Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Lạm phát - một hiện tượng kinh tế khó lường và có thể gây ra những tác động sâu rộng đến nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày của mọi người. Vào thời điểm hiện tại, Mỹ đang đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất của thời đại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !

lOMoARcPSD| 46831624
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---o0o---
KHOA QUẢN TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở MỸ HIỆN NAY
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
lOMoARcPSD| 46831624
Lớp - Khóa: AD0001, AD0002 – K49
Khoa: Quản trị
Mục lục:
I. Các khái niệm:………………………………………………………………
1. Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay……………………………….
2. Tình hình lạm phát ở MỸ vừa qua và hiện nay:…………………………
II. Tình hình lạm phát ở Mỹ thời gian vừa qua và hiện nay:…………………
1. Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay:…………………………….
2. Tình hình lạm phát ở MỸ vừa qua và hiện nay:………………………..
III. Các giải pháp kiềm chế lạm phát: …………………………………………
1. Những thuận lợi và khó khăn:………………………………………….
2. Các giải pháp chính sách của Mỹ:………………………………………
IV. Kết luận:…………………………………………………………………….
LỜI MỞ ĐẦU
Lạm phát - một hiện tượng kinh tế khó lường và có thể gây ra những tác động sâu rộng
đến nền kinh tế cuộc sống hàng ngày của mọi người. Vào thời điểm hiện tại, Mỹ đang
đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất của thời đại - tình trạng lạm phát. T
việc tăng giá của hàng hóa bản đến những áp lực không lường trước đối với người
tiêu dùng doanh nghiệp, tình hình lạm phát Mỹ đang trở thành một đề tài nóng
bỏng đòi hỏi sự quan tâm giải pháp tức thì. Điều này thúc đẩy chúng ta phải nghiên
cứu, phân tích đưa ra các giải pháp để ổn định cân nhắc kỹ lưỡng tình hình kinh
tế hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh của một nền kinh tế toàn cầu hóa phức tạp.
Trước thách thức này, việc hiểu nguyên nhân tác động của lạm phát bước đầu
tiên và cũngquan trọng nhất để chúng ta có thể tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất
để đối phó. Hôm nay, nhóm 3 người chúng em sẽ gửi đến thầy sự phân tích vấn đề lạm
phát của Mỹ dưới góc nhìn của Sinh viên m nhất đang theo học chuyên ngành Quản
trị của đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể cho
tình hình trên.
lOMoARcPSD| 46831624
NỘI DUNG
I. Các khái niệm:
1. Khung lí thuyết về lạm phát:
Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát (inflation) là sự tăng mức giá chung một cách liên tục
của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian
và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó.
Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ
hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị
tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một
quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo nghĩa đầu tiên thì người ta
hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn
theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi
nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là
một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là
giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi
là sự "ổn định giá cả".
Lạm phát ảnh hưởng đến các nền kinh tế theo nhiều cách tích cực và tiêu cực khác
nhau. Tác động tiêu cực của lạm phát bao gồm sự gia tăng chi phí cơ hội của việc tích
trữ tiền, và sự không chắc chắn về tình hình lạm phát trong tương lai có thể ngăn cản
quyết định đầu tư và tiết kiệm. Nếu lạm phát tăng trưởng đủ nhanh, sự khan hiếm của
hàng hóa sẽ khiến người tiêu dùng bắt đầu lo lắng về việc giá cả sẽ tăng cao trong thời
gian tới. Tác động tích cực của lạm phát bao gồm việc giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp dựa
trên giá cả cứng nhắc.
Các nhà kinh tế học thường cho rằng tỷ lệ lạm phát cao gây ra bởi sự cung ứng tiền
quá mức. Quan điểm về yếu tố xác định tỷ lệ lạm phát thấp đến trung bình còn đa
dạng hơn. Lạm phát thấp hoặc trung bình được quy cho sự biến động về nhu cầu thực
tế đối với hàng hóa và dịch vụ, hoặc do sự thay đổi về nguồn cung sẵn có, ví dụ như
trong khan hiếm. Tuy nhiên, quan điểm được số đông nhất trí là sự duy trì liên tục của
lạm phát trong một thời kỳ nhất định là do sự cung ứng tiền nhanh hơn tốc độ phát
triển kinh tế.
Tỉ lệ lạm phát hàng năm tại Hoa Kỳ từ năm 1666 tới năm 2019 (Nguồn: Wikipedia)
II. Tình hình lạm phát ở MỸ thời gian vừa qua và hiện nay:
1. Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay:
Tình hình lạm phát thế giới năm 2024:
lOMoARcPSD| 46831624
Dự báo lạm phát toàn cầu sẽ giảm trong năm 2024, tuy nhiên vẫn ở mức cao so với
mục tiêu của nhiều quốc gia. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát toàn cầu dự
kiến sẽ giảm từ 6,8% năm 2023 xuống 5,8% năm 2024. Ngân hàng Thế giới (WB) dự
báo lạm phát ở các nước thu nhập trung bình và thấp sẽ giảm từ 8,7% năm 2023 xuống
6,5% năm 2024.
Nguyên nhân chính khiến lạm phát giảm là do giá năng lượng giảm. Giá dầu dự kiến
sẽ giảm từ mức trung bình 107 USD/thùng năm 2023 xuống 92 USD/thùng năm 2024.
Giá khí đốt tự nhiên cũng dự kiến sẽ giảm.
Ngoài ra, các vấn đề về chuỗi cung ứng dự kiến sẽ được cải thiện dần dần, góp phần
giảm giá cả hàng hóa. Các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng đang tăng lãi suất
để kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro có thể khiến lạm phát tăng cao hơn dự báo.Trong đó
tình hình chính trị ở những điểm nóng trên thế giới như cuộc xung đột Hamas-Israel
có thể gây ảnh hưởng tới tình hình tài chính của các nước xuất khẩu dầu. Ngoài ra,
xung đột Nga-Ukraine có thể tiếp tục leo thang, gây gián đoạn nguồn cung năng lượng
và lương thực. Biến đổi khí hậu cũng có thể ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và
giá lương thực.
Tóm lại, lạm phát toàn cầu dự kiến sẽ giảm trong năm 2024, nhưng vẫn ở mức cao.
Các quốc gia cần thực hiện các biện pháp để kiểm soát lạm phát và giảm thiểu tác
động tiêu cực của nó.
(nguồn: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM273389)
2. Tình hình lạm phát ở MỸ vừa qua và
hiện nay: Tình hình chung hiện nay tại Mỹ:
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2023 tăng 7,5%
so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất kể từ tháng 2/1982. So với tháng trước,
CPI cũng tăng 0,6%, phù hợp với dự báo trước đó của các nhà phân tích mặc dù CPI
"lõi" (không báo giá thực phẩm và năng lượng) chỉ tăng 0,3% trong tháng 3, đây
tháng thứ 6 liên tiếp.
Không những vậy, lạm phát tại Mỹ còn kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của giá xăng,
giá thực phẩm và cả giá nhà. Bộ Lao động Mỹ đã đưa ra con số thống kê lần lượt là giá
xăng đã tăng 18,3% trong tháng 3, chiếm khoảng một nửa mức tăng chung của CPI,
giá thực phẩm tăng 1%, giá nhà ở, bao gồm nhà thuê, tăng 0,5%. Trong đó, giá thịt,
trứng, sữa tăng đột biến lên 59,9%, 10,9% và 12,5%. Ông Robert Frick- một chuyên
gia kinh tế doanh nghiệp tại Navy Federal Credit Union - cho biết, “Lạm phát tiếp tục
tăng trên 3% và một lần nữa chi phí nhà ở lại là nguyên nhân chính. Với giá nhà dự
lOMoARcPSD| 46831624
kiến sẽ tăng trong năm nay và giá thuê chỉ giảm chậm, sự sụt giảm giá nhà được chờ
đợi từ lâu sẽ không sớm xuất hiện”.
3. Nguyên nhân lạm phát ở Mỹ:
Nguyên nhân chính dẫn đến việc lạm phát này tại Mỹ là do:
- Nhu cầu tiêu dùng tăng cao:
Khi còn đang chịu tác động của COVID-19, của lạm phát, nhưng giá trị tài sản của các
gia đình người Mỹ, năm 2022 đã tăng 37% so với năm 2019 sau khi trừ đi các yếu tố
lạm phát. Còn nền kinh tế Mỹ thì vẫn đang tăng trưởng, điều này, lý giải tại sao người
Mỹ vẫn mạnh tay chi tiêu. Sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, người dân Mỹ
bắt đầu chi tiêu mạnh mẽ hơn, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Báo VTV cũng đã
chỉ ra rằng những bất ổn do đại dịch COVID-19 hay những khó khăn do lãi suất cao,
đã khiến nhiều người không còn mặn mà với việc tích lũy lâu dài, hay mua nhà nữa,
mà thay vào đó lựa chọn tiêu tiền vào việc mua sắm, các chuyến đi nghỉ dưỡng để tận
hưởng cuộc sống.
Khách hàng mua sắm tại một cửa hàng ở Queens, New York, Mỹ, ngày 12/1/2023.
(Ảnh: THX/TTXVN)
- Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn:
Hơn 1 năm trở lại đây, tình hình chiến sự của Nga và Ukraine khiến tình hình trở nên
căng thẳng hơn bao giờ hết. Trong đó, Nga chiếm khoảng 5% thương mại đường biển
toàn cầu và Ukraine chỉ chiếm 1%, nhưng rủi ro về một đợt giảm tốc của kinh tế toàn
cầu đang ngày càng lớn hơn. Việc này gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến
giá cả hàng hoá tăng cao. Giới chuyên gia kinh tế đang lo ngại rằng những rắc rối về
chuỗi cung ứng có thể kéo tụt tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đẩy cao hơn nữa lạm
phát ở tất cả các quốc gia nói chung và nước Mỹ nói riêng.
S gián đoạn c
a Chuỗi cung
ứng - Giá năng lượng tăng cao:
lOMoARcPSD| 46831624
Tiếp tục bị ảnh hưởng từ cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đi cùng với đó là việc hạn chế
nguồn cung khiến cho giá năng lượng liên tục tăng cao. Theo Francisco Blanch, người
đứng đầu lĩnh vực hàng hóa toàn cầu, công cụ phái sinh chiến ợc đầu tài sản
chéo tại ngân hàng Bank of America Merrill Lynch, cho biết: “Tình hình hiện tại
tương đối hiếm gặp, khi giá của tất cả các loại năng lượng đều tăng”. Tuy nhiên theo
chuyên gia này, “Hoa Kỳ ờng như nằm ngoài xu hướng (thiếu hụt) năng lượng so với
phần còn lại của thế giới”. Điều y không nghĩa môi trường giá năng lượng của
Hoa Kỳ không biến động. Hợp đồng khí đốt tnhiên giao tháng 11/2021 của Hoa Kỳ
đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2008 vào ngày 5/10. Đến ngày 6/10, hợp đồng
này được giao dịch mức 6,466 USD/MMBtu (MMBtu 1 triệu đơn vị nhiệt Anh).
Các nhà phân tích của Deutsche
Bank cũng đã nhận định:
“Không thể đánh giá thấp sức
ảnh hưởng của môi trường giá
năng lượng cao đối với lạm phát,
tăng trưởng các lĩnh vực bên
ngoài. Đây một vấn đề lớn
sẽ không sớm kết thúc”.
Nguồn: Internet
- Chính sách tiền tệ nới lỏng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong thời
gian đại dịch:
Giới chuyên gia dự báo Fed nhiều khả năng sẽ duy trì các chính sách tiền tệ nới lỏng
cho đến khi sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới phát đi những tín hiệu chắc
chắn. Nhận định này được đưa ra trước thềm cuộc họp chính sách của Fed, diễn ra vào
ngày 27 - 28/4/2021. Fed đã duy trì lãi suất cho vay ngắn hạn mức gần bằng 0 kể từ
đầu đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục mua vào ít nhất 120 tỷ USD tài sản liên
quan trái phiếu mỗi tháng. Động thái này đã đẩy bảng cân đối kế toán của Ngân hàng
trung ương Hoa Kỳ lên ngưỡng gần 8 nghìn tỷ USD, tương đương gấp hai lần mức được
ghi nhận khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Tuy nhiên, những dữ liệu kinh tế ngày càng
mạnh hơn, trong khi áp lực lạm phát bắt đầu tăng, cũng đã tạo ra những thông tin về
việc Fed sẽ sớm thay đổi những chính sách này. Mặc dù vậy, chuyên gia kinh tế cấp cao
Andrew Hunter Công ty nghiên cứu Capital Economics, Fed sẽ nhận định lạc quan hơn
về triển vọng kinh tế, chứ không đưa ra những sự thay đổi lớn về chính sách liên quan
đến lãi suất.
III. Các giải pháp kiềm chế lạm phát:
1. Những thuận lợi và khó khăn:
Việc thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Mỹ nhận được nhiều thuận lợi, tạo
điều kiện cho việc triển khai hiệu quả:
lOMoARcPSD| 46831624
+ Thứ nhất, sự đồng thuận chính trị cao về vấn đề lạm phát. Theo một cuộc khảo sát
gần đây, 70% người Mỹ tin rằng lạm phát là vấn đề nghiêm trọng và cần được giải
quyết ngay lập tức. Nhờ sự đồng thuận này, việc ban hành luật và chính sách liên quan
đến kiềm chế lạm phát được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ví dụ, Đạo luật Giảm lạm
phát được cả hai đảng ủng hộ đã được Quốc hội thông qua chỉ trong vòng 3 tháng.
+ Thứ hai, nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ là một thuận lợi quan trọng. Tăng trưởng GDP
của Mỹ dự kiến đạt 2,3% trong năm 2023 và 2,0% trong năm 2024, cao hơn mức trung
bình của các nước phát triển. Nền kinh tế mạnh mẽ giúp Mỹ có khả năng chịu đựng
các biện pháp kiềm chế lạm phát, vốn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh
tế trong ngắn hạn. Ví dụ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định duy trì mức lãi suất
hiện tại, nhưng các nhà hoạch định chính sách vẫn dự đoán sẽ giảm 3/4 điểm phần trăm vào
cuối năm 2024. Quyết định này được đưa ra bất chấp tiến độ chậm hơn đối với mục tiêu lạm
phát 2% của Fed.
(nguồn: Internet)
+ Thứ ba, hệ thống tài chính phát triển của
Mỹ là một công cụ hiệu quả để kiểm soát
lạm phát. Thị trường tài chính Mỹ là thị
trường lớn nhất và thanh khoản nhất thế
giới, với tổng giá trị tài sản lên tới 250 nghìn tỷ USD. Hệ thống tài chính phát triển
giúp Fed thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả hơn. Fed có nhiều công cụ để điều
chỉnh lãi suất và lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế, giúp kiểm soát lạm phát. Ví
dụ, Fed đã tăng lãi suất ba lần trong năm 2023 nhằm kiềm chế lạm phát.
(Nguồn: Internet)
+ Thứ tư, Mỹ nhận được hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới
(World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Các tổ chức này cung cấp cho Mỹ các
khoản vay, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chính sách trong việc kiềm chế lạm phát. Ví dụ,
IMF đã cung cấp cho Mỹ khoản vay 45 tỷ USD vào năm 2020 để hỗ trợ nền kinh tế
Mỹ trong đại dịch COVID-19.
lOMoARcPSD| 46831624
Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế
+ Thứ năm, năng lực thích ứng cao của các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ giúp
họ có thể điều chỉnh hành vi của họ để phù hợp với các biện pháp kiềm chế lạm phát.
Ví dụ, các doanh nghiệp Mỹ có thể chuyển sang sử dụng các nguyên liệu đầu vào rẻ
hơn hoặc tăng giá bán sản phẩm để bù đắp cho chi phí tăng cao.
Nhờ những thuận lợi này, Mỹ có thể triển khai các giải pháp kiềm chế lạm phát
một cách hiệu quả và giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống
người dân.
Ngoài những thuận lợi nêu trên thì Mỹ còn đối mặt với những khó khăn phải kể đến
như:
+ Thứ nhất, việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh
tế. Theo dự báo của IMF, tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ giảm từ 2,3% trong năm 2023 xuống
1,7% trong năm 2024 do ảnh hưởng của các biện pháp kiềm chế lạm phát. Việc tăng lãi suất
có thể làm giảm đầu tư và tiêu dùng, từ đó làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, Fed dự
kiến sẽ tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm vào năm 2023, có thể khiến cho chi phí vay
vốn của doanh nghiệp tăng cao 20%, dẫn đến giảm đầu tư 10%.
+ Thứ hai, việc tăng lãi suất có thể dẫn đến thất nghiệp gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ dự
kiến sẽ tăng từ 3,6% trong năm 2023 lên 4,2% trong năm 2024 do ảnh hưởng của các biện
pháp kiềm chế lạm phát. Việc tăng lãi suất có thể khiến cho các doanh nghiệp cắt giảm nhân
công để giảm chi phí, dẫn đến tăng tỷ lệ thất nghiệp. Ví dụ, nếu Fed tăng lãi suất thêm 1 điểm
phần trăm, có thể khiến cho 1 triệu người lao động mất việc làm.
+ Thứ ba, lạm phát cao ảnh hưởng đến đời sống của người tiêu dùng. Tỷ lệ lạm phát của Mỹ
dự kiến sẽ giảm từ 8,6% trong năm 2023 xuống 5,0% trong năm 2024, nhưng vẫn ở mức cao
so với mục tiêu 2% của Fed. Lạm phát cao khiến cho người tiêu dùng phải chi tiêu nhiều hơn
cho nhu cầu thiết yếu, dẫn đến giảm khả năng chi tiêu cho các nhu cầu khác. Ví dụ, nếu lạm
phát ở mức 8%, người tiêu dùng sẽ phải chi thêm 800 USD mỗi năm cho các nhu cầu thiết
yếu.
+ Thứ tư, lạm phát cao có thể dẫn đến bất ổn chính trị. Mức độ hài lòng của người dân Mỹ
với chính phủ đang ở mức thấp kỷ lục, chỉ có 38%, do ảnh hưởng của lạm phát cao. Lạm phát
cao có thể dẫn đến bất ổn chính trị, do người dân phẫn nộ vì giá cả tăng cao và thất nghiệp gia
tăng. Ví dụ, một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 70% người Mỹ lo lắng về lạm phát, và 60%
người Mỹ cho rằng chính phủ không làm đủ để kiềm chế lạm phát.
+ Thứ năm, việc tăng lãi suất của Mỹ có thể ảnh hưởng đến thị trường quốc tế. Dòng vốn
chảy vào các nước đang phát triển dự kiến sẽ giảm 10% trong năm 2024 do ảnh hưởng của
việc tăng lãi suất ở Mỹ. Việc tăng lãi suất của Mỹ có thể dẫn đến dòng vốn chảy ra khỏi các
nước đang phát triển, gây bất ổn cho thị trường tài chính quốc tế. Ví dụ, nếu Fed tăng lãi suất
thêm 1 điểm phần trăm, có thể khiến cho 100 tỷ USD chảy ra khỏi các nước đang phát triển.
+ Thứ sáu, việc phối hợp chính sách giữa các quốc gia để kiềm chế lạm phát là một thách
thức lớn. Các quốc gia G7 đã cam kết phối hợp chính sách để kiềm chế lạm phát, nhưng vẫn
còn nhiều bất đồng về cách thức thực hiện. Các quốc gia có thể có mục tiêu và lợi ích khác
nhau, khiến việc phối hợp chính sách trở nên khó khăn. Ví dụ, một số quốc gia có thể ưu tiên
tăng trưởng kinh tế hơn kiềm chế lạm phát, dẫn đến sự khác biệt trong chính sách tiền tệ giữa
các quốc gia.
Việc thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Mỹ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để
giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống người dân. Cần có sự phối
lOMoARcPSD| 46831624
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp và người dân để thực
hiện hiệu quả các giải pháp này.
2. Các giải pháp chính sách của Mỹ:
Tuy rằng tình trạng lạm phát gia tăng tại Mỹ đang là bài toán nan giải, đòi hỏi
những nỗ lực đồng bộ và chiến lược dài hạn, chính phủ Mỹ cũng đã và đang thực hiện
một số biện pháp để kiềm chế lạm phát, bao gồm:
- Tăng lãi suất để giảm nhu cầu tiêu dùng:
Các nhà phân tích kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ chú ý đến lạm phát
cơ bản khi quyết định thời điểm tốt nhất để bắt đầu giảm lãi suất. Để hạn chế tình
trạng giá hàng hóa tăng và đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%, Fed đã liên tục tăng
lãi suất kể từ năm 2022, trước khi giữ lãi suất cao nhất trong hơn hai thập kỷ tại các
cuộc họp gần đây. Kể từ tháng 3/2022, Fed đã nâng lãi suất thêm 5,25 điểm phần
trăm lên 5,25 - 5,5% và giữ nguyên mức lãi suất này kể từ tháng 7/2023. Fed đã
phát đi tín hiệu rằng họ có thể bắt đầu hạ lãi suất trong năm nay nếu tiếp tục có tiến
triển trong việc giảm lạm phát.
- Giải phóng kho dự trữ dầu mỏ chiến lược để giảm giá xăng:
Các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ, vốn phản ứng nhanh nhất với sự thay đổi
của thị trường, đang phải vật lộn với những khó khăn về chuỗi cung ứng và lạm
phát chi phí nên rất khó có thể gia tăng sản lượng. Chính quyền Tổng thống Biden
vẫn đang cân nhắc các giới hạn về xuất khẩu nhiên liệu để duy trì nguồn cung xăng
và dầu diesel ổn định trong nước. Giá bán xăng trung bình ở Mỹ đang là 3,854
USD/gallon (3,79 lít) giảm nhẹ so tuần trước nhưng vẫn cao hơn so một tháng
trước. Mỹ đang tìm mọi cách để hạ nhiệt giá dầu, tuy nhiên nhiều khả năng nỗ lực
của Nhà Trắng là chưa đủ khi mà tiêu thụ trong tuần kết thúc ngày 14/10 của Mỹ
tăng lên 20,76 triệu thùng/ngày, cao hơn cả mức 19,27 triệu thùng trước đó và đáng
chú ý hơn cả là cao hơn cả mức trung bình 4 tuần gần nhất là 20,41 triệu thùng.
Điều này sẽ khiến cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải mạnh tay tăng lãi suất
trong các cuộc họp sắp tới. Chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ khiến cho nền kinh tế Mỹ
phải trải qua giai đoạn khó khăn kéo dài trong nhiều quý tới khi mức lạm phát bình
quân hạ nhiệt về mức 2%.
- Hợp tác với các quốc gia khác để giải quyết vấn đề gián đoạn chuỗi cung
ứng:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gián đoạn, tắc nghẽn của các chuỗi cung ứng
toàn cầu, như chiến tranh Ukraina, đặc biệt gây gián đoạn chuỗi cung ứng lương
thực, thực phẩm, hay tình hình kinh tế suy thoái, cùng các bất trắc về khí hậu. Tuy
nhiên, sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc đã được giới chuyên gia chỉ ra như
một nguyên nhân hàng đầu. Theo thông báo của đại sứ quán Mỹ tại Indonesia,
quốc gia thành viên IPEF, thỏa thuận về các chuỗi cung ứng của Khuôn Khổ Kinh
Tế Ấn Độ-Thái Bình Dương (IPEF) đặt mục tiêu ‘‘tăng cường khả năng phục hồi,
tính hiệu quả, năng suất, tính bền vững, tính minh bạch, đa dạng hóa, an toàn, công
bằng và tính toàn diện của chuỗi cung ứng thông qua cả các hoạt động hợp tác
các hành động riêng của từng đối tác IPEF’’.
Như vậy, các giải pháp trên đã phần o cho thấy cách Mỹ đối mặt với lạm phát
cũng như thể hiện được sự chuẩn bị của Mỹ với tình trạng lạm phát kéo dài.
IV. Kết luận:
Kết luận:
lOMoARcPSD| 46831624
Trong tiểu luận này, chúng ta đã thảo luận về tình trạng lạm phát ở Mỹ và nhận thức
được sự ảnh hưởng đáng kể của hiện tượng này đối với kinh tế mô của đất nước.
Lạm phát không chỉ là một vấn đề kinh tế, mà còn là một vấn đề xã hội và chính trị,
có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của quốc gia và cuộc sống của người dân.
Chúng ta đã thấy rằng nguyên nhân của lạm phát Mỹ thể bắt nguồn từ nhiều yếu
tố, bao gồm sự tăng trưởng không cân đối giữa cung và cầu, các chính sách tài khóa
và tiền tệ không hiệu quả, cũng như các yếu tố địa phương và quốc tế khác nhau.
Để kiểm soát lạm phát, chính phủ cần thực hiện các biện pháp chính sách kinh tế như
kiểm soát nguồn cung tiền tệ thông qua chính sách tiền tệ, quản chi tiêu công
đầu công hiệu quả, cùng với các biện pháp khác như kiểm soát giá cả tăng
cường quản quỹ ơng. Ngoài ra, việc tăng ờng giám sát kiểm soát thị trường
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định giá cả.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng không có một biện pháp duy nhất nào thể giải quyết tất
cả các vấn đề liên quan đến lạm phát. Sự kết hợp của các biện pháp chính sách kinh
tế sự hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp người dân cần thiết để đối phó
hiệu quả với tình trạng lạm phát và bảo vệ nền kinh tế vĩ mô của Mỹ.
Trên đây chính sự nghiên cứu của nhóm em về đề tài Lạm phát Mỹ cũng như
một số giải pháp cho vấn đề ấy. Chúng em cảm ơn thầy đã cho chúng em được nêu
lên góc nhìn của mình về một chủ đề vĩ mô rất thực tế ạ.
Nguồn tài liệu tham khảo
Ngân hàng thế giới (World bank):
https://www.worldbank.org/en/publication/globaleconomic-prospects
Cổng thông tin điện tử viện chiến lược và chính sách tài chính:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM273389
Observer Research Foundation:https://www.orfonline.org/expert-speak/what-toexpect-
in-2024-global-economy
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2024/01/cac-yeu-to-tac-
dongden-lam-phat-nam-2023-va-mot-so-giai-phap-kiem-soat-lam-phat-trong-
nam-
2024/#:~:text=L%E1%BA%A1m%20ph%C3%A1t%20c%E1%BB%A7a
%20M%E1%BB%B9%20th%C3%A1ng,ph%C3%A1t%20v%E1%BB
%81%20m%E1%BB%A9c%20m%E1%BB%A5c%20ti%C3%AAu
lOMoARcPSD| 46831624
https://thesaigontimes.vn/lam-phat-cot-loi-cua-my-van-con-qua-cao-doi-voi-fed/
https://vneconomy.vn/gia-xang-o-my-giam-sau-giua-luc-opec-bat-dong-ve-
sanluong.htm https://thuonggiaonline.vn/my-gia-thuc-pham-tang-chua-tung-
thay-trong-nam-
2022-post54161.html https://baodautu.vn/lam-phat-tai-my-tang-04-trong-thang-
22024-d210643.html https://www.bbc.com/vietnamese/business-59980051
https://vtv.vn/kinh-te/dang-sau-dong-luc-tieu-dung-manh-me-cua-kinh-te-my-
20231021113327412.htm https://vneconomy.vn/xung-dot-nga-ukraine-va-covid-
de-nang-len-chuoi-cungung.htm
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM210793
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOFUCM199999
https://nhandan.vn/my-giai-phong-kho-du-tru-chien-luoc-nham-giai-quyetnhung-
van-de-ve-nguon-cung-dau-post720826.html
https://vtv.vn/kinh-te/lam-phat-loi-tai-my-giam-xuong-duoi-4-
20240111234309782.htm
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM228935
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM218180
-Hết-
| 1/11

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46831624
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---o0o--- KHOA QUẢN TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở MỸ HIỆN NAY
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP lOMoAR cPSD| 46831624
Lớp - Khóa: AD0001, AD0002 – K49 Khoa: Quản trị Mục lục: I.
Các khái niệm:………………………………………………………………
1. Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay……………………………….
2. Tình hình lạm phát ở MỸ vừa qua và hiện nay:………………………… II.
Tình hình lạm phát ở Mỹ thời gian vừa qua và hiện nay:…………………
1. Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay:…………………………….
2. Tình hình lạm phát ở MỸ vừa qua và hiện nay:……………………….. III.
Các giải pháp kiềm chế lạm phát: …………………………………………
1. Những thuận lợi và khó khăn:………………………………………….
2. Các giải pháp chính sách của Mỹ:……………………………………… IV.
Kết luận:……………………………………………………………………. LỜI MỞ ĐẦU
Lạm phát - một hiện tượng kinh tế khó lường và có thể gây ra những tác động sâu rộng
đến nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày của mọi người. Vào thời điểm hiện tại, Mỹ đang
đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất của thời đại - tình trạng lạm phát. Từ
việc tăng giá của hàng hóa cơ bản đến những áp lực không lường trước đối với người
tiêu dùng và doanh nghiệp, tình hình lạm phát ở Mỹ đang trở thành một đề tài nóng
bỏng đòi hỏi sự quan tâm và giải pháp tức thì. Điều này thúc đẩy chúng ta phải nghiên
cứu, phân tích và đưa ra các giải pháp để ổn định và cân nhắc kỹ lưỡng tình hình kinh
tế hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh của một nền kinh tế toàn cầu hóa và phức tạp.
Trước thách thức này, việc hiểu rõ nguyên nhân và tác động của lạm phát là bước đầu
tiên và cũng là quan trọng nhất để chúng ta có thể tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất
để đối phó. Hôm nay, nhóm 3 người chúng em sẽ gửi đến thầy sự phân tích vấn đề lạm
phát của Mỹ dưới góc nhìn của Sinh viên năm nhất đang theo học chuyên ngành Quản
trị của đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể cho tình hình trên. lOMoAR cPSD| 46831624 NỘI DUNG I. Các khái niệm:
1. Khung lí thuyết về lạm phát:
Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát (inflation) là sự tăng mức giá chung một cách liên tục
của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó.
Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ
hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị
tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một
quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác. Theo nghĩa đầu tiên thì người ta
hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia, còn
theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi
nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là
một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là
giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi
là sự "ổn định giá cả".
Lạm phát ảnh hưởng đến các nền kinh tế theo nhiều cách tích cực và tiêu cực khác
nhau. Tác động tiêu cực của lạm phát bao gồm sự gia tăng chi phí cơ hội của việc tích
trữ tiền, và sự không chắc chắn về tình hình lạm phát trong tương lai có thể ngăn cản
quyết định đầu tư và tiết kiệm. Nếu lạm phát tăng trưởng đủ nhanh, sự khan hiếm của
hàng hóa sẽ khiến người tiêu dùng bắt đầu lo lắng về việc giá cả sẽ tăng cao trong thời
gian tới. Tác động tích cực của lạm phát bao gồm việc giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp dựa
trên giá cả cứng nhắc.
Các nhà kinh tế học thường cho rằng tỷ lệ lạm phát cao gây ra bởi sự cung ứng tiền
quá mức. Quan điểm về yếu tố xác định tỷ lệ lạm phát thấp đến trung bình còn đa
dạng hơn. Lạm phát thấp hoặc trung bình được quy cho sự biến động về nhu cầu thực
tế đối với hàng hóa và dịch vụ, hoặc do sự thay đổi về nguồn cung sẵn có, ví dụ như
trong khan hiếm. Tuy nhiên, quan điểm được số đông nhất trí là sự duy trì liên tục của
lạm phát trong một thời kỳ nhất định là do sự cung ứng tiền nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế.
Tỉ lệ lạm phát hàng năm tại Hoa Kỳ từ năm 1666 tới năm 2019 (Nguồn: Wikipedia) II.
Tình hình lạm phát ở MỸ thời gian vừa qua và hiện nay:
1. Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay:
Tình hình lạm phát thế giới năm 2024: lOMoAR cPSD| 46831624
Dự báo lạm phát toàn cầu sẽ giảm trong năm 2024, tuy nhiên vẫn ở mức cao so với
mục tiêu của nhiều quốc gia. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát toàn cầu dự
kiến sẽ giảm từ 6,8% năm 2023 xuống 5,8% năm 2024. Ngân hàng Thế giới (WB) dự
báo lạm phát ở các nước thu nhập trung bình và thấp sẽ giảm từ 8,7% năm 2023 xuống 6,5% năm 2024.
Nguyên nhân chính khiến lạm phát giảm là do giá năng lượng giảm. Giá dầu dự kiến
sẽ giảm từ mức trung bình 107 USD/thùng năm 2023 xuống 92 USD/thùng năm 2024.
Giá khí đốt tự nhiên cũng dự kiến sẽ giảm.
Ngoài ra, các vấn đề về chuỗi cung ứng dự kiến sẽ được cải thiện dần dần, góp phần
giảm giá cả hàng hóa. Các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng đang tăng lãi suất
để kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro có thể khiến lạm phát tăng cao hơn dự báo.Trong đó
tình hình chính trị ở những điểm nóng trên thế giới như cuộc xung đột Hamas-Israel
có thể gây ảnh hưởng tới tình hình tài chính của các nước xuất khẩu dầu. Ngoài ra,
xung đột Nga-Ukraine có thể tiếp tục leo thang, gây gián đoạn nguồn cung năng lượng
và lương thực. Biến đổi khí hậu cũng có thể ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và giá lương thực.
Tóm lại, lạm phát toàn cầu dự kiến sẽ giảm trong năm 2024, nhưng vẫn ở mức cao.
Các quốc gia cần thực hiện các biện pháp để kiểm soát lạm phát và giảm thiểu tác
động tiêu cực của nó.
(nguồn: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM273389) 2.
Tình hình lạm phát ở MỸ vừa qua và
hiện nay: Tình hình chung hiện nay tại Mỹ:
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2023 tăng 7,5%
so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất kể từ tháng 2/1982. So với tháng trước,
CPI cũng tăng 0,6%, phù hợp với dự báo trước đó của các nhà phân tích mặc dù CPI
"lõi" (không báo giá thực phẩm và năng lượng) chỉ tăng 0,3% trong tháng 3, đây là tháng thứ 6 liên tiếp.
Không những vậy, lạm phát tại Mỹ còn kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của giá xăng,
giá thực phẩm và cả giá nhà. Bộ Lao động Mỹ đã đưa ra con số thống kê lần lượt là giá
xăng đã tăng 18,3% trong tháng 3, chiếm khoảng một nửa mức tăng chung của CPI,
giá thực phẩm tăng 1%, giá nhà ở, bao gồm nhà thuê, tăng 0,5%. Trong đó, giá thịt,
trứng, sữa tăng đột biến lên 59,9%, 10,9% và 12,5%. Ông Robert Frick- một chuyên
gia kinh tế doanh nghiệp tại Navy Federal Credit Union - cho biết, “Lạm phát tiếp tục
tăng trên 3% và một lần nữa chi phí nhà ở lại là nguyên nhân chính. Với giá nhà dự lOMoAR cPSD| 46831624
kiến sẽ tăng trong năm nay và giá thuê chỉ giảm chậm, sự sụt giảm giá nhà được chờ
đợi từ lâu sẽ không sớm xuất hiện”. 3.
Nguyên nhân lạm phát ở Mỹ:
Nguyên nhân chính dẫn đến việc lạm phát này tại Mỹ là do:
- Nhu cầu tiêu dùng tăng cao:
Khi còn đang chịu tác động của COVID-19, của lạm phát, nhưng giá trị tài sản của các
gia đình người Mỹ, năm 2022 đã tăng 37% so với năm 2019 sau khi trừ đi các yếu tố
lạm phát. Còn nền kinh tế Mỹ thì vẫn đang tăng trưởng, điều này, lý giải tại sao người
Mỹ vẫn mạnh tay chi tiêu. Sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, người dân Mỹ
bắt đầu chi tiêu mạnh mẽ hơn, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Báo VTV cũng đã
chỉ ra rằng những bất ổn do đại dịch COVID-19 hay những khó khăn do lãi suất cao,
đã khiến nhiều người không còn mặn mà với việc tích lũy lâu dài, hay mua nhà nữa,
mà thay vào đó lựa chọn tiêu tiền vào việc mua sắm, các chuyến đi nghỉ dưỡng để tận hưởng cuộc sống.
Khách hàng mua sắm tại một cửa hàng ở Queens, New York, Mỹ, ngày 12/1/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)
- Chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn:
Hơn 1 năm trở lại đây, tình hình chiến sự của Nga và Ukraine khiến tình hình trở nên
căng thẳng hơn bao giờ hết. Trong đó, Nga chiếm khoảng 5% thương mại đường biển
toàn cầu và Ukraine chỉ chiếm 1%, nhưng rủi ro về một đợt giảm tốc của kinh tế toàn
cầu đang ngày càng lớn hơn. Việc này gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến
giá cả hàng hoá tăng cao. Giới chuyên gia kinh tế đang lo ngại rằng những rắc rối về
chuỗi cung ứng có thể kéo tụt tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đẩy cao hơn nữa lạm
phát ở tất cả các quốc gia nói chung và nước Mỹ nói riêng.
Sự gián đoạn ca Chuỗi cung ứng -
Giá năng lượng tăng cao: lOMoAR cPSD| 46831624
Tiếp tục bị ảnh hưởng từ cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đi cùng với đó là việc hạn chế
nguồn cung khiến cho giá năng lượng liên tục tăng cao. Theo Francisco Blanch, người
đứng đầu lĩnh vực hàng hóa toàn cầu, công cụ phái sinh và chiến lược đầu tư tài sản
chéo tại ngân hàng Bank of America Merrill Lynch, cho biết: “Tình hình hiện tại là
tương đối hiếm gặp, khi mà giá của tất cả các loại năng lượng đều tăng”. Tuy nhiên theo
chuyên gia này, “Hoa Kỳ dường như nằm ngoài xu hướng (thiếu hụt) năng lượng so với
phần còn lại của thế giới”. Điều này không có nghĩa là môi trường giá năng lượng của
Hoa Kỳ không biến động. Hợp đồng khí đốt tự nhiên giao tháng 11/2021 của Hoa Kỳ
đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2008 vào ngày 5/10. Đến ngày 6/10, hợp đồng
này được giao dịch ở mức 6,466 USD/MMBtu (MMBtu là 1 triệu đơn vị nhiệt Anh).
Các nhà phân tích của Deutsche
Bank cũng đã nhận định:
“Không thể đánh giá thấp sức
ảnh hưởng của môi trường giá
năng lượng cao đối với lạm phát,
tăng trưởng và các lĩnh vực bên
ngoài. Đây là một vấn đề lớn…
sẽ không sớm kết thúc”. Nguồn: Internet
- Chính sách tiền tệ nới lỏng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong thời gian đại dịch:
Giới chuyên gia dự báo Fed nhiều khả năng sẽ duy trì các chính sách tiền tệ nới lỏng
cho đến khi sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới phát đi những tín hiệu chắc
chắn. Nhận định này được đưa ra trước thềm cuộc họp chính sách của Fed, diễn ra vào
ngày 27 - 28/4/2021. Fed đã duy trì lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức gần bằng 0 kể từ
đầu đại dịch COVID-19 và vẫn đang tiếp tục mua vào ít nhất 120 tỷ USD tài sản liên
quan trái phiếu mỗi tháng. Động thái này đã đẩy bảng cân đối kế toán của Ngân hàng
trung ương Hoa Kỳ lên ngưỡng gần 8 nghìn tỷ USD, tương đương gấp hai lần mức được
ghi nhận khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Tuy nhiên, những dữ liệu kinh tế ngày càng
mạnh hơn, trong khi áp lực lạm phát bắt đầu tăng, cũng đã tạo ra những thông tin về
việc Fed sẽ sớm thay đổi những chính sách này. Mặc dù vậy, chuyên gia kinh tế cấp cao
Andrew Hunter Công ty nghiên cứu Capital Economics, Fed sẽ nhận định lạc quan hơn
về triển vọng kinh tế, chứ không đưa ra những sự thay đổi lớn về chính sách liên quan đến lãi suất.
III. Các giải pháp kiềm chế lạm phát:
1. Những thuận lợi và khó khăn:
Việc thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Mỹ nhận được nhiều thuận lợi, tạo
điều kiện cho việc triển khai hiệu quả: lOMoAR cPSD| 46831624
+ Thứ nhất, sự đồng thuận chính trị cao về vấn đề lạm phát. Theo một cuộc khảo sát
gần đây, 70% người Mỹ tin rằng lạm phát là vấn đề nghiêm trọng và cần được giải
quyết ngay lập tức. Nhờ sự đồng thuận này, việc ban hành luật và chính sách liên quan
đến kiềm chế lạm phát được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ví dụ, Đạo luật Giảm lạm
phát được cả hai đảng ủng hộ đã được Quốc hội thông qua chỉ trong vòng 3 tháng.
+ Thứ hai, nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ là một thuận lợi quan trọng. Tăng trưởng GDP
của Mỹ dự kiến đạt 2,3% trong năm 2023 và 2,0% trong năm 2024, cao hơn mức trung
bình của các nước phát triển. Nền kinh tế mạnh mẽ giúp Mỹ có khả năng chịu đựng
các biện pháp kiềm chế lạm phát, vốn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh
tế trong ngắn hạn. Ví dụ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định duy trì mức lãi suất
hiện tại, nhưng các nhà hoạch định chính sách vẫn dự đoán sẽ giảm 3/4 điểm phần trăm vào
cuối năm 2024. Quyết định này được đưa ra bất chấp tiến độ chậm hơn đối với mục tiêu lạm phát 2% của Fed. (nguồn: Internet)
+ Thứ ba, hệ thống tài chính phát triển của
Mỹ là một công cụ hiệu quả để kiểm soát
lạm phát. Thị trường tài chính Mỹ là thị
trường lớn nhất và thanh khoản nhất thế
giới, với tổng giá trị tài sản lên tới 250 nghìn tỷ USD. Hệ thống tài chính phát triển
giúp Fed thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả hơn. Fed có nhiều công cụ để điều
chỉnh lãi suất và lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế, giúp kiểm soát lạm phát. Ví
dụ, Fed đã tăng lãi suất ba lần trong năm 2023 nhằm kiềm chế lạm phát. (Nguồn: Internet)
+ Thứ tư, Mỹ nhận được hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới
(World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Các tổ chức này cung cấp cho Mỹ các
khoản vay, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn chính sách trong việc kiềm chế lạm phát. Ví dụ,
IMF đã cung cấp cho Mỹ khoản vay 45 tỷ USD vào năm 2020 để hỗ trợ nền kinh tế
Mỹ trong đại dịch COVID-19. lOMoAR cPSD| 46831624
Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế
+ Thứ năm, năng lực thích ứng cao của các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ giúp
họ có thể điều chỉnh hành vi của họ để phù hợp với các biện pháp kiềm chế lạm phát.
Ví dụ, các doanh nghiệp Mỹ có thể chuyển sang sử dụng các nguyên liệu đầu vào rẻ
hơn hoặc tăng giá bán sản phẩm để bù đắp cho chi phí tăng cao.
Nhờ những thuận lợi này, Mỹ có thể triển khai các giải pháp kiềm chế lạm phát
một cách hiệu quả và giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống người dân.
Ngoài những thuận lợi nêu trên thì Mỹ còn đối mặt với những khó khăn phải kể đến như:
+ Thứ nhất, việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh
tế. Theo dự báo của IMF, tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ giảm từ 2,3% trong năm 2023 xuống
1,7% trong năm 2024 do ảnh hưởng của các biện pháp kiềm chế lạm phát. Việc tăng lãi suất
có thể làm giảm đầu tư và tiêu dùng, từ đó làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, Fed dự
kiến sẽ tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm vào năm 2023, có thể khiến cho chi phí vay
vốn của doanh nghiệp tăng cao 20%, dẫn đến giảm đầu tư 10%.
+ Thứ hai, việc tăng lãi suất có thể dẫn đến thất nghiệp gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ dự
kiến sẽ tăng từ 3,6% trong năm 2023 lên 4,2% trong năm 2024 do ảnh hưởng của các biện
pháp kiềm chế lạm phát. Việc tăng lãi suất có thể khiến cho các doanh nghiệp cắt giảm nhân
công để giảm chi phí, dẫn đến tăng tỷ lệ thất nghiệp. Ví dụ, nếu Fed tăng lãi suất thêm 1 điểm
phần trăm, có thể khiến cho 1 triệu người lao động mất việc làm.
+ Thứ ba, lạm phát cao ảnh hưởng đến đời sống của người tiêu dùng. Tỷ lệ lạm phát của Mỹ
dự kiến sẽ giảm từ 8,6% trong năm 2023 xuống 5,0% trong năm 2024, nhưng vẫn ở mức cao
so với mục tiêu 2% của Fed. Lạm phát cao khiến cho người tiêu dùng phải chi tiêu nhiều hơn
cho nhu cầu thiết yếu, dẫn đến giảm khả năng chi tiêu cho các nhu cầu khác. Ví dụ, nếu lạm
phát ở mức 8%, người tiêu dùng sẽ phải chi thêm 800 USD mỗi năm cho các nhu cầu thiết yếu.
+ Thứ tư, lạm phát cao có thể dẫn đến bất ổn chính trị. Mức độ hài lòng của người dân Mỹ
với chính phủ đang ở mức thấp kỷ lục, chỉ có 38%, do ảnh hưởng của lạm phát cao. Lạm phát
cao có thể dẫn đến bất ổn chính trị, do người dân phẫn nộ vì giá cả tăng cao và thất nghiệp gia
tăng. Ví dụ, một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 70% người Mỹ lo lắng về lạm phát, và 60%
người Mỹ cho rằng chính phủ không làm đủ để kiềm chế lạm phát.
+ Thứ năm, việc tăng lãi suất của Mỹ có thể ảnh hưởng đến thị trường quốc tế. Dòng vốn
chảy vào các nước đang phát triển dự kiến sẽ giảm 10% trong năm 2024 do ảnh hưởng của
việc tăng lãi suất ở Mỹ. Việc tăng lãi suất của Mỹ có thể dẫn đến dòng vốn chảy ra khỏi các
nước đang phát triển, gây bất ổn cho thị trường tài chính quốc tế. Ví dụ, nếu Fed tăng lãi suất
thêm 1 điểm phần trăm, có thể khiến cho 100 tỷ USD chảy ra khỏi các nước đang phát triển.
+ Thứ sáu, việc phối hợp chính sách giữa các quốc gia để kiềm chế lạm phát là một thách
thức lớn. Các quốc gia G7 đã cam kết phối hợp chính sách để kiềm chế lạm phát, nhưng vẫn
còn nhiều bất đồng về cách thức thực hiện. Các quốc gia có thể có mục tiêu và lợi ích khác
nhau, khiến việc phối hợp chính sách trở nên khó khăn. Ví dụ, một số quốc gia có thể ưu tiên
tăng trưởng kinh tế hơn kiềm chế lạm phát, dẫn đến sự khác biệt trong chính sách tiền tệ giữa các quốc gia.
Việc thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Mỹ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để
giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống người dân. Cần có sự phối lOMoAR cPSD| 46831624
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp và người dân để thực
hiện hiệu quả các giải pháp này.

2. Các giải pháp chính sách của Mỹ:
Tuy rằng tình trạng lạm phát gia tăng tại Mỹ đang là bài toán nan giải, đòi hỏi
những nỗ lực đồng bộ và chiến lược dài hạn, chính phủ Mỹ cũng đã và đang thực hiện
một số biện pháp để kiềm chế lạm phát, bao gồm:
- Tăng lãi suất để giảm nhu cầu tiêu dùng:
Các nhà phân tích kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ chú ý đến lạm phát
cơ bản khi quyết định thời điểm tốt nhất để bắt đầu giảm lãi suất. Để hạn chế tình
trạng giá hàng hóa tăng và đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%, Fed đã liên tục tăng
lãi suất kể từ năm 2022, trước khi giữ lãi suất cao nhất trong hơn hai thập kỷ tại các
cuộc họp gần đây. Kể từ tháng 3/2022, Fed đã nâng lãi suất thêm 5,25 điểm phần
trăm lên 5,25 - 5,5% và giữ nguyên mức lãi suất này kể từ tháng 7/2023. Fed đã
phát đi tín hiệu rằng họ có thể bắt đầu hạ lãi suất trong năm nay nếu tiếp tục có tiến
triển trong việc giảm lạm phát.
- Giải phóng kho dự trữ dầu mỏ chiến lược để giảm giá xăng:
Các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ, vốn phản ứng nhanh nhất với sự thay đổi
của thị trường, đang phải vật lộn với những khó khăn về chuỗi cung ứng và lạm
phát chi phí nên rất khó có thể gia tăng sản lượng. Chính quyền Tổng thống Biden
vẫn đang cân nhắc các giới hạn về xuất khẩu nhiên liệu để duy trì nguồn cung xăng
và dầu diesel ổn định trong nước. Giá bán xăng trung bình ở Mỹ đang là 3,854
USD/gallon (3,79 lít) giảm nhẹ so tuần trước nhưng vẫn cao hơn so một tháng
trước. Mỹ đang tìm mọi cách để hạ nhiệt giá dầu, tuy nhiên nhiều khả năng nỗ lực
của Nhà Trắng là chưa đủ khi mà tiêu thụ trong tuần kết thúc ngày 14/10 của Mỹ
tăng lên 20,76 triệu thùng/ngày, cao hơn cả mức 19,27 triệu thùng trước đó và đáng
chú ý hơn cả là cao hơn cả mức trung bình 4 tuần gần nhất là 20,41 triệu thùng.
Điều này sẽ khiến cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải mạnh tay tăng lãi suất
trong các cuộc họp sắp tới. Chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ khiến cho nền kinh tế Mỹ
phải trải qua giai đoạn khó khăn kéo dài trong nhiều quý tới khi mức lạm phát bình
quân hạ nhiệt về mức 2%.
- Hợp tác với các quốc gia khác để giải quyết vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gián đoạn, tắc nghẽn của các chuỗi cung ứng
toàn cầu, như chiến tranh Ukraina, đặc biệt gây gián đoạn chuỗi cung ứng lương
thực, thực phẩm, hay tình hình kinh tế suy thoái, cùng các bất trắc về khí hậu. Tuy
nhiên, sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc đã được giới chuyên gia chỉ ra như
một nguyên nhân hàng đầu. Theo thông báo của đại sứ quán Mỹ tại Indonesia,
quốc gia thành viên IPEF, thỏa thuận về các chuỗi cung ứng của Khuôn Khổ Kinh
Tế Ấn Độ-Thái Bình Dương (IPEF) đặt mục tiêu ‘‘tăng cường khả năng phục hồi,
tính hiệu quả, năng suất, tính bền vững, tính minh bạch, đa dạng hóa, an toàn, công
bằng và tính toàn diện của chuỗi cung ứng thông qua cả các hoạt động hợp tác và
các hành động riêng của từng đối tác IPEF’’.
Như vậy, các giải pháp trên đã phần nào cho thấy cách Mỹ đối mặt với lạm phát
cũng như thể hiện được sự chuẩn bị của Mỹ với tình trạng lạm phát kéo dài. IV. Kết luận: Kết luận: lOMoAR cPSD| 46831624
Trong tiểu luận này, chúng ta đã thảo luận về tình trạng lạm phát ở Mỹ và nhận thức
được sự ảnh hưởng đáng kể của hiện tượng này đối với kinh tế vĩ mô của đất nước.
Lạm phát không chỉ là một vấn đề kinh tế, mà còn là một vấn đề xã hội và chính trị,
có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của quốc gia và cuộc sống của người dân.
Chúng ta đã thấy rằng nguyên nhân của lạm phát ở Mỹ có thể bắt nguồn từ nhiều yếu
tố, bao gồm sự tăng trưởng không cân đối giữa cung và cầu, các chính sách tài khóa
và tiền tệ không hiệu quả, cũng như các yếu tố địa phương và quốc tế khác nhau.
Để kiểm soát lạm phát, chính phủ cần thực hiện các biện pháp chính sách kinh tế như
kiểm soát nguồn cung tiền tệ thông qua chính sách tiền tệ, quản lý chi tiêu công và
đầu tư công hiệu quả, cùng với các biện pháp khác như kiểm soát giá cả và tăng
cường quản lý quỹ lương. Ngoài ra, việc tăng cường giám sát và kiểm soát thị trường
cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định giá cả.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng không có một biện pháp duy nhất nào có thể giải quyết tất
cả các vấn đề liên quan đến lạm phát. Sự kết hợp của các biện pháp chính sách kinh
tế và sự hợp tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và người dân là cần thiết để đối phó
hiệu quả với tình trạng lạm phát và bảo vệ nền kinh tế vĩ mô của Mỹ.
Trên đây chính là sự nghiên cứu của nhóm em về đề tài Lạm phát ở Mỹ cũng như
một số giải pháp cho vấn đề ấy. Chúng em cảm ơn thầy đã cho chúng em được nêu
lên góc nhìn của mình về một chủ đề vĩ mô rất thực tế ạ.
Nguồn tài liệu tham khảo
Ngân hàng thế giới (World bank):
https://www.worldbank.org/en/publication/globaleconomic-prospects
Cổng thông tin điện tử viện chiến lược và chính sách tài chính:
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM273389
Observer Research Foundation:https://www.orfonline.org/expert-speak/what-toexpect- in-2024-global-economy
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2024/01/cac-yeu-to-tac-
dongden-lam-phat-nam-2023-va-mot-so-giai-phap-kiem-soat-lam-phat-trong- nam-
2024/#:~:text=L%E1%BA%A1m%20ph%C3%A1t%20c%E1%BB%A7a
%20M%E1%BB%B9%20th%C3%A1ng,ph%C3%A1t%20v%E1%BB
%81%20m%E1%BB%A9c%20m%E1%BB%A5c%20ti%C3%AAu lOMoAR cPSD| 46831624
https://thesaigontimes.vn/lam-phat-cot-loi-cua-my-van-con-qua-cao-doi-voi-fed/
https://vneconomy.vn/gia-xang-o-my-giam-sau-giua-luc-opec-bat-dong-ve-
sanluong.htm https://t
huonggiaonline.vn/my-gia-thuc-pham-tang-chua-tung- thay-trong-nam-
2022-post54161.html https://baodautu.vn/lam-phat-tai-my-tang-04-trong-thang-
22024-d210643.html https://www.bbc.com/vietnamese/business-59980051
https://vtv.vn/kinh-te/dang-sau-dong-luc-tieu-dung-manh-me-cua-kinh-te-my-
20231021113327412.htm https://vneconomy.vn/xung-dot-nga-ukraine-va-covid-
de-nang-len-chuoi-cungung.htm
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM210793
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh? dDocName=MOFUCM199999
https://nhandan.vn/my-giai-phong-kho-du-tru-chien-luoc-nham-giai-quyetnhung-
van-de-ve-nguon-cung-dau-post720826.html
https://vtv.vn/kinh-te/lam-phat-loi-tai-my-giam-xuong-duoi-4- 20240111234309782.htm
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM228935
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM218180 -Hết-