Tiểu luận cuối kì Triết học Mác-Lênin | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kinh tế dần được chú trọng phát triển và có mối liên hệ mật thiết với chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !

lOMoARcPSD| 46578282
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 1
Phần 1: Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lenin về quy luật thống nhất đấu tranh
giữa các mặt đối lập ...................................................................................................... 1
1.1.Khái niệm,tính chất mâu thuẫn .......................................................................... 1
1.1.1.Khái niệm mâu thuẫn biện chứng, mặt đối lập .......................................... 1
1.1.2.Tính chất của mâu thuẫn .............................................................................. 1
1.2.Quá trình vận động của mâu thuẫn ................................................................... 2
1.2.1.Sự thống nhất giữa các mặt đối lập ............................................................. 2
1.2.2.Sự đấu tranh của các mặt đối lập ................................................................ 2
1.2.3.Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập ........ 3
1.2.4.Sự chuyển hóa của các mặt đối lập .............................................................. 3
1.3.Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các 3
mặt đối lập .................................................................................................................. 3
Phần II: Liên hệ thực tiễn quy luật thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập
đối với việc học tập và rèn luyện của sinh viên ........................................................... 4
2.1.Vận dụng quy luật vào quá trình học tập của sinh viên .................................. 4
2.2.Vận dụng quy luật vào đời sống thực tiễn ......................................................... 4
lOMoARcPSD| 46578282
KẾT
LUẬN....................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................
MỞ ĐẦU
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
kinh tế dần được ctrọng phát triển mối liên hệ mật thiết với chất lượng nguồn
nhân lực chất lượng cao của đất nước. Có thể nói, trong thời kỳ này tâm quan trọng của
mỗi sinh viên trong quá trình học tập rèn luyện cùng quan trọng, tiền đề
giúp sinh viên đứng vững đáp ng nhu cầu nguồn lao động chất lượng cao, thông qua
đó góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất
nước tiến nhanh trên con đường phát triển ngày càng giàu đẹp, vững mạnh hơn.
Nguyên về sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin từ lâu đã được coi là "xương
sống" của phép biện chứng duy vật, có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và thực tiễn
của loài người. Nguyên này được thể hiện cụ thể thông qua ba quy luật, trong đó
quy luật mâu thuẫn hay còn được gọi là quy luật “thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập”. Quy luật này chỉ ra nguồn gốc, động lực cơ bản của mọi quá trình vận động
phát triển chính mâu thuẫn vốn có, tồn tại khách quan của các sự vật, hiện tượng. Việc
phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc, động lực của sự vận động
và phát triển, đồng thời vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của
bản thân là cần thiết và quan trọng đối với bản thân của mỗi sinh viên, giúp chúng ta có
lOMoARcPSD| 46578282
những định hướng phát triển cho chính mình, góp phần vào sự phát triển chung của đất
nước.
lOMoARcPSD| 46578282
1
NỘI DUNG
Phần 1: Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lenin về quy luật thống nhất đấu tranh
giữa các mặt đối lập.
1.1.Khái niệm,tính chất mâu thuẫn
1.1.1.Khái niệm mâu thuẫn biện chứng, mặt đối lập
Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa
thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các
mặt đối lập.
Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ các bộ phận, các thuộc tính khuynh hướng
biến đổi trái ngược nhau nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng.
Theo triết học duy vật biện chứng của Ph.Ăngghen, mọi sự vật, hiện tượng trong thế
giới đều chứa đựng c mặt đối lập. dụ như trong hoạt động kinh tế thường ngày,
hoạt động sản xuất chính là tạo ra hàng hóa, sản phẩm còn hoạt động tiêu dùng lại triệt
tiêu hàng hóa, sản phẩm. Hay đơn giản hơn thì trong cây xanh luôn tồn tại hai quá
trình quang hợp hấp. Quang hợp quá trình hấp thụ CO2, ánh sáng, nước để
tạo ra hợp chất hữu thải ra Oxi còn hấp quá trình hấp thụ Oxi, thải ra khí
CO2.
1.1.2.Tính chất của mâu thuẫn
Mâu thuẫn biện chứng có tính khách quan mọi sự vật trong tự nhiên, hội
duy không phải là cái gì hoàn toàn thuần nhất là một hệ thống các yếu tố, các mặt,
các khuynh hướng trái ngược nhau, liên hệ hữu với nhau, tạo nên những mâu thuẫn
vốn có của sự vật. Vì vậy, sự tồn tại của mâu thuẫn hoàn toàn độc lập với ý thức của con
người, con người hiểu, có suy nghĩ, ý chí như thế nào thì mâu thuẫn vẫn tồn
tại.
Thứ hai, mâu thuẫn tính phổ biến mâu thuẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực của
thế giới. Không có sự vật, hiện tượng nào có thể tồn tại hoàn toàn độc lập mà không
mâu thuẫn, không có mâu thuẫn này thì sẽ mâu thuẫn khác, cái này mất đi thì i
khác xuất hiện thay thế, qua đó góp phần cho sphát triển không ngừng của sự vật, hiện
tượng.
lOMoARcPSD| 46578282
2
Downloaded by Thu Huong (mathuhuong006@gmail.com)
Thứ ba, mẫu thuẫn có tính đa dạng, phong phú. Sự vật, hiện tượng khác nhau sẽ có
mâu thuẫn khác nhau. Trong một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều mâu thuẫn khác
nhau và có vai trò, vị trí khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật đó.
1.2.Quá trình vận động của mâu thuẫn
Mâu thuẫn biện chứng kết cấu gồm hai mặt đối lập mối quan hệ giữa được
thể hiện thông qua ba khái niệm: sự thống nhất, sự đấu tranh và sự chuyển hóa giữa các
mặt đối lập.
1.2.1.Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với
nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập nghĩa các mặt đối lập cần đến nhau, nương
tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời, làm tiền đề cho nhau tồn tại. Và bởi chúng tồn tại
không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những sự tương đồng, những nhân
tố giống nhau hay còn gọi “đồng nhất” giữa các mặt đối lập. Ph.Ăngghen đã đưa ra
dụ để giải thích cho sự thống nhất giữa các mặt đối lập: “Giai cấp sản sự giàu
có là hai mặt đối lập, với tính cách như vậy chúng hợp thành một chỉnh thể hoàn chỉnh,
thống nhất, chế độ tư hữu với tư cáchsự giàu có buộc phải duy trì vĩnh viễn ngay cả
sự tồn tại của mặt đối lập của nó là giai cấp vô sản”.
Cũng bởi giữa các mặt đối lập chứa yếu tố "đồng nhất nên khi mâu thuẫn
đang triển khai đến một lúc nào đó thì chúng thể chuyển hoá lẫn nhau. Ngoài ra, sự
thống nhất của các mặt đối lập còn được biểu hiện thông qua sự tác động ngang nhau,
cân bằng nhau của chúng.
1.2.2.Sự đấu tranh của các mặt đối lập
sự tác động qua lại theo hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập.
Bởi bản chất các mặt đối lập những thuộc tính khuynh ớng biến đổi trái ngược
nhau nên chúng luôn tác động, đấu tranh, bài trừ, gạt bỏ nhau. Sự đấu tranh của chúng
có thể được biểu hiện ở sự ảnh hưởng lẫn nhau hoặc dùng bạo lực đthủ tiêu lẫn nhau.
Về hình thức đấu tranh của các mặt đối lập thì hết sức phong phú, đa dạng, tùy vào tính
chất, mối liên hệ giữa chúng, điều kiện mà trong đó có sự tác động qua lại giữa các mặt
đối lập triển khai mà sẽ có những hình thức đấu tranh khác nhau.
lOMoARcPSD| 46578282
3
1.2.3.Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Thống nhất và đấu tranh là hai mặt cùng tồn tại để giải quyết mâu thuẫn và có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau. Thống nhất tạo ra tiền đề cho đấu tranh, còn đấu tranh chính
phá vỡ thể thống nhất để xác lập cái mới. Tuy nhiên, đấu tranh giữa các mặt đối
lập tính tuyệt đối diễn ra thường xuyên kể cả khi sự vật đang trong trạng thái
ổn định, còn thống nhất giữa chúng chỉ có tính tạm thời, tương đối, có điều kiện.
1.2.4.Sự chuyển hóa của các mặt đối lập
Là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập. Các mặt
đối lập chuyển hóa lẫn nhau nhưng trình độ cao hơn về phương diện vật chất của sự
vật hoặc cả hai đều mất đi chuyển háo thành một mặt đối lập mới. Sự chuyển hóa của
các mặt đối lập không phải diễn ra tùy tiện mà phải có những điều kiện nhất định, được
thể hiện thông qua một quá trình: mâu thuẫn ban đầu được hình thành bởi hai mặt đối
lập và khi mâu thuẫn trở nên gay gắt và khi đã đủ điều kiện thì chúng sẽ bài trừ, chuyển
hóa lẫn nhau và như thế mâu thuẫn đó được giải quyết. Tuy nhiên mẫu thuẫn cũ mất đi
thì mâu thuẫn mới sẽ được hình thành và quá trình đó cứ tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện
tượng luôn vận động và phát triển.
1.3.Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập
Mâu thuẫn là cái vốn có, tồn tại khách quan trong thế giới. Vì vậy khi đối diện với
mâu thuẫn thì phải tôn trọng mâu thuẫn, thừa nhận phải có những mặt đối lập tồn tại và
đấu tranh thì mới sự phát triển, phải biết phân tích cụ thể từng mặt đối lập tồn tại
trong thể thống nhất bên trong sự vật, hiện tượng để nhận thức được bản chất, khuynh
hướng vận động, phát triển của nó.
Mâu thuẫn tồn tại bên trong sự vật, hiện tượng. Bản thân mỗi mâu thuẫn lại có
những đặc điểm riêng và vai trò khác nhau, vì vậy khi phân tích mâu thuẫn thì phải
phân tích cụ thể từng mâu thuẫn và đưa ra giải pháp cụ thể, phù hợp với từng mâu
thuẫn.
Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối
lập, không điều hòa, thủ tiêu, xóa nhòa mâu thuẫn. Phải biết khai thác và vận dụng hiệu
lOMoARcPSD| 46578282
4
Downloaded by Thu Huong (mathuhuong006@gmail.com)
quả phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp kết hợp biện chứng các mặt đối
lập.
Phần II: Liên hệ thực tiễn quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
đối với việc học tập và rèn luyện của sinh viên
2.1.Vận dụng quy luật vào quá trình học tập của sinh viên
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng sự tác động qua lại
dẫn đến chuyển hóa các mặt đối lập, là một quá trình mà mâu thuẫn mới đầu được hình
thành bởi hai mặt đối lập việc học tập của sinh viên cũng không nằm ngoài điều đó.
Để một tấm bằng Đại học loại tốt hay xuất sắc, sinh viên phải tích lũy, phải chịu sự
tác động qua lại của nhiều yếu tố chẳng hạn như sự lựa chọn giữa các học phần, phải
đấu tranh giữa việc học hành chăm chviệc vui chơi giải trí để học phần kết quả
tốt. Như vậy thể coi học chơi hai mặt đối lập, khi bạn lựa chọn học thì đông
nghĩa với việc phải dừng lại những cuộc vui chơi và ngược lại. Tuy nhiên giữa chúng lại
có sự thống nhất, khi mà chúng ta có thể tạo ra các trò chơi hỗ trợ đắc lực cho việc học,
giúp việc tiếp nhận kiến thức được nhanh hơn như tổ chức trò chơi câu đố nhỏ trong các
buổi học, buổi thuyết trình để mọi người cảm thấy hứng thú hơn, giảm căng thẳng, khiến
cho việc học trở nên thú vị hơn. Về việc nhận thức trong hoạt động học tập, sinh viên
phải biết tích cực tập trung, nghiêm túc thực hiện từng bước đấu tranh giữa việc học và
chơi nhưng ng đồng thời không nên dành quá nhiều thời gian cho việc học bản
thân quên mất rằng cũng cần phải có sự nghỉ ngơi, giảm căng thẳng cho đầu óc.
2.2.Vận dụng quy luật vào đời sống thực tiễn
Trong cuộc sống của mỗi người, cụ thể là tôi, luôn tồn tại mâu thuẫn giữa việc
có ít tiền và việc muốn đi du lịch nhiều nơi. Tuy nhiên ít tiền thì làm sao mà đi du lịch
nhiều nơi được. Mâu thuẫn này ban đầu chỉ tồn tại bình thường trong bản thân tôi
nhưng dần dần mâu thuẫn ấy phát triển và đến một lúc nào đó mà tôi không được đi du
lịch nhiều thì tôi không hạnh phúc được, không thõa mãn được nên là tôi quyết tâm
học thêm ngôn ngữ mới là tiếng Trung, học chỉnh sửa hình ảnh, video để có thể kiếm
được việc làm thêm tốt và thông qua đó kiếm được nhiều tiền hơn. Mà khi tôi kiếm
được nhiều tiền thì cái mâu thuẫn giữa việc tôi ít tiền và tôi muốn đi du lịch nhiều nơi
lOMoARcPSD| 46578282
5
đã được giải quyết, tôi từ không hạnh phúc đã trở nên hạnh phúc hơn, cuộc sống phát
triển nhiều hơn.
Hay khi đi mua hàng hóa, tôi với vai trò là người tiêu dùng và chủ cửa hàng với
vai trò là người kinh doanh. Tôi luôn mong muốn có thể mua được món hàng với giá
rẻ và hợp lý trong khi chủ cửa hàng lại luôn muốn có thể bán hàng hóa đó với giá cao
để có thể thu lại lợi nhuận nhiều hơn. Tuy nhiên, trong một thị trường cạnh tranh hoàn
hảo, cả người mua và người bán đều không có quyền lực để tác động lên thị trường,
lên giá của hàng hóa. Điều này chỉ ra rằng giá trị của hàng hóa, sản phẩm phụ thuộc
vào mâu thuẫn giữa nhu cầu của người tiêu dùng và nguồn cung của sản phẩm, hàng
hóa đó. Nếu nhu cầu cho một sản phẩm tăng lên mà nguồn cung không đủ đáp ứng, giá
của sản phẩm đó sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu có quá nhiều sản phẩm nhưng không có
nhu cầu đủ để sử dụng chúng hết, giá của sản phẩm đó sẽ giảm.
lOMoARcPSD| 46578282
KẾT LUẬN
Mâu thuẫn mối quan hệ trong đó các sự vật mâu thuẫn với nhau thông qua hai
mặt đối lập, hoặc thống nhất với nhau, tạo tiền đề cho nhau để tồn tại hoặc đấu tranh bài
trừ lẫn nhau. Quy luật thống nhất đấu tranh các mặt đối lập thể hiện bản chất của
phép biện chứng, là hạt nhân của phép biện chứng bởi vì nó đề cập tới vấn đề cơ bản và
quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật - vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận
động, phát triển. Nắm vững được những nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giúp chúng ta
thể khám phá ra bản chất của vấn đề, của sự vật, hiện tượng từ đó đề ra các phương
pháp giải quyết mâu thuẫn, thúc đẩy sự phát triển của các sự vật, hiện tượng. Do đó bản
thân mỗi người nói chung và bản thân sinh viên nói riêng, cần nhận thức đúng bản chất
sự vật tìm ra phương hướng giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn, hiểu đúng
mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu ớng vận động, phát triển điều kiện để giải
quyết mâu thuẫn đồng thời vận dụng vào đời sống học tập của mỗi người. thể thấy
việc áp dụng đúng đắn quy luật thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập vào các
hoạt động trong đời sống cùng quan trọng, đặc biệt trong hoạt động tích lũy kiến
thức của học sinh, sinh viên. Bởi như vậy hoạt động đó mới hiệu quả, góp phần
đào tạo ra những con người có đủ cả chất và lượng để đưa đất nước ngày một phát triển
hơn.
lOMoARcPSD| 46578282
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những vấn đề bản cấp bách của Triết học Macxit, nhà xuất bản Đại học
quốcgia TPHCM, 2014.
2. Giáo trình triết học Mác-Lênin Bộ giáo dục đào tạo, Nội, 2021 (Dành
chobậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị).
3. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác- Lênin, khoa luận chính trị
TrườngĐại Học Kinh Tế TPHCM, 2022.
| 1/11

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46578282 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 1
Phần 1: Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lenin về quy luật thống nhất đấu tranh
giữa các mặt đối lập
...................................................................................................... 1
1.1.Khái niệm,tính chất mâu thuẫn .......................................................................... 1
1.1.1.Khái niệm mâu thuẫn biện chứng, mặt đối lập .......................................... 1
1.1.2.Tính chất của mâu thuẫn .............................................................................. 1
1.2.Quá trình vận động của mâu thuẫn ................................................................... 2
1.2.1.Sự thống nhất giữa các mặt đối lập ............................................................. 2
1.2.2.Sự đấu tranh của các mặt đối lập ................................................................ 2
1.2.3.Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập ........ 3
1.2.4.Sự chuyển hóa của các mặt đối lập .............................................................. 3
1.3.Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các 3
mặt đối lập .................................................................................................................. 3
Phần II: Liên hệ thực tiễn quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
đối với việc học tập và rèn luyện của sinh viên
........................................................... 4
2.1.Vận dụng quy luật vào quá trình học tập của sinh viên .................................. 4
2.2.Vận dụng quy luật vào đời sống thực tiễn ......................................................... 4 lOMoAR cPSD| 46578282 KẾT
LUẬN....................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... MỞ ĐẦU
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
kinh tế dần được chú trọng phát triển và có mối liên hệ mật thiết với chất lượng nguồn
nhân lực chất lượng cao của đất nước. Có thể nói, trong thời kỳ này tâm quan trọng của
mỗi sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện là vô cùng quan trọng, nó là tiền đề
giúp sinh viên đứng vững đáp ứng nhu cầu nguồn lao động chất lượng cao, thông qua
đó góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất
nước tiến nhanh trên con đường phát triển ngày càng giàu đẹp, vững mạnh hơn.
Nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin từ lâu đã được coi là "xương
sống" của phép biện chứng duy vật, có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và thực tiễn
của loài người. Nguyên lý này được thể hiện cụ thể thông qua ba quy luật, trong đó có
quy luật mâu thuẫn hay còn được gọi là quy luật “thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập”. Quy luật này chỉ ra nguồn gốc, động lực cơ bản của mọi quá trình vận động và
phát triển chính là mâu thuẫn vốn có, tồn tại khách quan của các sự vật, hiện tượng. Việc
phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc, động lực của sự vận động
và phát triển, đồng thời vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của
bản thân là cần thiết và quan trọng đối với bản thân của mỗi sinh viên, giúp chúng ta có lOMoAR cPSD| 46578282
những định hướng phát triển cho chính mình, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. lOMoAR cPSD| 46578282 NỘI DUNG
Phần 1: Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lenin về quy luật thống nhất đấu tranh
giữa các mặt đối lập.
1.1.Khái niệm,tính chất mâu thuẫn
1.1.1.Khái niệm mâu thuẫn biện chứng, mặt đối lập
Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa
thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ các bộ phận, các thuộc tính có khuynh hướng
biến đổi trái ngược nhau nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng.
Theo triết học duy vật biện chứng của Ph.Ăngghen, mọi sự vật, hiện tượng trong thế
giới đều chứa đựng các mặt đối lập. Ví dụ như trong hoạt động kinh tế thường ngày,
hoạt động sản xuất chính là tạo ra hàng hóa, sản phẩm còn hoạt động tiêu dùng lại triệt
tiêu hàng hóa, sản phẩm. Hay đơn giản hơn thì ở trong cây xanh luôn tồn tại hai quá
trình là quang hợp và hô hấp. Quang hợp là quá trình hấp thụ CO2, ánh sáng, nước để
tạo ra hợp chất hữu cơ và thải ra Oxi còn hô hấp là quá trình hấp thụ Oxi, thải ra khí CO2.
1.1.2.Tính chất của mâu thuẫn
Mâu thuẫn biện chứng có tính khách quan vì mọi sự vật trong tự nhiên, xã hội và
tư duy không phải là cái gì hoàn toàn thuần nhất mà là một hệ thống các yếu tố, các mặt,
các khuynh hướng trái ngược nhau, liên hệ hữu cơ với nhau, tạo nên những mâu thuẫn
vốn có của sự vật. Vì vậy, sự tồn tại của mâu thuẫn hoàn toàn độc lập với ý thức của con
người, dù con người có hiểu, có suy nghĩ, có ý chí như thế nào thì mâu thuẫn vẫn tồn tại.
Thứ hai, mâu thuẫn có tính phổ biến vì mâu thuẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực của
thế giới. Không có sự vật, hiện tượng nào có thể tồn tại hoàn toàn độc lập mà không có
mâu thuẫn, không có mâu thuẫn này thì sẽ có mâu thuẫn khác, cái này mất đi thì cái
khác xuất hiện thay thế, qua đó góp phần cho sự phát triển không ngừng của sự vật, hiện tượng. 1 lOMoAR cPSD| 46578282
Thứ ba, mẫu thuẫn có tính đa dạng, phong phú. Sự vật, hiện tượng khác nhau sẽ có
mâu thuẫn khác nhau. Trong một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều mâu thuẫn khác
nhau và có vai trò, vị trí khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật đó.
1.2.Quá trình vận động của mâu thuẫn
Mâu thuẫn biện chứng có kết cấu gồm hai mặt đối lập và mối quan hệ giữa nó được
thể hiện thông qua ba khái niệm: sự thống nhất, sự đấu tranh và sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập.
1.2.1.Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với
nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập nghĩa là các mặt đối lập cần đến nhau, nương
tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời, làm tiền đề cho nhau tồn tại. Và bởi vì chúng tồn tại
không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những sự tương đồng, những nhân
tố giống nhau hay còn gọi là “đồng nhất” giữa các mặt đối lập. Ph.Ăngghen đã đưa ra
ví dụ để giải thích cho sự thống nhất giữa các mặt đối lập: “Giai cấp vô sản và sự giàu
có là hai mặt đối lập, với tính cách như vậy chúng hợp thành một chỉnh thể hoàn chỉnh,
thống nhất, chế độ tư hữu với tư cách là sự giàu có buộc phải duy trì vĩnh viễn ngay cả
sự tồn tại của mặt đối lập của nó là giai cấp vô sản”.
Cũng bởi vì giữa các mặt đối lập có chứa yếu tố "đồng nhất nên khi mâu thuẫn
đang triển khai đến một lúc nào đó thì chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau. Ngoài ra, sự
thống nhất của các mặt đối lập còn được biểu hiện thông qua sự tác động ngang nhau,
cân bằng nhau của chúng.
1.2.2.Sự đấu tranh của các mặt đối lập
Là sự tác động qua lại theo hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập.
Bởi vì bản chất các mặt đối lập là những thuộc tính có khuynh hướng biến đổi trái ngược
nhau nên chúng luôn tác động, đấu tranh, bài trừ, gạt bỏ nhau. Sự đấu tranh của chúng
có thể được biểu hiện ở sự ảnh hưởng lẫn nhau hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn nhau.
Về hình thức đấu tranh của các mặt đối lập thì hết sức phong phú, đa dạng, tùy vào tính
chất, mối liên hệ giữa chúng, điều kiện mà trong đó có sự tác động qua lại giữa các mặt
đối lập triển khai mà sẽ có những hình thức đấu tranh khác nhau. 2
Downloaded by Thu Huong (mathuhuong006@gmail.com) lOMoAR cPSD| 46578282
1.2.3.Mối quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Thống nhất và đấu tranh là hai mặt cùng tồn tại để giải quyết mâu thuẫn và có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau. Thống nhất tạo ra tiền đề cho đấu tranh, còn đấu tranh chính
là phá vỡ thể thống nhất cũ để xác lập cái mới. Tuy nhiên, đấu tranh giữa các mặt đối
lập có tính tuyệt đối vì nó diễn ra thường xuyên kể cả khi sự vật đang trong trạng thái
ổn định, còn thống nhất giữa chúng chỉ có tính tạm thời, tương đối, có điều kiện.
1.2.4.Sự chuyển hóa của các mặt đối lập
Là tất yếu, là kết quả của sự đấu tranh và thống nhất của các mặt đối lập. Các mặt
đối lập chuyển hóa lẫn nhau nhưng ở trình độ cao hơn về phương diện vật chất của sự
vật hoặc cả hai đều mất đi và chuyển háo thành một mặt đối lập mới. Sự chuyển hóa của
các mặt đối lập không phải diễn ra tùy tiện mà phải có những điều kiện nhất định, được
thể hiện thông qua một quá trình: mâu thuẫn ban đầu được hình thành bởi hai mặt đối
lập và khi mâu thuẫn trở nên gay gắt và khi đã đủ điều kiện thì chúng sẽ bài trừ, chuyển
hóa lẫn nhau và như thế mâu thuẫn đó được giải quyết. Tuy nhiên mẫu thuẫn cũ mất đi
thì mâu thuẫn mới sẽ được hình thành và quá trình đó cứ tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện
tượng luôn vận động và phát triển.
1.3.Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Mâu thuẫn là cái vốn có, tồn tại khách quan trong thế giới. Vì vậy khi đối diện với
mâu thuẫn thì phải tôn trọng mâu thuẫn, thừa nhận phải có những mặt đối lập tồn tại và
đấu tranh thì mới có sự phát triển, phải biết phân tích cụ thể từng mặt đối lập tồn tại
trong thể thống nhất bên trong sự vật, hiện tượng để nhận thức được bản chất, khuynh
hướng vận động, phát triển của nó.
Mâu thuẫn tồn tại bên trong sự vật, hiện tượng. Bản thân mỗi mâu thuẫn lại có
những đặc điểm riêng và vai trò khác nhau, vì vậy khi phân tích mâu thuẫn thì phải
phân tích cụ thể từng mâu thuẫn và đưa ra giải pháp cụ thể, phù hợp với từng mâu thuẫn.
Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối
lập, không điều hòa, thủ tiêu, xóa nhòa mâu thuẫn. Phải biết khai thác và vận dụng hiệu 3 lOMoAR cPSD| 46578282
quả phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp kết hợp biện chứng các mặt đối lập.
Phần II: Liên hệ thực tiễn quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
đối với việc học tập và rèn luyện của sinh viên
2.1.Vận dụng quy luật vào quá trình học tập của sinh viên
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng sự tác động qua lại
dẫn đến chuyển hóa các mặt đối lập, là một quá trình mà mâu thuẫn mới đầu được hình
thành bởi hai mặt đối lập và việc học tập của sinh viên cũng không nằm ngoài điều đó.
Để có một tấm bằng Đại học loại tốt hay xuất sắc, sinh viên phải tích lũy, phải chịu sự
tác động qua lại của nhiều yếu tố chẳng hạn như sự lựa chọn giữa các học phần, phải
đấu tranh giữa việc học hành chăm chỉ và việc vui chơi giải trí để học phần có kết quả
tốt. Như vậy có thể coi học và chơi là hai mặt đối lập, khi bạn lựa chọn học thì đông
nghĩa với việc phải dừng lại những cuộc vui chơi và ngược lại. Tuy nhiên giữa chúng lại
có sự thống nhất, khi mà chúng ta có thể tạo ra các trò chơi hỗ trợ đắc lực cho việc học,
giúp việc tiếp nhận kiến thức được nhanh hơn như tổ chức trò chơi câu đố nhỏ trong các
buổi học, buổi thuyết trình để mọi người cảm thấy hứng thú hơn, giảm căng thẳng, khiến
cho việc học trở nên thú vị hơn. Về việc nhận thức trong hoạt động học tập, sinh viên
phải biết tích cực tập trung, nghiêm túc thực hiện từng bước đấu tranh giữa việc học và
chơi nhưng cũng đồng thời không nên dành quá nhiều thời gian cho việc học mà bản
thân quên mất rằng cũng cần phải có sự nghỉ ngơi, giảm căng thẳng cho đầu óc.
2.2.Vận dụng quy luật vào đời sống thực tiễn
Trong cuộc sống của mỗi người, cụ thể là tôi, luôn tồn tại mâu thuẫn giữa việc
có ít tiền và việc muốn đi du lịch nhiều nơi. Tuy nhiên ít tiền thì làm sao mà đi du lịch
nhiều nơi được. Mâu thuẫn này ban đầu chỉ tồn tại bình thường trong bản thân tôi
nhưng dần dần mâu thuẫn ấy phát triển và đến một lúc nào đó mà tôi không được đi du
lịch nhiều thì tôi không hạnh phúc được, không thõa mãn được nên là tôi quyết tâm
học thêm ngôn ngữ mới là tiếng Trung, học chỉnh sửa hình ảnh, video để có thể kiếm
được việc làm thêm tốt và thông qua đó kiếm được nhiều tiền hơn. Mà khi tôi kiếm
được nhiều tiền thì cái mâu thuẫn giữa việc tôi ít tiền và tôi muốn đi du lịch nhiều nơi 4
Downloaded by Thu Huong (mathuhuong006@gmail.com) lOMoAR cPSD| 46578282
đã được giải quyết, tôi từ không hạnh phúc đã trở nên hạnh phúc hơn, cuộc sống phát triển nhiều hơn.
Hay khi đi mua hàng hóa, tôi với vai trò là người tiêu dùng và chủ cửa hàng với
vai trò là người kinh doanh. Tôi luôn mong muốn có thể mua được món hàng với giá
rẻ và hợp lý trong khi chủ cửa hàng lại luôn muốn có thể bán hàng hóa đó với giá cao
để có thể thu lại lợi nhuận nhiều hơn. Tuy nhiên, trong một thị trường cạnh tranh hoàn
hảo, cả người mua và người bán đều không có quyền lực để tác động lên thị trường,
lên giá của hàng hóa. Điều này chỉ ra rằng giá trị của hàng hóa, sản phẩm phụ thuộc
vào mâu thuẫn giữa nhu cầu của người tiêu dùng và nguồn cung của sản phẩm, hàng
hóa đó. Nếu nhu cầu cho một sản phẩm tăng lên mà nguồn cung không đủ đáp ứng, giá
của sản phẩm đó sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu có quá nhiều sản phẩm nhưng không có
nhu cầu đủ để sử dụng chúng hết, giá của sản phẩm đó sẽ giảm. 5 lOMoAR cPSD| 46578282 KẾT LUẬN
Mâu thuẫn là mối quan hệ trong đó các sự vật mâu thuẫn với nhau thông qua hai
mặt đối lập, hoặc thống nhất với nhau, tạo tiền đề cho nhau để tồn tại hoặc đấu tranh bài
trừ lẫn nhau. Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập thể hiện bản chất của
phép biện chứng, là hạt nhân của phép biện chứng bởi vì nó đề cập tới vấn đề cơ bản và
quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật - vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận
động, phát triển. Nắm vững được những nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giúp chúng ta
có thể khám phá ra bản chất của vấn đề, của sự vật, hiện tượng và từ đó đề ra các phương
pháp giải quyết mâu thuẫn, thúc đẩy sự phát triển của các sự vật, hiện tượng. Do đó bản
thân mỗi người nói chung và bản thân sinh viên nói riêng, cần nhận thức đúng bản chất
sự vật và tìm ra phương hướng và giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn, hiểu đúng
mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải
quyết mâu thuẫn đồng thời vận dụng vào đời sống học tập của mỗi người. Có thể thấy
việc áp dụng đúng đắn quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vào các
hoạt động trong đời sống là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong hoạt động tích lũy kiến
thức của học sinh, sinh viên. Bởi có như vậy hoạt động đó mới có hiệu quả, góp phần
đào tạo ra những con người có đủ cả chất và lượng để đưa đất nước ngày một phát triển hơn. lOMoAR cPSD| 46578282
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Những vấn đề cơ bản và cấp bách của Triết học Macxit, nhà xuất bản Đại học quốcgia TPHCM, 2014. 2.
Giáo trình triết học Mác-Lênin – Bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội, 2021 (Dành
chobậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị). 3.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Triết học Mác- Lênin, khoa Lý luận chính trị
TrườngĐại Học Kinh Tế TPHCM, 2022.