Tiểu luận môn Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Chủ đè 4: Chứng minh tính đúng đắn và giá trị to lớn của hiệu lệnh từ Đại hội VI của ĐCS Việt Nam: "Đảng phải đối mới về nhiều mặt, trước hết là đổi mới tư duy".| Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Bằng thực tiễn hơn 38 năm đổi mới (1986 -2024) đã chứng minh rằng: 1. Lĩnh vực nào đổi mới tư duy thành công. Thay đổi thể chế đối ngoại. Phát triển kinh tế nhiều thành phần. Chuyển trọng tâm từ phát triển CNN sang NN và CN nhẹ…2. Lĩnh vực nào chậm đổi mới không phát triển. Chậm đổi mới trong tư duy làm nông nghiệp. Tư duy quản lý xã hội trong nền kinh tế thị trường. Tư duy giáo dục đại học…Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử ĐCSVN
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 32573545
Chủ đè 4: Chứng minh tính đúng đắn và giá trị to lớn của hiệu lệnh từ Đại
hội VI của ĐCS Việt Nam: "Đảng phải đối mới về nhiều mặt, trước hết là đổi mới tư duy".
Bằng thực tiễn hơn 38 năm đổi mới (1986 -2024) đã chứng minh rằng:
1. Lĩnh vực nào đổi mới tư duy thành công +
Thay đổi thể chế đối ngoại
+ Phát triển kinh tế nhiều thành phần
+ Chuyển trọng tâm từ phát triển CNN sang NN và CN nhẹ…
2. Lĩnh vực nào chậm đổi mới không phát triển
+ Chậm đổi mới trong tư duy làm nông nghiệp
+ Tư duy quản lý xã hội trong nền kinh tế thị trường
+ Tư duy giáo dục đại học… lOMoAR cPSD| 32573545 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................2
NỘI DUNG..........................................................................................3
1. Thực tiễn hơn 38 năm đối mới (1986 -2024).............................3
2.Lĩnh vực đổi mới tư duy thành công:..........................................4
3.Lĩnh vực chậm đổi mới không phát triển....................................7
4. Đưa ra những giải pháp...............................................................8
KẾT LUẬN........................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình lijh sử đảng, trường Kinh
Doanh và Công Nghệ Hà Nội...........................................................12
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................13 MỞ ĐẦU
Quá trình đổi mới và phát triển tư duy lý luận kinh tế của Đảng đã điều động mạch
lạc và nhất quán, ngày càng thể hiện tính hệ thống và đồng bộ cao. Điều này đảm
bảo sự thống nhất và cân đối giữa phạm vi và độ sâu của sự phát triển, cũng như
giữa quá trình phát triển và tích hợp trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường
theo hướng xã hội chủ nghĩa. Tư duy lý luận kinh tế của Đảng không chỉ tiên
phong mà còn có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt và định hình quá trình đổi
mới và phát triển kinh tế trong thực tế.
Thực tế của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
tại Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn với sự đối mặt với cả khó khăn và thuận lOMoAR cPSD| 32573545
lợi, đặc biệt là trong bối cảnh sự suy tàn của Liên Xô cũ và các quốc gia Đông Âu
vào giai đoạn đầu của quá trình đổi mới. Thách thức từ khủng hoảng tài chính và
suy thoái kinh tế toàn cầu cũng không ít. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước Việt Nam
đã kiên định với tư duy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Thực tế đã chứng minh rằng con đường này là chính xác, qua những thành
tựu đáng kể trong phát triển kinh tế-xã hội trong gần 38 năm qua.
Đó là lý do tại sao tem chọn đề tài: Chứng minh tính đúng đắn và giá trị to lớn
của hiệu lệnh từ Đại hội VI của ĐCS Việt Nam: "Đảng phải đối mới về nhiều
mặt, trước hết là đổi mới tư duy". NỘI DUNG
1. Thực tiễn hơn 38 năm đối mới (1986 -2024)
"Đảng phải đổi mới về nhiều mặt, trước hết là đổi mới tư duy", trước hết là tư duy kinh tế.
đôi mới công tác tư tưởng; đôi mới công tác cán bộ và phong cách làm việc,
giữ vững các nguyên tắc tố chức và sinh hoạt Đảng; tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng.
Đại hội cũng nhận rõ: Tình hình kinh tê - xã hội đang có những khó khăn
gay gặt; sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối
lưu thông có nhiều rối ren; những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm
được thu hẹp; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố; đời
sống nhân dân lạo động còn nhiều khó khăn... Nhìn chụng, chúng ta chưa
thực hiện được mục tiêu tổng quát do Đại hội lần thứ V đề ra là về cơ bản
ổn định tình hình kinh tế xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Đại hội VI của
Đảng là Đại hội khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, đánh dấu bước
phát triển mới trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội rút ra 4 bài học quý báu lOMoAR cPSD| 32573545
Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng "lấy dân
làm gốc", xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Đảng phải luôn xuât phát từ thực tê, tôn trọng và hành động theo quy luật
khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật khách quan là
điêu kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đăn của Đảng.
Phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới.
Phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền
lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Về kinh tế xã hội thực hiện 4 giảm: giảm bội chi ngân sách, giảm nhịp độ
tăng giá, giảm lạm phát, giảm khó khăn vê đời sông của nhân dân; mở rộng
giao lưu hàng hóa; thực hiện cơ chế 1 giá và chế độ lương thống nhất cả
nước; đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế
Trong nông nghiệp nổi bật là nghị quyết số 10 về "đổi mới quản lý kinh tế nông
nghiệp", người nông nhân được nhận khoán và canh tác trên diện tích ôn định
trong 15 năm. Trong công nghiệp, xóa bỏ chế độ tập trung, bao câp, chuyên hoạt
động các đơn vị kinh tế quốc doanh sang kinH doanh XHCN nhằm tạo động lực
mạnh mẽ, thúc đẩy tiến bộ khoa học-kỹ thuật, phát triên kinh tế hàng hóa theo
hướng đi lên CNXH với năng suất càng cao. Về cải tạo XHCN, nâng cao vai trò
chủ đạo nền kinh tế quốc doanh, các thành phần kinh tế bình đắng về quyền lợi,
nghĩa vụ trước pháp luật.
→ Các chủ trương trên thê hiện tư duy đồi mới quan trọng về kinh tế của Đảng
và đã có kết quả nhanh chóng. Lạm phát giảm, lương thực từ thiếu triển miên
đến được đáp ứng đủ.
có dự trữ và xuât khâu. Hàng tiêu dùng đã dạng, lưu thông tương đối thuận lợi.
Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh hơn trước lOMoAR cPSD| 32573545
Nhằm thực hiện đổi mới tư duy của Đảng, tập trung giải quyết những vấn đề cấp
bách trong công tác xây dựng Đảng. Điểm nổi bật là đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế;
tăng cường công tác nghiên cứu lý luận thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm nhằm
phục vụ thiết thực đổi mới tư duy, cụ thể hóa kịp thời, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế- xã hội. Đổi mới
công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; tăng cường công tác tô chức, xây dựng đội
ngũ cán bộ đáp ứng yêu câu của công cuộc đôi mới.
Đôi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đôi với công tác quân chúng, giữ
vững môi liên hệ mật thiêt giữa Đảng với nhân dân là nhân tô quyêt định thăng
lợi của công cuộc đổi mới và toàn bộ sự nghiệp cách mạng.
2 .Lĩnh vực đổi mới tư duy thành công :
Tư duy lý luận là giai đoạn cao nhất của tư duy, là quá trình mà tư duy tiếp cận,
nắm bắt, nhận thức và tái tạo hiện thực khách quan bằng lý luận và thường được
thể hiện ra ở các giả thuyết, các lý thuyết có quan hệ tương hỗ với nhau. Thực tiễn
cho thấy, việc đổi mới và phát triển tư duy lý luận là nhân tố mang tính quyết định
thắng lợi của sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo, nhất là trong những lúc
cam go, bước ngoặt của lịch sử.
Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại
hội VI của Đảng đã phê phán những sai lầm chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và
hành động nóng vội, chủ quan, không tôn trọng và hành động theo quy luật khách
quan. Đại hội kiên quyết đổi mới tư duy mà trước hết là tư duy kinh tế, coi đổi
mới tư duy là khâu “đột phá” cho toàn bộ quá trình đổi mới toàn diện đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa; chủ động khởi xướng và lãnh đạo công cuộc
đổi mới. Đảng ta khẳng định: “Để tăng cường sức chiến đấu và năng lực tổ chức
thực tiễn của mình, Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là
tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh
đạo và công tác”(2). Nhờ chọn đúng khâu đột phá mà Đảng ta đã lãnh đạo cách lOMoAR cPSD| 32573545
mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức và “đạt được những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”
Đại hội giao cho Ban Chấp hành Trung ương khoá VI chỉ đạo thực hiện thành
công những nhiệm vụ đề ra trong Báo cáo chính trị, mà quan trọng là:
Xây dựng và tổ chức thực hiện ba chương trình về lương thực - thực phẩm,
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu...
Thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa một cách thường xuyên với
những hình thức và bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp
với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của
lực lượng sản xuất...
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
Giải quyết cho được những vấn đề cấp bách về phân phối, lưu thông.
Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách thiết thực và có hiệu quả các chính sách xã hội.
Tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của đất nước.
Tăng cường hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại.
Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, nâng cao hiệu lực
quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng Đảng thật sự ngang tầm một đảng cầm quyền có trọng trách lãnh
đạo toàn dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược.
Nâng cao hiệu lực chỉ đạo và điều hành của bộ máy đảng và nhà nước. Là
đảng duy nhất cầm quyền, có trọng trách lãnh đạo Nhà nước và xã hội thực
hiện lý tưởng và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng phải
thường xuyên tự đổi mới chính mình để thúc đẩy đổi mới xã hội, mà trước
hết là đổi mới tư duy lý luận để nâng cao trình độ và năng lực lý luận của
Đảng cầm quyền. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến
phức tạp, khó lường, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bên cạnh thời lOMoAR cPSD| 32573545
cơ, thuận lợi, đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhiều
vấn đề lý luận, thực tiễn mới đang đặt ra đối với đổi mới tư duy lý luận của
đảng… Đặc biệt, trước yêu cầu “không thể để kéo dài tình trạng còn lạc
hậu của lý luận so với sự vận động và đòi hỏi của thực tiễn. Lý luận phải
vươn lên dẫn đường và đồng hành với thực tiễn”(4), “phải có tầm nhìn vượt
trước”(5),càng đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa của đội ngũ lý luận trên cả nước.
Công cuộc đổi mới hơn 38 năm qua đã thực sự thể hiện năng lực lãnh đạo, cầm
quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ thực tiễn của công cuộc đổi mới và quá
trình thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, Đảng ta từng bước hoàn thiện và hiện thực hóa lý luận về đường lối đổi
mới đất nước. Đây là sự vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện cụ thể của nước ta; là sự phát triển
sáng tạo lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, phù hợp quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn đất nước và xu thế thời
đại, trên cơ sở đúc kết những bài học thành công và thất bại của mô hình chủ nghĩa
xã hội hiện thực trên thế giới, kế thừa có chọn lọc tinh hoa, giá trị văn hóa và các
thành tựu phát triển của nhân loại. Có thể khẳng định, tư duy lý luận của Đảng ta
ngày càng phát triển, kết quả nghiên cứu lý luận từng bước đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
3 .Lĩnh vực chậm đổi mới không phát triển
Cùng với những thành tựu đạt được, Đảng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận, tư duy
lý luận của Đảng nhiều mặt vẫn còn hạn chế, “công tác tổng kết thực tiễn, nghiên
cứu lý luận chưa được quan tâm đúng mức, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được
yêu cầu; một số vấn đề mới, phức tạp chưa được làm sáng tỏ”(6).
Bối cảnh quốc tế tiếp tục có những diễn biến mới, phức tạp, khó lường. Cùng với
đó, mục tiêu phát triển đất nước đến những cột mốc trọng đại năm 2025, 2030,
2045 là lớn lao, để đạt được đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm rất lớn của toàn Đảng, lOMoAR cPSD| 32573545
toàn quân và nhân dân ta. Điều này càng đòi hỏi tư duy lý luận của Đảng ta phải
có những bước đổi mới và phát triển ngang tầm, không cho phép sự lạc hậu của
lý luận là lực cản, làm trì trệ hay kéo lùi sự phát triển; công tác tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận càng phải được quan tâm hơn nữa. Đặc biệt, những cuộc tổng
kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận lớn trong thời gian tới, như tổng kết 40 năm công
cuộc đổi mới (1986 - 2026), góp phần hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới, về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; tổng kết 40
năm thực hiện Cương lĩnh 1991... đặt ra nhiều thách thức, nhưng cũng là cơ hội
để Đảng ta đổi mới, phát triển tư duy lý luận, trí tuệ và năng lực cầm quyền, đáp
ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Sự đổi mới tư duy lý luận của Việt Nam, một mặt đặt nền tảng lý luận cần thiết
cho quá trình đổi mới thực tiễn; mặt khác, là sản phẩm của chính quá trình này.
Để hình thành nên tư duy mới ấy, nhiệm vụ cấp thiết phải làm là kết hợp một cách
biện chứng những nguyên lý lý luận nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống và tinh hoa văn hóa dân tộc, với những nhận
thức mới về thế giới hiện đại, về con đường phát triển mang các sắc thái đặc thù
của thời đại và dân tộc. Điều này rất quan trọng vì tư duy mới đó được hình thành
từ chính thực tiễn sáng tạo của dân tộc Việt Nam.
4 . Đưa ra những giải pháp
Để thúc đẩy hiệu quả hoạt động nghiên cứu lý luận, góp phần vào quá trình đổi
mới, phát triển tư duy lý luận của Đảng, cần tập trung thực hiện một số yêu cầu, nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp ủy đảng về vị trí, vai trò của
công tác nghiên cứu lý luận. Từ đó, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về công tác nghiên cứu lý luận theo
tinh thần của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất trong định hướng nghiên cứu lý luận phục vụ xây lOMoAR cPSD| 32573545
dựng, hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của
Nhà nước trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2045; tổng kết thực tiễn những vấn đề lý luận lớn, tăng cường sự phối hợp
giữa các cơ quan nghiên cứu lý luận ở Trung ương; phát huy vai trò, trách nhiệm
của cấp ủy, người đứng đầu ở địa phương, đơn vị đối với công tác lý luận.
Thứ hai, nâng tầm tư duy lý luận của Đảng, đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận, cung cấp kịp thời cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Thu hẹp khoảng
cách giữa lý luận và thực tiễn để phục vụ công tác xây dựng Đảng và sự nghiệp
phát triển đất nước; tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa tổng kết thực tiễn với nghiên
cứu lý luận, định hướng chính sách; giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học và các
cơ quan quản lý xã hội; giữa các cơ quan nghiên cứu lý luận ở Trung ương với
yêu cầu tổng kết thực tiễn ở cấp địa phương.
Thứ ba, tiếp tục đổi mới phương thức học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, bảo
đảm thiết thực, hiệu quả. Đổi mới căn bản chương trình, nội dung, phương pháp
giáo dục lý luận chính trị theo phương châm khoa học, thực tiễn, sáng tạo và hiện
đại; đưa việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên,
cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược, đi vào nền nếp, nhất quán
từ Trung ương đến cơ sở, phù hợp với từng đối tượng, chú trọng chất lượng, hiệu
quả, siết chặt kỷ luật, kỷ cương.
Thứ tư, củng cố các cơ quan nghiên cứu lý luận chính trị của Đảng và Nhà nước.
Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động của các cơ quan nghiên cứu lý luận. Hoàn thiện cơ chế lãnh
đạo, chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan có chức năng định hướng, quản lý, tham
mưu, tư vấn, nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục về lý luận chính trị; đẩy mạnh cơ
chế đặt hàng của cấp ủy, chính quyền, địa phương với các cơ quan nghiên cứu lý luận. lOMoAR cPSD| 32573545
Thứ năm, thực hiện nghiêm quy định dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị.
Đây là một chủ trương đã được khẳng định trong nhiều nghị quyết của Đảng ta.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Thực hiện nghiêm Quy định dân
chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị, tạo môi trường dân chủ, khuyến khích tìm
tòi, sáng tạo, phát huy trí tuệ của các tổ chức và cá nhân” KẾT LUẬN
Từ tư duy sản xuất theo mô hình kinh tế hiện vật, phi thị trường sang tư duy sản
xuất theo mô hình kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng XHCN, gắn
tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội ngay trong từng
bước và từng chính sách. Trong đó, tư duy kinh tế về bản chất kinh tế thị trường
và những nội hàm của tính định hướng XHCN, được xác định và ngày càng cụ
thể hóa trong các kỳ đại hội Đảng, đã thực sự trở thành tư duy lý luận có sức
sáng tạo, không chỉ làm sáng rõ con đường đi lên CNXH ở Việt Nam mà còn là
sự bổ sung cho kho tàng lý luận về CNXH.
Từ tư duy đơn sở hữu sang tư duy đa sở hữu, đa thành phần kinh tế. Các thành
phần kinh tế được tự do kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật. Có thể nói, bước
chuyển đổi mới tư duy này thực sự là khâu đột phá trong nhận thức lý luận kinh
tế, cởi trói tư duy và tạo động lực cho công cuộc đổi mới thực hiện thuận lợi, có
hiệu quả.Từ tư duy quản lý theo cơ chế tập trung bao cấp, làm cho con người ỷ
lại, thụ động, sang tư duy quản lý theo cơ chế thị trường, đòi hỏi tính năng
động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của con người. Từ tư duy phân phối
bình quân, cào bằng, không thừa nhận đến thừa nhận đa dạng hóa hình thức
phân phối mà phân phối theo lao động là chủ yếu, gắn với phân phối theo vốn,
tài sản…Từ tư duy không chấp nhận bóc lột, không chấp nhận phân hoá giàu
nghèo, sang tư duy chấp nhận bóc lột, chấp nhận phân hoá giàu nghèo ở mức
độ nhất định.Từ tư duy đảng viên không làm kinh tế tư nhân sang đảng viên
được làm kinh tế tư nhânTừ tư duy kinh tế “khép kín” sang tư duy mở, chủ động
hội nhập quốc tế, chấp nhận kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Từ tư duy “Nhà
nước làm thay thị trường”, “Nhà nước làm tất cả”, độc quyền sang tư duy nhà lOMoAR cPSD| 32573545
nước chủ yếu thực hiện vai trò kiến tạo phát triển, khắc phục các khuyết tật của
thị trường, đa dạng hóa các chủ thể làm kinh tế, giảm độc quyền nhà nước, xoá
bỏ độc quyền doanh nghiệp...Từ tư duy Nhà nước đóng vai trò phân bổ các
nguồn lực là chủ yếu, sang thị trường đóng vai trò phân bổ các nguồn lực là chủ
yếu.Từ tư duy công nghiệp hoá bằng con đường “Ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”, sử
dụng vốn của nhà nước sang tư duy công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh
tế tri thức và phát triển rút ngắn, sử dụng nguồn vốn xã hội hoá theo cơ chế thị
trường.Từ tư duy mô hình kinh tế tăng trưởng theo chiều rộng với năng suất,
chất lượng và hiệu quả thấp, sang mô hình kinh tế tăng trưởng chủ yếu theo
chiều sâu với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, phát triển nhanh, bền vững
gắn với bảo vệ môi trường… lOMoAR cPSD| 32573545
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lijh sử đảng, trường Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
2. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/
3. Các văn bản, văn kiện cương lĩnh Lịch Sử Đảng. lOMoAR cPSD| 32573545 LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài tiểu luận này là do bản thân thực hiện cùng sự hỗ trợ, tham
khảo từ các tư liệu, giáo trình liên quan đến đề tài nghiên cứu và không có sự sao
chép y nguyên các tài liệu đó. Làm sai những điều trên em xin nhận không điểm