Tiểu luận kết thúc học phần lịch sử báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Giới thiệu về Vox Media. Bản chất địa - chính trị báo chí khu vực. Lịch sử hình thành và phát triển. Giới thiệu về “báo chí giải thích” của Vox. Giới thiệu về sản phẩm báo chí. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
22 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận kết thúc học phần lịch sử báo chí | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Giới thiệu về Vox Media. Bản chất địa - chính trị báo chí khu vực. Lịch sử hình thành và phát triển. Giới thiệu về “báo chí giải thích” của Vox. Giới thiệu về sản phẩm báo chí. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

108 54 lượt tải Tải xuống
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LỊCH SỬ BÁO CHÍ
Lớp: Báo mạng Điện tử CLC K38
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Thanh Tịnh
Sinh viên: - Mã sinh viên:
HÀ NỘI
Mục lục:
I. Giới thiệu về Vox Media
1. Bản chất địa - chính trị báo chí khu vực
2. Lịch sử hình thành và phát triển
3. Giới thiệu về “báo chí giải thích” của Vox
II. Giới thiệu về sản phẩm báo chí:
1. Tóm tắt, dịch lược ý chính
2. Phân tích sản phẩm báo chí
3. Sự mới lạ trong tư duy sản xuất video của Vox
4. Bài học rút ra được, Việt Nam áp dụng gì vào trong báo chí
Phụ lục: Tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
Kể từ khi ra mắt vào thế kỷ 17, báo chí đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ, lớn lao lên cuộc sống của
nhân loại. Đồng hành cùng chặng đường phát triển, tiến bộ của nhân loại, báo chí đóng vai trò
như công cụ phản ánh xã hội đương thời, là một dấu tích không thể chối bỏ của lịch sử thế giới.
Nền tảng của truyền thông đa phương tiện, của báo chí, của thông tin ngày nay dựa vào những
viên gạch nền móng, về một hệ thống thông tin bài bản được xây dựng qua hàng trăm năm của
những cá nhân, những con người, những thế hệ nhà báo từ vô danh đến lừng lẫy. Tất cả những
giá trị này được phản ánh thông qua môn học Lịch sử báo chí, và bài tiểu luận cuối môn này là
điều kiện tuyệt vời để sinh viên có thể hiểu rõ hơn về báo chí toàn cảnh, về sự vận động qua
dòng thời gian của một cơ quan báo chí quốc tế. Khi dung nạp, tiếp thu được kiến thức của cả
nền báo chí nước nhà và báo chí thế giới, ta mới hiểu thấu hơn về báo chí toàn cảnh - báo chí hội
nhập, xu thế cần có.
Tiểu luận sau đây phục vụ bài cuối môn Lịch sử báo chí do giảng viên Phạm Thị Thanh Tịnh
giảng dạy, và em chân thành cảm ơn cô vì đã giúp đỡ em trong suốt thời gian dự giảng các tiết
học của học phần để có thể hoàn thiện sản phẩm cuối môn dưới đây. Nếu có sai sót, vướng mắc,
em rất mong nhận được phản hồi và ý kiến của cô.
PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ CƠ QUAN BÁO CHÍ
Đơn vị tìm hiểu: Trang tin tức/báo chí Vox, trực thuộc Tập đoàn truyền thông Vox Media (Mỹ)
Bộ nhận diện thương hiệu, logo của Vox
Bộ nhận diện thương hiệu, logo mới của Vox Media
1. Thực tế địa chính trị khu vực
Trước khi tìm hiểu về tập đoàn truyền thông Vox Media, ta cần hiểu rõ về bản chất báo chí khu
vực - cụ thể là châu Mỹ.
Dưới đây là tổng quan về tình hình báo chí khu vực này:
- Châu lục kéo dài ở bán cầu Bắc & Nam, giữa Thái Bình Dương & Đại Tây Dương
- Gồm hơn 900 triệu dân với 35 quốc gia độc lập
- Dân cư lớn đến từ nhập cư; còn lại là dân cư bản địa (người Anh-điêng, Eskimo, Aleut) và
người gốc Latin (da màu)
- Là vùng đất của người nhập cư, có sự pha trộn văn hoá rất lớn
- Có sự phát triển văn hoá và phát triển báo chí tương đồng với sự phát triển báo chí tại châu Âu
Khu vực châu Mỹ được đánh xanh đậm, bên trái bản đồ
Phần dưới đây sẽ đi riêng vào sự phát triển của báo chí tại riêng Mỹ - quốc gia rộng lớn và có
dân số lớn nhất châu lục này.
Các giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn thuộc địa (1690 – 1765), với 2 tờ báo nổi bật là
- 1704: Boston News Letter - (John Campbell)
- 1734: The New York Weekly Journal – (Anna Zenger)
- Sau đó các tờ báo khác lần lượt xuất hiện, nội dung đăng tải các thông tin thời sự, nghị luận, thi
ca, giải trí, bước đầu có nội dung phê bình để tạo dý luận mạnh mẽ.
- Giai đoạn cách mạng (1765 – 1783):
- Luật thuế tem làm tăng sự chống đối Anh ở Mỹ lên cực độ;
- Các cuộc tranh luận đòi đấu tranh giành độc lập nổ ra trên các báo -> ý tưởng đấu tranh giành
độc lập đang nhen nhúm trong nhiều người được bộc lộ trên báo và phổ biến rộng rãi
- Giai đoạn đảng phái (1783 – 1830):
- Nhà nước non trẻ mới thành lập;
- Cuộc tranh luận giữa hai phe Liên bang và Cộng hòa diễn ra sôi nổi trên báo chí về vấn đề
quyền của liên bang và tiểu bang.
- Báo chí 2 phe công kích nhau, tuy nhiên lối làm báo này không thành công.
- Những người làm báo nhận ra rằng sự đúng đắn và vô tý là hai đức tính tiêu biểu nhất nếu
báo chí muốn vững vàng.
- Số người biết đọc, biết viết tăng, nhu cầu đọc báo tăng;
- Giai đoạn báo chí 1 xu (1830 – 1860):
- Máy in được cải tiến;
- Những tờ báo 1 xu ra đời: tờ The New York Sun của Benjamin H. Day (1833), Morning Post
của Horace Greeley;
- Giai đoạn độc lập (1872 – 1890):
- Báo chí bắt đầu trở thành ngành kinh doanh lớn
- Nghề “làm báo vàng” phát triển với xu hướng đýa tin giật gân, vi phạm đời tý, tự do cá nhân,
- Sự cạnh tranh giữa:
+ Joseph Pulitzer (1847-1931): tờ The World - phê bình xã hội, không theo đảng phái nào;
+William Randolph Hearst (1863 – 1961): Morning Journal - tin tức tỉ mỉ, nóng hổi nhất, thời
sự gay cấn, đời tý những nhân vật tiếng tăm
- Giai đoạn đỉnh cao (1890 - 1920):
- 1/3 báo chí theo xu hướng “nghề làm báo vàng”
- Độc giả ngày càng nhiều, quảng cáo ngày càng tăng;
- Từ năm 1850 đến 1900: số lượng phát hành báo chí tăng lên gấp 20 lần (từ 758 ngàn bản đến
15,1 triệu bản);
- 1919: New York Daily News tung ra số báo lá cải (tabloid) đầu tiên
- Giai đoạn bão hòa (1920 – 1945):
- Ngành công nghệ báo chí vượt cả nguồn thu (từ bán báo và quảng cáo);
- Số lượng báo chí bão hòa;
- Báo chí bão hòa và hợp nhất (các tờ báo lớn mua lại các tờ báo nhỏ);
- Các tập đoàn báo chí và dây chuyển sản xuất báo chí ra đời;
- Ban đầu chủ sở hữu những tập đoàn báo chí mới là những doanh nhân chuyên mua, bán, khai
tử và hợp nhất những tờ báo ngày ở những thành phố trung bình để tối đa hóa lợi nhuận
- Doanh nghiệp thay thế dần nhà báo để điều hành các tờ báo và ngày càng thâm nhập sâu hõn
vào làng báo;
- Giai đoạn sau năm 1945 – nay:
- Mỹ là một cường quốc mạnh cả về báo in, báo nói, báo hình, báo trực tuyến, có đội ngũ làm
báo mạnh nhất thế giới, có kỹ thuật in ấn, thu phát hiện đại…
- Xu hướng tập trung trong báo chí ngày càng cao: các công ty báo chí gắn bó với các hãng
công nghiệp độc quyền, các ngân hàng, các công ty xuyên quốc gia…
Những đặc điểm của báo chí Mỹ hiện đại:
- Đa dạng (về hình thức tổ chức, nội dung, khán giả, khu vực…)
- Quan hệ chặt chẽ với kinh tế
- Báo in suy giảm; truyền thông đa phương tiện phát triển mạnh
Hình thức tổ chức:
- Truyền thông công (public)
- Do nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân tài trợ
- Không quảng cáo
- Phục vụ lợi ích công cộng
VD: kênh truyền hình – phát thanh của trường học, kênh phát cho thiếu nhi, kênh dành cho các
“nhóm thiểu số”…
Truyền thông thương mại:
- Quảng cáo là nguồn thu chính
- Mục tiêu: lợi nhuận
- Nội dung: tin tức địa phương và các chương trình có thể “bán” được
Các mô hình công ty truyền thông phổ biến tại Mỹ hiện nay:
- Báo in & tạp chí
- Phát thanh – Truyền hình công
- Phát thanh – Truyền hình thương mại
- Truyền hình cáp & vệ tinh
- Phát thanh vệ tinh
- Báo trực tuyến (Online)
- Phát thanh trực tuyến (Internet Radio)
Độc giả/khán giả đa dạng:
- Ngôn ngữ
- Lứa tuổi
- Thu nhập
- Văn hóa
Các công ty truyền thông lớn (Big Five):
- AOL Time Warner: bao gồm HBO, CNN, Turner Classic Movies, Cartoon Network,
Warner Brothers, AOL, Warner Records, TIME, hệ thống truyền hình cáp trải rộng trên
nhiều vùng;
- Disney Corporation: bao gồm Disney Studios, ABC Television, 10 đài truyền hình,
ESPN, Disney Channel, History Channel, Disneyland;
- Viacom: bao gồm CBS, 16 đài truyền hình khác, Paramount Studio;
- News Corp.: sở hữu Fox, Fox News Channel, hãng phim 20th Century Fox, hệ thống
truyền hình vệ tinh khắp thế giới; The Times, The Sun, Dow Jones;…
- General Electric: sở hữu NBC và 13 đài truyền hình của hãng này, MSBC, CNBC, kinh
doanh thiết bị điện, dịch vụ tài chính…
Kế đến, ta còn phải đề cập đến bản chất chính trị của khu vực Mỹ. Bản chất chính trị báo chí
khu vực Mỹ được thể hiện rõ nhất ở việc:
- Mỹ là một quốc gia đa đảng, có nhiều đảng phái và hệ thống truyền thông từng đảng,
cũng như có hệ thống truyền thông cho toàn lãnh thổ quốc gia đại diện cho chính phủ
- Báo chí tư nhân và đại diện cho tiếng nói của đảng phái
o Điều này được thể hiện và được hiểu là một cơ quan báo chí, một tập đoàn truyền
thông, một đơn vị có thiên hướng ủng hộ cho một ứng cử viên thuộc một đảng
phái nhất định.
- Do có 2 đảng chính lớn nhất là Dân chủ (Democratics) và Cộng hoà (Republicans), báo
chí của 2 đảng phái này có sự cạnh tranh nhau, một phần tạo ra nền báo chí đa chiều
nhưng cũng dễ khiến người xem lạc vào ma trận thông tin bị thao túng và điều khiển bởi
các đơn vị trên
2. Lịch sử hình thành và phát triển
1. Vox Media
Vox Media (tiền thân là SportsBlogs Inc) khởi điểm là một công ty truyền thông kỹ thuật số có
trụ sở tại Washington D.C và New York, Mỹ. Công ty này khởi điểm từ một trang web về thể
thao đúng như tên gọi, phát triển thành một công ty truyền thông số với các văn phòng đại diện
tại khắp Mỹ và 1 văn phòng quốc tế tại London, thủ đô nước Anh.
Mạng lưới hiện tại của Vox Media được Comscore – một đơn vị đo lường ảnh hưởng - xếp hạng
thứ 29 trong danh sách các tập đoàn truyền thông được tiếp cận nhiều nhất tại Mỹ.
Vox Media được thành lập và sát nhập theo mô hình “săn nhân tài” – công ty truyền thông này
thường xuyên thâu tóm về mạng lưới của mình những nhân tài cấp cao tại các trang tin mới nổi
để phát triển thành một hướng mới. Sau thể thao, giải trí số thì tin tức và báo chí là mảng mà
công ty truyền thông này muốn nhắm tới. Bộ 3 cây viết bình luận cho một trong những tạp chí
hàng đầu nước Mỹ gồm Ezra Klein, Melissa Bell và Matthew Yglesisas được phía công ty chú ý,
và cả 3 đảm nhiệm vị trí dẫn đầu mảng tin tức cho nhánh Vox – “website/trang tin tức” chuyên
về tin tức, thời sự, mọi thông tin đang diễn ra.
Hiện tại Vox Media đang được định giá công ty có giá trị 1 tỷ đô, với công ty viễn thông – truyền
hình Comcast và NBCUniversal (NBCUniversal là công ty con của Comcast) nắm giữ giá trị cổ
đông lớn.
2. Vox
Vox được ra mắt vào ngày 6/4/2014. Trang web lúc bấy giờ được tờ Thời báo New York (New
York Times) bấy giờ so sánh, gọi tên như “một sản phẩm của công ty công nghệ cố làm truyền
thông”. Từ phía quan điểm của chủ biên đương thời – Erza Klein -, anh muốn thành lập, xây
dựng một nền tảng tin tức, đem đến ngữ cảnh (context) và cải thiện công nghệ tin tức, cải thiện
bản chất của đưa tin, của báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng, khiến cho báo chí
thêm phần dễ hiểu, sâu sắc và đa chiều.
Vox đưa tin tức cho người đọc bằng cách cung cấp những thông tin nền tảng, mang tính ngữ cảnh
để giải thích tin tức cho người đọc – điều mà những cơ quan thông tấn, những trang tin và những
bản tin thông thường không thể làm được. Những phần nội dung bổ sung vào bài được tô đậm
màu vàng, giúp người đọc từ một trang đọc thêm về các chú thích được nhà báo, cây viết bổ
sung nhằm làm sáng tỏ bài viết.
Vox sử dụng chính công nghệ quản trị nội dung Chorus và mạng lưới quảng cáo Concert do
chính công ty mẹ phát triển để vận hành trang web. Đồng thời, Vox còn tham gia vào quá trình
sản xuất các sản phẩm sáng tạo thông qua các nhánh như Media Studio của công ty, nhánh sản
xuất chương trình chuyên biệt cho nội dung số - Vox Entertainment, và Vox Creative – đơn vị
sáng tạo của Vox.
3. Giới thiệu về “báo chí giải thích” của Vox
Thể loại báo chí giải thích được định nghĩa là một thể loại báo chí cố gắng giải thích, trình bày
thông tin một cách dễ hiểu, dễ tiếp cận hơn với mọi người bằng việc cung cấp những phần ngữ
cảnh, những câu chuyện bên lề, kết nối các diễn biến liên quan vào bài báo thay vì chỉ đưa tin
thông thường trên các bài báo. Thể loại báo chí giải thích, báo chí diễn giải này được xếp vào
một trong các thể loại được trao thưởng giải báo chí Pulitzer – giải thưởng công nhận thành tựu
báo chí lừng danh nhất tại Mỹ kể từ năm 1988, tuy nhiên chưa có một tờ báo hay một trang tin
nào thành công hơn trong việc phát triển mạnh mẽ thể loại này như Vox. Vox đẩy mạnh dạng
thức này dưới cả dạng bài viết tương tác trên web và thông qua các video của hệ thống – hiện
đang có 8,92 triệu người theo dõi và 2,2 tỷ lượt xem tổng cộng.
II. Giới thiệu về sản phẩm báo chí:
Sản phẩm báo chí được sử dụng để phân tích là bài/video “How coronavirus charts can mislead
us” – “Những bảng thống kê số liệu về virus corona có thể khiến chúng ta hiểu nhầm như nào”.
Đường dẫn về bài viết: https://www.vox.com/videos/2020/4/28/21238769/coronavirus-covid19-
chart-data-misleading
Video được đính kèm trong bài viết cũng được chia sẻ lên YouTube, tại:
https://www.youtube.com/watch?v=O-3Mlj3MQ_Q
Đây là một sản phẩm của Joss Fong – một nhà báo đã tốt nghiệp ngành Báo chí Khoa học – Sức
khoẻ - Môi trường tại đại học New York, hiện đang đảm nhiệm vị trí Biên tập nội dung Cấp cao
– vị trí trực tiếp sản xuất, viết bài và sản xuất các sản phẩm truyền thông tại Vox.
Chủ đề của sản phẩm báo chí trong video giải thích rõ hơn về một biểu đồ thể hiện xu hướng gia
tăng các ca nhiễm COVID-19 trên thế giới, và biểu đồ này được chia sẻ rất nhiều trên mạng,
khiến nhiều người hiểu sai về tốc độ lây lan, hiểu sai về ảnh hưởng của dịch COVID-19 tại nhiều
nơi trên thế giới.
Tuy vậy, chi tiết và thông số được thể hiện và minh hoạ qua bảng biểu này được thiết kế có chủ
đích, nằm bẻ cong “bản chất tường thuật” (narrative) của con số ca nhiễm theo từng nước. Cụ
thể, sản phẩm truyền thông đi sâu vào giải thích và làm rõ 4 vấn đề mà bảng biểu này không làm
rõ cho những người nhìn qua lần đầu.
Một là: con số trong hình, con số được thể hiện chỉ phản ánh số ca nhiễm COVID-19 “đã được
xác nhận với cơ quan chức năng”, chứ không phản ánh số ca thực nhiễm COVID-19.
Cụ thể hơn, con số trên biểu bảng thể hiện rằng:
- Chính phủ của quốc gia đó kiểm tra dịch tễ và xét nghiệm nhiều đến đâu
- Thể hiện mức độ bùng phát của dịch là yếu tố ít quan trọng hơn
Tác giả lấy ví dụ của Hàn Quốc và Nhật Bản – vào giai đoạn đầu dịch, Hàn Quốc nhiều hơn hẳn
Nhật Bản về mức độ tăng nhanh, khiến nhiều người tưởng nhầm tình hình dịch ở Nhật Bản an
toàn hơn. Tuy nhiên, thực tế tại chính phủ Hàn Quốc chỉ sẵn sàng xét nghiệm nhanh hơn, còn về
thời gian sau thì Nhật Bản có diễn biến tăng dần đều về số ca trong khi Hàn Quốc đã giảm tốc độ
lây nhiễm dịch.
Hơn vậy, các nước kém phát triển và không có bộ thử sẽ chỉ có con số thể hiện thấp trên biểu
bảng – con số này không phản ánh đúng công suất và khả năng xét nghiệm nhanh của quốc gia
đó, dẫn đến hiểu sai về tình hình dịch tại các nước đang phát triển.
Hai là, bảng biểu này đang được thể hiện theo hàm logarit (mũ 10), chứ không phải biểu đồ số
giá trị bằng nhau theo trục tung. Nếu với biểu đồ thông thường (trái), mỗi đoạn bằng nhau sẽ
phản ánh số liệu bằng nhau thì với hàm số đồ thị logarit, khoảng cách phía trên đại diện cho
khoảng giá trị gấp 10 lần hàm trước – đồng nghĩa 1 ô vuông ở cột trên sẽ thể hiện giá trị lớn hơn
đáng kể so với hàng dưới.
Ngoài ra, việc sử dụng biểu đồ hàm log còn khiến người dân thông thường hiểu nhầm về một số
thông tin, về tình hình dịch, do sự khác nhau về hệ quy chiếu. Nếu sử dụng một hàm số trục tung
với giá trị tỉ lệ khoảng cách – con số bằng nhau, ta có thể thấy rõ xu hướng bùng phát ca dịch tại
Mỹ tăng một cách kinh ngạc, thể hiện số ca nhiễm tăng chóng mặt qua từng ngày của Mỹ - tuy
nhiên khi sử dụng hàm logarit ở trục tung, hiệu ứng này được giảm thiểu và khiến người nhìn
tưởng rằng tình hình dịch tại Mỹ chỉ tương đương tại các nước khác cũng bị ảnh hưởng dịch.
Việc sử dụng hàm logarit còn khiến công chúng hiểu nhầm về việc một số chính phủ đã thực
hiện việc giãn đỉnh bùng dịch (flattening the curve), trong khi sự thật là tình hình dịch leo thang
căng thẳng.
Với các biểu đồ hàm log như này, câu chuyện và cách đưa thông tin đến truyền thông hoàn toàn
có thể bị thao túng bởi các cơ quan, các chuyên gia không đủ thẩm quyền và ảnh hưởng lớn đến
công tác phòng chống dịch – và thực tế là Mỹ đã gặp phải tình trạng này. Các biểu đồ như này
khiến nhiều người lạc quan quá về độ nguy hiểm của dịch COVID-19.
Ba là, tỉ lệ dân cư của biểu đồ không nên tính nhất quán theo công thức số ca nhiễm/triệu dân.
Những nước có tỉ lệ dân số cao như Trung Quốc hay Mỹ khi tính theo đầu người và chia tỉ lệ dân
cư quốc gia sẽ dễ tạo cảm giác sai về dịch, trong khi những nước nhỏ hoặc các vùng đang bùng
nổ lây nhiễm dịch có thể bị hiểu sai. Trong trường hợp này, các nước nhỏ có thiên hướng bị đẩy
cao lên – cho thấy những nước đó có vẻ bị ảnh hưởng dịch lớn hơn, trong khi thực tế là dịch lây
lan không hề chịu tác động của tỉ lệ dân số đông hay thấp, mà phụ thuộc vào chính sách giãn
cách và ý thức cá nhân.
Và cuối cùng, trục hoành của biểu đồ không xuất phát cùng một ngày với tất cả các giá trị -
chúng chỉ tính từ thời điểm một quốc gia xác nhận có dịch và đạt 100 ca nhiễm COVID-19 ngoài
cộng đồng trở lên. Nếu biểu đồ được sử dụng theo trục thời gian thực, cập nhật diễn biến theo
ngày, ta có thể nhận ra các dấu hiệu cảnh báo sớm hơn và các chính phủ có thể hiểu rõ tình hình
dịch để phản ứng.
2. Phân tích sản phẩm:
Sản phẩm báo chí của Vox kết hợp cả dạng thức báo chí dữ liệu và báo chí giải thích vào trong
một video có độ dài chưa đến 5 phút, kích thích người xem qua tiêu đề khá “giật tít”, và hơn cả
là sử dụng hình ảnh minh hoạ bằng hiệu ứng, sơ đồ trực quan.
Vox vốn được biết đến là đơn vị đầu tư mạnh về video và hiệu ứng rất cao, nên chất lượng sản
phẩm video đem đến nhiều thông tin cho người xem, giúp hiểu rõ những khái niệm bị truyền
thông đại chúng cố tình giấu hoặc thao túng theo cách các đơn vị đó muốn truyền đạt.
Chủ đề dịch COVID-19 tại thời điểm video đăng tải là hết sức nóng, khi mà Mỹ nói chung và
các nước khác vẫn đang phải trải qua giãn cách xã hội dài ngày. Chính những sửa chữa, phân tích
và làm rõ các “thủ thuật” mà một số đơn vị truyền thông sử dụng giúp những người theo dõi sản
phẩm có kiến thức để hiểu rõ hơn về bản chất thông số được đưa ra.
Điểm tốt của sản phẩm:
- Phân tích chuyên sâu, dễ hiểu
- Truyền đạt các khái niệm khó hiểu một cách gần gũi, đối tượng lứa tuổi nào cũng có thể
theo dõi và hiểu kiến thức được đề cập
- Nắm bắt kịp xu hướng truyền thông
- Đồ hoạ ấn tượng
- Góc nhìn, phân tích sắc bén
- Ví dụ minh hoạ trên cùng một dạng biểu đồ, khiến người xem thích thú
- Thông số, nguồn tin rõ ràng
Điểm hạn chế của sản phẩm:
- Chỉ sử dụng một mảng màu chung, có thể gây buồn ngủ
- Video có tiết tấu hơi chậm
3. Sự mới lạ trong tư duy sản xuất video của Vox
- Vox đẩy mạnh mảng sản xuất video, dám công khai chỉ trích các đơn vị truyền thông đối
thủ hoặc các đơn vị làm sai vấn đề
- Chỉ rõ những ảnh hưởng xấu mà số liệu và cách trình bày có thể gây nên
- Sử dụng hiệu ứng hoạt hoạ thông qua dựng video để đẩy mạnh hướng phát triển thông tin
cho mọi lứa tuổi
- Đưa video trong một chuỗi sự kiện, dẫn vào các sự kiện khác cùng nhóm chủ đề
4. Bài học rút ra cho báo chí hiện đại Việt Nam:
- Nên đẩy mạnh báo chí giải thích – báo chí cho những câu chuyện toàn cảnh cần giải thích
của chuyên gia
- Nên phát triển báo chí đồ hoạ, truyền thông đa phương tiện
- Khi sử dụng thông số thống kê nên làm biểu bảng dễ hiểu, phản ánh đúng câu chuyện qua
con số
1.
| 1/22

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LỊCH SỬ BÁO CHÍ
Lớp: Báo mạng Điện tử CLC K38
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Thanh Tịnh
Sinh viên: - Mã sinh viên: HÀ NỘI Mục lục:
I. Giới thiệu về Vox Media
1. Bản chất địa - chính trị báo chí khu vực
2. Lịch sử hình thành và phát triển
3. Giới thiệu về “báo chí giải thích” của Vox
II. Giới thiệu về sản phẩm báo chí:
1. Tóm tắt, dịch lược ý chính
2. Phân tích sản phẩm báo chí
3. Sự mới lạ trong tư duy sản xuất video của Vox
4. Bài học rút ra được, Việt Nam áp dụng gì vào trong báo chí
Phụ lục: Tài liệu tham khảo Lời nói đầu
Kể từ khi ra mắt vào thế kỷ 17, báo chí đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ, lớn lao lên cuộc sống của
nhân loại. Đồng hành cùng chặng đường phát triển, tiến bộ của nhân loại, báo chí đóng vai trò
như công cụ phản ánh xã hội đương thời, là một dấu tích không thể chối bỏ của lịch sử thế giới.
Nền tảng của truyền thông đa phương tiện, của báo chí, của thông tin ngày nay dựa vào những
viên gạch nền móng, về một hệ thống thông tin bài bản được xây dựng qua hàng trăm năm của
những cá nhân, những con người, những thế hệ nhà báo từ vô danh đến lừng lẫy. Tất cả những
giá trị này được phản ánh thông qua môn học Lịch sử báo chí, và bài tiểu luận cuối môn này là
điều kiện tuyệt vời để sinh viên có thể hiểu rõ hơn về báo chí toàn cảnh, về sự vận động qua
dòng thời gian của một cơ quan báo chí quốc tế. Khi dung nạp, tiếp thu được kiến thức của cả
nền báo chí nước nhà và báo chí thế giới, ta mới hiểu thấu hơn về báo chí toàn cảnh - báo chí hội nhập, xu thế cần có.
Tiểu luận sau đây phục vụ bài cuối môn Lịch sử báo chí do giảng viên Phạm Thị Thanh Tịnh
giảng dạy, và em chân thành cảm ơn cô vì đã giúp đỡ em trong suốt thời gian dự giảng các tiết
học của học phần để có thể hoàn thiện sản phẩm cuối môn dưới đây. Nếu có sai sót, vướng mắc,
em rất mong nhận được phản hồi và ý kiến của cô.
PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ CƠ QUAN BÁO CHÍ
Đơn vị tìm hiểu: Trang tin tức/báo chí Vox, trực thuộc Tập đoàn truyền thông Vox Media (Mỹ)
Bộ nhận diện thương hiệu, logo của Vox
Bộ nhận diện thương hiệu, logo mới của Vox Media
1. Thực tế địa chính trị khu vực
Trước khi tìm hiểu về tập đoàn truyền thông Vox Media, ta cần hiểu rõ về bản chất báo chí khu
vực - cụ thể là châu Mỹ.
Dưới đây là tổng quan về tình hình báo chí khu vực này:
- Châu lục kéo dài ở bán cầu Bắc & Nam, giữa Thái Bình Dương & Đại Tây Dương
- Gồm hơn 900 triệu dân với 35 quốc gia độc lập
- Dân cư lớn đến từ nhập cư; còn lại là dân cư bản địa (người Anh-điêng, Eskimo, Aleut) và người gốc Latin (da màu)
- Là vùng đất của người nhập cư, có sự pha trộn văn hoá rất lớn
- Có sự phát triển văn hoá và phát triển báo chí tương đồng với sự phát triển báo chí tại châu Âu
Khu vực châu Mỹ được đánh xanh đậm, bên trái bản đồ
Phần dưới đây sẽ đi riêng vào sự phát triển của báo chí tại riêng Mỹ - quốc gia rộng lớn và có
dân số lớn nhất châu lục này.
Các giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn thuộc địa (1690 – 1765), với 2 tờ báo nổi bật là
- 1704: Boston News Letter - (John Campbell)
- 1734: The New York Weekly Journal – (Anna Zenger)
- Sau đó các tờ báo khác lần lượt xuất hiện, nội dung đăng tải các thông tin thời sự, nghị luận, thi
ca, giải trí, bước đầu có nội dung phê bình để tạo dý luận mạnh mẽ.
- Giai đoạn cách mạng (1765 – 1783):
- Luật thuế tem làm tăng sự chống đối Anh ở Mỹ lên cực độ;
- Các cuộc tranh luận đòi đấu tranh giành độc lập nổ ra trên các báo -> ý tưởng đấu tranh giành
độc lập đang nhen nhúm trong nhiều người được bộc lộ trên báo và phổ biến rộng rãi
- Giai đoạn đảng phái (1783 – 1830):
- Nhà nước non trẻ mới thành lập;
- Cuộc tranh luận giữa hai phe Liên bang và Cộng hòa diễn ra sôi nổi trên báo chí về vấn đề
quyền của liên bang và tiểu bang.
- Báo chí 2 phe công kích nhau, tuy nhiên lối làm báo này không thành công.
- Những người làm báo nhận ra rằng sự đúng đắn và vô tý là hai đức tính tiêu biểu nhất nếu báo chí muốn vững vàng.
- Số người biết đọc, biết viết tăng, nhu cầu đọc báo tăng;
- Giai đoạn báo chí 1 xu (1830 – 1860):
- Máy in được cải tiến;
- Những tờ báo 1 xu ra đời: tờ The New York Sun của Benjamin H. Day (1833), Morning Post của Horace Greeley;
- Giai đoạn độc lập (1872 – 1890):
- Báo chí bắt đầu trở thành ngành kinh doanh lớn
- Nghề “làm báo vàng” phát triển với xu hướng đýa tin giật gân, vi phạm đời tý, tự do cá nhân, … - Sự cạnh tranh giữa:
+ Joseph Pulitzer (1847-1931): tờ The World - phê bình xã hội, không theo đảng phái nào;
+William Randolph Hearst (1863 – 1961): Morning Journal - tin tức tỉ mỉ, nóng hổi nhất, thời
sự gay cấn, đời tý những nhân vật tiếng tăm
- Giai đoạn đỉnh cao (1890 - 1920):
- 1/3 báo chí theo xu hướng “nghề làm báo vàng”
- Độc giả ngày càng nhiều, quảng cáo ngày càng tăng;
- Từ năm 1850 đến 1900: số lượng phát hành báo chí tăng lên gấp 20 lần (từ 758 ngàn bản đến 15,1 triệu bản);
- 1919: New York Daily News tung ra số báo lá cải (tabloid) đầu tiên
- Giai đoạn bão hòa (1920 – 1945):
- Ngành công nghệ báo chí vượt cả nguồn thu (từ bán báo và quảng cáo);
- Số lượng báo chí bão hòa;
- Báo chí bão hòa và hợp nhất (các tờ báo lớn mua lại các tờ báo nhỏ);
- Các tập đoàn báo chí và dây chuyển sản xuất báo chí ra đời;
- Ban đầu chủ sở hữu những tập đoàn báo chí mới là những doanh nhân chuyên mua, bán, khai
tử và hợp nhất những tờ báo ngày ở những thành phố trung bình để tối đa hóa lợi nhuận
- Doanh nghiệp thay thế dần nhà báo để điều hành các tờ báo và ngày càng thâm nhập sâu hõn vào làng báo;
- Giai đoạn sau năm 1945 – nay:
- Mỹ là một cường quốc mạnh cả về báo in, báo nói, báo hình, báo trực tuyến, có đội ngũ làm
báo mạnh nhất thế giới, có kỹ thuật in ấn, thu phát hiện đại…
- Xu hướng tập trung trong báo chí ngày càng cao: các công ty báo chí gắn bó với các hãng
công nghiệp độc quyền, các ngân hàng, các công ty xuyên quốc gia…
Những đặc điểm của báo chí Mỹ hiện đại: -
Đa dạng (về hình thức tổ chức, nội dung, khán giả, khu vực…) -
Quan hệ chặt chẽ với kinh tế -
Báo in suy giảm; truyền thông đa phương tiện phát triển mạnh
Hình thức tổ chức: - Truyền thông công (public) -
Do nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân tài trợ - Không quảng cáo -
Phục vụ lợi ích công cộng
VD: kênh truyền hình – phát thanh của trường học, kênh phát cho thiếu nhi, kênh dành cho các “nhóm thiểu số”…
Truyền thông thương mại: -
Quảng cáo là nguồn thu chính - Mục tiêu: lợi nhuận -
Nội dung: tin tức địa phương và các chương trình có thể “bán” được
Các mô hình công ty truyền thông phổ biến tại Mỹ hiện nay: - Báo in & tạp chí -
Phát thanh – Truyền hình công -
Phát thanh – Truyền hình thương mại -
Truyền hình cáp & vệ tinh - Phát thanh vệ tinh - Báo trực tuyến (Online) -
Phát thanh trực tuyến (Internet Radio)
Độc giả/khán giả đa dạng: - Ngôn ngữ - Lứa tuổi - Thu nhập - Văn hóa
Các công ty truyền thông lớn (Big Five): -
AOL Time Warner: bao gồm HBO, CNN, Turner Classic Movies, Cartoon Network,
Warner Brothers, AOL, Warner Records, TIME, hệ thống truyền hình cáp trải rộng trên nhiều vùng; -
Disney Corporation: bao gồm Disney Studios, ABC Television, 10 đài truyền hình,
ESPN, Disney Channel, History Channel, Disneyland; -
Viacom: bao gồm CBS, 16 đài truyền hình khác, Paramount Studio; -
News Corp.: sở hữu Fox, Fox News Channel, hãng phim 20th Century Fox, hệ thống
truyền hình vệ tinh khắp thế giới; The Times, The Sun, Dow Jones;… -
General Electric: sở hữu NBC và 13 đài truyền hình của hãng này, MSBC, CNBC, kinh
doanh thiết bị điện, dịch vụ tài chính…
Kế đến, ta còn phải đề cập đến bản chất chính trị của khu vực Mỹ. Bản chất chính trị báo chí
khu vực Mỹ được thể hiện rõ nhất ở việc: -
Mỹ là một quốc gia đa đảng, có nhiều đảng phái và hệ thống truyền thông từng đảng,
cũng như có hệ thống truyền thông cho toàn lãnh thổ quốc gia đại diện cho chính phủ -
Báo chí tư nhân và đại diện cho tiếng nói của đảng phái o
Điều này được thể hiện và được hiểu là một cơ quan báo chí, một tập đoàn truyền
thông, một đơn vị có thiên hướng ủng hộ cho một ứng cử viên thuộc một đảng phái nhất định. -
Do có 2 đảng chính lớn nhất là Dân chủ (Democratics) và Cộng hoà (Republicans), báo
chí của 2 đảng phái này có sự cạnh tranh nhau, một phần tạo ra nền báo chí đa chiều
nhưng cũng dễ khiến người xem lạc vào ma trận thông tin bị thao túng và điều khiển bởi các đơn vị trên
2. Lịch sử hình thành và phát triển 1. Vox Media
Vox Media (tiền thân là SportsBlogs Inc) khởi điểm là một công ty truyền thông kỹ thuật số có
trụ sở tại Washington D.C và New York, Mỹ. Công ty này khởi điểm từ một trang web về thể
thao đúng như tên gọi, phát triển thành một công ty truyền thông số với các văn phòng đại diện
tại khắp Mỹ và 1 văn phòng quốc tế tại London, thủ đô nước Anh.
Mạng lưới hiện tại của Vox Media được Comscore – một đơn vị đo lường ảnh hưởng - xếp hạng
thứ 29 trong danh sách các tập đoàn truyền thông được tiếp cận nhiều nhất tại Mỹ.
Vox Media được thành lập và sát nhập theo mô hình “săn nhân tài” – công ty truyền thông này
thường xuyên thâu tóm về mạng lưới của mình những nhân tài cấp cao tại các trang tin mới nổi
để phát triển thành một hướng mới. Sau thể thao, giải trí số thì tin tức và báo chí là mảng mà
công ty truyền thông này muốn nhắm tới. Bộ 3 cây viết bình luận cho một trong những tạp chí
hàng đầu nước Mỹ gồm Ezra Klein, Melissa Bell và Matthew Yglesisas được phía công ty chú ý,
và cả 3 đảm nhiệm vị trí dẫn đầu mảng tin tức cho nhánh Vox – “website/trang tin tức” chuyên
về tin tức, thời sự, mọi thông tin đang diễn ra.
Hiện tại Vox Media đang được định giá công ty có giá trị 1 tỷ đô, với công ty viễn thông – truyền
hình Comcast và NBCUniversal (NBCUniversal là công ty con của Comcast) nắm giữ giá trị cổ đông lớn. 2. Vox
Vox được ra mắt vào ngày 6/4/2014. Trang web lúc bấy giờ được tờ Thời báo New York (New
York Times) bấy giờ so sánh, gọi tên như “một sản phẩm của công ty công nghệ cố làm truyền
thông”. Từ phía quan điểm của chủ biên đương thời – Erza Klein -, anh muốn thành lập, xây
dựng một nền tảng tin tức, đem đến ngữ cảnh (context) và cải thiện công nghệ tin tức, cải thiện
bản chất của đưa tin, của báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng, khiến cho báo chí
thêm phần dễ hiểu, sâu sắc và đa chiều.
Vox đưa tin tức cho người đọc bằng cách cung cấp những thông tin nền tảng, mang tính ngữ cảnh
để giải thích tin tức cho người đọc – điều mà những cơ quan thông tấn, những trang tin và những
bản tin thông thường không thể làm được. Những phần nội dung bổ sung vào bài được tô đậm
màu vàng, giúp người đọc từ một trang đọc thêm về các chú thích được nhà báo, cây viết bổ
sung nhằm làm sáng tỏ bài viết.
Vox sử dụng chính công nghệ quản trị nội dung Chorus và mạng lưới quảng cáo Concert do
chính công ty mẹ phát triển để vận hành trang web. Đồng thời, Vox còn tham gia vào quá trình
sản xuất các sản phẩm sáng tạo thông qua các nhánh như Media Studio của công ty, nhánh sản
xuất chương trình chuyên biệt cho nội dung số - Vox Entertainment, và Vox Creative – đơn vị sáng tạo của Vox.
3. Giới thiệu về “báo chí giải thích” của Vox
Thể loại báo chí giải thích được định nghĩa là một thể loại báo chí cố gắng giải thích, trình bày
thông tin một cách dễ hiểu, dễ tiếp cận hơn với mọi người bằng việc cung cấp những phần ngữ
cảnh, những câu chuyện bên lề, kết nối các diễn biến liên quan vào bài báo thay vì chỉ đưa tin
thông thường trên các bài báo. Thể loại báo chí giải thích, báo chí diễn giải này được xếp vào
một trong các thể loại được trao thưởng giải báo chí Pulitzer – giải thưởng công nhận thành tựu
báo chí lừng danh nhất tại Mỹ kể từ năm 1988, tuy nhiên chưa có một tờ báo hay một trang tin
nào thành công hơn trong việc phát triển mạnh mẽ thể loại này như Vox. Vox đẩy mạnh dạng
thức này dưới cả dạng bài viết tương tác trên web và thông qua các video của hệ thống – hiện
đang có 8,92 triệu người theo dõi và 2,2 tỷ lượt xem tổng cộng.
II. Giới thiệu về sản phẩm báo chí:
Sản phẩm báo chí được sử dụng để phân tích là bài/video “How coronavirus charts can mislead
us” – “Những bảng thống kê số liệu về virus corona có thể khiến chúng ta hiểu nhầm như nào”.
Đường dẫn về bài viết: https://www.vox.com/videos/2020/4/28/21238769/coronavirus-covid19- chart-data-misleading
Video được đính kèm trong bài viết cũng được chia sẻ lên YouTube, tại:
https://www.youtube.com/watch?v=O-3Mlj3MQ_Q
Đây là một sản phẩm của Joss Fong – một nhà báo đã tốt nghiệp ngành Báo chí Khoa học – Sức
khoẻ - Môi trường tại đại học New York, hiện đang đảm nhiệm vị trí Biên tập nội dung Cấp cao
– vị trí trực tiếp sản xuất, viết bài và sản xuất các sản phẩm truyền thông tại Vox.
Chủ đề của sản phẩm báo chí trong video giải thích rõ hơn về một biểu đồ thể hiện xu hướng gia
tăng các ca nhiễm COVID-19 trên thế giới, và biểu đồ này được chia sẻ rất nhiều trên mạng,
khiến nhiều người hiểu sai về tốc độ lây lan, hiểu sai về ảnh hưởng của dịch COVID-19 tại nhiều nơi trên thế giới.
Tuy vậy, chi tiết và thông số được thể hiện và minh hoạ qua bảng biểu này được thiết kế có chủ
đích, nằm bẻ cong “bản chất tường thuật” (narrative) của con số ca nhiễm theo từng nước. Cụ
thể, sản phẩm truyền thông đi sâu vào giải thích và làm rõ 4 vấn đề mà bảng biểu này không làm
rõ cho những người nhìn qua lần đầu.
Một là: con số trong hình, con số được thể hiện chỉ phản ánh số ca nhiễm COVID-19 “đã được
xác nhận với cơ quan chức năng”, chứ không phản ánh số ca thực nhiễm COVID-19.
Cụ thể hơn, con số trên biểu bảng thể hiện rằng: -
Chính phủ của quốc gia đó kiểm tra dịch tễ và xét nghiệm nhiều đến đâu -
Thể hiện mức độ bùng phát của dịch là yếu tố ít quan trọng hơn
Tác giả lấy ví dụ của Hàn Quốc và Nhật Bản – vào giai đoạn đầu dịch, Hàn Quốc nhiều hơn hẳn
Nhật Bản về mức độ tăng nhanh, khiến nhiều người tưởng nhầm tình hình dịch ở Nhật Bản an
toàn hơn. Tuy nhiên, thực tế tại chính phủ Hàn Quốc chỉ sẵn sàng xét nghiệm nhanh hơn, còn về
thời gian sau thì Nhật Bản có diễn biến tăng dần đều về số ca trong khi Hàn Quốc đã giảm tốc độ lây nhiễm dịch.
Hơn vậy, các nước kém phát triển và không có bộ thử sẽ chỉ có con số thể hiện thấp trên biểu
bảng – con số này không phản ánh đúng công suất và khả năng xét nghiệm nhanh của quốc gia
đó, dẫn đến hiểu sai về tình hình dịch tại các nước đang phát triển.
Hai là, bảng biểu này đang được thể hiện theo hàm logarit (mũ 10), chứ không phải biểu đồ số
giá trị bằng nhau theo trục tung. Nếu với biểu đồ thông thường (trái), mỗi đoạn bằng nhau sẽ
phản ánh số liệu bằng nhau thì với hàm số đồ thị logarit, khoảng cách phía trên đại diện cho
khoảng giá trị gấp 10 lần hàm trước – đồng nghĩa 1 ô vuông ở cột trên sẽ thể hiện giá trị lớn hơn
đáng kể so với hàng dưới.
Ngoài ra, việc sử dụng biểu đồ hàm log còn khiến người dân thông thường hiểu nhầm về một số
thông tin, về tình hình dịch, do sự khác nhau về hệ quy chiếu. Nếu sử dụng một hàm số trục tung
với giá trị tỉ lệ khoảng cách – con số bằng nhau, ta có thể thấy rõ xu hướng bùng phát ca dịch tại
Mỹ tăng một cách kinh ngạc, thể hiện số ca nhiễm tăng chóng mặt qua từng ngày của Mỹ - tuy
nhiên khi sử dụng hàm logarit ở trục tung, hiệu ứng này được giảm thiểu và khiến người nhìn
tưởng rằng tình hình dịch tại Mỹ chỉ tương đương tại các nước khác cũng bị ảnh hưởng dịch.
Việc sử dụng hàm logarit còn khiến công chúng hiểu nhầm về việc một số chính phủ đã thực
hiện việc giãn đỉnh bùng dịch (flattening the curve), trong khi sự thật là tình hình dịch leo thang căng thẳng.
Với các biểu đồ hàm log như này, câu chuyện và cách đưa thông tin đến truyền thông hoàn toàn
có thể bị thao túng bởi các cơ quan, các chuyên gia không đủ thẩm quyền và ảnh hưởng lớn đến
công tác phòng chống dịch – và thực tế là Mỹ đã gặp phải tình trạng này. Các biểu đồ như này
khiến nhiều người lạc quan quá về độ nguy hiểm của dịch COVID-19.
Ba là, tỉ lệ dân cư của biểu đồ không nên tính nhất quán theo công thức số ca nhiễm/triệu dân.
Những nước có tỉ lệ dân số cao như Trung Quốc hay Mỹ khi tính theo đầu người và chia tỉ lệ dân
cư quốc gia sẽ dễ tạo cảm giác sai về dịch, trong khi những nước nhỏ hoặc các vùng đang bùng
nổ lây nhiễm dịch có thể bị hiểu sai. Trong trường hợp này, các nước nhỏ có thiên hướng bị đẩy
cao lên – cho thấy những nước đó có vẻ bị ảnh hưởng dịch lớn hơn, trong khi thực tế là dịch lây
lan không hề chịu tác động của tỉ lệ dân số đông hay thấp, mà phụ thuộc vào chính sách giãn cách và ý thức cá nhân.
Và cuối cùng, trục hoành của biểu đồ không xuất phát cùng một ngày với tất cả các giá trị -
chúng chỉ tính từ thời điểm một quốc gia xác nhận có dịch và đạt 100 ca nhiễm COVID-19 ngoài
cộng đồng trở lên. Nếu biểu đồ được sử dụng theo trục thời gian thực, cập nhật diễn biến theo
ngày, ta có thể nhận ra các dấu hiệu cảnh báo sớm hơn và các chính phủ có thể hiểu rõ tình hình dịch để phản ứng.
2. Phân tích sản phẩm:
Sản phẩm báo chí của Vox kết hợp cả dạng thức báo chí dữ liệu và báo chí giải thích vào trong
một video có độ dài chưa đến 5 phút, kích thích người xem qua tiêu đề khá “giật tít”, và hơn cả
là sử dụng hình ảnh minh hoạ bằng hiệu ứng, sơ đồ trực quan.
Vox vốn được biết đến là đơn vị đầu tư mạnh về video và hiệu ứng rất cao, nên chất lượng sản
phẩm video đem đến nhiều thông tin cho người xem, giúp hiểu rõ những khái niệm bị truyền
thông đại chúng cố tình giấu hoặc thao túng theo cách các đơn vị đó muốn truyền đạt.
Chủ đề dịch COVID-19 tại thời điểm video đăng tải là hết sức nóng, khi mà Mỹ nói chung và
các nước khác vẫn đang phải trải qua giãn cách xã hội dài ngày. Chính những sửa chữa, phân tích
và làm rõ các “thủ thuật” mà một số đơn vị truyền thông sử dụng giúp những người theo dõi sản
phẩm có kiến thức để hiểu rõ hơn về bản chất thông số được đưa ra.
Điểm tốt của sản phẩm: -
Phân tích chuyên sâu, dễ hiểu -
Truyền đạt các khái niệm khó hiểu một cách gần gũi, đối tượng lứa tuổi nào cũng có thể
theo dõi và hiểu kiến thức được đề cập -
Nắm bắt kịp xu hướng truyền thông - Đồ hoạ ấn tượng -
Góc nhìn, phân tích sắc bén -
Ví dụ minh hoạ trên cùng một dạng biểu đồ, khiến người xem thích thú -
Thông số, nguồn tin rõ ràng
Điểm hạn chế của sản phẩm: -
Chỉ sử dụng một mảng màu chung, có thể gây buồn ngủ -
Video có tiết tấu hơi chậm
3. Sự mới lạ trong tư duy sản xuất video của Vox -
Vox đẩy mạnh mảng sản xuất video, dám công khai chỉ trích các đơn vị truyền thông đối
thủ hoặc các đơn vị làm sai vấn đề -
Chỉ rõ những ảnh hưởng xấu mà số liệu và cách trình bày có thể gây nên -
Sử dụng hiệu ứng hoạt hoạ thông qua dựng video để đẩy mạnh hướng phát triển thông tin cho mọi lứa tuổi -
Đưa video trong một chuỗi sự kiện, dẫn vào các sự kiện khác cùng nhóm chủ đề
4. Bài học rút ra cho báo chí hiện đại Việt Nam: -
Nên đẩy mạnh báo chí giải thích – báo chí cho những câu chuyện toàn cảnh cần giải thích của chuyên gia -
Nên phát triển báo chí đồ hoạ, truyền thông đa phương tiện -
Khi sử dụng thông số thống kê nên làm biểu bảng dễ hiểu, phản ánh đúng câu chuyện qua con số 1.