Tiểu luận cuối kì | Môi trường và phát triển | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Trong tiểu luận cuối kỳ của môn học "Môi trường và Phát triển" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM, sinh viên thường được yêu cầu thực hiện một dự án nghiên cứu hoặc phân tích sâu về một chủ đề cụ thể liên quan đến môi trường và phát triển. Các chủ đề có thể bao gồm như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với môi trường địa phương, chiến lược quản lý tài nguyên tự nhiên, hoặc đánh giá tác động của các chính sách phát triển bền vững. Sinh viên sẽ thực hiện việc nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích và đưa ra kết luận dựa trên những kiến thức đã học trong suốt khoá học. Mục tiêu của tiểu luận cuối kỳ là phát triển khả năng nghiên cứu và phân tích của sinh viên, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo và ứng dụng kiến thức vào thực tế để đề xuất giải pháp cho các vấn đề môi trường và phát triển.

lOMoARcPSD| 41487872
Tiu luận môi trường và phát trin
Môi trường và phát triển (Đại hc Khoa hc Xã hội và Nhân văn, Đại hc Quc
gia Thành ph H Chí Minh)
Scan to open on Studocu
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
lOMoARcPSD| 41487872
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
(Học kỳ I, Năm học 2021-2022)
GVHD: ThS. Châu Ngọc Thái
Lớp : 10
Họ và tên sinh viên: Vi Quốc Bình
Mã số sinh viên : 2156190089
TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2022
lOMoARcPSD| 41487872
I. Phần 1
Trình bày những hiểu biết của anh/ chị về vấn đề suy thoái đa dạng
sinh học toàn cầu (khái niệm, nguyên nhân và hậu quả của suy thoái đa
dạng sinh học).
1. Khái niệm:
Suy thoái đa dạng sinh học là sự tuyệt chủng của các loài (thực vật hoặc động vật) trên
toàn thế giới hay sự suy giảm đa dạng sinh học trong một loài, một hệ sinh thái, một
khu vực địa lý nhất định hoặc trên Trái Đất nói chung. Suy thoái đa dạng sinh học diễn
tả sự giảm sút về số lượng, tính biến dị di truyền, sự đa dạng loài quần sinh học
tại một nơi nào đó. Sự mất mát hình thái sống này thể dẫn đến việc phá vỡ sự vận
hành của hệ sinh thái nơi sự suy tàn diễn ra
2. Nguyên nhân:
2.1 Suy thoái đa dạng sinh học do mất đi môi trường sống:
Mất đi môi trường sống quá trình môi trường sống tự nhiên không thể hỗ trợ các
loài bản địa của nó. Trong quá trình này, các loài sinh vật trước kia từng xuất hiện
khu vực đã bị thay thế hay biến mất, do đó m giảm đi sự đa dạng sinh học. Phần lớn
môi trường sống bị hủy hoại do các hoạt động của con người như khai thác tài nguyên
thiên nhiên cho việc sản xuất công nghiệpsự đô thị hóa. Mất đi môi trường sống
những tác động tiêu cực liên tục đáng kể đến đa dạng sinh học thông qua tác động
của đến sự phong phú của loài, tính đa dạng di truyền, sự phân bố của các loài một
cách trực tiếp và gián tiếp.
2.2 Suy thoái đa dạng sinh học do biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu trong thế kỷ qua đã những tác động đáng kể đến đa dạng sinh học
và hệ sinh thái, bao gồm gây ra những thay đổi về phân bố loài, quy quần thể, thời
gian sinh sản, các sự kiện di sự gia tăng tần suất bùng phát dịch hại, dịch bệnh.
Biến đổi khí hậu được dự báo sẽ m trầm trọng thêm tình trạng mất đa dạng sinh học
và làm tăng nguy cơ tuyệt chủng đối với nhiều loài, đặc biệt là những loài đã có nguy
lOMoARcPSD| 41487872
cơ bị đe dọa do các yếu tố như số lượng ít, môi trường sống hạn chế, tạm bợ hoặc sống
ở phạm vi khí hậu hạn chế.
2.3 Suy thoái đa dạng sinh học do sinh vật ngoại lai xâm hại:
Sinh vật ngoại lai xâm hại những loài không nguồn gốc bản địa. Một loài ngoại
lai khi được đưa đến môi trường mới không thể tồn tại không thích nghi được với
điều kiện sống ở nơi ở mới. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, do thiếu vắng các
đối thủ cạnh tranh cũng như thiên địch quê nhà kèm theo điều kiện sống thuận lợi,
các loài này điều kiện sinh sôi nảy nở rất nhanh đến một lúc nào đó phá vỡ cân
bằng sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Lúc này nó trở thành
loài ngoại lai xâm hại. Các loài ngoại lai xâm hại có thể phá vỡ hệ sinh thái vì chúng
đối thủ cạnh tranh tốt hơn các loài bản địa, chúng thể tiêu thụ nguồn thức ăn nhanh
hơn, hiệu quả hơn hoặc chiếm lấy môi trường sống nhanh hơn so với các loài bản địa
thể thích nghi với những thay đổi mới. Một số loài xâm lấn săn mồi các loài bản
địa, nếu các loài bản địa không khả năng tự vệ chống lại những kẻ m lược,
chúng có thể bị đào thải nhanh chóng.
2.3 Suy thoái đa dạng sinh học do khai thác quá mức:
Sự kém hiểu biết của mỗi nhân, của mỗi cộng đồng về ảnh hưởng tiêu cực của suy
thoái môi trường nói chung đa dạng sinh học nói riêng khiến họ khai thác hoặc
huỷ diệt môi trường sinh thái một cách thức. Áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã
thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm đa dạng sinh học.
2.4. Suy thoái đa dạng sinh học do phú dưỡng và ô nhiễm môi trường:
Phú dưỡng một phản ứng của hệ sinh thái khi quá nhiều chất dinh dưỡng như nitrat
phosphat từ các loại phân bón hoặc nước cống rãnh bị thải vào môi trường nước.
Hiện tượng này làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường như thiếu dưỡng khí, m cạn
kiệt oxy hòa tan trong nước, làm giảm số lượng các thể các quần thể động vật
khác.
Ô nhiễm là việc bổ sung các chất dinh dưỡng, chất không cần thiết hoặc hại cho hệ
sinh thái. Trong một khu vực ô nhiễm, chất lượng của thực phẩm, nước hoặc các
lOMoARcPSD| 41487872
nguồn tài nguyên môi trường sống khác suy giảm, đôi khi đến mức một số loài phải di
chuyển đi nơi khác hoặc bị diệt vong nếu ô nhiễm quá mức.
3. Hậu quả:
Đa dạng sinh học trên trái đất chính là thứ quyết định khả năng của tự nhiên trong việc
cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho stồn tại của con người. Nói cách khác,
sự sống của loài người phụ thuộc vào đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học đảm bảo các
nguồn tài nguyên khác nhau cho sự tồn tại của chúng ta từ nước, không khí, thực phẩm
không bị ô nhiễm đến các loại thuốc truyền thống hiện đại. Suy thoái đa dạng sinh
học không chỉ một vấn đề môi trường, cuối cùng sẽ trở thành thách thức nếu bị
bỏ quên. Tại Việt Nam trên toàn cầu, suy thoái đa dạng sinh học đã để lại những
hậu quả hết sức nặng nề.
Tại Việt Nam:
Như bất quốc gia nào trên thế giới, Việt Nam cũng phụ thuộc vào đa dạng sinh học
để tồn tại phát ttiển. Sự khác nhau về tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với
Việt Nam mức độ. một nước nông nghiệp với trình độ phát triển kinh tế chưa
cao, Việt Nam phải phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên thiên nhiên nói chung tài
nguyên đa dạng sinh học nói riêng.
Suy thoái đa dạng sinh học Việt Nam bắt nguồn trước hết từ sự giảm sút diện tích
rừng. Rừng, đặc biệt là rừng già là hệ sinh thái cổ độ da dạng sinh học phong phú nhất.
Đó nơi trú, phát triển của nhiều giống loài thực vật, động vật và vi sinh vật. Tốc
độ giảm sút diện tích rừng nước ta đang mức cao. Ban đầu, toàn bộ nước ta được
bao phủ bởi rừng, nhưng trong vài thập kỷ qua, những khu rừng của Việt Nam đã bị
giảm đi nghiêm trọng. Từ năm 1943 đến năm 1991, độ che phủ rừng giảm từ 67%
xuống còn 29% tổng diện tích của Việt Nam. ít nhất 12,6 triệu ha rừng, bao gồm 8
triệu ha rừng Miền Nam Việt Nam đã bị mất. Các vùng núi phía bắc trải qua sự suy
giảm lớn nhất, với tỷ lệ che phủ rừng giảm t95% xuống 17% chtrong 48 năm, 13
triệu ha hay 40% diện tích cả nước hiện được xếp vào loại đất cằn cỗi, không sản xuất
được. Các rừng còn lại bị suy thoái, trữ lượng kém và bị chia cắt nặng. Ngoài mất môi
trường sống, nhiều loài nguy tuyệt chủng hoặc đã btuyệt chủng hoàn toàn do
khai thác và săn bắt quá mức Nhiều loài chỉ sống giới hạn trong phạm vi địa lý nhỏ
lOMoARcPSD| 41487872
hoặc xuất hiện với mật độ riêng lẻ rất dễ bị tổn thương do rừng bị chia cắt thành các
mảng nhỏ và cuối cùng hoàn toàn biến mất.
Yẵ Tao - con vui cuối cùng của Bắc
Tây Nguyên chết sau khi mệt mỏi,
chán ăn. (Ảnh: báo Người Lao Động)
Trên toàn cầu:
Trong những thập kỉ qua, sự suy thoái đa dạng sinh học đã xảy ra với một tốc độ
nhanh chóng trên toàn thế giới, từ các nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật… đến
các nước chậm phát triển ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latin. Điều này có thể lí giải bằng
tốc độ tăng dân số tốc độ khai thác. Dân số tăng dẫn đến nhu cầu cung cấp thực
phẩm tăng, do đó y áp lực lên quá trình khai thác các giống, loài cấu thành nên đa
dạng sinh học. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại tốc độ khai thác. Để làm biến mất một
cánh rừng đại ngàn, các cộng đồng trong các quốc gia nông nghiệp có khi phải cần đến
vài thế hệ. Trong c đó, chỉ cần một vài ngày, một công ti khai thác gỗ đã thể làm
biến mất cả hàng chục héc ta rừng. Báo cáo IPBES cho thấy, 1 triệu loài động vật
thực vật trong tổng số 8 triệu loài trên Trái Đất đứng bên bờ vực tuyệt chủng. Trong số
các loài đang trong tình trạng bị đe dọa tới 25% loài động vật 39% động
vật sống biển; 41% động vật lưỡng cư; 19% loài sát; 13% loài chim; 7%
loài cá; 31% đuối mập; 33% rạn san hô; 27% động vật giáp xác; từ 16% đến
63% thuộc về các loài thực vật. Ước tính 82 phần trăm sinh khối động vật có vú hoang
dã đã bị mất.
Bên cạnh đó, các loài thực vật cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Các khu rừng
chứa 60.000 loài cây khác nhau nhưng mỗi năm có khoảng 10 triệu ha rừng bị mất kéo
theo nhiều loài thực vật bị suy giảm. Từ năm 1990 đến nay đã có khoảng 420 triệu ha
rừng đã bị mất do chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác.
lOMoARcPSD| 41487872
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên do sự biến mất tự nhiên, khai thác quá
mức, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng thuốc trừ sâu, các sản
phẩm nhựa... các loài xâm lấn. Trong đó, đô thị hóa, phá rừng, phát triển nông
nghiệp những nguyên nhân chính khiến gần 75% môi trường mặt đất bị biến đổi,
làm các loài hệ sinh thái suy giảm. Biến đổi khí hậu cũng đẩy ng nghìn loài động
vật thực vật ra khỏi môi trường sống của chúng. Các đợt nắng nóng, hạn hán gia
tăng đã khiến nhiều nước phải hứng chịu hàng loạt vụ cháy rừng nghiêm trọng như
Australia, Indonesia, Nga, Bồ Đào Nha, Mỹ và Hy Lạp.
Thảm họa cháy rừng ở Úc đầu năm 2020 thiêu rụi nhiều loài động, thực vật.
Chúng ta phải bắt đầu nỗ lực ngăn ngừa sự suy thoái đa dạng sinh học bằng cách nâng
cao nhận thức của cộng đồng. Mọi người ở khắp mọi nơi nên hiểu tầm quan trọng của
việc mất đi sự đa dạng không chỉ ở các khu rừng nhiệt đới, các vùng ven biển và các khu
vực khí hậu xác định khác trên thế giới mà còn ở các khu vực phân định nhân khẩu học
như các khu vực đô thị hóa. Hồ sơ địa chất có thể cho chúng ta biết nhiều điều về những
vụ tuyệt chủng hàng loạt thảm khốc trong quá khứ. Điều đó, và các nghiên cứu chuyên
sâu hơn về hệ sinh vật sống, có thể tiên đoán được những gì loài người phải hứng chịu
trong tương lai. Việc giảm tính đa dạng ở động, thực vật gây ra những hiểm họa nghiêm
trọng như mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con
người, đe dọa sự phát triển bền vững của trái đất, ảnh hưởng
lOMoARcPSD| 41487872
đến an ninh lương thực khiến con người phải đối mặt với rủi ro đói nghèo.
vậy, chúng ta cần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của con người với việc bảo
tồn đa dạng sinh học.
II. Phần 2
Anh/chị hãy phân tích những c động môi trường từ các hoạt động du lịch. Anh
chị y cho dụ minh hoạ cụ thể cho mỗi tác động. Theo anh chị, cần những
giải pháp gì để hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch.
Du lịch một trong những ngành lớn nhất trên toàn cầu, thị trường phát triển
nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thường tập trung vào các môi trường còn hoang
sơ như các vùng biển, vùng núi… Du lịch thể mang những lợi ích đến cho các cộng
đồng địa phương thông qua việc tạo ra các lợi tức tuyển dụng. Tuy nhiên, Du lịch
cũng thể huỷ hoại các sinh cảnh sống, xáo trộn đời sống hoang dã, tác động đến
chất lượng nước đe doạ cộng đồng địa phương do việc phát triển quá mức, đông
đúc phá vỡ các giá trị văn hoá địa phương. Theo đó, tác động của du lịch lên môi
trường có hai mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Tác động tích cực:
Cung cấp ngoại tệ đquản tài nguyên thiên nhiên: Nhiều loài động, thực vật đặc
hữu sinh sống phát triển trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Nhưng chúng thường bị
khai thác, săn bắn trái phép hoặc bị các loài xâm lấn giết hại. vậy để đảm bảo
chúng thể tiếp tục tồn tại, chúng ta cần quỹ để quản bảo vệ chúng. Số tiền
trong quỹ sẽ được thu qua phí công viên, thuế hoặc quyên góp. Chẳng hạn, tại khu bảo
tồn trò chơi Madikwe Nam Phi, tất cả du khách phải trả phí bảo tồn khi đặt trước
hoặc khi thanh toán. Sau đó, stiền này sẽ được dùng để quản động vật hoang dã,
đặc biệt là chống săn trộm tê giác. Khách du lịch và công ty lữ hành cũng có thể đưa ra
các khoản phí đặc biệt cho các hoạt động bảo tồn hay các chính phủ thể đánh thuế
đối với một số hoạt động bảo tồn nhất định.
Nâng cao ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên: Cùng với việc phát triển các loại hình
du lịch phù hợp với nhu cầu của du khách, những tác động của con người vào môi
trường nhằm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; việc khoanh vùng đầu tư, tu bổ phục vụ
hoạt động du lịch ngày càng chú trọng hơn đến những yếu tố tự nhiên. Khi ngày càng
lOMoARcPSD| 41487872
nhiều khách du lịch đến thăm các khu vực tự nhiên, điều này sẽ giúp thúc đẩy c
hoạt động bảo tồn các điểm đến. Nếu không, các chính phủ thể khai thác tài
nguyên hoặc thậm chí phá hủy đất đai để phát triển. những vùng thiếu hụt về i
chính, chính trị con người, du lịch yếu tố quan trọng để hỗ trợ việc bảo tồn trên
các khu đất công hoặc nhân. Ví dụ Việt Nam, các vườn quốc gia đóng một vai trò
quan trọng trong sự phát triển quốc gia. Trên thực tế , một số bộ quan tham gia
quản lý các khu bảo tồn. Các khu tự nhiên này thu hút khách du lịch, tạo sinh kế hỗ
trợ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nâng cấp cơ sở hạ tầng và các nhà nghỉ sinh thái bền vững: Để tạo điều kiện thuận lợi
cho nhu cầu đi lại lưu trú của du khách, việc cải tạo, nâng cấp xây dựng mới các
cơ sở hạ tầng ở các địa phương (như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử
chất thải, thông tin liên lạc) hết sức cần thiết. Thông qua các hoạt động du lịch,
sở hạ tầng các địa phương được đầu nâng cấp, các nhà nghỉ sinh thái với vật liệu
xây dựng thân thiện với môi trường được xây dựng. Tại Costa Rica, người dân địa
phương xây dựng các nhà nghỉ sinh thái trong rừng Amazon bằng các vật liệu sẵn
tại địa phương hòa hợp với môi trường tự nhiên. Họ tạo ra năng lượng từ các hệ thống
chuyển hóa chất thải thành năng lượng và sử dụng chúng để nấu nướng.
Nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ tăng cường chất lượng môi trường: Du
lịch phát triển kéo theo sự gia tăng lượng khách trong nước và quốc tế. Thông qua trao
đổi giao tiếp với du khách, cộng đồng, địa phương sẽ hiểu biết nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái cho hoạt động du lịch. Đồng thời, các tiêu chí
về môi trường sẽ thúc đẩy cộng đồng những sáng kiến làm sạch môi trường, kiểm
soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác các vấn đề i
trường khác tốt hơn. Các cuộc thám hiểm đến những nơi như sông băng Bắc Cực
hay dãy núi Himalaya đã nâng cao nhận thức về sinh thái khách du lịch. Khi họ thấy
chúng ta thể mất đi những điểm tự nhiên quý giá như vậy trong những năm tới do
biến đổi khí hậu, họ có thể thay đổi hành vi của mình khuyến khích người thân của
họ cùng chung tay hỗ trợ các dự án bảo tồn.
Tác động tiêu cực:
Ảnh hưởng tới nhu cầu chất lượng nước: Nước, đặc biệt nước ngọt, một
trong những tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất. Ngành du lịch nói chung sử dụng
lOMoARcPSD| 41487872
quá mức tài nguyên nước cho khách sạn, hồ bơi, sân gôn và việc sử dụng nước cá nhân
của khách du lịch. Điều này thể dẫn đến tình trạng thiếu nước suy thoái nguồn
cung cấp nước, cũng như tạo ra lượng nước thải lớn hơn .. Chẳng hạn một sân gôn
trung bình ở một nước nhiệt đới như Thái Lan cần 1500kg phân bón hóa học, thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ mỗi năm sử dụng nhiều ớc tương đương với 60.000 dân làng
nông thôn.
Nước thải: Việc xây dựng khách sạn, khu vui chơi giải trí các sở khác thường
dẫn đến gia tăng ô nhiễm nước thải. Nước thải đã làm ô nhiễm các biển hồ xung
quanh các điểm du lịch, gây tổn hại đến hệ động thực vật. Chẳng hạn như việc nước
thải gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các rạn san kích thích sự phát triển của
tảo khiến chúng bao phủ các san hô ăn lọc, cản trở khả năng tồn tại của san hô.
Chất thải rắn xả rác: những khu vực tập trung nhiều hoạt động du lịch các
điểm tham quan tự nhiên hấp dẫn, việc xử chất thải một vấn đề nghiêm trọng
việc xử không đúng cách thể nguyên nhân chính làm ô nhiễm môi trường tự
nhiên - sông ngòi, khu vực danh lam thắng cảnh ven đường. Hơn nữa, chất thải rắn
việc xả rác thể làm suy giảm hình dạng tự nhiên của nước bờ biển y ra
cái chết của động vật biển. dụ, các tàu du lịch Caribe ước tính thải ra hơn 70.000
tấn chất thải mỗi năm. Vùng Wider Caribbean, trải dài từ Florida đến Guiana thuộc
Pháp, nhận được 63.000 lượt ghé cảng từ tàu mỗi năm và tạo ra 82.000 tấn rác.
Xói mòn đất: Tài nguyên đất quan trọng bao gồm khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch, đất
màu mỡ, rừng, đất ngập nước động vật hoang dã. Việc ng cường xây dựng các
sở du lịch giải trí đã làm tăng áp lực lên c nguồn tài nguyên này các danh lam
thắng cảnh. Phát triển du lịch không theo quy hoạch hoặc thiếu trách nhiệm có thể ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đất đai. Cuối cùng, thậm chí có thể xảy ra các vấn đề như xói
mòn đất, lở đất, tuyết lở và sa mạc hóa.
Ô nhiễm không khí tiếng ồn: Du lịch thể gây ô nhiễm không khí thông qua phát
xả khí thải động xe máy tàu thuyền, đặc biệt là các trọng điểm trục giao
thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại các công trình xây dựng bằng
đá vôi và bê tông. Một nghiên cứu ước tính rằng một chuyến bay trở về xuyên Đại Tây
Dương thải ra gần một nửa ợng khí thải CO2 được tạo ra bởi tất cả các nguồn khác
(chiếu sáng, sưởi ấm, sử dụng xe hơi…) mà một người bình thường tiêu thụ hàng năm.
lOMoARcPSD| 41487872
Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông du khách thể gây phiền cho dân
địa phương các du khách khác kể cả động vật hoang dại, khiến chúng thay đổi tập
tính tự nhiên.
Ô nhiễm thẩm mỹ: Nhiều khu nghỉ dưỡng lớn, nhà hàng khách sạn với thiết kế khác
biệt thể trông lạc ng trong môi trường tự nhiên hay xung đột với thiết kế cấu trúc
bản địa gây mất mỹ quan và phản cảm. Mới đây tại Việt Nam, Vườn Thượng uyển bay
tại Đà Lạt được nhiều du khách đánh giá là rối mắt, hỗn độn, phá vỡ quan cảnh vốn
nơi đây.
Những giải pháp gì để hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch:
Chúng ta cần xây dựng chiến lược về bảo vệ môi trường ở các khu du lịch có kế hoạch
cụ thể cho việc trồng bảo vệ cây xanh những khu du lịch; quản tốt sở hạ
tầng môi trường những khu du lịch; khuyến khích, ớng dẫn người dân các
cơ sở dịch vụ du lịch thực hiện thu gom rác một cách khoa học, hợp lý; nâng cao trình
độ văn hóa của những người làm trong ngành Du lịch, gắn giáo dục môi trường với
các chương trình đào tạo cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch; kế
hoạch bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trong vùng gắn với bảo tồn khai
thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, tăng cường hợp tác liên ngành quốc tế bảo vệ
môi trường trong lĩnh vực du lịch.
Ngành Du lịch cần phối hợp với các quan quản lý, viện nghiên cứu tiến hành
nghiên cứu có tính hệ thống về tài nguyên môi trường du lịch đáp ứng yêu cầu phát
triển du lịch bền vững; chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch làm tốt ng tác bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu lực quản về môi trường du
lịch, kiên quyết yêu cầu các sở du lịch, dịch vụ nhà ng, khách sạn phải tuân thủ
Luật Bảo vệ môi trường xây dựng hệ thống thu gom xử ớc thải, rác thải đảm
bảo đạt tiêu chuẩn quy định. Xây dựng quy chế về xử phạt đối với các hành vi gây ô
nhiễm môi trường; tuyên truyền giáo dục cộng đồng giữ gìn vệ sinh môi trường sinh
thái trong sạch để làm tăng thêm giá trị của cảnh quan môi trường.
lOMoARcPSD| 41487872
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Wikipedia (https://bitly.com.vn/yay4lv)
- Britannica.com (https://bitly.com.vn/wwd88e)
- Greenfacts.org (https://bitly.com.vn/6m2dbe)
- Merriam-webster.com (https://bitly.com.vn/t0hg5a)
- peertechzpublications.com (https://bitly.com.vn/x8qek6)
- luatminhkhue.vn (https://bitly.com.vn/1gyqkh)
- ncbi.nlm.nih.gov (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK219310/)
- yonature.com (https://bitly.com.vn/ft2gp1); ( https://bitly.com.vn/odp46q)
- gdrc.org (https://bitly.com.vn/abpkjs)
- kinhtemoitruong.vn (https://bitly.com.vn/gswkxl)
- vhttdl.sonla.gov.vn (https://bitly.com.vn/3s21yu)
- OSF Preprints | Suy giảm đa dạng sinh học ở trên thế giới và Việt Nam
| 1/12

Preview text:

lOMoAR cPSD| 41487872
Tiểu luận môi trường và phát triển
Môi trường và phát triển (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh) Scan to open on Studocu
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university lOMoAR cPSD| 41487872
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN
(Học kỳ I, Năm học 2021-2022)
GVHD: ThS. Châu Ngọc Thái Lớp : 10
Họ và tên sinh viên: Vi Quốc Bình
Mã số sinh viên : 2156190089
TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2022 lOMoAR cPSD| 41487872 I. Phần 1
Trình bày những hiểu biết của anh/ chị về vấn đề suy thoái đa dạng
sinh học toàn cầu (khái niệm, nguyên nhân và hậu quả của suy thoái đa dạng sinh học). 1. Khái niệm:
Suy thoái đa dạng sinh học là sự tuyệt chủng của các loài (thực vật hoặc động vật) trên
toàn thế giới hay sự suy giảm đa dạng sinh học trong một loài, một hệ sinh thái, một
khu vực địa lý nhất định hoặc trên Trái Đất nói chung. Suy thoái đa dạng sinh học diễn
tả sự giảm sút về số lượng, tính biến dị di truyền, sự đa dạng loài và quần xã sinh học
tại một nơi nào đó. Sự mất mát hình thái sống này có thể dẫn đến việc phá vỡ sự vận
hành của hệ sinh thái nơi sự suy tàn diễn ra 2. Nguyên nhân:
2.1 Suy thoái đa dạng sinh học do mất đi môi trường sống:
Mất đi môi trường sống là quá trình môi trường sống tự nhiên không thể hỗ trợ các
loài bản địa của nó. Trong quá trình này, các loài sinh vật trước kia từng xuất hiện ở
khu vực đã bị thay thế hay biến mất, do đó làm giảm đi sự đa dạng sinh học. Phần lớn
môi trường sống bị hủy hoại do các hoạt động của con người như khai thác tài nguyên
thiên nhiên cho việc sản xuất công nghiệp và sự đô thị hóa. Mất đi môi trường sống có
những tác động tiêu cực liên tục và đáng kể đến đa dạng sinh học thông qua tác động
của nó đến sự phong phú của loài, tính đa dạng di truyền, sự phân bố của các loài một
cách trực tiếp và gián tiếp.
2.2 Suy thoái đa dạng sinh học do biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu trong thế kỷ qua đã có những tác động đáng kể đến đa dạng sinh học
và hệ sinh thái, bao gồm gây ra những thay đổi về phân bố loài, quy mô quần thể, thời
gian sinh sản, các sự kiện di cư và sự gia tăng tần suất bùng phát dịch hại, dịch bệnh.
Biến đổi khí hậu được dự báo sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng mất đa dạng sinh học
và làm tăng nguy cơ tuyệt chủng đối với nhiều loài, đặc biệt là những loài đã có nguy lOMoAR cPSD| 41487872
cơ bị đe dọa do các yếu tố như số lượng ít, môi trường sống hạn chế, tạm bợ hoặc sống
ở phạm vi khí hậu hạn chế.
2.3 Suy thoái đa dạng sinh học do sinh vật ngoại lai xâm hại:
Sinh vật ngoại lai xâm hại là những loài không có nguồn gốc bản địa. Một loài ngoại
lai khi được đưa đến môi trường mới không thể tồn tại vì không thích nghi được với
điều kiện sống ở nơi ở mới. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, do thiếu vắng các
đối thủ cạnh tranh cũng như thiên địch ở quê nhà kèm theo điều kiện sống thuận lợi,
các loài này có điều kiện sinh sôi nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó phá vỡ cân
bằng sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Lúc này nó trở thành
loài ngoại lai xâm hại. Các loài ngoại lai xâm hại có thể phá vỡ hệ sinh thái vì chúng là
đối thủ cạnh tranh tốt hơn các loài bản địa, chúng có thể tiêu thụ nguồn thức ăn nhanh
hơn, hiệu quả hơn hoặc chiếm lấy môi trường sống nhanh hơn so với các loài bản địa
có thể thích nghi với những thay đổi mới. Một số loài xâm lấn săn mồi các loài bản
địa, và nếu các loài bản địa không có khả năng tự vệ chống lại những kẻ xâm lược,
chúng có thể bị đào thải nhanh chóng.
2.3 Suy thoái đa dạng sinh học do khai thác quá mức:
Sự kém hiểu biết của mỗi cá nhân, của mỗi cộng đồng về ảnh hưởng tiêu cực của suy
thoái môi trường nói chung và và đa dạng sinh học nói riêng khiến họ khai thác hoặc
huỷ diệt môi trường sinh thái một cách vô thức. Áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã
thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm đa dạng sinh học.
2.4. Suy thoái đa dạng sinh học do phú dưỡng và ô nhiễm môi trường:
Phú dưỡng là một phản ứng của hệ sinh thái khi quá nhiều chất dinh dưỡng như nitrat
và phosphat từ các loại phân bón hoặc nước cống rãnh bị thải vào môi trường nước.
Hiện tượng này làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường như thiếu dưỡng khí, làm cạn
kiệt oxy hòa tan trong nước, làm giảm số lượng các thể cá và các quần thể động vật khác.
Ô nhiễm là việc bổ sung các chất dinh dưỡng, chất không cần thiết hoặc có hại cho hệ
sinh thái. Trong một khu vực ô nhiễm, chất lượng của thực phẩm, nước hoặc các lOMoAR cPSD| 41487872
nguồn tài nguyên môi trường sống khác suy giảm, đôi khi đến mức một số loài phải di
chuyển đi nơi khác hoặc bị diệt vong nếu ô nhiễm quá mức. 3. Hậu quả:
Đa dạng sinh học trên trái đất chính là thứ quyết định khả năng của tự nhiên trong việc
cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho sự tồn tại của con người. Nói cách khác,
sự sống của loài người phụ thuộc vào đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học đảm bảo các
nguồn tài nguyên khác nhau cho sự tồn tại của chúng ta từ nước, không khí, thực phẩm
không bị ô nhiễm đến các loại thuốc truyền thống và hiện đại. Suy thoái đa dạng sinh
học không chỉ là một vấn đề môi trường, mà cuối cùng sẽ trở thành thách thức nếu bị
bỏ quên. Tại Việt Nam và trên toàn cầu, suy thoái đa dạng sinh học đã để lại những
hậu quả hết sức nặng nề. Tại Việt Nam:
Như bất kì quốc gia nào trên thế giới, Việt Nam cũng phụ thuộc vào đa dạng sinh học
để tồn tại và phát ttiển. Sự khác nhau về tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với
Việt Nam là ở mức độ. Là một nước nông nghiệp với trình độ phát triển kinh tế chưa
cao, Việt Nam phải phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài
nguyên đa dạng sinh học nói riêng.
Suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam bắt nguồn trước hết từ sự giảm sút diện tích
rừng. Rừng, đặc biệt là rừng già là hệ sinh thái cổ độ da dạng sinh học phong phú nhất.
Đó là nơi cư trú, phát triển của nhiều giống loài thực vật, động vật và vi sinh vật. Tốc
độ giảm sút diện tích rừng ở nước ta đang ở mức cao. Ban đầu, toàn bộ nước ta được
bao phủ bởi rừng, nhưng trong vài thập kỷ qua, những khu rừng của Việt Nam đã bị
giảm đi nghiêm trọng. Từ năm 1943 đến năm 1991, độ che phủ rừng giảm từ 67%
xuống còn 29% tổng diện tích của Việt Nam. Có ít nhất 12,6 triệu ha rừng, bao gồm 8
triệu ha rừng Miền Nam Việt Nam đã bị mất. Các vùng núi phía bắc trải qua sự suy
giảm lớn nhất, với tỷ lệ che phủ rừng giảm từ 95% xuống 17% chỉ trong 48 năm, 13
triệu ha hay 40% diện tích cả nước hiện được xếp vào loại đất cằn cỗi, không sản xuất
được. Các rừng còn lại bị suy thoái, trữ lượng kém và bị chia cắt nặng. Ngoài mất môi
trường sống, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng hoặc đã bị tuyệt chủng hoàn toàn do
khai thác và săn bắt quá mức Nhiều loài chỉ sống giới hạn trong phạm vi địa lý nhỏ lOMoAR cPSD| 41487872
hoặc xuất hiện với mật độ riêng lẻ rất dễ bị tổn thương do rừng bị chia cắt thành các
mảng nhỏ và cuối cùng hoàn toàn biến mất.
Yẵ Tao - con vui cuối cùng của Bắc
Tây Nguyên chết sau khi mệt mỏi,
chán ăn.
(Ảnh: báo Người Lao Động)
Trên toàn cầu:
Trong những thập kỉ qua, sự suy thoái đa dạng sinh học đã xảy ra với một tốc độ
nhanh chóng trên toàn thế giới, từ các nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật… đến
các nước chậm phát triển ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latin. Điều này có thể lí giải bằng
tốc độ tăng dân số và tốc độ khai thác. Dân số tăng dẫn đến nhu cầu cung cấp thực
phẩm tăng, do đó gây áp lực lên quá trình khai thác các giống, loài cấu thành nên đa
dạng sinh học. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tốc độ khai thác. Để làm biến mất một
cánh rừng đại ngàn, các cộng đồng trong các quốc gia nông nghiệp có khi phải cần đến
vài thế hệ. Trong lúc đó, chỉ cần một vài ngày, một công ti khai thác gỗ đã có thể làm
biến mất cả hàng chục héc ta rừng. Báo cáo IPBES cho thấy, 1 triệu loài động vật và
thực vật trong tổng số 8 triệu loài trên Trái Đất đứng bên bờ vực tuyệt chủng. Trong số
các loài đang trong tình trạng bị đe dọa có tới 25% loài động vật có vú và 39% động
vật có vú sống ở biển; 41% động vật lưỡng cư; 19% loài bò sát; 13% loài chim; 7%
loài cá; 31% cá đuối và cá mập; 33% rạn san hô; 27% động vật giáp xác; từ 16% đến
63% thuộc về các loài thực vật. Ước tính 82 phần trăm sinh khối động vật có vú hoang dã đã bị mất.
Bên cạnh đó, các loài thực vật cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Các khu rừng
chứa 60.000 loài cây khác nhau nhưng mỗi năm có khoảng 10 triệu ha rừng bị mất kéo
theo nhiều loài thực vật bị suy giảm. Từ năm 1990 đến nay đã có khoảng 420 triệu ha
rừng đã bị mất do chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. lOMoAR cPSD| 41487872
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên là do sự biến mất tự nhiên, khai thác quá
mức, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng thuốc trừ sâu, các sản
phẩm nhựa... và các loài xâm lấn. Trong đó, đô thị hóa, phá rừng, phát triển nông
nghiệp là những nguyên nhân chính khiến gần 75% môi trường mặt đất bị biến đổi,
làm các loài và hệ sinh thái suy giảm. Biến đổi khí hậu cũng đẩy hàng nghìn loài động
vật và thực vật ra khỏi môi trường sống của chúng. Các đợt nắng nóng, hạn hán gia
tăng đã khiến nhiều nước phải hứng chịu hàng loạt vụ cháy rừng nghiêm trọng như ở
Australia, Indonesia, Nga, Bồ Đào Nha, Mỹ và Hy Lạp.
Thảm họa cháy rừng ở Úc đầu năm 2020 thiêu rụi nhiều loài động, thực vật.
Chúng ta phải bắt đầu nỗ lực ngăn ngừa sự suy thoái đa dạng sinh học bằng cách nâng
cao nhận thức của cộng đồng. Mọi người ở khắp mọi nơi nên hiểu tầm quan trọng của
việc mất đi sự đa dạng không chỉ ở các khu rừng nhiệt đới, các vùng ven biển và các khu
vực khí hậu xác định khác trên thế giới mà còn ở các khu vực phân định nhân khẩu học
như các khu vực đô thị hóa. Hồ sơ địa chất có thể cho chúng ta biết nhiều điều về những
vụ tuyệt chủng hàng loạt thảm khốc trong quá khứ. Điều đó, và các nghiên cứu chuyên
sâu hơn về hệ sinh vật sống, có thể tiên đoán được những gì loài người phải hứng chịu
trong tương lai. Việc giảm tính đa dạng ở động, thực vật gây ra những hiểm họa nghiêm
trọng như mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con
người, đe dọa sự phát triển bền vững của trái đất, ảnh hưởng lOMoAR cPSD| 41487872
đến an ninh lương thực khiến con người phải đối mặt với rủi ro và đói nghèo. Vì
vậy, chúng ta cần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của con người với việc bảo tồn đa dạng sinh học. II. Phần 2
Anh/chị hãy phân tích những tác động môi trường từ các hoạt động du lịch. Anh
chị hãy cho ví dụ minh hoạ cụ thể cho mỗi tác động. Theo anh chị, cần có những
giải pháp gì để hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch.
Du lịch là một trong những ngành lớn nhất trên toàn cầu, có thị trường phát triển
nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thường tập trung vào các môi trường còn hoang
sơ như các vùng biển, vùng núi… Du lịch có thể mang những lợi ích đến cho các cộng
đồng địa phương thông qua việc tạo ra các lợi tức và tuyển dụng. Tuy nhiên, Du lịch
cũng có thể huỷ hoại các sinh cảnh sống, xáo trộn đời sống hoang dã, tác động đến
chất lượng nước và đe doạ cộng đồng địa phương do việc phát triển quá mức, đông
đúc và phá vỡ các giá trị văn hoá địa phương. Theo đó, tác động của du lịch lên môi
trường có hai mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Tác động tích cực:
Cung cấp ngoại tệ để quản lý tài nguyên thiên nhiên: Nhiều loài động, thực vật đặc
hữu sinh sống và phát triển trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Nhưng chúng thường bị
khai thác, săn bắn trái phép hoặc bị các loài xâm lấn giết hại. Vì vậy để đảm bảo
chúng có thể tiếp tục tồn tại, chúng ta cần có quỹ để quản lý và bảo vệ chúng. Số tiền
trong quỹ sẽ được thu qua phí công viên, thuế hoặc quyên góp. Chẳng hạn, tại khu bảo
tồn trò chơi Madikwe ở Nam Phi, tất cả du khách phải trả phí bảo tồn khi đặt trước
hoặc khi thanh toán. Sau đó, số tiền này sẽ được dùng để quản lý động vật hoang dã,
đặc biệt là chống săn trộm tê giác. Khách du lịch và công ty lữ hành cũng có thể đưa ra
các khoản phí đặc biệt cho các hoạt động bảo tồn hay các chính phủ có thể đánh thuế
đối với một số hoạt động bảo tồn nhất định.
Nâng cao ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên: Cùng với việc phát triển các loại hình
du lịch phù hợp với nhu cầu của du khách, những tác động của con người vào môi
trường nhằm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; việc khoanh vùng đầu tư, tu bổ phục vụ
hoạt động du lịch ngày càng chú trọng hơn đến những yếu tố tự nhiên. Khi ngày càng lOMoAR cPSD| 41487872
có nhiều khách du lịch đến thăm các khu vực tự nhiên, điều này sẽ giúp thúc đẩy các
hoạt động bảo tồn ở các điểm đến. Nếu không, các chính phủ có thể khai thác tài
nguyên hoặc thậm chí phá hủy đất đai để phát triển. Ở những vùng thiếu hụt về tài
chính, chính trị và con người, du lịch là yếu tố quan trọng để hỗ trợ việc bảo tồn trên
các khu đất công hoặc tư nhân. Ví dụ ở Việt Nam, các vườn quốc gia đóng một vai trò
quan trọng trong sự phát triển quốc gia. Trên thực tế , một số bộ và cơ quan tham gia
quản lý các khu bảo tồn. Các khu tự nhiên này thu hút khách du lịch, tạo sinh kế và hỗ
trợ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nâng cấp cơ sở hạ tầng và các nhà nghỉ sinh thái bền vững: Để tạo điều kiện thuận lợi
cho nhu cầu đi lại và lưu trú của du khách, việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các
cơ sở hạ tầng ở các địa phương (như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý
chất thải, thông tin liên lạc) là hết sức cần thiết. Thông qua các hoạt động du lịch, cơ
sở hạ tầng ở các địa phương được đầu tư nâng cấp, các nhà nghỉ sinh thái với vật liệu
xây dựng thân thiện với môi trường được xây dựng. Tại Costa Rica, người dân địa
phương xây dựng các nhà nghỉ sinh thái trong rừng Amazon bằng các vật liệu sẵn có
tại địa phương hòa hợp với môi trường tự nhiên. Họ tạo ra năng lượng từ các hệ thống
chuyển hóa chất thải thành năng lượng và sử dụng chúng để nấu nướng.
Nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ và tăng cường chất lượng môi trường: Du
lịch phát triển kéo theo sự gia tăng lượng khách trong nước và quốc tế. Thông qua trao
đổi và giao tiếp với du khách, cộng đồng, địa phương sẽ hiểu biết và nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái cho hoạt động du lịch. Đồng thời, các tiêu chí
về môi trường sẽ thúc đẩy cộng đồng có những sáng kiến làm sạch môi trường, kiểm
soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi
trường khác tốt hơn. Các cuộc thám hiểm đến những nơi như sông băng ở Bắc Cực
hay dãy núi Himalaya đã nâng cao nhận thức về sinh thái ở khách du lịch. Khi họ thấy
chúng ta có thể mất đi những điểm tự nhiên quý giá như vậy trong những năm tới do
biến đổi khí hậu, họ có thể thay đổi hành vi của mình và khuyến khích người thân của
họ cùng chung tay hỗ trợ các dự án bảo tồn.
Tác động tiêu cực:
Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Nước, và đặc biệt là nước ngọt, là một
trong những tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất. Ngành du lịch nói chung sử dụng lOMoAR cPSD| 41487872
quá mức tài nguyên nước cho khách sạn, hồ bơi, sân gôn và việc sử dụng nước cá nhân
của khách du lịch. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu nước và suy thoái nguồn
cung cấp nước, cũng như tạo ra lượng nước thải lớn hơn .. Chẳng hạn một sân gôn
trung bình ở một nước nhiệt đới như Thái Lan cần 1500kg phân bón hóa học, thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ mỗi năm và sử dụng nhiều nước tương đương với 60.000 dân làng ở nông thôn.
Nước thải: Việc xây dựng khách sạn, khu vui chơi giải trí và các cơ sở khác thường
dẫn đến gia tăng ô nhiễm nước thải. Nước thải đã làm ô nhiễm các biển và hồ xung
quanh các điểm du lịch, gây tổn hại đến hệ động thực vật. Chẳng hạn như việc nước
thải gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các rạn san hô vì nó kích thích sự phát triển của
tảo khiến chúng bao phủ các san hô ăn lọc, cản trở khả năng tồn tại của san hô.
Chất thải rắn và xả rác: Ở những khu vực tập trung nhiều hoạt động du lịch và các
điểm tham quan tự nhiên hấp dẫn, việc xử lý chất thải là một vấn đề nghiêm trọng và
việc xử lý không đúng cách có thể là nguyên nhân chính làm ô nhiễm môi trường tự
nhiên - sông ngòi, khu vực danh lam thắng cảnh và ven đường. Hơn nữa, chất thải rắn
và việc xả rác có thể làm suy giảm hình dạng tự nhiên của nước và bờ biển và gây ra
cái chết của động vật biển. Ví dụ, các tàu du lịch ở Caribe ước tính thải ra hơn 70.000
tấn chất thải mỗi năm. Vùng Wider Caribbean, trải dài từ Florida đến Guiana thuộc
Pháp, nhận được 63.000 lượt ghé cảng từ tàu mỗi năm và tạo ra 82.000 tấn rác.
Xói mòn đất: Tài nguyên đất quan trọng bao gồm khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch, đất
màu mỡ, rừng, đất ngập nước và động vật hoang dã. Việc tăng cường xây dựng các cơ
sở du lịch và giải trí đã làm tăng áp lực lên các nguồn tài nguyên này và các danh lam
thắng cảnh. Phát triển du lịch không theo quy hoạch hoặc thiếu trách nhiệm có thể ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đất đai. Cuối cùng, thậm chí có thể xảy ra các vấn đề như xói
mòn đất, lở đất, tuyết lở và sa mạc hóa.
Ô nhiễm không khí và tiếng ồn: Du lịch có thể gây ô nhiễm không khí thông qua phát
xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao
thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng
đá vôi và bê tông. Một nghiên cứu ước tính rằng một chuyến bay trở về xuyên Đại Tây
Dương thải ra gần một nửa lượng khí thải CO2 được tạo ra bởi tất cả các nguồn khác
(chiếu sáng, sưởi ấm, sử dụng xe hơi…) mà một người bình thường tiêu thụ hàng năm. lOMoAR cPSD| 41487872
Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân
địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại, khiến chúng thay đổi tập tính tự nhiên.
Ô nhiễm thẩm mỹ: Nhiều khu nghỉ dưỡng lớn, nhà hàng khách sạn với thiết kế khác
biệt có thể trông lạc lõng trong môi trường tự nhiên hay xung đột với thiết kế cấu trúc
bản địa gây mất mỹ quan và phản cảm. Mới đây tại Việt Nam, Vườn Thượng uyển bay
tại Đà Lạt được nhiều du khách đánh giá là rối mắt, hỗn độn, phá vỡ quan cảnh vốn có nơi đây.
Những giải pháp gì để hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch:
Chúng ta cần xây dựng chiến lược về bảo vệ môi trường ở các khu du lịch có kế hoạch
cụ thể cho việc trồng và bảo vệ cây xanh ở những khu du lịch; quản lý tốt cơ sở hạ
tầng và môi trường ở những khu du lịch; khuyến khích, hướng dẫn người dân và các
cơ sở dịch vụ du lịch thực hiện thu gom rác một cách khoa học, hợp lý; nâng cao trình
độ văn hóa của những người làm trong ngành Du lịch, gắn giáo dục môi trường với
các chương trình đào tạo cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch; có kế
hoạch bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trong vùng gắn với bảo tồn và khai
thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, tăng cường hợp tác liên ngành và quốc tế bảo vệ
môi trường trong lĩnh vực du lịch.
Ngành Du lịch cần phối hợp với các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu tiến hành
nghiên cứu có tính hệ thống về tài nguyên và môi trường du lịch đáp ứng yêu cầu phát
triển du lịch bền vững; có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu lực quản lý về môi trường du
lịch, kiên quyết yêu cầu các cơ sở du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách sạn phải tuân thủ
Luật Bảo vệ môi trường và xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải đảm
bảo đạt tiêu chuẩn quy định. Xây dựng quy chế về xử phạt đối với các hành vi gây ô
nhiễm môi trường; tuyên truyền giáo dục cộng đồng giữ gìn vệ sinh môi trường sinh
thái trong sạch để làm tăng thêm giá trị của cảnh quan môi trường. lOMoAR cPSD| 41487872
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Wikipedia (https://bitly.com.vn/yay4lv)
- Britannica.com (https://bitly.com.vn/wwd88e)
- Greenfacts.org (https://bitly.com.vn/6m2dbe)
- Merriam-webster.com (https://bitly.com.vn/t0hg5a)
- peertechzpublications.com (https://bitly.com.vn/x8qek6)
- luatminhkhue.vn (https://bitly.com.vn/1gyqkh)
- ncbi.nlm.nih.gov (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK219310/)
- yonature.com (https://bitly.com.vn/ft2gp1); ( https://bitly.com.vn/odp46q)
- gdrc.org (https://bitly.com.vn/abpkjs)
- kinhtemoitruong.vn (https://bitly.com.vn/gswkxl)
- vhttdl.sonla.gov.vn (https://bitly.com.vn/3s21yu)
- OSF Preprints | Suy giảm đa dạng sinh học ở trên thế giới và Việt Nam