-
Thông tin
-
Quiz
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh | Đại học Hồng Đức
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh | Đại học Hồng Đức. Tài liệu gồm 46 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị kinh doanh(DHHD) 30 tài liệu
Đại học Hồng Đức 235 tài liệu
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh | Đại học Hồng Đức
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh | Đại học Hồng Đức. Tài liệu gồm 46 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh(DHHD) 30 tài liệu
Trường: Đại học Hồng Đức 235 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hồng Đức
Preview text:
1 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 3 I.
GIỚI THIỆU CỬA HÀNG ......................................................................................................................... 4 1. Giới thiệu.
II. SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CỦA CỬA HÀNG
1. Mô tả sản phẩm
3. Sản phẩm, dịch vụ trong tương lai ........................................................................................................ 4
III. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
1. Thị trường tổng thể 2.Phân khúc thị trường
3.Thị trường trọng tâm
4. Phân tích cạnh tranh ............................................................................................................................ 8
IV. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT ................................................................................................................ 11 4.1.
Điểm mạnh: .................................................................................................................................... 11 4.2.
Điểm yếu: ........................................................................................................................................ 12 4.3.
Cơ hội: ............................................................................................................................................. 12 4.4.
Thách thức: ..................................................................................................................................... 12
V. KẾ HOẠCH TIẾP THỊ ................................................................................................................................ 13
1. Mục tiêu tiếp thị: ................................................................................................................................ 13
2. Chiến lược tiếp thị: ............................................................................................................................. 13
3. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng: ................................................................................................................ 15
4. Giá bán sản phẩm: .............................................................................................................................. 15
VI. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG............................................................................................................... 15
1. Các sản phẩm mà của hàng định kinh doanh .................................................................................... 15
2. Nhà cung cấp ......................................................................................................................................... 16
3. Phương thức giao hàng ......................................................................................................................... 21
4. Máy móc thiết bị .................................................................................................................................... 22
5. Công thức chế biến. ............................................................................................................................... 22
5.1 làm bánh tráng trộn. ........................................................................................................................... 22
a. Nguyên liệu: ........................................................................................................................................ 22
b. Cách làm: ........................................................................................................................................... 23
5.3. Cách làm trà sữa thái......................................................................................................................... 24
VII. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ.................................................................................................................... 27
1. Cơ cấu nhân sự ...................................................................................................................................... 27 2
a. Ban quản lý ............................................................................................................................................ 27
b. Bộ phận khai thác nguồn hàng: ........................................................................................................... 27
c. Bộ phận kiểm kê bán hàng: .................................................................................................................. 28
d. Bộ phận kế toán, thu ngân: .................................................................................................................. 28
e. Bộ phận bán hàng.................................................................................................................................. 28
2. Chính sách tuyển dụng ......................................................................................................................... 28
2.1. Cách thức tuyển dụng ........................................................................................................................ 29
2.2. Yêu cầu đối với các vị trí. .................................................................................................................. 29
2.3. Cách thức đào tạo nhân viên ............................................................................................................. 31
3. Nội quy và quy chế chính sách ............................................................................................................. 31
3.1. Nội quy ................................................................................................................................................ 31
3.2. Chính sách của cửa hàng. .................................................................................................................. 32
4. Số lượng nhân viên và chế độ lương. ................................................................................................... 33
VIII. KẾ HOẠCH VỀ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH. ............................................................................. 34
Bảng 1: BẢNG DANH SÁCH CÁC HẠNG MỤC ĐẦU TƯ (đơn vị VNĐ) ....................................... 35
Bảng 2: DỤNG CỤ CHẾ BIẾN, PHỤC VỤ ĐỒ ĂN – THỨC UỐNG ( đơn vị: VNĐ)....................... 38
Bảng 3: VỐN LƯU ĐỘNG CỦA QUÁN BAN ĐẦU ( đơn vị: VNĐ) ................................................... 40
Bảng 4: TỔNG VỐN ĐẦU TƯ BAN ĐẦU (đơn vị: VNĐ) .................................................................... 41
Bảng 5: CƠ CẤU VỐN VÀ KẾ HOẠCH (đơn vị: VNĐ) ...................................................................... 41
Bảng 6: TỔNG HỢP CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG NĂM (đơn vị: VNĐ) ................................................... 41
Bảng 7: NGUYÊN VẬT LIỆU (đơn vị: VNĐ) ....................................................................................... 41
Bảng 8: ĐỒ UỐNG- TOPPING (đơn vị: VNĐ)...................................................................................... 43
Bảng 9: DỰ ĐOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU (VNĐ) ................................................................ 44
Bảng 10: LƯƠNG CHO NHÂN VIÊN (VNĐ) ....................................................................................... 44
IX. PHÂN TÍCH RỦI RO ........................................................................................................................ 45
KẾT LUẬN ................................................................................................................................................ 46 3 LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người
ngày một tăng cao. Sau thời gian học tập và làm việc, mọi người thường có nhu
cầu được thư giãn, vui chơi giải trí. Đặc biệt là các bạn trẻ rất thích được thưởng
thức các món ăn vặt. Thế nhưng thời gian cho những món ăn vặt không phải
ai cũng có và cách thức chế biến chúng lại là vấn đề lớn hơn. Thị trường ăn uống là
một thị trường tiềm năng và có nhiều cơ hội phát triển.Theo kết quả thống kê từ
vinareseach.com có đến 80% các bạn trẻ thích ăn vặt và con số này còn có thể tăng
lên rất nhiều khi mà ăn vặt đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời
sống của các bạn trẻ. Nắm bắt được thị hiếu rất nhiều quán xá đã được mở trên
khắp địa bàn thành phố, phục vụ các món ăn, nhất là các món ăn vặt mà giới trẻ
yêu thích. Hầu hết đó là các quán vỉa hè, quy mô nhỏ, gần gũi và dễ tìm. Thế
nhưng một thực trạng đáng buồn là trong năm vừa qua, theo thống kê của bộ Y
Tế Việt Nam, hàng trăm vụ ngộ độc thực phẩm do ăn uống ngoài lề đường đã xảy
ra do khách hàng ăn những thực phẩm không hợp vệ sinh và chưa hề qua bất cứ
kiểm nghiệm nào cục vệ sinh An Toàn Thực Phẩm. Điều đó đã thực sự trở thành
mối lo ngại đối với các bạn trẻ, các bậc phụ huynh đối với con trẻ khi thưởng thức
những món ăn vặt mà họ yêu thích. Từ những vấn đề thực tế đó, giờ đây, mọi
người có thể yên tâm thưởng thức các món ăn yêu thích của mình khi đến với “Thế
giới ăn vặt” của chúng tôi. Đây là một cửa hàng thức ăn vặt siêu sạch lần đầu tiên
có mặt trên địa bàn Củ Chi- TP.hcm. Cửa hàng ra đời dựa trên kết quả khảo sát thị
trường cùng một sự cam kết về mặt vệ sinh an toàn và chất lượng thực phẩm từ
khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu chế biến. Đặc biệt là việc nghiên cứu và đưa
ra các món ăn mới, đáp ứng sự mới mẻ và thú vị cho khách hàng. 4 I.
GIỚI THIỆU CỬA HÀNG 1. Giới thiệu
Tên dự án : Thèm Drink and Food Địa chỉ:
Ngày thành lập: 07/01/2019
Ngành nghề kinh doanh: Ẩm thực
Mô hình cửa hàng ăn vặt kết hợp thức uống khá phổ biến ở tphcm nhưng tại
vùng ngoại thành như huyện Củ Chi còn hiếm. Bên cạnh đó, những gánh
hàng rong hay thức ăn đường phố thường được chế biến không đúng quy
cách, nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, độc hại tiềm ẩn nhiều nguy cơ
đe dọa sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì thế , yếu tố sạch và an toàn
trở thành tiêu chí hàng đầu mà doanh nghiệp hướng đến, đi cùng với chất
lượng phục vụ và giá cả hợp lý.
Cửa hàng ăn uống là đồng sở hữu của 5 thành viên sáng lập: - Lê Thảo Nguyên - Nguyễn Thị Thúy Liên - Lý Tấn Phước - Trần Văn Tú - Thiệu Vĩnh Hiếu
Tình trạng và nhu cầu tài chính
Dự án khởi nghiệp này có nguồn vốn ban đầu là….2.000.000.000 do các sáng
lập viên cùng nhau đóng góp.
Mục tiêu và triển vọng 5
Thị trường mục tiêu mà chúng tôi hướng đến là vùng ven, vùng ngoại thành
nơi mà số lượng các cửa hàng ăn uống có quy mô, hoạt động bài bản, chuyên
nghiệp rất ít, thậm chí một số địa điểm gần như không có. Trong khi đó nhu
cầu thưởng thức ẩm thực của người dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên -
khách hàng mục tiêu của quán là rất cao. Mục tiêu:
- Mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm cùng với những trải nghiệm tốt nhất về cách thức phục vụ.
- Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp Triển vọng:
Trong tương lai sẽ nhân rộng mô hình này thành chuỗi có hệ thống tại các
quận, huyện vùng ven khác như Quận 12, huyện Bình Chánh.
II. SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CỦA CỬA HÀNG
1. Mô tả sản phẩm
- Sản phẩm kinh doanh là những món ăn vặt quen thuộc và được ưa chuộng
- Về món ăn có: Bánh tráng trộn, gỏi khô bò, Viên chiên các loại ( bò viên, cá viên, tôm viên)
- Bánh tráng trộn là món ăn có nguồn gốc từ Tây Ninh. Mới đầu, người dân
tận dụng những mẩu vụn được cắt ra từ những lò bánh tráng máy, trộn đều
với chút dầu, hành phi, muối ớt và bột tôm để ăn trong gia đình. Dần dần,
món ăn này trở nên quen thuộc với người địa phương và chẳng mấy chốc phổ
biến ở nhiều nơi. Hiện nay bánh tráng trộn được bán rong trên khắp các vỉa
hè ở TP HCM và trở thành món quà vặt không thể thiếu của học sinh, sinh viên ở đây.
Nguyên liệu chính là bánh tráng phơi sương, có nguồn gốc từ Trảng Bàng -
Tây Ninh. Người bán xắt nhỏ bánh tráng, trộn chung với các nguyên liệu bò
khô, tôm khô, trứng cút, xoài, rau răm, sa tế, muối tôm và một ít quất. Nếu 6
khách hàng muốn ăn chua thì có thể cho nhiều quất hoặc nước me. Bánh
tráng trộn không nên để lâu vì như vậy bánh sẽ mềm, không ngon.
- Cái hay là bánh tráng sau khi trộn thì bánh mềm nhưng vẫn dai. Ăn một
miếng bánh cảm nhận được vị ngọt ngọt chua chua, mùi thơm và dai của bò
khô, vị bùi của lạc rang, lại thêm trứng cút vừa béo vừa thơm. Người ăn còn
cảm nhận được cái ngon độc đáo của bánh tráng trộn nhờ vào một chút ớt cay và rau răm thái nhỏ.
- Bánh tráng trộn không những ngon mà còn rất rẻ, phù hợp với túi tiền của
sinh viên. Hình ảnh các cô cậu học trò trên tay cầm bịch bánh tráng trộn, vừa
ăn vừa nói chuyện, cười đùa là cảnh đã trở nên quen thuộc ở trước các cổng trường.
Khi nói về bánh tráng trộn, ai từng ăn qua đều có chung nhận xét "không thể
chê vào đâu được". Được bày bán ở vỉa hè nên việc đảm bảo vệ sinh an toàn
là rất thấp. Tuy nhiên, món bánh dân dã này vẫn là món ngon thu hút các bạn
trẻ, vì từ lâu, ngồi quán cóc vào mỗi buổi chiều dường như đã trở thành thói
quen của gới trẻ Sài Gòn.
Sự hòa quyện của bánh tráng, tôm khô, sa tế, ớt, muối tôm, lạc, hành lá, bò
khô, rau răm... làm cho người thưởng thức
- Nếu bình chọn món ăn vặt đặc trưng Sài Gòn nhất thì gỏi khô bò rất dễ nằm
đầu bảng. Bởi hiếm có món ăn nào hội tụ được đủ vị chua, cay, ngọt, bùi,
mằn mặn như món ăn chơi này. Chưa kể nó còn tạo ra được nét quyến rũ
trong cái sự nhai của thực khách: độ giòn tan của sợi đu đủ bào, giòn rụm của
hạt đậu phộng, dai dai của miếng khô bò... Tín đồ của món này ăn xong phải
uống luôn cả nước gỏi - như một đòn hiểm “đánh gục” cuối cùng thì mới
vuốt bụng đứng lên. Người sành ăn cũng khó phân biệt được nước dùng của
món gỏi được làm bằng nước tương hay nước mắm, chỉ biết nó ngon đến ngỡ
ngàng khi tất cả vị chua, cay, mặn, ngọt vừa như tách biệt, vừa như hoà 7
quyện vào nhau mang lại hương và vị “không đụng hàng” cho món gỏi.
viên chiên từ lâu đã chiếm một vị trí quan trọng trong lòng giới trẻ không chỉ
bởi sự thơm ngon từ hương vị mà còn là lựa chọn hợp túi tiền.Vừa ngon lại
vừa rẻ, xâu cá viên chiên bình dân thôi nhưng vẫn đủ sức để "thỏa mãn cơn
thèm" của hội cuồng ăn vặt. Cá viên, bò viên, tôm viên sau khi xâu lại thành
từng xiên sẽ được đem chiên trong chảo dầu nóng cho đến khi những viên
thịt phồng to, cháy vàng. Món này ăn với tương ớt và tương đen có vị cay
nồng, mằn mặn, giòn dai, nhai sần sật, không quá mềm cũng không quá cứng ăn kèm dưa leo, kim chi.
- Về thức uống là các loại trà ( trà đào, trà sữa,..)
- Xâm nhập thị trường Việt Nam vào năm 2002, trà sữa ban đầu chỉ được bán
kèm trên những chiếc xe bán đồ uống rong vỉa hè và không mấy được chú ý,
bởi thực đơn nghèo nàn và mẫu mã kém hấp dẫn. Cho đến khi những phiên
bản trẻ trung hơn của dòng đồ uống này nở rộ từ năm 2008, trà sữa đã tạo nên
"đế chế" riêng ở Việt Nam. Những thương hiệu lớn của nước ngoài, và cả
những cái tên sinh sau đẻ muộn "made in Vietnam" tạo nên một hệ sinh thái
phức tạp, cạnh tranh về cả thực đơn và giá cả
- Phía sau ly trà sữa là một công thức đơn giản. Một chút trà (pha thủ công,
bằng bột hay bằng túi lọc), thêm chút sữa, thêm đường, bổ sung chút trân
châu, pudding, và một số vị hoa quả. Tất cả trộn lên trong một chiếc ly thủy
tinh, hoặc trong cốc nhựa trong
trà đào là sự phối hợp hài hòa giữa trà đen, vị ngọt của đường và hương
thơm của đào. Nhưng phần quan trọng nhất chính là các miếng đào giòn giòn
ngọt mịn cùng với thứ siro đào chín tươi mang màu hồng tuyệt đẹp.
2. Định vị sản phẩm:
Là những món ăn vặt theo tiêu chí an toàn- hương vị thơm ngon - tốt cho sức khỏe 8
Đó cũng là điểm khác biệt lớn nhất khi mà hầu như các món ăn vặt hiện nay
thường không đi kèm yếu tố sạch sẽ và vệ sinh, dẫn đến các vụ bị ngộ độc
liên tục xảy ra được báo chí phản ánh suốt thời gian gần đây.
Sản phẩm trong tương lai
Nghiên cứu cho ra mắt những sản phẩm ăn vặt có nguồn gốc thực vật giúp
dưỡng da, giảm cân, làm đẹp.
3. Sản phẩm, dịch vụ trong tương lai
- Trong tương lai quán sẽ cho ra đời những dòng sản phẩm trà sữa độc
quyền, mang thương hiệu riêng với những hương vị độc đáo, bên cạnh đó
sẽ mở rộng thêm phẩm ẩm thực trong menu với các món ăn phục vụ cho
giới văn phòng và buổi trưa, hoặc những món ăn vặt đặc trưng như chân gà ngâm, shusi, kimbab….
Thường xuyên thay đổi hình ảnh, đầu tư về phần deco cho quán nhiều hơn, chủ
yếu những background hợp trend với giới trẻ và thay đổi cập nhật liên tục để
tạo không gian quán luôn mới, mang tới sự hứng thú cho khách hang, đặc biệt là khách hàng mục
tiêu mà quán hướng đến.
III. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
1. Thị trường tổng thể
Thị trường luôn thay đổi và doanh nghiệp phải luôn theo sát những thay đổi đó để
có những chiến lược, chiến thuật phù hơp và nhanh nhạy.
Thị trường ăn uống tại Việt Nam được cả chuyên gia nước ngoài và Việt Nam dự
đoán rất có tiềm năng để phát triển mạnh mẽ. Mà điểm nhấn tạo nên sự khác biệt
đó chính là gia vị, hương vị, nguyên liệu tạo nên những món ăn tại Việt Nam rất đa dạng và độc đáo. 9
Sự phát triển của các kênh với mức giá thấp và sự sụt giảm liên tục của các kênh
trên phân khúc cao đã giải thích phần nào cho sự đi xuống của mức chi tiêu bình
quân đầu người trên thị trường trong thời gian gần đây.
Theo báo cáo mới nhất về ngành kinh doanh ăn uống của Decision Lab, mức chi
tiêu bình quân đầu người đã giảm 15% so với quý 2 năm ngoái vì người tiêu dùng
tại 3 thành phố lớn chọn đổ xô đến những cửa hàng dịch vụ ăn uống có giá cả thấp
hơn nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu ăn uống bên ngoài của họ.
2.Phân khúc thị trường
Nhiều doanh nghiệp khi đã xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu không
biết phài làm gì tiếp theo vì nhóm khách hàng quá rộng, họ không có khả năng
phục vụ toàn diện. Cách duy nhất là chia nhỏ nhóm đối tượng khách hàng thành những nhóm liên quan.
Thị trường từ thấp đến trung cấp mà Them Drink and Food hướng đến:
3.Thị trường trọng tâm
phân đoạn thị trường theo độ tuổi, theo thu nhập, sở thích.trọng tâm là học sinh, sinh viên.
Kinh doanh ăn uống là một trong những lĩnh vực kinh doanh “hot” nhất hiện nay.
Do mức sống được nâng cao nên các quán ăn cũng được mở ra ngày càng nhiều .
Tuy thị trường nhiều người kinh doanh đồ ăn uống như thế nhưng rất nhiều quán
ăn chỉ bán vì lợi nhuận không chú tâm đến nhu cầu của khách hàng, không gian
cửa hàng ẩm thấp, xập xệ, kinh doanh tạm bợ, mất vệ sinh , giấy ăn vứt trên sàn,
đấy là những thực tế thường xuất hiện ở nhiều quán ăn. Khi kinh doanh chúng ta
cần lợi dụng điểm yếu này của thị trường để cạnh tranh.
4. Phân tích cạnh tranh
Mô tả tổng thể về hoạt động kinh doanh của cửa hàng đồ ăn
Vị trí cửa hàng đặt ở nơi gần trường học. hướng tới khách hàng mục tiêu. 10
Diện tích kinh doanh khoảng 80m2, chủ yếu bán đồ ăn vặt,thức uống chế biến từ
trà, chú trọng đến hương vị màu sắc của từng món để thu hút khách hàng
-Thiết kế không gian đặc biệt được chú trọng khi đây là một trong những đặc điểm
quan trọng dể thu hút khách hàng, xây dựng không gian riêng deco trang trí theo
chủ đề hot của giới trẻ, đáp ứng nhu cầu chụp hình của các bạn giới trẻ hiện nay,
đặc biệt sẽ lien tục cập nhật để thay đổi, đối với những thiết kế bỏ nhiều vốn hay đi
theo trend lâu thì sẽ để trong 1 tháng, còn những background, thiết kế theo lễ hội,
hay mùa, sự đầu tư ít thì duy trì trong 2 tuần. Phù hợp với đối tượng khách hàng là
sinh viên học sinh,bằng việc chọn những tông màu tươi sáng và lôi cuốn. Hình
ảnh độc đáo, sang tạo.
- Khu chế biến được tách biệt rõ ràng, đảm bảo vệ sinh và sự sạch sẽ.
chuyên nghiệp trong cách phục vụ khách hàng thành sẽ trở thành một
trong những nhân tố khác biệt để cạnh tranh.
Chiến lược kinh doanh dịch vụ ăn uống:
– Trước khi khai trương sẽ thực hiện công tác truyền thông, giới thiệu
dịch vụ đến khách hàng chủ yếu là học sinh-sinh viên. những người này
có tính lan truyền và quảng bá thông tin rất nhanh, vì vậy chúng ta có thể
sử dụng chính khách hàng của mình làm người Pr . Nếu áp dụng theo
cách này có thể tiết kiệm chi phí rất lớn Nhưng khi khách hàng làm
người trung gian giới thiệu thì chất lượng món ăn và cách phục vụ phải
thực sự độc đáo và khác biệt, phải làm khách hàng thực sự hài lòng
Chất lượng, độ ngon và hương thơm cần làm tốt hơn các đối thủ cạnh tranh ở khu vực đó,
Thói quen ăn uống của đối tượng khách hàng là sinh viênvrất nhiều,
nhưng họ có 1 đặc điểm chung là không muốn phải đi quá xa vì thế vị trí 11
cửa hàng gần trường học rất phù hợp giúp khách hàng tiết kiệm thời gian.
người kinh doanh phải biết tất cả những mong muốn đó của khách hàng
IV. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT 4.1. Điểm mạnh:
• Không gian thoáng mát, độc đáo và hấp dẫn, màu sắc trang nhã, phù hợp cho
nhiều đối tượng nhất là giới trẻ.
• Có đường truyền Wifi mạnh, truy cập tốt. Có nơi đỗ xe, có anh ninh tốt.
• Có vị trí tập trung đông sinh viên, học sinh và giới trẻ những khách hàng tiềm năng.
• Các sản phẩm thành phần của trà sữa đều nặng bột và làm bằng tay, nguyên
liệu đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
• Món ăn mới lạ, hấp dẫn, nhiều dinh dường và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
• Không gian sạch sẽ, thoáng đãng tạo sự thoải mái thư thái cho khách hàng.
• Nhiều ưu đãi vào các dịp lễ, tết, sinh nhật hoặc vào các ngày đặc biệt khác.
• Đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình, năng động.
• Giá cả rẻ, đáp ứng nhu cầu tức thời của khách hàng, số lượng đông đảo nên
số lượng sản phẩm cũng đa dạng.
• Sản phẩm hội tụ tiêu chí lạ, ngon, bắt mắt và chất lượng
• Vốn kinh doanh ổn định.
• Quán tổ chức nhiều trò chơi hấp dẫn, hình thức khuyến mãi độc đáo, có quà tặng đính kèm.
• Thường xuyên cập nhật tin tức và chia sẽ những khoảnh khoắc thú vị của
khách hàng trên websize kinh doanh online của quán. 12 4.2. Điểm yếu:
• Quán mới mở nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc bán hàng.
• Quán chỉ chú trọng vào đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên tuổi từ
14-25 , nên chưa đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng.
• Vì mới mở nên, mối quan hệ với khách hàng không nhiều.
• Không có nhiều chi nhánh.
• Nguồn vốn không dồi dào. 4.3. Cơ hội:
• Nhu cầu ăn uống của con người ngày càng cao, thị hiếu thưởng thức trà sữa
( đặc biệt là giới trẻ ngày càng tăng).
• Khí hậu TP. Hồ Chí Minh mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt độ cao và
khá ổn định trong năm phù hợp kinh doanh các loại đồ uống ( cơ hội lớn để thu lợi nhuận).
• Vị trí của quán nằm ở đường Đỗ Xuân Hợp, Quận 9 gần các trường học,
trường đại học, các công ty,... vì thế tiềm năng khách hàng ở đây là rất lớn.
• Đội ngũ nhân viên trẻ năng động, hiểu tâm lý khách hàng nhiệt tình, niềm nở, trung thực,...
• Dựa vào nét ưu điểm của quán để thu hút khách hàng hiện tại và tương lai.
• Nguồn nguyên liệu phong phú tạo điều kiện cho cửa hàng có thể tạo ra nhiều
loại trà sữa mới phục vụ nhu cầu khách hàng. 4.4.Thách thức:
• Vị trí quán gần nhiều quán CaFe, nhiều quán trà sữa nhỏ lẻ.
• Hiện tại, tại khu vực Đỗ Xuân Hợp hệ thống trà sữa Bopapop, Miss Fresh
( Trà sữa, Chè và ăn vặt) cũng mới được khai trương, khả năng cạnh tranh rất cao. 13
• Mô hình dễ bị bắt chước.
• Nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng.
• Trong tương lai sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng kinh doanh mới về loại hình ăn
vặt từ đó tạo nên sức ép cho quán trong việc cải tiến và tiềm ra ý tưởng phát triển quán.
V. KẾ HOẠCH TIẾP THỊ
1. Mục tiêu tiếp thị:
• Đạt được 300 khách hàng mỗi ngày.
• Doanh thu trên 200tr 1 tháng.
• Tỷ suất lợi nhuận trên 45%.
• Khách hàng thân thiết trên 100 khách.
• Tạo tâm lý thư giãn cho khách hàng.
• Là nơi giao lưu của học sinh, sinh viên và các đối tượng khác.
• Tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng.
2. Chiến lược tiếp thị:
• Chiến lược sản phẩm (Product ): Kinh doanh trà sữa (các loại thạch trái
cây, bánh plan đầy đủ mùi hương ) và các món ăn vặt ( như bánh tráng
trộn, cá viên chiên,...). Luôn cập nhật, bổ sung và hoàn thiện những sản phẩm mới.
• Chiến lược giá ( Price): 14
+ Giá của dịch vụ sẽ bao gồm giá thực phẩm khách hàng đặt và yêu cầu
thực hiện + chi phí trả công thực hiện + phí ship ( nếu có yêu cầu giao hàng bán kính <5 km).
+ FreeShip cho thực đơn từ 120.000đ hoặc bán kính không quá 5km. Giá
sẽ được cân nhắc kĩ lưỡng và mang tính chất cạnh tranh với các quán ăn vặt khác.
+ Theo kết quả khảo sát tại địa bàn dự định xâm nhập thì giá của các loại
sản phẩm của quán dao động 25.000- 50.000đ/ sản phẩm.
• Địa điểm/ phân phối ( Place):
+ Kênh bán hàng trực tiếp tại quán.
+ Bán hàng qua điện thoại: gọi điện trực tiếp vào số điện thoại của cửa hàng,…
• Xúc tiến bán/ truyền thông ( Promotion):
+ Quảng cáo trước 10 ngày khai trương, quảng cáo rầm rộ trên các trang
mạng xã hội Facebook, Zalo,…
+ Chương trình vào tuần đầu khai trương: quán sẽ giảm giá từ 10%- 20%
cho tất cả loại đồ ăn thức uống bất kì.
+ Phát tờ rơi quảng cáo tại các trường đại học và trung học, các công ty,
văn phòng (1000 tờ rơi phát trong tháng đầu, sau đó cân nhắc có thể phát
them hay không). Mỗi tờ rơi giảm 10% cho 1 ly trà sữa hoặc 1 món ăn,
nhưng không cộng gộp với nhau hoặc với thẻ khách hàng thân thiết .
+ Tặng thẻ khách hàng thân thiết (KHTT): nếu uống trên 10 lần ở quán
trong 1 tháng sẽ được giảm giá 10% cho bất cứ đồ uống hay món ăn nào
do chủ thẻ (lưu ý chỉ có tác dụng cho chủ thẻ). Thẻ chỉ có tác dụng trong
tháng. Thẻ được đánh dấu bằng chữ ký của nhân viên, ngày tháng,… 15
+ Quảng cáo trên Internet, đầu tiên sẽ đăng quảng cáo trên trang page
Facebook của quán, sau đó sẽ đăng quảng cáo trên websize của quán.
+ Cửa hàng sẽ thường xuyên có những chương trình khuyến mãi thức
uống và những sự kiện như Giáng sinh, lễ tình nhân,…
+ Chiến lược quảng cáo của quán là tập trung xây dựng hình ảnh thương
hiệu, tạo sự quen thuộc cho người tiêu dùng về sản phẩm ăn vặt ngon, bổ, rẻ và an toàn vệ sinh.
3. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng:
Có hòm thư góp ý để giúp quán ngày càng hoàn thiện hơn trên thị trường
kinh doanh và cũng như tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng về thái độ
phục vụ của nhân viên, thức ăn tại quán.
4. Giá bán sản phẩm:
• Giá ly đầy đủ thạch là 30.000đ/ly.
• Giảm 10% cho khách đi từ 8 người trở lên
VI. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
1. Các sản phẩm mà của hàng định kinh doanh - Đồ ăn vặt: + Bánh tráng trộn + xoài lắc + Xiên cá viên chiên + bắp rang 16
+ các loại đồ ăn vặt khác - Nước uống + Trà đào + Hồng trà đào + Trà tắc + Trà sữa chân châu + Trà sữa thập cẩm
+ Các loại trà sữa đặc biệt khác
+ Các nước uống đóng chai 2. Nhà cung cấp
a. Nguyên Liệu Bánh Tráng Trộn - 3 Miền Food
-Bánh tráng loại A( đặc biệt): 24.000/ 1kg ( sợi dài, mỏng, không nát vụn, không
có cục nhỏ,do được cắt từ những mảng bánh tráng nguyên miếng)
(Thời gian bảo quản: 6 tháng)
- Bánh Tráng sợi Đỏ 9ly: 16.000/ 1kg ( dẻo, dai, tiết kiệm dầu điều, màu sắc bắt mắt)
- Bánh Tráng (loại 1 cắt sẵn) 5ly, 9ly, góc ( rìa): 18.000/ 1Kg ( bán từ 5 Kg trở lên)
Đặc Điểm: mỏng, dẻo, dai trộn nhanh, dễ vận chuyển, làm Bánh Trang phơi
sương,loại này thường được dân buôn bán Sài Gòn dùng phổ thông vì giá rẻ bánh lại ngon)
(Thời gian bảo quản: 6 tháng) 17
- Bánh Tráng (loại 2 cắt sẵn) 5ly, 10ly: 15.000/ 1 Kg Đặc Điểm: Dày, dẻo
(Thời gian bảo quản: 6 tháng)
- Bánh Tráng Nướng: 35.000/ 1 Kg, mua 5 kg: 33.000/ 1 Kg
(Thời gian bảo quản: 6 tháng)
- Bánh Tráng Nướng Mè đen: 65.000/ 1 xấp
(Thời gian bảo quản: 6 tháng)
-Bánh Tráng Cuốn ( Vuông Đỏ & Vuông Trắng, Tròn Trắng Lớn & Nhỏ): 30.000/ 1 Kg
(Thời gian bảo quản: 6 tháng)
- BT cuốn Ớt Tròn: 31.000/ 1kg
(Thời gian bảo quản: 6 tháng)
- Bánh tráng Lắc Phô Mai (vàng tép,mỏng): 65.000/1 xấp)
(Thời gian bảo quản: 6 tháng)
- Bánh Tráng Lắc Phô Mai ( mè đen, không tép): 65.000/ xấp)
(Thời gian bảo quản: 6 tháng)
- Bánh Tráng Lắc Phô Mai ( mè đèn dày, có tép) 65.000/1 xấp)
(Thời gian bảo quản: 6 tháng)
- Phô mai Hàn Quốc ( mặn ngọt và cay ngọt): 250.000/ 1kg, ( mua 2kg
245.000/1kg, mua 3kg: 240.000/1 kg)
phô mai hàn quốc nhập khẩu.
(Thời gian bảo quản: 1 năm, có ngày sản xuất và hết hạn ghi trên bao bì)
- Tép Tây Ninh 1 ( Loại 1): 58.000/1kg ( mua 5kg: 56.000/1kg)
( Con to nguyên con, màu vàng cam đậm đẹp, không nát vụn) 18
- Tép Sấy Cẩm Loan 1 ( loại 1 nguyên con): 56.000/ 1 Kg ( mua 5 Kg: 53.000/ 1 Kg,)
(Con to nguyên con, màu vàng nhạt đẹp, ít vụn)
- Tép sấy Tây Ninh 2( loại con nhỏ vụn): 49.000/ kg ( mua 5kg: 47.000/ 1kg)
- Tép Câm Loan 2 ( Tép con nhỏ, không nhãn ): 42.000/ 1 Kg ( mua 5kg: 40.000/ 1kg)
- Hành Phi loại đặc biệt: 85.000/ 1 Kg ( mua 5kg: 95.000/ 1 Kg) hành thơm ngon
như nhà phi, không bột, dùng làm nhiều món như bánh tráng trộn, xôi, bánh cuốn, bánh ướt...)
- Hành loại 2: 40.000/ 1 Kg - Tỏi Phi: 40.000/ 1kg
- Đậu Phông: ( lấy tại lò hạt đẹp )
+ Loại 1: 53.000/ 1 Kg ( mua 5kg: 51.000/ 1 Kg)
hạt nhỏ đẹp, thơm, không gắt dầu
+ Loại 2: 50.000/ 1 Kg ( mua 5kg: 48.000/ 1 Kg)
ĐĐ: Hạt Nhỏ, ít hạt sâu, bùi ngọt, không bị gắt dầu. - Muối Tôm Tây Ninh:
Muối Tôm Hạt To ( dùng ăn trái cây, hạt to, thơm đậm đà): 90.000/ 1 Kg ( mua 5kg: 85.000/1 kg)
- Muối Tôm Loại Ngon Hạt Nhuyễn (thơm,ngon,vị đậm đà, mặn vừa, hạt mịn, ăn
trái cây): 80.000/ 1 Kg ( mua 5kg: 75.000/ 1 Kg)
- Muối Tôm loại 2 ( thơm, nhạt vừa, hạt mịn): 60.000/ 1 Kg ( mua 5kg: 55.000/ 1 Kg)
Muối Tôm hành Loại 3: 39.000/ 1kg ( mua 5kg: 37.000/1 kg)
( không bán 0.5kg màu đẹp, dành cho người thích ăn nhạt vừa) 19
Loại 3: muối đen: 30.000/1 kg
- Khô Mực: ( hàng công ty Việt Nam sản xuất có giấy chứng nhận ATVSTP,
không phải hàng trôi nổi không thương hiệu trên thị trường)
+ Loại 1:130.000/1 kg ( mua 5kg: 125.000/1kg, 10kg: 120.000/ 1kg)
+ Loại 2: 110.000/ 1 Kg ( mua 5kg: 105.000/ 1 Kg, 10kg: 100.000/1 kg)
- Khô Bò Đỏ: (hàng công ty Việt Nam sản xuất có giấy chứng nhận ATVSTP,
không phải hàng trôi nổi không thương hiệu trên thị trường)
+ Loại Sợi Dài: 140.000/1kg ( mua 5kg: 135.00/1 kg)
+ Loại thường: 110.00/ 1 Kg ( mua 5kg: 105.00/ 1 Kg, mua 10kg: 100k/1kg)
(Thời gian bảo quản: 1 năm)
- Khô Bò Miếng: 250.000/ 1kg (mua 5kg: 245.000/ 1kg, mua 10kg: 240.000/ 1kg)
Thích hợp làm bánh tráng trộn cao cấp, làm quà biếu, mồi nhậu, bán online.
- Bò Vụn Đỏ ( hàng công ty Việt Nam sản xuất)
+ Loại 1: 110.000/ 1 Kg ( mua 5kg: 105000/ 1kg)
+ Loại 2 : 105.000đ/1kg ( mua 5kg giá 100.000đ/1kg)
Dùng làm bánh tráng nướng
(Thời gian bảo quản: 1 năm)
- Khô Bò Đen: 70.000/ 1 Kg ( mua 5kg: 65.000/ 1 Kg)
TD: Dùng cho bánh tráng trộn or nhân bánh tráng cuốn, gỏi khô bò đen.
Cách bảo quản: để trong tủ lạnh
- Da Heo Chiên Giòn : Loại 1: 200.000/ 1kg
- Nước Sốt Bò Đen ( vị bò đặc trưng): 15.000/ 1 chai
TD: dùng làm nước sốt đặc trưng cho bánh tráng trộn hoặc gỏi khô bò.
( Cách bảo quản: để nơi khô thoáng, mát mẻ, tủ lạnh hoặc ngăn đông)
- Nước Sốt Bò Đỏ : 20.000đ/1 chai ( mua 5 chai: 18.000/1 chai)
TD: dùng làm nước sốt đặc trưng cho bánh tráng trộn hoặc gỏi khô bò, dùng cho 20 người ăn cay
( Cách bảo quản: để trong tủ lạnh)
- Sa Tế Ớt: 18.000/ 1 chai ( mua 5kg: 17.000/ 1 Chai )
( hàng công ty có hạn sử dụng rõ ràng. Làm từ ớt tươi, không có dầu đen)
( Cách bảo quản: để nơi khô thoáng, mát mẻ)
- Màu Điều: 18.000/ 1 chai ( mua 5kg: 17.000/ 1 Chai ) sử dụng dầu sạch chưa
từng qua chiên rán, dầu sạch có màu đỏ trong, dầu bẩn trên thị trường đã qua chiên
rán nhiều lấn có màu đỏ đục
TD: Tạo màu sắc bắt mắt, vị béo ngậy vừa phải cho món bán tráng trộn
( Cách bảo quản: để nơi khô thoáng, mát mẻ)
- Nước Sốt Me Ngon: 15.000/ 1 chai ( mua 5kg: 14.000/ 1 Chai )
- Bơ Trắng: 50.000/ 1 Kg ( thơm, béo ngậy, dùng làm BT bơ or BT trộn)
TD: tạo vị béo cho món BTT, bánh tráng cuốn, BT Tép Dẻo (ngon hơn bơ vàng) - Đũa: 15.000/ 1 Kg
- Cơm Cháy: 45.000/ 1 Kg (chưa chiên) - Chà Bông Gà: 70.000/ 1kg
- Khuôn Bánh Trứng cút ngũ săc: 105.000/ cái ( mua 3 cái: 100.00/ 1 cái)
- Bịch ( hai quai 0.5kg, 1kg) : 44.000/1 kg
- Bao tay trộn: 8000/ 1 sấp khoảng 50 cái
- Bịch đựng bánh tráng Lắc: 20.000/1 xấp
- Bình xịt bánh tráng cuốn: 15.000/ cái
- Bình đựng bơ, sate, màu điều: 8.000/ cái lớn
- Hộp Nhựa: 100 cái: 1000/ 1 cái ( mua lẻ 1200/ cái)
- Tương Hột Xay: 13.000/ 1chai khoảng 0.5kg