Tiểu luận cán cân thương mại và sự ảnh hưởng của cán cân thương mại | Môn kinh tế vĩ mô
Khi mà cán cân thương mại âm, thâm hụt thì nhập khẩu hàng hóa đương nhiên sẽ lớn hơn xuất khẩu. Dòng tiền ngoại tệ cần thiết cho các giao dịch khá lớn và làm cho nhu cầu đồng nội tệ giảm - một trong những nguyên nhân chính làm cho tỷ giá hối đoái giảm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46988474
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ TIỂU LUẬN
BỘ MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ
TÊN BÀI TIỂU LUẬN: CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ SỰ
ẢNH HƯỞNG C ỦA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TRONG THỊ
TRƯỜNG MỚI Ở VIỆT NAM
Họ và tên Giảng viên: Nguyễn Thanh Triều
Họ và tên các thành viên nhóm:
1. Nguyễn Thị Yến Như
2. Trần Ngọc Mỹ Anh 3. Nguyễn Tiến Huy
4. Trần Thị Thanh Nhàn MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 3
A. VẤN ĐỀ LÀ GÌ? VÌ SAO NÓ ĐÁNG QUAN TÂM: ................................. 3
B. TỔNG QUAN TÓM TẮT VỀ LÝ THUYẾT VẤN ĐỀ ĐÃ NÊU: ............. 5
1. Cán cân thương mại là gì?: ........................................................................ 5 lOMoAR cPSD| 46988474
2. Ý nghĩa của cán cân thương mại: .............................................................. 5
3. Vai trò của cán cân thương mại: ................................................................ 5
C. HIỆN TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ HIỆN NAY NHƯ THẾ NÀO?: ................. 6
1. Giai đoạn 2015 – 2020: ................................................................................ 6
2. Năm 2021: .................................................................................................... 8
D. GỢI Ý CÁC CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ: ..................... 10
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO: .......................................................................... 13 2 lOMoAR cPSD| 46988474 LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Cán cân thương mại và sự
ảnh hưởng của cán cân thương mại đến tăng trưởng kinh tế trong thị trường
mới ở Việt Nam”, chúng em xin cảm ơn trường Đại Học Kinh tế TP. HCM vì đã
tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại
sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin để hoàn thành bài luận này.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến thầy Nguyễn Thanh Triều - GV trường
Đại học Kinh tế TP. HCM - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về khoa học để
tôi hoàn thành tốt bài luận này. Cảm ơn thầy vì đã giảng dạy tận tình, chi tiết để
chúng em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này. Nhờ những
bài giảng của thầy, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh
thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu,
là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến
thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, kính chúc thầy hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp
“trồng người”. Kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế
hệ học trò đến những bến bờ tri thức.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
A. VẤN ĐỀ LÀ GÌ? VÌ SAO NÓ ĐÁNG QUAN TÂM:
Trong xã hội hội nhập quốc tế, hoạt động xuất - nhập khẩu (XNK) hàng hóa
và dịch vụ tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế và việc làm của mỗi quốc
gia, kể cả các nước đang phát triển và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. XNK và
cán cân thương mại (CCTM) là một trong những biến số kinh tế vĩ mô, việc hoạch 3 lOMoAR cPSD| 46988474
định các giải pháp nhằm cải thiện CCTM trong điều hành kinh tế vĩ mô có ý nghĩa
quan trọng với mỗi quốc gia, bởi nó là chỉ tiêu vĩ mô, đồng thời cũng là bộ phận
cấu thành nên tổng sản phẩm quốc nội (GDP), bên cạnh nó còn lại cơ sở tạo lập
các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh nhất là trong điều kiện hiện nay. Thực
tiễn CCTM Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011 liên tục ở trạng thái thâm hụt, điển
hình là năm 2008 với mức độ thâm hụt chiếm gần 20% tổng sản quốc nội (GDP).
Thâm hụt thương mại gia tăng và kéo dài thể hiện sự yếu kém của nền kinh tế, là
nguyên nhân dẫn đến những bất ổn về nền kinh tế vĩ mô.
Và đặt vấn đề trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay vẫn đang diễn biến
phức tạp và chưa có dấu hiệu ngừng lại, với hoạt động XNK nói riêng, khôi phục
phát triển kinh tế nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Với những diễn biến mới của
tình hình trong nước và quốc tế, Chính phủ đã và đang sử dụng các giải pháp thúc
đẩy xuất khẩu hàng hóa, kiểm soát nhập khẩu và cải thiện CCTM nhằm thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và thực hiện mục tiêu kép. Bên cạnh những tác động tích cực,
các giải pháp này còn bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được những
biến động khó lường của dịch bệnh trong nước và toàn cầu.
Trước tình hình đó, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang
trong quá trình mở của nền kinh tế, tăng cường cũng như kiểm soát hoạt động
XNK để hội nhập quốc tế sâu rộng thì việc nghiên cứu, đánh giá toàn diện và đáng
tin cậy về vấn đề nêu trên là rất cần thiết, để từ đó có những chính sách, hướng đi
phù hợp trong thời gian tới. Đó là lý do đề tài “Cán cân thương mại và tác động
của cán cân thương mại tới tăng trưởng kinh tế trong điều kiện bình thường
mới ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Do vậy, bài nghiên cứu trình bày cơ sở
lý thuyết về CCTM và thực trạng việc áp dụng CCTM ở Việt
Nam trong điều kiện bình thường mới hiện nay, từ đó đưa các giải pháp cải thiện CCTM của Việt Nam. 4 lOMoAR cPSD| 46988474
B. TỔNG QUAN TÓM TẮT VỀ LÝ THUYẾT VẤN ĐỀ ĐÃ NÊU:
1. Cán cân thương mại là gì?:
Cán cân thương mại là một bộ phận trong tài khoản vãng lai của cán cân
thanh toán quốc tế, biểu hiện sự chênh lệch giữa tổng giá trị xuất khẩu và nhập
khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
Công thức tính cán cân thương mại:
o Cán cân thương mại được tính bằng tổng giá trị hàng xuất khẩu trừ tổng
giá trị hàng nhập khẩu.
o Cụ thể: NX = EX – IM Trong đó:
- EX: Tổng kim ngạch xuất khẩu
- IM: Tổng kim ngạch nhập khẩu
- NX: Cán cân thương mại
2. Ý nghĩa của cán cân thương mại:
- Khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, quốc gia đó có thặng dư thương mại.
- Khi xuất khẩu ít hơn nhập khẩu, quốc gia đó thâm hụt thương mại.
- Một quốc gia có thâm hụt thương mại lớn vay tiền để thanh toán cho hàng
hóa và dịch vụ của mình.
- Một quốc gia có thặng dư thương mại lớn cho các quốc gia thâm hụt vay tiền.
- Hầu hết các quốc gia đều cố gắng tránh thâm hụt thương mại, dù đôi khi
cán cân thương mại thuận lợi hoặc thặng dư không mang lại lợi ích tốt nhất cho đất nước.
3. Vai trò của cán cân thương mại:
• Cán cân thương mại giúp xác định nhu cầu tiền tệ của quốc gia:
Nếu cán cân thương mại dương, lượng hàng hóa xuất khẩu lớn sẽ làm cho
dòng tiền ngoại tệ chảy vào nhiều hơn, nhu cầu chuyển đối tiền nội tệ cũng tăng
lên. Vì các giao dịch với nhà cung cấp hay tiền lương của công nhân không thể 5 lOMoAR cPSD| 46988474
thanh toán bằng ngoại tệ được. Chính lúc này sẽ làm cho đồng nội tệ tăng lên, tỷ
giá hối đoái cùng giá trị của đồng nội tệ cũng tăng theo. Trên thực tế việc tăng
giảm tỷ giá hối đoái không phải điều dễ dàng, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Khi mà cán cân thương mại âm, thâm hụt thì nhập khẩu hàng hóa đương
nhiên sẽ lớn hơn xuất khẩu. Dòng tiền ngoại tệ cần thiết cho các giao dịch khá lớn
và làm cho nhu cầu đồng nội tệ giảm - một trong những nguyên nhân chính làm
cho tỷ giá hối đoái giảm. Theo đó chính phủ sẽ căn cứ vào các số liệu này để đưa
ra những chính sách điều chỉnh phù hợp.
• Cán cân thương mại là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế vĩ mô
của một quốc gia:
Khi cán cân thương mại dương thì nó cho thấy toàn bộ nền kinh tế của một
quốc gia đang trên đà phát triển, thu hút lượng lớn FDI và từ đó gia tăng vị thế
trên thị trường. Còn nếu như quốc gia này đang thâm hụt thì cho thấy việc sản
xuất kinh doanh cần được cải tiến để có thể đáp ứng được nhu cầu trong nước và
những tiêu chí khi xuất khẩu.
• Cán cân thương mại là số liệu thể hiện mức đầu tư, thu nhập và tiết
kiệm của một quốc gia:
Nếu CCTM dương hay quốc gia đang thặng dư thương mại là tín hiệu cho
thấy mức độ đầu tư chiếm tỷ lệ lớn hơn so với tỷ lệ tiết kiệm. Đồng thời thu nhập
của người lao động tăng lên cho thấy mức sống của người dân tại quốc gia đó
đang ngày càng được cải thiện và nâng cao. Ngược lại, nếu CCTM âm hay thâm
hụt thương mại, cho thấy tỷ lệ tiết kiệm của quốc gia đó đang lớn, nhu cầu mua
sắm hàng hóa đang có xu hướng giảm, mọi người dân tỏ ra vô cùng thận trọng.
C. HIỆN TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ HIỆN NAY NHƯ THẾ NÀO?:
1. Giai đoạn 2015 – 2020:
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch XNK hàng hóa năm
2015 cả nước đạt 327,76 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014; trong đó, xuất khẩu
hàng hóa đạt 162,11 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2014 và nhập khẩu 6 lOMoAR cPSD| 46988474
hàng hóa là 165,65 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2014. Cán cân thương
mại hàng hóa cả nước thâm hụt 3,54 tỷ USD (tương đương khoảng 2,2% kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước) và ngược lại so với xu hướng thặng dư
2,37 tỷ USD của năm 2014.
Năm 2016, kim ngạch XNK cả nước có sự tăng trưởng ấn tượng khi đạt
350,74 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 176,63 tỷ USD, tăng 9% (tương ứng
tăng gần 14,52 tỷ USD) so với năm 2015; nhập khẩu đạt hơn 174,11 tỷ USD, tăng
5,2% (tương ứng tăng hơn 8,46 tỷ USD) so với năm 2015. Đặc biệt, năm 2016
cũng là năm Việt Nam đạt tỷ lệ xuất siêu cao, ở mức 2,52 tỷ USD.
Năm 2017, tổng trị giá XNK tiếp tục tăng, đạt 425,12 tỷ USD, tăng 21%
(tương ứng khoảng 73,74 tỷ USD) so với năm 2016. Trong đó, tổng trị giá xuất
khẩu đạt 214,02 tỷ USD, tăng 21,2% (tương ứng tăng 37,44 tỷ USD); tổng trị giá
nhập khẩu đạt 211,1 tỷ USD, tăng 21% (tương ứng tăng 36,3 tỷ USD) so với năm 2016.
Năm 2018, tổng kim ngạch XNK đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2% (tương
ứng tăng 52,05 tỷ USD) so với năm 2017. Trong đó, xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD,
tăng 13,2% và nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1%. Tính chung, CCTM của
Việt Nam trong năm 2018 thặng dư 6,8 tỷ USD, cao gấp 3,2 lần so với mức thặng dư của năm 2017.
Năm 2019, tổng kim ngạch XNK hàng hóa của cả nước lần đầu tiên cán
mốc 500 tỷ USD (đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6%, tương ứng tăng 36,69 tỷ USD)
so với năm 2018. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng
8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD, tăng 6,8%. Đây là mức tăng trưởng ấn
tượng khi Việt Nam tận dụng tốt các cơ hội trong hội nhập kinh tế quốc tế để mở
rộng XNK, đóng góp nguồn lực cho NSNN và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch covid-19 trên diện rộng, song
Việt Nam đạt được kỷ lục mới về quy mô kim ngạch XNK. Tổng trị giá XNK
hàng hóa của cả nước đạt 545,36 tỷ USD, tăng 5,4% với năm 2019. Trong đó, trị 7 lOMoAR cPSD| 46988474
giá hàng hóa xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7,0% (tương ứng tăng 18,39 tỷ
USD) và nhập khẩu đạt 262,70 tỷ USD, tăng 3,7% (tương ứng tăng 9,31 tỷ USD).
Trong năm 2020, Việt Nam đã có 31 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD,
trong đó có 9 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10
tỷ USD. Việt Nam đã xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu
cầu khắt khe về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu như: Hoa Kỳ (xuất siêu
gần 62,7 tỷ USD), Liên minh châu Âu (xuất siêu gần 20,3 tỷ USD),...
CCTM hàng hóa của cả nước vào cuối năm 2020 đạt giá trị thặng dư 19,95 tỷ
USD, đây là mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.
Về cán cân thương mại:
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch covid-19, song CCTM hàng
hóa của cả nước vào cuối năm 2020 đạt giá trị thặng dư 19,95 tỷ USD, đây là mức
cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam 2016 - 2020 2. Năm 2021:
“Cán cân thương mại hàng hóa cả nước ước tính xuất siêu 4 tỷ USD. Kết quả
này tiếp tục đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất siêu 6 năm liên tiếp. Như
vậy, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức các doanh nghiệp đã duy trì và phục
hồi sản xuất phục vụ các đơn hàng xuất khẩu. Đây là kết quả tích cực trong
bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta”, bà
Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh. 8 lOMoAR cPSD| 46988474
Tính chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 336,25 tỷ
USD, tăng 19% so với năm trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 88,71
tỷ USD, tăng 13,4%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 247,54 tỷ USD, tăng 21,1%, chiếm 73,6%.
Trong năm 2021, có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD,
chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7%).
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2021, nhóm hàng công nghiêp chệ́
biến chiếm 89,2%, tăng 0,6 điểm phần trăm so với năm trước; nhóm hàng nông
sản, lâm sản chiếm 7,1%, giảm 0,2 điểm phần trăm; nhóm hàng thủy sản chiếm
2,6%, giảm 0,4 điểm phần trăm; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản chiếm 1,1%, bằng năm trước.
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện
tháng 12/2021, đạt 32 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước và tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý IV/2021, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 89,07 tỷ USD, tăng
16% so với cùng kỳ năm trước và tăng 6,2% so với quý III/2021. Tính chung năm
2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với
năm trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 114,07 tỷ USD, tăng 21,8%;
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 218,18 tỷ USD, tăng 29,1%. Trong năm
2021 có 47 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 94,1%
tổng kim ngạch nhập khẩu.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm 2021, nhóm hàng tư liêu sản xuấṭ
chiếm 93,5%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với năm trước. Nhóm hàng vật phẩm
tiêu dùng chiếm 6,5%, giảm 0,2 điểm phần trăm.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường
xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 95,6 tỷ USD. Trung Quốc 9 lOMoAR cPSD| 46988474
là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,9 tỷ USD.
Năm 2021 xuất siêu sang EU ước đạt 23 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm
trước; nhập siêu từ Trung Quốc 54 tỷ USD, tăng 53%; nhập siêu từ Hàn Quốc
34,2 tỷ USD, tăng 22,9%; nhập siêu từ ASEAN 12 tỷ USD, tăng 63,1%; nhập siêu
từ Nhật Bản 2,4 tỷ USD, tăng 127,9%.
Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 12/2021, ước tính xuất siêu
2,54 tỷ USD. Tính chung năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất
siêu 4 tỷ USD (năm trước xuất siêu 19,94 tỷ USD); trong đó, khu vực kinh tế trong
nước nhập siêu 25,36 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 29,36 tỷ USD.
Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại trong năm 2020 và năm 2021
D. GỢI Ý CÁC CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ:
Với kịch bản dịch bệnh được kiểm soát, đất nước vừa tập trung chống
dịch, vừa khôi phục và phát triền lại nền kinh tế như lúc ban đầu. 10 lOMoAR cPSD| 46988474
Thứ nhất, tiếp tục tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để tìm giải
pháp phát triển thị trường và tháo gỡ các rào cản để thâm nhập các thị trường mới;
Tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch covid-19 trên thế giới và trong
nước để có các biện pháp ứng phó kịp thời, hỗ trợ DN; Đưa ra những khuyến cáo
đối với các cơ quan, DN tham gia XNK, cần nhận thức rõ được những diễn biến
trên thị trường thế giới để có thể tranh thủ khai thác hết cơ hội, tiếp tục duy trì
được thế mạnh xuất khẩu trong bối cảnh hiện nay,tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình
hình dịch bệnh và tình hình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia để tham mưu cho
Chính phủ các giải pháp điều hành ứng phó với các yếu tố bất lợi. Ưu tiên triển
khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu sớm khôi phục
sau đại địch; tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định
các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy xuất khẩu.
Thứ hai, tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, cải
cách thủ tục hành chính liên quan đến XNK, tháo gỡ khó khăn về đầu vào, hỗ trợ
về thông tin và đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến,
nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Nâng cao năng lực trong công tác cảnh báo
sớm, phân tích, cảnh báo tình hình tăng trưởng xuất khẩu nóng, dẫn tới nguy cơ
bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và chủ động có biện pháp phù
hợp để bảo vệ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Thúc đẩy phát triển dịch vụ
logistics, giảm các chi phí khai thác hạ tầng vận tải, chi phí logistics trong các
hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa trong nước, chú trọng công tác
đảm bảo tiến độ lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cảng biển, cửa khẩu biên giới
Thứ ba, đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ ngành sản xuất
trong nước, từ đó nâng cao năng lực xuất khẩu. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển
của các ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, hỗ trợ có trọng tâm, trọng
điểm các doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
ưu tiên phát triển trở thành các Tập đoàn có tầm cỡ khu vực, tạo hiệu ứng lan tỏa 11 lOMoAR cPSD| 46988474
và dẫn dắt các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển. Thúc đẩy phát triển thị
trường nội địa và thị trường ngoài nước để tạo điều kiện phát triển công nghiệp
hỗ trợ và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển. Cụ thể, bảo
đảm quy mô thị trường nội địa thông qua các giải pháp phát triển các ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh
tế; xây dựng và thực thi hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành công
nghiệp phù hợp để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng trong nước; tăng cường
công tác kiểm tra chất lượng hàng công nghiệp nhập khẩu và sử dụng các hàng
rào kỹ thuật để bảo vệ hợp lý thị trường nội địa phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế.
Thứ tư, có chính sách hỗ trợ tín dụng, chính sách thuế hỗ trợ đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu. Để đối phó với dịch bệnh chưa có tiền lệ này, nhiều biện
pháp tài chính-tiền tệ chưa có tiền lệ cũng được gấp rút triển khai. Đặc biệt, Quốc
hội và Chính phủ đã kịp thời sửa đổi, ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm bảo
đảm an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, người lao động. Về chính
sách tín dụng, theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 10/2021, các tổ chức
tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 500.000 khách hàng bị ảnh hưởng
bởi dịch với dư nợ trên 260.000 tỷ đồng; lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu từ ngày
23/1/2020 khoảng 550.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng đã miễn,
giảm, hạ lãi suất cho trên 1,9 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ
gần 3,79 triệu tỷ đồng; lũy kế từ 23/1/2020 đến cuối tháng 10/2021, tổng số tiền
lãi tổ chức tín dụng đã miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 31.400 tỷ đồng;
đồng thời, cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ
23/01/2020 đến nay đạt trên 7 triệu tỷ đồng cho hơn 1,2 triệu khách hàng. Đối với
doanh nghiệp XNK, đa dạng hóa hơn nữa các đối tác thương mại, giảm thiểu
những tác động đến từ một đối tác thương mại cụ thể.
Thứ năm, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị và sức khỏe tài
chính cũng như khả năng thích ứng để vượt qua các thách thức, rủi ro trong hoạt
động giao thương quốc tế; đồng thời cần có những chuyển đổi mạnh về cơ cấu 12 lOMoAR cPSD| 46988474
ngành hàng thông qua việc nghiên cứu, dự báo các nhu cầu. Chú trọng nâng cao
chất lượng, đổi mới quy trình xúc tiến thương mại cho phù hợp với tình hình mới,...
Bối cảnh mới yêu cầu các cơ quan quản lý và DN tham gia XNK cần chủ
động, linh hoạt triển khai các giải pháp để ứng phó với những rủi ro mới
phát sinh, tận dụng tốt cơ hội để thúc đẩy hoạt động XNK, góp phần cải
thiện CCTM, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu
kép trong điều kiện hiện nay, cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Những góc nhìn về cán cân thương mại 6 tháng đầu năm. (2022).
Retrieved 12 March 2022, from http://consosukien.vn/nhung-goc-
nhinve-can-can-thuong-mai-6-thang-dau-nam.htm
2. Cán cân thương mại đảo chiều, chấm dứt tình trạng nhập siêu. (2021).
Retrieved 12 March 2022, from https://vneconomy.vn/can-can-
thuongmai-dao-chieu-cham-dut-tinh-trang-nhap-sieu.htm
3. Cán cân thương mại và tác động của cán cân thương mại. (2021).
Retrieved 12 March 2022, from
http://tapchicongthuong.vn/baiviet/can-can-thuong-mai-va-tac-dong-
cua-can-can-thuong-mai-toitang-truong-kinh-te-trong-dieu-kien-
binh-thuong-moi-o-viet-nam85865.htm
4. Anon (2022). Retrieved 29 March 2022, from https://moit.gov.vn/baove-
nen-tang-tu-tuong-cua-dang/giu-vung-va-mo-rong-thi-truongxuat-
khau-kim-ngach-xuat-nhap-khau-hang-hoa-ca-nuoc-huong-toimoc- 660-ty-usd.html
5. Anon (2022). Retrieved 29 March 2022, from
https://moit.gov.vn/tintuc/phat-trien-cong-nghiep/thuc-day-cong-
nghiep-ho-tro-phat-trienva-nhung-giai-phap-dat-ra.html 13 lOMoAR cPSD| 46988474 6. Anon (2022). Retrieved 29 March 2022,
from https://baochinhphu.vn/linh-hoat-chinh-sach-tai-
chinh-tin-dung-giupdoanh-nghiep-vuot-qua-dai-dich-102303895.htm 14