Tiểu luận kinh tế chính trị về hàng hóa sức lao động | Học viện Ngân Hàng

Tiểu luận kinh tế chính trị về hàng hóa sức lao động với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 40419767
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC LAO ĐỘNG
1.1 Khái niệm
Theo Các Mác: “sức lao động hay năng lực lao động toàn bộ những năng lực lao
động toàn bộ những năng lực thể chất tinh thần tồn tại trong thể, trong một con
người đang sống, được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó”. Sức lao động khả năng lao động của con người, điều kiện tiên quyết
của mọi quá trình sản xuất lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức
lao động mới chỉ khả năng lao động, còn lao động sự tiêu dùng sức lao động trong
hiện thực.
1.2 Những điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Trong bất cứ hội nào sức lao động cũng điều kiện bản của sản xuất nhưng
không phải trong bất kđiều kiện nào sức lao động cũng trở thành hàng hóa. Thực tiễn lịch
sử đã cho thấy sức lao động của người nô lệ không phải là hàng hóa bởi vì bản thân người
lệ thuộc sở hữu chủ nên họ không quyền bán sức lao động của mình. Người thợ
thủ công tự do tuy được y ý sử dụng sức lao động của họ nhưng sức lao động của họ cũng
không phải là hàng hóa vì họ liệu sản xuất để làm ra sản phẩm nuôi sống chính mình.
Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có điều kiện nhất định.
Một là, người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động
của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
Hai là, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh
hoạt. Họ trở thành người sản theo đúng nghĩa đen, để tồn tại họ buộc phải bán sức lao
động của mình để sống.
Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của lao động mới là
hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định nào đó, các
hình thái sản xuất hội bị phá vỡ thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao
động trở thành hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất
hàng hóa trở nên có tính chất phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới trong
lịch sử xã hội – thời đại của chủ nghĩa tư bản.
1.3 Sức lao động là một hàng hóa đặc biệt
Giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường, nó bao gồm cả yếu
tố tinh thần và lịch sử. Về yếu tố tinh thần ngoài nhu cầu về vật chất người công nhân còn
các nhu cầu khác như văn hóa, tinh thần, học tập,… Về yếu tố lịch sử nhu cầu con người
phụ thuộc vào hoàn cảnh mỗi quốc gia trong từng thời đồng thời còn phụ thuộc vào
điều kiện địa lí, khí hậu của quốc gia đó.
lOMoARcPSD| 40419767
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN THỊ
TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
2.1 Thực trạng thị trường lao động Việt Nam
2.1.1 Thị trường lao động Việt Nam trước đại dịch covid 19
2.1.2 Thị trường lao động Việt Nam trong đại dịch covid 19
2.2 Khó khăn thị trường lao động Việt Nam trong đại dịch covid 19
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, thị trường lao động có khả năng
chống chịu tương đối vững trong năm đầu của đại dịch, nhưng xu hướng gần đây bắt đầu
phản ánh tác động trực tiếp của đợt bùng phát dịch thứ 4 đến người lao động khi mà trong
9 tháng m 2021 cả nước tới hơn 1,3 triệu người lao động thất nghiệp, 1,3 triệu lao
động đã phải về quê do không có việc làm và cuộc sống khó khăn.
Điểm đáng chú ý, ngay sau khi đợt dịch bùng phát hồi tháng 4, đã ảnh hưởng tức thời đến
người lao động. Theo số liệu Tổng cục Thống kê, trong quý II năm 2021, khoảng 12,8 triệu
người từ 15 tuổi trở n đã bị ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm mất việc làm, tạm nghỉ, m
việc luân phiên, giảm giờ m, hoặc giảm thu nhập. Quy lực lượng lao động giảm 0,7%
trong khi thêm 1,6% người lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm trong quý II năm
2021 so với quý II m 2019. Tlệ thất nghiệp thiếu việc m tăng thêm lần lượt 0,2
điểm phần trăm 1,3 điểm phần trăm trong qII m 2021 so với quý II năm 2019. Mức
lương thực tế vẫn thấp hơn 1,3% so với quý II năm 2019. Trong quý II năm 2021, tỷ lệ lao
động việc m phi chính thức lên đến 57,4%, mức cao nhất trong ba năm qua. Mặc
những số liệu trên vẻ tương đối nhỏ so với nhiều quốc gia khác, kể cả trong khu vực,
nhưng cho thấy sự thay đổi lớn trong lực ợng lao động thường đạt mức toàn dụng lao
động trước đó và đến lương thực tế luôn gần như tự động tăng lên trong thập niên vừa qua.
Bằng chứng này có lẽ thể hiện bức tranh sáng - tối đan xen về tác động đến doanh nghiệp,
với những dấu hiệu cho thấy áp lực tài chính lớn nhưng cũng thể hiện khả năng chống chịu
ở khu vực tư nhân. Nửa đầu năm 2021, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cao
hơn so với số đóng cửa. Kết quả trên cần được diễn giải thận trọng vì nó chỉ phản ánh khu
vực kinh tế chính thức trong khi các doanh nghiệp khu vực phi chính thức có thể dễ bị tổn
thương hơn. Ngoài ra, theo một kết quả khảo sát tần suất cao của Ngân hàng Thế giới năm
2020 đã chỉ ra quan hệ tương quan chặt chẽ giữa sự gia tăng chỉ số mức độ nghiêm ngặt
của Chính phủ và tình trạng tài chính xấu đi khu vực nhân. dụ, trong đợt cách ly
toàn quốc vào tháng 4/2020, khoảng 81% doanh nghiệp cho biết bị ảnh hưởng bởi khủng
hoảng, khiến cho doanh số của họ giảm 52% so với cùng kỳ năm 2019. Từ đó suy ra, tình
hình tài chính của nhiều doanh nghiệp chắc chắn đã xấu đi kể từ đợt dịch bùng phát gần
đây, khi họ phải đóng cửa, gánh chịu đứt y chuỗi cung ứng, hoặc không thể giữ lao động
làm việc tại cơ sở sản xuất kinh doanh do phải cách ly ở nhà.
lOMoARcPSD| 40419767
Tác động kéo dài của đại dịch đến các hộ gia đình đã trở nên rõ nét, thậm chí, ngay từ trước
khi đợt dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 4, vào thời điểm tháng 3 năm 2021, 30% hộ
gia đình có thu nhập thấp hơn so với tháng 3 năm 2020. Khoảng 12% các hộ gia đìnhy
rơi vào tình trạng khó khăn tài chính khi họ bị mất ít nhất 50% thu nhập. Nữ giới và các hộ
nhóm 20% thu nhập thấp nhất trải qua quá trình phục hồi thu nhập chậm nhất. Khu
vực kinh tế phi chính thức thường gắn liền với an ninh thu nhập thấp hơn, năng suất lao
động thấp hơn, khả năng tiếp cận tài chính hạn chế, mặc ít nhiều đã được tiếp cận
mạng lưới an sinh xã hội.
Ngoài ra, như ở nhiều quốc gia khác, khủng hoảng có tác động liên quan đến giới ở Việt
Nam do nữ giới thường phải gánh trách nhiệm chăm sóc trẻ em nhiều hơn, đại dịch
COVID-19 càng làm tăng áp lực về thời gian cho nữ giới phải chăm sóc con cái nhiều hơn,
nhất là khi trường học bị đóng cửa, con em của họ phải học online tại nhà. Các nhóm càng
nghèo thì càng dễ bị tổn thương họ ít khoản tiết kiệm hơn khả năng tiếp cận tài
chính hạn chế hơn. Ngoài ra, thể thấy chênh lệch vùng miền trong xu hướng thu nhập
hộ gia đình, trong đó khu vực duyên hải Nam Trung Bộ (khu vực có thành phố Đà Nẵng)
thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các biện pháp y tế dự phòng hạn
chế đi lại quốc tế do du lịch và kinh doanh dịch vụ chiếm một phần lớn trong quy mô kinh
tế các tỉnh này.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG SAU KHỦNG
HOẢNG ĐẠI DỊCH COVID 19
2.4. Một số giải pháp
Sau đây một số định hướng giải pháp nhằm hoàn thiện thị trường lao động quan hệ
lao động ở Việt Nam:
Thứ nhất, về lâu dài năng suất lao động phải trở thành một nhân tố quan trọng khi xác định
mức lương tối thiểu cho người lao động gia đình họ. Trước mắt, Việt Nam áp dụng xem
xét các chi phí sinh hoạt khi xác định, tính toán mức lương tối thiểu. Bảo hiểm thất nghiệp
hiệu quả hơn c trợ cấp thôi việc trong việc chia sẻ rủi ro khi bị thôi việc, mất việc làm.
Khả năng thay thế trợ cấp thôi việc bằng bảo hiểm thất nghiệp đã được quy định trong Luật
Lao động hiện nay, mặc dù vậy trên thực tế hệ thống trợ cấp thôi việc vẫn được duy trì. Để
đảm bảo tính linh hoạt của thị trường lao động bảo đảm an sinh hội cho người lao
động, cần mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm thất nghiệp và các chương trình thị trường lao
động chủ động để đưa người lao động mất việc quay lại với thị trường. Trong bối cảnh hội
nhập và ảnh hưởng lan tỏa của CMCN4.0, cần dự báo được cung cầu lao động, đánh giá
cấu ngành nghề mới để dự báo nhu cầu việc làm khả năng dung nạp của thị trường
lao động. Cần có kế hoạch chủ động đào tạo lao động có tay nghề, kiến thức chuyên môn,
đồng thời hỗ trợ cho những lao động ngoài 40 tuổi không còn thời gian để đào tạo lại để
thích ứng với CMCN4.0.
lOMoARcPSD| 40419767
Thứ hai, về quan hệ lao động, cần tiếp tục tăng cường các nỗ lực trong ngắn hạn nhằm tăng
cường năng lực cho c tổ chức công đoàn bằng nâng cao nhận thức đào tạo knăng
thương lượng tập thể, xử lý tranh chấp lao động, lãnh công, đình công, v.v… Bên cạnh đó
cần nâng cao năng lực, khả năng của chính người lao động trên cơ sở đảm bảo lợi ích của
chính mình. Về trung hạn, cần xem xét các biện pháp cụ thể hơn như đảm bảo sự độc lập
giữa ban lãnh đạo và công đoàn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đơn giản hóa
các quy định về giải quyết tranh chấp lao động song song với những cải cách về thể chế,
phù hợp với một nền kinh tế thị trường hội nhập (như việc cho phép thành lập Hội đồng
quản lý ở cấp doanh nghiệp giống như ở nhiều nước châu Âu và Hàn Quốc đã làm).
Thứ ba, cần sớm hình thành hệ thống hòa giải và trọng tài lao động. Việc giải quyết tranh
chấp cần đáp ứng nhu cầu và lợi ích của các bên (người lao động, người sử dụng lao động
nhà ớc) theo đúng tinh thần của Bộ luật Lao động 2019 mới ban hành. Người lao
động làm việc trong một doanh nghiệp quyền được thành lập tham gia tổ chức đại
diện ở cấp cơ sở theo sự lựa chọn của họ mà không cần phải xin phép trước. Mô hình luật
nơi làm việc cần được thử nghiệm hoạt động để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của
người lao động cũng như nâng cao năng lực cho người lao động. Đây là những thách thức
đối với hoạt động quản lý nhà nước về lao động trong việc đăng ký và giám sát việc thành
lập các tổ chức của người lao động cả về quy định pháp luật, quản các hoạt động trong
thực tiễn xử các tranh chấp phát sinh. Việc nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính
sách, pháp luật để giải quyết được căn bản những bất cập, yếu kém trong hệ thống quan hệ
lao động ở nước ta, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Thứ tư, khả năng tiếp tục chuyển đổi thị trường lao động quan hệ lao động phụ thuộc
đáng kể vào việc hoàn thiện các chính sách, thể chế. Điều y lại phụ thuộc vào việc chúng
ta có tận dụng được hội để giải quyết những yếu kém đã được nhận thấy khi thực hiện
tái cấu trúc nền kinh tế hay không? Những quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi mở ra
nhiều lựa chọn mới cho người lao động, sđộng lực để tổ chức công đoàn phải đổi
mới để hoạt động hiệu quả hơn, thiết thực hơn cho người lao động. Công tác quản nhà
nước cần hướng đến mục tiêu đảm bảo an sinh, phúc lợi bảo vệ người lao động theo
nguyên tắc lấy con người làm trung tâm trong quá trình phát triển. ng theo đó, việc hoàn
thiện pháp luật về thỏa ước lao động tập thể ở các cấp cần phù hợp và tương thích với luật
pháp quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập của đất nước tác động của Cách mạng công
nghiệp 4.0.
3. Kết luận
Bài viết xem xét thực trạng lao động-việc m quan hệ lao động hiện nay với những thay
đổi gần đây trong chính sách và thực tiễn trong điều kiện hội nhập của Việt Nam, với mục
tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao vào năm 2030. Bằng
việc phân tích thực trạng lao động - việc làm và quan hệ lao động, bài viết đã chỉ ra những
bất cập, khoảng trống một số giải pháp chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, khắc phục
hạn chế trong lĩnh vực trên. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lOMoARcPSD| 40419767
lượng cao một trong ba khâu đột phá phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập cạnh
tranh quyết liệt để tồn tại phát triển. Cần tạo môi trường điều kiện để phát triển thị
trường lao động hiện đại, thông thoáng, thống nhất. Nâng cao hiệu quả đào tạo nhằm nâng
cao k năng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp
4.0 đang tác động lan tỏa. Kinh tế số k nguyên công nghệ smang đến những
hội bứt phá về năng suất lao động, phát triển nhân lực chất lượng cao nhưng chính hội
này cũng thách thức, đòi hỏi phải những đổi mới trong quản nhà nước trong đào
tạo, phát triển sử dụng lao động. Nếu không đổi mới duy cách làm thì Việt Nam
không chỉ không đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà còn tụt hậu so với các quốc gia
khác.
Trong điều kiện thị trường lao động và hệ thống cung ứng, sản xuất toàn cầu bị ảnh hưởng
mạnh bởi dịch bệnh Covid-19, việc đánh giá lại thực trạng lao động - việc làm và ng tác
quản lý nhà nước về lao động và quan hệ lao động là rất cần thiết trong tình hình mới. Đại
dịch Covid-19 đang làm trầm trọng thêm những khó khăn, thách thức trong thị trường lao
động và cấu lao động của Việt Nam. Tình hình trước hết sẽ phụ thuộc vào sự phục hồi
của thị trường xuất - nhập khẩu của các nước và khu vực sau khi kiểm soát được đại dịch.
Sau Covid-19 quá trình tự động hóa, rôbốt hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, thúc đẩy sự chuyển
đổi cơ cấu lao động - việc làm và cơ cấu ngành nghề của Việt Nam.
Đây là những diến biến mới cần.
| 1/5

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40419767
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC LAO ĐỘNG 1.1 Khái niệm
Theo Các Mác: “sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực lao
động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con
người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó”. Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết
của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức
lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
1.2 Những điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Trong bất cứ xã hội nào sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất nhưng
không phải trong bất kỳ điều kiện nào sức lao động cũng trở thành hàng hóa. Thực tiễn lịch
sử đã cho thấy sức lao động của người nô lệ không phải là hàng hóa bởi vì bản thân người
nô lệ thuộc sở hữu chủ nô nên họ không có quyền bán sức lao động của mình. Người thợ
thủ công tự do tuy được tùy ý sử dụng sức lao động của họ nhưng sức lao động của họ cũng
không phải là hàng hóa vì họ có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm nuôi sống chính mình.
Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có điều kiện nhất định.
Một là, người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động
của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
Hai là, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh
hoạt. Họ trở thành người vô sản theo đúng nghĩa đen, để tồn tại họ buộc phải bán sức lao
động của mình để sống.
Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của lao động mới là
hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định nào đó, các
hình thái sản xuất xã hội cũ bị phá vỡ thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao
động trở thành hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất
hàng hóa trở nên có tính chất phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới trong
lịch sử xã hội – thời đại của chủ nghĩa tư bản.
1.3 Sức lao động là một hàng hóa đặc biệt
Giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường, nó bao gồm cả yếu
tố tinh thần và lịch sử. Về yếu tố tinh thần ngoài nhu cầu về vật chất người công nhân còn
có các nhu cầu khác như văn hóa, tinh thần, học tập,… Về yếu tố lịch sử nhu cầu con người
phụ thuộc vào hoàn cảnh mỗi quốc gia trong từng thời kì đồng thời nó còn phụ thuộc vào
điều kiện địa lí, khí hậu của quốc gia đó. lOMoAR cPSD| 40419767
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN THỊ
TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
2.1 Thực trạng thị trường lao động Việt Nam
2.1.1 Thị trường lao động Việt Nam trước đại dịch covid 19
2.1.2 Thị trường lao động Việt Nam trong đại dịch covid 19
2.2 Khó khăn thị trường lao động Việt Nam trong đại dịch covid 19
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, thị trường lao động có khả năng
chống chịu tương đối vững trong năm đầu của đại dịch, nhưng xu hướng gần đây bắt đầu
phản ánh tác động trực tiếp của đợt bùng phát dịch thứ 4 đến người lao động khi mà trong
9 tháng năm 2021 cả nước có tới hơn 1,3 triệu người lao động thất nghiệp, 1,3 triệu lao
động đã phải về quê do không có việc làm và cuộc sống khó khăn.
Điểm đáng chú ý, ngay sau khi đợt dịch bùng phát hồi tháng 4, đã ảnh hưởng tức thời đến
người lao động. Theo số liệu Tổng cục Thống kê, trong quý II năm 2021, khoảng 12,8 triệu
người từ 15 tuổi trở lên đã bị ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm mất việc làm, tạm nghỉ, làm
việc luân phiên, giảm giờ làm, hoặc giảm thu nhập. Quy mô lực lượng lao động giảm 0,7%
trong khi có thêm 1,6% người lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm trong quý II năm
2021 so với quý II năm 2019. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng thêm lần lượt 0,2
điểm phần trăm và 1,3 điểm phần trăm trong quý II năm 2021 so với quý II năm 2019. Mức
lương thực tế vẫn thấp hơn 1,3% so với quý II năm 2019. Trong quý II năm 2021, tỷ lệ lao
động có việc làm phi chính thức lên đến 57,4%, mức cao nhất trong ba năm qua. Mặc dù
những số liệu trên có vẻ tương đối nhỏ so với nhiều quốc gia khác, kể cả trong khu vực,
nhưng cho thấy sự thay đổi lớn trong lực lượng lao động thường đạt mức toàn dụng lao
động trước đó và đến lương thực tế luôn gần như tự động tăng lên trong thập niên vừa qua.
Bằng chứng này có lẽ thể hiện bức tranh sáng - tối đan xen về tác động đến doanh nghiệp,
với những dấu hiệu cho thấy áp lực tài chính lớn nhưng cũng thể hiện khả năng chống chịu
ở khu vực tư nhân. Nửa đầu năm 2021, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cao
hơn so với số đóng cửa. Kết quả trên cần được diễn giải thận trọng vì nó chỉ phản ánh khu
vực kinh tế chính thức trong khi các doanh nghiệp khu vực phi chính thức có thể dễ bị tổn
thương hơn. Ngoài ra, theo một kết quả khảo sát tần suất cao của Ngân hàng Thế giới năm
2020 đã chỉ ra quan hệ tương quan chặt chẽ giữa sự gia tăng chỉ số mức độ nghiêm ngặt
của Chính phủ và tình trạng tài chính xấu đi ở khu vực tư nhân. Ví dụ, trong đợt cách ly
toàn quốc vào tháng 4/2020, khoảng 81% doanh nghiệp cho biết bị ảnh hưởng bởi khủng
hoảng, khiến cho doanh số của họ giảm 52% so với cùng kỳ năm 2019. Từ đó suy ra, tình
hình tài chính của nhiều doanh nghiệp chắc chắn đã xấu đi kể từ đợt dịch bùng phát gần
đây, khi họ phải đóng cửa, gánh chịu đứt gãy chuỗi cung ứng, hoặc không thể giữ lao động
làm việc tại cơ sở sản xuất kinh doanh do phải cách ly ở nhà. lOMoAR cPSD| 40419767
Tác động kéo dài của đại dịch đến các hộ gia đình đã trở nên rõ nét, thậm chí, ngay từ trước
khi đợt dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 4, vào thời điểm tháng 3 năm 2021, 30% hộ
gia đình có thu nhập thấp hơn so với tháng 3 năm 2020. Khoảng 12% các hộ gia đình này
rơi vào tình trạng khó khăn tài chính khi họ bị mất ít nhất 50% thu nhập. Nữ giới và các hộ
ở nhóm 20% có thu nhập thấp nhất trải qua quá trình phục hồi thu nhập chậm nhất. Khu
vực kinh tế phi chính thức thường gắn liền với an ninh thu nhập thấp hơn, năng suất lao
động thấp hơn, và khả năng tiếp cận tài chính hạn chế, mặc dù ít nhiều đã được tiếp cận
mạng lưới an sinh xã hội.
Ngoài ra, như ở nhiều quốc gia khác, khủng hoảng có tác động liên quan đến giới ở Việt
Nam do nữ giới thường phải gánh trách nhiệm chăm sóc trẻ em nhiều hơn, và đại dịch
COVID-19 càng làm tăng áp lực về thời gian cho nữ giới phải chăm sóc con cái nhiều hơn,
nhất là khi trường học bị đóng cửa, con em của họ phải học online tại nhà. Các nhóm càng
nghèo thì càng dễ bị tổn thương vì họ ít có khoản tiết kiệm hơn và khả năng tiếp cận tài
chính hạn chế hơn. Ngoài ra, có thể thấy chênh lệch vùng miền trong xu hướng thu nhập
hộ gia đình, trong đó khu vực duyên hải Nam Trung Bộ (khu vực có thành phố Đà Nẵng)
và thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các biện pháp y tế dự phòng và hạn
chế đi lại quốc tế do du lịch và kinh doanh dịch vụ chiếm một phần lớn trong quy mô kinh tế các tỉnh này.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG SAU KHỦNG
HOẢNG ĐẠI DỊCH COVID 19 2.4. Một số giải pháp
Sau đây là một số định hướng giải pháp nhằm hoàn thiện thị trường lao động và quan hệ lao động ở Việt Nam:
Thứ nhất, về lâu dài năng suất lao động phải trở thành một nhân tố quan trọng khi xác định
mức lương tối thiểu cho người lao động và gia đình họ. Trước mắt, Việt Nam áp dụng xem
xét các chi phí sinh hoạt khi xác định, tính toán mức lương tối thiểu. Bảo hiểm thất nghiệp
hiệu quả hơn các trợ cấp thôi việc trong việc chia sẻ rủi ro khi bị thôi việc, mất việc làm.
Khả năng thay thế trợ cấp thôi việc bằng bảo hiểm thất nghiệp đã được quy định trong Luật
Lao động hiện nay, mặc dù vậy trên thực tế hệ thống trợ cấp thôi việc vẫn được duy trì. Để
đảm bảo tính linh hoạt của thị trường lao động và bảo đảm an sinh xã hội cho người lao
động, cần mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm thất nghiệp và các chương trình thị trường lao
động chủ động để đưa người lao động mất việc quay lại với thị trường. Trong bối cảnh hội
nhập và ảnh hưởng lan tỏa của CMCN4.0, cần dự báo được cung – cầu lao động, đánh giá
cơ cấu ngành nghề mới để dự báo nhu cầu việc làm và khả năng dung nạp của thị trường
lao động. Cần có kế hoạch chủ động đào tạo lao động có tay nghề, kiến thức chuyên môn,
đồng thời hỗ trợ cho những lao động ngoài 40 tuổi không còn thời gian để đào tạo lại để thích ứng với CMCN4.0. lOMoAR cPSD| 40419767
Thứ hai, về quan hệ lao động, cần tiếp tục tăng cường các nỗ lực trong ngắn hạn nhằm tăng
cường năng lực cho các tổ chức công đoàn bằng nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ năng
thương lượng tập thể, xử lý tranh chấp lao động, lãnh công, đình công, v.v… Bên cạnh đó
cần nâng cao năng lực, khả năng của chính người lao động trên cơ sở đảm bảo lợi ích của
chính mình. Về trung hạn, cần xem xét các biện pháp cụ thể hơn như đảm bảo sự độc lập
giữa ban lãnh đạo và công đoàn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đơn giản hóa
các quy định về giải quyết tranh chấp lao động song song với những cải cách về thể chế,
phù hợp với một nền kinh tế thị trường hội nhập (như việc cho phép thành lập Hội đồng
quản lý ở cấp doanh nghiệp giống như ở nhiều nước châu Âu và Hàn Quốc đã làm).
Thứ ba, cần sớm hình thành hệ thống hòa giải và trọng tài lao động. Việc giải quyết tranh
chấp cần đáp ứng nhu cầu và lợi ích của các bên (người lao động, người sử dụng lao động
và nhà nước) theo đúng tinh thần của Bộ luật Lao động 2019 mới ban hành. Người lao
động làm việc trong một doanh nghiệp có quyền được thành lập và tham gia tổ chức đại
diện ở cấp cơ sở theo sự lựa chọn của họ mà không cần phải xin phép trước. Mô hình luật
sư nơi làm việc cần được thử nghiệm hoạt động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động cũng như nâng cao năng lực cho người lao động. Đây là những thách thức
đối với hoạt động quản lý nhà nước về lao động trong việc đăng ký và giám sát việc thành
lập các tổ chức của người lao động cả về quy định pháp luật, quản lý các hoạt động trong
thực tiễn và xử lý các tranh chấp phát sinh. Việc nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính
sách, pháp luật để giải quyết được căn bản những bất cập, yếu kém trong hệ thống quan hệ
lao động ở nước ta, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Thứ tư, khả năng tiếp tục chuyển đổi thị trường lao động và quan hệ lao động phụ thuộc
đáng kể vào việc hoàn thiện các chính sách, thể chế. Điều này lại phụ thuộc vào việc chúng
ta có tận dụng được cơ hội để giải quyết những yếu kém đã được nhận thấy khi thực hiện
tái cấu trúc nền kinh tế hay không? Những quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi mở ra
nhiều lựa chọn mới cho người lao động, và sẽ là động lực để tổ chức công đoàn phải đổi
mới để hoạt động hiệu quả hơn, thiết thực hơn cho người lao động. Công tác quản lý nhà
nước cần hướng đến mục tiêu đảm bảo an sinh, phúc lợi và bảo vệ người lao động theo
nguyên tắc lấy con người làm trung tâm trong quá trình phát triển. Cũng theo đó, việc hoàn
thiện pháp luật về thỏa ước lao động tập thể ở các cấp cần phù hợp và tương thích với luật
pháp quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập của đất nước và tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0. 3. Kết luận
Bài viết xem xét thực trạng lao động-việc làm và quan hệ lao động hiện nay với những thay
đổi gần đây trong chính sách và thực tiễn trong điều kiện hội nhập của Việt Nam, với mục
tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao vào năm 2030. Bằng
việc phân tích thực trạng lao động - việc làm và quan hệ lao động, bài viết đã chỉ ra những
bất cập, khoảng trống và một số giải pháp chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, khắc phục
hạn chế trong lĩnh vực trên. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lOMoAR cPSD| 40419767
lượng cao là một trong ba khâu đột phá phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập và cạnh
tranh quyết liệt để tồn tại và phát triển. Cần tạo môi trường và điều kiện để phát triển thị
trường lao động hiện đại, thông thoáng, thống nhất. Nâng cao hiệu quả đào tạo nhằm nâng
cao kỹ năng và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp
4.0 đang có tác động lan tỏa. Kinh tế số và kỷ nguyên công nghệ số mang đến những cơ
hội bứt phá về năng suất lao động, phát triển nhân lực chất lượng cao nhưng chính cơ hội
này cũng là thách thức, đòi hỏi phải có những đổi mới trong quản lý nhà nước trong đào
tạo, phát triển và sử dụng lao động. Nếu không đổi mới tư duy và cách làm thì Việt Nam
không chỉ không đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà còn tụt hậu so với các quốc gia khác.
Trong điều kiện thị trường lao động và hệ thống cung ứng, sản xuất toàn cầu bị ảnh hưởng
mạnh bởi dịch bệnh Covid-19, việc đánh giá lại thực trạng lao động - việc làm và công tác
quản lý nhà nước về lao động và quan hệ lao động là rất cần thiết trong tình hình mới. Đại
dịch Covid-19 đang làm trầm trọng thêm những khó khăn, thách thức trong thị trường lao
động và cơ cấu lao động của Việt Nam. Tình hình trước hết sẽ phụ thuộc vào sự phục hồi
của thị trường xuất - nhập khẩu của các nước và khu vực sau khi kiểm soát được đại dịch.
Sau Covid-19 quá trình tự động hóa, rôbốt hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, thúc đẩy sự chuyển
đổi cơ cấu lao động - việc làm và cơ cấu ngành nghề của Việt Nam.
Đây là những diến biến mới cần.