tiểu luận kinh tế vi mô và ứng dụng | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Gạo là một sản phẩm tiêu chuẩn hóa, đồng nhất. Nhiều hộ sản xuất cùng một loại gạo, khiến người tiêu dùng không thể phân biệt được sản phẩm của cơ sở sản xuất nào. Trên thị trường, gạo ở các nơi sản xuất khác nhau có thể thay thế hoàn hảo cho nhau.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47206071 TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN KINH TẾ VI MÔ ỨNG DỤNG
Giảng viên giảng dạy: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa
Mã lớp học phần: 22C2ECO50113801 Nhóm thực hiện: Họ và tên MSSV lOMoAR cPSD| 47206071
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA KINH TẾ VI MÔ ỨNG DỤNG
Tập đoàn Lộc Trời Ngô Quốc Long 33221020193
Lê Thị Ngọc Sang 33221020471 Mâu Mỹ Ngân 87223020227
Lê Phương Uyên 33221020447
Mai Thị Thu Nghĩa 33221020226
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2022 MỤC LỤC
1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÀNH ......................................................................................................... 2
1.1 Phân tích thị trường ngành .................................................................................................................. 2
1.1.1 Cấu trúc và đặc điểm thị trường ...................................................................................................... 2
1.1.2 Thực trạng thị trường hiện nay ........................................................................................................ 2
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung – cầu hiện nay ................................................................................. 3
1.3 Thị phần của doanh nghiệp và điều kiện thị trường .......................................................................... 3
1.4 Các mối đe dọa gia nhập và yếu tố môi trường từ bên ngoài tác động đến doanh nghiệp ............. 4
1.4.1 Các mối đe dọa, rào cản gia nhập ................................................................................................... 4
1.4.2 Các yếu tố môi trường bên ngoài ..................................................................................................... 4
1.4.3 Sự thay đổi cơ cấu ngành và động lực phát triển ............................................................................. 5
2 PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP ................................................................................................................. 5
2.1 Phân tích về phía người tiêu dùng (NTD) ........................................................................................... 5
2.2 Quy trình sản xuất ................................................................................................................................ 7
2.3 Phân tích về cấu trúc chi phí ................................................................................................................ 7
3 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................ 8
3.1 Những cạnh tranh mà doanh nghiệp phải đối mặt hiện nay ............................................................. 8
3.2 Ứng phó của doanh nghiệp ................................................................................................................... 8
3.3 Chiến lược gia nhập .............................................................................................................................. 8
3.4 Mô hình chiến lược ................................................................................................................................ 8
3.5 Khuyến nghị ........................................................................................................................................... 9
4 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................... 9 22C2ECO50113801 lOMoAR cPSD| 47206071
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA KINH TẾ VI MÔ ỨNG DỤNG
Tập đoàn Lộc Trời 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ NGÀNH 1.1
Phân tích thị trường ngành
1.1.1 Cấu trúc và đặc điểm thị trường
“Đặc điểm của loại thị trường lúa gạo:
Gạo là một sản phẩm tiêu chuẩn hóa, đồng nhất. Nhiều hộ sản xuất cùng một loại gạo, khiến
người tiêu dùng không thể phân biệt được sản phẩm của cơ sở sản xuất nào. Trên thị trường, gạo
ở các nơi sản xuất khác nhau có thể thay thế hoàn hảo cho nhau.
Do lúa gạo là lương thực thiết yếu nên trên thị trường có vô số người bán và người mua, sản
lượng của mỗi người sản xuất làm ra chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong sản lượng chung của toàn ngành
nên mỗi người bán và người mua không ảnh hưởng đến tình hình chung của thị trường.
Việc gia nhập hoặc rời khỏi thị trường của một cá nhân không bị ràng buộc bởi bất kỳ rào cản nào.
Giá gạo hoàn toàn do thị trường quyết định, được hình thành thông qua quan hệ cung cầu trên thị trường. P P0 D 1 Q
Bất kể có bao nhiêu sản phẩm được bán, người bán đang bán với giá thị trường.
Nếu người bán bán với giá cao hơn P0, người mua sẽ chuyển sang sản phẩm của hãng khác,
sản phẩm này giống với sản phẩm của hãng. Như vậy, người bán sẽ không bán bất kỳ sản phẩm
nào. Người bán cũng có thể bán bao nhiêu tùy thích ở mức giá P0 nên họ sẽ không bán ở mức giá
thấp hơn nên đường cầu nằm ngang.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là trạng thái trong
đó có nhiều nhà sản xuất, mỗi người không kiểm soát
được giá sản phẩm của mình. Qua những đặc điểm trên
có thể nhận định thị trường lúa gạo là một ví dụ về cấu
trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo.”
1.1.2 Thực trạng thị trường hiện nay
“Ngành lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong về
chính trị-xã hội, môi trường và kinh tế ở Việt Nam. Lúa
gạo chiếm 88,6% tổng sản lượng lương thực có hạt và
chiếm khoảng 7,3% tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm,
thủy sản của Việt Nam.”
“Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, trong tháng 10
xuất khẩu gạo của Việt Nam ước đạt 700.000 tấn, trị giá
đạt 334 triệu USD. Trong 10 tháng đầu năm 2022, xuất
khẩu gạo Việt Nam đạt khoảng 6 triệu tấn, kim ngạch
đạt gần 3 tỷ USD, tăng hơn 17% về khối lượng và hơn
7% về giá trị so với cùng 10 tháng đầu năm 2021. lOMoAR cPSD| 47206071
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA KINH TẾ VI MÔ ỨNG DỤNG
Tập đoàn Lộc Trời
Sản lượng trên đã đạt sát mốc so với mục tiêu năm 2022 và mức giá đang bỏ cách xa Thái
Lan 23 USD/tấn. Như vậy, lượng gạo xuất khẩu trung bình 10 tháng năm 2022 là hơn 600.000
tấn/tháng, giá gạo bình quân ước đạt 484 USD/tấn.”
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong tháng 10, giá gạo 5% tấm của Việt Nam
là 425 – 430 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay. Giá gạo xuất của Việt
Nam vẫn ở mức cao nhất thế giới trong những ngày đầu tháng 11/2022.
Việc giá gạo xuất bình quân của Việt Nam tăng cao được cho là nhờ thời gian gần đây, xuất
khẩu gạo Việt Nam đã có sự dịch chuyển mạnh sang phân khúc gạo thơm và gạo chất lượng cao
cũng như do chi phí đầu vào tăng cao (phân bón). 1.2
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung – cầu hiện nay
Đại dịch Covid-19, chiến tranh Nga – Ukraine đã buộc nhiều quốc gia phải tăng cường dự
trữ lương thực, đặc biệt là gạo. Do vậy, nguồn cung đang thắt chặt ở các nước xuất khẩu gạo và
các nước nhập khẩu cũng đang đẩy mạnh nhập khẩu để dự phòng, từ đó đẩy giá gạo lên cao.
Theo Viện Chính sách và chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn, ngành gạo Việt trong
những năm gần đây đang có sự chuyển dịch từ gạo ở phân khúc thấp sang gạo chất lượng cao.
Nhờ đó, xuất khẩu gạo sang các thị trường khó tính ghi nhận mức tăng trưởng mạnh. Đơn cử,
xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ 8 tháng năm nay tăng 84,8%, sang thị trường EU tăng 82,2%.
Bên cạnh đó, việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo 100% và đánh thuế gạo trắng 20% cùng với tình
hàng khan hiếm lương thực trên thế giới thì đây là cơ hội cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam
trong những tháng cuối năm.
Theo ông Phạm Thái Bình, “nguyên nhân là do thời tiết khắc nghiệt ở nhiều quốc gia châu
Á, nơi chiếm 90% sản lượng gạo toàn cầu, tình trạng biến đổi khí hậu, hạn hán gay gắt ở Mỹ,
châu Âu và Trung Quốc, nước có nhu cầu tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, đang đặt nguồn cung gạo
vào tình trạng thiếu hụt.” 1.3
Thị phần của doanh nghiệp và điều kiện thị trường
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang tập trung đầu tư vào phát triển cánh đồng lớn, liên kết
trực tiếp với nông dân để sản xuất, kinh doanh lúa gạo bền vững, có truy xuất nguồn gốc và xây
dựng thương hiệu để tăng khả năng cạnh tranh lâu dài trên thị trường trong nước và quốc tế, quyết
tâm phát triển ngành lúa gạo theo hướng chất lượng, giá trị cao. 22C2ECO50113801 lOMoAR cPSD| 47206071
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA KINH TẾ VI MÔ ỨNG DỤNG
Tập đoàn Lộc Trời
Hiện nay, Lộc Trời đang dẫn đầu thị phần gạo có thương hiệu trong nước với thương hiệu
Hạt Ngọc Trời, tiên phong xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo bền vững tại Việt Nam.
Mới đây với mục tiêu mở rộng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn gắn với cơ giới hóa đồng
bộ, nâng cao chất lượng nông sản, tăng năng suất để tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống cho
bà con nông dân. Lộc Trời vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Thương mại cổ phần
Quân Đội (MB bank) và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang về việc phát triển
vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao cho tới 31/12/2024, ước tính tổng trị giá của việc hợp tác
này lên tới 12.000 tỷ đồng/năm. 1.4
Các mối đe dọa gia nhập và yếu tố môi trường từ bên ngoài tác động đến doanh nghiệp
1.4.1 Các mối đe dọa, rào cản gia nhập
Với ngành lúa gạo, là thị trường tự do, thì mối đe dọa có thể liệt kê là sự lũng đoạn của 1
nhóm các ông lớn, sự o ép về thị phần, sự xuất hiện của các cty mới nổi có công nghệ tiên tiến
hơn để tối ưu chi phí, tăng năng suất, lập nên các chuỗi kinh doanh liên kết.
Khi sản phẩm, dịch vụ của một bên có giá tăng lên, khách hàng sẽ có xu hướng chuyển sang
sử dụng sản phẩm, dịch vụ thay thế của đối thủ.
Thị trường lúa gạo là thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Ngành có số lượng các doanh nghiệp
cung ứng rất lớn với sản phẩm có tính đồng nhất cao. Một công ty cá biệt không có khả năng chi
phối đến giá, ít quan tâm đến hoạt động tiếp thị và cạnh tranh.
Rào cản gia nhập ngành là sự cản trở, những lực cản khi các công ty ngoài ngành tham gia
vào ngành. Các ngành hàng khác nhau sẽ có mức độ khó khăn hay dễ dàng gia nhập khác nhau.
Những rào cản gia nhập ngành chủ yếu gồm có: - Vốn đầu tư. - Hiệu quả theo quy mô.
- Quy định về bằng phát minh sáng chế. - Giấy phép kinh doanh.
- Nguyên nhiên vật liệu.
- Địa điểm sản xuất.
- Danh tiếng của công ty hiện có. - Sự liên kết dọc.
- Tính cơ động trong sản xuất, phân phối.
Khi rào cản gia nhập ngành càng cao thì sẽ ngăn chặn các đối thủ gia nhập thị trường và mức
độ cạnh tranh trong ngành cũng thấp hơn. Ngược lại, khi rào cản gia nhập ngành thấp đi thì các
đối thủ có thể dễ dàng gia nhập thị trường và cạnh tranh.
1.4.2 Các yếu tố môi trường bên ngoài
Các yếu tố như chính trị, khoa học công nghệ, kinh tế xã hội (gọi chung là mô hình PEST):
Chính trị - luật pháp (Policy): các quy định của pháp luật thay đổi làm xuất hiện các cơ chế
khác nhau, các cty mới nổi sẽ dựa vào đó mà pháp triển, hoặc đối thủ từ nước ngoài dựa vào chính
sách khuyến khích FDI mà tăng đầu tư. Ví dụ, sự thay đổi của các chính phủ nhằm thúc đẩy tư
nhân hóa sản xuất trong các ngành công nghiệp sẽ khiến cho hoạt động tái cơ cấu các doanh
nghiệp nhà nước để chuyển sang mô hình doanh nghiệp mới diễn ra mạnh mẽ hơn, từ đó làm thay
đổi chiến lược của các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp trong việc chia sẻ các nguồn lực sản xuất. lOMoAR cPSD| 47206071
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA KINH TẾ VI MÔ ỨNG DỤNG
Tập đoàn Lộc Trời
Kinh tế (Economic): Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố kinh tế ở mức độ địa phương,
quốc gia hay quốc tế của mỗi nước mà tại đó các doanh nghiệp đặt các hoạt động kinh doanh của
mình. Các đặc điểm chủ yếu của môi trường kinh tế bao gồm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất
nghiệp, tỷ lệ lạm phát, thâm hụt hoặc thặng dư thương mại, tỷ lệ tiết kiệm, và thu nhập bình quân
đầu người... Sự phát triển của thị trường tài chính cũng là đặc điểm đáng lưu tâm bởi nó có thể
ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng, thu nhập và sự thuận lợi trong việc phát triển các
ngành công nghiệp của quốc gia.
Khoa học (Science) và kỹ thuật (Technology): Sự thay đổi của công nghệ tác động tới nhiều
mặt của đời sống xã hội như thói quen tiêu dùng, nhu cầu sản phẩm, nguyên vật liệu… Tất cả cả
những yếu tố này đều tác động trực tiếp tới những thay đổi của doanh nghiệp về chiến lược kinh
doanh. Môi trường công nghệ bao gồm các tổ chức và các hoạt động tạo ra tri thức mới, công
nghệ mới mà những tri thức đó được ứng dụng trong việc sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ,
quy trình và vật liệu mới cho xã hội. Tốc độ phát triển kỹ thuật công nghệ có khả năng tác động
to lớn, trên diện rộng đến toàn xã hội, và hoạt động của các doanh nghiệp như kỹ thuật di truyền,
sự gia tăng của Internet, và những thay đổi trong công nghệ truyền thông. Thay đổi công nghệ có
thể khuyến khích sự ra đời của ngành công nghiệp mới.
1.4.3 Sự thay đổi cơ cấu ngành và động lực phát triển
Trước sức ép và sự biến động sâu rộng của các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
(SWOT), việc doanh nghiệp chỉ đi theo phát triển 1 mặt hàng duy nhất làm mũi nhọn sẽ rất nguy
hiểm. Nên doanh nghiệp buộc phải cơ cấu liên tục để tìm ra hướng đi mới, xâm chiếm các thị
trường mới. Lộc Trời là tập đoàn lớn dĩ nhiên sẽ không bỏ mấy mối to mà đi kiếm đồng lẻ từ thị
trường ngách. Họ sẽ chú ý đến đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng nguồn khách hàng và đa dạng
trong cơ cấu nhóm ngành chủ lực.
Thay vì tập trung các loại gạo cao cấp dành cho giới thu nhập cao hay xuất khẩu các nước
phát triển (gặp cạnh tranh rất lớn và rào cản kỹ thuật) thì Lộc Trời có thể phát triển các loại gạo
thứ cấp hơn dành cho thị trường bình dân và nông thôn. Thay vì tập trung lúa gạo thì Lộc Trời
phát triển các trung tâm R&D trong lai tạo giống, vật tư nông nghiệp, ... đó là đang nói về bản
thân Lộc Trời. Còn nếu nói ngành lúa gạo Việt Nam thì có thể nêu: thâm canh thay vì quảng canh,
đầu tư nguồn giống giảm phụ thuộc nước ngoài, thay vì thuần trồng trọt và sản xuất thì mở rộng
thêm chế biến mặt hàng giá trị gia tăng khác hoặc chuyển qua dịch vụ nông nghiệp (lập trang trại,
cho thuê máy móc, cho thuê kỹ thuật canh tác, ..)
2 PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP 2.1
Phân tích về phía người tiêu dùng (NTD)
Với sứ mệnh phát triển bền vững cùng người nông dân, Lộc Trời đã thành công khi thiết lập
nên chuỗi sản phẩm lúa gạo. Bắt nguồn công việc nghiên cứu khoa học, phát triển nhiều giống
lúa mới thành công để cung cấp cho thị trường.
Với mục đích nâng cao chất lượng hạt gạo, tập đoàn đã bắt tay với nông dân để tạo ra các
vùng trồng nguyên liệu có quy trình sản xuất được kiểm soát bởi các kỹ sư có trình độ chuyên
môn cao. Góp phần mang sản phẩm lúa gạo là sản phẩm đáng tin cậy trên thị trường trong và ngoài nước.
Đáp lại những phấn đấu đó, năm 2018 lần đầu tiên gạo Việt Nam vượt qua gạo thơm của 2
đất nước Thái Lan và Campuchia vươn lên giành giải nhất của cuộc thi gạo thơm trong Hội nghị
Thương mại lúa gạo Năm Châu được tổ chức tại Trung Quốc.
Tiếp tục với đó, mức doanh thu lên tới 9.403 tỷ đồng và gạo Việt dần tiến ra thị trường thế
giới, đem đến các giá trị bền vững cho các bên liên quan, góp phần cho sự phát triển của đất nước. 22C2ECO50113801 lOMoAR cPSD| 47206071
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA KINH TẾ VI MÔ ỨNG DỤNG
Tập đoàn Lộc Trời
Nhu cầu gạo toàn cầu ngày càng tăng khi sản lượng của Ấn Độ thấp và nhập khẩu của
Philippines tăng do khả năng sản xuất giảm và ảnh hưởng từ mưa bão trong các tháng cuối năm
2022, nên doanh số bán của Tập đoàn cũng tăng.
Giá gạo Thái Lan có dấu hiệu phục hồi từ tháng những tháng cuối năm 2021, khiến cho giá
xuất khẩu của gạo Việt Nam có xu hướng giảm dần. Trong thời gian tới, hy vọng giá gạo của Lộc
Trời sẽ có khởi sắc, phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu từ các thị trường xuất khẩu ở thị trường châu Á của
doanh nghiệp này đạt trên 200 tỷ đồng, tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2021. Để cải thiện lợi
nhuận Lộc Trời cũng đang dần xuất khẩu sang thị trường EU, Anh…
Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt hơn 3 tỷ đồng, tăng trên 44% so với cùng thời điểm
năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 3.1%, tăng 120 điểm so với cùng kỳ. Qua đó, Tập đoàn thực hiện
được hơn nửa số kế hoạch doanh thu của năm. lOMoAR cPSD| 47206071
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA KINH TẾ VI MÔ ỨNG DỤNG
Tập đoàn Lộc Trời 2.2
Quy trình sản xuất
Với cam kết “Cùng nông dân phát triển bền vững”, Lôc Trời phát triển năng lực tổ chức sảṇ
xuất nông sản trên quy mô lớn, liên kết với các hợp tác xã và hơn 200.000 hộ nông dân, xây dựng
và hướng dẫn thực hiện các quy trình canh tác nhằm tối ưu hoá, cơ giới hóa các hoạt động mùa
vụ, tổ chức thu hoạch và vân chuyển… giúp nâng cao hiệ u quả sản xuất và tiết giảm chị phí, đảm
bảo lợi nhuân ổn định và góp phần nâng cao chất lượng đời sống tại khu vực nông ̣ thôn.
Với đàu vào là vốn, giống, kỹ thuật canh tác, đội ngũ kỹ sư, Lộc Trời tiến hành quy trình
canh tác, quản lý mùa vụ đến với người nông dân theo mô hình liên kết Lộc Trời 1 2 3 cho lúa
gạo, sử dụng năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực quản lý mùa vụ, ứng dụng các giải pháp
công nghệ cao để điều phối sản xuất tổng thể, tiết giảm chi phí đảm bảo lợi nhuận hài hòa cho các bên.
Mô hình liên kết sản xuất Lộc Trời là mô hình “bao lợi nhuận”, đảm bảo lợi nhuận cố định,
ổn định cho nông dân, tạo ra các sản phẩm nông sản chất lượng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. 2.3
Phân tích về cấu trúc chi phí
- Chi phí thuê đất và chi phí phát sinh (hợp đồng thuê đất thời hạn từ 2-50 năm).
- Công cụ, dụng cụ: tất cả tài sản Tập đoàn nắm giữ, nguyên giá thấp nhất 30 triệu đồng, phân
bổ trong thời gian từ 2-10 năm.
- Chi phí bảo trì, sửa chữa tài sản cố định, thời gian phân bổ từ 2-3 năm.
- Cổ phần hóa mang lại lợi thế thương mại từ việc mua lại công ty con.
- Các khoản phải trả người bán và phải trả khác được thể hiện theo giá gốc.
- Dự trù chi phí bảo hành: công trình xây dựng, dịch vụ xây lắp máy. - Dự phòng trợ cấp thôi
việc cho NLĐ theo Luật lao động Việt Nam. - Phát hành trái phiếu, các khoản chiết khấu,
phụ trội được phân bổ dần theo kỳ hạn trái phiếu.
- Chi phí phát sinh liên quan đến phát hành cổ phiếu, trừ thuế được ghi giảm vào thặng dư cổ phần.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên lợi nhuận/lỗ của năm.
- Quỹ khen thưởng và phúc lợi.
- Các quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển, sở hữu.
- Doanh thu và thu nhập khác.
- Các khoản thanh toán thuê khác. - Chi phí đi vay. 22C2ECO50113801 lOMoAR cPSD| 47206071
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA KINH TẾ VI MÔ ỨNG DỤNG
Tập đoàn Lộc Trời
3 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP 3.1
Những cạnh tranh mà doanh nghiệp phải đối mặt hiện nay - Cạnh tranh về giá cả
- Cạnh tranh về thị phần
- Cạnh tranh về kỹ thuật công nghệ. - Cạnh tranh về vốn.
- Cạnh tranh vê nguồn nhân lực 3.2
Ứng phó của doanh nghiệp
Trước sức ép từ cạnh tranh về giá, doanh nghiệp chủ động đưa ra chiến lược mới nhằm giảm
thiểu rủi ro và tác động tiêu cực:
- Đa dạng hóa các sản phẩm.
- Phát triển sản phẩm ở các phân khúc khác nhau nhằm phủ rộng nhiều tầng lớp khách hàng.
- Liên kết với các công ty khác nhằm giảm chi phí, tăng hiệu suất khi thác như kết hợp
Syngenta (BVTV) tạo ra chuỗi mô hình giống – nuôi trồng – thu hoạch. 3.3
Chiến lược gia nhập
Nhận thấy với việc cấp thiết phải có đối sách hạn chế các rủi ro từ những đối thủ tiềm ẩn,
đồng thời việc thị trường phân khúc thấp và nội địa vẫn còn bỏ ngỏ cho các sản phẩm ngoại từng
bước xâm nhập. Lộc Trời đã thực hiện chiến lược cạnh tranh giá để gia nhập thị trường nội địa.
Doanh nghiệp định giá bán ban đầu tương đối thấp cho sản phẩm mới để khuyến khích người
mua nhằm nhanh chóng mở rộng thị trường tăng khối lượng tiêu thụ. Mục tiêu là sau một thời
gian, doanh nghiệp sẽ chiếm được thị phần lớn và có thể dẫn đầu về tỉ phần thị trường. 3.4
Mô hình chiến lược
Một kịch bản có thể kể đến mô tả cho chiến lược này của doanh nghiệp có thể xảy ra như sau:
Dòng sản phẩm truyền thống và chủ lực của Lộc Trời là lúa gạo. Với đặc trưng của ngành
nghề, doanh nghiệp thay đổi thị trường và khách hàng. Thay vì chỉ tập trung vào xuất khẩu sang
các nước phát triển, vốn ngày càng khó khăn vì rào cản kỹ thuật và các đối thủ mới nổi. Thì nay,
Lộc Trời phát triển trung tâm R&D, tạo ra các giống lúa khác nhau bên cạnh giống nổi tiếng là
Lộc Trời 28. Tập trung thâm canh tại ĐBSCL phát triển giống lúa thơm, phục vụ thị trường nội
địa, nơi mà các doanh nghiệp nội bỏ trống để các sản phẩm gạo nước ngoài chiếm lĩnh. Năm
2018, với chuyển dịch mạnh mẽ thị phần và xuất hiện giống lúa thơm AGPPS 103 hay giống
OM 18 cho ra phẩm chất tốt, giá cả phải chăng đã từng bước chiến thắng lại các sản phẩm ngoại
nhập, tiếp cận nhiều phân khúc khách hàng và tại dựng niềm tin dân chúng về sản phẩm Việt.
Nếu so sánh với lý thuyết trò chơi, thì chiến lược này của Lộc Trời có thể hiểu như sau: lOMoAR cPSD| 47206071
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA KINH TẾ VI MÔ ỨNG DỤNG
Tập đoàn Lộc Trời Thị phần (%) Đối thủ Giảm giá Tăng giá Giảm giá 40 - 60 60 - 40 Lộc trời Tăng giá 30 -70 30 - 70
Khi đối thủ lựa chọn giảm giá sản phẩm, Lộc Trời đặt mình vào vị trí của đối thủ và nhận ra
đối thủ sẽ giảm giá trong bất kỳ trường hợp nào để dành khách hàng.
Do dó, Lộc Trời buộc phải giảm giá sản phẩm để cạnh tranh, tiếp cận sản phẩm của mình đến
mọi phân khúc khách hàng. 3.5 Khuyến nghị
Với lợi thế có được qua chiến lược mới trên, khẳng định tầm nhìn và bản lĩnh của doanh
nghiệp đầu ngành. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn rất rộng, và khả năng xuất hiện các thương hiệu
khác gia nhập và cạnh tranh trực tiếp vẫn còn hiện hữu. Do đó, bên cạnh củng cố thị phần sản
phẩm hiện có, Lộc Trời cần có những động thái củng cố và phát triển thế mạnh của mình:
Một là, nên chú trọng đến việc R&D thêm giống thay thế, giảm thời gian canh tác, chống
chọi sâu bệnh, nhằm giảm chi phí và an toàn.
Hai là, tiến tới xuất khẩu giống, kỹ thuật canh tác, sản xuất ra sản phẩm ngay tại thị trường
nước ngoài, vừa tạo danh tiếng vừa tiết kiệm thời gian và chi phí so với xâm nhập thị trường theo cách truyền thống.
Ba là, với thế mạnh về nông nghiệp, kết hợp với các tổ chức nghiên cứu về giống, kỹ thuật,
chế biến, tiến tới mô hình sản xuất bền vững.
Bốn là, các sản phẩm giá trị gia tăng đi kèm trong quá trình chế biến lúa gạo là một nguồn
nguyên liệu dồi dào cho các ngành công nghiệp phụ trợ khác như thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn
chăn nuôi, dầu thực vật.
Năm là, bắt kịp xu hướng thực phẩm xanh, an toàn, thực phẩm hữu cơ, tạo ra một hệ sinh thái
đa dạng chủng loại, giá cả.
Với tiềm năng rất lớn tại thị trường trong nước, các thay đổi là cần thiết để Lộc Trời tứng
bước xây dựng hình ảnh thương hiệu, lòng tin và tạo tiền đề phát triển hệ sinh thái kết hợp 4 nhà
(nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà nước), hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững.
4 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời
https://loctroi.vn/UploadFiles/ImgUpload/files/20190619%20-
%20LOC%20TROI%20%20AR%202018%20-%20VN.pdf
2. Doanh thu năm 2022 của Lộc Trời có thể tăng trưởng hai con số nhờ mở rộng thị
trường xuất khẩu https://vietnambiz.vn/doanh-thu-nam-2022-cua-loc-troi-co-the-tang-
truong-hai-con-sonho-mo-rong-thi-truong-xuat-khau-202210775454198.htm
3. Lộc Trời xuất khẩu gạo với thương hiệu "Cơm ViệtNam Rice" sang thị trường châu Âu
https://baodautu.vn/loc-troi-xuat-khau-gao-voi-thuong-hieu-com-vietnam-rice-sang-
thitruong-chau-au-d169005.html 22C2ECO50113801 lOMoAR cPSD| 47206071
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA KINH TẾ VI MÔ ỨNG DỤNG
Tập đoàn Lộc Trời
4. Lộc Trời và hành trình sản xuất nông nghiệp bền
vữnghttps://www.tinnhanhchungkhoan.vn/loc-troi-va-hanh-trinh-san-xuat-nong-nghiep- benvung-post286534.html
5. Tập đoàn Lộc Trời: Vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng nông thôn mới
tạivùng Đồng bằng sông Cửu Long https://www.moha.gov.vn/in-tin-bai/tin-bai- 45574.html
6. Liên kết sản xuất - hướng đi bền vững cho nông nghiệp An
Gianghttps://angiang.gov.vn/wps/portal/Home/chi-tiet-tin-tuc/lien-ket-san-xuat-huong-
di-benvung-cho-nong-nghiep-an-giang
7. Giá xuất khẩu của gạo Việt sẽ cao đến hết năm 2022 https://congthuong.vn/gia-xuat-
khau-cua-gao-viet-se-cao-den-het-nam-2022226361.html