Tiểu luận Các kĩ năng cần thiết của sinh viên - Sinh viên đại học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Đối với sinh viên đại học, đặc biệt đối với những sinh viên năm nhất, việc học hỏi,rèn luyện và thực hiện được các kỹ năng trong học tập và trong cuộc sống là một điều vôcùng quan trọng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI *******
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
(Thay thế bài thi kết thúc học phần)
HỌC PHẦN: SINH VIÊN ĐẠI HỌC
CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC Sinh viên : NGUYỄN GIA BÁCH Lớp : CNTT D2023A Mã sinh viên : 223001694 Học kì 1
- Năm học 2023 - 2024
Giảng viên giảng dạy : ThS. Hoàng Minh Phượng Hà Nội, 11 – 2023
Nguyễn Gia Bách – MSSV: 223001694 ĐIỂM Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2 Hoàng Minh Phượng 2
Nguyễn Gia Bách – MSSV: 223001694 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................5
LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ...............................................................................................6
NHIỆM VỤ KHI PHÂN TÍCH CHỦ ĐỀ....................................................................7 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VỀ KỸ NĂNG..................................8
1. Khái niệm về kỹ năng................................................................................................8
2. Các nhóm kỹ năng.....................................................................................................8
2.1. Kỹ năng mềm........................................................................................................8
2.2. Kỹ năng cứng........................................................................................................9
CHƯƠNG 2. CÁC KỸ NĂNG MỀM SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN CÓ...................9
1. Kỹ năng giao tiếp - ứng xử........................................................................................9
1.1. Khái niệm giao tiếp - ứng xử.................................................................................9
1.2. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp - ứng xử..................................................10
1.3. Phương pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp - ứng xử..............................................10
2. Kỹ năng tạo lập và duy trì các mối quan hệ..........................................................11
2.1. Khái niệm tạo lập và duy trì các mối quan hệ.....................................................11
2.2. Tầm quan trọng của việc tạo lập và duy trì các mối quan hệ...............................11
2.3. Phương pháp rèn luyện kỹ năng tạo lập và duy trì các mối quan hệ....................12
3. Kỹ năng làm chủ cảm xúc.......................................................................................13
3.1. Khái niệm cảm xúc..............................................................................................13
3.2. Tầm quan trọng của kỹ năng làm chủ cảm xúc...................................................13
3.3. Phương pháp rèn luyện kỹ năng làm chủ cảm xúc..............................................14 3
Nguyễn Gia Bách – MSSV: 223001694
CHƯƠNG 3. CÁC KỸ NĂNG CỨNG SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN CÓ...............15
1. Kỹ năng tự học.........................................................................................................15
1.1. Khái niệm tự học.................................................................................................15
1.2. Tầm quan trọng của việc tự học..........................................................................15
1.3. Phương pháp tự học.............................................................................................16
2. Kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập......................................................................16
2.1. Khái niệm kế hoạch học tập................................................................................16
2.2. Tầm quan trọng của việc lập ra kế hoạch học tập................................................16
2.3. Các yếu tố cần quan tâm trong xây dựng kế hoạch học tập.................................17
2.3.1. Thói quen và phong cách học tập của bản thân............................................17
2.3.2. Lịch trình công việc và thời gian của bản thân.............................................18
2.4. Phương pháp xây dựng kế hoạch học tập............................................................18
3. Kỹ năng nghiên cứu khoa học................................................................................19
3.1. Khái niệm nghiên cứu khoa học..........................................................................19
3.2. Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học trong học tập của sinh viên...............20
3.3. Phương pháp rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học........................................20 PHẦN KẾT LUẬN
KẾT LUẬN..................................................................................................................22
CÁC NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................23 4
Nguyễn Gia Bách – MSSV: 223001694 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô Hoàng Minh Phượng – Giảng viên môn
Sinh viên đại học lớp 30TRA135_Khoa KHTN + TTSK 1 đã tận tâm giảng dạy và hướng
dẫn em học tập môn học trong suốt thời gian môn học này. Nhờ sự giảng dạy và những
đóng góp cùng chỉ dẫn của cô, em đã vượt qua được những khó khăn trong quá trình học
tập môn học, hơn nữa cô cũng đã giúp em nhận thức được định hướng của bản thân trong
tương lai và mở rộng tầm tri thức của em. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần không nhỏ
vào quá trình thực hiện bài tiểu luận này của em.
Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô của Trường Đại học Thủ đô Hà
Nội – Những người đã cùng góp sức truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm để giúp em có
được nền tảng nhận thức và tri thức phát triển và tiến bộ như ngày hôm nay. Bên cạnh đó,
không thể không nhắc tới gia đình, người thân và bạn bè đã là hậu phương vững chắc, là
chỗ dựa tinh thần của em trong những khoảng thời gian khó khăn qua. Sự thành công của
bài tiểu luận này không thể không kể đến công ơn của mọi người.
Nhưng sau tất cả, em vẫn luôn có ý chí cầu tiến và nhận thức được rằng bản thân
vẫn còn nhiều thiếu sót và cần phải phát triển hơn. Vì vậy, với lượng kiến thức và kinh
nghiệm ít ỏi của bản thân, chắc chắn bài luận của em sẽ khó tránh khỏi sự thiếu sót. Kính
mong thầy cô thông cảm và góp ý để em có thể thực hiện các bài tiểu luận sau hoàn thiện
hơn và chất lượng tốt hơn. Sinh viên Nguyễn Gia Bách 5
Nguyễn Gia Bách – MSSV: 223001694
LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ
Đối với sinh viên đại học, đặc biệt đối với những sinh viên năm nhất, việc học hỏi,
rèn luyện và thực hiện được các kỹ năng trong học tập và trong cuộc sống là một điều vô
cùng quan trọng. Từ một học sinh trở thành một sinh viên đại học là một bước nhảy quan
trọng của một đời người, và đây chính là khoảng thời gian tốt nhất để sinh viên có thể học
tập và rèn luyện các kỹ năng, vì môi trường đại học có rất nhiều người có thể giúp đỡ sinh
viên phát triển điều đó. Vậy nên, em lựa chọn viết về chủ đề “Các kỹ năng cần thiết của
sinh viên đại học” với mong muốn bản thân có thể tổng hợp, phân tích các kỹ năng quan
trọng đối với sinh viên, từ đó bản thân vừa có thể học hỏi, rèn luyện, vừa có thể chia sẻ tới
các bạn sinh viên khác thông qua bài tiểu luận này về các kỹ năng để mọi người xây dựng
nhận thức đúng đắn cho con đường của bản thân.
Đề tài nghiên cứu khoa học của bài tiểu luận này là một đề tài có khối lượng kiến
thức rất rộng. Mặc dù nhận thức rõ bản thân sẽ gặp nhiều khó khăn về tìm kiếm thông tin
và tính chính xác của thông tin mình tìm được, em vẫn quyết định chọn chủ đề này với
mong muốn vượt ra ngoài vùng an toàn của bản thân, xây dựng cho chính mình tư tưởng
không ngại khó khăn, luôn phấn đấu vượt tới điều tích cực hơn, tự đúc rút cho bản thân
những kinh nghiệm để phát triển, đồng thời mong muốn có thể chia sẻ bài tiểu luận này
tới các bạn sinh viên khác để các bạn hiểu được bản chất của các kỹ năng, cũng như
phương pháp để rèn luyện những kỹ năng mà các bạn còn thiếu, đóng góp sự giúp đỡ của mình tới mọi người.
NHIỆM VỤ KHI PHÂN TÍCH CHỦ ĐỀ
Khi phân tích và nghiên cứu về đề tài “Các kỹ năng cần thiết của sinh viên đại
học”, nhiệm vụ đầu tiên em đặt ra là phải khái quát được đầy đủ các kỹ năng cần thiết cho 6
Nguyễn Gia Bách – MSSV: 223001694
sinh viên, tối thiểu ở trong môi trường đại học. Các kỹ năng đó phải đạt được các tiêu chí
gồm: các khía cạnh mà kỹ năng có thể tác động, tính thực dụng, ảnh hưởng của kỹ năng,
mức độ quan trọng của kỹ năng. Một kỹ năng hội tụ đầy đủ những yếu tố này được coi là
một kỹ năng cần thiết và mang tầm ảnh hưởng sâu sắc đối với sinh viên trong quá trình
phát triển bản thân cũng như phát triển công việc trong học tập, chuyên ngành và trong môi trường việc làm.
Để phân tích được các kỹ năng cần thiết cho sinh viên đại học yêu cầu bản thân em
phải có cái nhìn tổng thể, bao quát về nhiều khía cạnh trong học tập, công việc, trong xã
hội, trong tính cách và thói quen con người của sinh viên, kèm theo đó là khả năng tự
nhận thức của bản thân để có thể đúc rút ra những kỹ năng quan trọng điển hình để nghiên
cứu và phân tích trong bài tiểu luận này. Đây là nhiệm vụ cần thực hiện để bài tiểu luận có
thể đi đúng hướng, không bị lan man, lạc đề, và quan trọng là cần nêu được ví dụ của kỹ
năng đó cũng như ảnh hưởng của các kỹ năng và phương pháp rèn luyện kỹ năng để làm
rõ được vấn đề được nêu ra và thể hiện được chiều sâu nhận thức của em đối đề tài nghiên cứu khoa học này.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VỀ KỸ NĂNG
1. Khái niệm về kỹ năng
Kỹ năng là khả năng, là năng lực của một người về một công việc, một hoạt động
nào đó trong một tình huống, một trường hợp, một môi trường cụ thể. Kỹ năng là cách
thức con người xử lý tình huống, ứng xử trong các trường hợp cụ thể để giải quyết một 7
Nguyễn Gia Bách – MSSV: 223001694
công việc, một hoạt động, hoặc là cách thức con người thực hiện để đạt được mục tiêu đã
đề ra, đạt được mong muốn của bản thân. Vì là khả năng, năng lực cá nhân nên kỹ năng
không phải thứ bẩm sinh, sinh ra đã có, mà là một giá trị được rèn rũa, trau dồi, luyện tập
trong một thời gian dài, để từ đó trở thành một thói quen, một phản xạ tự động khi có tình
huống xảy ra. Đó là một quá trình có nhiều khó khăn, gian nan, vì kỹ năng là sự tổng hợp
của nhiều yếu tố, từ trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm, tư duy, tới tính cách, suy nghĩ, cảm xúc, thể lực.
Kỹ năng là kết quả của quá trình tự chủ bản thân và tự chủ phát triển của sinh viên
đại học, vậy nên rèn luyện và phát triển kỹ năng là việc vô cùng quan trọng đối với sinh
viên và đóng góp không nhỏ vào sự thành công của sinh viên trong môi trường đại học và
môi trường công việc cũng như trong xã hội, là yếu tố khẳng định vị trí của bất kỳ sinh
viên nào trong xã hội, trong mắt nhìn của mọi người xung quanh. Vậy nên sinh viên cần
có tinh thần không ngại khó khăn, sẵn sàng chấp nhận những điều kiện không thuận lợi để
nhận lại kinh nghiệm; giữ được một tinh thần tỉnh táo và kiểm soát được suy nghĩ, cảm
xúc trong những tình huống để có thể vận dụng kỹ năng tốt nhất, đảm bảo mọi việc đảm
nhận được diễn ra theo chiều hướng tích cực, theo hướng mong muốn của bản thân. Có
muôn vàn các kỹ năng mà sinh viên cần học hỏi và rèn luyện, nhưng chỉ cần sinh viên
nắm chắc được các kỹ năng cơ bản và cần thiết, chắc chắn sẽ có những khởi đầu thuận lợi.
2. Các nhóm kỹ năng 2.1. Kỹ năng mềm
Kỹ năng mềm là những kỹ năng được đúc rút từ quá trình trải nghiệm, thực
nghiệm thực tế trong cuộc sống, là năng lực, khả năng tự nhiên vốn có của mỗi cá nhân.
Kỹ năng mềm không phải là kỹ năng chuyên môn được giảng dạy bài bản mà được học
hỏi từ kinh nghiệm cá nhân, kinh nghiệm cuộc sống khi thực hiện các công việc, xử lý các
tình huống trong đời sống, trong học tập, việc làm. Nó bao gồm rất nhiều kỹ năng như kỹ
năng giao tiếp - ứng xử, kỹ năng tạo lập mối quan hệ, kỹ năng quản lý, ...; các kỹ năng
này đều có điểm chung là hướng tới xã hội, con người, hướng tới cách giao tiếp, ứng xử
cá nhân và đóng góp vai trò vô cùng lớn tới khả năng thành công và phát triển của các cá nhân.
Kỹ năng mềm của từng người được xác định ở mức tốt hay không tốt dựa vào cách
họ thể bản thân ra bên ngoài. Vì kỹ năng mềm được đúc rút từ kinh nghiệm, nó sẽ trở 8
Nguyễn Gia Bách – MSSV: 223001694
thành một phần tính cách và bản năng con người, nên kỹ năng mềm bao gồm cả tính cách,
nhân phẩm của cá nhân và được thể hiện thông qua hành vi, lời nói, cử chỉ. 2.2. Kỹ năng cứng
Kỹ năng cứng là những kỹ năng được đúc rút từ kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế
trong cuộc sống, khác với kỹ năng mềm, kỹ năng cứng mang tính chất chuyên môn và
học thuật hơn, và sử dụng kiến thức, trí nhớ nhiều hơn hoạt động thể chất và cảm xúc. Kỹ
năng cứng được rèn luyện không chỉ thông qua kinh nghiệm cuộc sống, mà còn từ tri thức
trong sách vở, tri thức của nhân loại, của chuyên môn chuyên sâu. Những kỹ năng cứng
gồm kỹ năng tin học, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng phân tích – đánh giá – tổng
hợp, kỹ năng vận dụng, ...; vì là kỹ năng học thuật chuyên môn nên những kỹ năng cứng
được chú trọng trọng vận dụng trong các lĩnh vực yêu cầu kiến thức như khoa học, nghiên
cứu công nghệ, văn hóa, ... hay các công việc và hoạt động yêu cầu có khả năng vận dụng
tri thức như hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, bảo vệ luận án, ...; kỹ năng cứng là
yếu tố đánh giá trình độ học thức của một người, là điều phản ánh nên quá trình học tập
và tiếp thu tri thức của một người ở mức độ tốt hay không tốt, đánh giá được trình độ học
tập, trình độ làm việc, mức độ chuyên môn của một người, vậy nên đây là kỹ năng cực kỳ
quan trọng mà sinh viên phải nghiêm túc rèn luyện.
CHƯƠNG 2. CÁC KỸ NĂNG MỀM SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN CÓ
1. Kỹ năng giao tiếp - ứng xử
1.1. Khái niệm giao tiếp - ứng xử
Giao tiếp là hoạt động trao đổi, truyền đạt thông tin giữa người với người, là hoạt
động sử dụng ngôn ngữ để nói chuyện, truyền tải thông tin giữa con người với con người.
Khó có một định nghĩa giao tiếp cụ thể và chính xác vì phải xuất phát từ thực tế rằng giao
tiếp vừa là hiện tượng phổ quát, vừa là một lĩnh vực nghiên cứu [1]. Có nhiều hình thức
giao tiếp khác nhau như giao tiếp bằng mắt, giao tiếp bằng ngôn ngữ, giao tiếp qua các
phương tiện, ...; trong hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ lại sinh ra nhiều kiểu ngôn ngữ
giao tiếp khác như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hình thể, ngôn ngữ kí hiệu, ngôn ngữ âm
thanh, ...; điểm chung của các hình thức giao tiếp đều nhằm mục đích trao đổi thông tin.
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác
động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ,
hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa 9
Nguyễn Gia Bách – MSSV: 223001694
con người với nhau [2]. Bản chất của ứng xử là lời nói, hành động, cử chỉ xuất phát từ
thái độ, suy nghĩ, cảm xúc của con người được thể hiện ra bên ngoài.
1.2. Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp - ứng xử
Kỹ năng giao tiếp - ứng xử là sử dụng lời nói, hành vi, cử chỉ, thái độ, cảm xúc của
bản thân để bắt chuyện, trao đổi thông tin với mọi người qua mọi hình thức, là phương
tiện để thiết lập các mối quan hệ và xử lý các tình huống trong đời sống. Giao tiếp khéo
léo giúp câu từ của sinh viên làm hài lòng người nghe và tâm lý mọi người cũng sẽ cởi
mở hơn, giao tiếp cởi mở tạo không khí vui vẻ, hòa nhập với mọi người, từ đó dễ dàng
chiếm được cảm tình của mọi người hơn và là chìa khóa mở ra cánh cổng thành công khi
đã có những người yêu quý mình và sẵn sàng giúp đỡ mình. Ứng xử khéo léo sẽ tạo cho
bản thân một tư duy phản xạ tự nhiên trong các tình huống bất ngờ, cách mà sinh viên
ứng xử cũng là một yếu tố thể hiện bản chất của sinh viên, trí nhận thức và tầm hiểu biết
của sinh viên, vì là phản xạ tự nhiên và gần như không có thời gian suy nghĩ nên kỹ năng
ứng xử đóng góp vai trò quan trọng tới xây dựng hình ảnh cá nhân trong nhận thức của sinh viên và mọi người.
1.3. Phương pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp - ứng xử
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp - ứng xử cần được thực hiện giữa người với người, vì
vậy sinh viên cần sẵn sàng có một tinh thần cởi mở, thoải mái và khách quan, nếu sinh
viên rèn luyện với tâm lý khép kín, không hòa nhập với tính cách mọi người hoặc đề cao
bản thân sẽ rất khó để xây dựng được mối quan hệ với mọi người, hoặc gây mất điểm với
đối phương và bản thân bị xa lánh, khó nhận được sự đồng thuận và giúp đỡ từ xung
quanh. Tâm lý cởi mở và hòa đồng, sẵn sàng tiếp nhận các luồng thông tin và ý kiến từ
xung quanh để tâm trạng được thoải mái, như vậy sẽ làm đối phương có tâm lý thoải mái
theo, tạo không khí vui vẻ, dễ chịu.
Trong quá trình rèn luyện kỹ năng mềm này, việc cập nhật thông tin và kiến thức là
vô cùng quan trọng, đó chính là thành tố mở đầu cuộc trò chuyện và mở ra sự tự tin trong
bản thân, khi có kiến thức được trang bị, sinh viên sẽ không có tâm lý lo sợ bản thân nói
sai hay làm sai, nhưng cũng cần có sự tiếp thu và vui vẻ chấp nhận sai lầm của mình khi
được góp ý, điều đó cũng là rèn luyện khả năng ứng xử, đồng thời thể hiện bản thân có kỹ
năng giao tiếp - ứng xử tốt, có tinh thần tiếp thu và sửa đổi để phát triển bản thân.
Để cải thiện kỹ năng ứng xử, sinh viên nên chủ động tiếp xúc nhiều hơn với môi
trường bên ngoài, vì thế giới luôn có những điều vượt qua tầm hiểu biết mỗi cá nhân, vậy 10
Nguyễn Gia Bách – MSSV: 223001694
nên sinh viên cần va vấp nhiều hơn với các tình huống trong cuộc sống, trong xã hội, từ
đó sinh viên tự đúc rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và phát triển được kỹ năng ứng
xử, và từ kỹ năng ứng xử sẽ có tác động tới mặt kiến thức của sinh viên và cải thiện được cả kỹ năng giao tiếp.
2. Kỹ năng tạo lập và duy trì các mối quan hệ
2.1. Khái niệm tạo lập và duy trì các mối quan hệ
Tạo lập mối quan hệ là thiết lập các mối quan hệ với các cá nhân trong một môi
trường nào đó hoặc ngẫu nhiên trong một hoàn cảnh, tình huống nào đó. Tạo lập mối
quan hệ là vận dụng kỹ năng giao tiếp để tiếp cận các cá nhân và thành lập cảm xúc tự
nhiên với đối phương, từ đó tạo sự kết nối giữa mọi người và lập nên sự liên kết về mặt cảm xúc và lý trí.
Duy trì mối quan hệ là việc một hoặc các cá nhân duy trì cảm xúc và lý trí của
mình để gìn giữ sự gắn kết của liên kết cảm xúc giữa mình với các cá nhân. Duy trì mối
quan hệ là sử dụng kỹ năng giao tiếp - ứng xử, trong đó kỹ năng ứng xử chiếm phần nhiều
hơn và ảnh hưởng tới kỹ năng giao tiếp, nhằm làm cho mối quan hệ hiện tại phát triển hơn
hoặc được duy trì và cân bằng theo thiên hướng tích cực.
2.2. Tầm quan trọng của việc tạo lập và duy trì các mối quan hệ
Nếu không tạo lập các mối quan hệ, bản thân sinh viên sẽ bị cô lập, không có mối
quan hệ nghĩa là không có sự giúp đỡ từ mọi người. Dù bản thân sinh viên chủ động hỏi
về sự giúp đỡ, sự giúp đỡ đó khó có thể chân thành bằng sự giúp đỡ từ những người có
trong mối quan hệ với mình, thậm chí bản thân những người đó sẽ chủ động ngỏ ý trợ
giúp mình trong những khoảnh khắc khó khăn. Tạo lập mối quan hệ là vô cùng cần thiết
vì khi có mối quan hệ trên môi trường đại học, sinh viên - đặc biệt là tân sinh viên sẽ đỡ
bỡ ngỡ hơn khi tiếp xúc với những điều mới, có khả năng tiếp cận các nguồn lực nhằm trợ
giúp cho quá trình học tập và làm việc của sinh viên.
Việc duy trì các mối quan hệ được đánh giá là khó hơn việc tạo lập các mối quan
hệ, vì mỗi cá nhân là một cá thể riêng biệt, với suy nghĩ, hành vi, cảm xúc riêng biệt, tạo
nên sự khác biệt giữa các cá nhân với nhau, vậy nên khi sinh viên có thể duy trì các mối
quan hệ là sinh viên đang giữ được các cơ hội tới với mình, không chỉ là giữ được những
người bạn tốt, những người có trí thức và kinh nghiệm nhằm giúp đỡ mình, mà còn là tiền
đề để xây dựng sự liên kết bền chặt về mặt cảm xúc, xây dựng được mối quan hệ ảnh 11
Nguyễn Gia Bách – MSSV: 223001694
hưởng tích cực tới bản thân, thúc đẩy bản thân phát triển và hình thành tâm lý giúp đỡ
người khác, mong muốn cùng nhau vươn lên.
2.3. Phương pháp rèn luyện kỹ năng tạo lập và duy trì các mối quan hệ
Cách học tập và rèn luyện kỹ năng tạo lập và duy trì các mối quan hệ sẽ phụ nhiều
vào cảm xúc và ý chí của sinh viên, vậy nên điều đầu tiên sinh viên cần chuẩn bị là tinh
thần dũng cảm, dám vượt qua sự ngại ngùng, tự ti của bản thân. Trong bất cứ ai cũng vậy,
đều có sự tự ti trước những điểm yếu của bản thân, nhưng đó chính là thứ ghìm chân sinh
viên lại nếu muốn tạo dựng, thiết lập các mối quan hệ và duy trì nó. Nếu sinh viên không
mạnh dạn tiến lên và thể hiện ra những tố chất của bản thân, mọi người sẽ không biết
được mình có điểm gì thu hút, mình có thế mạnh gì, bản thân sinh viên sẽ tỏa ra sự kém
thu hút, sự tự ti, tiêu cực, và làm mọi người có phần xa lánh hoặc không hào hứng khi tạo
dựng mối quan hệ. Vậy nên, điều đầu tiên mà sinh viên cần rèn luyện là rèn luyện tinh
thần tích cực, ý chí vượt qua nỗi sợ, sự tự ti để dám thể hiện và khẳng định bản thân mình,
tạo cho mình sự tự tin tích cực để thu hút mọi người.
Khi sinh viên đã tạo được các mối quan hệ, việc duy trì những mối quan hệ đó yêu
cầu khả năng cân bằng cực cao giữa các như cầu và cảm xúc, suy nghĩ, lý trí. Bản thân
sinh viên cần có lòng chân thành từ đầu để tạo lòng tin tưởng với người mà sinh viên tạo
dựng quan hệ. Nếu sinh viên có ý định tạo dựng quan hệ chỉ vì mục đích, nhu lợi cá nhân,
mối quan hệ đó sẽ trở nên độc hại, gây khó chịu cho cả hai bên và không thể bền chặt,
thậm chí có thể sinh ra kẻ thù và dẫn tới những hệ quả tiêu cực về sau. Vậy nên, sinh viên
cần có lòng trắc ẩn, lòng tốt, không trục lợi cá nhân, phải mang tinh thần “vì bạn, vì
mình”, sẵn sàng giúp đỡ hoặc hi sinh lợi ích của mình để cả hai cùng phát triển, tạo dựng mối quan hệ lành mạnh.
Trong quá trình rèn luyện kỹ năng thiết lập và duy trì mối quan hệ, sinh viên sẽ
không thể tránh khỏi việc tạo dựng với những người có ý đồ xấu, những người lợi dụng
mình, làm mình sa sút đi; sinh viên sẽ cần nhìn nhận lại các mối quan hệ độc hại này, và
cần có những phương pháp để rời bỏ những mối quan hệ đó, ví dụ như chia sẻ với gia
đình, người thân, chia sẻ với những người có khả năng giúp đỡ mình, hoặc thay đổi môi
trường mối quan hệ. Dù vậy, sinh viên không nên bị tha hóa mà cần giữ vững lập trường,
giữ vững ý chí và tinh thần tích cực, lòng chân thành, giữ vững gốc gác con người tốt của
mình để làm tiền đề thoát ra những mối quan hệ tiêu cực đó và tạo lập những mối quan hệ lành mạnh khác. 12
Nguyễn Gia Bách – MSSV: 223001694
3. Kỹ năng làm chủ cảm xúc 3.1. Khái niệm cảm xúc
Cảm xúc là sự rung động, là phản ứng của con người đối với những yếu tố ngoại
cảnh tác động vào. Hiểu theo một cách khác thì đây là một trạng thái xuất hiện khi có một
thứ gì đó tác động vào môi trường của bạn và não bộ bắt đầu diễn giải, phân tích nó [3].
Các trạng thái tâm trạng thường thấy là vui, buồn, giận dữ, hạnh phúc, ...; cảm xúc xuất
phát từ trái tim và có tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ và hành vi của con người, là điều
kiện để một người đưa ra quyết định cho lời nói và hành động của mình. Đối nghịch với
cảm xúc là lý trí, cảm xúc là xuất phát từ mong muốn của con người, còn lý trí xuất phát
từ tư duy logic. Lý trí là tổ hợp của những phân tích logic diễn ra trong trí óc con người,
có sự tính toán kỹ lưỡng và thường đối phản với với cảm xúc, chống lại cảm xúc.
Làm chủ cảm xúc là kỹ năng sử dụng cả hai phần cảm xúc và lý trí để điều khiển
hành vi của bản thân. Cảm xúc đóng vai trò xác định mong muốn của con người khi đưa
ra lời nói và hành động, thiên về mong muốn mà không suy nghĩ tới hệ quả; lý trí là suy
nghĩ logic về lời nói và hành động khi được đưa ra, lý trí phụ thuộc vào các yếu tố môi
trường diễn ra xung quanh được tổng hợp lại và phân tích trong trí óc, tính toán tới các hệ
quả. Khi hành động thiên về cảm xúc sẽ thỏa mãn được mong muốn của con người,
ngược lại khi quyết định theo lý trí có thể phải đánh đổi sự thỏa mãn cảm xúc. Kỹ năng
dung hòa và cân bằng được lý trí và cảm xúc khi đưa ra quyết định về hành vi và lời nói
được gọi là làm chủ cảm xúc.
3.2. Tầm quan trọng của kỹ năng làm chủ cảm xúc
Làm chủ cảm xúc là thành tố đầu tiên để tạo lập được mối quan hệ, kiểm soát được
cảm xúc bản thân là kiểm soát được hành vi, lời nói của bản thân, giúp việc tạo lập mối
quan hệ dễ dàng hơn. Con người luôn có nhiều cảm xúc, dù tiêu cực hay tích cực cũng sẽ
ảnh hưởng tới các mối quan hệ, thậm chí cảm xúc là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng tới chất
lượng mối quan hệ, vì vậy kỹ năng làm chủ cảm xúc giúp tạo dựng và duy trì mối quan hệ
bền vững hơn, thái độ đúng mực, ứng xử khéo léo sẽ giúp bản thân được nhận nhiều sự
quan tâm hơn từ các mối quan hệ xung quanh.
Kiểm soát cảm xúc là thể hiện được bản thân là người có học thức, có kỹ năng làm
chủ tốt các điều kiện xung quanh và cân bằng được tâm trạng của bản thân, không để tâm
trạng ảnh hưởng tới các công việc khác. Cân bằng được cảm xúc giúp sinh viên nhận thức
được các quy tắc cư xử đúng mực, nâng cao sự hiểu biết về quy tắc xử sự và thể hiện bản 13
Nguyễn Gia Bách – MSSV: 223001694
thân là người có học thức cao, biết phép tắc lễ nghĩa, ứng xử phù hợp và được mọi người
tôn trọng, kính nể, yêu quý. Bên cạnh đó, làm chủ cảm xúc còn giúp sinh viên tránh được
các xung đột không đáng có và chủ động không để người khác lợi dụng mình. Khi đã cân
bằng được cảm xúc, sinh viên sẽ có sự suy nghĩ thấu đáo về hành động và câu từ sao cho
không làm bản thân bị “vạ miệng” nhưng cũng không để người khác cảm thấy khó chịu
với mình, cũng như có sự thấu đáo khi nhìn nhận các mối quan hệ để tránh bị lợi dụng, trục lợi.
3.3. Phương pháp rèn luyện kỹ năng làm chủ cảm xúc
Rèn luyện kỹ năng làm chủ cảm xúc là yêu cầu vô cùng khó khăn đối với sinh
viên, đòi hỏi sinh viên phải có ý chí, nghị lực cao khi phản kháng lại mong muốn bản
thân. Kháng cự lại mong muốn của bản thân rất dễ gây sự tiếc nuối cho sinh viên, ảnh
hưởng đến tâm lý sợ bỏ lỡ, hoặc ham muốn nào đó bị kìm hãm có thể làm sinh viên mất
kiểm soát trong hành vi. Vì vậy, sinh viên cần rèn luyện một tinh thần kiên trì, ý chí kiên
định với lựa chọn của mình, lựa chọn đó phải dựa trên lý trí, suy nghĩ thấu đáo, nếu không
sẽ làm ảnh hưởng tới công việc, ảnh hưởng tới tâm trạng của bản thân.
Khi thực hiện phương pháp kiểm soát cảm xúc, sinh viên rất dễ bị lung lay trước
những thú vui, những cám dỗ bên ngoài, những thứ làm cảm xúc cảm thấy “vui vẻ, phấn
chấn”, vì vậy cần xây dựng tinh thần kiên định, kiên trì, dứt khoát tránh xa những cám dỗ
đó để cảm xúc được cân bằng, bình an. Học cách làm chủ ngôn từ, làm chủ hành vi bằng
lý trí là một cách hiệu quả để cảm xúc được tích cực tự nhiên, sinh viên có thể tham gia
các khóa học làm chủ kỹ năng giao tiếp - ứng xử nhằm phục vụ cho mục đích này; tập
lắng nghe bản thân, lắng nghe về điều làm bản thân mình hạnh phúc, lắng nghe và phân
tích bản thân để tự có cho mình những định hướng phát triển và sửa đổi, tránh bị điều
khiển bởi các tác nhân bên ngoài và dành được sự kính mến từ mọi người.
CHƯƠNG 3. CÁC KỸ NĂNG CỨNG SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN CÓ 1. Kỹ năng tự học 1.1. Khái niệm tự học
Tự học là kỹ năng tối thiểu sinh viên cần có khi bước chân vào môi trường đại học.
Tự học là là sự tự chủ động học hỏi, tìm hiểu và nghiên cứu kiến thức, khoa học và tự chủ
động rèn luyện nhằm giúp bản thân nắm chắc kiến thức đồng thời xây dựng cho bản thân
tư tưởng chủ động tìm hiểu và sáng tạo. Kỹ năng tự học là quá trình trau dồi và tiếp thu
kiến thức qua nhiều nguồn tài liệu, nhiều nguồn thông tin có chọn lọc và phân tích. 14
Nguyễn Gia Bách – MSSV: 223001694
Kỹ năng tự học là sự tổng hợp của nhiều kỹ năng khác nhau như kỹ năng tư duy
logic, kỹ năng phân tích – đánh giá vấn đề, kỹ năng tìm kiếm tài liệu, ...; tự học luôn luôn
được đề cao trong sự hình thành nhân cách con người và luôn có lợi ích to lớn cho sự phát
triển của con người, kỹ năng tự học có giá trị cao trong việc hình thành và xây dựng tư
duy cho bản thân, mang nhiều lợi ích trong học tập và công việc.
1.2. Tầm quan trọng của việc tự học
Khi bản thân sinh viên tự học là sinh viên đang tự chủ động tiếp thu tri thức, sự
chủ động sẽ mang lại kết quả tốt hơn sự bị động. Sinh viên đi học trên trường là sự tiếp
thu bị động, nhưng nếu sinh viên chủ động học lại và tìm hiểu thêm kiến thức, kiến thức
đó sẽ được sinh viên thu nạp toàn bộ và được ghi nhớ lâu hơn, được vận dụng triệt để hơn.
Tự học giúp sinh viên hình thành những tư duy mới mẻ hơn, tiên tiến hơn, vì sự
sáng tạo của bản thân kết hợp với nền tảng tri thức vốn có khi được trau dồi thêm sẽ sinh
ra những điều mới, những sáng kiến mới, phục vụ cho vận dụng tri thức của sinh viên
trong đời sống, học tập và công việc. Đây cũng là tiền đề quan trọng để vạch ra con
đường lý tưởng hướng tới thành công cho sinh viên. Với trí óc sáng tạo được trau chuốt
qua sự tự chủ tự học, tự tìm tòi của bản thân, sinh viên có thể dựng nên những sáng kiến
mới, góp phần nâng cao giá trị bản thân và nâng cao cuộc sống.
Tự học cũng giúp sinh viên chủ động về mặt thời gian và kiến thức, góp phần thực
hiện các công việc một cách logic hơn và không bị dồn nén thời gian. Sinh viên hoàn toàn
có quyền tự chủ năng lực của mình, học và làm ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào mà
không bị ảnh hưởng quá nhiều về hiệu suất công việc, thời hạn nhiệm vụ. Sự tự chủ thời
gian và kiến thức tạo không gian thúc đẩy sinh viên phát huy toàn bộ năng lực bản thân,
nâng tầm tri thức bản thân, khám phá ra những năng lực mình chưa nhận thấy ở bản thân. 1.3. Phương pháp tự học
Tự học là sinh viên tự thực hiện quá trình tìm hiểu và thu nạp kiến thức, nên rất dễ
bị mất định hướng khi thực hiện kỹ năng này. Việc đặt ra kế hoạch và mục tiêu rõ ràng
trong quá trình tự học là công việc nhất quán lại những hoạch định mình đề ra, mong
muốn của mình về kết quả công việc, học tập. Mục tiêu trước mắt sẽ giúp sinh viên hình
thành sự kiên trì và chăm chỉ để đạt tới vạch đích, có cho mình một kế hoạch cụ thể và chi
tiết giúp sinh viên biết được hướng cần đi, biết được mảng kiến thức, lĩnh vực nào cần tìm
hiểu, học hỏi, tiếp thu. 15
Nguyễn Gia Bách – MSSV: 223001694
Cách chọn lọc các tài liệu, các giáo trình học tập cũng cần được sinh viên để tâm
chú ý. Có rất nhiều sách và tài liệu về nhiều kiến thức khác nhau, sinh viên cần hiểu kỹ
mục tiêu của mình là gì, hiểu kỹ về kế hoạch mình đề ra để tìm chính xác về lĩnh vực
mình cần. Bên cạnh đó, sinh viên cần biết chọn lọc thông tin khi tìm kiếm các tài liệu
khoa học, các giáo trình kiến thức trước sự tràn lan những thông tin không có sự kiểm
chứng, thông tin sai lệch.
Tự học là điều đáng quý ở sinh viên, nhưng cũng cần có phương pháp tối ưu kỹ
năng tự học, tìm hiểu thêm các phương pháp tự học để mang lại hiệu suất chất lượng cho
bản thân. Tự học không có nghĩa là không có sự trợ giúp từ mọi người, sinh viên nên chủ
động huy động mọi mối quan hệ mình có để giúp đở bản thân mở mang tầm tri thức,
những mối quan hệ đó cũng là động lực cho sinh viên, động viên sinh viên trong quãng thời gian khó khăn.
2. Kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập
2.1. Khái niệm kế hoạch học tập
Kế hoạch học tập là một lịch trình có tổ chức về thời gian cho các mục đích học
tập. Lịch trình đó bao gồm các công việc cần được thực hiện và thời gian chi tiết dành cho
công việc đó, được sắp xếp theo mức độ ưu tiên tùy vào thời hạn của môn học hoặc các kĩ
năng cần rèn luyện để phục vụ cho học tập.
2.2. Tầm quan trọng của việc lập ra kế hoạch học tập
Việc lập ra kế hoạch học tập cá nhân nghĩa là bản thân đang quản lý quỹ thời gian
của mình để thực hiện các công việc học tập một cách hiệu quả. Điều này đặc biệt quan
trọng đối với sinh viên đại học. Ở môi trường đại học, việc học tập không chỉ là kiến thức
sách vở mà còn bao gồm các hoạt động ngoại khóa, các sự kiện của trường và xã hội, và
cả những công việc ngoài giờ học. Việc có một kế hoạch cụ thể để quản lý các công việc
sẽ giúp sinh viên không bị loạn khi có nhiều việc cần phải giải quyết, đồng thời chất
lượng hoàn thiện công việc cũng sẽ được nâng cao và đem lại thành tích tốt cho sinh viên.
Ngoài lợi ích về hiệu suất công việc, bản thân sinh viên cũng sẽ tự phát triển khi có
một lịch trình cụ thể và rõ ràng. Khi mọi công việc cần làm đều đã được sắp xếp để thực
hiện sẽ tránh cho sinh viên bị áp lực về thời gian, đồng thời bản thân sinh viên sẽ có
những quãng nghỉ cần thiết để hồi phục sức học tập thay vì bận bịu dồn dập với khối
lượng công việc lớn và thiếu kiểm soát về thời gian. Khi lập ra được kế hoạch học tập, tốc 16
Nguyễn Gia Bách – MSSV: 223001694
độ hoàn thành công việc của sinh viên cũng được đẩy nhanh hơn, giúp sinh viên có thời
gian giải trí dành cho các mối quan hệ hoặc các hoạt động cá nhân, thúc đẩy cuộc sống riêng của sinh viên.
2.3. Các yếu tố cần quan tâm trong xây dựng kế hoạch học tập
2.3.1. Thói quen và phong cách học tập của bản thân
Thói quen học tập là sự phản xạ của chúng ta khi đứng trước công việc học trong
một khoảng thời gian rất dài, trở thành bản năng của cá nhân. Phong cách học tập là cách
mà chúng ta thể hiện ra khả năng học tập, sáng tạo trong quá trình thực hiện công việc học tập.
Thói quen và phong cách học tập của bản thân rất dễ để ta nhận biết được. Hai điều
này đặc biệt quan trọng trong việc lập kế hoạch học tập, vì hai điều này sẽ quyết định
phần lớn khả năng bản thân có thể thực hiện bản kế hoạch đã lập ra. Nếu bản thân lập ra
kế hoạch tưởng chừng như rất hoàn hảo, sắp xếp hợp lý, nhưng lại lệch với thói quen và
phong cách của bản thân, sẽ dẫn tới việc hiệu suất công việc giảm khi trong quá trình thực
hiện kế hoạch đó, bản thân không đạt được tới khả năng cao nhất của bản thân.
Dựa vào thói quen và phong cách học tập của bản thân để có một kế hoạch học tập
phù hợp là điều tích cực. Tuy nhiên có những thói quen và phong cách mang thiên hướng
tiêu cực, làm triệt tiêu đi sự chủ động sáng tạo của bản thân, làm giảm đi khả năng thực
hiện công việc của chính bản thân theo thời gian, ví dụ như thói quen ỷ lại, thói quen chờ
đợi, trì hoãn, hay phong cách học tập thường nhảy từ việc này sang việc khác chẳng liên
quan, làm gián đoạn sự tập trung và thời gian cũng như khả năng thực hiện công việc
trọng tâm. Những thói quen và phong cách không tích cực nên được loại bỏ, điều này sẽ
phụ thuộc vào sự tự ý thức để phát triển bản thân của từng cá nhân. Sinh viên cần nhận
thức rõ điều này để tự thay đổi bản thân theo hướng tích cực đồng thời lập ra được một kế
hoạch học tập hiệu quả.
2.3.2. Lịch trình công việc và thời gian của bản thân
Một bản kế hoạch công việc hoàn chỉnh yêu cầu cần có lịch trình cụ thể của từng
công việc, thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành, thời gian nghỉ, ...; tùy thuộc vào lịch
học của bản thân trên trường và các công việc bên ngoài mà sinh viên cần lập một bản
thời gian biểu cũng như một bản kế hoạch học tập để vừa đảm bảo được thời gian học tập 17
Nguyễn Gia Bách – MSSV: 223001694
trên trường, vừa không ảnh hưởng tới công việc riêng và có thời gian để làm bài tập và ôn lại kiến thức.
Cần tránh việc đan xen quá nhiều công việc trong một khoảng thời gian nhất định
trong kế hoạch học tập được lập ra, tránh bị áp lực công việc, ảnh hưởng tới tinh thần và
hiệu suất công việc, kết quả của công việc cũng không được hoàn thiện ở mức chỉn chu nhất.
2.4. Phương pháp xây dựng kế hoạch học tập
Bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất để quyết định đích đến sau khi sinh
viên hoàn thành bản kế hoạch học tập cá nhân là xác định mục tiêu học tập. Mục tiêu cụ
thể sẽ giúp sinh viên tập trung và có động lực hơn để đạt được thành quả bản thân mong
muốn. Mục tiêu học tập giống như kim chỉ nam chỉ đường để sinh viên biết được hướng
đi của bản thân, hoạch định ra được các công việc cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó.
Nếu không biết mục tiêu trong học tập của mình là gì, sinh viên sẽ bị mất phương hướng
trong chính ngành học mình chọn, đồng nghĩa rằng toàn bộ kiến thức mà sinh viên được
học sẽ trở thành vô dụng vì bản thân người học không biết vận dụng chúng, làm mất đi
thời gian và nhiều thứ khác. Vì vậy, đây là bước gần như quyết định tính thành bại của
bản thân trong học tập và công việc mà sinh viên cần chú ý.
Việc sắp xếp các công việc là điều cần thiết để tránh sinh viên bỏ lỡ các công việc
quan trọng. Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên giúp sinh viên biết được công việc
nào quan trọng, công việc nào cần thực hiện trước để hoàn thiện, tránh tình trạng công
việc không được hoàn thành đúng thời hạn, làm ảnh hưởng tới kết quả học tập cũng như
các điều kiện liên quan. Chẳng hạn như sinh viên được giao nhiệm vụ học tập, hạn hoàn
thành là sáng ngày mai, nhưng tối ngày hôm nay còn đang làm công việc khác. Như vậy
là sự sắp xếp công việc không hợp lý, dẫn đến việc học tập không được hoàn thiện, và ảnh
hưởng đến điểm số, ảnh hưởng đến thành tích học tập. Sắp xếp công việc, sắp xếp kế
hoạch học tập là yếu tố quan trọng để sắp xếp thời gian thực hiện công việc, tránh bản
thân bị dồn nén áp lực đồng thời tránh ảnh hưởng tới kết quả học tập.
Khi các công việc đã được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, việc sắp đặt thời gian cho
từng công việc cũng ảnh hưởng tới tính khả thi của công việc rất lớn. Việc phân chia hợp
lý thời gian hoàn thành từng công việc không những giúp sự tập trung cho một việc cao
hơn, mà còn đặt ra được mục tiêu hoàn thiện các công việc trong một khoảng thời gian
nhất định, thúc đẩy khả năng của bản thân có thể hoàn thiện được nhiều việc có hiệu quả. 18
Nguyễn Gia Bách – MSSV: 223001694
Cần đặt các công việc vào khoảng thời gian hợp lý, không nên đặt một công việc trong
thời gian quá dài, trong khi công việc kia lại phải hoàn thiện trong thời gian quá ngắn, dẫn
tới sự trì trệ của công việc này, còn công việc kia lại bị áp lực về thời gian, ảnh hưởng tới
hiệu suất và hiệu quả công việc. Việc phân chia thời gian hợp lý cho từng công việc
không những giúp sinh viên hoàn thành tốt các công việc được giao, mà còn giúp sinh
viên có những quãng nghỉ để tập trung phát triển bản thân.
3. Kỹ năng nghiên cứu khoa học
3.1. Khái niệm nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật
của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào
thực tiễn [4]. NCKH là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà
khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về
thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để cải tạo thế giới [5].
Nghiên cứu khoa học trên môi trường đại học thường được sinh viên vận dụng cho
mục đích làm tiểu luận, luận án, bảo vệ luận án, vì vậy kỹ năng nghiên cứu khoa học luôn
luôn được sinh viên quan tâm và tìm hiểu rất nhiều để phục vụ cho mục đích kết thúc học
phần học và khóa luận tốt nghiệp. Đây là kỹ năng bao quát toàn bộ những kỹ năng mà
sinh viên có, vì vậy kỹ năng này luôn được đánh giá cao và mang giá trị quan trọng trong
quá trình khẳng định năng lực của sinh viên.
3.2. Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học trong học tập của sinh viên
Đối với sinh viên, nghiên cứu khoa học là bài tập lớn tổng kết một môn học hoặc
một học phần, tổng kết kết quả học tập của bản thân cuối khóa, vì vậy kỹ năng nghiên cứu
khoa học có đóng góp quan trọng và then chốt tới kết quả học tập cuối cùng của sinh viên.
Kỹ năng nghiên cứu khoa học chính là kỹ năng quy tụ toàn bộ quá trình học tập và làm
việc mà sinh viên đã thực hiện trong khoảng thời gian trên đại học và luôn được các giảng
viên trong nhà trường, các thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư đề cao giá trị của nó, còn là thước đo
trình độ học thức của sinh viên trong đánh giá của những người có trí óc cao hơn; những
bài nghiên cứu khoa học chất lượng còn được coi là một phát minh mới có thể đóng góp
cho sự nghiệp xây dựng xã hội. Vậy nên, đây là kỹ năng chủ chốt để sinh viên thể hiện
toàn năng lực học tập cũng như năng lực làm việc của mình cho các nhà học thức, các nhà
tuyển dụng, phục vụ cho tương lai việc làm và nghiên cứu sau này. 19
Nguyễn Gia Bách – MSSV: 223001694
Khi sinh viên thực hiện nghiên cứu khoa học và rèn luyện nghiên cứu khoa học,
sinh viên đã phải tự chủ động tìm hiểu thông tin và kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau,
kể cả những lĩnh vực bản thân chưa bao giờ gặp. Đây là cơ hội cho sinh viên phát triển
năng lực của mình, phát triển sự hiểu biết của mình về thế giới, phát triển về mặt tư duy
và nhận thức của bản thân về các vấn đề qua sự học hỏi các nghiên cứu, kinh nghiệm
trong vấn đề nghiên cứu khoa học. Những sự phát triển và kinh nghiệm ấy là điều thúc
đẩy sự phát triển toàn diện của sinh viên, nâng cao nhận thức, nâng cao tinh thần học hỏi
và cải thiện đời sống cá nhân.
3.3. Phương pháp rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học
Quá trình rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học đòi hỏi sự liên tục và có hệ thống
rõ ràng để tránh bị lan man, mất phương hướng trong quá trình thực hiện. Để trực tiếp rèn
luyện được kỹ năng này, sinh viên cần tham gia vào các dự án khoa học, các dự án nghiên
cứu thực tế, nghĩa là gia nhập vào môi trường nghiên cứu khoa học. Cần có môi trường
nghiên cứu khoa học thì sinh viên mới có tầm nhìn về các vấn đề được mang ra để nghiên
cứu, môi trường đó tạo động lực cho sinh viên chủ động tìm hiểu các tri thức, kiến thức,
kinh nghiệm; môi trường còn là nơi sinh viên dễ dàng tìm được sự giúp đỡ cho những vấn
đề nghiên cứu khó, đòi hỏi tính chuyên môn cao từ những người có cấp học cao hơn,
những người có nhiều dự án nghiên cứu thành công và được công nhận. Trong quá trình
thực hành kỹ năng nghiên cứu khoa học, sinh viên có thể tạo lập các mối quan hệ thành
một nhóm cùng nghiên cứu chung về một lĩnh vực hoặc đề tài nào đó, vừa rèn luyện được
kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tạo lập – duy trì mối quan hệ, vừa thực hành được kỹ năng nghiên cứu khoa học.
Khi bắt tay vào nghiên cứu, sinh viên không thể bỏ qua việc đọc thêm và học thêm.
Việc trực tiếp thực hành nghiên cứu yêu cầu sinh viên phải liên tục cập nhật kiến thức từ
tài liệu, sách báo, từ các nghiên cứu đã được công nhận. Việc đọc và học thêm này sẽ giúp
sinh viên nâng cao nhận thức và kiến thức hơn, mở rộng tầm nhìn tri thức của bản thân về
các lĩnh vực khoa học khác nhau, phục vụ cho nghiên cứu khoa học của bản thân. Ngoài
ra, sinh viên có thể tham gia các khóa học rèn luyện kỹ năng thực hành nghiên cứu khoa
học để được đào tạo bài bản các phương pháp nghiên cứu chuyên môn và học được cách
triển khai ý tưởng đúng hướng nghiên cứu hơn. Xác định mục tiêu rõ ràng cũng sẽ định
hình cho sinh viên những nội dung cần nghiên cứu chính xác hơn, tránh lan man. 20