy mạnh.
Hàng năm, các trường đại học thành viên của đại học Hồng Đức đều tích cực
triển khai các chương trình, kế hoạch, dành nguồn kinh phí thỏa đáng để đầu tư, thúc
đẩy các hoạt động phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Để có được
thành quả trong các hoạt động này, trước hết bắt nguồn từ nỗ lực đổi mới phương pháp
giảng dạy của giảng viên và phương pháp học tập của sinh viên trong nhà trường.
- Bên cạnh đó, những giảng viên dạy học cần nhận diện các tình huống để đạt hiệu
quả, biết tích hợp và khai thác công nghệ số một cách hợp lý… Các dự án thực tế được
giảng viên và sinh viên xây dựng xuất phát từ nhu cầu và có sự phối hợp, đồng hành từ
các doanh nghiệp. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể tự đề xuất dự án nhằm phát hiện, giải
quyết các vấn đề thực tiễn trong kỹ thuật sản xuất, kinh doanh và nghiên cứu...
Kết nối của “ba nhà”
Đối với Trường Đại học Hồng Đức, nhiều năm qua, Trường coi việc liên kết với
doanh nghiệp là định hướng, nhiệm vụ trọng tâm, từ đó xây dựng các chương trình đào
tạo theo phương châm “học đi đôi với hành”. Các nhà tuyển dụng đã tham gia xây
dựng, góp ý để các chương trình đào tạo ngày càng hoàn chỉnh hơn. Nhiều học phần
được các chuyên gia từ các doanh nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp tham gia giảng dạy
hoặc chia sẻ kinh nghiệm, giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc với thực tế nhiều hơn.
Nhà trường cũng thường xuyên ký kết hợp tác với nhiều công ty tuyển
dụng, giới thiệu việc làm, tổ chức các chương trình định hướng nghề nghiệp,
chương trình tuyển dụng ngay tại trường. Sinh viên của Trường Đại học Hồng
Đức sau khi tốt nghiệp được các tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận và đánh giá cao
về chất lượng đào tạo.
13. Dự kiến kết quả
Báo cáo nghiên cứu khoa học về: Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của sinh
viên trường đại học Hồng Đức 8
14. Nội dung và tiến độ thực hiện đề tài: Thời gian thực Kết quả
TT Nội dung công việc cần đạt hiện Người thực hiện Kết được Bắt đầu thúc - Nguyễn Văn Lâm Xây dựng thuyết Hoàn thiện Tháng Tháng 1 - Nguyễn Thị minh nghiên cứu thuyết minh 09/2023 10/2023 Loan - Lê Quang Hoàn - Phạm Thị Hà My - Nguyễn Văn Thu thập Lâm các tài liệu, Thu thập số liệu tại Tháng Tháng - Lê Nguyễn 2 thông tin địa điểm nghiên cứu 11/2023 01/2024 Chính liên quan - Lê Quang Hoàn đến đề tài - Nguyễn Thị Loan - Nguyễn Văn Lâm - Nguyễn Thị Viết bản thảo Hoàn thiện Tháng Tháng Loan 3 nghiên cứu khoa bản thảo 02/2024 03/2024 - Phạm Hà My học - Lê Quang Hoàn - Lê Nguyễn Chính Hoàn thiện - Nguyễn Văn báo cáo Lâm Tháng Tháng 4 Sửa bản thảo nghiên cứu - Nguyễn Thị 03/2024 04/2024 khoa học Loan theo góp ý - Lê Quang Hoàn 9 - Phạm Thị Hà My - Nguyễn Văn Trình bày Lâm Bảo vệ đề tài nghiên báo cáo Tháng Tháng - Lê Nguyễn 5 cứu khoa học trước hội 04/2024 05/2024 Chính đồng - Lê Quang Hoàn - Nguyễn Thị Loan 10
15. Nhu cầu kinh phí để thực hiện đề tài:
Theo quy chế chi tiêu nội bộ hiện hành của Trường Đại học Hồng Đức.
16. Đề xuất các yêu cầu, điều kiện cho thực hiện đề tài:
Thanh Hóa, ngày 24 tháng 10 năm 2023 Hiệu trưởng Đơn vị chủ trì GV hướng dẫn Trưởng nhóm Lê Thị Thùy Linh Nguyễn Văn Lâm 11