tiểu luận kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế tuần hoàn và bài học cho Việt Nam

Tổ chức Ellen Macarthur đã xác định ba nguyên tắc chính của một nền kinh tế tuần hoàn đó là: (i) giảm và loại bỏ thải và ô nhiễm; (ii) kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm và nguyên vật liệu; (iii) tái tạo hệ thống tự nhiên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !

…..
…..
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Tên chủ đề
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Lớp tín chỉ
:
ECO2002_48K2
0
:
Trần Thị Thúy Ngọc
Giảng viên hướng dẫn
:
Thị Lệ Quyên
Sinh viên TH
lOMoARcPSD| 47206071
1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN
1. Lịch sử phát triển kinh tế tuần hoàn:
Kinh tế tuần hoàn không còn một khái niệm mới, khái niệm Kinh tế tuần hoàn
đã xuất hiện trong nông nghiệp vào thế kỉ 18. Boulding (1966) so sánh trái đất như đại
trụ trong không gian và đưa ra kết luận một hệ thống kinh tế tuần hoàn là bắt buộc để duy
trì sự tồn tại bền vững của con người trên Trái đất [8]. Tuy nhiên, được biết đến nhiều nhất
là báo cáo của Stahel và Ready (1976), trong lĩnh vực chế tạo ô tô xây dựng với ý tưởng
cốt lõi là việc kéo dài vòng đời của sản phẩm sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và sức lao động
của ngành này[9]. Từ đó, họ lập luận rằng, một nền kinh tế về vòng sản phẩm hoàn toàn
khép kín, ưu tiên tái sử dụng, ưu tiên sửa chữa và tái sản xuất hàng hóa hơn sản xuất hàng
hóa mới sẽ có tác động tích cực trong tạo việc làm, cạnh tranh kinh tế, tiết kiệm tài nguyên
môi trường. Đây là một quan điểm mới mang tính đột phá ở thời điểm đó. Những năm sau,
khái niệm Kinh tế tuần hoàn tiếp tục được trải qua nhiều bước thay đổi để phát triển toàn
diện nhiều hơn. Tới gần đây, đã có114 cách hiểu về KTTH được đưa ra.
Khái niệm Kinh tế tuần hoàn được sử dụng chính thức đầu tiên bởi Pearce
Turner (1990)[1] trong cuốn sách "Kinh tế Tài nguyên Môi trường"[1] Pearce, D.W. and
R.K. Turner (1990), Economics of Natural Resources and the Environment, Hemel
Hempstead: Harvester Wheatsheaf. được dùng để chỉ hình kinh tế mới dựa trên
nguyên bản “mọi thứ đều đầu vào đối với thứ khác”, hoàn toàn không giống với
cách nhìn của nền kinh tế tuyến tính truyền thống. Hiện nay, khái niệm kinh tế tuần hoàn
của Ellen MacArthur Foundation, trình bày tại hội nghị Kinh tế toàn cầu năm 2012, được
nhiều tổ chức quốc tế thừa nhận: "Kinh tế tuần hoàn một hệ thống công nghiệp có tính
phục hồi và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động. Nó thay thế khái niệm kết
thúc vòng đời của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng
năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại và chất thải gây tổn hại tới việc tái sử
dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống
kỹ thuật các hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó". Hay nói một cách đơn
giản Kinh tế tuần hoàn biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu
lOMoARcPSD| 47206071
vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại bản thân của một doanh nghiệp. Kinh tế
tuần hoàn một phần góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên,
giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Sau đó, khái niệm này được phát triển, định nghĩa lại từ rất nhiều khía cạnh, tổ
chức khác nhau. Điển hình như Liên minh châu Âu định nghĩa “Kinh tế tuần hoàn nền
kinh tế giá trị sản phẩm,nguyên vật liệu, tài nguyên được duy trì lâu nhất thể đồng
thời giảm thiểu việc phátthải”. Rất nhiều khái niệm được đưa ra tuy nhiên, bản chất kinh
tế tuần hoàn được hiểu làmột hệ thống, trong đó các tài nguyên được tận dụng lại hoặc tái
sử dụng, các dòng phếliệu được biến thành đầu vào để tiếp tục sản xuất.
Từ góc độ nền kinh tế, "Kinh tế tuần hoàn thể được hiểu hình kinh tế trong
đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất
loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường". Sự tuần hoàn thể hiện trong tái sử dụng,
thông qua chia sẻ, sửa chữa, tân trang, tái chế, tái sản xuất… tạo lập các vòng lặp khép kín,
nhằm giảm thiểu nguyên liệu đầu vào, lượng phế thải, khí thải và độ ô nhiễm.
Tổ chức Ellen Macarthur đã xác định ba nguyên tắc chính của một nền kinh tế tuần
hoàn đó là: (i) giảm và loại bỏ thải và ô nhiễm; (ii) kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm
và nguyên vật liệu; (iii) tái tạo hệ thống tự nhiên. Như vậy quá trình vận hành của nền kinh
tế tuần hoàn sẽ không chất thải ra môi trường giải quyết được i toán xử mối quan
hệ giữa “Kinh tế” Môi trường”, vì thực hiện được hai nội dung, thứ nhất hạn chế tối đa
khai thác nguyên liệu thô từ môi trường tự nhiên và duy trì hệ sinh thái; thứ hai không còn
đưa chất thải ra môi trường gây ô nhiễm suy thoái môi trường, duy trì chất lượng môi
trường. Như vậy, kinh tế tuần hoàn không chỉ tuần hoàn vật liệu còn giảm thiểu
việc sử dụng các vật liệu khó tái chế. Hơn thế nữa, kinh tế tuần hoàn không phải xử
chất thải, ngược lại, kinh tế tuần hoàn coi chất thải tài nguyên bị đặt nhầm chỗ, hoặc bị
đánh giá chưa đúng giá trị.
lOMoARcPSD| 47206071
3
Hình 1 KT tuyến tính sang KT tuần hoàn
Với nền kinh tế truyền thống (Linear Economy - kinh tế tuyến tính), nguyên liệu thô được
khai thác từ môi trường tự nhiên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế kết thúc chu trình
kinh tế thải loại ra môi trường tự nhiên, dẫn đến gia tăng chất thải, cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Tiếp cận của thế giới hiện nay là chuyển
đổi sang hình kinh tế tuần hoàn (Circular Economy KTTH) dựa trên nguyên tài
nguyên thiên nhiên là nguyên liệu thô đưa vào hệ thống kinh tế, trải qua quá trình sản xuất
tiêu dùng, các nguyên vật liệu thừa chất thải được thu hồi quay trở lại đầu vào cho
hệ thống kinh tế dưới dạng chất thải là đầu vào của hệ thống kinh tế.
Cùng thời điểm đó, tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO)
năm2017 (Circular Economy, 2017) cho rằng KTTH một cách để tạo ra giá trị hướng
tớimục tiêu cao nhất sự thịnh vượng, nó hoạt động bằng cách kéo dài vòng đời sản
lOMoARcPSD| 47206071
phẩmthông qua việc cải tiến thiết kế và bảo dưỡng, chuyển chất thải từ cuối chuỗi cung
ứng trở lạiđiểm đầu… qua đó, sử dụng các tài nguyên hiệu quả hơn bằng cách sử dụng
nhiều lần chứkhông chỉ một lần”.[12] Ghosh (2020) cho rằng, kinh tế tuần hoàn một
cách tiếp cận cấp độ hệ thống để phát triển kinh tế một sự chuyển đổi hình
từ khái niệm truyền thống về mô hình kinh tế tuyến nh “chiết xuất - sản xuất tiêu thụ - xử
lý” sang một cấp độ cao hơn không lãng phí bằng cách bảo tồn tài nguyên thông qua
khái niệm thiết kế quy trình sản xuất và lựa chọn vật liệu cho vòng đời cao hơn, bảo tồn tất
cả các loại tài nguyên, thu hồi vật liệu, năng lượng trong tất cả các quá trình vào cuối vòng
đời cho một mục đích sử dụng cụ thể của sản phẩm sẽ vẫn phù hợp để được sử dụng
làm nguyên liệu đầu vào cho một quy trình sản xuất mới trong chuỗi giá trị với
chu trình nguyên liệu khép kín nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng
suất tài nguyên, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội, tạo cơ hội việc làm và mang
lại sự bền vững cho môi trường. Định nghĩa này nói về sự thay đổi hình, bảo tồn tài
nguyên sáng tạo, tất cả các loại tài nguyên, thiết kế lại quy trình, lựa chọn vật liệu, thu hồi
năng lượng và vật liệu, sử dụng chất thải của quy trình đầu tiên làm đầu vào cho quy trình
thứ hai, chu trình nguyên liệu khép kín, việc làm thế hệ, mô hình kinh doanh, hiệu quả tài
nguyên và môi trường bền vững.
Tổng kết các khái niệm khái niệm kinh tế tuần hoàn hiện đại, “The Circular Economy and
A new sustainability paradigm” của Geissdoerfer cộng sự đã đưa ra một cách nhìn cụ
thể về kinh tế tuần hoàn, đó là “một hệ thống mà trong đó tài nguyên đầu vào và chất thải,
phát thải, hao hụt năng lượng dược giảm thiểu thông qua việc làm chậm, làm hẹp và đóng
kín các vòng vận động của vật liệu và năng lượng. Điều này có thể đạt được thông qua các
thiết kế tính dàihạn, bảo dưỡng, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, làm mới tái
chế”.[13]
Như vậy, từ góc nhìn tổng thểhội, Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống kinh tế có
tính cải tạo và khôi phục, thông qua việc thay đổi cách mà hàng hóa, dịch vụ được thiết kế,
sản xuất tiêu dùng. Từ đó, kéo dài tuổi thọ của vật liệu, chuyển chất thải từ điểm cuối
của vòng sản xuất hay tiêu dùng trở lại điểm ban đầu, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới
lOMoARcPSD| 47206071
5
môi trường. Theo đó, Kinh tế tuần hoàn không một hình đồng nhất cho nền kinh tế
mà nó là nhiều mô hình khác nhau được xây dựng theo cùng một triết lý, đó là triết lý Tái
tạo (Regeneration) Khôi phục (Restoration). Kinh tế tuần hoàn ba nội hàm chủ yếu,
gồm:
Bảo tồn phát triển tài nguyên thiên nhiên thông qua việc kiểm soát,
nhằm sử dụng các tài nguyên tái tạo hệ thống tự nhiên, đặc biệt đẩy
mạnh sử dụng năng lượng tái tạo.
Tối ưu hóa lợi ích của tài nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm
vật liệu nhiềunhất có thể trong các chu trình kĩ thuật và sinh học.
Nâng cao hiệu suất chung của toàn hệ thống bằng cách tối thiểu hóa các
ngoại ứng tiêu cực, thông qua thiết kế chất thải, thiết kế ô nhiễm ngay từ
đầu của quá trình sản xuất.
Với ba nguyên tắc này, Kinh tế tuần hoàn phá vỡ được mối liên hệ thường thấy giữa
phát triển kinh tế và tác động tiêu cực tới môi trường, do không phải xử lý chất thải, ngược
lại coi chất thải là tài nguyên bị đặt nhầm chỗ hoặc bị đánh giá chưa đúng giá trị.
2. Một số vấn đề lý luận về kinh tế tuần hoàn:
Những ý tưởng đầu tiên về kinh tế tuần hoàn (Circular Economy- CE) được bắt đầu
hình thành từ những năm 1970 được đề cập trong giới học thuật vào những năm 1980.
Kinh tế tuần hoàn tập trung vào giai đoạn sử dụng các tài nguyên với hai mục tiêu chính
gồm quản các thành phần (tài sản, vốn), duy trì giá trị của chúng xây dựng một hệ
thống công nghiệp phục hồi xử chất thải như một nguồn tài nguyên (Ghosh, 2020).
Tăng trưởng kinh tế trong Kinh tế tuần hoàn được đo lường bằng sự gia tăng về chất lượng
và số lượng của tất cả các thành phần. Kinh tế tuần hoàn được xem là bền vững vì nó tách
rời việc tạo ra của cải (giá trị) từ việc tiêu thụ tài nguyên. Xét về ý tưởng, kinh tế tuần hoàn
không phải là khái niệm hoàn toàn mới, bởi dựa trên khái niệm, nguyên lý của các chu
trình sinh địa hóa hoặc chu trình vật chất - năng lượng trong hệ thống tự nhiên đưa vào hệ
thống kinh tế - hội để hướng dẫn các hoạt động kinh tế - hội của con người. Trong
lOMoARcPSD| 47206071
kinh tế tuần hoàn, các nguồn tài nguyên vật chất, các nguồn tài nguyên năng lượng và các
chất thải được sử dụng một cách toàn diện để đạt hiệu suất khai thác tốt nhất, sử dụng cao
nhất và phát thải thấp nhất. Kinh tế tuần hoàn thực tế đã được manh nha trong lý thuyết địa
lý kinh tế về tổ chức lãnh thổ công nghiệp, nông nghiệp với mô hình TPK (các tổ hợp sản
xuất lãnh thổ), APK (các tổ hợp nông - công nghiệp) với ý nghĩa là thiết kế các ngành sản
xuất trên lãnh thổ phù hợp với điều kiện địa lý và đầu ra của ngành này là đầu vào của các
ngành khác.Về thuật ngữ, các nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn cho rằng kinh tế tuần hoàn
khác hoàn toàn so với kinh tế tuyến tính. Nếu nkinh tế truyền thống được coi như quá
trình chuyển các tài nguyên thiên nhiên thành c sản phẩm tạo một lượng chất thải ra
môi trường. Việc tạo ra quá nhiều chất thải từ các mô hình kinh tế truyền thống là nguyên
nhân dẫn tới suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường, do:
Tách rời vốn tự nhiên ra khỏi môi trường (thông qua khai thác/thu hoạch không bền
vững).
Làm giảm giá trị của vốn tự nhiên gây ra bởi ô nhiễm từ chất thải.
Như vậy, kinh tế tuyến tính đã làm thay đổi hoàn toàn các chu trình sinh địa hóa trong tự
nhiên.
Các học giả kinh tế tuần hoàn cũng cho rằng trong nền kinh tế truyền thống, dòng
chảy vật chất và năng lượng là dòng chảy một chiều được hình thành bởi tích tụ ô nhiễm -
sản phẩm - tài nguyên thiên nhiên. Trong nền kinh tế này, nhu cầu của con người tăng lên
hạn, kéo theo cung các sản phẩm tăng thêm liên tục, do đó tiêu dùng tài nguyên và năng
lượng ngày càng nhiều hơn, đồng thời tăng số lượng chất thải và ô nhiễm bị tích lũy vào
môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến tiêu dùng. Nếu điều này tiếp tục xảy ra,
sẽ thiếu hụt số lượng tài nguyên ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Ngược
lại, kinh tế tuần hoàn là một nền kinh tế không ảnh hưởng lên i trường, hơn nữa nó khôi
phục bất kỳ thiệt hại nào trong quá trình khai thác tài nguyên, trong khi đảm bảo ít chất
thải được tạo ra trong quá trình sản xuất và trong suốt vòng đời của sản phẩm. Trong khi
kinh tế tuần hoàn ủng hộ dòng chảy vật chất đóng kín trong hệ thống kinh tế xã hội của con
người. Vật chất được tchức thành quá trình dòng chảy tuần hoàn của tài nguyên - sản
lOMoARcPSD| 47206071
7
phẩm - tài nguyên tái tạo để cho phép hệ thống kinh tế toàn diện (bao gồm sản xuất và tiêu
dùng) sử dụng ít tài nguyên hoặc tạo ra ít ô nhiễm môi trường. Kinh tế tuần hoàn cũng tạo
ra sự thay đổi mối quan hệ của hiệu quả sử dụng tài nguyênhiệu quả môi trường nhận
được từ phân tích dòng chảy vật chất thay thế (theo Murray và cộng sự, 2015). Do đó, phát
triển kinh tế tuần hoàn sẽ giúp nâng cao hiệu quả của sử dụng tài nguyên, trực tiếp thúc
đẩy bảo tồn năng lượng, bảo vệ môi trường giảm sự mâu thuẫn giữa phát triển con người
và môi trường. Nhìn chung, kinh tế tuần hoàn dựa vào 3 nguyên lý bản (hay còn gọi là
nguyên tắc 3R): giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế.
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN
HOÀN
Nền kinh tế tuần hoàn còn mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, giúp tiết kiệm
chi phí, giảm thiểu sự biến động giá rủi ro đến từ các nhà cung cấp, gia tăng tính đổi
mới sáng tạo bằng việc thay thế các sản phẩm. Trên thế giới, đã nhiều quốc gia đi tiên
phong về xây dựng nền kinh tế tuần hoàn và đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó
Thụy Điển và Hà Lan là hai điển hình
1. Kinh nghiệm của Thụy Điển:
Thụy Điển là một trong những quốc gia đi đầu trên thế giới về triển khai phát triển
nền kinh tế tuần hoàn, thông qua việc xử tái chế rác thải đã áp dụng chính sách tái
chế thống nhất trên toàn quốc. Từ giữa những năm 1990, Thụy Điển đã quản một cách
khá tuyệt đối và duy trì sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với giảm thải cacbon và bảo
vệ môi trường. Thụy Điển đã áp dụng nhiều giải pháp để giảm thải rác, gây ô nhiễm như:
Đánh thuế cao các loại thải, ưu đãi xanh, sử dụng năng lượng tái tạo từ thủy điện và nhiên
liệu sinh hoạt…
Kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế tuần hoàn với phát thải cacbon thấp của Thụy Điển
được bắt đầu từ việc thay đổi tư duy sản xuất tiêu dùng, xây dựng kế hoạch triển khai, tiến
đến áp dụng khoa học công nghệ vào các ngành sản xuất và xử lý rác thải với sự tham gia
của cả Nhà nước, doanh nghiệp (DN) và người dân. Cụ thể:
lOMoARcPSD| 47206071
Thống nhất về duy phát triển xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn trên phạm
vi cả nước, từ người dân, DN đến Chính phủ.
Đây là cách thức để phát triển bền vững. Theo đó, Thụy Điển thành lập một nhóm chuyên
gia về kinh tế tuần hoàn giúp Chính phủ điều phối hỗ trợ DN, người dân. Đồng thời,
đầu tư nghiên cứu đổi mới trong lĩnh vực tài nguyên và chất thải.
Xây dựng nền kinh tế dựa trên ngành công nghệ cao.
Nền kinh tế tuần hoàn: “Vì một ơng lai không rác thải” Thụy Điển được khởi xướng
từ những thập kỷ trước, bắt đầu bằng việc đổi mới sáng tạo một số DN, thúc đẩy ứng
dụng công nghệ sạch trong các DN, tạo ra các phương pháp tiếp cận theo hướng đổi mới,
sáng tạo.
Xây dựng các ngành kinh tế tuần hoàn:
- Đối với ngành Thực phẩm, Thụy Điển đã thiết lập một chiến lược quốc gia
đểthay đổi chuỗi cung ứng với nỗ lực tăng cường hợp c toàn Ngành. Trong ngành
Thực phẩm, các thùng giấy được chứng nhận của Hội đồng quản lý rừng để làm các
gói carton. Đặc biệt, từ cơ sở thực nghiệm hiện nay còn có công ty đóng gói thùng
carton đầu tiên ra mắt ống hút giấy trong khu vực.
- Đối với ngành Nhựa, Thụy Điển nỗ lực thắt chặt các chính sách quốc gia
vềsản xuất sử dụng đồ nhựa với 53% vật liệu nhựa tiêu dùng trong đời sống
hội được tái chế. Tuy nhiên, phần lớn là thiêu hủy nhựa, chỉ có 15% giá trị ban đầu
của nó được giữ lại.
- Ngành Chế tạo hiện đang tạo ra khoảng 20% GDP, đóng góp khoảng 77%
tổngkim ngạch xuất khẩu cho Thụy Điển. Các công ty chế tạo tại Thụy Điển đã áp
dụng công nghệ mới để từng bước xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, hạn chế những
tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sản xuất.
- Ngành Xây dựng tạo ra nhiều chất thải, đặc biệt gây ra hiện tượng bụi
mịntrong không khí, song đến nay mới chỉ 50% được tái chế tại Thụy Điển. Quốc
gia này đang nỗ lực nâng cao tỷ lệ tái chế đối với ngành này lên đến 70% vào năm
2020 với nhiều sáng chế được áp dụng.
lOMoARcPSD| 47206071
9
Tái chế rác thải thành điện năng: Tại Thụy Điển, 99% tổng lượng rác thải sinh hoạt
được tái chế. Thụy Điển tiến tới một nền kinh tế không rác thải. Để làm được điều
này, Thụy Điển đã áp dụng các giải pháp như: Quy định chặt chẽ về địa điểm tái chế
rác thải; Xe chở rác chạy bằng năng lượng tái chế hoặc khí sinh hoạt; Phân loại rác
theo màu túi đựng rác để tiết kiệm thời gian với sự tham gia của các DN, nhất các
DN trong ngành may mặc, thực phẩm; Biến rác thải thành điện năng…
2. Kinh nghiệm của Hà Lan:
Tại Hà Lan, khi nhu cầu về nguyên liệu thô của nước này đang tăng lên và nguồn
cung lại phụ thuộc vào các nước khác, Chính phủ đã xác định việc phát triển kinh tế tuần
hoàn yêu cầu thiết yếu của quốc gia này. Theo đó, Lan tiến nh phát triển chương
trình hậu thuẫn cho nền kinh tế tuần hoàn nhằm mục tiêu đảm bảo cuộc sống và điều kiện
làm việc lành mạnh, an toàn, ít gây hại cho môi trường. Chương trình này sự tham gia
của nhiều bộ, ngành liên quan, bao gồm tất cả các chương trình nhằm xử nguyên liệu
thô hiệu quả hơn: từ nguồn rác thải đến tài nguyên, các chương trình phát triển xanh và nền
kinh tế trên cơ sở sinh học.
Năm 2013, Chính phủ Lan đã triển khai một loạt chương trình và dự án nhằm biến nước
này trở thành “trung tâm tuần hoàn” của châu Âu. Đặc biệt, chương trình “Kinh tế tuần
hoàn tại Hà Lan vào năm 2050” đưa ra tầm nhìn, định hướng lộ trình và mục tiêu cụ thể.
Theo đó, 5 lĩnh vực ưu tiên là: Nhiên liệu sinh khối và thực phẩm, nhựa, chế tạo (tập trung
vào vật liệu kim loại và các hóa chất độc hại), xây dựng (tập trung vào tái chế vật liệu xây
dựng và phát triển thị trường vật liệu tái chế) và tiêu dùng.
Kinh tế tuần hoàn tại Hà Lan được gắn với góc nhìn của các doanh nghiệp, đề cao đổi mới
trong sử dụng vật liệu, thay đổi các hình kinh doanh, xuất phát từ chính lợi ích những
sáng kiến của doanh nghiệp. Theo đó, từ m 2008, Bộ Kinh tế Hà Lan đã các chính
sách thúc đẩy hình thành các thị trường cho tuần hoàn vật liệu, tiêu biểu như quy định về
tiêu dùng công đối với các sản phẩm tái chế dịch vụ tuần hoàn. Việc chuyển đổi sang
nền kinh tế tuần hoàn không chỉ mang lại hội kinh tế còn thúc đẩy phát triển khoa
học, cắt giảm khí thải CO2, đảm bảo sức khỏe an toàn. Đó do Chính phủ Lan
lOMoARcPSD| 47206071
thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích đầu vào các doanh nghiệp đang hướng tới
một nền kinh tế tuần hoàn. Cụ thể, Lan sẽ thực hiện cải cách pháp luật, ưu đãi thị trường
trí tuệ, hỗ trợ tài chính, nâng cao tri thức, thúc đẩy hợp tác quốc tế. Riêng với Hà Lan,
hình kinh tế này mang lại lợi ích hài hòa về mặt kinh tế môi trường khi tạo ra hơn
50.000 việc làm, giảm 10% chất thải ra môi trường, tiết kiệm 20% nước sử dụng trong
ngành công nghiệp, giảm 25% nhập khẩu c nguồn bản tạo ra 7 tỷ Euro cho nền
kinh tế quốc gia. Ngoài ra, Chính phủ nước này cũng cam kết sẽ thực hiện cải cách pháp
luật, ưu đãi thị trường trí tuệ, hỗ trợ tài chính, nâng cao tri thức nhằm thúc đẩy hợp tác quốc
tế, hướng đến phát triển bền vững. Trong tiến trình biến chuyển, Chính phủ đã lựa chọn 5
ngành kinh tế và chuỗi giá trị đầu tiên sẽ được chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. 5 ưu
tiên này rất quan trọng đối với nền kinh tế Lan ảnh hưởng lớn đến môi trường,
bao gồm khí sinh học thực phẩm, nhựa, ngành công nghiệp sản xuất, ngành xây dựng
và hàng tiêu dùng.
3. Kinh nghiệm của Đức:
Đức một trong những quốc gia đi tiên phong trong việc thực hiện hình kinh
tế tuần hoàn (Ogunmakinde, 2019) và là một trong những nước châu Au đầu tiên xây dựng
chiến lược chính trị toàn diện về hiệu quả sử dụng tài nguyên. Bắt đầu triển khai từ năm
1996 với việc áp dụng Đạo luật về quản lý chất thải và chu trình khép kín, Đức là quốc gia
khởi đầu khá sớm trên con đường phát triển hướng tới kinh tế tuần hoàn. Trong suốt hai
thập ky vừa qua, Đức đã phát triến chiến lược năng lượng, ngành môi trường hết sức
tham vọng ở cấp quốc gia và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này ơ cấp độ châu Âu.
Chiến lược quốc gia về phát triển bền vững được áp dụng vào năm 2002 đà đưa ra những
nguyên tắc hướng dần cho Chính sách quốc gia trong tất cả các ngành và lĩnh vực. Mặc
chính phủ Đức đã nhiều sự thay đổi nhưng chiến lược này vẫn được áp dụng trơ
thành cơ sở cho việc thiết lập và thực hiện mục tiêu phát triển.
Ở cấp độ quốc gia, mặc dù là quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao nhưng quá
trình phát triển của Đức cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Hiện tại, mức phát thải
trung bình của nước này là 9,6 tấn CO
2
mỗi năm (Weber và Stuchtey, 2019), mức tiêu thụ
lOMoARcPSD| 47206071
11
nguyên liệu thô là 15 tấn/người (Brears, 2018), cao hơn mức trung bình của thế giới. Theo
Thoả thuận khí hậu Paris, Đức sẽ phải đạt được mức trung lập phát thải khí nhà kính vào
năm 2050. Ngoài những mục tiêu tự cam kết, Đức còn phải buộc tuân theo Quyết định chia
sẻ nồ lực của châu Âu (EU’s Effort Sharing Decision) nhằm giảm 14% phát thải knhà
kính tới vào năm 2020 so với mức năm 2005. Từ năm 2020, Đức có khả năng bỏ lỡ các
mục tiêu này và rất có thế sẽ phải bù đắp bằng cách mua quyền phát thải. Trừ khi Đức thực
hiện một số biện pháp cứng rắn, các mục tiêu năm 2030 được đặt ra theo Quy định hành
động khí hậu của EU thể dẫn đến gánh nặng cho ngân sách Đức từ 30 đến 60 tỷ Euro
(Weber và Stuchtey, 2019). Do đó, việc thực hiện các nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn
là cần thiết và có thể góp phần bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường mạnh mẽ hơn.
4. Kinh nghiệm của Pháp:
Chính phủ nước Pháp đã công bố lộ trình phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, theo
đó, Pháp sẽ biến rác thải thành nguyên liệu phục vụ cho guồng máy sản xuất. Thủ đô Paris
đề ra mục tiêu giảm 50% lượng rác thải trước năm 2025, tận dụng tối đa phế phẩm phế liệu
để làm ra những sản phẩm mới. Chính phủ nước này dự kiến trong 7 năm tới sẽ thêm
300 nghìn việc làm được tạo ra nhờ mô hình sản xuất mới này.
Theo nghiên cứu của Cơ quan Quản lý môi trường và năng lượng (ADEME), ở Pháp, 70%
rác thải trên toàn quốc do ngành Xây dựng thải ra, tương đương 247 triệu tấn. Mỗi m,
các hộ gia đình thải khoảng 30 triệu tấn rác, các công ty không kể ngành Xây dựng thải 64
tấn. Vì vậy, vấn đề then chốt là Chính phủ Pháp cần những biện pháp để khuyến khích
các doanh nghiệp chuyển hướng về hình sản xuất ít làm tổn hại cho môi trường hơn.
Theo đó, lộ trình phát triển hình kinh tế tuần hoàn của Pháp bao gồm 50 biện pháp,
xoay quanh 2 nội dung chính gồm: Khuyến khích các nhà sản xuất cung cấp những mặt
hàng có độ bền cao, khi hỏng dễ được sửa chữa và khuyến khích các hoạt động tái chế, sử
dụng lại nguyên liệu từ những món đồ trước khi chúng được thải ra bãi rác.
Để từng bước đạt được mục tiêu trên, Pháp đã áp dụng những phương án để khuyến
khích các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng càng bền, càng tốt. Bên cạnh đó, khuyến
khích sử dụng lại nguyên liệu từ những món hàng đã qua sử dụng bị bỏ đi. Về mặt tài
lOMoARcPSD| 47206071
chính, Chính phủ Pháp dự trù giảm đánh thuế giá trị gia tăng 5,5% thay 20% vào các
nguyên liệu tái chế, phạt tiền các ngành nghề không tuân thủ các chuẩn mực mới.
5. Kinh nghiệm của Singapore:
Tại châu Á, Singapore trở thành một điển hình về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn từ rất
sớm. Là đảo quốc với nguồn lực tự nhiên rất hạn chế, nên ngay từ năm 1980, nước này đã
phát triển công nghệ biến rác thải thành năng lượng với việc xây dựng 4 nhà máy, xử lý
90% lượng rác thải của cả nước với công suất lên đến 1.000 tấn rác/ngày. Với 10% lượng
rác thải còn lại, Singapore đã sáng tạo biến chúng thành một hòn đảo rác Semakau - “đảo
rác” nhân tạo đầu tiên trên thế giới - đã ra đời. Những việc làm này của Chính phủ
Singapore nhằm hướng đến một xã hội không còn rác thải, mọi thứ đều được tái chế, đúng
theo một trong những nguyên tắc hàng đầu của kinh tế tuần hoàn.
6. Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Những năm 90 thế kỷ XX, Trung Quốc bắt đầu động thái hướng đến phát triển
kinh tế tuần hoàn khi nhận ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng mở rộng hoạt động
công nghiệp chính là nguyên nhân dẫn đến nh trạng bất bình đẳng xã hội ô nhiễm môi
trường. Năm 1998, khái niệm “kinh tế tuần hoàn” lần đầu tiên được giới thiệu các nhà
khoa học bắt đầu nghiên cứu. Từ năm 2001 - 2005, quy trình sản xuất sạch khu ng
nghiệp sinh thái bắt đầu được xây dựng. Năm 2008, Trung Quốc ban hành Luật Xúc tiến
kinh tế tuần hoàn. Theo đó, Điều 2 Luật này định nghĩa kinh tế tuần hoàn là một thuật ngữ
chung chỉ các hoạt động tiết giảm, tái sử dụng, tái chế (nguyên tắc 3T) trong quá trình sản
xuất tiêu thụ sản phẩm. Trong kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn, Trung Quốc rất chú
trọng đến quy mô áp dụng thông qua hệ thống quản trị đa cấp. Vì vậy, Trung Quốc là quốc
gia hiếm hoi thực hiện kinh tế tuần hoàn dưới 3 cấp độ: vi mô, trung gian và vĩ mô.
Ngoài ra, chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc được định hướng
riêng cho từng vùng, tức tích hợp các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn vào quy hoạch sử
dụng đất. Nguyên nhân của sự tích hợp này là do sự gia tăng nhanh chóng của các khu công
nghiệp và đô thị mới đã đặt ra thách thức không nhỏ cho vấn đề sử dụng và quy hoạch đất.
lOMoARcPSD| 47206071
13
Bên cạnh đó, chỉ định các khu vực thí điểm là công cụ thường xuyên được Trung Quốc sử
dụng trong kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn. Theo đó, chính quyền thành phố, quản
doanh nghiệp khu công nghiệp có thể nộp đơn lên Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc
gia (NDRC) để được chỉ định thí điểm kinh tế tuần hoàn. Các thành phố doanh nghiệp
nhận được nguồn tài trợ lớn từ NDRC và các đơn vị khác. Bài học từ các khu vực được chỉ
định sẽ sở cho c chính sách phát triển kinh tế sau này. Việc triển khai kinh tế tuần
hoàn đã mang lại những thay đổi đáng kể cho Trung Quốc. Nền kinh tế chia sẻ nói riêng
đã đạt được những bước tiến lớn trong những năm gần đây, chiếm hơn 10% GDP vào năm
2020. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất thế
giới, chiếm 40% giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, sở hữu giá trị giao dịch thanh toán
di động gấp 11 lần Hoa Kỳ. Điều này mở ra hội phát triển kinh tế tuần hoàn trong các
lĩnh vực thương mại điện tử, chia sẻ xe hơi, phát triển hạ tầng và nhà ở, thực phẩm và dinh
dưỡng, dệt may và thời trang. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ giúp Trung Quốc
tiết kiệm 5,1 nghìn tỷ USD (chiếm 14% GDP) vào năm 2030, 11,2 nghìn tỷ USD (chiếm
16% GDP dự kiến) vào năm 2040.
7. Kinh nghiệm của Ấn Độ:
Trên thực tế hiện nay, hàng ngày tại Ấn Đthải ra môi trường khoảng 62 triệu tấn
chất thải rắn, dự báo đến năm 2050, khối lượng này lên đến 436 triệu tấn/ngày. Chỉ khoảng
20% trong số 62 triệu tấn hiện nay được xử lý. Việc chuyển đổi sang hình KTTH
một yêu cầu cấp thiết hiện nay tại Ấn Độ. Ấn độ đã sử dụng một số phương pháp như sau:
Giảm chất thải, hạn chế sử dụng nguyên liệu thô không tái tạo.
Phương pháp này bao gồm các cách thức đổi mới nhằm thay đổi cách sử dụng các
nguồn nguyên liệu thô không còn khả năng tái tạo. Mô hình này hướng đến thay thế nguồn
nguyên liệu khan hiếm bằng các nguồn khnăng tái tạo, khả năng tuần hoàn hoặc
nguồn đầu o thể phân hủy. Từ đó bảo tồn được các tài nguyên thiên nhiên không tái
tạo cũng như tái chế rác thải tự nhiên.
Tái sử dụng, kéo dài thời gian sử dụng trước khi tái chế.
lOMoARcPSD| 47206071
Phương pháp này giúp kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm càng lâu càng tốt, phương
pháp này giúp chuyển các nguyên liệu không còn sử dụng hoặc bị thải bỏ sang một chu
trình khác mà các nguyên liệu này sẽ tiếp tục đáp ứng nhu cầu sử dụng từ đó giúp gia tăng
giá trị kinh tế cho đất nước.
Tái chế, phục hồi tái sử dụng nguồn đầu ra: việc tái chế sẽ giảm thiểu chất thải
bằng cách chuyển chất thải thành các nguồn tài nguyên mới, tạo ra sự cân bằng giữa
sản xuất và tiêu thụ tài nguyên.
Phương pháp này tập trung vào việc thu hồi và tái sử dụng chất thải rắn và rác thải điện
tử để tạo ra các sản phẩm mới nhằm giảm tối thiểu sự hao hụt nguyên liệu tối đa hóa giá
trị kinh tế.
| 1/16

Preview text:

….. …..
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN KINH TẾ PHÁT TRIỂN Tên chủ đề
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Lớp tín chỉ : ECO2002_48K2 0
Giảng viên hướng dẫn : Trần Thị Thúy Ngọc Sinh viên TH : Lê Thị Lệ Quyên lOMoAR cPSD| 47206071
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN
1. Lịch sử phát triển kinh tế tuần hoàn:
Kinh tế tuần hoàn không còn là một khái niệm mới, khái niệm Kinh tế tuần hoàn
đã xuất hiện trong nông nghiệp vào thế kỉ 18. Boulding (1966) so sánh trái đất như đại vũ
trụ trong không gian và đưa ra kết luận một hệ thống kinh tế tuần hoàn là bắt buộc để duy
trì sự tồn tại bền vững của con người trên Trái đất [8]. Tuy nhiên, được biết đến nhiều nhất
là báo cáo của Stahel và Ready (1976), trong lĩnh vực chế tạo ô tô và xây dựng với ý tưởng
cốt lõi là việc kéo dài vòng đời của sản phẩm sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và sức lao động
của ngành này[9]. Từ đó, họ lập luận rằng, một nền kinh tế về vòng sản phẩm hoàn toàn
khép kín, ưu tiên tái sử dụng, ưu tiên sửa chữa và tái sản xuất hàng hóa hơn sản xuất hàng
hóa mới sẽ có tác động tích cực trong tạo việc làm, cạnh tranh kinh tế, tiết kiệm tài nguyên
môi trường. Đây là một quan điểm mới mang tính đột phá ở thời điểm đó. Những năm sau,
khái niệm Kinh tế tuần hoàn tiếp tục được trải qua nhiều bước thay đổi để phát triển toàn
diện nhiều hơn. Tới gần đây, đã có114 cách hiểu về KTTH được đưa ra.
Khái niệm Kinh tế tuần hoàn được sử dụng chính thức đầu tiên bởi Pearce và
Turner (1990)[1] trong cuốn sách "Kinh tế Tài nguyên và Môi trường"[1] Pearce, D.W. and
R.K. Turner (1990), Economics of Natural Resources and the Environment, Hemel
Hempstead: Harvester Wheatsheaf. Nó được dùng để chỉ mô hình kinh tế mới dựa trên
nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, hoàn toàn không giống với
cách nhìn của nền kinh tế tuyến tính truyền thống. Hiện nay, khái niệm kinh tế tuần hoàn
của Ellen MacArthur Foundation, trình bày tại hội nghị Kinh tế toàn cầu năm 2012, được
nhiều tổ chức quốc tế thừa nhận: "Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống công nghiệp có tính
phục hồi và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động. Nó thay thế khái niệm kết
thúc vòng đời của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng
năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại và chất thải gây tổn hại tới việc tái sử
dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống
kỹ thuật và các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó". Hay nói một cách đơn
giản Kinh tế tuần hoàn là biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu 1 lOMoAR cPSD| 47206071
vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại bản thân của một doanh nghiệp. Kinh tế
tuần hoàn một phần góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên,
giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Sau đó, khái niệm này được phát triển, định nghĩa lại từ rất nhiều khía cạnh, tổ
chức khác nhau. Điển hình như Liên minh châu Âu định nghĩa “Kinh tế tuần hoàn là nền
kinh tế mà giá trị sản phẩm,nguyên vật liệu, tài nguyên được duy trì lâu nhất có thể và đồng
thời giảm thiểu việc phátthải”. Rất nhiều khái niệm được đưa ra tuy nhiên, bản chất kinh
tế tuần hoàn được hiểu làmột hệ thống, trong đó các tài nguyên được tận dụng lại hoặc tái
sử dụng, các dòng phếliệu được biến thành đầu vào để tiếp tục sản xuất.
Từ góc độ nền kinh tế, "Kinh tế tuần hoàn có thể được hiểu là mô hình kinh tế trong
đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất
và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường". Sự tuần hoàn thể hiện trong tái sử dụng,
thông qua chia sẻ, sửa chữa, tân trang, tái chế, tái sản xuất… tạo lập các vòng lặp khép kín,
nhằm giảm thiểu nguyên liệu đầu vào, lượng phế thải, khí thải và độ ô nhiễm.
Tổ chức Ellen Macarthur đã xác định ba nguyên tắc chính của một nền kinh tế tuần
hoàn đó là: (i) giảm và loại bỏ thải và ô nhiễm; (ii) kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm
và nguyên vật liệu; (iii) tái tạo hệ thống tự nhiên. Như vậy quá trình vận hành của nền kinh
tế tuần hoàn sẽ không có chất thải ra môi trường giải quyết được bài toán xử lý mối quan
hệ giữa “Kinh tế” và “Môi trường”, vì thực hiện được hai nội dung, thứ nhất hạn chế tối đa
khai thác nguyên liệu thô từ môi trường tự nhiên và duy trì hệ sinh thái; thứ hai không còn
đưa chất thải ra môi trường gây ô nhiễm và suy thoái môi trường, duy trì chất lượng môi
trường. Như vậy, kinh tế tuần hoàn không chỉ là tuần hoàn vật liệu và còn là giảm thiểu
việc sử dụng các vật liệu khó tái chế. Hơn thế nữa, kinh tế tuần hoàn không phải là xử lý
chất thải, ngược lại, kinh tế tuần hoàn coi chất thải là tài nguyên bị đặt nhầm chỗ, hoặc bị
đánh giá chưa đúng giá trị. lOMoAR cPSD| 47206071
Hình 1 KT tuyến tính sang KT tuần hoàn
Với nền kinh tế truyền thống (Linear Economy - kinh tế tuyến tính), nguyên liệu thô được
khai thác từ môi trường tự nhiên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế và kết thúc chu trình
kinh tế là thải loại ra môi trường tự nhiên, dẫn đến gia tăng chất thải, cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Tiếp cận của thế giới hiện nay là chuyển
đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn (Circular Economy – KTTH) dựa trên nguyên lý tài
nguyên thiên nhiên là nguyên liệu thô đưa vào hệ thống kinh tế, trải qua quá trình sản xuất
và tiêu dùng, các nguyên vật liệu thừa và chất thải được thu hồi quay trở lại đầu vào cho
hệ thống kinh tế dưới dạng chất thải là đầu vào của hệ thống kinh tế.
Cùng thời điểm đó, tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO)
năm2017 (Circular Economy, 2017) cho rằng “KTTH là một cách để tạo ra giá trị và hướng
tớimục tiêu cao nhất là sự thịnh vượng, nó hoạt động bằng cách kéo dài vòng đời sản 3 lOMoAR cPSD| 47206071
phẩmthông qua việc cải tiến thiết kế và bảo dưỡng, chuyển chất thải từ cuối chuỗi cung
ứng trở lạiđiểm đầu… qua đó, sử dụng các tài nguyên hiệu quả hơn bằng cách sử dụng
nhiều lần chứkhông chỉ một lần”.[12] Ghosh (2020) cho rằng, kinh tế tuần hoàn là một
cách tiếp cận ở cấp độ hệ thống để phát triển kinh tế và một sự chuyển đổi mô hình
từ khái niệm truyền thống về mô hình kinh tế tuyến tính “chiết xuất - sản xuất tiêu thụ - xử
lý” sang một cấp độ cao hơn là không lãng phí bằng cách bảo tồn tài nguyên thông qua
khái niệm thiết kế quy trình sản xuất và lựa chọn vật liệu cho vòng đời cao hơn, bảo tồn tất
cả các loại tài nguyên, thu hồi vật liệu, năng lượng trong tất cả các quá trình vào cuối vòng
đời cho một mục đích sử dụng cụ thể của sản phẩm sẽ vẫn phù hợp để được sử dụng
làm nguyên liệu đầu vào cho một quy trình sản xuất mới trong chuỗi giá trị với
chu trình nguyên liệu khép kín nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng
suất tài nguyên, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội, tạo cơ hội việc làm và mang
lại sự bền vững cho môi trường. Định nghĩa này nói về sự thay đổi mô hình, bảo tồn tài
nguyên sáng tạo, tất cả các loại tài nguyên, thiết kế lại quy trình, lựa chọn vật liệu, thu hồi
năng lượng và vật liệu, sử dụng chất thải của quy trình đầu tiên làm đầu vào cho quy trình
thứ hai, chu trình nguyên liệu khép kín, việc làm thế hệ, mô hình kinh doanh, hiệu quả tài
nguyên và môi trường bền vững.
Tổng kết các khái niệm khái niệm kinh tế tuần hoàn hiện đại, “The Circular Economy and
A new sustainability paradigm” của Geissdoerfer và cộng sự đã đưa ra một cách nhìn cụ
thể về kinh tế tuần hoàn, đó là “một hệ thống mà trong đó tài nguyên đầu vào và chất thải,
phát thải, hao hụt năng lượng dược giảm thiểu thông qua việc làm chậm, làm hẹp và đóng
kín các vòng vận động của vật liệu và năng lượng. Điều này có thể đạt được thông qua các
thiết kế có tính dàihạn, bảo dưỡng, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, làm mới và tái chế”.[13]
Như vậy, từ góc nhìn tổng thể xã hội, Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống kinh tế có
tính cải tạo và khôi phục, thông qua việc thay đổi cách mà hàng hóa, dịch vụ được thiết kế,
sản xuất và tiêu dùng. Từ đó, kéo dài tuổi thọ của vật liệu, chuyển chất thải từ điểm cuối
của vòng sản xuất hay tiêu dùng trở lại điểm ban đầu, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới lOMoAR cPSD| 47206071
môi trường. Theo đó, Kinh tế tuần hoàn không là một mô hình đồng nhất cho nền kinh tế
mà nó là nhiều mô hình khác nhau được xây dựng theo cùng một triết lý, đó là triết lý Tái
tạo (Regeneration) và Khôi phục (Restoration). Kinh tế tuần hoàn có ba nội hàm chủ yếu, gồm:
• Bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên thông qua việc kiểm soát,
nhằm sử dụng các tài nguyên và tái tạo hệ thống tự nhiên, đặc biệt đẩy
mạnh sử dụng năng lượng tái tạo.
• Tối ưu hóa lợi ích của tài nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm và
vật liệu nhiềunhất có thể trong các chu trình kĩ thuật và sinh học.
• Nâng cao hiệu suất chung của toàn hệ thống bằng cách tối thiểu hóa các
ngoại ứng tiêu cực, thông qua thiết kế chất thải, thiết kế ô nhiễm ngay từ
đầu của quá trình sản xuất.
Với ba nguyên tắc này, Kinh tế tuần hoàn phá vỡ được mối liên hệ thường thấy giữa
phát triển kinh tế và tác động tiêu cực tới môi trường, do không phải xử lý chất thải, ngược
lại coi chất thải là tài nguyên bị đặt nhầm chỗ hoặc bị đánh giá chưa đúng giá trị.
2. Một số vấn đề lý luận về kinh tế tuần hoàn:
Những ý tưởng đầu tiên về kinh tế tuần hoàn (Circular Economy- CE) được bắt đầu
hình thành từ những năm 1970 và được đề cập trong giới học thuật vào những năm 1980.
Kinh tế tuần hoàn tập trung vào giai đoạn sử dụng các tài nguyên với hai mục tiêu chính
gồm quản lý các thành phần (tài sản, vốn), duy trì giá trị của chúng và xây dựng một hệ
thống công nghiệp phục hồi và xử lý chất thải như một nguồn tài nguyên (Ghosh, 2020).
Tăng trưởng kinh tế trong Kinh tế tuần hoàn được đo lường bằng sự gia tăng về chất lượng
và số lượng của tất cả các thành phần. Kinh tế tuần hoàn được xem là bền vững vì nó tách
rời việc tạo ra của cải (giá trị) từ việc tiêu thụ tài nguyên. Xét về ý tưởng, kinh tế tuần hoàn
không phải là khái niệm hoàn toàn mới, bởi nó dựa trên khái niệm, nguyên lý của các chu
trình sinh địa hóa hoặc chu trình vật chất - năng lượng trong hệ thống tự nhiên đưa vào hệ
thống kinh tế - xã hội để hướng dẫn các hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Trong 5 lOMoAR cPSD| 47206071
kinh tế tuần hoàn, các nguồn tài nguyên vật chất, các nguồn tài nguyên năng lượng và các
chất thải được sử dụng một cách toàn diện để đạt hiệu suất khai thác tốt nhất, sử dụng cao
nhất và phát thải thấp nhất. Kinh tế tuần hoàn thực tế đã được manh nha trong lý thuyết địa
lý kinh tế về tổ chức lãnh thổ công nghiệp, nông nghiệp với mô hình TPK (các tổ hợp sản
xuất lãnh thổ), APK (các tổ hợp nông - công nghiệp) với ý nghĩa là thiết kế các ngành sản
xuất trên lãnh thổ phù hợp với điều kiện địa lý và đầu ra của ngành này là đầu vào của các
ngành khác.Về thuật ngữ, các nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn cho rằng kinh tế tuần hoàn
khác hoàn toàn so với kinh tế tuyến tính. Nếu như kinh tế truyền thống được coi như là quá
trình chuyển các tài nguyên thiên nhiên thành các sản phẩm và tạo một lượng chất thải ra
môi trường. Việc tạo ra quá nhiều chất thải từ các mô hình kinh tế truyền thống là nguyên
nhân dẫn tới suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường, do:
• Tách rời vốn tự nhiên ra khỏi môi trường (thông qua khai thác/thu hoạch không bền vững).
• Làm giảm giá trị của vốn tự nhiên gây ra bởi ô nhiễm từ chất thải.
Như vậy, kinh tế tuyến tính đã làm thay đổi hoàn toàn các chu trình sinh địa hóa trong tự nhiên.
Các học giả kinh tế tuần hoàn cũng cho rằng trong nền kinh tế truyền thống, dòng
chảy vật chất và năng lượng là dòng chảy một chiều được hình thành bởi tích tụ ô nhiễm -
sản phẩm - tài nguyên thiên nhiên. Trong nền kinh tế này, nhu cầu của con người tăng lên
vô hạn, kéo theo cung các sản phẩm tăng thêm liên tục, do đó tiêu dùng tài nguyên và năng
lượng ngày càng nhiều hơn, đồng thời tăng số lượng chất thải và ô nhiễm bị tích lũy vào
môi trường trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu dùng. Nếu điều này tiếp tục xảy ra,
sẽ thiếu hụt số lượng tài nguyên và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Ngược
lại, kinh tế tuần hoàn là một nền kinh tế không ảnh hưởng lên môi trường, hơn nữa nó khôi
phục bất kỳ thiệt hại nào trong quá trình khai thác tài nguyên, trong khi đảm bảo ít chất
thải được tạo ra trong quá trình sản xuất và trong suốt vòng đời của sản phẩm. Trong khi
kinh tế tuần hoàn ủng hộ dòng chảy vật chất đóng kín trong hệ thống kinh tế xã hội của con
người. Vật chất được tổ chức thành quá trình dòng chảy tuần hoàn của tài nguyên - sản lOMoAR cPSD| 47206071
phẩm - tài nguyên tái tạo để cho phép hệ thống kinh tế toàn diện (bao gồm sản xuất và tiêu
dùng) sử dụng ít tài nguyên hoặc tạo ra ít ô nhiễm môi trường. Kinh tế tuần hoàn cũng tạo
ra sự thay đổi mối quan hệ của hiệu quả sử dụng tài nguyên và hiệu quả môi trường nhận
được từ phân tích dòng chảy vật chất thay thế (theo Murray và cộng sự, 2015). Do đó, phát
triển kinh tế tuần hoàn sẽ giúp nâng cao hiệu quả của sử dụng tài nguyên, trực tiếp thúc
đẩy bảo tồn năng lượng, bảo vệ môi trường và giảm sự mâu thuẫn giữa phát triển con người
và môi trường. Nhìn chung, kinh tế tuần hoàn dựa vào 3 nguyên lý cơ bản (hay còn gọi là
nguyên tắc 3R): giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế.
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN
Nền kinh tế tuần hoàn còn mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, giúp tiết kiệm
chi phí, giảm thiểu sự biến động giá và rủi ro đến từ các nhà cung cấp, gia tăng tính đổi
mới sáng tạo bằng việc thay thế các sản phẩm. Trên thế giới, đã có nhiều quốc gia đi tiên
phong về xây dựng nền kinh tế tuần hoàn và đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó
Thụy Điển và Hà Lan là hai điển hình
1. Kinh nghiệm của Thụy Điển:
Thụy Điển là một trong những quốc gia đi đầu trên thế giới về triển khai phát triển
nền kinh tế tuần hoàn, thông qua việc xử lý và tái chế rác thải đã áp dụng chính sách tái
chế thống nhất trên toàn quốc. Từ giữa những năm 1990, Thụy Điển đã quản lý một cách
khá tuyệt đối và duy trì sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với giảm thải cacbon và bảo
vệ môi trường. Thụy Điển đã áp dụng nhiều giải pháp để giảm thải rác, gây ô nhiễm như:
Đánh thuế cao các loại thải, ưu đãi xanh, sử dụng năng lượng tái tạo từ thủy điện và nhiên liệu sinh hoạt…
Kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế tuần hoàn với phát thải cacbon thấp của Thụy Điển
được bắt đầu từ việc thay đổi tư duy sản xuất tiêu dùng, xây dựng kế hoạch triển khai, tiến
đến áp dụng khoa học công nghệ vào các ngành sản xuất và xử lý rác thải với sự tham gia
của cả Nhà nước, doanh nghiệp (DN) và người dân. Cụ thể: 7 lOMoAR cPSD| 47206071
• Thống nhất về tư duy phát triển và xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn trên phạm
vi cả nước, từ người dân, DN đến Chính phủ.
Đây là cách thức để phát triển bền vững. Theo đó, Thụy Điển thành lập một nhóm chuyên
gia về kinh tế tuần hoàn giúp Chính phủ điều phối và hỗ trợ DN, người dân. Đồng thời,
đầu tư nghiên cứu đổi mới trong lĩnh vực tài nguyên và chất thải.
• Xây dựng nền kinh tế dựa trên ngành công nghệ cao.
Nền kinh tế tuần hoàn: “Vì một tương lai không rác thải” ở Thụy Điển được khởi xướng
từ những thập kỷ trước, bắt đầu bằng việc đổi mới sáng tạo ở một số DN, thúc đẩy ứng
dụng công nghệ sạch trong các DN, tạo ra các phương pháp tiếp cận theo hướng đổi mới, sáng tạo.
• Xây dựng các ngành kinh tế tuần hoàn: -
Đối với ngành Thực phẩm, Thụy Điển đã thiết lập một chiến lược quốc gia
đểthay đổi chuỗi cung ứng với nỗ lực tăng cường hợp tác toàn Ngành. Trong ngành
Thực phẩm, các thùng giấy được chứng nhận của Hội đồng quản lý rừng để làm các
gói carton. Đặc biệt, từ cơ sở thực nghiệm hiện nay còn có công ty đóng gói thùng
carton đầu tiên ra mắt ống hút giấy trong khu vực. -
Đối với ngành Nhựa, Thụy Điển nỗ lực thắt chặt các chính sách quốc gia
vềsản xuất và sử dụng đồ nhựa với 53% vật liệu nhựa tiêu dùng trong đời sống xã
hội được tái chế. Tuy nhiên, phần lớn là thiêu hủy nhựa, chỉ có 15% giá trị ban đầu
của nó được giữ lại. -
Ngành Chế tạo hiện đang tạo ra khoảng 20% GDP, đóng góp khoảng 77%
tổngkim ngạch xuất khẩu cho Thụy Điển. Các công ty chế tạo tại Thụy Điển đã áp
dụng công nghệ mới để từng bước xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, hạn chế những
tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình sản xuất. -
Ngành Xây dựng tạo ra nhiều chất thải, đặc biệt là gây ra hiện tượng bụi
mịntrong không khí, song đến nay mới chỉ có 50% được tái chế tại Thụy Điển. Quốc
gia này đang nỗ lực nâng cao tỷ lệ tái chế đối với ngành này lên đến 70% vào năm
2020 với nhiều sáng chế được áp dụng. lOMoAR cPSD| 47206071
• Tái chế rác thải thành điện năng: Tại Thụy Điển, 99% tổng lượng rác thải sinh hoạt
được tái chế. Thụy Điển tiến tới một nền kinh tế không rác thải. Để làm được điều
này, Thụy Điển đã áp dụng các giải pháp như: Quy định chặt chẽ về địa điểm tái chế
rác thải; Xe chở rác chạy bằng năng lượng tái chế hoặc khí sinh hoạt; Phân loại rác
theo màu túi đựng rác để tiết kiệm thời gian với sự tham gia của các DN, nhất là các
DN trong ngành may mặc, thực phẩm; Biến rác thải thành điện năng…
2. Kinh nghiệm của Hà Lan:
Tại Hà Lan, khi nhu cầu về nguyên liệu thô của nước này đang tăng lên và nguồn
cung lại phụ thuộc vào các nước khác, Chính phủ đã xác định việc phát triển kinh tế tuần
hoàn là yêu cầu thiết yếu của quốc gia này. Theo đó, Hà Lan tiến hành phát triển chương
trình hậu thuẫn cho nền kinh tế tuần hoàn nhằm mục tiêu đảm bảo cuộc sống và điều kiện
làm việc lành mạnh, an toàn, ít gây hại cho môi trường. Chương trình này có sự tham gia
của nhiều bộ, ngành liên quan, bao gồm tất cả các chương trình nhằm xử lý nguyên liệu
thô hiệu quả hơn: từ nguồn rác thải đến tài nguyên, các chương trình phát triển xanh và nền
kinh tế trên cơ sở sinh học.
Năm 2013, Chính phủ Hà Lan đã triển khai một loạt chương trình và dự án nhằm biến nước
này trở thành “trung tâm tuần hoàn” của châu Âu. Đặc biệt, chương trình “Kinh tế tuần
hoàn tại Hà Lan vào năm 2050” đưa ra tầm nhìn, định hướng lộ trình và mục tiêu cụ thể.
Theo đó, 5 lĩnh vực ưu tiên là: Nhiên liệu sinh khối và thực phẩm, nhựa, chế tạo (tập trung
vào vật liệu kim loại và các hóa chất độc hại), xây dựng (tập trung vào tái chế vật liệu xây
dựng và phát triển thị trường vật liệu tái chế) và tiêu dùng.
Kinh tế tuần hoàn tại Hà Lan được gắn với góc nhìn của các doanh nghiệp, đề cao đổi mới
trong sử dụng vật liệu, thay đổi các mô hình kinh doanh, xuất phát từ chính lợi ích và những
sáng kiến của doanh nghiệp. Theo đó, từ năm 2008, Bộ Kinh tế Hà Lan đã có các chính
sách thúc đẩy hình thành các thị trường cho tuần hoàn vật liệu, tiêu biểu như quy định về
tiêu dùng công đối với các sản phẩm tái chế và dịch vụ tuần hoàn. Việc chuyển đổi sang
nền kinh tế tuần hoàn không chỉ mang lại cơ hội kinh tế mà còn thúc đẩy phát triển khoa
học, cắt giảm khí thải CO2, đảm bảo sức khỏe và an toàn. Đó là lý do Chính phủ Hà Lan 9 lOMoAR cPSD| 47206071
thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích và đầu tư vào các doanh nghiệp đang hướng tới
một nền kinh tế tuần hoàn. Cụ thể, Hà Lan sẽ thực hiện cải cách pháp luật, ưu đãi thị trường
trí tuệ, hỗ trợ tài chính, nâng cao tri thức, thúc đẩy hợp tác quốc tế. Riêng với Hà Lan, mô
hình kinh tế này mang lại lợi ích hài hòa về mặt kinh tế và môi trường khi nó tạo ra hơn
50.000 việc làm, giảm 10% chất thải ra môi trường, tiết kiệm 20% nước sử dụng trong
ngành công nghiệp, giảm 25% nhập khẩu các nguồn cơ bản và tạo ra 7 tỷ Euro cho nền
kinh tế quốc gia. Ngoài ra, Chính phủ nước này cũng cam kết sẽ thực hiện cải cách pháp
luật, ưu đãi thị trường trí tuệ, hỗ trợ tài chính, nâng cao tri thức nhằm thúc đẩy hợp tác quốc
tế, hướng đến phát triển bền vững. Trong tiến trình biến chuyển, Chính phủ đã lựa chọn 5
ngành kinh tế và chuỗi giá trị đầu tiên sẽ được chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. 5 ưu
tiên này rất quan trọng đối với nền kinh tế Hà Lan và có ảnh hưởng lớn đến môi trường,
bao gồm khí sinh học và thực phẩm, nhựa, ngành công nghiệp sản xuất, ngành xây dựng và hàng tiêu dùng.
3. Kinh nghiệm của Đức:
Đức là một trong những quốc gia đi tiên phong trong việc thực hiện mô hình kinh
tế tuần hoàn (Ogunmakinde, 2019) và là một trong những nước châu Au đầu tiên xây dựng
chiến lược chính trị toàn diện về hiệu quả sử dụng tài nguyên. Bắt đầu triển khai từ năm
1996 với việc áp dụng Đạo luật về quản lý chất thải và chu trình khép kín, Đức là quốc gia
khởi đầu khá sớm trên con đường phát triển hướng tới kinh tế tuần hoàn. Trong suốt hai
thập ky vừa qua, Đức đã phát triến chiến lược năng lượng, ngành và môi trường hết sức
tham vọng ở cấp quốc gia và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này ơ cấp độ châu Âu.
Chiến lược quốc gia về phát triển bền vững được áp dụng vào năm 2002 đà đưa ra những
nguyên tắc hướng dần cho Chính sách quốc gia trong tất cả các ngành và lĩnh vực. Mặc dù
chính phủ Đức đã có nhiều sự thay đổi nhưng chiến lược này vẫn được áp dụng và trơ
thành cơ sở cho việc thiết lập và thực hiện mục tiêu phát triển.
Ở cấp độ quốc gia, mặc dù là quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao nhưng quá
trình phát triển của Đức cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Hiện tại, mức phát thải
trung bình của nước này là 9,6 tấn CO2 mỗi năm (Weber và Stuchtey, 2019), mức tiêu thụ lOMoAR cPSD| 47206071
nguyên liệu thô là 15 tấn/người (Brears, 2018), cao hơn mức trung bình của thế giới. Theo
Thoả thuận khí hậu Paris, Đức sẽ phải đạt được mức trung lập phát thải khí nhà kính vào
năm 2050. Ngoài những mục tiêu tự cam kết, Đức còn phải buộc tuân theo Quyết định chia
sẻ nồ lực của châu Âu (EU’s Effort Sharing Decision) nhằm giảm 14% phát thải khí nhà
kính tới vào năm 2020 so với mức năm 2005. Từ năm 2020, Đức có khả năng bỏ lỡ các
mục tiêu này và rất có thế sẽ phải bù đắp bằng cách mua quyền phát thải. Trừ khi Đức thực
hiện một số biện pháp cứng rắn, các mục tiêu năm 2030 được đặt ra theo Quy định hành
động khí hậu của EU có thể dẫn đến gánh nặng cho ngân sách Đức từ 30 đến 60 tỷ Euro
(Weber và Stuchtey, 2019). Do đó, việc thực hiện các nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn
là cần thiết và có thể góp phần bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường mạnh mẽ hơn.
4. Kinh nghiệm của Pháp:
Chính phủ nước Pháp đã công bố lộ trình phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn, theo
đó, Pháp sẽ biến rác thải thành nguyên liệu phục vụ cho guồng máy sản xuất. Thủ đô Paris
đề ra mục tiêu giảm 50% lượng rác thải trước năm 2025, tận dụng tối đa phế phẩm phế liệu
để làm ra những sản phẩm mới. Chính phủ nước này dự kiến trong 7 năm tới sẽ có thêm
300 nghìn việc làm được tạo ra nhờ mô hình sản xuất mới này.
Theo nghiên cứu của Cơ quan Quản lý môi trường và năng lượng (ADEME), ở Pháp, 70%
rác thải trên toàn quốc do ngành Xây dựng thải ra, tương đương 247 triệu tấn. Mỗi năm,
các hộ gia đình thải khoảng 30 triệu tấn rác, các công ty không kể ngành Xây dựng thải 64
tấn. Vì vậy, vấn đề then chốt là Chính phủ Pháp cần có những biện pháp để khuyến khích
các doanh nghiệp chuyển hướng về mô hình sản xuất ít làm tổn hại cho môi trường hơn.
Theo đó, lộ trình phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn của Pháp bao gồm 50 biện pháp,
xoay quanh 2 nội dung chính gồm: Khuyến khích các nhà sản xuất cung cấp những mặt
hàng có độ bền cao, khi hỏng dễ được sửa chữa và khuyến khích các hoạt động tái chế, sử
dụng lại nguyên liệu từ những món đồ trước khi chúng được thải ra bãi rác.
Để từng bước đạt được mục tiêu trên, Pháp đã áp dụng những phương án để khuyến
khích các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng càng bền, càng tốt. Bên cạnh đó, khuyến
khích sử dụng lại nguyên liệu từ những món hàng đã qua sử dụng và bị bỏ đi. Về mặt tài 11 lOMoAR cPSD| 47206071
chính, Chính phủ Pháp dự trù giảm đánh thuế giá trị gia tăng 5,5% thay vì 20% vào các
nguyên liệu tái chế, phạt tiền các ngành nghề không tuân thủ các chuẩn mực mới.
5. Kinh nghiệm của Singapore:
Tại châu Á, Singapore trở thành một điển hình về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn từ rất
sớm. Là đảo quốc với nguồn lực tự nhiên rất hạn chế, nên ngay từ năm 1980, nước này đã
phát triển công nghệ biến rác thải thành năng lượng với việc xây dựng 4 nhà máy, xử lý
90% lượng rác thải của cả nước với công suất lên đến 1.000 tấn rác/ngày. Với 10% lượng
rác thải còn lại, Singapore đã sáng tạo biến chúng thành một hòn đảo rác Semakau - “đảo
rác” nhân tạo đầu tiên trên thế giới - đã ra đời. Những việc làm này của Chính phủ
Singapore nhằm hướng đến một xã hội không còn rác thải, mọi thứ đều được tái chế, đúng
theo một trong những nguyên tắc hàng đầu của kinh tế tuần hoàn.
6. Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Những năm 90 thế kỷ XX, Trung Quốc bắt đầu có động thái hướng đến phát triển
kinh tế tuần hoàn khi nhận ra sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và mở rộng hoạt động
công nghiệp chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng xã hội và ô nhiễm môi
trường. Năm 1998, khái niệm “kinh tế tuần hoàn” lần đầu tiên được giới thiệu và các nhà
khoa học bắt đầu nghiên cứu. Từ năm 2001 - 2005, quy trình sản xuất sạch và khu công
nghiệp sinh thái bắt đầu được xây dựng. Năm 2008, Trung Quốc ban hành Luật Xúc tiến
kinh tế tuần hoàn. Theo đó, Điều 2 Luật này định nghĩa kinh tế tuần hoàn là một thuật ngữ
chung chỉ các hoạt động tiết giảm, tái sử dụng, tái chế (nguyên tắc 3T) trong quá trình sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn, Trung Quốc rất chú
trọng đến quy mô áp dụng thông qua hệ thống quản trị đa cấp. Vì vậy, Trung Quốc là quốc
gia hiếm hoi thực hiện kinh tế tuần hoàn dưới 3 cấp độ: vi mô, trung gian và vĩ mô.
Ngoài ra, chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn tại Trung Quốc được định hướng
riêng cho từng vùng, tức là tích hợp các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn vào quy hoạch sử
dụng đất. Nguyên nhân của sự tích hợp này là do sự gia tăng nhanh chóng của các khu công
nghiệp và đô thị mới đã đặt ra thách thức không nhỏ cho vấn đề sử dụng và quy hoạch đất. lOMoAR cPSD| 47206071
Bên cạnh đó, chỉ định các khu vực thí điểm là công cụ thường xuyên được Trung Quốc sử
dụng trong kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn. Theo đó, chính quyền thành phố, quản lý
doanh nghiệp và khu công nghiệp có thể nộp đơn lên Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc
gia (NDRC) để được chỉ định thí điểm kinh tế tuần hoàn. Các thành phố và doanh nghiệp
nhận được nguồn tài trợ lớn từ NDRC và các đơn vị khác. Bài học từ các khu vực được chỉ
định sẽ là cơ sở cho các chính sách phát triển kinh tế sau này. Việc triển khai kinh tế tuần
hoàn đã mang lại những thay đổi đáng kể cho Trung Quốc. Nền kinh tế chia sẻ nói riêng
đã đạt được những bước tiến lớn trong những năm gần đây, chiếm hơn 10% GDP vào năm
2020. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất thế
giới, chiếm 40% giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, sở hữu giá trị giao dịch thanh toán
di động gấp 11 lần Hoa Kỳ. Điều này mở ra cơ hội phát triển kinh tế tuần hoàn trong các
lĩnh vực thương mại điện tử, chia sẻ xe hơi, phát triển hạ tầng và nhà ở, thực phẩm và dinh
dưỡng, dệt may và thời trang. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ giúp Trung Quốc
tiết kiệm 5,1 nghìn tỷ USD (chiếm 14% GDP) vào năm 2030, và 11,2 nghìn tỷ USD (chiếm
16% GDP dự kiến) vào năm 2040.
7. Kinh nghiệm của Ấn Độ:
Trên thực tế hiện nay, hàng ngày tại Ấn Độ thải ra môi trường khoảng 62 triệu tấn
chất thải rắn, dự báo đến năm 2050, khối lượng này lên đến 436 triệu tấn/ngày. Chỉ khoảng
20% trong số 62 triệu tấn hiện nay được xử lý. Việc chuyển đổi sang mô hình KTTH là
một yêu cầu cấp thiết hiện nay tại Ấn Độ. Ấn độ đã sử dụng một số phương pháp như sau:
• Giảm chất thải, hạn chế sử dụng nguyên liệu thô không tái tạo.
Phương pháp này bao gồm các cách thức đổi mới nhằm thay đổi cách sử dụng các
nguồn nguyên liệu thô không còn khả năng tái tạo. Mô hình này hướng đến thay thế nguồn
nguyên liệu khan hiếm bằng các nguồn có khả năng tái tạo, có khả năng tuần hoàn hoặc
nguồn đầu vào có thể phân hủy. Từ đó bảo tồn được các tài nguyên thiên nhiên không tái
tạo cũng như tái chế rác thải tự nhiên.
• Tái sử dụng, kéo dài thời gian sử dụng trước khi tái chế. 13 lOMoAR cPSD| 47206071
Phương pháp này giúp kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm càng lâu càng tốt, phương
pháp này giúp chuyển các nguyên liệu không còn sử dụng hoặc bị thải bỏ sang một chu
trình khác mà các nguyên liệu này sẽ tiếp tục đáp ứng nhu cầu sử dụng từ đó giúp gia tăng
giá trị kinh tế cho đất nước.
• Tái chế, phục hồi và tái sử dụng nguồn đầu ra: việc tái chế sẽ giảm thiểu chất thải
bằng cách chuyển chất thải thành các nguồn tài nguyên mới, tạo ra sự cân bằng giữa
sản xuất và tiêu thụ tài nguyên.
Phương pháp này tập trung vào việc thu hồi và tái sử dụng chất thải rắn và rác thải điện
tử để tạo ra các sản phẩm mới nhằm giảm tối thiểu sự hao hụt nguyên liệu và tối đa hóa giá trị kinh tế.