Tiểu luận cơ sở lý luận báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Anh/chị có kế hoạch học tập, tu dưỡng như thế nào để trở thành nhà báo, góp phần nhỏ vào sự nghiệp lớn của báo chí Cách mạng Việt Nam hiện nay? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
21 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận cơ sở lý luận báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Anh/chị có kế hoạch học tập, tu dưỡng như thế nào để trở thành nhà báo, góp phần nhỏ vào sự nghiệp lớn của báo chí Cách mạng Việt Nam hiện nay? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

289 145 lượt tải Tải xuống
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TIỂU LUẬN
Môn: CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ
Lớp: Báo mạng Điện tử CLC K38
HÀ NỘI
04/06/2019
LỜI NÓI ĐẦU:
Trích theo giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí” của PGS.TS Nguyễn Văn Dững:
Báo chí học, lý luận báo chí thuộc khoa học ứng dụng, có tính thực tiễn cao,
thường biến đổi nhanh - nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam, được
nhìn nhận dưới nhiều góc độ và quan điểm khác nhau. Do đó, để có thể nắm bắt
tốt hơn nội dung học phần này, người học cần có kiến thức nhất định về các môn
khoa học như triết học, chính trị học, xã hội học, tâm lý học xã hội và tâm lý học
truyền thông,…; vừa có khả năng tổng hợp và khái quát hóa vấn đề cao, vừa bám
sát thực tế báo chí đang vận động hàng ngày. Tư duy báo chí gắn liền với tư duy
chính trị - thực tế, vừa bảo đảm tính nguyên tắc trong phương pháp luận vừa bảo
đảm tính linh hoạt gắn liền với cuộc sống báo chí - truyền thông đang vận động.
Điểm khác biệt so với nhiều khoa học xã hội và nhân văn khác, lý luận báo chí gắn
chặt với quan điểm chính trị; bởi vì, báo chí là công cụ thể hiện quyền lực chính
trị, tác động và chi phối đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở các cấp độ và tầng
nấc khác nhau. Mặt khác, báo chí cũng có tính độc lập tương đối, tác động trở lại
đối với lĩnh vực chính trị cũng như các lĩnh vực khác. Công chúng của báo chí là
đông đảo người; tác động của báo chí có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức,
thái độ và hành vi của hàng triệu người. Do đó, hoạt động báo chí có thể liên kết,
thu phục, tập hợp và điều chỉnh nhận thức (trước hết và quan trọng nhất là nhận
thức chính trị), thái độ và hành vi của hàng triệu người; thậm chí có thể lũng đoạn
nhận thức, thái độ và hành vi hàng triệu người. Đó là công cụ và phương thức có
khả năng đặc biệt trong việc liên kết, tập hợp và tổ chức đông đảo công chúng; có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khơi nguồn, phản ánh, định hướng và điều
hòa dư luận xã hội. Bởi thế, các thế lực chính trị bằng mọi cách nắm giữ và sử
2
dụng báo chí như một công cụ không thể thiếu được trong quá trình “thu phục và
tập hợp các bạn đồng minh; người dân lại tìm đến báo chí truyền thông như một
kênh mở để có thể thu nhận thông tin thời sự hằng ngày, học hỏi nâng cao và mở
rộng hiểu biết, bày tỏ và chia sẻ tâm tư, tình cảm cũng như những bức xúc trong
cuộc sống, nhất là có thể cậy nhờ vào báo chí mỗi khi lợi ích cá nhân, nhóm và
cộng đồng bị xâm hại…một cách sáng rõ.
Không chỉ có thế, báo chí hiện đại gắn bó ngày càng chặt chẽ hơn với đời sống dân
sinh, đến cuộc sống của mỗi người dân, từ việc thông tin - giao tiếp xã hội, chia sẻ
kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng sống hàng ngày, kể cả giải trí. Nói cách khác,
“mặt đời thường” của thông tin báo chí ngày một chiếm vai trò và vị trí quan
trọng hơn. Báo chí không chỉ là công cụ đắc lực bậc nhất đối với hoạt động chính
trị, kinh tế, văn hóa… mà còn là tấm gương phản ánh cô đọng đời sống xã hội
ngày hôm nay, là thiết chế kiến tạo xã hội. Tấm gương phản chiếu ấy sáng hay
mờ, phản ánh chân thực hay méo mó đời sống xã hội là tùy thuộc chủ yếu vào
quan điểm chính trị và cách thức chi phối của thể chế chính trị, tính chuyên
nghiệp của báo chí, vào trách nhiệm xã hội - đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp của
nhà báo. Ở khía cạnh khác, báo chí là trang sử hiện tại ngày hôm nay. Trang sử ấy
được tái hiện như thế nào lại cũng phụ thuộc vào khuynh hướng chính trị và tính
chuyên nghiệp của báo chí.
Bài tiểu luận đề cập dưới đây xin dựa theo định hướng và phương pháp của bộ
môn Cơ sở lý luận báo chí, thể hiện quan điểm và ý kiến của cá nhân để luận bàn
về đề bài được nêu, và nói về ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của báo chí
nói chung và báo chí trong chính trị - xã hội nói riêng. Em mong nhận được góp ý
và ý kiến đánh giá về tiểu luận của giảng viên.
3
ĐỀ BÀI:
Trong các bài viết của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Báo chí và
hoạt động báo chí là một bộ phận của sự nghiệp giải phóng con người, là
nhu cầu phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.” Bằng kiến thức lý luận về báo
chí và thực tiễn thu được từ môn học, hãy phân tích, chứng minh luận điểm
trên.
Anh/chị có kế hoạch học tập, tu dưỡng như thế nào để trở thành nhà
báo, góp phần nhỏ vào sự nghiệp lớn của báo chí Cách mạng Việt Nam hiện
nay?
Các vấn đề ôn tập:
1. Bản chất xã hội của truyền thông
2. Đặc điểm cơ bản và bản chất của hoạt động báo chí.
3. Đối tượng tác động; công chúng báo chí; cơ chế tác động của báo chí.
4. Vấn đề hiệu lực, hiệu quả của hoạt động báo chí.
5. Các chức năng xã hội cơ bản của báo chí.
6. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí.
7. Vấn đề tự do báo chí.
8. Tác phẩm báo chí (khái niệm, các yếu tố cấu thành,…)
9. Lao động nhà báo và Quy trình sáng tạo các thể loại báo chí.
10. Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của nhà báo hiện nay.
4
BÀI LÀM
Trong suốt sự nghiệp công tác, hoạt động trong chính trị và công cuộc giải
phóng dân tộc của Việt Nam, Hồ Chủ tịch không lúc nào xa rời và cách xa với mặt
trận, với nhân dân, và với một thứ đặc quyền – một vũ khí sắc bén giúp cuộc
chiến tranh luôn được thông suốt: sức mạnh báo chí. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói
rằng: “Báo chí và hoạt động báo chí là một bộ phận của sự nghiệp giải phóng con
người, là nhu cầu phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc”. Trích dẫn này của người
nhấn mạnh vào tầm quan trọng của báo chí và việc cấp thiết của sự lan toả thông
tin trong thời chiến trên nhiều lĩnh vực đến với toàn dân và đại chúng. Ngòi bút
của người làm báo được Bác nhấn mạnh, đẩy cao tầm quan trọng trong không ít
lần phát biểu, gặp gỡ các cán bộ và đồng chí. Bản thân chính Bác cũng có xuất
thân là người làm báo từ rất sớm khi đang bôn ba tìm đường cứu nước, chính Bác
cũng là người nhận thức rõ tầm ảnh hưởng của báo chí lên tiến độ của chiến
tranh và kháng chiến.
Ảnh hưởng và sự nhất thiết ra sao, xin phép được phân tích trong tiểu luận dưới
đây. Tiểu luận chia làm 3 phần chính:
- Phần 1: Phân tích dẫn trích của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam
- Phần 2: Chứng minh luận điểm nêu trên
- Phần 3: Phản ánh và hướng học tập – tu dưỡng của sinh viên trong công
cuộc báo chí cách mạng.
5
PHẦN 1: PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM VÀ DẪN TRÍCH TRONG BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Bối cảnh lịch sử trong khoảng thời điểm Hồ Chủ tịch nêu dẫn trích này nằm
trùng vào sau Thế chiến thứ 2, vào những năm nước ta kháng chiến chống Pháp
nói chung. Và khi nhìn toàn cảnh về sự nghiệp cách mạng cũng như kháng chiến
chống 2 kẻ thù Pháp – Mỹ nói chung thì những quan điểm đưa ra của Bác luôn áp
dụng sát với thực tế bấy giờ.
Trong lịch sử, Người đã gắn bó sâu sắc với hoạt động báo chí. “Là người đặt
viên gạch đầu tiên cho nền báo chí cách mạng Việt Nam với việc tổ chức và xuất
bản tờ “Thanh niên” vào năm 1925, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản báo
chí quý báu với những giá trị to lớn về nội dung, tư tưởng, góp phần dẵn dắt nền
báo chí cách mạng nói chung, người làm báo nói riêng phát triển và trưởng
thành”, trích theo bài viết về Tư tưởng Hồ Chí Minh trong báo chí cách mạng.
Người chính là một cây viết sắc bén, đưa thông tin và những sự thật của người
dân An Nam cực khổ trong thời kỳ bị Pháp thuộc ra Quốc tế thứ 3, góp phần phản
ánh những tiếng khóc than cực khổ của người dân. Đường lối, phương hướng của
người thanh niên Nguyễn Ái Quốc lúc ấy được thể hiện qua tờ Thanh niên, dựng
nên phong trào báo chí cách mạng, rồi nhân rộng ra bao tờ báo lớn nhỏ khác
nhau trong nước. Ngay từ đầu, Người đã tâm niệm: “Muốn làm cách mạng, trước
hết phải truyền bá tư tưởng cách mạng - tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin;
phải vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng cách mạng. Báo chí cách mạng là công
cụ cực kỳ quan trọng để làm nhiệm vụ đó; báo chí cách mạng còn là vũ khí sắc bén
thúc đẩy xã hội không ngừng tiến lên.”
Vị trí của báo chí và mối liên kết của nó với chính trị nói chung cũng càng
được khẳng định. Người cho rằng, hoạt động báo chí thực chất là hoạt động chính
6
trị, báo chí là vũ khí đấu tranh cách mạng nên báo chí cách mạng trước tiên phải
mang tính chiến đấu, tính định hướng và tính quần chúng nhằm tuyên truyền cổ
động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích
chung. Mục đích chung là kháng chiến và kiến quốc để đi đến kháng chiến thắng
lợi, kiến quốc thành công. Vì vậy, dù viết về đề tài nào, bằng hình thức, thể loại
nào, các bài báo của Người đều là vũ khí sắc bén vạch tội, tấn công kẻ thù, là
phương tiện hữu hiệu để “thắp lửa" cho quần chúng cách mạng và tranh thủ sự
ủng hộ của nhân dân thế giới.
Với sự lãnh đạo và thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, báo chí cách
mạng càng được đẩy sâu vào đời sống nhân dân, gia tăng ảnh hưởng. Dưới sự chỉ
đạo của Đảng, báo chí cách mạng đã phát huy vai trò trong việc cổ động đoàn kết,
bênh vực quyền lợi của nhân dân. Cụ thể, từ cuối năm 1939, Trung ương Đảng đã
chỉ rõ: “Cái cốt yếu là phải ra báo bí mật” để trang bị vũ trang tư tưởng cho toàng
Đảng và nhân dân. Đánh giá cao vai trò của báo chí trên mặt trận tư tưởng vì
“Không đánh tan sức mạnh tuyên truyền phản động của bọn tay sai đế quốc Pháp,
bọn Pháp Việt đề huề, bọn quốc gia cải lương, bọn thân Nhật, không gỡ mặt nạ
bọn Tờ-rốt-kít bọn khoác áo thầy tu làm đầy tớ cho đế quốc trong dân chúng, thì
phong trào phản đế không phát triển được”. Chính vì vậy, sau khi báo Dân Chúng
của Trung ương Đảng bị đóng cửa, trong khi Đảng chưa có một tờ báo thống nhất
thì ở mỗi xứ riêng lại có một tờ báo làm cơ quan tuyên truyền cổ động cho toàn
xứ: Tiến lên ở Nam Kỳ, Bỏ xiềng xích ở Trung Kỳ, Giải phóng ở Bắc Kỳ. Một số khu,
liên tỉnh và tỉnh dần dần cũng có báo riêng. Chính sự phát triển phong phú của
báo chí dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo ảnh hưởng rộng rãi của Đảng với quần
chúng nhân dân, tăng cường vị thế của Đảng trong đấu tranh vận động cách
mạng, góp phần tạo nên thành công của Đảng trong sự nghiệp lãnh đạo cách
7
mạng Việt Nam. Những cái tên như Việt Nam độc lập, Thanh niên, Cờ giải phóng;
Cứu quốc, Kèn gọi lính.... chỉ là một số ít trong số các tạp chí, nhật san, tờ báo
được viết bởi các cán bộ, nhà báo cũng đồng thời là các tướng – lãnh đạo cấp cao
trong kháng chiến, như chính Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, … Ngoài ra, cần phải nêu về ảnh hưởng của báo
Cờ Giải Phóng và Cứu quốc – hai tờ báo, cơ quan ngôn luận có tiếng nói lớn nhất
vì đã góp phần lãnh đạo cách mạng tháng Tám lịch sử. Với sự tiếp cận thông tin
báo chí cần thiết trên, kèm theo việc xoá mù chữ, toàn dân được biết đến tri
thức, giác ngộ đường lối và luận cương của Hồ Chí Minh, của Đảng và tham gia
vào công cuộc toàn dân đánh Pháp, đánh Mỹ.
Câu nói trên không chỉ dừng lại chỉ ở việc “giải phóng một con người, dân
tộc, quốc gia” trong thời chiến. Việc cung cấp thông tin giúp người dân được khai
sáng, nhận ra sự thật, vạch trần tội ác kẻ thù gây ra trên đất nước. Ngoài ra, báo
chí còn đưa những thông tin cần thiết, là cầu nối phản ánh góc nhìn của người làm
báo, đem tri thức cho người đọc qua không chỉ những bài báo trong thời chiến,
mà còn là những bài viết đời thường mang đầy thông tin bổ ích.
Tóm lại, có thể nói rằng văn hóa báo chí trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính
là cái hay, cái đẹp, và là các giá trị bền vững của báo chí cách mạng đối với sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người và xây
dựng xã hội mới.
8
PHẦN 2: CHỨNG MINH LUẬN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Với việc chứng minh luận điểm này, em xin phép bám sát vào tư tưởng của
Hồ Chí Minh về báo chí để chứng minh và phản ánh về trích dẫn nêu trên.
Cần khẳng định ngay rằng Người luôn coi báo chí là vũ khí sắc bén của cách
mạng, là đội quân xung kích trong công tác tư tưởng, là một bộ phận cơ bản,
quan trọng không thể tách rời trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đó là tư
tưởng nhất quán trong tư tưởng của Người nói chung và về văn hoá báo chí nói
riêng.
Nhưng quan điểm cơ bản về văn hóa báo chí trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là
phản ánh chính xác nhất về luận điểm của Hồ Chủ tịch, kèm theo những dẫn
chứng cụ thể:
- Thứ nhất, mục tiêu cao cả của báo chí cách mạng là phục vụ nhiệm vụ giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
- Thứ hai, báo chí góp phần nâng cao dân trí nhằm hướng tới phát triển con
người toàn diện.
- Thứ ba, xây dựng một nền báo chí cách mạng mang tính nhân dân và tính
quần chúng.
- Thứ tư, bảo đảm tính trung thực, khoa học nhằm định hướng dư luận vì sự
tiến bộ của xã hội
- Thứ năm, quyền tự do báo chí như là một bộ phận của quyền con người.
Thứ nhất, về nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Điều này được khẳng định khi Hồ
Chí Minh coi báo chí là “bộ phận khăng khít trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng
9
dân tộc của nhân dân, của dân tộc và của Đảng”. Báo chí là bộ phận của công tác
tư tưởng, luôn gắn liền với hoạt động của Đảng, phục vụ mục tiêu của cách mạng.
Báo chí là diễn đàn rộng rãi, dân chủ của nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân.
Có mục đích chiến đấu rõ ràng, báo chí cần thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ
của báo chí vô sản. Hồ Chí Minh chỉ rõ: mục đích của báo chílà “cốt làm cho dân ta
biết, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam độc
lập, bình đẳng tự do”. Từ việc nhận thức một cách sâu sắc vai trò to lớn của báo
chí cách mạng, Hồ Chí Minh đã trực tiếp viết báo, sử dụng báo chí làm vũ khí sắc
bén, là diễn đàn tố cáo và tiến công địch, tuyên truyền cách mạng. Ngày 21-6-
1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người sáng lập và trực tiếp chỉ đạo xuất bản
báo Thanh niên, cơ quan của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chính thức đặt
nền móng cho báo chí cách mạng Việt Nam, “Báo Thanh niên.”
Trên thực tế, đã là tờ báo tuyên truyền đường lối cách mạng, chuẩn bị về tư
tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã sử dụng báo chí làm vũ khí sắc bén chĩa vào chủ nghĩa thực dân,
đế quốc và tay sai của chúng ở trong nước và nước ngoài, làm “đòn xoay chế độ”,
góp vào thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945, giành độc lập dân tộc. Sau
khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trên cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí
Minh nhấn mạnh vai trò to lớn của báo chí trong sự nghiệp xây dựng, chấn hưng
đất nước. Báo chí cách mạng được Đảng trao cho sứ mệnh là người tiên phong
trong việc tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,
phản ánh thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nói chuyện với các thế hệ nhà
báo Việt Nam, Người nói về đề tàicủa mình: “Tất cả những bài Bác viết chỉ có một
10
“đề tài” là: chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Duyên nợ của Bác đối với báo chí là như vậy đó”.
Thứ hai, về nâng cao dân trí. Hồ Chí Minh cho rằng báo chí cách mạng có
chức năng giáo dục, giúp cho dân chúng “mở mắt, mở tai”, hiểu biết đúng, sai,
chính, tà… Báo chí cần đem chủ trương của đoàn thể, của Chính phủ để giải thích
cho dân, để cho mọi người cùng hiểu, cùng đồng tâm hiệp lực làm cho được, đem
kinh nghiệm hay việc làm tốt mà phổ biến cho dân chúng noi theo. Hồ Chí Minh
còn coi báo chínhư là một diễn đàn để huấn luyện và giáo dục về chính trị, nghiệp
vụ và đạo đức. Người nói: “Tờ báo của Đảng có nhiệm vụ làm cho tư tưởng và
hành động thông suốt và thống nhất”. Người yêu cầu: “Trong báo Đảng có những
mục giải thích về: Lý luận Mác - Lênin. Tình hình thế giới và trong nước. Đường lối,
chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và của Chính phủ. Chương trình và kế
hoạch của những công tác cấp thiết. Đời sống và ý nguyện của nhân dân. Những
kinh nghiệm tốt và xấu của các ngành, các địa phương. Cách học tập, công tác, tự
phê bình và phê bình…”. Người chỉ ra phương hướng của việc giáo dục lý luận
trên báo, nêu rõ các phương châm giáo dục lý luận chính trị, học đi đôi với hành,
lý luận liên hệ với thực tiễn, học để làm việc, làm người. Những tác phẩm báo chí
của Hồ Chí Minh đều là những tác phẩm mẫu mực về tính giáo dục của báo chí.
Theo Người, báo chí phải góp phần nâng cao trình độ hiểu biết, giúp cho người
đọc bổ sung vốn kiến thức về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới,
giúp cho người dân có kiến thức mới xây dựng nếp sống mới để xây dựng đất
nước thành quốc gia có nền văn hóa cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc. Và như
vậy, báo chí là một nhân tố quan trọng để phát triển con người toàn diện.
11
Thứ ba, về nền báo chí cách mạng. Theo Người, báo chí phải bảo đảm tính
nhân dân, phổ thông, đại chúng. Người căn dặn: “Ta là cán bộ cách mạng, ta viết
và nói cho quần chúng nhân dân mà mọi người không hiểu ta nói gì, sao có thể gọi
là cán bộ cách mạng được”.
Hồ Chí Minh thường nhắc nhở những người làm báo, báo chí không phải để cho
một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền, giải thích đường
lối của Đảng và Chính phủ. Người dạy các nhà báo phải chú ý đến đối tượng bạn
đọc. Cần viết sao cho phù hợp với trình độ của đại đa số dân chúng Việt Nam, cho
người ta thích đọc, đọc rồi hiểu và dễ dàng vận dụng, làm theo. Vì vậy, những
người làm báo phải biết lắng nghe quần chúng và phải học cách nói của nhân dân:
“Nhân dân ta có truyền thống kể chuyện ngắn gọn mà lại có duyên. Các chú phải
học cách kể chuyện của nhân dân...”.
Trên cương vị là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến
việc hoạt động và phát triển các tờ báo cách mạng nhằm hướng đến phục vụ cách
mạng, phục vụ nhân dân một cách tốt nhất. Người nhiều lần nhắc nhở những
người làm báo: “Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết
để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc?”. Những câu hỏi
Người đặt ra chính là đòi hỏi báo chí phải xác định rõ đối tượng tiếp nhận thông
tin. Người chỉ rõ: “Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng”. Vì vậy, cách viết
bài báo phải đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ phải trong sáng, hạn chế dùng từ nước
ngoài... Việc xác định đúng đối tượng phục vụ của báo chí cũng có nghĩa là nhà
báo phải biết chọn lựa những nội dung gì nên viết, cái gì không nên viết. Viết phục
vụ nhân dân thì nhất định phải chọn cái gì có lợi cho dân và phục vụ cách mạng.
12
Báo chí phải phục vụ nhân dân trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng làm cho đời sống
tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú.
Tính nhân dân và tính quần chúng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa báo chí,
chính là biểu hiện mối quan hệ gắn bó giữa báo chí với đông đảo các tầng lớp
nhân dân, nhất là nhân dân lao động - những người sáng tạo chân chính của lịch
sử. Tính nhân dân chính là sự tham gia tích cực, thường xuyên của đông đảo nhân
dân vào các hoạt động của báo chí, đồng thời mọi sản phẩm của báo chí phục vụ
nhu cầu lành mạnh của quần chúng.
Thứ tư, vì sự tiến bộ của xã hội. Người yêu cầu báo chí phải có sắc thái
riêng. Người luôn nhắc nhở: “Mục đích chung của chúng ta là xây dựng chủ nghĩa
xã hội, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, giữ gìn hoà bình thế giới. Nhưng
mỗi tờ báo như báo của nông dân, báo của công nhân, báo của thanh niên, báo
của phụ nữ, v.v., nên có đặc điểm của nó, về hình thức thì không rập khuôn; rập
khuôn thì báo nào cũng thành khô khan, làm cho người xem dễ chán”. Người căn
dặn những người làm báo: “Tuyên truyền, anh em nên chú ý một điều này nữa là
bao giờ ta cũng tôn trọng sự thực. Có nói sự thực thì việc tuyên truyền của mình
mới có nhiều người nghe”. Theo Hồ Chí Minh, để lôi cuốn được công chúng, báo
chí đòi hỏi phải hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của người đọc, vì “sinh hoạt đã cao
hơn, người ta thấy hay, thấy lạ, thấy văn chương thì mới thích đọc”.
Tính trung thực hấp dẫn của báo chí nhằm hướng đến vấn đề định hướng dư luận
của báo chí vì sự phát triển của cách mạng cũng như sự tiến bộ của xã hội. Hồ Chí
Minh đòi hỏi báo chí phải lãnh đạo dư luận. Người nói: “không biết lãnh đạo dư
luận, không biết thúc đẩy và nâng cao tinh thần đấu tranh của nhân dân” là một
trong những khuyết điểm của báo chí. Dư luận có vai trò to lớn trong đấu tranh
13
chống kẻ thù xâm lược, tố cáo bộ mặt xâm lược và các tội ác chiến tranh của
chúng, phát động lòng căm thù trong nhân dân, thúc đẩy họ đứng lên giết giặc lập
công. Dư luận cũng có vai trò to lớn trong đấu tranh chống các hiện tượng tiêu
cực trong xã hội, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Theo Hồ Chí Minh, báo
chí không chỉ lãnh đạo dư luận mà cần phải lãnh đạo, tổ chức các phong trào hành
động cách mạng của quần chúng. Phương pháp lấy gương tốt trong quần chúng
nhân dân và cán bộ, đảng viên để giáo dục lẫn nhau, lấy quần chúng giáo dục
quần chúng là rất sinh động và có sức thuyết phục lớn. Người trực tiếp viết những
bài báo biểu dương những người tốt, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, khen
thưởng các anh hùng chiến sĩ thi đua, khen thưởng cho những người có thành
tích.
Thứ năm, quyền tự do báo chí như là một bộ phận của quyền con người.
Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, với tư cách một nhà cách mạng, đồng thời
là một nhà báo, Hồ Chí Minh đã trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh chống sự vi
phạm tự do báo chí của chủ nghĩa thực dân và xác lập vai trò, vị trí của báo chí
cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người. Hồ Chí Minh không chỉ nhận thấy vai trò của báo chí đối với sự
nghiệp cách mạng của dân tộc mà Người còn thấy quyền tự do báo chí chính là
một bộ phận rất quan trọng của quyền con người. Trong quá trình hoạt động cách
mạng của mình Người rất chú ý và quan tâm đến hoạt động báo chí và quyền tự
do báo chí, vừa coi đó là một “vũ khí” và phương tiện trong quá trình đấu tranh
cách mạng, đồng thời Người còn coi đó như là một cuộc đấu tranh cho quyền con
người. Hồ Chí Minh đã mạnh mẽ tố cáo chế độ thực dân Pháp ngăn cấm quyền tự
14
do báo chí: “Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận…, chúng
tôi phải sống trong cảnh ngu dốt và tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học
tập”. Trong tác phẩm Đông Dương, Người viết: “Sự thật là người Đông Dương
không có một phương tiện hành động và học tập nào hết. Báo chí, hội họp, lập
hội, đi lại đều bị cấm… Việc có những báo hoặc tạp chí mang tư tưởng tiến bộ một
chút hoặc có một tờ báo của giai cấp công nhân Pháp là một tội nặng”. Trong một
bài báo khác, bài “Báo chí”, Người viết: “Giữa thế kỷ XX này, ở một nước có đến
20 triệu dân mà không có lấy một tờ báo. Các bạn có thể tưởng tượng được như
thế không? Không có lấy một tờ báo bằng tiếng mẹ đẻ của chúng tôi”. Hồ Chí
Minh không chỉ trực tiếp viết báo, dùng báo chí làm diễn đàn tố cáo và tiến công
kẻ thù, tuyên truyền cho cách mạng mà còn tự mình tổ chức ra những tờ báo
cách mạng như: Le Paria (Người cùng khổ) - tờ báo cách mạng đầu tiên do Người
sáng lập. Người sáng lập và trực tiếp chỉ đạo xuất bản báo Thanh niên, cơ quan
của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, chính thức đặt nền móng cho báo chí
cách mạng Việt Nam. Sau báo Thanh niên, Người còn sáng lập ra các tờ báo khác
như tờ Công nông ở Trung Quốc, Thân ái ở Thái Lan, Người trực tiếp chỉ đạo tờ
báo Đỏ, cơ quan của Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng tại Trung Quốc…
Với toàn bộ các dẫn chứng, chứng minh trên, có thể kết luận rằng Hồ Chủ
tịch rất thấu hiểu bản chất của báo chí, ảnh hưởng và tác động của nó trong cách
mạng dân tộc, giải phóng nước nhà. Như ý nguyện của người “Đó là ý thức về
một lập trường chính trị cách mạng, là thái độ bảo vệ chế độ, bảo vệ dân tộc, bảo
vệ Tổ quốc, kiên quyết chống lại sự phá hoại của kẻ thù. Đó là các gốc rễ để mỗi
nhà báo tự vượt lên trên những tính toán vụ lợi, cống hiến toàn tâm, toàn lực cho
sự nghiệp cách mạng.”
15
16
PHẦN 3: PHẢN ÁNH VÀ HƯỚNG HỌC TẬP – TU DƯỠNG CỦA SINH VIÊN
TRONG CÔNG CUỘC BÁO CHÍ CÁCH MẠNG.
Khi đã tham gia học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cũng như khoác lên
mình áo đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh bản thân em đã nhận ra được
nghĩa vụ của bản thân trong công cuộc viết báo và đóng góp cho nền báo chí nước
nhà.
Về học tập, em muốn theo dõi đường lối và tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh,
thấm nhuần và hiểu kỹ những điều mà Hồ Chí Minh đã thể hiện qua tư tưởng của
mình trong suốt quá trình lãnh đạo cứu nước, giải phóng dân tộc. Tư tưởng của
Hồ Chủ tịch là một tư tưởng vô cùng sáng suốt, có giá trị thực tiễn đến mãi về sau,
cần được giới trẻ cũng như các sinh viên của trường Báo thấu hiểu và áp dụng vào
kinh nghiệm thực tế cũng như là thực tập.
Là sinh viên của khoá mới, em càng nhận thấy rằng việc học và tìm hiểu các tài
liệu đề cập đến Tư tưởng của Hồ Chí Minh và ảnh hưởng của Người trong công
cuộc xây dựng nền báo chí của nước nhà vô cùng dễ dàng. Càng ngày kho tàng
kiến thức cũng như là thông tin về Người luôn được bổ sung; đây sẽ là một nguồn
tư liệu quý giá để sau sinh viên có thể hoàn thiện và trau dồi được những điều mà
thế hệ đi trước để lại.
Ngay từ trong môi trường của Học viện, sinh viên trường Báo cần phải hiểu rõ
được trách nhiệm và khả năng của mình khi tham gia viết báo, do mỗi bài báo viết
ra đều có sức ảnh hưởng đều góp phần vào công cuộc xây dựng nước nhà, kiến
thiết tổ quốc cũng như là góp phần để Việt Nam trong tương lai có thể để vươn
xa.
17
Công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi thế hệ trẻ và thế hệ sinh viên của trường bảo
là phải là những người hoạt bát và nhanh nhẹn, bắt kịp thông tin của thời đại,
giúp đưa những thông tin xác đáng, chân thực, cập nhật, giúp cho toàn dân số
toàn xã hội có cái nhìn toàn cảnh về một xã hội đang không ngừng thay đổi đang
liên tục xoay mình trong sự vận động của thế giới.
Cách mạng của Việt Nam đã có nền tảng từ những thế hệ đi trước, qua hai cuộc
chiến tranh đầy oai hùng. Việt Nam ta tuy là một nước nhỏ, nhưng chưa bao giờ
chịu thua và khuất phục trước kẻ thù. Thế hệ trẻ ngày nay đã được tạo rất nhiều
điều kiện để có thể phát triển, phát huy được tài năng của mình.
Đặc biệt với những sinh viên là học sinh khoa Báo chí và những sinh viên theo học
ngành Báo chí cần phải làm rạng danh, cần phải noi gương những thế hệ đi trước:
những nhà báo tên tuổi đã góp công và đem lại nguồn tri thức, nguồn thông tin
cho toàn dân.
Đó sẽ là nhiệm vụ của những thế hệ đi sau của lớp như sau phải phát huy nối tiếp
những truyền thống tốt đẹp của báo chí, tinh thần anh dũng không ngại khó,
không ngại xông pha. Đặc biệt, cần nhấn mạnh rằng sinh viên trong thời đại công
nghệ số số đang có trong tay những quyền lực về truyền thông và thông tin lớn
chưa từng thấy. Cần vận dụng được những công nghệ mới,i vận dụng được khoa
học công nghệ trong báo chí, cũng như là bắt kịp với luồng thông tin không ngừng
của thế giới.
Những nhà báo tương lai của đất nước cũng cần phải trau dồi cho bản thân kỹ
năng cần thiết trong một luồng thông tin vô cùng hỗn loạn và tức thời của thế
giới. Sinh viên và nhà báo cần phải biết tránh xa và đẩy lùi những thông tin của
thế lực thù địch, viết cho người dân những thông tin họ cần biết để giác ngộ tư
18
tưởng và lãnh đạo của Đảng. Có thế, toàn dân mới được sáng tỏ, Cách mạng mới
thành công vang dội.
19
Trích dẫn và tham khảo:
- Truyền thông – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản (Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu
Hằng, NXB Chính trị quốc gia)
- Cơ sở lý luận báo chí (PGS Nguyễn Văn Dững, NXB Lao động)
- Cơ sở lý luận báo chí (Tạ Ngọc Tấn, NXB Văn hoá thông tin)
- “Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng: Giá trị và sự vận dụng trong
nền báo chí Việt Nam hiện nay” – Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam.
http://hanam.gov.vn/binhluc/Pages/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-bao-chi-cach-
mang-gia-tri-va-su-van-dung-trong-nen-bao-chi-viet-nam-hien-nay.aspx
- “Vai trò định hướng của báo chí cách mạng trong Cách mạng tháng
8/1945”, Bảo tàng lịch sử quốc gia.
http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3097/68792/vai-tro-djinh-huong-cua-
bao-chi-cach-mang-trong-cach-mang-thang-8-1945.html
- “Phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và
bảo vệ đất nước”, Báo Nhân dân Điện tử,
http://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/26680102-phat-huy-hon-
nua-vai-tro-cua-bao-chi-trong-su-nghiep-doi-moi-xay-dung-va-bao-ve-dat-
nuoc.html
- “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá báo chí”, Bộ Nội vụ,
https://moha.gov.vn/danh-muc/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-van-hoa-bao-chi-
17507.html
- “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, quét
sạch chủ nghĩa cá nhân nhằm củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh
đạo của Đảng”, Bảo tàng Hồ Chí Minh, http://baotanghochiminh.vn/van-
20
| 1/21

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TIỂU LUẬN
Môn: CƠ SỞ LÝ LUẬN BÁO CHÍ
Lớp: Báo mạng Điện tử CLC K38 HÀ NỘI 04/06/2019 LỜI NÓI ĐẦU:
Trích theo giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí” của PGS.TS Nguyễn Văn Dững:
Báo chí học, lý luận báo chí thuộc khoa học ứng dụng, có tính thực tiễn cao,
thường biến đổi nhanh - nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam, được
nhìn nhận dưới nhiều góc độ và quan điểm khác nhau. Do đó, để có thể nắm bắt
tốt hơn nội dung học phần này, người học cần có kiến thức nhất định về các môn
khoa học như triết học, chính trị học, xã hội học, tâm lý học xã hội và tâm lý học
truyền thông,…; vừa có khả năng tổng hợp và khái quát hóa vấn đề cao, vừa bám
sát thực tế báo chí đang vận động hàng ngày. Tư duy báo chí gắn liền với tư duy
chính trị - thực tế, vừa bảo đảm tính nguyên tắc trong phương pháp luận vừa bảo
đảm tính linh hoạt gắn liền với cuộc sống báo chí - truyền thông đang vận động.
Điểm khác biệt so với nhiều khoa học xã hội và nhân văn khác, lý luận báo chí gắn
chặt với quan điểm chính trị; bởi vì, báo chí là công cụ thể hiện quyền lực chính
trị, tác động và chi phối đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở các cấp độ và tầng
nấc khác nhau. Mặt khác, báo chí cũng có tính độc lập tương đối, tác động trở lại
đối với lĩnh vực chính trị cũng như các lĩnh vực khác. Công chúng của báo chí là
đông đảo người; tác động của báo chí có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức,
thái độ và hành vi của hàng triệu người. Do đó, hoạt động báo chí có thể liên kết,
thu phục, tập hợp và điều chỉnh nhận thức (trước hết và quan trọng nhất là nhận
thức chính trị), thái độ và hành vi của hàng triệu người; thậm chí có thể lũng đoạn
nhận thức, thái độ và hành vi hàng triệu người. Đó là công cụ và phương thức có
khả năng đặc biệt trong việc liên kết, tập hợp và tổ chức đông đảo công chúng; có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khơi nguồn, phản ánh, định hướng và điều
hòa dư luận xã hội. Bởi thế, các thế lực chính trị bằng mọi cách nắm giữ và sử 2
dụng báo chí như một công cụ không thể thiếu được trong quá trình “thu phục và
tập hợp các bạn đồng minh; người dân lại tìm đến báo chí truyền thông như một
kênh mở để có thể thu nhận thông tin thời sự hằng ngày, học hỏi nâng cao và mở
rộng hiểu biết, bày tỏ và chia sẻ tâm tư, tình cảm cũng như những bức xúc trong
cuộc sống, nhất là có thể cậy nhờ vào báo chí mỗi khi lợi ích cá nhân, nhóm và
cộng đồng bị xâm hại…một cách sáng rõ.
Không chỉ có thế, báo chí hiện đại gắn bó ngày càng chặt chẽ hơn với đời sống dân
sinh, đến cuộc sống của mỗi người dân, từ việc thông tin - giao tiếp xã hội, chia sẻ
kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng sống hàng ngày, kể cả giải trí. Nói cách khác,
“mặt đời thường” của thông tin báo chí ngày một chiếm vai trò và vị trí quan
trọng hơn. Báo chí không chỉ là công cụ đắc lực bậc nhất đối với hoạt động chính
trị, kinh tế, văn hóa… mà còn là tấm gương phản ánh cô đọng đời sống xã hội
ngày hôm nay, là thiết chế kiến tạo xã hội. Tấm gương phản chiếu ấy sáng hay
mờ, phản ánh chân thực hay méo mó đời sống xã hội là tùy thuộc chủ yếu vào
quan điểm chính trị và cách thức chi phối của thể chế chính trị, tính chuyên
nghiệp của báo chí, vào trách nhiệm xã hội - đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp của
nhà báo. Ở khía cạnh khác, báo chí là trang sử hiện tại ngày hôm nay. Trang sử ấy
được tái hiện như thế nào lại cũng phụ thuộc vào khuynh hướng chính trị và tính
chuyên nghiệp của báo chí.
Bài tiểu luận đề cập dưới đây xin dựa theo định hướng và phương pháp của bộ
môn Cơ sở lý luận báo chí, thể hiện quan điểm và ý kiến của cá nhân để luận bàn
về đề bài được nêu, và nói về ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của báo chí
nói chung và báo chí trong chính trị - xã hội nói riêng. Em mong nhận được góp ý
và ý kiến đánh giá về tiểu luận của giảng viên. 3 ĐỀ BÀI:
Trong các bài viết của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Báo chí và
hoạt động báo chí là một bộ phận của sự nghiệp giải phóng con người, là
nhu cầu phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.” Bằng kiến thức lý luận về báo
chí và thực tiễn thu được từ môn học, hãy phân tích, chứng minh luận điểm trên.
Anh/chị có kế hoạch học tập, tu dưỡng như thế nào để trở thành nhà
báo, góp phần nhỏ vào sự nghiệp lớn của báo chí Cách mạng Việt Nam hiện nay?
Các vấn đề ôn tập:
1. Bản chất xã hội của truyền thông
2. Đặc điểm cơ bản và bản chất của hoạt động báo chí.
3. Đối tượng tác động; công chúng báo chí; cơ chế tác động của báo chí.
4. Vấn đề hiệu lực, hiệu quả của hoạt động báo chí.
5. Các chức năng xã hội cơ bản của báo chí.
6. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí.
7. Vấn đề tự do báo chí.
8. Tác phẩm báo chí (khái niệm, các yếu tố cấu thành,…)
9. Lao động nhà báo và Quy trình sáng tạo các thể loại báo chí.
10. Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của nhà báo hiện nay. 4 BÀI LÀM
Trong suốt sự nghiệp công tác, hoạt động trong chính trị và công cuộc giải
phóng dân tộc của Việt Nam, Hồ Chủ tịch không lúc nào xa rời và cách xa với mặt
trận, với nhân dân, và với một thứ đặc quyền – một vũ khí sắc bén giúp cuộc
chiến tranh luôn được thông suốt: sức mạnh báo chí. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói
rằng: “Báo chí và hoạt động báo chí là một bộ phận của sự nghiệp giải phóng con
người, là nhu cầu phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc”. Trích dẫn này của người
nhấn mạnh vào tầm quan trọng của báo chí và việc cấp thiết của sự lan toả thông
tin trong thời chiến trên nhiều lĩnh vực đến với toàn dân và đại chúng. Ngòi bút
của người làm báo được Bác nhấn mạnh, đẩy cao tầm quan trọng trong không ít
lần phát biểu, gặp gỡ các cán bộ và đồng chí. Bản thân chính Bác cũng có xuất
thân là người làm báo từ rất sớm khi đang bôn ba tìm đường cứu nước, chính Bác
cũng là người nhận thức rõ tầm ảnh hưởng của báo chí lên tiến độ của chiến tranh và kháng chiến.
Ảnh hưởng và sự nhất thiết ra sao, xin phép được phân tích trong tiểu luận dưới
đây. Tiểu luận chia làm 3 phần chính:
- Phần 1: Phân tích dẫn trích của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam
- Phần 2: Chứng minh luận điểm nêu trên
- Phần 3: Phản ánh và hướng học tập – tu dưỡng của sinh viên trong công cuộc báo chí cách mạng. 5
PHẦN 1: PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM VÀ DẪN TRÍCH TRONG BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Bối cảnh lịch sử trong khoảng thời điểm Hồ Chủ tịch nêu dẫn trích này nằm
trùng vào sau Thế chiến thứ 2, vào những năm nước ta kháng chiến chống Pháp
nói chung. Và khi nhìn toàn cảnh về sự nghiệp cách mạng cũng như kháng chiến
chống 2 kẻ thù Pháp – Mỹ nói chung thì những quan điểm đưa ra của Bác luôn áp
dụng sát với thực tế bấy giờ.
Trong lịch sử, Người đã gắn bó sâu sắc với hoạt động báo chí. “Là người đặt
viên gạch đầu tiên cho nền báo chí cách mạng Việt Nam với việc tổ chức và xuất
bản tờ “Thanh niên” vào năm 1925, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản báo
chí quý báu với những giá trị to lớn về nội dung, tư tưởng, góp phần dẵn dắt nền
báo chí cách mạng nói chung, người làm báo nói riêng phát triển và trưởng
thành”, trích theo bài viết về Tư tưởng Hồ Chí Minh trong báo chí cách mạng.
Người chính là một cây viết sắc bén, đưa thông tin và những sự thật của người
dân An Nam cực khổ trong thời kỳ bị Pháp thuộc ra Quốc tế thứ 3, góp phần phản
ánh những tiếng khóc than cực khổ của người dân. Đường lối, phương hướng của
người thanh niên Nguyễn Ái Quốc lúc ấy được thể hiện qua tờ Thanh niên, dựng
nên phong trào báo chí cách mạng, rồi nhân rộng ra bao tờ báo lớn nhỏ khác
nhau trong nước. Ngay từ đầu, Người đã tâm niệm: “Muốn làm cách mạng, trước
hết phải truyền bá tư tưởng cách mạng - tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin;
phải vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng cách mạng. Báo chí cách mạng là công
cụ cực kỳ quan trọng để làm nhiệm vụ đó; báo chí cách mạng còn là vũ khí sắc bén
thúc đẩy xã hội không ngừng tiến lên.”
Vị trí của báo chí và mối liên kết của nó với chính trị nói chung cũng càng
được khẳng định. Người cho rằng, hoạt động báo chí thực chất là hoạt động chính 6
trị, báo chí là vũ khí đấu tranh cách mạng nên báo chí cách mạng trước tiên phải
mang tính chiến đấu, tính định hướng và tính quần chúng nhằm tuyên truyền cổ
động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích
chung. Mục đích chung là kháng chiến và kiến quốc để đi đến kháng chiến thắng
lợi, kiến quốc thành công. Vì vậy, dù viết về đề tài nào, bằng hình thức, thể loại
nào, các bài báo của Người đều là vũ khí sắc bén vạch tội, tấn công kẻ thù, là
phương tiện hữu hiệu để “thắp lửa" cho quần chúng cách mạng và tranh thủ sự
ủng hộ của nhân dân thế giới.
Với sự lãnh đạo và thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, báo chí cách
mạng càng được đẩy sâu vào đời sống nhân dân, gia tăng ảnh hưởng. Dưới sự chỉ
đạo của Đảng, báo chí cách mạng đã phát huy vai trò trong việc cổ động đoàn kết,
bênh vực quyền lợi của nhân dân. Cụ thể, từ cuối năm 1939, Trung ương Đảng đã
chỉ rõ: “Cái cốt yếu là phải ra báo bí mật” để trang bị vũ trang tư tưởng cho toàng
Đảng và nhân dân. Đánh giá cao vai trò của báo chí trên mặt trận tư tưởng vì
“Không đánh tan sức mạnh tuyên truyền phản động của bọn tay sai đế quốc Pháp,
bọn Pháp Việt đề huề, bọn quốc gia cải lương, bọn thân Nhật, không gỡ mặt nạ
bọn Tờ-rốt-kít bọn khoác áo thầy tu làm đầy tớ cho đế quốc trong dân chúng, thì
phong trào phản đế không phát triển được”. Chính vì vậy, sau khi báo Dân Chúng
của Trung ương Đảng bị đóng cửa, trong khi Đảng chưa có một tờ báo thống nhất
thì ở mỗi xứ riêng lại có một tờ báo làm cơ quan tuyên truyền cổ động cho toàn
xứ: Tiến lên ở Nam Kỳ, Bỏ xiềng xích ở Trung Kỳ, Giải phóng ở Bắc Kỳ. Một số khu,
liên tỉnh và tỉnh dần dần cũng có báo riêng. Chính sự phát triển phong phú của
báo chí dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo ảnh hưởng rộng rãi của Đảng với quần
chúng nhân dân, tăng cường vị thế của Đảng trong đấu tranh vận động cách
mạng, góp phần tạo nên thành công của Đảng trong sự nghiệp lãnh đạo cách 7
mạng Việt Nam. Những cái tên như Việt Nam độc lập, Thanh niên, Cờ giải phóng;
Cứu quốc, Kèn gọi lính.... chỉ là một số ít trong số các tạp chí, nhật san, tờ báo
được viết bởi các cán bộ, nhà báo cũng đồng thời là các tướng – lãnh đạo cấp cao
trong kháng chiến, như chính Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, … Ngoài ra, cần phải nêu về ảnh hưởng của báo
Cờ Giải Phóng và Cứu quốc – hai tờ báo, cơ quan ngôn luận có tiếng nói lớn nhất
vì đã góp phần lãnh đạo cách mạng tháng Tám lịch sử. Với sự tiếp cận thông tin
báo chí cần thiết trên, kèm theo việc xoá mù chữ, toàn dân được biết đến tri
thức, giác ngộ đường lối và luận cương của Hồ Chí Minh, của Đảng và tham gia
vào công cuộc toàn dân đánh Pháp, đánh Mỹ.
Câu nói trên không chỉ dừng lại chỉ ở việc “giải phóng một con người, dân
tộc, quốc gia” trong thời chiến. Việc cung cấp thông tin giúp người dân được khai
sáng, nhận ra sự thật, vạch trần tội ác kẻ thù gây ra trên đất nước. Ngoài ra, báo
chí còn đưa những thông tin cần thiết, là cầu nối phản ánh góc nhìn của người làm
báo, đem tri thức cho người đọc qua không chỉ những bài báo trong thời chiến,
mà còn là những bài viết đời thường mang đầy thông tin bổ ích.
Tóm lại, có thể nói rằng văn hóa báo chí trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính
là cái hay, cái đẹp, và là các giá trị bền vững của báo chí cách mạng đối với sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người và xây dựng xã hội mới. 8
PHẦN 2: CHỨNG MINH LUẬN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Với việc chứng minh luận điểm này, em xin phép bám sát vào tư tưởng của
Hồ Chí Minh về báo chí để chứng minh và phản ánh về trích dẫn nêu trên.
Cần khẳng định ngay rằng Người luôn coi báo chí là vũ khí sắc bén của cách
mạng, là đội quân xung kích trong công tác tư tưởng, là một bộ phận cơ bản,
quan trọng không thể tách rời trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đó là tư
tưởng nhất quán trong tư tưởng của Người nói chung và về văn hoá báo chí nói riêng.
Nhưng quan điểm cơ bản về văn hóa báo chí trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là
phản ánh chính xác nhất về luận điểm của Hồ Chủ tịch, kèm theo những dẫn chứng cụ thể:
- Thứ nhất, mục tiêu cao cả của báo chí cách mạng là phục vụ nhiệm vụ giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
- Thứ hai, báo chí góp phần nâng cao dân trí nhằm hướng tới phát triển con người toàn diện.
- Thứ ba, xây dựng một nền báo chí cách mạng mang tính nhân dân và tính quần chúng.
- Thứ tư, bảo đảm tính trung thực, khoa học nhằm định hướng dư luận vì sự
tiến bộ của xã hội
- Thứ năm, quyền tự do báo chí như là một bộ phận của quyền con người.
Thứ nhất, về nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Điều này được khẳng định khi Hồ
Chí Minh coi báo chí là “bộ phận khăng khít trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng 9
dân tộc của nhân dân, của dân tộc và của Đảng”. Báo chí là bộ phận của công tác
tư tưởng, luôn gắn liền với hoạt động của Đảng, phục vụ mục tiêu của cách mạng.
Báo chí là diễn đàn rộng rãi, dân chủ của nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân.
Có mục đích chiến đấu rõ ràng, báo chí cần thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ
của báo chí vô sản. Hồ Chí Minh chỉ rõ: mục đích của báo chílà “cốt làm cho dân ta
biết, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam độc
lập, bình đẳng tự do”. Từ việc nhận thức một cách sâu sắc vai trò to lớn của báo
chí cách mạng, Hồ Chí Minh đã trực tiếp viết báo, sử dụng báo chí làm vũ khí sắc
bén, là diễn đàn tố cáo và tiến công địch, tuyên truyền cách mạng. Ngày 21-6-
1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người sáng lập và trực tiếp chỉ đạo xuất bản
báo Thanh niên, cơ quan của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chính thức đặt
nền móng cho báo chí cách mạng Việt Nam, “Báo Thanh niên.”
Trên thực tế, đã là tờ báo tuyên truyền đường lối cách mạng, chuẩn bị về tư
tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã sử dụng báo chí làm vũ khí sắc bén chĩa vào chủ nghĩa thực dân,
đế quốc và tay sai của chúng ở trong nước và nước ngoài, làm “đòn xoay chế độ”,
góp vào thành công của Cách mạng Tháng Tám 1945, giành độc lập dân tộc. Sau
khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trên cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí
Minh nhấn mạnh vai trò to lớn của báo chí trong sự nghiệp xây dựng, chấn hưng
đất nước. Báo chí cách mạng được Đảng trao cho sứ mệnh là người tiên phong
trong việc tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,
phản ánh thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nói chuyện với các thế hệ nhà
báo Việt Nam, Người nói về đề tàicủa mình: “Tất cả những bài Bác viết chỉ có một 10
“đề tài” là: chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Duyên nợ của Bác đối với báo chí là như vậy đó”.
Thứ hai, về nâng cao dân trí. Hồ Chí Minh cho rằng báo chí cách mạng có
chức năng giáo dục, giúp cho dân chúng “mở mắt, mở tai”, hiểu biết đúng, sai,
chính, tà… Báo chí cần đem chủ trương của đoàn thể, của Chính phủ để giải thích
cho dân, để cho mọi người cùng hiểu, cùng đồng tâm hiệp lực làm cho được, đem
kinh nghiệm hay việc làm tốt mà phổ biến cho dân chúng noi theo. Hồ Chí Minh
còn coi báo chínhư là một diễn đàn để huấn luyện và giáo dục về chính trị, nghiệp
vụ và đạo đức. Người nói: “Tờ báo của Đảng có nhiệm vụ làm cho tư tưởng và
hành động thông suốt và thống nhất”. Người yêu cầu: “Trong báo Đảng có những
mục giải thích về: Lý luận Mác - Lênin. Tình hình thế giới và trong nước. Đường lối,
chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và của Chính phủ. Chương trình và kế
hoạch của những công tác cấp thiết. Đời sống và ý nguyện của nhân dân. Những
kinh nghiệm tốt và xấu của các ngành, các địa phương. Cách học tập, công tác, tự
phê bình và phê bình…”. Người chỉ ra phương hướng của việc giáo dục lý luận
trên báo, nêu rõ các phương châm giáo dục lý luận chính trị, học đi đôi với hành,
lý luận liên hệ với thực tiễn, học để làm việc, làm người. Những tác phẩm báo chí
của Hồ Chí Minh đều là những tác phẩm mẫu mực về tính giáo dục của báo chí.
Theo Người, báo chí phải góp phần nâng cao trình độ hiểu biết, giúp cho người
đọc bổ sung vốn kiến thức về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới,
giúp cho người dân có kiến thức mới xây dựng nếp sống mới để xây dựng đất
nước thành quốc gia có nền văn hóa cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc. Và như
vậy, báo chí là một nhân tố quan trọng để phát triển con người toàn diện. 11
Thứ ba, về nền báo chí cách mạng. Theo Người, báo chí phải bảo đảm tính
nhân dân, phổ thông, đại chúng. Người căn dặn: “Ta là cán bộ cách mạng, ta viết
và nói cho quần chúng nhân dân mà mọi người không hiểu ta nói gì, sao có thể gọi
là cán bộ cách mạng được”.
Hồ Chí Minh thường nhắc nhở những người làm báo, báo chí không phải để cho
một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền, giải thích đường
lối của Đảng và Chính phủ. Người dạy các nhà báo phải chú ý đến đối tượng bạn
đọc. Cần viết sao cho phù hợp với trình độ của đại đa số dân chúng Việt Nam, cho
người ta thích đọc, đọc rồi hiểu và dễ dàng vận dụng, làm theo. Vì vậy, những
người làm báo phải biết lắng nghe quần chúng và phải học cách nói của nhân dân:
“Nhân dân ta có truyền thống kể chuyện ngắn gọn mà lại có duyên. Các chú phải
học cách kể chuyện của nhân dân...”.
Trên cương vị là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến
việc hoạt động và phát triển các tờ báo cách mạng nhằm hướng đến phục vụ cách
mạng, phục vụ nhân dân một cách tốt nhất. Người nhiều lần nhắc nhở những
người làm báo: “Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết
để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc?”. Những câu hỏi
Người đặt ra chính là đòi hỏi báo chí phải xác định rõ đối tượng tiếp nhận thông
tin. Người chỉ rõ: “Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng”. Vì vậy, cách viết
bài báo phải đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ phải trong sáng, hạn chế dùng từ nước
ngoài... Việc xác định đúng đối tượng phục vụ của báo chí cũng có nghĩa là nhà
báo phải biết chọn lựa những nội dung gì nên viết, cái gì không nên viết. Viết phục
vụ nhân dân thì nhất định phải chọn cái gì có lợi cho dân và phục vụ cách mạng. 12
Báo chí phải phục vụ nhân dân trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng làm cho đời sống
tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú.
Tính nhân dân và tính quần chúng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa báo chí,
chính là biểu hiện mối quan hệ gắn bó giữa báo chí với đông đảo các tầng lớp
nhân dân, nhất là nhân dân lao động - những người sáng tạo chân chính của lịch
sử. Tính nhân dân chính là sự tham gia tích cực, thường xuyên của đông đảo nhân
dân vào các hoạt động của báo chí, đồng thời mọi sản phẩm của báo chí phục vụ
nhu cầu lành mạnh của quần chúng.
Thứ tư, vì sự tiến bộ của xã hội. Người yêu cầu báo chí phải có sắc thái
riêng. Người luôn nhắc nhở: “Mục đích chung của chúng ta là xây dựng chủ nghĩa
xã hội, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, giữ gìn hoà bình thế giới. Nhưng
mỗi tờ báo như báo của nông dân, báo của công nhân, báo của thanh niên, báo
của phụ nữ, v.v., nên có đặc điểm của nó, về hình thức thì không rập khuôn; rập
khuôn thì báo nào cũng thành khô khan, làm cho người xem dễ chán”. Người căn
dặn những người làm báo: “Tuyên truyền, anh em nên chú ý một điều này nữa là
bao giờ ta cũng tôn trọng sự thực. Có nói sự thực thì việc tuyên truyền của mình
mới có nhiều người nghe”. Theo Hồ Chí Minh, để lôi cuốn được công chúng, báo
chí đòi hỏi phải hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của người đọc, vì “sinh hoạt đã cao
hơn, người ta thấy hay, thấy lạ, thấy văn chương thì mới thích đọc”.
Tính trung thực hấp dẫn của báo chí nhằm hướng đến vấn đề định hướng dư luận
của báo chí vì sự phát triển của cách mạng cũng như sự tiến bộ của xã hội. Hồ Chí
Minh đòi hỏi báo chí phải lãnh đạo dư luận. Người nói: “không biết lãnh đạo dư
luận, không biết thúc đẩy và nâng cao tinh thần đấu tranh của nhân dân” là một
trong những khuyết điểm của báo chí. Dư luận có vai trò to lớn trong đấu tranh 13
chống kẻ thù xâm lược, tố cáo bộ mặt xâm lược và các tội ác chiến tranh của
chúng, phát động lòng căm thù trong nhân dân, thúc đẩy họ đứng lên giết giặc lập
công. Dư luận cũng có vai trò to lớn trong đấu tranh chống các hiện tượng tiêu
cực trong xã hội, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí. Theo Hồ Chí Minh, báo
chí không chỉ lãnh đạo dư luận mà cần phải lãnh đạo, tổ chức các phong trào hành
động cách mạng của quần chúng. Phương pháp lấy gương tốt trong quần chúng
nhân dân và cán bộ, đảng viên để giáo dục lẫn nhau, lấy quần chúng giáo dục
quần chúng là rất sinh động và có sức thuyết phục lớn. Người trực tiếp viết những
bài báo biểu dương những người tốt, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, khen
thưởng các anh hùng chiến sĩ thi đua, khen thưởng cho những người có thành tích.
Thứ năm, quyền tự do báo chí như là một bộ phận của quyền con người.
Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, với tư cách một nhà cách mạng, đồng thời
là một nhà báo, Hồ Chí Minh đã trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh chống sự vi
phạm tự do báo chí của chủ nghĩa thực dân và xác lập vai trò, vị trí của báo chí
cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người. Hồ Chí Minh không chỉ nhận thấy vai trò của báo chí đối với sự
nghiệp cách mạng của dân tộc mà Người còn thấy quyền tự do báo chí chính là
một bộ phận rất quan trọng của quyền con người. Trong quá trình hoạt động cách
mạng của mình Người rất chú ý và quan tâm đến hoạt động báo chí và quyền tự
do báo chí, vừa coi đó là một “vũ khí” và phương tiện trong quá trình đấu tranh
cách mạng, đồng thời Người còn coi đó như là một cuộc đấu tranh cho quyền con
người. Hồ Chí Minh đã mạnh mẽ tố cáo chế độ thực dân Pháp ngăn cấm quyền tự 14
do báo chí: “Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận…, chúng
tôi phải sống trong cảnh ngu dốt và tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học
tập”. Trong tác phẩm Đông Dương, Người viết: “Sự thật là người Đông Dương
không có một phương tiện hành động và học tập nào hết. Báo chí, hội họp, lập
hội, đi lại đều bị cấm… Việc có những báo hoặc tạp chí mang tư tưởng tiến bộ một
chút hoặc có một tờ báo của giai cấp công nhân Pháp là một tội nặng”. Trong một
bài báo khác, bài “Báo chí”, Người viết: “Giữa thế kỷ XX này, ở một nước có đến
20 triệu dân mà không có lấy một tờ báo. Các bạn có thể tưởng tượng được như
thế không? Không có lấy một tờ báo bằng tiếng mẹ đẻ của chúng tôi”. Hồ Chí
Minh không chỉ trực tiếp viết báo, dùng báo chí làm diễn đàn tố cáo và tiến công
kẻ thù, tuyên truyền cho cách mạng mà còn tự mình tổ chức ra những tờ báo
cách mạng như: Le Paria (Người cùng khổ) - tờ báo cách mạng đầu tiên do Người
sáng lập. Người sáng lập và trực tiếp chỉ đạo xuất bản báo Thanh niên, cơ quan
của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, chính thức đặt nền móng cho báo chí
cách mạng Việt Nam. Sau báo Thanh niên, Người còn sáng lập ra các tờ báo khác
như tờ Công nông ở Trung Quốc, Thân ái ở Thái Lan, Người trực tiếp chỉ đạo tờ
báo Đỏ, cơ quan của Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng tại Trung Quốc…
Với toàn bộ các dẫn chứng, chứng minh trên, có thể kết luận rằng Hồ Chủ
tịch rất thấu hiểu bản chất của báo chí, ảnh hưởng và tác động của nó trong cách
mạng dân tộc, giải phóng nước nhà. Như ý nguyện của người “Đó là ý thức về
một lập trường chính trị cách mạng, là thái độ bảo vệ chế độ, bảo vệ dân tộc, bảo
vệ Tổ quốc, kiên quyết chống lại sự phá hoại của kẻ thù. Đó là các gốc rễ để mỗi
nhà báo tự vượt lên trên những tính toán vụ lợi, cống hiến toàn tâm, toàn lực cho
sự nghiệp cách mạng.” 15 16
PHẦN 3: PHẢN ÁNH VÀ HƯỚNG HỌC TẬP – TU DƯỠNG CỦA SINH VIÊN
TRONG CÔNG CUỘC BÁO CHÍ CÁCH MẠNG.
Khi đã tham gia học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cũng như khoác lên
mình áo đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh bản thân em đã nhận ra được
nghĩa vụ của bản thân trong công cuộc viết báo và đóng góp cho nền báo chí nước nhà.
Về học tập, em muốn theo dõi đường lối và tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh,
thấm nhuần và hiểu kỹ những điều mà Hồ Chí Minh đã thể hiện qua tư tưởng của
mình trong suốt quá trình lãnh đạo cứu nước, giải phóng dân tộc. Tư tưởng của
Hồ Chủ tịch là một tư tưởng vô cùng sáng suốt, có giá trị thực tiễn đến mãi về sau,
cần được giới trẻ cũng như các sinh viên của trường Báo thấu hiểu và áp dụng vào
kinh nghiệm thực tế cũng như là thực tập.
Là sinh viên của khoá mới, em càng nhận thấy rằng việc học và tìm hiểu các tài
liệu đề cập đến Tư tưởng của Hồ Chí Minh và ảnh hưởng của Người trong công
cuộc xây dựng nền báo chí của nước nhà vô cùng dễ dàng. Càng ngày kho tàng
kiến thức cũng như là thông tin về Người luôn được bổ sung; đây sẽ là một nguồn
tư liệu quý giá để sau sinh viên có thể hoàn thiện và trau dồi được những điều mà
thế hệ đi trước để lại.
Ngay từ trong môi trường của Học viện, sinh viên trường Báo cần phải hiểu rõ
được trách nhiệm và khả năng của mình khi tham gia viết báo, do mỗi bài báo viết
ra đều có sức ảnh hưởng đều góp phần vào công cuộc xây dựng nước nhà, kiến
thiết tổ quốc cũng như là góp phần để Việt Nam trong tương lai có thể để vươn xa. 17
Công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi thế hệ trẻ và thế hệ sinh viên của trường bảo
là phải là những người hoạt bát và nhanh nhẹn, bắt kịp thông tin của thời đại,
giúp đưa những thông tin xác đáng, chân thực, cập nhật, giúp cho toàn dân số
toàn xã hội có cái nhìn toàn cảnh về một xã hội đang không ngừng thay đổi đang
liên tục xoay mình trong sự vận động của thế giới.
Cách mạng của Việt Nam đã có nền tảng từ những thế hệ đi trước, qua hai cuộc
chiến tranh đầy oai hùng. Việt Nam ta tuy là một nước nhỏ, nhưng chưa bao giờ
chịu thua và khuất phục trước kẻ thù. Thế hệ trẻ ngày nay đã được tạo rất nhiều
điều kiện để có thể phát triển, phát huy được tài năng của mình.
Đặc biệt với những sinh viên là học sinh khoa Báo chí và những sinh viên theo học
ngành Báo chí cần phải làm rạng danh, cần phải noi gương những thế hệ đi trước:
những nhà báo tên tuổi đã góp công và đem lại nguồn tri thức, nguồn thông tin cho toàn dân.
Đó sẽ là nhiệm vụ của những thế hệ đi sau của lớp như sau phải phát huy nối tiếp
những truyền thống tốt đẹp của báo chí, tinh thần anh dũng không ngại khó,
không ngại xông pha. Đặc biệt, cần nhấn mạnh rằng sinh viên trong thời đại công
nghệ số số đang có trong tay những quyền lực về truyền thông và thông tin lớn
chưa từng thấy. Cần vận dụng được những công nghệ mới,i vận dụng được khoa
học công nghệ trong báo chí, cũng như là bắt kịp với luồng thông tin không ngừng của thế giới.
Những nhà báo tương lai của đất nước cũng cần phải trau dồi cho bản thân kỹ
năng cần thiết trong một luồng thông tin vô cùng hỗn loạn và tức thời của thế
giới. Sinh viên và nhà báo cần phải biết tránh xa và đẩy lùi những thông tin của
thế lực thù địch, viết cho người dân những thông tin họ cần biết để giác ngộ tư 18
tưởng và lãnh đạo của Đảng. Có thế, toàn dân mới được sáng tỏ, Cách mạng mới thành công vang dội. 19
Trích dẫn và tham khảo:
- Truyền thông – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản (Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu
Hằng, NXB Chính trị quốc gia)
- Cơ sở lý luận báo chí (PGS Nguyễn Văn Dững, NXB Lao động)
- Cơ sở lý luận báo chí (Tạ Ngọc Tấn, NXB Văn hoá thông tin)
- “Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng: Giá trị và sự vận dụng trong
nền báo chí Việt Nam hiện nay” – Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam.
http://hanam.gov.vn/binhluc/Pages/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-bao-chi-cach-
mang-gia-tri-va-su-van-dung-trong-nen-bao-chi-viet-nam-hien-nay.aspx
- “Vai trò định hướng của báo chí cách mạng trong Cách mạng tháng
8/1945”, Bảo tàng lịch sử quốc gia.
http://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3097/68792/vai-tro-djinh-huong-cua-
bao-chi-cach-mang-trong-cach-mang-thang-8-1945.html
- “Phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và
bảo vệ đất nước”, Báo Nhân dân Điện tử,
http://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/26680102-phat-huy-hon-
nua-vai-tro-cua-bao-chi-trong-su-nghiep-doi-moi-xay-dung-va-bao-ve-dat- nuoc.html
- “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá báo chí”, Bộ Nội vụ,
https://moha.gov.vn/danh-muc/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-van-hoa-bao-chi- 17507.html
- “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, quét
sạch chủ nghĩa cá nhân nhằm củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh
đạo của Đảng”, Bảo tàng Hồ Chí Minh, http://baotanghochiminh.vn/van- 20