Tiểu luận "Gia đình Việt Nam trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa"
Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học với đề tài: "Gia đình Việt Nam trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa" của Hồ Ý San giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (000013001)
Trường: Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA-HIỆN
ĐẠI HÓA. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Giáo viên hướng dẫẫn: THS. Trẫần Thị Phương Lan
Họ và tên sinh viên: Hồầ Ý San
Mã sồố sinh viên: 20510201551
Mã lớp học phẫần: 13019 1 MỤC LỤC A.
MỞ ĐẦU .............................................................................................. 3
1. Đăt vấn đề ............................................................................................. 3
2. Mu ̣c đích nghiên cứu ............................................................................ 3
3. Nhiêm vu ̣ nghiên cứu ............................................................................ 3
B. NỘI DUNG .................................................................................................. 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN… ............................................................. 3
1. Gia đình là gì? ........................................................................................ 3
2. Vị trí của gia đình trong xã hội ............................................................. 4
3. Chức năng cơ bản của gia đình ............................................................. 5
4. Công nghiệp hóa –hiện đại hóa là gì? ................................................... 6
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN… .................................................................... 6
1. Gia đình truyền thống Viêṭ Nam............................................................ 6
2. Thư ̣c trạng gia đình Viêṭ Nam hiên nay…............................................. 7
2.1 Thành tư ̣u .............................................................................................. 7
2.2 Thách thức ............................................................................................. 8
2.2.1 Tê ̣nạn xã hôị thâm
vào gia đình .............................................. 8 nhâp
vào gia đình .............................................. 8
2.2.2 Tê ̣nạn xã hôị thâm nhâp
3. Ảnh hưởng của công nghiêp hóa hiên đại hóa với gia đình Viêṭ Nam hiên
nay….................................................................................................... 8
3.1 Sự biến đổi quy mô, kết cấu gia đình.................................................... 9
3.2 Sự biến đổi chức năng gia đình ........................................................... 10
3.2.1 Sự biến đổi về chức năng tái sản xuất con người ............................ 10
3.2.2 Sự biến đổi về chức năng nuôi dưỡng, giáo du ̣c .............................. 11
3.3.3 Sự biến đổi về chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng .................... 11
3.3.4 Sự biến đổi về chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình
cảm gia đình ...............................................................................................12
3.3 Sư ̣ biến đổi trong các mối quan hê ̣gia đình ........................................ 13
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ....................................................................... 13
1. Phương hướng xây dư ̣ng gia đình Viêṭ Nam ......................................... 13
1.1 Kế thừa những giá trị truyền thống kết hợp các yếu tố tiến bô ̣ ........ 14
1.2 Hôn nhân tiến bô ̣môt vợ môt chồng ................................................... 14
1.3 Xây dư ̣ng mối quan hê ̣bình đẳng, gắn bó, yêu thương giữa các thành
viên...............................................................................................................14
1.4 Tiếp tu ̣c sư ̣ nghiêp giải phóng phu ̣ nữ ................................................. 15 2
2. Giải pháp của Đảng và Nhà nước .......................................................... 15
2.1 Hoàn thiên hê ̣thống pháp luât ̣............................................................. 15
2.2 Nâng cao nhân thức .............................................................................. 15
2.3 Tăng cường sự lãnh đạo… .................................................................... 15
2.4 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu............................................................. 16 C. KẾT LUÂN
................................................................................................... 16
D. TÀI LIÊU THAM KHẢO .......................................................................... 16 A. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề
Lịch sử nhân loại nói chung và truyền thống hàng nghìn năm của dân tộc
Việt Nam nói riêng đã chứng minh: Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi
duy trì nòi giống; là nơi sản sinh, nuôi dưỡng, hình thành nhân cách con
người và là nơi gìn giữ, trao truyền, bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Chủ tích Hồ Chí Minh từng khẳng
định rằng “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã
hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.
Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dưới sự tác động của các yếu
tố như xu thế toàn cầu hóa, cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại,…
Gia đình Việt Nam đã có sự biến đổi toàn diện, và là động lực mới thúc
đẩy sử phát triển của xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng,
triển khai, thụ hưởng các chính sách chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa.
Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các
vấn đề phức tạp trong gia đình và xã hội Việt Nam
2. Mu ̣c đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài nhằm góp phần làm rõ hơn về thực trạng và những
thách thức, đồng thời đánh giá tác đông về nhiều măt ̣của quá trinh công
nghiêp hóa- hiên đại hóa đối với gia đình Viêt ̣Nam hiên tại. Từ đó đề ra
môt số giải pháp cụ thể nhằm phát huy những giá trị tích cực của gia đình
Viêt ̣trong thời kỳ công nghiêp hóa hiên đại hóa
3. Nhiệm vu ̣ nghiên cứu:
Để thực hiên được mục đích nghiên cứu đã đề ra, nhiêm vụ cần phải thực
hiên là phân tích khái niêm
gia đình, vai trò, vị trí giá đình Viêt ̣Nam đối
với sự phát triển của xã hôi ̣. Chỉ rõ những tác đông của sự nghiêp công
nghiêp hóa- hiên đại hóa đối với gia đình Viêt ̣Nam. Đưa ra môt số giải 3
pháp và phương hướng xây dựng gia đình nhằm phát huy những giá trị
của gia đình Viêt ̣Nam hiên đại và khắc phục những điểm tiêu cực của nó. B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUÂN ̣ 1. Gia đình là gì?
C. Mác- Ph. Ăngghen khi đề câp tới gia đình cho rằng: " Hằng ngày tái
tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người
khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hê ̣giữa chồng và vơ ̣, cha me ̣ và con
cái, đó là gia đình".(2) Cơ sở hình thành gia đình là 2 mối quan hê ̣cơ bản,
quan hê ̣hôn nhân (vơ ̣ và chồng) và quan hê ̣huyết thống (cha me ̣ và con cái…)
Gia đình là nền tảng là tế bào của xã hội và là một trong những nhân tố
quyết định sự hưng thịnh của một quốc gia. (1)
Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy,
có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một
thiết chế xã hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội
hóa con người. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội
nhỏ mà các thành viên của nó gắ n bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân,
quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh
hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng
của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái
sản xuất con người. (3)
Định nghĩa tổng quát đầy đủ nhất về gia đình được đề câp trong giáo trình
Chủ nghĩa xã hôi khoa học của Bô ̣Giáo dục và đạo tạo 2004: Gia đình là
một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt của con người, là một thiết chế
văn hóa xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển dựa trên các
mối quan hệ như: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi
dưỡng và giáo dục giữa các thành viên trong gia đình (1)
2. Vị trí của gia đình trong xã hội?
Gia đình là tế bào của xã hội có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận
động và phát triển của xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người
thì xã hội không thể tồn tại và phát triển đươ ̣c, muốn có một xã hội lành 4
mạnh thì phải quan tâm xây dựng gia đình tốt. Mức độ tác động của gia
đình đối với xã hội phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, đường
lối chính sách của giai cấp cầm quyền
Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời
sống cá nhân của mỗi thành viên. Sự hạnh phúc của gia đình là tiền đề để
mỗi cá nhân có động lực phấn đấu trở thành con người xã hội tốt, một công dân tốt.
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội, mỗi cá nhân không chỉ sống
trong quan hệ tình cảm gia đình mà còn có nhu cầu quan hệ xã hội. Gia
đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của
mỗi cá nhân. Xã hội nhận thức toàn diện hơn về một cá nhân khi xem xét
họ trong các quan hệ xã hội và quan hệ với gia đình. (1)
3. Chức năng cơ bản của gia đình
Chức năng tái sản xuất con người: đây là chức năng đặc thù của gia đình
mà không một cộng đồng nào có thể thay thế. Chức năng này đáp ứng
đồng thời nhu cầu tâm, sinh lý của con người và nhu cầu về sức lao động,
duy trì sự trường tồn của xã hội. Chức năng này bao gồm các nôi dung cơ
bản: Tái sản xuất, duy trì nòi giống, nuôi dưỡng, nâng cao thể lực, trí lực
đảm bảo tái sản xuất nguồn lao đông và sức lao đông cho xã hôi.̣
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục: Nôi dung của giáo dục gia đình tương
đối toàn diên, cả giáo dục tri thức kinh nghiêm, giáo dục đạo đức và lối
sống, giáo dục nhân cách, thẩm mỹ, ý thức công đồng... Giáo dục gia
đình là bô ̣phân và có quan hê ̣hỗ trợ, bổ sung hoàn thiên thêm cho giáo
dục gia đình và xã hôi ̣. Gia đình có vai trò quan trọng không được ỷ lại
vào nhà trường và xã hôi mà gia đình đóng vai trò quyết định
Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng: Hoạt đông kinh tế và tổ chức đời
sống vât ̣chất là môt chức năng cơ bản của gia đình. Hoạt đông kinh tế
kểu theo nghĩa đầy đủ gồm các hoạt đông sản xuất kinh doanh và các
hoạt đông tiêu dùng để thỏa mãn các nhu cầu ăn măc ̣ , ở, đi lại của mỗi
thành viên và của gia đình. Gia đình không chỉ là đơn vị duy nhất tham
gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động cho xã hội mà
còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội. 5
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình: đây
là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu
tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên. Gia đình là chỗ dựa tình
cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về mặt tinh thần chứ không chỉ về
vật chất. Chức năng này được coi là có tính văn hóa- xã hôi của gia đình.
Nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến giới tính, tâm lý lứa tuổi
Ngoài ra, gia đình còn có các chức năng khác như chức năng văn hóa,
chức năng chính trị,… (1)
4. Công nghiệp hóa-hiện đại hóa là gì?
Công nghiệp hoá diễn ra ở các nước khác nhau, vào những thời điểm lịch
sử khác nhau, trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, do vậy
nội dung khái niệm có sự khác nhau. Tuy nhiên, theo nghĩa chung, khái
quát nhất, công nghiệp hoá là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc
hậu thành một nước công nghiệp. Đảng ta nêu ra quan niệm về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá
trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh,
dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là
chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ,
phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của
công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. (4)
Chương II: THỰC TIỄN
1. Gia đình lruyền thống Viêt Nam
Việt Nam vốn xuất phát là một đất nước có nền văn minh lúa nước lâu
đời, do vậy nền văn minh này từ lâu đã tác động nên mô hình gia đình
Việt bao đời nay, đó là kiểu gia đình truyền thống tồn tại ở các khu vực
nông thôn. Tuy nhiên, kiểu gia đình truyền thống không chỉ tồn tại ở nông
thôn mà còn có mặt ở các khu vực đô thị lớn.
Theo quan niệm dân gian, gia đình truyền thống Việt gọi là “tam đại đồng
đường”, “tứ đại đồng đường”, “ ngũ đại đồng đường”,… tức là gia đình
có các thành viên cùng huyết thống thuộc 3 thế hệ trở lên cùng chung sống.
Gia đình truyền thống Việt Nam gắ n liền với xã hội nông nghiệp Á Đông
và đã tồn tại lâu đời. Mô hình gia đình này mang nhiều ưu điểm như có 6
sự gắ n bó cao về tình cảm, giữ gìn và phát huy được những nét đặc sắc về
văn hóa, nghi lễ, các gia phong, gia lễ, gia đạo. Các thành viên trong gia
đình có thể giúp đỡ nhau về cả vật chất lẫn tinh thần: người trẻ chăm sóc
người già, người già giáo dưỡng thế hệ trẻ. Tuy nhiên bên cạnh những ưu
điểm thì gia đình truyền thống Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Trong
đó phải kể đến việc những tập tục, quan điểm lạc hậu, lỗi thời sẽ được
duy trì song song với những nét văn hóa tốt đe ̣p. Bên cạnh đó, sự khác
biệt về lối suy nghĩ, thói quen đến từ việc cách biệt giữa các thế hệ sẽ dễ
dẫn đến những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình. Gia đình
truyền thống sẽ hạn chế sự phát triển tự do của mỗi cá nhân và đó là một
trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút đáng kể về số lượng của
kiểu gia đình truyền thống Việt Nam
2. Thực trạng gia đình Viêt Nam hiên nay
Dù mô hình gia đình truyền thống đã ít phổ biến hơn so với trước đây
nhưng để nhận định gia đình Việt Nam ngày nay đã là “gia đình hiện đại”
thì có lẽ còn quá sớm. Bởi vì gia đình hiện đại phải hình thành từ một nền
công nghiệp phát triển, dân cư có lối sống đô thị và phải đạt đến một trình
đọ văn minh khá cao, trong khi đó, Việt Nam vẫn đang là một quốc gia
nông nghiệp, cư dân nông thôn chiếm tỉ trọng cao. Cụ thể, theo kết quả
tổng điều tra dân số năm 2019, tính đến 0h ngày 1/4/2019 thì dân số nông
thôn có 63.086.436 người gần như gấp đôi so với dân số thành thì là
33.122.548 người. Vậy nên gia đình Việt Nam hiện nay có thể coi là “gia
đình quá độ” trong bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp hiện đại. 2.1 Thành tựu
Dưới sự tác đông của công nghiêp hóa- hiên đại hóa, gia đình Viêt
Nam được tiếp thu nhiều tinh hoa, giá trị tiên tiến của gia đình hiên ̣
đại như: tôn trọng tự do cá nhân, dân chủ trong mọi quan hê,̣ bình
đẳng nam nữ,... Dù vây ̣ , những giá trị truyền thống quý báu của gia
đình Viêt ̣Nam vẫn được bảo tồn và phát huy như: lòng chung thủy,
tình nghĩa vơ ̣ chồng; trách nhiêm và sự hy sinh của cha me ̣ dành cho
con cái; con cái hiếu thảo với cha me ̣,... Có thể thấy, song song với
những đăc trưng của gia đình truyền thống, gia đình Viêt ̣Nam hiên
nay đang đươ ̣c củng cố và xây dựng theo xu hướng hiên đại hóa: dân
chủ, bình đẳng, tự do và tiến bô.̣ 7
Sau gần 40 năm thực hiên đường lối đổi mới của Đảng,Viêt ̣Nam đã
đạt được những thành tựu quan trọng trong viêc phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hôi ̣, góp phần nâng cao đời sống vât ̣chất và tinh thần cho mọi
gia đình. Kinh tế hô ̣gia đình ngày càng phát triển và thực sự đóng vai
trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, Nhà nước còn
thực hiên nhiều công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết viêc làm cho
hàng triêu gia đình, ban hành nhiều chính sách hỗ trơ ̣ các gia đình có
hoàn cảnh đăc biêt.̣ Hiên nay, gia đình Viêt ̣Nam đang đươ ̣c xây dựng
với những giá trị nhân văn tiến bô, được thể hiên qua quyền bình
đẳng giới (khi vai trò và quyền của người phụ nữ trong gia đình cũng
như ngoài xã hôi đang ngày càng nâng cao), quyền trẻ em, Luât ̣Hôn nhân và gia đình,... 2.2 Thách thức
2.2.1 Bạo lực giới trong gia đình
Nguyên nhân ly hôn do mâu thuẫn gia đình, bị đánh đập ngược đãi
chiếm tỷ lệ lớn cho thấy bạo lực giới là vấn đề rất nghiêm trọng trong
đời sống gia đình hiện nay. Nó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự
tan vỡ của gia đình và nó cũng lý giải vì sao phụ nữ là người chủ yếu
đứng đơn xin tòa án cho ly hôn.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam năm 1999 đưa ra
con số từ 40-80% số phụ nữ được phỏng vấn là nạn nhân của bạo lực
gia đình dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo báo cáo của Bộ Công
an, từ năm 1995 đến 2000 đã có 106 vụ án bạo lực gia đình dẫn đến
chết người. Riêng năm 2001, trong số 1.1000 vụ giết người trên phạm
vi tòan quốc thì có tới 16% số vụ do người thân trong gia đình giết hại lẫn nhau
2.2.2 Tê ̣nạn xã hôị thâm nhâp vào gia đình
Tình trạng trẻ em hư, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội có chiều
hướng gia tăng ở nước ta, đặc biệt ở các thành phố lớn, đang là nỗi lo
của mỗi gia đình và toàn xã hội. Theo báo cáo của Viện Kiểm sát
nhân dân tối cao, tội phạm trẻ em bị phát hiện năm 1996 tăng gấp 2
lần so với năm 1990, gấp 3,2 lần so với năm 1986 (5)
Trong số trẻ em làm trái pháp luật, 30% ở trong gia đình có bố me ̣
nghiện ma túy, ham mê cờ bạc, 21% trong gia đình làm ăn phi pháp,
8% có anh chị em có tiền án, tiền sự, 10,2% mồ côi cả cha lẫn me ̣, 8
32% mồ côi bố hoặc me ̣, 7,3% có bố me ̣ ly hôn, 49% bị gia đình chửi
mắ ng đánh đập, 21% đươ ̣c nuông chiều quá, 71% không đươ ̣c gia
đình quản lý chăm sóc đúng mức (Nguyễn Quang Vinh, 1996)
3. Ảnh hưởng của công nghiêp hóa hiên đại hóa với gia đình Viêt Nam hiên nay
Trong thời kì công nghiêp hóa - hiên đại hóa, cùng với sự phát triển kinh
tế thị trường, Viêt ̣Nam đã và đang trong quá trình hôi nhâp quốc tế, có
nhiều mối quan hê ̣hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới cũng như tham
gia vào các tổ chức lớn như hiêp hôi ̣ASEAN, diễn đàn hơ ̣p tác Á-Âu
(ASEM), tổ chức thương mại thế giới (WTO),... Có thể thấy, nhờ đó mà
Viêṭ Nam ngày càng có nhiều sự thay đổi tích cực, tiến bô ̣rõ rêṭ trong các
hoạt đông kinh tế. Vây những sự biến đổi đó đã ảnh hưởng đến đời sống
của gia đình Viêt ̣Nam như thế nào?
3.1 Sự biến đổi quy mô, kết cấu gia đình
Gia đình đơn hay còn gọi là gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ
biến thay thế cho kiểu gia đình truyền thống từng giữ vai trò chủ đạo
trước đây. Quy mô gia đình ngày nay đang dần thu nhỏ hơn so với
trước kia, số thành viên trong gia đình trở nên ít đi, mô hình gia đình
“tam đại đồng đường” cũng không còn phổ biến. Xu hướng hạt nhân
hóa gia đình ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng vì nhiều ưu điểm và lơ ̣i thế của nó.
Ưu điểm đầu tiên đó là tính linh hoạt, gọn nhe ̣ và thích ứng nhanh với
các biến đổi xã hội. Gia đình hạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh
tế Kiểu gia đình này tạo cho mỗi thành viên có không gian tự do để
phát triển. Mỗi cá nhân đều được tôn trọng quyền riêng tư hơn tạo
điều kiện cho sự hình thành của tính độc lập, đồng thời, tránh việc
xảy ra mâu thuẫn các thành viên do không tìm được tiếng nói chung.
Tính độc lập của mỗi cá nhân đươ ̣c gia đình tạo điều kiện nuôi dưỡng,
phát triển sẽ tạo ra phong cách sống, tính cách, năng lực sáng tạo
riêng khiến cho mỗi người đều có bản sắc riêng. Đó cũng chính là
hình tươ ̣ng con người mà sự nghiệp công nghiệp hóa -hiện đại hóa
của Đảng ta đang hướng đến.
Tuy nhiên, mô hình gia đình hạt nhân vẫn tồn tại những mặt khuyết
điểm nhất định. Việc tạo không gian riêng tư cho mỗi cá nhân để phát
triển vô hình chung sẽ tạo ra khoảng cách giữa các thành viên, hạn 9
chế khả năng hỗ trợ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, đồng thời tạo ra
những rào cản nhất định trong việc giữ gìn và bảo lưu những giá trị
văn hóa truyền thống của gia đình mà người Việt Nam luôn hướng đến.
Dù vậy, “gia đình hạt nhân” vẫn là loại hình phổ biến ở nước ta hiện
nay. Theo số liệu của cục thống kê Việt Nam, có đến 70% gia đình
Việt Nam hiện nay theo mô hình “gia đình hạt nhân”. Đó cũng là loại
hình thịnh hành trong xã hội công nghiệp –đô thị phát triển. Đồng
nghĩa với việc đó cũng là mô hình gia đình của tương lai.
3.2 Sự biến đổi về chức năng của gia đình
3.2.1 Sự biến đổi về chức năng tái sản xuất con người
Dưới sự tác đông của quá trình công nghiêp hóa- hiên đại hóa, ngành
y học cũng đang dần phát triển mạnh mẽ với những thành tựu to lớn.
Nhờ đó, mà viêc sinh đẻ được các gia đình tiến hành môt cách chủ
đông, tự giác như viêc có thể xác định số lượng con cái hoăc thời
điểm sinh con nhờ vào các biên pháp phòng tránh thai đa dạng. Cũng
nhờ vào sự phát triển của y học, mà đã giúp những căp vợ chồng đăc
biêt ̣như mắ c vô sinh hiếm muôn hay những căp vơ ̣ chồng đồng giới
được hữu hình hóa niềm mong mỏi có con.
Môt sự biến đổi khác về chức năng tái sản xuất con người đó là sự
thay đổi về nhu cầu số lượng và nhu cầu về giới tính đối với con cái.
Nếu trước đây, trong gia đình Viêt ̣Nam truyền thống, nhu cầu về con
cái chủ yếu là phải có con, càng đông con càng tốt và nhất thiết phải
có con trai để nối dõi tông đường (1) thì ngày nay nhu cầu ấy đã có
những thay đổi căn bản: giảm mức sinh của phụ nữ, đa số gia đình sẽ
có từ 1-2 con; giới tính của đứa trẻ cũng không còn là vấn đề mang
tính ép buôc do quan điểm "“rọng nam, khinh nữ"” đang dần đươ ̣c loại bỏ.
Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, tỉ lệ người đồng ý
rằng gia đình phải có nhiều con chiếm tỉ lệ khá thấp (18,6% người cao
tuổi, 6,6% người độ tuổi 18 - 60 và 2,8% vị thành niên), quan niệm
“gia đình nhất thiết phải có con trai” vẫn được một bộ phận đáng kể
người dân ủng hộ (gần 37% người độ tuổi 18 - 60), trong đó nhóm 10
dân số nghèo có nhu cầu sinh con trai nhiều hơn nhóm dân số giàu
(45,5% ở nhóm có thu nhập thấp nhất, 26% ở nhóm có thu nhập cao
nhất). Lí do để giải thích vì sao phải có con trai chủ yếu vẫn là “để có
người nối dõi tông đường” (85,7%), “để có nơi nương tựa lúc tuổi
già” (54,2%) và “để có người làm việc lớn, việc nặng” (23,4%)… Tuy
nhiên, đã có khoảng 63% người trong độ tuổi 18 - 60 cho rằng không
nhất thiết phải có con trai. Kết quả phân tích cho thấy đại bộ phận
người dân đã tự nhận thức được giá trị của con cái trong cuộc sống
gia đình nói chung, chứ không chỉ đơn thuần thực hiện theo qui định của chính sách dân số.
3.2.2 Sự biến đổi về chức năng nuôi dưỡng, giáo du ̣c
Trong quá trình công nghiêp hóa- hiên đại hóa, nhu cầu về chất lươ ̣ng
của nguồn lao đông ngày càng tăng cao, đòi hỏi đầy đủ các tư chất
cần thiết. Nguồn nhân lực đăc biêt ̣là nguồn nhân lực chất lượng cao
đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế- xã hôi của mỗi
quốc gia. Do đó, tiêu chuẩn trong viêc dưỡng dục thế hê ̣trẻ cũng tăng
theo, thu hút sự quan tâm của cha me ̣ đối với viêc học hành của con
cái. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cha me ̣ ở thành thị chăm lo đến viêc ̣
học của con hơn là cha me ̣ ở vùng nông thôn. Tương tự, nhóm cha me ̣
có học vấn cao và có thu nhâp cao thì quan tâm đến viêc giáo dục trẻ
hơn và trẻ em ở đô ̣tuổi 7-14 thì nhân được sự quan tâm của cha me ̣
nhiều hơn trẻ em trong đô ̣tuổi 15-17 (6)
Bên cạnh những ưu điểm về sự biến đổi chức năng giáo dục của gia
đình trong thời kì công nghiêp hóa- hiên đại hóa thì vẫn tồn tại măt
trái của sự biến đổi này: Hiên tươ ̣ng hạt nhân hóa gia đình chăn đứng
cơ hôi truyền thụ kiến thức nuôi dạy con cái từ thế hê ̣ông bà cho thế
hê ̣cha me ̣. Thế hê ̣trẻ lâp gia đình cho dù nhân đươ ̣c sự giúp đỡ của
cha me ̣ nhưng vẫn không tránh khỏi những bất đồng về quan điểm
nuôi dạy trẻ em vì ngày nay, dưới sự tác đông của khoa học- công
nghê,̣ giới trẻ sẽ trông cây vào tri thức khoa học và chuyên môn hớn
là dựa vào kinh nghiêm, hiểu biết của các thế hê ̣trước.
3.2.3 Sự biến đổi về chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Kinh tế gia đình đã có hai bước chuyển mang tính bước ngoặt: Từ
kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa; Từ đơn vị kinh tế sản 11
xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc gia thành nền
kinh tế thị trường hiện đại đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu.
Có thể thấy rằng, dưới sự tác đông của công nghiêp hóa- hiên đại hóa
mà gia đình và nơi làm viêc bị tách rời nhau về măt ̣không gian (trước
đây, gia đình tồn tại song song trong cả vai trò sản xuất và tiêu dùng),
theo đó chức năng sản xuất của gia đình suy giảm hoăc mất đi và
chức năng tiêu dùng được tăng cường. Đối với trường hợp của các gia
đình ở nông thôn thì chức năng sản xuất và chức năng tiêu dùng của
gia đình không bị phân chia rạch ròi nhưng dưới cơ chế xã hội lấy
việc sản xuất phục vụ cho sự trao đổi thì việc xản xuất tự cung tự cấp
của gia đình cũng bị suy giảm.
Tóm lại, khi các hoạt động sản xuất kinh doanh do gia đình như một
đơn vị kinh tế thực hiện có xu hướng giảm thì các hoạt động kinh tế
do cá nhân thực hiện ngoài gia đình sẽ tăng lên, ví dụ như: làm công
ăn lương… Xu hướng cá nhân hóa các nguồn thu nhập của các thành
viên trong gia đình dẫn đến chỗ phạm vi hoạt động của gia đình như
một đơn vị kinh tế thu he ̣p lại. Chức năng kinh tế của gia đình bộc lộ
rõ hơn ở các hoạt động tiêu dùng hơn là các hoạt động tạo thu nhập
3.2.4 Sự biến đổi về chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Đô ̣bền vững của gia đình không chỉ phụ thuôc vào trách nhiêm,
nghĩa vụ mà còn bị chi phối bởi đô ̣hòa hợp tình cảm giữa các thành
viên trong gia đình trong các mối quan hê ̣vơ ̣-chồng, cha me ̣- con
cái,... Môt khi xã hôi càng phát triển, tỷ lê ̣các gia đình có 1 con sẽ
ngày càng tăng lên, đời sống tâm lý- tình cảm của các thành viên
trong gia đình sẽ kém phong phú hơn.
Chức năng tâm lý- tình cảm ngày càng được xem trọng hơn trong xã
hôi Viêt ̣Nam. Ở các gia đình phương Tây, khi tình cảm giữa vơ ̣-
chồng đã nguôi lạnh họ sẽ li hôn vì quan điểm “không có lý do nào
buôc họ phải sống với nhau” do phần lớn, mỗi cá nhân trong mối
quan hê ̣đều có sự đôc lâp về kinh tế. Khác với gia đình Viêt ̣Nam
trước đây, vì hầu hết gia đình Viêt ̣luôn tồn tại đăc tính "gia đình chế
đô” tức là người vợ sẽ có vai trò nôi trợ, đảm đương viêc trong gia 12
đình với vai trò là môt người vợ, môt người me ̣. Đồng thời, người chồng có trách nhiêm
là trụ côt kinh tế trong gia đình. Chính bởi mô
hình “gia đình chế đô” đã tồn tại trong xã hôi Viêt ̣Nam quá lâu, vì
vây mối quan hê ̣giữa cha-me ̣ và con cái đươ ̣c đăt ̣nhiều ki vọng hơn
là mối quan hê ̣giữa vơ ̣ và chồng. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều biểu
hiên cho thấy rằng, thế hê ̣trẻ quan niêm
quan hê ̣vơ ̣- chồng quan
trọng hơn quan hê ̣giữa cha-me ̣ và con cái.
Trong đời sống tinh thần, không phải chỉ có con cháu là chỗ dựa của
cha me ̣ mà cha me ̣ cũng là chỗ dựa cho con cháu trong cuộc sống
hàng ngày. Trên 90% người cao tuổi cho biết họ hỗ trơ ̣ con cháu mình
ít nhất một trong các hoạt động sau: về kinh tế - góp phần tạo ra thu
nhập và cấp vốn cho con cháu làm ăn, về kinh nghiệm - quyết định
các việc quan trọng của gia đình hay chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, ứng
xử xã hội và dạy dỗ con cháu, về chăm sóc gia đình - nội trợ và chăm
sóc cháu nhỏ. Nhiều người cho rằng bây giờ con cháu lo toan cho bố
me ̣ về vật chất nhiều hơn và đầy đủ hơn, còn việc trực tiếp trò
chuyện, hỏi han thì ít hơn trước. Có 37,5% người cao tuổi cho biết họ
thường trò chuyện, tâm sự chuyện vui buồn với vợ hoặc chồng của
mình; 24,8% tâm sự, trò chuyện với con và 12,5% tâm sự với bạn bè, hàng xóm (6)
3.3 Sự biến đổi trong các mối quan hê ̣gia đình
Trong xã hội phong kiến, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình được củng cố bằng chế độ tông pháp và chế độ gia trưởng. Theo
đó cả 3 mối quan hệ cơ bản của gia đình (vợ - chồng; cha - con, anh -
em) tuân theo một tôn ti, trật tự chặc chẽ. Ngày nay, mối quan hệ trên
có những thay đổi đáng kể. Sức nặng của tôn ti, trật tự không còn nặng
nề như trước mà thay vào đó là sự bình đẳng hơn theo kiểu “trên kính
dưới nhường” và đề cao sự tự do cá nhân.
Tuy nhiên, có tới 80% trẻ em trong độ tuổi 15 - 17 khi đươ ̣c hỏi đã nói
rằng cha me ̣ cho phép chúng tự đưa ra quyết định về mọi vấn đề liên
quan tới cuộc sống của mình. Vì nhiều lí do, trong đó có việc bận
kiếm sống, 1/5 số ông bố và 7% số bà me ̣ hoàn toàn không dành thời
gian cho việc chăm sóc, dạy dỗ con cái (6). Nhiều bậc cha me ̣ còn phó
mặc con cái cho nhà trường, các đoàn thể trong việc giáo dục văn hóa 13
và nhân cách vì họ cho rằng họ đã làm hết nhiệm vụ khi cung cấp đầy
đủ tiền bạc và trang thiết bị học tập cho con cái…
Vì những lí do trên mà mối quan hệ giữa cha me ̣ và con cái trong một
số gia đình Việt Nam trở nên khá lỏng lẻo và nảy sinh nhiều vấn đề.
Không ít con cái có xu hướng muốn tách khỏi sự kiểm soát của cha
me ̣ mặc dù còn đi học, chưa trưởng thành.
Chương III: Giải pháp
1. Phương hướng xây dựng gia đình Việt Nam
1.1 Kế thừa giá trị truyền thống kết hơ ̣p các yếu tố tiến bô ̣
Đảng đã khẳng định “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ
giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắ n với giữ gìn, phát
triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới" (7), vì vây ̣ , để có thể tiến
bô ̣hóa gia đình Viêṭ, mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình đều có trách
nhiêm sống đúng với những giá trị đạo đức truyền thống tốt đe ̣p của gia đình
Viêt ̣từ bao đời nay như hiếu nghĩa, sự thủy chung, sống có trách nhiêm, kính
trên nhường dưới,… Bên cạnh đó còn cần tiếp thu các yếu tố tiến bô ̣từ đa dạng
các nền văn hóa và quốc gia khác trên thế giới. Có như vây ̣ , hê ̣gia đình Viêt ̣
Nam mới có thể ngày môt phát triển trong thời kỳ mới.
1.2 Hôn nhân tiến bô ̣môt vợ môt chồng
Măc dù Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng chế đô ̣hôn nhân môt vợ môt chồng
và dựa trên nguyên tắc tự nguyên, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Song, những
hiên tươ ̣ng tiêu cực của hôn nhân như tảo hôn, sống thử,... vẫn còn tồn tại. Tình
trạng quan hê ̣tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân ngày môt gia tăng để lại
những hâu quả nghiêm trọng về nhiều măt đối với cá nhân, gia đình và xã hôi ̣.
Vì vây ̣ , những hoạt đông tuyên truyền, phổ biến; những lớp học giáo dục giới
tính là vô cùng cần thiết, đăc biêt là đối với những vùng nông thôn, miền núi.
Thế hê ̣ trẻ cần được nắm bắt thông tin để không chỉ có được hôn nhân lành
mạnh, tiến bô ̣ mà còn có thể có những hành trang kiến thức vững vàng để bảo vê ̣bản thân.
1.3 Xây dựng quan hê ̣bình đẳng, yêu thương, gắn bó giữa các thành viên
Gia đình tồn tại và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự gắ n bó
các mối quan hệ giữa các thành viên với nhau. Mối quan hệ trong gia đình lại có
nền tảng từ sự ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. Đặc biệt là mối quan 14
hệ cơ bản của các thành viên trong gia đình, bao gồm: Vợ chồng; cha me ̣, ông
bà và con, cháu; anh, chị, em. Mối quan hệ bền chặt, gắ n bó giữa các thành viên
là điều kiện đảm bảo để gia đình vượt qua những khó khăn, thách thức trong
cuộc sống. Đối với quan hê ̣ vờ chồng, cần có tình cảm trước sau như một,
không thay đổi, chăm sóc nhau, cùng có trách nhiệm trong nuôi dạy con, làm
việc nhà, đóng góp tài chính gia đình. Cha me ̣, ông bà làm gương tốt cho con,
cháu trong cử chỉ, hành động, lời nói, quan tâm, chăm sóc con cháu khi con
cháu còn nhỏ; trao truyền các giá trị truyền thống, kinh nghiệm sống cho con
cháu; giáo dục, động viên con cháu giữ gìn nền nếp, gia phong; có tình cảm gắ n
bó tha thiết. Con, cháu có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự kính trọng, biết
ơn, giúp đỡ cha me ̣, ông bà. Anh, chị, em trong cùng môt nhà cùng chia sẻ với
nhau tình cảm hoặc vật chất lúc vui buồn, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
1.4 Tiếp tu ̣c sự nghiêp giải phóng phu ̣ nữ
Trong văn kiện thành lập Đảng tháng 2 năm 1930, Bác Hồ đã nêu một chủ
trương lớn về phương diện xã hội đó là “thực hiện nam nữ bình quyền”. Phụ nữ
được bình đẳng với nam giới trong việc tham gia công việc xã hội. Đồng thời
bình đẳng trong hôn nhân với chế độ một vợ một chồng. Cần có đa dạng hình
thức tuyên truyền để giải phóng tâm lý tự ti, đầu óc phụ thuộc bởi thân phận
người phụ nữ trong chế độ cũ, phát huy phẩm chất truyền thống tốt đe ̣p của phụ
nữ Việt Nam trong điều kiện xã hội mới, thật sự giải phóng tư tưởng, giải phóng
năng lực để người phụ nữ vươn lên làm chủ bản thân, gia đình, làm chủ xã hội.
2.Giải pháp của Đảng và Nhà nước
2.1 Hoàn thiên hê ̣thống pháp luât nâng cao đời sống vât chất, kinh tế hô gia đình
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiên hê ̣thống pháp luât,̣ chính sách và hê ̣thống dịch
vụ xã hôi liên quan đến gia đình, đăc biêt ̣là ở những vùng khó khăn, vùng sâu
vùng xa, khu công nghiêp, các nơi phải nhường đất sản xuất cho đô thị hóa, phát
triển công nghiêp và các hô ̣di dân. Triển khai và mở rông các loại hình dịch vụ
an sinh xã hôi để nâng cao năng lực tự chủ của mỗi gia đình, bảo đảm cho các
gia đình có cơ hôi tiếp cân sự bảo trơ ̣ của Nhà nước, ổn định cuôc sống, chăm lo
giáo dục con cái và chăm sóc người cao tuổi.
2.2 Nâng cao nhân thức
Nâng cao nhân thức của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hôi về vai trò, vị trí đăc
biêt ̣của gia đình đối với xã hôi và trách nhiêm
của gia đình và công đồng trong
viêc tuyên truyền pháp luât,̣ chính sách liên quan đến vấn đề xây dựng gia đình,
đăc ̣ biêt ̣là Luât ̣Hôn nhân và Gia đình, Luât ̣bảo vê,̣ Chăm sóc và Giáo dục trẻ 15
em, Luât ̣Bình đẳng giới, Luât ̣phòng chống bạo lực gia đình, Pháp lênh Dân
số,... Đưa chủ đề gia đình vào các chương trình tuyên truyền, nêu gương người
tốt, viêc tốt và phê phán những biểu hiên không lành mạnh ảnh hưởng đến cuôc sống gia đình
2.3 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
Cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền các
cấp đối với công tác gia đình, coi đây là nhiêm cụ thường xuyên, chủ đông rà
soát, đánh giá tình hình gia đình tại địa phương, xây dựng và triển khai các kế
hoạch, đè án cụ thể giải quyết những khó khăn, thách thức về gia đình và công
tác gia đình. Đặc biệt quan tâm xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn
nhân và gia đình; tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn; có kế hoạch và biện pháp cụ thể phòng, chống bạo hành trong gia đình.
2.4 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu
đẩy mạnh công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát toàn diện về gia đình, đặc biệt
là nghiên cứu các giá trị truyền thống tốt đe ̣p của gia đình cần gìn giữ; phát huy
những giá trị mới, tiên tiến cần tiếp thu; nghiên cứu xây dựng các mô hình gia
đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dự báo những
biến đổi về gia đình trong thời kỳ mới.
C. KẾT LUÂN ̣
Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) đã mang lại cho
xã hội Việt Nam những tác động và thay đổi không chỉ trên lĩnh vực kinh
tế mà còn cả trên lĩnh vực văn hóa - xã hội. Gia đình - đơn vị cấu thành
cơ bản của xã hội tất yếu sẽ có những biến động, những đổi thay trên
nhiều khía cạnh. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
xuất hiện của các vấn đề phức tạp trong gia đình và xã hội Việt Nam.
Nhiêm vụ đươ ̣c đăt ̣ra cho Đảng, Nhà nước và toàn dân Viêt ̣Nam là giải
quyết những vấn đề đó đồng thời xây dựng gia đình Việt Nam trở thành
“nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của xã hội, sự thành công
của sự nghiệp công nghiêp hóa- hiên đại hóa đất nước”
D. TÀI LIÊU THAM KHẢO 16
(1) Giáo trình học phần chủ nghĩa xã hội khoa học
(2) C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.21, Nxb CTQG, H, 1995
(3) Trung tâm thông tin tổng hơ ̣p (21/8/2006) Hôi liên hiêp phụ nữ Viêt Nam
(4) Giáo trình Kinh tế chính trị Mác lê nin, nxb chính trị quốc gia
(5) Ủy ban Bảo vệ chăm sóc Trẻ em Việt Nam, 1999
(6) Kết quả điều tra gia đình Viêt ̣Nam 2006
(7) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội, 2021 17
Document Outline
- KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
- GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA-HIỆN ĐẠI HÓA. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
- MỤC LỤC
- A. MỞ ĐẦU
- 1. Đặt vấn đề
- 2. Mục đích nghiên cứu:
- 3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- B. NỘI DUNG
- 1. Gia đình là gì?
- 2. Vị trí của gia đình trong xã hội?
- 3. Chức năng cơ bản của gia đình
- 4. Công nghiệp hóa-hiện đại hóa là gì?
- Chương II: THỰC TIỄN
- Nam
- 2. Thực trạng gia đình Viêt
- 2.1 Thành tựu
- 2.2 Thách thức
- 2.2.2 Tê ̣nạn xã hôị thâm nhâp vào gia đình
- 3. Ảnh hưởng của công nghiêp
- đại hóa với gia đình Viêt
- 3.1 Sự biến đổi quy mô, kết cấu gia đình
- 3.2 Sự biến đổi về chức năng của gia đình
- 3.2.2 Sự biến đổi về chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
- 3.2.4 Sự biến đổi về chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
- 3.3 Sự biến đổi trong các mối quan hê ̣gia đình
- Chương III: Giải pháp
- 1.1 Kế thừa giá trị truyền thống kết hợp các yếu tố tiến bô ̣
- 1.4 Tiếp tục sự nghiêp giải phóng phụ nữ
- 2. Giải pháp của Đảng và Nhà nước
- hê ̣thống pháp luât
- chất, kinh tế hô
- 2.2 Nâng cao nhân thức
- 2.3 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
- 2.4 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu
- C. KẾT LUÂṆ
- D. TÀI LIÊU THAM KHẢO