Tiểu luận CSVH - Tín ngưỡng thờ Mẫu - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Tiểu luận CSVH - Tín ngưỡng thờ Mẫu - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM ĐỀ TÀI:
TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Bùi Ngọc Nhân Ái Mã số sinh viên : 22104441 Chuyên ngành
: Quản trị Công nghệ Truyền thông Số hiệu lớp : ANH 110DV01 - 0200 Giảng viên : Huỳnh Thị Thuỳ Trinh Thời gian thực hiện : HK 2331 Tháng 12/2023 MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU…………………………4 Trường Đại Học Hoa Sen
1.1 CÁC KHÁI NIỆM:………………………….……………………………………...4
1.1.1 Khái niệm tín ngưỡng:……………………….…………………………………...4
1.1.2 Khái niệm thờ mẫu:………………………….…………………………………...4
1.1.3 Tín ngưỡng thờ mẫu:…………………………………………………………...4
1.2 NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU:…4
1.2.1. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu: …………………………………………...4
1.2.1.1Dưới góc độ dân tộc học:……………………………………………….4
1.2.1.2Dưới góc độ văn hoá:………………………………………………..….5
1.2.1.3Dưới góc độ tư tưởng:…………………………………………………..6
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu:……………………7
1.2.2.1Thưở sơ khai:…………………………………………………………....7
1.2.2.2Thời kì bắc thuộc:……………………………………………………….7
1.2.2.3Thời kỉ độc lập tử chủ:…………………………………………………..8
Chương 2: CÁC HÌNH THÁI CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU:………………………..10
2.1 KHÔNG GIAN THỜ CÚNG PHỔ BIẾN CỦA NƯỚC TA:…………………………..10
2.1.1 Phủ:……………………….……………………………………………………..10
2.1.2 Điện và đền:……………………………………………………………………..10
2.1.3 Miếu và am:……………………………………………………………………..11
2.1.4 Tháp:…………………………………………………………………………….11
1.2.5 Chùa:…………………………………………………………………………….12
2.2 LỄ HỘI CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU…………………………………………….12
2.2.1. Hầu đồng:……………………………………………………………………….12
2.1.1.1 Ý nghĩa:………………………………………………………………..13
2.2.1.2 Người hầu đồng-hầu bóng:……………………………………………13
2.2.1.3 Quá trình chuẩn bị:……………………………………………………13
2.2.1.4 Lễ vật:…………………………………………………………………14
2.2.2 Lễ hội thờ Mẫu theo từng vùng miền:…………………………………………..15
2.3 ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở BẮC BỘ,
TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ:…………………………………………………………...16
2.3.1 Điểm tương đồng:……………………………………………………………….16
2.3.2 Điểm dị biệt:…………………………………………………………………….16
2.3.2.1 Hình tượng mẫu:………………………………………………………16
2.3.2.2 Các nghi lễ:……………………………………………………………17
Chương 3: VAI TRÒ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TRONG ĐỜI SỐNG:………………..18
3.1 TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ, NGHỆ THUẬT, XÃ HỘI:…………………………18
3.2 TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN VÀ TRUYỀN THỐNG ĐẠO ĐỨC:…………….18
3.3 TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ:……………………….19
Chương 4: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ
MẪU:………………………………………………………………………………………….19
4.1 TÌNH HÌNH CHUNG:…………………………………………………………………19
4.2 GIẢI PHÁP:……………………………………………………………………………20 Nguồn tham khảo: 2 Trường Đại Học Hoa Sen
Tín ngưỡng thờ Mẫu trong dòng chảy văn hóa Việt - Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa
Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu - Tiến sĩ Vũ Hồng Vận,
Tiến sĩ Phạm Duy Hoàng
Các hình thái của tín ngưỡng thờ Mẫu, không gian thờ cúng - Tiến sĩ Vũ Hồng Vận, Tiến sĩ Phạm Duy Hoàng
Tín ngưỡng thờ nữ thần trong hệ thống tín ngưỡng dân gian Việt Nam - PGS.TS Đỗ Lan Hiền
Phóng Sự Việt Nam: Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt – Đài truyền hình nhân dân
Tiểu luận Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam - Trường Đại học Ngoại ngữ
https://phongthuytamnguyen.com/kien-thuc/cac-dang-thuc-tho-mau-khac-nhau-cua-ba-mien
https://trucchihanoi.vn/hau-dong-la-gi-y-nghia-va-van-hoa-hau-dong-cua-nguoi-viet.html
http://thanhdiavietnamhoc.com/cac-hinh-thai-cua-tin-nguong-tho-mau/
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU 1.1 CÁC KHÁI NIỆM 3 Trường Đại Học Hoa Sen
1.1.1 Khái niệm tín ngưỡng:
Tín ngưỡng chính là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi, phong
tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an trong tinh thần của mỗi cá nhân và cộng đồng
1.1.2 Khái niệm thờ mẫu:
Là sự tôn thờ Mẫu-mẹ làm đấng tối cao quyền năng để
đảm bảo cho sự sinh sôi, chở che cho con người và vạn
vật. Đánh giá cao và tôn sùng vai trò của người phụ nữ trong đời sống.
Là sự thần thánh hoá các vị thần mang hình hài một
người mẹ, vừa huyền bí lại vừa gần gũi thường xuất hiện
độ thế, giúp đỡ dân lành.
Thờ Mẫu Việt Nam là việc tôn thờ nữ thần. Trước kia,
các chủ tế/chủ lễ thường còn được biết đến với tên gọi là
cô đồng/bà đồng, tuyệt đối phải là nữ. Hiện nay có thêm
sự xuất hiện của cô đồng là nam giới, thế nhưng những
người đàn ông này khi tham gia đứng hầu, làm lễ cũng
phải điểm phẩm, tô son, hoá trang cho giống với phụ nữ.
1.1.3 Tín ngưỡng thờ mẫu:
Tín ngưỡng thờ mẫu với khởi thuỷ là tục thờ các vị nữ thần đại diện cho thiên như như mẹ
Đất, mẹ Lúa, mẹ Nước hay các nữ anh hùng, bà tổ của dòng họ, bà tổ của một làng nghề với
đức tin sẽ được các vị thần bảo trợ cho cuộc sống được bình an và cầu mong cho sự sinh sôi
nảy nở và trù phú bởi tín ngưỡng thờ Mẫu gắn liền với nền nông nghiệp canh tác lúa nước của
người Việt. Với lối sống nương tựa và thích ứng nhanh chóng với thiên nhiên, tín ngưỡng thờ
mẫu của người Việt có một sức sống mãnh liệt khi tự mình biến đổi, tồn tại trong chế độ
phong kiến quân chủ, mang nặng hệ ý thức Nho giáo với tư tưởng trọng nam khinh nữ mà còn
tiềm ẩn và tồn tại cho đến ngày nay khi mà chủ nghĩa vô thần dần thách thức đức tin của con
người về thế giới tâm linh. 1.2.
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
1.2.1 Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu
1.2.1.1 Dưới góc độ dân tộc học:
Chế độ mẫu hệ là một chế độ đã tồn tại trong lịch sử của nhiều tộc người từ thời cổ đại, đánh
giá cao vai trò của phụ nữ trong tổ chức và điều hành xã hội. Trong đó, Việt Nam là một trong
những quốc gia còn lưu giữ được nhiều dấu vết của chế độ mẫu hệ:
Chế độ mẫu hệ phổ biến ở thời kỳ văn hoá Đông Sơn, Văn hoá Chămpa với các di chỉ
được tìm thấy tại Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Lạng Sơn, Quảng Bình, Phan Rang- Phan Thiết…
Chế độ mẫu hệ trong giai đoạn đầu thời kì Bắc thuộc: người phụ nữ vẫn đóng vai trò
quan trọng trong các hoạt đồng xã hội, được thể hiện rõ ở các cuộc khởi nghĩa của Hai
Bà Trưng (40-43), Bà Triệu (246), chống phá quân xăm lược phương Bắc.
Trong kho tàng thần thoại Việt Nam về sự hình thành và lập quốc luôn có sự xuất hiện của các vị nữ thần: 4 Trường Đại Học Hoa Sen
Theo cuốn “Hội chân biên” in năm 1847 đời Thiệu Trị, trong số 27 vị thần tiên có
nguồn gốc thuần Việt, có tới 17 vị là Tiên nữ.
Trong cuốn “Các Nữ thần Việt Nam” đã tập hợp và giới thiệu 75 vị Nữ thần tiêu biểu của Việt Nam.
Trong cuốn “Di tích lịch sử văn hoá Việt Nam” đã cho thấy trong số 1000 di tích có tới
250 di tích thờ cúng các Nữ thần và danh nhân là nữ.
Khi đất Việt chỉ mới là bùn và nước đã được nữ thần Mặt Trời và nữ thần Mặt Trăng
soi sáng cho muôn loài, xoá tan đi sự tăm tối và lạnh giá.
Truyền thuyết “Đội đá vá trời” của Nữ Oa và ông Tứ Tượng, chính Nữ Oa đã tạo ra
những vị nữ thần đại diện cho các nguyên tố tự nhiên, Kim-Mộc-Thuỷ-Hoả-Thổ.
Trong truyền thuyết cội nguồn họ Hồng Bàng về sự hình thành dân tộc Việt và nhà
nước Văn Lang có nhắc đến: Lạc Long quân họ nhà Rồng, mẹ Âu Cơ người nhà Hạc.
Hai người sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra 100 người con. Sau này, 50 người theo cha
xuống biển, 50 người theo mẹ lên rừng. Người con trai cả theo mẹ Âu Cơ ở lại đất
Phong Châu trở thành vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương.
1.2.1.2 Dưới góc độ văn hoá:
Từ xa xưa, con người đã có ý thức sâu sắc về sự mang nặng đẻ đau, nuôi dưỡng che chở và
bảo vệ cho con trước những toác động ngoại cảnh của người mẹ. Vì thế mà người mẹ đã trở
thành biểu tượng đầu tiên cho sự sinh tồn của giống nòi trong tiềm thức của người Việt. Có thể
nói, tôn thờ người mẹ của dân tộc là giá trị khởi nguyên cốt lõi, toả sáng giá trị tâm linh của một xã hội thuần nông.
Giống như nhiều dân tộc trong khư vực Đông Nam Á khác, dân tộc Việt Nam sinh sống chủ
yếu bằng nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi, tạo nên mối quan hệ khăng khít vừa nương tựa
vào thiên nhiên như đất, nước, mây, mưa… Do trình độ tri thức thời đó còn thấp, con người
không lý giải được các hiện tượng tự nhiên dẫn đến việc sùng bái thiên nhiên để từ đó hình
thành nên tín ngưỡng đa thần với quan điểm “vạn vật hữu linh”. Đối với cư dân trồng lúa nước
như người Việt, đất chính là biểu tượng tiêu biểu nhất cho sự sinh tồn sau đó mới đến cây. 5 Trường Đại Học Hoa Sen
Những người nông dân với đôi mắt quan sát thông
thường, đất nuôi cây, cây muốn sinh trưởng phải có đất
và cây lại cho mầm, cho rể, quả để con người sinh
sống, cây cho cành cho rễ chằng chịt để con người lẩn
trốn thú dữ những sự nguy hiểm trong đêm. Tiếp đến là
nước, nước giúp vạn vận sinh sôi, nuôi dưỡng cây cỏ,
hoa màu, nuôi dưỡng cả sự sống của con người. Đối
với dân tộc “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất
nông nhì sĩ”, thì việc “trông đất”, “trông mưa” luông là
việc quan trọng hàng đầu. Đất, cây, nước cũng như
người mà sinh dưỡng và nuôi nấng con, quyết định
trực tiếp đến sự sinh tồn của con người.
Từ thực tiễn cuộc sống, người Việt cổ đã nhận thức
được sự tương đồng về tính âm giữa đất, nước, cây và
mẹ từ đó tạo cách gọi là Mẹ Cây, Mẹ Đất, Mẹ nước,
dân gia cho rằng mưa do trời quyết định nên Mẹ Trời
được tôn vinh. Mẹ trở thành một biểu tưởng là cội nguồn của sinh sôi, nảy nợ. Từ nhận thức
đó, người Việt cổ đã thần thánh hoá mẹ, coi mẹ như một vị thần.
Tín ngưỡng thờ “mẹ” bắt nguồn từ thời kì mẫu hệ. Đối với người Việt, người phụ nữ còn có vị
trí đặc biệt hơn so với các nơi khác. Người phụ nữ không chỉ đảm nhận hầu hết những công
việc nội trợ mà còn đồng án, buôn bán và chi tiêu cho gia đình và để khai thác triệt để tính đa
dạng của địa hình và môi trường sinh thái, ngoài việc đồng án, họ còn biết làm những ngành
nghề kinh tế khác. Từ rất sớm, ở đồng bắc Bắc Bộ đã ra đời những làng nghề truyền thống do
các mẹ là tổ sư các ngành nghề.
Đền thờ Tứ phi Hoàng hậu Nguyễn Thị Sen – Bà tổ nghề may
1.2.1.3 Dưới góc độ tư tưởng:
Cũng như các dân tộc khác trên thế giới, người Việt cổ đã có những tư tưởng quan niệm riêng
về vũ trụ và nhân sinh. Bởi sinh sống bằng nông nghiệp, nên quan tâm số một của họ là về sự 6 Trường Đại Học Hoa Sen
sinh sôi, nảy nở của cây trái và con người. Sinh sản của con người thì do hai yếu tố: cha và
mẹ; nam và nữ. Còn sự sinh sôi nảy nở của hoa màu thì do đất và trời. Chính vì thế mà hai cặp
“mẹ-cha”, “đất-trời” là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn đến triết lí âm-dương. Chính
từ quan niệm âm-dương tương đồng với hai cặp “mẹ-cha” và “đất-trời”, mẹ chính là đất mà
đất cũng chính là mẹ. Vì thế, tín ngưỡng thờ thần đất và thờ mẹ của người Việt cổ có liên quan
mật thiết đến tư duy lưỡng hợp của người nguyên thuỷ và triết lý âm-dương sau này.
1.2.2Quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu: 1.2.2.1Thưở sơ khai
Do tính chất trọng nghề nông mà người Việt xưa thường sống nương tựa, phụ thuộc vào thiên
nhiên cũng chính vì thế mà con người khi gặp phải cảnh mùa màng thất bát, mưa không thuận
gió không họ, họ lại tìm đến chỗ dựa tình thần, cầu khấn sự phù hộ, giúp đỡ tự các Mẹ thiên
nhiên từ đó dẫn đến sự hình thành của các Mẫu có nguồn gốc nhiên thần.
Đối với người nông dân, đất vừa là nơi bắt đầu cũng vừa là nơi nuôi dưỡng sự sống, nên có thể
nói tín ngưỡng thờ Mẫu có nguồn gốc từ thờ thần đất. Sự tín vọng về mẹ Đất đã trở thành Mẫu
Địa là một quá trình cơ bản ban đầu trong tâm thức của người Việt cổ.
Cùng với đất, cây cối cũng là cái đầu tiên đảm bảo cho sự sinh tồn của con người, nên ý thức
về mẹ Cây cũng dần được hình thành. Ở nước ta, cây cho rễ nhiều nhất là cây đa, cây si, rễ của
cây có chức năng chống đỡ cho cây trước nhiều tác động của thiên nhiên, còn giúp nuôi dưỡng
cho cây. Rễ của cây còn được ví với hình ảnh bàn tay người mẹ che chở cho cây hay chính con
người xưa. Do đó người Việt thờ “mẹ cây” hay còn gọi là Mẫu Thượng Ngàn.
Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt khởi đầu với con người từ khi còn cư trú ở những vùng
rừng núi cùng hình ảnh đầu tiên về tín ngưỡng là Mẫu Địa, Mẫu Thượng Ngàn hay Mẫu Sơn
Lâm. Trong quá trình di cư xuống những vùng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu dần lan toả theo, đến
những vùng đồng bằng hay sông nước.
Ở các vùng sông nước, khi con người phải lênh đênh trên những chiếc thuyền, chiếc bè để tiến
về miền xuôi, thì người mẹ nâng đỡ, che chở cho họ lúc này lại là Mẹ nước, từ đó ý thức Mẫu
Thoải dần được hình thành. 7 Trường Đại Học Hoa Sen
Có thể nói, tín ngưỡng xuất phát từ thực tế, khi chưa đủ tri thức để lý giải các hiện tượng trong
cuộc sống, con người đặt ra những lực lượng thần thánh để tôn vinh, tôn thờ cho phù hợp với
cuộc sống của mình. Chính vì thế mà Mẹ Cây, Mẹ Đất, Mẹ Nước hay Mẹ Trời theo cách gọi
tiếng Hán là Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Địa, Mẫu Thoải, Mẫu Thiên ra đời tạo thành hệ thống
Mẫu cơ bản đầu tiên trong tín ngưỡng thờ Mẫu.
1.2.2.2Thời kì Bắc thuộc:
Sau sự thất bại của khởi nghĩa Hai Bà
Trưng (40), nước ta bước vào thời kì
Bắc thuộc với một ngàn năm đô hộ.
Dứoi sự cai trị hết sức hà khắc, tàn bạo
hay còn gọi là sự cưỡng bức văn hoá
nhằm biến nước ta thành một phần của họ.
Dưới sự cai trị tàn độc của các triều đại
phong kiến phương Bắc, ngoài việc anh
dũng đấu tranh, phản kháng lại cường
quyền, một điều chắc chắc, người Việt
không thể không cầu vọng, mong sự
giúp sức từ các thế lực thần linh, trong
đó vai trò của người mẹ tâm linh-Mẫu
vô cùng đặc biệt. Nhưng ờ thời kì này,
các truyền thuyết về mẹ tâm linh xuất
hiện độc lập, thiếu hay chưa có sự liên
kết chặt chẽ. Có thể do một phần nhận
thức xã hội đã bị tác động, ảnh hưởng
sâu sắc trong quá trình cưỡng bức văn
hoá từ các thế lực cai trị. Các bà mẹ
tâm linh thời kì này chưa thể hiện rõ
quyền năng, người dân dựa vào người mẹ tâm linh chủ yếu để an ủi về mặt tinh thần, cũng như
cầu khấn những điều liên quan đến đời sống, sinh hoặt, các yêu cầu riêng của mỗi cá nhân,
đơn vị làng, xã riêng lẻ.
Dựa và các câu chuyện kể, các nhân vật lịch sử tiêu biểu, có căn cứ trên tư duy được phát triển
từ người mẹ tâm linh, ngoài những người mẹ mang yếu tố nhiên thần được dân gian tôn vinh,
những người mẹ mang yếu tố nhân thần bắt đầu xuất hiện như: Mẹ Âu Cơ, Hai bà Trưng, Bà Triệu, Mẫu Man Nương..
1.2.2.3Thời kì độc lập tự chủ:
Sau gần một ngàn năm phong kiến phương Bắc, đến năm 938, Ngô Quyền thành công đánh
đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi đất nước, giành độc lập về cho dân tộc, nước ta chính thức
bước vào thời kì tự chủ. Ngoài việc xác lập, bảo vễ bờ cõi đất nước, đây cùng là thời điểm
người Việc phục hưng các giá trị văn hoá của dân tộc, trong đó không thể không nhắc đến các
tín ngưỡng dân gian, điển hình là niềm tin về người mẹ tâm linh.
Với sự tác động sâu sắc từ Nho giáo và chế độ quan phương cũng như nâng cao vai trò nam
giới hơn nữ giới, vai trò của người mẹ tâm linh cũng đã có sự thay đổi. Trong thời kỳ này, sự 8 Trường Đại Học Hoa Sen
huyền bí, các quyền năng thần kỳ đã phai nhạt dần trái lại với tính đời thường được khắc hoạ
đậm nét. Mẫu không chỉ xuất hiện trong đời sống thường nhật, cùng sinh sống với người dân
(đặc biệt là tầng lớp bình dân), còn tham gia vào việc đánh đuổi quân sự xâm lược, bảo vệ bờ
cõi, giữ vững độc lập cho đất nước.
Để lý giải cho điều này, chúng ta phải xét về mặt nhận thức, trình độ tri thức, văn hoá đã có
nhiều tiến bộ, sự hiểu biết về các hiệu tượng tư nhiên đã được nâng cao, tầng lớp tri thức cũng
đã xuất hiện trong dân gian nhiều hơn. Tiếp đến là sự nhận thức về thực tiễn cuộc sống cùng
các chế độ xã hội đã có sự thay đổi, vai trò của ngừoi phụ nữ cũng phải thay đổi theo thời
cuộc. Cuối cùng là việc sắc phong các vị thần có công với dân, với nước là một việc cần thiết
nhằm mục đích “an dân” để củng cố quyền lực, bảo vệ ngôi vị của các triều đại phong kiến.
Ngoài những Mẫu vốn đã được thờ phụng trước đó từ thời điểm sơ khai thì những người phụ
nữ quyền năng xuất hiện trong giai đoạn này, sau khi mất đi cũng được phong thần và lập đền
thờ, tiêu biểu như Nguyên Phi Ỷ Lan (sau này được phong là Thánh Mẫu Ỷ Lan), Thánh Mẫu
Liễn Hạnh (được người dân xếp vào hàng “Tứ bất tử”),…
Sau khi tính ngưỡng thờ Mẫu vào miền Trung, tiếp thu thêm việc thờ nữ thần của người
Chăm, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nơi đây có pha thêm chút Đạo giáo thần tiên, biến thành thờ Đức
bà Thiên Y A Na hay còn biết đến là Thiên Hậu Thánh Mẫu, bà Chúa Ngọc,… Còn ở Nam Bộ,
Mẫu kết hợp với nữ thần Đất của ngừoi Khmer Nam Bộ thành Bà Cháu Xứ được thờ khắp các
làng ấp Nam Bộ, điển hình là miếu thờ Bà chúa Xứ ở Châu Đốc An Giang và điện Bà Đen ở
núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh.
Từ các tư liệu lịch sử cho thấy các Mẫu có sự xuất hiện rõ nét nhất từ sau thể kỷ XV, bắt đầu
từ thời nhà Lê, tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời ở thời điểm Nho giáo đạt đến đỉnh cao thịnh vượng,
dù Lê Thánh Tông vẫn để tâm đến Phật giáo và Đạo giáo nhưng tư tưởng chủ đạo của ông vẫn
là Nho giáo.Đặc biệt với những lý lẽ, quan điểm trọng nam khinh nữ, Nho giáo đẩy những
người phụ nữ vào cuộc sống khổ cực, đầy bất công bằng giáo lễ hà khắc. Tuy vậy, người phụ 9 Trường Đại Học Hoa Sen
nữ vẫn giữ được đức hy sinh và tình yêu thương bao la đối giữa ngừoi với người, vì thế mà họ
được nhân dân ca tụng, thờ thành Mẫu chứ không phải vì đã trải qua quá trình tu luyện đạo hạnh.
Dù Nho giáo đẩy phụ nữ ra khỏi chính quyền, đẩy ra khỏi văn học chính thống, hạ thấp phụ nữ
sau nam giới, khiến giới chức cầm quyền và tầng lớp trên của xã hội càng không coi trọng phụ
nữ. Thì tín ngưỡng thờ Mẫu đã chứng minh được, trên thực tế, trong đời sống của tầng lớp
bình dân của người Việt thì người phụ nữ vẫn giữ vai trò đặc biệt. Trong tiềm thức của mỗi
người, những người mẹ, các mẫu vẫn được coi là quyền lực bất khả kháng. Vì vậy, ở Việt Nam
người mẹ được vinh thành riêng một tín ngưỡng – thờ Mẫu
Chương 2: CÁC HÌNH THÁI CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
2.1 KHÔNG GIAN THỜ CÚNG PHỔ BIẾN CỦA NƯỚC TA 2.1.1 Phủ
Phủ thường chỉ một quần
thể kiến trúc rộng lớn, có
nhiều ngôi đền lớn nhỏ,
miếu, am liên kết lại với
nhau. Trong phủ ngoài đền,
miếu, am còn có các tiểu
cảnh, hòn giả sơn, cây cổ
thụ. Trong quá trình tồn tại
và phát triển, nhiều phủ đã
được xây dựng. Có thể kể
đến những phủ thờ Mẫu lớn như: phủ Dầy (Nam Định), phủ Tây Hồ (Hà Nội), Phủ Sòng (Thanh Hoá). 2.1.2 Đền và Điện
Điện và đền chỉ quần thể kiến
trúc có quy mô nhỏ hơn phủ
nhưng vẫn có những quần thể
kiến trúc lớn liên kết để phân
cấp thờ phụng hệ thống thần tiên
trong “thiên đình” của Mẫu,
hoặc là nơi sinh sống của các đệ
tử chẳng hạn như điện Huệ
Nam, đền Ngọc Trản (Thừa
Thiên-Huế), điện Bà Đen (Tây
Ninh). Tuy nhiên, khác với phủ
là nơi chỉ để thờ Mẫu. Đền, điện
còn là nơi để thờ những người có công với đất nước, và phần lớn mọi người thường dùng chữ
điện để chỉ nơi thờ Mẫu. Còn am và miếu ngoài thờ Mẫu còn là nơi để thờ những con dạ, 10