Tiểu luận bài tập nhóm chủ đề thất nghiệp và chính sách đẩy lùi thất nghiệp | Môn Kinh tế vĩ mô
Sau đại dịch Covid-19, Việt Nam đã chịu nhiều tác động tiêu cực lên nền kinh tế. Hoạt động sản xuất, doanh nghiệp và các ngành nghề bị suy giảm, đặc biệt là các lĩnh vực dịch vụ và du lịch. Nâng cao chất lượng hàng hoá, đảm bảo sản phẩm chất lượng cao và tăng cường hoạt
động nghiên cứu phát triển, giúp thu hút nhiều đơn hàng và tạo nhiều cơ hội việc làm mới trong doanh nghiệp Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47206071
THÀNH VIÊN THỰC HIỆN Đỗ Hà Hoàng Anh 31221023213 Nguyễn Anh Khôi 31221026881 Nguyễn Việt Hoàng 31221024723 Trần Thị Kim Ngân 31221024350 Tạ Ngọc Mai 31221023036 MỤC LỤC
I. Phần mở đầu
................................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài: ...........................................................................................
4 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
........................................................................................ 4 3. Đối tượng và phạm vi
nghiên cứu của đề tài ........................................................... 4 4. Phương pháp nghiên
cứu đề tài ................................................................................ 4 5. Ý nghĩa thực tế của
đề tài: ....................................................................................... 5 6. Kết cấu của bài
làm: Gồm 5 phần. ........................................................................... 6
II. Nội dung về thất nghiệp ................................................................................................ 6
1. Khái niệm về thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp .........................................................
6 2. Đo lường thất nghiệp
................................................................................................. 6 3. Phân loại thất
nghiệp ................................................................................................. 6 3.1
Phân loại hình thức thất nghiệp
.......................................................................... 6 3.2
Phân loại lý do thất nghiệp
.................................................................................. 7 3.3 Phân loại tính chất của
thất nghiệp .................................................................... 7
3.4 Phân loại nguyên nhân thất nghiệp ....................................................................
7 3.5 Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
................................................................ 8
4. Ảnh hưởng của thất nghiệp ...................................................................................... 8 lOMoAR cPSD| 47206071
III. Thực trạng việc làm và thất nghiệp ............................................................................ 9
1. Thực trạng việc làm hiện nay của Việt Nam ........................................................... 9
1.1 Số liệu thống kê ....................................................................................................
9 1.2 Nhận xét chung và phân tích tình hình lao động nước ta hiện nay ............... 11
2 Thực trạng về thất nghiệp tại VN ............................................................................ 12
2.1 Thu nhập bình quân của người lao động .........................................................
12 2.2 Tỉ lệ thất nghiệp
................................................................................................. 12 IV. Nguyên nhân và
giải pháp ......................................................................................... 13
1. Nguyên nhân thất nghiệp. ....................................................................................... 13
1.1 Nguyên nhân khách quan .................................................................................. 13
1.1.1Nguyên nhân thất nghiệp năm 2020 ........................................................... 13
1.1.2 Nguyên nhân thất nghiệp 2021 ...................................................................
14 1.1.3 Nguyên nhân thất nghiệp 2022.
.................................................................. 14
1.2 Nguyên nhân chủ quan ...................................................................................... 14
1.2.1 Trình độ người lao động còn thấp. ............................................................
14 1.2.2 Năng lực làm việc không đúng với bằng cấp.
........................................... 15 1.2.3 Đòi hỏi trong công việc.
............................................................................... 15 1.2.4 Thói quen không chịu
tìm tòi, phát triển bản thân. ................................. 15
2. Giải pháp .................................................................................................................. 15
2.1 Về phía nhà nước ...............................................................................................
15 2.2 Về phía doanh nghiệp
........................................................................................ 17 2.3 Về bản thân người
lao động .............................................................................. 17
V. Kết Luận ....................................................................................................................... 18 lOMoAR cPSD| 47206071
I. Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sau đại dịch Covid-19, Việt Nam đã chịu nhiều tác động tiêu cực lên nền kinh tế. Hoạt
động sản xuất, doanh nghiệp và các ngành nghề bị suy giảm, đặc biệt là các lĩnh vực dịch
vụ và du lịch. Điều này gây ra tình trạng thất nghiệp gia tăng trong nước. Các yếu tố trong
nước như kinh tế chậm phát triển, chính sách hỗ trợ chưa đầy đủ và thị trường biến động
cũng như ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài như biến động nền kinh tế khu vực và tình hình
chính trị thế giới cũng đóng góp vào tình trạng tăng thất nghiệp tại Việt Nam. Thất nghiệp
có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế và đất nước ở nhiều khía cạnh. Về
mặt kinh tế, thất nghiệp làm tăng các chi phí phúc lợi, chi phí xã hội và trợ cấp trong khi
sản lượng kinh tế giảm, dẫn đến giảm sức mua và lạm phát. Đối với đất nước, thất nghiệp
ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các ngành sản xuất và dịch vụ, tăng tỷ lệ nợ xấu
và tăng tội phạm. Trước tình trạng thất nghiệp hiện nay ở Việt Nam, việc đẩy lùi tỷ lệ thất
nghiệp trở thành vấn đề cấp thiết yêu cầu nhiều biện pháp và chính sách. Điều này giúp
người lao động có thể tìm được việc làm trong bối cảnh kinh tế khó khăn và tạo triển vọng
cho tương lai. Do đó, nghiên cứu về biện pháp và chính sách đẩy lùi thất nghiệp trở thành 3 lOMoAR cPSD| 47206071
một yêu cầu cấp bách để ứng phó với tình hình kinh tế hiện tại và đảm bảo sự phát triển
bền vững của đất nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Thấy được sự quan trọng và cấp thiết của vấn đề, muốn đưa ra cho mọi người một cái
nhìn tổng quan về tình trạng thất nghiệp của nước ta hiện nay thông qua tìm nghiên cứu và
đưa ra các số liệu nghiên cứu cụ thể. Và tác động ảnh hưởng tiêu cực của thất nghiệp đến
đất nước ta nói chung và nền kinh tế nói riêng. Đồng thời tìm ra đưa ra hướng giải quyết
để đầy lùi tỷ lệ thất nghiệp của đất nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng: Thất nghiệp và chính sách đẩy lùi tỷ lệ thất nghiệp sau đại dịch Covid-19 tại Việt Nam. Phạm vi:
- Phạm vi nội dung: Tiểu luận môn Kinh tế học vĩ mô.
- Phạm vi đối tượng: Người lao động Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Năm 2020 – 2023.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đã sử dụng một loạt phương pháp để tìm hiểu và phân
tích vấn đề thất nghiệp tại Việt Nam. Các phương pháp chính bao gồm: -
Phương pháp định tính: Nhóm sử dụng các lý thuyết về thất nghiệp trong kinh tế học
vĩ mô để hiểu rõ hơn về bối cảnh và tác động của thất nghiệp đối với nền kinh tế. Đây là
phương pháp giúp nhóm xác định các yếu tố và quy luật ảnh hưởng đến tình trạng thất
nghiệp ở mức đại chung. -
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Nhóm đã tìm kiếm và thu thập thông tin,
tài liệu từ các nguồn đáng tin cậy như báo chí, nghiên cứu trước đây và các nguồn dữ liệu
trực tuyến có liên quan. Từ đó, nhóm đã tổng hợp, phân tích và đánh giá một cách toàn
diện, khách quan và thực tế về tình trạng thất nghiệp tại Việt Nam, bao gồm những điểm
yếu, hạn chế và thách thức. -
Phương pháp thống kê: Nhóm đã tìm kiếm và thu thập số liệu từ các nguồn thống kê
chính thức và các nghiên cứu trước đây liên quan đến việc làm và thất nghiệp tại Việt Nam,
đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Bằng cách sử dụng các phương pháp thống
kê, nhóm đã phân tích và trình bày số liệu một cách logic và khách quan, từ đó đưa ra
những nhận định và kết luận có cơ sở vững chắc.
5. Ý nghĩa thực tế của đề tài:
Nghiên cứu về đề tài "Thất nghiệp và chính sách đẩy lùi tỷ lệ thất nghiệp sau đại dịch
Covid-19 tại Việt Nam" có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hiểu và đánh giá tình
hình thất nghiệp sau đại dịch Covid-19, cũng như đề xuất các chính sách và biện pháp
nhằm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và phục hồi nền kinh tế. Cụ thể: lOMoAR cPSD| 47206071
¥ Nghiên cứu cung cấp thông tin chi tiết về tình hình thất nghiệp sau đại dịch Covid19
tại Việt Nam và những xu hướng biến đổi trong tương lai. Điều này giúp chính phủ,
các tổ chức và cá nhân có cái nhìn rõ ràng hơn về tác động của đại dịch và đưa ra
các chiến lược và chính sách phù hợp để đẩy lùi tỷ lệ thất nghiệp và khôi phục nền kinh tế.
¥ Phân tích các nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp sau đại dịch Covid-19, từ đó
đề xuất các giải pháp cụ thể để giảm thiểu tình trạng này. Các nguyên nhân có thể
liên quan đến suy thoái kinh tế, gián đoạn chuỗi cung ứng, sự thay đổi trong công
nghệ và tổ chức lao động, cũng như những thách thức trong việc tái tạo và tạo việc làm mới.
¥ Đánh giá tác động của thất nghiệp sau đại dịch Covid-19 đến các nhóm dân cư khác
nhau. Việc này giúp xác định các nhóm dân cư có nguy cơ cao về thất nghiệp và đề
xuất các biện pháp hỗ trợ và chính sách đặc thù cho từng nhóm, như người lao động
tạm thời mất việc, lao động tự do, và những nhóm đặc biệt như thanh niên và phụ nữ.
¥ Nghiên cứu cũng tìm hiểu về tác động của thất nghiệp sau đại dịch Covid-19 đến sức
khỏe tâm lý và thể chất của người lao động. Điều này giúp đưa ra các biện pháp hỗ
trợ và chăm sóc sức khỏe tâm thần, đào tạo lại và chuyển đổi nghề nghiệp cho người
6. Kết cấu của bài làm: Gồm 5 phần. Phần 1. Phần mở đầu.
Phần 2. Nội dung về thất nghiệp.
Phần 3. Thực trạng về việc làm và thất nghiệp.
Phần 4. Nguyên nhân và giải pháp. Phần 5. Kết luận.
II. Nội dung về thất nghiệp
1. Khái niệm về thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp
* Khái niệm: Thất nghiệp là tình trạng mà những người trong độ tuổi lao động tạm thời
không có quan hệ lao động hay chỉ thực hiện với công việc ngắn hạn, họ có khả năng lao
động nhưng không có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm. * Tỷ lệ thất nghiệp:
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm (%), biểu hiện so sánh giữa số người thất nghiệp so
với tổng số người thuộc lực lượng lao động trong xã hội. 5 lOMoAR cPSD| 47206071 (tỷ lệ thất nghiệp =
Số người thất nghiệp× 100%) Lực lượng lao động
Các khái niệm khác:
Người có việc làm là những người làm việc mà được nhận tiền công, lợi nhuận, những
phúc lợi từ công việc của họ, có thể là tiền, hiện vật,... hoặc tự tạo việc làm riêng từ thu
nhập gia đình, từ lợi ích khác,...
Lực lượng lao động là bộ phận lớn bao gồm dân số trong độ tuổi và có khả năng lao
động, trong đó có cả những người chưa có việc làm và có việc làm.
2. Đo lường thất nghiệp
- Tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ phần trăm số người thất nghiệp trong lực lượng lao động.
- Tỷ lệ tham gia lao động: tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động trong tổng dân số thuộc độ
tuổi trưởng thành, có khả năng lao động.
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (được tính bởi các nhà kinh tế)
3. Phân loại thất nghiệp
3.1 Phân loại hình thức thất nghiệp
- Thất nghiệp theo giới tính (nam, nữ), lứa tuổi.
- Thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc.
- Thất nghiệp theo địa lý (vùng, lãnh thổ: nông thôn, thành thị,...).
- Thất nghiệp theo ngành nghề (nông nghiệp, kinh tế).
3.2 Phân loại lý do thất nghiệp
- Bỏ việc: người lao động tự ý xin nghỉ việc vì lý do chủ quan (môi trường không thích hợp,
mức lương không thỏa đáng, bản thân không thấy phù hợp với công việc đó,...).
- Mất việc: người lao động bị mất việc làm, không có việc làm từ các cơ quan, công ty cho
thôi việc, bãi bỏ vì lý do nào đó (khả năng làm việc hạn chế,....).
- Nhập mới: người vừa tham gia vào lực lượng lao động ở thị trường, mới tham gia và chưa
tìm được việc làm (sinh viên ra trường đang tìm kiếm việc,...).
- Tái nhập: người đang không còn tham gia vào lực lượng lao động, hiện muốn gia nhập
lại vào lực lượng nhưng chưa tìm kiếm việc làm phù hợp,.. ).
3.3 Phân loại tính chất của thất nghiệp
- Thất nghiệp tự nguyện: thực trạng phát sinh thất nghiệp do người lao động không đồng
thuận với việc làm hiện thời cùng mức lương của công việc đó.
- Thất nghiệp không tự nguyện: thực trạng phát sinh thất nghiệp do người lao động sẵn sàng
làm việc cùng mức lương hiện hành nhưng vẫn không tìm được công việc đó. lOMoAR cPSD| 47206071
3.4 Phân loại nguyên nhân thất nghiệp
- Thất nghiệp tự nhiên: mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế trải qua, nó không
mất đi nhưng cũng không bị biến đổi trong thời gian dài, tồn tại ở trong thị trường cân bằng, bao gồm:
+ Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra vì sự mất cân bằng giữa nhu cầu sử dụng lao động về mặt cơ
cấu giữa cung và cầu lao động. Có thể hiểu rằng lượng cung vượt lượng cầu; vè nguyên
nhân người lao động bị hạn chế, thiếu sót kỹ năng, hay sự khác biệt giữa các địa điểm cư
trú (thay đổi cơ cấu, đào tạo lao động không thỏa mãn được nhu cầu thị trường, luật tiền lương tối thiểu,..).
+ Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi người lao động đang tìm kiếm việc, bỏ việc làm cũ tìm
việc mới, xuất hiện sự thay đổi, biến động về địa lý hoặc những người tái gia nhập, gia
nhập vào lực lượng lao động, họ cần thời gian để tìm kiếm việc làm. Hơn nữa, thất nghiệp
này còn xem là thất nghiệp cố hữu trong các ngành, do nền kinh tế luôn thay đổi nên rất
khó để thoát khỏi đơn giản.
+ Thất nghiệp thời vụ: xảy ra khi người lao động không có việc làm trong một khoảng thời
gian nhất định trong tháng, trong năm,...
- Thất nghiệp chu kỳ: Là tình trạng mà nền kinh tế bị suy thoái; sản lượng giảm xuống
thấp hơn sản lượng tiềm năng (theo lý thuyết Keynes).
- Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển:Theo lý thuyết này, xảy ra khi mức lương tối thiểu
được quy định cao hơn mức lương theo quy luật cung cầu do thị trường quy định.
3.5 Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
- Thất nghiệp tạm thời: diễn ra khi một số người lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc nơi
làm việc tốt hơn, phù hợp với mong muốn riêng (vị trí địa lý thuận lợi, lương cao,...).
- Thất nghiệp cơ cấu: diễn ra khi có sự mất cân đối cung và cầu giữa các thị trường lao
động (khu vực, ngành nghề,...) nó gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng
điều chỉnh cung của các thị trường lao động. Khi sự lao động này là mạnh kéo dài, vấn
nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng.
- Thất nghiệp từ yếu tố ngoài thị trường: diễn ra khi tiền lương được ấn được không do các
lực lượng thị trường và cao hơn mức cân bằng thực tế của thị trường lao động.
- Thất nghiệp do thiếu cầu: diễn ra bởi sự suy giảm tổng cầu, nó còn được gọi là thất nghiệp
chu kỳ kinh doanh do các nền kinh tế thị trường gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ
kinh doanh, và diễn ra ở mọi nơi, mọi ngành nghề,...
4. Ảnh hưởng của thất nghiệp 7 lOMoAR cPSD| 47206071
Đối với tình hình dịch bệnh Covid đang hoành hành một cách phức tạp, khó kiểm soát như
hiện nay thì tình trạng thất nghiệp đang là vấn đề đáng báo động với những người lao động.
Một lượng lớn doanh nghiệp trong và ngoài nước đã và đang hoạt động kinh doanh khó
khăn, thua lỗ, gây ảnh hưởng không ít đến nền kinh tế hiện nay.
- Sự tăng trưởng kinh tế và lạm phát:
Thất nghiệp tăng tức là lực lượng lao động xã hội sẽ không được huy động vào hoạt động
sản xuất kinh doanh tăng; nó là sự hao phí lao động xã hội mà xã hội chính là nhân tố cơ
bản để phát triển kinh tế. Thất nghiệp tăng cũng có nghĩa là nền kinh tế đang dần bị suy
thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng, do thiếu vốn đầu tư (vốn ngân
sách đang bị giảm và thu hẹp bởi thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc
làm,…). Ngoài ra, thất nghiệp tăng cũng là nguyên nhân kéo nền kinh tế đến bờ vực của lạm phát.
- Thu nhập và đời sống của người dân lao động
Khi người lao động bị thất nghiệp, có nghĩa họ đang mất việc làm, và như vậy sẽ mất đi
nguồn thu nhập. Vì thế, đời sống của bản thân người lao động và gia đình họ sẽ trở nên
khó khăn. Việc này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tự đào tạo lại chuyển đổi nghề
nghiệp, quay trở lại thị trường lao động; con cái của họ sẽ gặp trở ngại khi đến trường;
sức khoẻ họ sẽ giảm sút, lao lực do thiếu kinh tế để nuôi dưỡng, chăm sóc y tế,…Có thể
nói, thất nghiệp “đưa đẩy” người lao động đến sự bần cùng, mất mát đến chán nản với
cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc,…
- Trật tự xã hội
Thất nghiệp làm gia tăng ảnh hưởng đến trật tự xã hội, xã hội trở nên bất ổn; hiện tượng
lãn công, bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống… ngày một xuất hiện: hiện
tượng tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều lên như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…
Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó, có thể có
những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị.
III. Thực trạng việc làm và thất nghiệp
1. Thực trạng việc làm hiện nay của Việt Nam
1.1 Số liệu thống kê
* Lực lượng lao động:
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý IV năm 2022 là 52,1 triệu người, cao
nhất trong vòng 2 năm trở lại đây, tăng gần 0,3 triệu người so với quý trước và tăng gần
1,4 triệu người so với cùng kỳ năm trước. So với quý trước, lực lượng lao động ở khu vực
thành thị không thay đổi nhiều, khu vực nông thôn tăng khoảng 0,3 triệu người, lực lượng
lao động nam và nữ đều tăng hơn 0,1 triệu người. So với cùng kỳ năm trước, lực lượng lao
động tăng ở khu vực thành thị (tăng 0,5 triệu người) và khu vực nông thôn (tăng gần 1 triệu người). lOMoAR cPSD| 47206071
Lực lượng lao động theo quý, giai đoạn 2020 – 2022
Đơn vị tính: Triệu người
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý IV năm 2022 là 68,9%, tăng 0,2 điểm phần trăm
so với quý trước và tăng 1,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động của nữ là 62,7%, thấp hơn 12,8 điểm phần trăm so với nam (75,4%). Tỷ lệ
tham gia lực lượng lao động khu vực thành thị là 66,4%, trong khi đó tỷ lệ này ở nông thôn
là 70,4%. Xem xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị
thấp hơn khu vực nông thôn ở các nhóm tuổi rất trẻ và nhóm tuổi già, trong đó chênh lệch
nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 55 tuổi trở lên (thành thị: 32,7%; nông thôn: 46,7và nhóm
từ 15-2 tuổi (thành thị: 34,8%; nông thôn: 44,1 . Điều này cho thấy, người dân tại khu vực
nông thôn gia nhập thị trường lao động sớm hơn và rời bỏ thị trường muộn hơn khá nhiều
so với khu vực thành thị; đây là đặc điểm điển hình của thị trường lao động với cơ cấu lao
động tham gia ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý IV năm 2022 là 26,4%, cao hơn 0,1
điểm phần trăm so với quý trước và hơn 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Trong tổng số 23,5 triệu người từ 15 tuổi trở lên không tham gia thị trường lao động
(ngoài lực lượng lao động của quý IV năm 2022, có 12,5 triệu người trong độ tuổi lao động,
tập trung nhiều nhất ở nhóm 15-19 tuổi (6,0 triệu người) .
* Số người có việc làm:
Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý IV năm 2022 là 51,0 triệu người, tăng
239, nghìn người so với quý trước và tăng gần 2,0 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
Lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 18,8 triệu người, tương đương với quý trước
và tăng 0,9 triệu người so với cùng kỳ năm trước; số có việc làm ở nông thôn là 32,2 triệu
người, tăng 2 7,7 nghìn người so với quý trước và tăng 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước.
Số lao động có việc làm quý III và quý IV, giai đoạn 2019-2022
Đơn vị tính: Nghìn người 9 lOMoAR cPSD| 47206071
Thông thường, quý IV là quý mà thị trường lao động cần huy động rất nhiều nguồn nhân
lực phục vụ các dịp lễ tết cuối năm, do đó số có việc làm thường tăng cao, như trong năm
2019, thời điểm trước khi có dịch Covid-19, lao động có việc làm trong quý IV tăng , 6
nghìn người (tương đương tăng gần 1%), tuy nhiên trong quý IV năm 2022, lần đầu tiên ở
Việt Nam diễn ra tình trạng thiếu đơn hàng vào dịp cuối năm do tác động của tình hình an
ninh chính trị nhiều nơi trên thế giới bất ổn, giá nguyên liệu, nhiên liệu, khí đốt tăng cao,
buộc các nước Châu Âu phải cắt giảm chi tiêu, mua sắm vào dịp cuối năm, cùng với đó lãi
suất và tỷ giá tăng vọt khiến các doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn và buộc phải cắt
giảm lao động, điều này làm giảm tốc độ tăng lao động trong quý IV năm nay chỉ còn 0,5%.
Trong quý IV năm 2022, lao động có việc làm trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy
sản là 14,1 triệu người, tăng 116,8 nghìn người so với quý trước và giảm 19 ,8 nghìn người
so với cùng kỳ năm trước; ngành dịch vụ là 19,9 triệu người tăng 125,9 nghìn người so với
quý trước và tăng 2,0 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Ngược với xu hướng tăng của
ngành dịch vụ và ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản thì số có việc làm trong ngành công
nghiệp và xây dựng có xu hướng giảm so với quý trước, số người làm việc ở ngành này
trong quý IV là gần 17,0 triệu người, giảm 3,1 nghìn người so với quý trước.
Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức 1 quý IV năm 2022 là 65,4 , tăng 0,4 điểm
phần trăm so với quý trước và giảm 2,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ
lao động phi chính thức khu vực thành thị là 46,6 , tăng 0,7 điểm phần trăm so với quý
trước và giảm 2,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này ở khu vực nông thôn
là 74,6 , tăng 0,1 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 2,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
1.2 Nhận xét chung và phân tích tình hình lao động nước ta hiện nay
Tình hình lao động ở Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến đáng chú ý. Theo số
liệu trong quý IV năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã đạt mức 52,1 triệu
người, cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Số này tăng gần 1,4 triệu người so với cùng
kỳ năm trước, cho thấy sự tăng trưởng tích cực trong lực lượng lao động của đất nước
Một điểm đáng chú ý khác là sự tăng của lực lượng lao động ở khu vực nông thôn. Trong
khi lực lượng lao động ở khu vực thành thị không thay đổi nhiều, lực lượng lao động ở khu
vực nông thôn tăng khoảng 0,3 triệu người so với quý trước và gần 1 triệu người so với lOMoAR cPSD| 47206071
cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy người dân tại khu vực nông thôn đang gia nhập thị
trường lao động sớm hơn và rời bỏ thị trường muộn hơn so với khu vực thành thị.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cũng có sự tăng so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tham
gia lực lượng lao động quý IV năm 2022 đạt 68,9%, tăng 1,1 điểm phần trăm. Tuy nhiên,
tỷ lệ tham gia của nữ lao động (62,7%) vẫn thấp hơn so với nam lao động (75,4%). Tỷ lệ
tham gia lực lượng lao động cũng có sự chênh lệch giữa khu vực thành thị (66,4%) và khu
vực nông thôn (70,4%). Điều này cho thấy sự khác biệt trong cơ cấu lao động và tình hình
tham gia lao động giữa các vùng.
Trong khi số người có việc làm trong quý IV năm 2022 tăng lên 51,0 triệu người, số lao
động có việc làm trong ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng giảm. Ngược lại,
ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự tăng, và ngành dịch vụ cũng tăng mạnh. Điều
này cho thấy sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề và sự phát triển của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế.
Ngoài ra, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức cũng đã có những biến đổi. Trong
quý IV năm 2022, tỷ lệ lao động phi chính thức đạt 65,4%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với
quý trước. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn giảm 2,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ
lệ lao động phi chính thức ở khu vực thành thị tăng lên 46,6%, trong khi khu vực nông thôn
đạt 74,6%. Điều này cho thấy sự chênh lệch giữa các vùng về tình trạng lao động chính thức và phi chính thức.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong quý IV năm 2022, Việt Nam đã phải đối mặt với tình
trạng thiếu đơn hàng vào dịp cuối năm. Bởi vì tình hình an ninh chính trị bất ổn ở nhiều
nơi trên thế giới, sự tăng giá nguyên liệu và nhiên liệu, lãi suất và tỷ giá tăng cao đã tác
động đáng kể đến các doanh nghiệp và làm giảm tốc độ tăng lao động trong quý IV. Điều
này đồng nghĩa với việc một số doanh nghiệp đã phải cắt giảm lao động để đối phó với khó khăn kinh tế.
Tổng kết lại, tình hình lao động ở Việt Nam hiện nay đang có những chuyển động tích
cực, như tăng trưởng lực lượng lao động, sự gia nhập thị trường lao động của khu vực nông
thôn và sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức cần được
giải quyết, như chênh lệch giới tính trong tình hình tham gia lao động, tình trạng lao động
phi chính thức và khó khăn kinh tế mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt. Để phát triển
một thị trường lao động bền vững, cần có sự đồng bộ trong các chính sách và biện pháp hỗ
trợ phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và doanh nghiệp.
2. Thực trạng về thất nghiệp tại VN
2.1 Thu nhập bình quân của người lao động * Năm 2020
Theo dữ liệu của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam. Năm 2020, thu nhập bình quân tháng
của lao động làm công hưởng lương đạt 6,6 triệu đồng, giảm gần 100 nghìn đồng so với năm 2019. * Năm 2021 11 lOMoAR cPSD| 47206071
Theo dữ liệu của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam. Năm 2021, thu nhập bình quân tháng
của người lao động làm công hưởng lương đạt 5,7 triệu đồng, giảm 32.000 đồng so với
năm 2020. * Năm 2022
Theo dữ liệu của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam. Năm 2022, Thu nhập bình quân tháng
của người lao động năm 2022 là 6,7 triệu đồng, tăng 927 nghìn đồng so với năm trước và
tăng 759 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2019.
2.2 Tỉ lệ thất nghiệp * Năm 2020
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2020 là 2,48%, cao hơn 0,31 điểm phần
trăm so với năm 2019; tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) năm 2020 là 7,10%.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động khu vực thành thị là 3,88%, tăng 0,77 điểm phần trăm. * Năm 2021
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2021 là 3,56%, giảm 0,42 điểm
phần trăm so với quý trước và tăng 0,93 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ
lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là 5,09%, giảm 0,45 điểm phần trăm
so với quý trước và tăng 1,39 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. * Năm 2022
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong năm 2022 là 7,72%, giảm 0,83 điểm phần trăm
so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,70%, giảm 2,13
điểm phần trăm so với năm trước. * Quý I 2023
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2023 là 2,25%, giảm 0,07 điểm phần
trăm so với quý trước và giảm 0,21 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
IV. Nguyên nhân và giải pháp
1. Nguyên nhân thất nghiệp.
1.1 Nguyên nhân khách quan
1.1.1 Nguyên nhân thất nghiệp năm 2020
Xuất hiện từ cuối năm 2019, đại dịch COVID đã để lại những thiệt hại vô cùng to lớn
cho nền kinh tế nói chung và lao động, việc làm nói riêng. Diễn biến ngày càng phức tạp
do tốc độ lây lan dịch bệnh tăng theo cấp số mũ. Cuối năm 2020, thế giới ghi nhận
82.408.491 ca nhiễm và 1.798.511 trường hợp tử vong do COVID-19 tại 220 quốc gia,
vùng lãnh thổ.. Trong hoàn cảnh dịch bệnh, lưu thông vận chuyển hàng hóa trở nên khó
khăn dẫn đến sản xuất đình trệ không cần nhiều công nhân như trước. Thương mại quốc tế
sụt giảm nghiêm trọng, với 80% hàng hóa toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển, các
hải cảng bị kẹt, chậm trễ do đây là nơi virus tấn công hàng đầu. Dịch bệnh cũng tác động
đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ngay khi Covid-19 bùng phát, nhiều thương vụ mua lOMoAR cPSD| 47206071
bán, sáp nhập bị đình chỉ hoặc hủy bỏ, nhiều dự án đầu tư đang triển khai bị đình trệ.Biện
pháp cách ly cũng khiến cho nhu cầu tiêu dùng đối với các loại hàng hóa không cần thiết
giảm xuống dẫn đến sản phẩm làm ra không được tiêu thụ, buộc các xí nghiệp nhà máy
phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm nhân công thậm chí là đóng cửa, phá sản. Từ đó
khiến cho hàng triệu lao động mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Theo Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO), lao động nữ đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề hơn so với
nam giới. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, 81 triệu việc làm đã bị lấy đi trong năm
2020 do đại dịch COVID-19. Năm 2020 trôi qua đầy biến động cùng với những biến cố vô
cùng lớn trong nền kinh tế: Nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Sự lây lan
dịch bệnh khiến ngành hàng không phải điêu đứng làm mất đi một số lượng lớn việc làm.
Thị trường lao động bị tê liệt, rơi vào khủng hoảng trầm trọng khi số lượng mất việc làm
lên đến 1,6/2 tỷ lao động trong khu vực phi nói riêng.
Trước tình hình đó, Việt Nam đã áp dụng các biện pháp đối phó chủ động để ngăn chặn
dịch bệnh cũng như tình trạng suy giảm kinh tế, nền kinh tế Việt Nam có sức chống chịu
và phục hồi đáng kể, là một trong số ít quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng dương. Mặc dù
vậy, tình hình lao động Việt Nam vẫn chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. “Tính đến tháng 12
năm 2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch
Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ
làm, giảm thu nhập,… Trong đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ
làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng
hoạt động sản xuất kinh doanh.’’ [1]
Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng luôn tồn tại, tỷ lệ này càng tăng cao đặc
biệt là trong bối cảnh dịch. Việc áp dụng các biện pháp cách ly khiến cho tiềm năng của
người lao động không được khai thác hiệu quả.
1.1.2 Nguyên nhân thất nghiệp 2021
Năm 2021, dịch COVID-19 kéo dài, hàng chục nghìn doanh nghiệp Việt Nam giải thể,
ngừng hoạt động, một số hoạt động cầm chừng chỉ với 30-50% số lao động để đảm bảo
yêu cầu giãn cách khiến cầu lao động giảm nghiêm trọng. Việc giãn cách khiến cho các
ngành nghề dịch vụ hầu như đóng băng nhất là lĩnh vực du lịch, nhà hàng,... từ đây một số
lượng lớn lao động đã mất đi việc làm . Không dừng lại ở đó, do nổi sợ tâm lí về dịch bệnh
khiến cho người lao động có xu hướng quay trở về quê khiến cho nhiều doanh nghiệp thiếu hụt lao động.
1.1.3 Nguyên nhân thất nghiệp 2022.
Năm 2022, trước tình hình lạm phát tăng cao, Fed đã đẩy mạnh tăng lãi suất để kiềm
chế lạm phát, khiến cho thị trường nhà đất suy yếu, các công ty phải cắt giảm tuyển dụng.
Năm 2022, kinh tế thế giới đối mặt với những thách thức rất lớn, biến động nhanh, khó
lường và tính bất ổn cao; lạm phát đã tăng lên mức báo động đỏ; xung đột Nga - Ukraine
càng ngày càng nóng. Những điều này ngay lập tức tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta, 13 lOMoAR cPSD| 47206071
là một quốc gia lớn phụ thuộc vào xuất khẩu. Các doanh nghiệp không ký được đơn hàng
xuất khẩu nên buộc phải sa thải, cho công nhân nghỉ việc tạm thời khiến cho mất việc hàng loạt.
Nếu năm 2021 chúng ta chứng kiến những cơn sốt thì năm 2022 là sự rớt giá khinh
hoàng, rơi vào trạng thái ngủ đông. Thêm vào đó, sự biến động mạnh và lao dốc của thị
trường chứng khoáng khiến cho việc huy động vốn càng khó khăn. Chính vì điều này mà
hàng loạt môi giới bất động sản phải thất nghiệp, công ty phải phá sản.
1.2 Nguyên nhân chủ quan
1.2.1 Trình độ người lao động còn thấp.
Trong bối cảnh hội nhập ngày nay, các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam mọc
lên như nấm, kỹ năng ngoại ngữ là vô cùng cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao
động có thể tìm được công việc lý tưởng. Tuy nhiên, trong nền giáo dục hiện của nước ta
thì giáo trình ngoại ngữ chưa thực sự có hiệu quả.
Thêm vào đó suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ hiện nay rất dễ lệch lạc, không thực sự
cố gắng để tiếp thu các kiến thức ngành nghề chuyên môn khiến cho quá trình tìm kiếm
việc làm trở nên khó khăn.
Các kỹ năng mềm trong cuộc sống như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm,...
cũng rất quan trọng. Nhưng nhìn vào thực tế, một số bạn trẻ vẫn còn e ngại, tự ti khi ở trước mặt nhiều người.
Hiện trạng ngày nay của Việt Nam là tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng các doanh nghiệp lại
thiếu hụt lao động. Đó là do lao động Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chí, trình độ chuyên môn.
1.2.2 Năng lực làm việc không đúng với bằng cấp.
Việc các bạn không để tâm vào việc học, cậy vào gia đình,... Tuy nhiên bằng cấp là một
trong những chỉ tiêu để đánh giá khả năng làm việc của bạn. Do đó, các hiện tượng gian
lận, mua điểm làm giả bằng cấp bắt đầu xuất hiện tràn lan. Điều này càng đánh vào tâm lý
của các bạn, gây ra suy nghĩ “ không cần học cũng có được bằng cấp”.
1.2.3 Đòi hỏi trong công việc.
Có không ít những bạn quan niệm phải vào làm trong các doanh nghiệp nhà nước hoặc
là công việc mình làm phải đáp ứng các yêu cầu về thời gian và tiền lương mà chính bản
thân họ đề ra. Nhưng thực tế vốn dĩ khắc nghiệt, đa số các sinh viên ngày nay ra trường
làm công việc trái ngành, tiền lương thấp, chính sách công ty không tốt, không có phúc lợi
từ đó sinh ra nghỉ việc. Thất nghiệp trong thời gian dài, khiến các bạn càng trở nên khó
khăn trong quá trình tìm việc làm.
1.2.4 Thói quen không chịu tìm tòi, phát triển bản thân.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngày càng nhiều công cụ tiện ích
ra đời. Nếu chúng ta không bỏ thời gian, công sức ra để tìm hiểu và sử dụng thì năng suất, lOMoAR cPSD| 47206071
hiệu quả làm việc sẽ bị bỏ lại phía sau. Tệ hơn nữa là bị sa thải, dành chỗ cho các lao động
có năng suất, hiệu quả làm việc cao hơn. 2. Giải pháp
2.1 Về phía nhà nước
- Hướng nghiệp hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn lao động
Công tác giáo dục và đào tạo cần phải phù hợp với yêu cầu và thực tế phát triển của nền
kinh tế, vì thế ngành giáo dục phải không ngừng cải cách chương trình, nội dung cũng như
phương pháp giảng dạy ở tất cả các cấp mà đặc biệt quan tâm đến giáo dục ở bậc đại học
và dạy nghề cho phù hợp với thực tế. Đào tao nghề cần căn cứ trên định hướng phát triển
kinh tế, coi trọng công tác dự báo nhu cầu lao động theo các trình độ.
Không ngừng mở rộng giao lưu quốc tế nhằm học hỏi các kinh nghiệm, nâng cao kiến
thức. Lao động không chỉ hiểu biết chuyên sâu về một ngành nghề mà còn phải biết các
kiến thức tổng hợp khác như: ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm...
Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức của công nhân,
người lao động để họ thấy rõ việc học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp vừa là
quyền lợi, vừa là yêu cầu để đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao năng suất lao
động, bảo đảm chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển
doanh nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra còn phải định hướng, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên. Kéo dài thời
gian học nghề và nâng cao trình độ trung bình. Đào tạo và nâng cao năng lực hệ thống quản
lý lao động- việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện cho người lao động học tập suốt đời
- Mở các chương trình đào tạo lại và đào tạo nghề miễn phí
Với tình trạng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, Nhà nước nên tổ chức các chương
trình đào tạo lại để nâng cao chuyên môn và kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu kinh tế ngày càng phát triển sâu rộng.
Hiện nay, ở nước ta vẫn còn nhiều những lao động chưa được qua đào tạo do không có
điều kiện kinh tế hoặc ở những thôn không được tiếp cận giáo dục. Giải pháp đặt ra là Nhà
nước kết hơp với các chính quyền địa phương tổ chức các chương trình đạo tạo nghề miễn
phí cho những đối tượng thất nghiệp chưa được qua đào tạo, những đối tượng lao động yếu thế trên cả nước.
- Miễn giảm thuế thu nhập
Trong đại dịch Covid-19 đang hoành hành tại nước ta, nhiều người lao động và doanh
nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề do đó rất cần có sự giúp đỡ từ phía Chính phủ. Điều đầu tiên
Chính phủ có thể giúp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và người lao động đó là
miễn giảm thuế thu nhập. 15 lOMoAR cPSD| 47206071
Đến đầu năm 2021, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 03/2021/TTBTC hướng dẫn
về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp khoa học và công
nghệ. Tuy nhiên, không chỉ có những doanh nghiêp khoa học và công nghệ bị ảnh hưởng
do dịch Covid-19 nên Chính phủ nên xem xét và đưa ra các hỗ trợ về thuế cho các doanh
nghiệp ở các lĩnh vực khác. - Kích cầu
Sự giảm sút của tổng cầu là nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp phải
thu hẹp sản xuất và công nhân bị thất nghiệp. Vì vậy, cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà
nước nhằm nâng cao tổng cầu trong nền kinh tế, hay như hiện nay chúng ta gọi là phải kích
cầu tiêu dùng và cầu đầu tư . Trong học thuyết của Keynest, ông đã nhấn mạnh tới các công
cụ và chính sách kinh tế mà Nhà nước có thể sử dụng để tác động tới nền kinh tế nhằm
nâng cầu, bao gồm các công cụ và chính sách kinh tế như: chính sách khuyến khích đầu tư,
công cụ tài chính và chính sách tài khoá, công cụ tiền tệ cũng như chính sách tiền tệ và lãi suất của Chính phủ.
- Mở rộng các trung tâm giới thiệu việc làm
Nhà nước tiếp tục mở rộng thêm các trung tâm giới thiệu việc làm nhằm kết nối cung
và cầu lao động. Việc này giúp người lao động rút ngắn thời gian tìm việc làm cũng như
thời gian tuyển dụng của các doanh nghiệp.
- Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội
Vào năm 2020 ,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 15/2020/QĐ-TTg về thực
hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, hỗ trợ lao động
bị giảm sâu thu nhập, có mức sống dưới mức sống thiểu với 62 nghìn tỷ. Hỗ trợ này của
Chính phủ đã giúp hơn 20 triệu đối tượng lao động bị ảnh hưởng do Covid-19.
2.2 Về phía doanh nghiệp
- Sử dụng thuyết tiền lương hiệu quả để trả lương cho người lao động cao hơn hơn mức thị
trường nhằm để tăng năng suất việc làm và giảm tỉ lệ thất nghiệp.
- Tăng cường đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên hiện tại để nâng cao năng lực và hiệu suất làm việc.
- Nâng cao chất lượng hàng hoá, đảm bảo sản phẩm chất lượng cao và tăng cường hoạt
động nghiên cứu phát triển, giúp thu hút nhiều đơn hàng và tạo nhiều cơ hội việc làm mới trong doanh nghiệp.
- Tìm kiếm các cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh để tạo ra thêm việc làm.
- Tăng cường quảng bá thương hiệu và tiếp cận khách hàng mới để tăng doanh số và mở
rộng quy mô hoạt động. lOMoAR cPSD| 47206071
- Hợp tác với các tổ chức và cộng đồng để tạo ra các chương trình đào tạo và việc làm cho người lao động.
- Tăng cường quản lý và tối ưu hóa quy trình sản xuất để tiết kiệm chi phí và đạt lợi nhuận
tối đa để có thể trả lương nhân viên đầy đủ và tốt nhất.
2.3 Về bản thân người lao động
- Nâng cao trình độ và kỹ năng: Đầu tiên, hãy đầu tư vào bản thân bằng cách liên tục nâng
cao trình độ học vấn và phát triển kỹ năng chuyên môn. Điều này sẽ tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường lao động và mở ra nhiều cơ hội việc làm.
- Tìm hiểu và tham gia vào các ngành nghề đang phát triển: Đối mặt với các thay đổi trong
thị trường lao động, hãy tìm hiểu và tìm cách tham gia vào các ngành nghề đang phát triển
và có nhu cầu tuyển dụng. Điều này có thể đòi hỏi bạn phải điều chỉnh và mở rộng kỹ
năng của mình để phù hợp với các ngành nghề mới.
- Xây dựng mạng lưới và tạo quan hệ: Xây dựng một mạng lưới chuyên nghiệp và tạo quan
hệ tốt với người khác có thể giúp bạn tìm kiếm và tiếp cận các cơ hội việc làm. Tham gia
vào các nhóm chuyên ngành, sự kiện và mạng lưới xã hội trực tuyến có thể giúp người
lao động mở rộng mạng lưới của mình và tìm hiểu về các cơ hội mới.
- Học hỏi và thích ứng với công nghệ: Công nghệ đang thay đổi nhanh chóng và có tác
động đáng kể đến thị trường lao động. Hãy đảm bảo rằng người lao động không bị bỏ lại
phía sau bằng cách theo dõi và học hỏi về các công nghệ mới và ứng dụng chúng vào công việc của mình.
V. Kết Luận
Tổng kết lại, bài tiểu luận đã nghiên cứu về tình trạng thất nghiệp và chính sách đẩy lùi
tỷ lệ thất nghiệp sau đại dịch COVID-19 tại Việt Nam. Đại dịch này đã gây ra những ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và thị trường lao động của Việt Nam, đặc biệt là trong
các ngành dịch vụ du lịch, nhà hàng và giải trí.Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã có những
phản ứng tích cực và triển khai các chính sách đẩy lùi tỷ lệ thất nghiệp. Các chính sách này
nhằm giúp người lao động mất việc làm vượt qua khó khăn, cung cấp hỗ trợ tài chính và
tìm kiếm việc làm mới. Đồng thời, Chính phủ đã tạo ra các cơ hội việc làm mới thông qua
khuyến khích đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp mới và thúc đẩy khởi nghiệp. Điều
này giúp người lao động có cơ hội tái hội nhập vào thị trường lao động sau khi mất việc do
đại dịch. Các chính sách đẩy lùi tỷ lệ thất nghiệp đã cho thấy một số kết quả tích cực, giúp
giảm thiểu tác động của đại dịch lên thị trường lao động và cung cấp hỗ trợ cho người lao
động. Tuy nhiên, cần tiếp tục theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chính sách này, và điều
chỉnh chúng theo thời gian để đáp ứng những thách thức mới và nhu cầu thị trường lao
động đang thay đổi. Để đạt được mục tiêu đẩy lùi tỷ lệ thất nghiệp sau đại dịch COVID19,
sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và xã hội dân
sự là vô cùng quan trọng. Cần tạo ra một môi trường hỗ trợ và thân thiện cho doanh nghiệp, 17 lOMoAR cPSD| 47206071
đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để họ có thể phục hồi và tạo ra việc làm mới.
Đồng thời, cần tiếp tục đẩy mạnh đào tạo và phát triển kỹ năng cho người lao động, nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động và thích ứng với các ngành nghề
mới nổi. Chính sách đẩy lùi tỷ lệ thất nghiệp cũng cần chú trọng đến việc đảm bảo an sinh
xã hội cho người lao động. Bảo hiểm thất nghiệp và các khoản hỗ trợ xã hội khác cần được
cải thiện và mở rộng phạm vi đối tượng để đảm bảo rằng những người lao động mất việc
có thể có một môi trường sống ổn định trong thời gian chờ đợi tìm được việc làm mới.
Ngoài ra, để xây dựng một nền kinh tế chống chịu đại dịch mạnh mẽ hơn, cần thúc đẩy đổi
mới và sự đa dạng hóa nền kinh tế. Điều này đòi hỏi sự đầu tư vào các ngành công nghiệp
mới, công nghệ cao và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, cần tạo điều kiện thuận
lợi để khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, từ đó tạo ra cơ hội việc làm mới và sự đa
dạng trong lĩnh vực kinh tế. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hợp tác và giao lưu với các quốc gia
khác để tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh tế, đầu tư và việc làm. Việc tham gia vào các hiệp
định thương mại và kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội việc
làm mới cho người lao động Việt Nam.
Vì thời gian, kiến thức và năng lực của nhóm là hữu hạn cho nên việc làm tiểu luận sẽ
không tránh khỏi được những thiếu sót nhất định. Nhóm sinh viên chúng em rất mong nhận
được cảm thông và góp ý của thầy. Chúng em xin chân thành cảm ơn. HẾT