-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận môn Pháp luật đại cương đề tài "Hình thức chính thể của một số nước trên thế giới"
Tiểu luận môn Pháp luật đại cương đề tài "Hình thức chính thể của một số nước trên thế giới" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (GELA220405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36625228
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ
THUẬT TP. HCM KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Hình thức chính thể của một số nước trên thế giới 2 4 lOMoAR cPSD| 36625228
MỤC LỤC............................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH THỨC CHÍNH THỂ...................3
1.1 Khái niệm về hình thức Nhà nước...............................................................3
1.2. Khái niệm hình thức chính thể...................................................................3
1.3. Các yếu tố cơ bản của hình thức chính thể.................................................3
1.3.1. Cách thức và trình tự thiết lập các cơ quan quyền lực Nhà nước.........4
1.3.2. Mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực Nhà nước............................4
1.3.3. Sự tham gia cửa nhân dân vào việc tổ chức quyền lực Nhà nước........5
1.4. Phân loại hình thức chính thể.....................................................................5
1.4.1. Chính thể Cộng hòa..............................................................................5
1.4.2. Chính thể Quân chủ..............................................................................6
1.5. Đặc điểm một số loại chính thể..................................................................7
CHƯƠNG 2: HÌNH THỨC CHÍNH THỂ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 11
2.1. Hình thức chính thể của nước Mỹ:...........................................................11
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về nước Mỹ:.........................................................11
2.1.2. Các đặc điểm cơ bản hình thức chính thể của nước Mỹ:...................11
2.1.3. Ưu, nhược điểm của hình thức chính thể Cộng hoà liên bang:..........15
2.1.3.1. Ưu điểm:..........................................................................................15
2.1.3.2. Nhược điểm:....................................................................................15
2.2. Hình thức chính thể của nước Nga...........................................................15
2.2.1. Giới thiệu sơ lược về nước Nga.........................................................15
2.2.2. Các đặc điểm cơ bản hình thức chính thể của nước Nga...................17
2.2.3. Ưu, nhược điểm của mô hình chính thể Nhà nước Nga:....................20
2.2.3.1. Ưu điểm của mô hình chính thể Nhà nước Nga:.............................20
2.2.3.2. Nhược điểm của mô hình chính thể Nhà nước Nga:.......................20
2.3. Hình thức chính thể của nước Anh...........................................................21
2.3.1. Giới thiệu sơ lược về nước Anh.........................................................21 lOMoARcPSD| 36625228
2.3.2. Các đặc điểm cơ bản hình thức chính thể của nước Anh...................22
2.3.3. Ưu, nhược điểm của mô hình chính thể Vương Quốc Anh hiện........25
hành:.............................................................................................................25
2.3.3.1. Ưu điểm:..........................................................................................25
2.3.3.2. Nhược điểm:....................................................................................26
PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................28 lOMoARcPSD| 36625228 PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÌNH THỨC CHÍNH THỂ
1.1 Khái niệm về hình thức Nhà nước
- Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước
vàphương pháp thực hiện quyền lực nhà nước:
+ Cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo chiều ngang, ở cấp tối
cao (Hình thức chính thể); cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo chiều
dọc, từ cấp tối cao xuống cấp cơ sở (Hình thức cấu trúc).
+ Phương pháp, cách thức để thực hiện quyền lực nhà nước (Chế độ chính trị).
Như vậy, hình thức nhà nước là khái niệm chung được hình thành từ
ba yếu tố cụ thể: Hình thức chính thể hay còn gọi là chính thể nhà nước, hình
thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
1.2. Khái niệm hình thức chính thể
- Hình thức chinh thể là cách thức và trình tự thành lập cơ quan caonhất
của quyền lực nhà nước, xác lập moi quan hệ giữa cơ quan đó với cơ quan
cấp cao khác và với nhân dân:
+ Quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho cơ quan nào.
+ Cách thức và trình tự thiết lập ra cơ quan đó.
+ Quan hệ giữa cơ quan đó với các cơ quan cấp cao khác của nhà nước.
+ Sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức và hoạt động của cơ quan đó.
1.3. Các yếu tố cơ bản của hình thức chính thể
- Hình thức chính thể gồm 3 yếu tố cơ bản sau đây:
+ Cách thức và trình tự thiết lập các cơ quan quyền lực Nhà nước.
+ Mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực Nhà nước. lOMoAR cPSD| 36625228
+ Sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức Nhà nước.
1.3.1. Cách thức và trình tự thiết lập các cơ quan quyền lực Nhà nước -Cách thức thành lập:
+ Bầu và Bầu Cử: Quá trình đưa ra quyết định của người dân để chọn
ra duy nhất một cá nhân nắm giữ các chức vụ thuộc chính quyền.
+ Bổ nhiệm: Là việc công chức, viên chức được quyết định giữ một
chức vụ lãnh đạo, quản lý có thời hạn trong cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị.
+ Thế tập: đời đời nối nhau được phong tước.
- Trình tự thiết lập các cơ quan quyền lực của nhà nước:
+ Thứ nhất: theo thứ tự trước sau và thành công trong công việc thiết
lập được cơ quan trước mới có thể thiết lập được cơ quan sau.
+ Thứ hai: thiết lập các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương độc lập với nhau.
1.3.2. Mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực Nhà nước - Có 2 loại cơ bản là:
+ Quan hệ ngang bằng về vị trí.
Ví dụ: Quyền lực của các cơ quan nhà nước được xếp ngang hàng
với nhau. Không mang tính trên dưới, mọi quyền lực đều ngang bằng với nhau
+ Quan hệ không ngang bằng về vị trí.
Ví dụ: Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ quan duy nhất của cơ
quan quyền lực nhà nước. Nghĩa là chỉ có họ mới được cơ quan được nhân
dân uỷ quyền (trao quyền lực). Các cơ quan khác do Quốc hội và Hội nhân
dân lập ra không được gọi là cơ quan quyền lực mà là cơ quan thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ được cơ quan quyền lực phân giao (đương nhiên phải
phân giao một cách rõ ràng, ghi nhận trong Hiến pháp).
1.3.3. Sự tham gia cửa nhân dân vào việc tổ chức quyền lực Nhà nước lOMoAR cPSD| 36625228
- Dân chủ trực tiếp: là một trong hai hình thức nhà nước dân chủ. Với
dân chủ trực tiếp, người dân của một quốc gia phải trực tiếp bỏ phiếu thông
qua luật pháp của quốc gia đó thay vì bầu ra các đại diện để chấp thuận các luật đó.
Ví dụ: Bầu cử; kiến nghị các cơ quan, biểu quyết khi nhà nước cho trưng
cầu ý dân; Sáng kiến của công dân; Sáng kiến chương trình nghị sự; Bãi
miễn (Chấm dứt vai trò của một đại biểu dân cử).
- Dân chủ gián tiếp: là hình thức dân chủ thông qua những quy chế,
thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định
các công việc chung của Cộng đồng, đất nước.
Ví dụ: Tổ trưởng, Đoàn trưởng....
- Việc tham gia của nhân dân vào việc hình thành các cơ quan nhànước
và cách thức vận hành của cơ quan đó đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng
trong sự phát triển của xã hội.
1.4. Phân loại hình thức chính thể
- Hiện nay, trên thế giới có hai loại hình thức chính thể cơ bản. Đó là
chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà. Chính thể quân chủ là chính thể
mà ở đó nguyên thủ quốc gia do thế tập truyền ngôi, quyền lực nhà nước có
nguồn gốc từ cõi “hư vô”, do thiên đình định đoạt. Chính thể cộng hoà là
chính thể nguyên thủ quốc gia do bầu cử lập nên và quyền lực nhà nước có
nguồn gốc từ nhân dân.
1.4.1. Chính thể Cộng hòa
- Chính thể cộng hòa là chính thể mà quyền lực tối cao của nhà
nướcđược trao cho một hoặc một số cơ quan theo phương thức chủ yếu là
bầu cử. Chính thể cộng hoà gồm có 4 loại: cộng hoà tổng thống, cộng hoà
đại nghị, cộng hoà hỗn hợp và cộng hoả xã hội chủ nghĩa.
- Đặc trưng: Trong chính thể này, quyền lực cao nhất của nhà nước
được trao cho một hoặc một số cơ quan chủ yếu bằng con đường bầu cử. lOMoAR cPSD| 36625228
Hiến pháp của các nước có chính thể này đều quy định rõ trình tự, thủ tục để
thành lập các cơ quan đó. So với thể chế quân chủ thì việc tổ chức Nhà nước
theo thể thức cộng hoà có tính chất dân chủ, tiến bộ hơn. Sở dĩ như vậy là
bởi vì việc tổ chức nhà nước này cố gắng đoạn tuyệt với cách thức tổ chức
của chế độ phong kiến. Nguyên thủ quốc gia do bầu cử mà ra. Trong cách
thức tổ chức nhà nước này, nhân dân, ở mức độ khác nhau, là chủ thể được
quyền tham gia vào các công việc nhà nước, được Hiến pháp tuyên bố
“quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Trong chính thể cộng hoà, nguyên
thủ quốc gia do bầu cử mà ra. Trong cách thức tổ chức Nhà nước này, nhân
dân ở mức độ khác nhau là chủ thể được quyền tham gia vào các công việc
Nhà nước, được Hiến pháp tuyên bố quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
-Mô thức tổ chức Nhà nước theo chính thể cộng hoà thường chia làm hai
loại: Cộng hoà đại nghị và Cộng hoà tổng thống. Cách phân chia này được
xác định trên cơ sở mối quan hệ giữa hai nhánh quyền lực hành pháp và lập
pháp. Nếu hai nhánh quyền lực này phụ thuộc và có sự phối kết hợp với nhau
thì thuộc loại hình đại nghị; còn ngược lại, nếu giữa chúng không có mối
quan hệ nào thì thuộc loại hình tổng thổng.
1.4.2. Chính thể Quân chủ
- Chính thể quan chủ là chính thể mà toàn bộ hoặc một phần quyền
lựctối cao của nhà nuớc được trao cho một cá nhân (vua, quốc vương…) theo
phương thức chủ yếu là cha truyền con nối (thế tập). - Đặc trưng:
+ Người đứng đầu nhà nước và về mặt pháp lý là người có quyền cao
nhất của nhà nước là vua hoặc những người có danh hiệu tương tự.
+ Đa số các vua lên ngôi bằng con đường cha truyền con nối nên đó
là phương thức chủ yếu. Tuy nhiên, các nhà vua sáng lập ra một triều đại
mới thường lên ngôi bằng các con đường khác như chỉ định, suy tôn, bầu cử,
tự xưng, được phong vương hoặc tiếm quyền, song ở các triều vua sau,
phương thức truyền kế ngôi vua lại được duy trì và củng cố. lOMoAR cPSD| 36625228
- Mô hình quân chủ thường được tổ chức thành quân chủ tuyệt đối
củanhà nước hoàn toàn theo chế độ phong kiến. Nhà vua có thể thâu tóm mọi
quyền hành từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp; nhà vua đứng trên pháp luật
và tạo nên một chính thể quân chủ chuyên chế.
- Thời hiện đại, chính thể quân chủ dường như bị suy tàn một cách
dầndần. Những nền quân chủ còn lại đều là những nền quân chủ lập hiến –
nhà vua bị hạn chế quyền lực bởi bản văn hiến pháp – những ông vua lập
hiến. Quyền hạn của nhà vua chỉ còn là hình thức. Một trong những mô hình
phổ biến hiện nay của quân chủ lập hiến là quân chủ đại nghị (mà hình mẫu
của nó là ở các nước như Anh, Nhật,…).
1.5. Đặc điểm một số loại chính thể
- Chính thể quân chủ tuyệt đối: là hình thức chính thể được tổ chức
phổbiến chủ yếu trong các Nhà nước chủ nô và phong kiến dựa trên thuyết
thần quyền là: tất cả quyền lực trên thế gian thuộc về đấng tối cao (Trời hay
Chúa trời). Vua được coi là trời (“thiên tử”), thay trời cai trị đất nước. Vua
vừa nắm quyền lập pháp vừa nắm quyền hành pháp và tư pháp.
- Chính thể quân chủ tuyệt đối tồn tại phổ biến ở kiểu nhà nước chủ
nôvà kiểu nhà nước phong kiến.
- Chính thể quân chủ hạn chế:
- Chính thể quân chủ hạn chế tiêu biểu có các hình thức chính thể sau:
+ Quân chủ nhị nguyên: quân chủ nhị nguyên có những đặc điểm
chủ yếu sau: có 2 thiết chế chính trị là nhà vua và nghị viện để phân chia
thực hiện quyền lập pháp và hành pháp.
+ Nhà vua cả về pháp lý và thực tế độc lập với nghị viện khi thực hiện
quyền lập pháp, nhưng nhà vua lại có quyền can thiệp mạnh mẽ vào quyền
lập pháp của nghị viện. Vua cũng có toàn quyền thành lập chính phủ. Chính
phủ không chịu sự kiểm soát và cũng không chịu trách nhiệm trước nghị
viện. Nghị viện về hình thức được Hiến pháp quy định cho thực hiện quyền lOMoAR cPSD| 36625228
lập pháp, nhưng không có quyền tác động và ảnh hưởng gì đối với chính
phủ, cũng như các thành viên của chính phủ, không có chê định trách
nhiệm của chính phủ trước nghị viện. Ngược lại, nhà vua có quyền phủ
quyết luật, có quyền bộ nhiệm thượng nghị viện và giải tán nghị viện.
+ Hiện nay trên thế giới còn 3 quốc gia có hình thức chính thể quân
chủ nhị nguyên là: Gio óc-đa-ni, Vương quốc Ma- rốc và Cô – oét.
+ Quân chủ đại nghị: hình thức quân chủ đại nghị hiện nay còn tồn
tại ở một số nước tư bản phát triển như Anh, Nhật bản, Thái Lan, Bỉ…
Bộ máy nhà nước ở Trung ương bao gồm: Vua, Nghị viện, Chinh phủ do
Thủ tướng đứng đầu và Toà án tối cao.
+ Hình thức quân chủ đại nghị có những đặc điểm sau:
+ Vua là do cha truyền con nối. Nhà vua trong hình thức chính thể
này “trị vì nhưng không cai trị”. Về mặt hình thức, Vua là nguyên thủ quốc
gia nhưng lại không nắm quyền lực thực tế. Chính phủ là chính phủ của vua
nhưng chính phủ lại không chịu bất cứ trách nhiệm nào trước vua. Ngay cả
việc bổ nhiệm Thủ tướng - người đứng đầu chính phủ, nhà vua cũng chỉ thực
hiện quyền này khi mà Đảng chiếm đa số trong Viện thứ dân đã chọn ra ứng
viên mà chỉ trình nhà vua ký quyết định.
+ Chính phủ là cơ quan nắm quyền hành pháp, được thành lập trên cơ
sở Nghị viện và chịu trách nhiệm chính trị về hoạt động của mình trước nghị
viện. Đảng chiếm đa số trong Nghị viện sẽ bầu cử người làm Thủ tướng.
+ Cộng hoà tổng thống: ở Nhà nước theo theo hình thức chính thể
cộng hoà tổng thống, người đứng đầu Nhà nước do bầu cử theo nhiệm kỳ và
thường gọi là Tổng thống. Căn cứ vào việc tổng thống do ai bầu (nhân dân
bầu hay cơ quan đại diện của nhân dân bầu), phạm vi và mức độ, thẩm quyền
của tổng thống, mối quan hệ giữa nghị viện và chính phủ…mà có các hình
thức chính thể cộng hoà khác nhau: cộng hoà đại nghị, cộng hoà tổng thống và cộng hoà hỗn hợp. lOMoAR cPSD| 36625228
+ Hiện nay một số nước theo mô hình chính thể cộng hoà tổng thống,
như Mỹ, Bra-zin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Phi-lip-pin, In-đô-nêxia…
+ Đặc điểm chủ yếu của cộng hoà tổng thống là: áp dụng triệt để
nguyên tắc phân chia quyền lực và mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực
(lập pháp, hành pháp, tư pháp) được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc cân
bằng và đối trọng. Cách phân chia quyền lực này áp dụng theo thuyết phân
quyền của nhà tư tưởng người Pháp có tên là Montesquieu. Biểu hiện cụ thể
của những nguyên tắc này là: cơ quan lập pháp và hành pháp đều nhận quyền
lực trực tiếp từ nhân dân, Tổng thống chịu trách nhiệm cá nhân trước nghị
viện vì các bộ trưởng do tổng thống chọn và chỉ chịu trách nhiệm trước tổng
thống, chỉ là phụ tá của tổng thống. Các thẩm phán và các quan chức cấp cao
của chính phủ do tổng thống bổ nhiệm với sự đồng ý của thượng nghị viện,
ở đây thương nghị viện không vì yếu tố chính trị của các ứng củ viên, mà
căn cứ vào năng lực và phẩm chất đạo đức của họ. Dấu hiệu chủ yếu của
chính thể này là chính phủ không chịu trách nhiệm trước nghị viện về đường
lối chính trị của mình. Nghị viện không có quyền phế truất tổng thống, tổng
thống không thể giải tán nghị viện trước nhiệm kỳ.
+ Cộng hoà đại nghị: gần giống chính thể quân chủ lập hiến khác về
cách thức chọn nguyên thủ Quốc gia: tổng thống do bầu cử và theo nhiệm kỳ nhất định.
+ Đặc điểm: chính phủ thành lập trên cơ sở nghị viện phụ thuộc vào
kết quả bầu cử của các đảng chính trị. Chính phủ chịu trách nhiệm chính trị
về hoạt động của mình trước nghị viện. Trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm
tâp thể chính phủ, nhất là khi thủ tướng bị bất tín nhiệm thì cả tập thể chính phủ ra đi.
Hiện nay, những nước theo hình thức chính thể cộng hoà đại nghị như:
Ấn độ, CHLB- Đức, Italia… lOMoARcPSD| 36625228
+ Cộng hoà hỗn hợp: kết hợp cả cộng hoà tổng thống và cộng hoà
đại nghị. Mô hình này hiện nay đang tồn tại ở một số nước như: Pháp, một
số nước thuộc Công hoà Liên xô cũ, các nước Đông âu theo hình thức chính
thể cộng hoà hỗn hợp.
+ Đặc điểm cộng hoà hỗn hợp:
Tổng thống do dân bầu, tổng thống là người lãnh đạo chính phủ (giống
cộng hoà tổng thống). Nhưng tổng thống là người hoạch định chính sách
quốc gia, còn thủ tướng và các bộ trưởng (hợp thành nội các) là người thi
hành chính sách quốc gia (có thủ tướng nên khác cộng hoà tổng thông, giống cộng hoà đại nghị).
+ Chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện, nhưng nghị viện chỉ
có thể bỏ phiếu tín nhiệm với thủ tướng. Không được nghị viện tín nhiệm,
thủ tướng và nội các phải ra đi (cộng hoà đại nghị), tổng thống sẽ chọn thủ
tướng mới thành lập nội các mới.
+ Tổng thống có quyền giải tán hạ viện (khác cộng hoà tổng thống).
CHƯƠNG 2: HÌNH THỨC CHÍNH THỂ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Hình thức chính thể của nước Mỹ:
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về nước Mỹ:
- Tên: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, thường được gọi là Hoa Kỳ
- Vị trí địa lý: Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ (USA) nằm gần như hoàn
toàn ở tây bán cầu, phía bắc giáp với Canada, phía nam giáp với Mexico. Là
quốc gia có diện tích đứng thứ 3 trên thế giới (chỉ sau Nga và Canada) Nước
Mỹ gồm có 3 bộ phận lãnh thổ lớn:
+ Trung tâm Bắc Hoa Kỳ – bộ phận lớn nhất. Phía Bắc giáp Canada, Nam
giáp Mexico và giữa 2 đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
+ Bán đảo Alaska nằm ở phía Tây Bắc lục địa Bắc Hoa Kỳ +
Quần đảo Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương.
- Diện tích: 9.833.517 km² lOMoAR cPSD| 36625228
- Hành chính: Gồm 50 tiểu bang, một đặc khu liên bang và một số
lãnh thổ. Nhà nước Hoa Kỳ có nguồn gốc từ 13 nước thuộc địa của đế quốc
Anh. Sau khi đánh bại người Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ,
các thuộc địa này đã đưa ra tuyên ngôn độc lập theo hiến pháp được ra đời
vào năm 1787. Chính quyền Hoa Kỳ được phân cấp thành ba nhánh: lập
pháp, hành pháp và tư pháp.
2.1.2. Các đặc điểm cơ bản hình thức chính thể của nước Mỹ:
- Sau khi tuyên bố độc lập, chính phủ liên bang Hoa Kỳ lúc bấy giờ
gặpnhiều khó khăn trong việc điều hành đất nước. Chính phủ không có quyền
ban hành thuế, không có quân đội và hải quân thống nhất, và không có tiền
tệ chung. Điều này khiến cho việc điều chỉnh nền kinh tế và bảo vệ đất nước gặp nhiều khó khăn.
- Tuy nhiên, các nhà sáng lập Hoa Kỳ lại lo ngại về việc tập trungquyền
lực quá nhiều vào chính phủ trung ương. Họ sợ rằng điều này có thể dẫn đến
sự độc tài. Vì vậy, họ đã thiết kế một hệ thống chính phủ phân quyền, với
quyền lực được chia sẻ giữa chính phủ liên bang và chính quyền các bang.
Chính phủ có hình thức chỉnh thể là Cộng hoà liên bang.
- Cộng hoà liên bang là hình thức tổ chức bộ máy nhà nước thể
hiệnđược nguyên tắc phân quyền một cách rất rõ ràng. Trong hình thức chính
thể này, Tổng thống Hoa Kỳ là người đứng đầu chính phủ liên bang và có
quyền lực rộng lớn để điều hành đất nước. Tổng thống có thể ban hành các
quy định, chỉ thị và mệnh lệnh hành pháp có tính ràng buộc đối với các cơ
quan liên bang. Tổng thống cũng có quyền phủ quyết bất kỳ dự luật nào được
Quốc hội thông qua. Dự luật sẽ không trở thành luật trừ khi 2/3 cả hai viện
của Quốc hội bỏ phiếu bác bỏ quyền phủ quyết của tổng thống. Tổng thống
là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ và có quyền huy động lực
lượng quân sự của các bang để phục vụ Liên bang. Trong thời gian chiến
tranh hoặc tình trạng khẩn cấp, Quốc hội có thể trao cho tổng thống nhiều
quyền lực hơn để chỉ đạo nền kinh tế quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia. lOMoAR cPSD| 36625228
- Tổng thống Hoa Kỳ được người dân bầu cử thông qua đại cử tri
đoàn,mỗi nhiệm kỳ sẽ kéo dài 4 năm và không được tại chức quá 2 nhiệm
kỳ. Điều kiện để trở thành Tổng thống phải ít nhất là 35 tuổi và cư trú ít nhất 14 năm tại Hoa Kỳ.
- Nghị viện Hoa Kỳ được chia thành 2 viện là Thượng nghị viện và Hạnghị viện.
- Thượng nghị viện có 100 nghị sĩ, được bầu từ các bang, mỗi
bangđược bầu 2 nghị sĩ. Một phần ba số Thượng nghị sĩ được bầu lại cứ 2
năm một lần. Nhiệm kỳ của Thượng nghị sĩ là 6 năm. Phó Tổng thống đương
nhiên là Chủ tịch Thượng nghị viện. Những người được bầu làm thượng nghị
sĩ phải ở độ tuổi từ 30 trở lên và có 9 năm là công dân Hoa Kỳ, đồng thời khi
được bầu phải là cư dân của bang mà người đó được tuyển chọn.
- Hạ nghị viện gồm 435 nghị sĩ có nhiệm kỳ 2 năm. Số Hạ nghị sĩ
đượcbầu theo tỷ lệ số dân ở mỗi bang nhưng ít nhấtmỗi bang phải có 1 nghị
sĩ. Chủ tịch Hạ viện do Hạ viện bầu ra. Những người có thể được bầu làm hạ
nghị sĩ phải từ 25 tuổi trở lên và phải là công dân của Hoa Kỳ ít nhất 7 năm
và vào thời điểm được bầu phải là cư dân ở bang mà người đó được lựa chọn
- Nghị viện có thẩm nhiều quyền, bao gồm khả năng ban hành luật,
sửađổi và nâng cao các dự luật và đề xuất ngân sách, cũng như xem xét và
phê duyệt hoặc từ chối các hiệp ước được Tổng thống ủy quyền. Hơn nữa,
Nghị viện có quyền xác nhận hoặc bác bỏ việc bổ nhiệm các quan chức cấp
cao do Tổng thống đưa ra. Ở Hoa Kỳ, cả Tổng thống và Nghị viện đều do cử
tri bầu ra, cho phép họ hoạt động độc lập với nhau. Tổng thống hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước cử tri chứ không phải trước Quốc hội. Điều quan
trọng cần lưu ý là Tổng thống không có thẩm quyền pháp lý để giải tán Nghị
viện sớm, cũng như Nghị viện không có khả năng lật đổ chính phủ.
- Toà án tối cao là toà án cấp cao nhất trong hệ thống tư pháp của
Hợpchủng quốc Hoa Kỳ. Trong đó các thẩm phán được Tổng thống Mỹ bổ
nhiệm với sự chấp thuận của Thượng nghị viện. Ngoài ra còn có các cấp tiếp
theo là 13 toà phúc thẩm, 94 toà các quận và 2 toà xét xử đặc biệt. lOMoAR cPSD| 36625228
- Toà án tối cao là toà án duy nhất ở Hoa Kỳ do Hiến pháp lập ra,
phánquyết của toà án này không thể chuyển lên phúc thẩm ở bất kỳ toà án nào khác.
- Các Toà phúc thẩm được thiết lập trễ hơn vào năm 1891 nhằm
giảmbớt gánh nặng cho Toà án tối cao, Nghị viện đã lập ra 12 Toà phúc thẩm
cho các khu vực và Toà Phúc thẩm Hợp chủng quốc cho liên bang. Nhiệm
vụ của toà án này là xem xét lại các quyết định của toà án quận. Tòa Phúc
thẩm liên bang có quyền tài phán trong cả nước - xét xử phúc thẩm những
vụ đặc biệt, như những vụ liên quan đến luật cấp bằng sáng chế và những vụ
đã được quyết định bởi những tòa có quyền tài phán đặc biệt, bởi Tòa
Thương mại quốc tế và Tòa án về Các yêu sách liên bang.
- Dưới các tòa phúc thẩm là các tòa án quận. Năm mươi bang và
lãnhthổ của Hợp chúng quốc được chia thành 94 quận sao cho những người
liên quan tới việc kiện cáo có thể được hưởng sự xét xử một cách dễ dàng.
Mỗi tòa án quận có ít nhất 2 thẩm phán, nhiều tòa có vài thẩm phán, và những
quận đông dân nhất có hơn 2 tá thẩm phán. Tuỳ thuộc vào các vụ thụ lý, một
thẩm phán của quận này có thể tạm thời làm thẩm phán của một quận khác.
Nghị viện ấn định đường ranh giới của các quận theo dân số, diện tích và
khối lượng công việc. Một số bang nhỏ tạo thành một quận, trong khi các
bang lớn như New York, California và Texas, mỗi bang có bốn quận.
- Ngoài các tòa án liên bang thuộc quyền tài phán chung, đôi khi
Quốchội cũng có thể thiết lập các tòa án cho những mục đích đặc biệt. Các
thẩm phán của những tòa án này, cũng giống như đồng nghiệp của họ ở các
tòa án liên bang khác, có nhiệm kỳ cả đời, do sự bổ nhiệm của tổng thống và
được sự phê chuẩn của Thượng viện. Hiện nay, có 2 tòa án đặc biệt có quyền
tài phán trong cả nước đối với một số loại nhất định các vụ án. Tòa Thương
mại Quốc tế sẽ xử những vụ liên quan đến thương mại và thuế quan quốc tế.
Tòa án về Các yêu sách liên bang có quyền tài phán đối với hầu hết các yêu
sách về thiệt hại tiền bạc đối với Hợp chúng quốc, những tranh chấp về các
hợp đồng liên bang, những việc chính quyền liên bang “chiếm giữ” tài sản lOMoAR cPSD| 36625228
riêng một cách không hợp pháp, và nhiều loại yêu sách khác đối với Hợp chúng quốc.
2.1.3. Ưu, nhược điểm của hình thức chính thể Cộng hoà liên bang: 2.1.3.1. Ưu điểm:
- Quyền lực được phân chia giữa chính quyền liên bang và chính
quyềncác bang nên không xảy ra tình trạng độc tài khi quyền lực được tập
trung vào chính quyền trung ương.
- Tạo sự canh tranh lành giữa các tiểu bang trên nhiều mặt, qua đó tạora
nhiều việc làm cho người dân, cải thiện được cuộc sống của người dân
- Các tiểu bang nhờ được phân chia quyền lực nên các chính sách
củatiểu bang thường sát với thưc thế do nắm rõ tình hình tiểu bang của mình.
2.1.3.2. Nhược điểm:
- Do chính sách của mỗi tiểu bang là không giống nhau hoàn toàn
nênxảy ra sự khác nhau trong việc thực hiện các chính sách ở mỗi tiểu bang
như vấn đề về giao thông, trường học, môi trường…
- Chi phí để vận hành toàn bộ bộ máy nhà nước lớn do cần có cả 2
cấpchính quyền để hoạt động.
- Khó khăn trong việc đạt được sự đồng thuận chung. Do quyền
lựcđược chia sẻ giữa chính phủ liên bang và các bang nên khó khăn trong
việc đạt được sự đồng thuận. Điều đó dẫn đến việc đưa ra những giải pháp,
chính sách không kịp thời.
2.2. Hình thức chính thể của nước Nga
2.2.1. Giới thiệu sơ lược về nước Nga
- Tên gọi: Nga có tên đây đủ là Liên Bang Nga.
- Thủ đô: Mát-xcơ-va (Moscow).
- Khí hậu: Bắc cực, cận nhiệt đới, ôn đới. Nhiệt độ trung bình ở Bắc
Cực -40 °C. Ở phía nam, khí nhiệt độ trung bình -8 °C vào mùa đông. Mùa
hè với nhiệt độ trung bình là 25 °C lOMoARcPSD| 36625228
- Vị trí địa lý: Liên bang Nga trải dài trên phần phía bắc của siêu lục
địaÁ - Âu. Nằm ở phía Bắc lục địa Á - Âu; phía Đông tiếp giáp Bắc Thái Bình
Dương; phía Tây tiếp giáp với Đông và Bắc Âu; phía Bắc tiếp giáp với Bắc
Băng Dương; phía Nam tiếp giáp với các nước Cáp-ca-dơ, Trung Á và Đông Bắc Á.
- Diện tích: Nga là một quốc gia có lãnh thổ rộng nhất về diện tích
trênthế giới (17.075.400 km2) . - Hành chính:
+ Kể từ ngày 18 tháng 3 năm 2014, sau khi sáp nhập Krym, nước Nga
có 85 chủ thể liên bang. Tuy vậy, hai chủ thể là Cộng hòa Krym và thành
phố liên bang Sevastopol vẫn được quốc tế coi là thuộc về Ukraina. Các chủ
thể liên bang đều có quyền bình đẳng trong liên bang theo nghĩa là họ có số
đại diện ngang nhau - mỗi chủ thể có hai đại biểu - trong Hội đồng Liên bang
(thượng viện của Quốc hội Liên bang). Tuy nhiên, mức độ tự trị mà họ được hưởng là khác nhau.
- Có 6 loại chủ thể liên bang bao gồm:
+ 22 nước cộng hòa
+ 9 biên khu (hoặc vùng) + 46 tỉnh
+ 3 thành phố liên bang + 1 tỉnh tự trị + 4 khu tự trị.
- Ngoài ra, nước Nga được chia thành 7 đại khu hành chính do
ngườiđược Tổng thống bổ nhiệm đứng đầu.
- Đảng chính trị: Hiện tại, trong Đuma quốc gia có bốn đảng chính trịlớn gồm:
+ Đảng nước Nga đoàn kết;
+ Đảng cộng sản liên bang Nga; lOMoAR cPSD| 36625228
+ Đảng tự do dân chủ Nga; +
Đảng nước Nga công bằng; - Bộ máy nhà nước: + Cơ quan lập pháp + Cơ quan hành pháp + Cơ quan tư pháp
2.2.2. Các đặc điểm cơ bản hình thức chính thể của nước Nga
- Theo Hiến pháp năm 1993, Nga là Nhà nước Pháp quyền Dân chủliên
bang, gồm 83 chủ thể (nước cộng hòa, tỉnh, tỉnh tự trị…). Bộ máy nhà nước
được tổ chức theo hình thức Cộng hòa Tổng thống, Tổng thống được trao
nhiều quyền hạn. Sau khi sáp nhập Cờ-rưm và Xê-va-xtô-pôn vào tháng
3/2014, Nga có 85 chủ thể.
- Tổng thống Nga là người đứng đầu Nhà nước, được bầu trực
tiếp,nhiệm kỳ 6 năm (áp dụng từ nhiệm kỳ Tổng thống năm 2012; trước đó
nhiệm kỳ Tổng thống là 4 năm). Quyền hạn: là Tổng tư lệnh tối cao; lãnh
đạo đối ngoại đất nước; bổ nhiệm Thủ tướng khi được Đu-ma Quốc gia chấp
thuận; giới thiệu Hội đồng Liên bang bổ nhiệm các chức danh Chánh án các
tòa án cấp cao, Chánh công tố; có quyền giải tán Chính phủ và Đuma Quốc
gia; có quyền giới thiệu và cách chức người đứng đầu các chủ thể Liên bang…
- Quốc hội là cơ quan dân biểu và lập pháp tối cao, được tổ chức
theohình thức lưỡng viện gồm Hội đồng Liên bang (Thượng viện) và Đu-ma Quốc gia (Hạ viện):
+ Hội đồng Liên bang gồm 167 đại biểu đại diện cho 85 chủ thể liên
bang. Quyền hạn: phê duyệt thay đổi địa giới các chủ thể; phê duyệt sắc lệnh
Tổng thống về ban bố tình trạng chiến tranh và khẩn cấp; bổ nhiệm Chánh
án các tòa án cấp cao, Chánh công tố theo giới thiệu của Tổng thống; thông qua luật liên bang…
+ Đu-ma Quốc gia có 450 đại biểu, trong đó 225 đại biểu được bầu
theo danh sách đảng (số ghế đại biểu được phân chia theo tỷ lệ phiếu bầu lOMoARcPSD| 36625228
cho từng đảng) và 225 đại biểu được bầu theo danh sách khu vực (phân chia
theo tỷ lệ dân số từng khu vực), từ 2011 có nhiệm kỳ 5 năm (trước đó có
nhiệm kỳ 4 năm). Quyền hạn: phê duyệt sắc lệnh của Tổng thống về bổ
nhiệm Thủ tướng; bổ nhiệm và bãi nhiệm Chủ tịch Ngân hàng Trung ương;
bổ nhiệm và bãi nhiệm Tổng kiểm toán; thông qua ngân sách liên bang; thông
qua luật liên bang… Bốn đảng có đại biểu tại Đu-ma Quốc gia (theo kết quả bầu cử năm 2011) gồm:
- Đảng Nước Nga thống nhất (đảng chính quyền) có 238 ghế tại Đuma.
Chủ tịch Đảng là Thủ tướng Mét-vê-đép (bầu ngày 26/05/2012).
- Đảng Cộng sản Liên bang Nga có 92 ghế tại Đu-ma. Chủ tịch Đảng làG. Diu-ga-nốp.
- Đảng Nước Nga công bằng có 64 ghế. Chủ tịch Đảng là X. Mi-rônốp.
- Đảng Dân chủ Tự do có 56 ghế. Chủ tịch Đảng là V. Gi-ri-nốp-xki.
- Chính phủ là cơ quan hành pháp liên bang tối cao, gồm Thủ tướng,các
Phó Thủ tướng và Bộ trưởng. Thủ tướng được Tổng thống bổ nhiệm với sự
đồng ý của Đu-ma Quốc gia. Quyền hạn: dự thảo và trình Đu-ma Quốc gia
ngân sách liên bang và thực hiện ngân sách; thực hiện chính sách nhất quán
về tài chính, tín dụng và tiền tệ; quản lý tài sản liên bang… (Chính phủ hiện
hành gồm có 8 Phó Thủ tướng và 23 Bộ trưởng). lOMoARcPSD| 36625228
Thống kê các đặc điểm của chính thể nhà nước cộng hoà Liên bang Nga
Những nét biểu hiện của chính
Những đặc trưng của thể Đại nghị
chính thể cộng hoà Tổng thống
Nguyên - Có quyền giải tán nghị viện - Do nhân dân trực tiếp bầu (Đuma); thủ - Có quyền lực chọn
ra, không phái sinh từ Nghị
Thủ tướng để Đuma phê chuẩn, quốc
thành lập Chính phủ; - Có sáng viện - Nắm quyền điều hành gia quyền lập pháp
hành pháp - Trực tiếp lãnh
đạo hành pháp (thông qua
việc trực tiếp điều hành các
phiên họp chính thức của Chính phủ)
Chính - Chính phủ bao gồm Thủ tướng - Chính phủ cũng phải chịu phủ
và các bộ trưởng thành viên. trách nhiệm mạnh mẽ trước
Được thành lập với sự đồng ý của Tổng thống - Khi Tổng
Đuma. - Chính phủ phải chịu thống toàn quyền lựa chọn
trách nhiệm trước nghị viện - Có Thủ tướng (Tổng thống và
thể bị Nghị viện lật đổ. - Trong Thủ tướng cùng một đảng,
trường hợp Thủ tướng là thủ lĩnh Thủ tướng không phải thủ
đảng chiếm đa số trong Nghị viện lĩnh đảng chiếm đa số trong
thì quyền hoạch định chính sách Nghị viện thì Thủ tướng như
và quyền đối ngoại thuộc Tổng là Phó Tổng thống.
thống, Thủ tướng điều hành các
công việc đối nội, kinh tế văn hoá xã hội và quốc phòng. lOMoAR cPSD| 36625228
Nghị - Được quyền thành lập Chính viện
phủ và bắt Chính phủ phải chịu
trách nhiệm - Có thể bị giải tán
theo quyết định của Tổng thống
2.2.3. Ưu, nhược điểm của mô hình chính thể Nhà nước Nga:
2.2.3.1. Ưu điểm của mô hình chính thể Nhà nước Nga:
- Đề cao vai trò quyết định của Nguyên thủ quốc gia:
+ Nguyên tắc kinh điển trong xây dựng hành pháp đã được Russeau
nhắc đến trong "bàn về khế ước xã hội", theo đó "Chính phủ phải do một
người nắm… chính phủ năng động là Chính phủ của một người…" Trong
mọi hoàn cảnh thì Nhà nước luôn cần một người đứng đầu, đứng mũi chịu
sào có đủ thẩm quyền, đó là một nhân tố tích cực đưa đất nước thoát khỏi
khó khăn và phát triển đi lên.
- Đề cao vai trò của hành pháp - trung tâm của quyền lực nhà nước:
+ Lịch sử đã nhiều lần chứng minh tính đúng đắn của xu hướng trên
và cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước ở Liên bang Nga là một ví dụ điển
hình. "Đất nước mạnh cần có, phải có Chính phủ mạnh, không thể có điều
ngược lại" . "Ở đâu có nền hành pháp mạnh thì ở đó có một nhà nước hùng cường".
2.2.3.2. Nhược điểm của mô hình chính thể Nhà nước Nga:
- Nguyên thủ quốc gia (Tổng thống) có quyền hạn lớn, rất khó kiểmsoát
- Cơ chế có thể giải tán lẫn nhau giữa Chính phủ và Nghị viện- đặctrưng
của chính thể đại nghị, gây nên sự bất ổn định chính trị:
Chính thể nhà nước Nga mang đặc trưng cơ bản của cả hai mô hình chính
thể cổ điển, do vậy, những hạn chế cố hữu của các mô hình chính thể đó cũng
được phản ánh ở mô hình chính thể nhà nước Nga. Sự độc lập giữa lập pháp
và hành pháp nhiều khi gây nên sự bế tắc của chính quyền khi 2 bên có sự
bất đồng về chính sách mà không thể thoả hiệp, do đó dẫn tới sự giải tán lẫn nhau. lOMoAR cPSD| 36625228
2.3. Hình thức chính thể của nước Anh
2.3.1. Giới thiệu sơ lược về nước Anh
- Tên gọi: The UK, còn được gọi là Vương quốc Liên hiệp Anh và
BắcIreland, là một quốc gia đa văn hóa tại Tây Âu. Nước Anh bao gồm đảo
lớn nhất đó là Anh, cùng với Scotland, Wales và phần lớn đảo Bắc Ireland. - Thủ đô: London.
- Khí hậu: khí hậu của Anh thường được mô tả là ôn hòa và biến
đổi,thường có đặc điểm mưa phổ biến và thời tiết thay đổi đột ngột. Có sự
đa dạng về khí hậu trong các khu vực khác nhau của đất nước này.
- Vị trí địa lí: Nước Anh nằm ở phía tây bắc của châu Âu, bao gồmphần
lớn đảo Anh và một số đảo nhỏ xung quanh. Nước Anh có đường bờ biển
dài, giáp với biển Ireland, biển Bắc và biển Đại Tây Dương. Nước Anh cách
lục địa châu Âu khoảng 35 km về phía đông, được ngăn cách bởi eo biển
Manche. Nước Anh cũng cách Ireland khoảng 21 km về phía tây, được ngăn
cách bởi eo biển St. George.
- Diện tích: Nước Anh có diện tích 130.279 km², trong đó phần đất
liềnchiếm 129.729 km². Nước Anh có đường bờ biển dài 12.429 km.
- Hành chính: Anh là một quốc gia thành viên của Vương quốc
Liênhiệp Anh và Bắc Ireland, có chính phủ trung ương tại London. Nó được
chia thành các đơn vị hành chính lớn, bao gồm:
+ Quận: Anh được chia thành 48 quận, trong đó có các khu vực đô thị
lớn như Greater London, Greater Manchester, West Midlands, Merseyside và South Yorkshire.
+ Khu vực: Nó bao gồm quốc gia con như Scotland, Wales và Bắc
Ireland, mỗi nơi có một chính phủ có quyền hạn nhất định trong lĩnh vực
quốc gia, như giáo dục, y tế, và quản lý nội địa.
+ Boroughs và Thành phố: Trong Greater London, có 32 boroughs cộng
với City of London, cùng với một số thành phố lớn khác như Birmingham,
Manchester, Liverpool, Edinburgh và Cardiff. lOMoAR cPSD| 36625228
- Đảng chính trị: Hệ thống hành chính ở Anh được thiết kế để cung
cấpquyền lực và trách nhiệm cụ thể cho các khu vực và địa phương, trong
khi vẫn duy trì một sự liên kết chặt chẽ với chính phủ trung ương tại London.
Anh có nhiều đảng chính trị, nhưng hai đảng lớn và có ảnh hưởng nhất là: + Đảng Bảo thủ + Đảng Lao động
- Ngoài ra, còn có các đảng như:
+ Liberal Democrats (Đảng Dân chủ Tự do)
+ Scottish National Party (SNP) + Green Party (Đảng Xanh) + Đảng Liên minh Ulster - Bộ máy nhà nước:
+ Quốc hội (Cơ quan lập pháp)
+ Chính phủ ( Cơ quan hành pháp)
+ Nữ hoàng hoặc Vua (Hoàng gia)
+ Các bộ và cơ quan chính phủ
+ Tòa án và hệ thống pháp luật (Cơ quan tư pháp)
2.3.2. Các đặc điểm cơ bản hình thức chính thể của nước Anh
- Chính trị Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland lập nền trên
thểchế quân chủ lập hiến với thủ tướng đảm nhiệm vị trí đứng đầu chính phủ.
Đây là hệ thống chính trị đa nguyên với sự ủy thác một phần quyền lực cho
xứ Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland. Quyền hành pháp thuộc về chính phủ.
- Quyền lập pháp được trao cho cả chính phủ và lưỡng viện Quốc hội:
Viện Thứ dân (Hạ viện) và Viện Quý tộc (Thượng viện). Nhánh tư pháp độc
lập với hai nhánh còn lại - hành pháp và lập pháp. Cơ cấu chính quyền này
(còn gọi là Hệ thống Westminster) được áp dụng tại các nước khác như
Canada, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Singapore.
- “Hiến pháp Anh là hiến pháp bất thành văn, cấu thành bởi cácqui
ước, luật lệ cùng những nhân tố khác.” - Chính phủ nước Anh: lOMoAR cPSD| 36625228
+ Quân chủ Anh hiện là Quốc vương Charles III, là người đứng đầu
nhà nước và quân vương, nhưng không phải là người đứng đầu chính phủ.
+ Quốc vương ít tham gia trực tiếp quyền hành pháp, và vẫn trung lập
trong các vấn đề chính trị. Tuy nhiên, quyền lực hợp pháp của nhà nước vẫn
được trao cho Quân vương và gọi là Ngôi vua (hay Vương miện) là điểm
khởi đầu của quyền hành pháp do chính phủ thi hành.
- Các cấp bậc trong Chính Phủ : Chia thanh 4 cấp bậc:
+ Tổng trưởng hoặc Quốc vụ khanh + Bộ trưởng Nhà nước + Chính vụ Thứ quan
+ Thư ký phụ trách Nghị viện
- Tính đến năm 2019, có khoảng 120 quan chức chính phủ được hỗ
trợbởi 560,000 công chức và nhân viên khác làm việc trong 25 bộ, ban và
các cơ quan hành pháp khác. Ngoài ra còn có thêm 20 cơ quan không bộ
trưởng với nhiều quyền hạn khác nhau.
- Hệ thống chính quyền:
+ Nghị viện là cơ quan đại diện cao nhất của các tầng dân cư trong xã
hội, thành lập bầu cử, có chức năng chủ yếu.
+ Cơ quan lãnh đạo của Nghị viện đóng vai trò quan trọng hoạt động
của Quốc hội. Việc lãnh đạo các viện có thể làm một người thực hiện một
lệnh cấm thông thường. Chủ tịch Hạng nghị viện Anh ngoài việc phát ngôn
chính của Hạ viện, Chủ tịch Hạ viện còn có nhiệm vụ điều khiển các Phòng
học bảo đảm đặc quyền cho Nghị sĩ.
+ Chính phủ chịu trách nhiệm quyết định cách đấu tranh hành động
đất nước và quản lý. Họ ấn định thuế, cách sử dụng thuế và quyết định cách
tốt nhất để cung cấp các công việc dịch vụ.
+ Công việc của Nghị viện là xem xét chặt các kế hoạch của lớp chính
phủ và giám sát cách họ đang điều hành mọi hoạt động. lOMoAR cPSD| 36625228
- Nghị viện thay mặt người dân để đảm bảo rằng Chính phủ đã
quyếtđịnh phủ là: công khai và minh bạchbằng cách sử dụng và không
phân tích đặc biệt là xử lý.
- Thành viên của cả hai đều có thể lên tiếng bảo vệ người dân
địaphương bộ hoặc bộ xử lý chính phủ cơ sở không thành công ký với họ.
- Bộ trưởng của Chính phủ được yêu cầu thường xuyên đến Nghị
việnđể trả lời các câu hỏi, trả lời các câu hỏi, vấn đề được đưa ra trong
cuộc thảo luận và thông báo cho cả hai về bất kỳ quyết định quan trọng
nào mà họ đưa ra. Bằng cách này, Nghị viện có thể buộc Chính phủ phải
chịu trách nhiệm vụ về các hành động của chính mình.
- Các đảng ở Vương Quốc Anh:
+ Các đảng chính trị bắt đầu xuất hiện tại Anh từ năm 1662 sau khi
cuộc Nội chiến Anh kết thúc với sự ra đời của Đảng Cung đình và Đảng
Nông thôn, sau này trở thành Đảng Tory (nay là đảng Bảo thủ, mặc dù vẫn
thường được gọi là "Tory") và Đảng Whig (nay là đảng Dân chủ Tự do). Hai
chính đảng này vẫn duy trì vị thế chính trị quan trọng cho đến thế kỷ 20. - Ngoài ra còn có:
+ Đảng Lao động: Được coi là đảng trung ương, họ tập trung vào vấn
đề xã hội, bảo vệ quyền lợi lao động và hỗ trợ các chính sách xã hội, bao
gồm cải thiện hệ thống y tế và giáo dục. Họ thường có ủng hộ từ tầng lớp lao
động và cả tầng lớp trẻ.
+ Đảng quốc gia Scotland: Đảng này tập trung vào độc lập cho
Scotland và các vấn đề cộng đồng ở Scotland.
+ Đảng Xanh: Tập trung vào vấn đề môi trường và bền vững.
- Thống kê các đặc điểm của chính thể Vương Quốc Anh:
+ Loại chính thể: Quân chủ hiến pháp với Nữ hoàng hoặc Vua làm nguyên thủ.
+ Quốc hội: Bao gồm Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện được bầu cử
dân cử, trong khi Thượng viện chủ yếu được bổ nhiệm. lOMoAR cPSD| 36625228
+ Chính phủ: Được lãnh đạo bởi Thủ tướng, thường là người đứng
đầu của đảng chiến thắng trong Hạ viện. Chính phủ có trách nhiệm triển khai
chính sách và quản lý quốc gia.
+ Quyền lực phân tán: Hệ thống chính trị Anh phân chia quyền lực
giữa các cơ quan khác nhau như quốc hội, chính phủ, và hệ thống pháp luật
để đảm bảo sự cân bằng và kiểm soát.
+ Không có hiến pháp cụ thể: Không có một tài liệu hiến pháp đơn
lẻ nhưng có một hệ thống các nguyên tắc, quy định và truyền thống tạo nên
"hiến pháp không viết", xác định quyền lực và trách nhiệm của các cơ quan chính trị.
+ Nguyên tắc Quân chủ: Nữ hoàng hoặc Vua đóng vai trò đại diện
cho quốc gia, nhưng quyền lực của họ thường là hình thức và không tham
gia vào quản lý hàng ngày.
+ Tự do dân chủ: Anh là một quốc gia có hệ thống dân chủ và tôn
trọng quyền lợi cá nhân, với một hệ thống pháp luật bảo vệ các quyền này.
2.3.3. Ưu, nhược điểm của mô hình chính thể Vương Quốc Anh: 2.3.3.1. Ưu điểm:
- Ổn định chính trị: Mô hình chính thể quân chủ lập hiến của
Vươngquốc Anh có lịch sử lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng
vẫn duy trì được sự ổn định chính trị. Điều này là nhờ sự phân chia quyền
lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, giúp hạn chế sự lạm
quyền của bất kỳ cơ quan nào.
- Tính đại diện: Mô hình này mang tính đại diện cao, thể hiện ý chí
củađa số người dân thông qua các cuộc bầu cử. Chính phủ được thành lập
dựa trên kết quả bầu cử, do đó có trách nhiệm giải trình trước nhân dân.
- Tính linh hoạt: Mô hình này có tính linh hoạt cao, có thể thích ứng
vớinhững thay đổi của xã hội. Điều này là nhờ sự tham gia của các đảng phái
chính trị trong việc hình thành chính phủ.
2.3.3.2. Nhược điểm: lOMoARcPSD| 36625228
- Sự trì trệ: Mô hình này có thể dẫn đến sự trì trệ trong quá trình raquyết
định, do phải trải qua nhiều giai đoạn và cần sự đồng thuận của nhiều cơ quan.
- Khó thay đổi: Mô hình này có tính ổn định cao, nhưng cũng có thểdẫn
đến khó khăn trong việc thay đổi, nếu có nhu cầu.
- Thiếu tính dân chủ: Một số người cho rằng mô hình này thiếu tính
dânchủ, do Nữ hoàng vẫn là nguyên thủ quốc gia, mặc dù không có quyền lực thực tế. lOMoARcPSD| 36625228 PHẦN KẾT LUẬN
- Như vậy sau những nội dung về Hình thức chính thể đã được trìnhbày
một cách đầy đủ và sẽ sàng thì có thể xác định được các nội dung sau:
+ Hình thức nhà nước: được hiểu là những cách tổ chức và phương
pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.
+ Hình thức chính thể : là cách thức và trình tự thành lập các cơ quan cao
nhất của quyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan với nhau và với nhân dân.
- Các yếu tố cơ bản của nhà nước:
+ Cách thức trình tự tổ chức quyền lực nhà nước.
+ Mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương.
+ Sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức quyền lực nhà nước ở trung ương.
- Phân loại hình thức chính thể: Quân Chủ và Cộng Hòa.
- Đặc điểm của một số loại chính thể: Quân Chủ Chuyên Chế -
QuânChủ Lập Hiến,Cộng Hòa Tổng Thống - Cộng Hòa Đại Nghị- Cộng Hòa Lưỡng Hệ.
- Sơ lược về hình thức chính thể của một số nước trên thế giới.
- Tìm hiểu chi tiết về Hình Thức Chính Thể ở một số nước trên thếgiới:
Mỹ đang theo Cộng hòa Tổng thống ,CHLB Nga theo Cộng hòa đại nghị,
Anh theo Quân chủ lập hiến.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hình thức nhà nước là gì? Hình thức cấu trúc nhà nước là gì?
https://luatminhkhue.vn/hinh-thuc-nha-nuoc-la-gi.aspx#1-khai-niem-ve-hinh-thucnha- nuoc
(ngày truy cập: 13/12/2023) lOMoARcPSD| 36625228
2. Các yếu tố cơ bản của hình thức chính thể, KL
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/phap-luat-dai-cuong/
13-cac-yeu-to-co-ban-cua-hinh-thuc-chinh-the-kl/39243272
(ngày truy cập: 13/12/2023)
3. Chính thể là gì? Hình thức chính thể là gì? Các loại hình thức chính
thể?https://luatminhkhue.vn/chinh-the-la-gi.aspx (ngày truy cập: 13/12/2023)
4. Vị trí địa lý và khí hậu ở Mỹ như thế nào? https://3gwifi.net/vi-tri-dia-ly-va-khi-
hau-o-my-nhu-the-nao/#vi-tri-dia-ly (truy cập ngày 12/12/2023)
5. Studocu, Phân tích và so sánh hình thức nhà nước Anh và Hoa Kỳ Nhóm 1
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/economic-law/
phan-tich-va-so-sanh-hinh-thuc-nha-nuoc-anh-va-hoa-ky-nhom-1/42567524
(truy cập ngày 12/12/2023)
6. Văn phòng quốc hội. Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học,
Tuyển tập hiến pháp một số nước trên thế giới, trang 10, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội (2009) (truy cập ngày 12/12/2023)
7. Wikipedia: Nga – Wikivoyage – ( Trang được sửa đổi lần cuối vào ngày 28
tháng 11 năm 2023 ) https://vi.wikipedia.org/wiki/Nga
(ngày truy cập: 13/12/2023)
8.Wikipedia: Phân cấp hành chính Nga – ( Trang được sửa đổi lần cuối vào ngày 4 tháng 10 năm 2022 )
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A2n_c%E1%BA%A5p_h%C3%A0nh_ch %C3%ADnh_Nga
(ngày truy cập: 13/12/2023)
9. Tư liệu - Văn kiện: Tổng Biên tập : TS. Nguyễn Công Dũng, Liên bang Nga
(Russian Federation) | Hồ sơ - Nhân chứng,
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/hoso-su-kien-nhan-chung/cac-nuoc-vung-
lanh-tho/chau-au/lien-bang-nga-russianfederation-147
(ngày truy cập: 13/12/2023) lOMoARcPSD| 36625228
10. Cổng thông tin điện tử Quốc Hội: HIẾN PHÁP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (2009), TRANG 50 -54,
https://thuvien.quochoi.vn/sites/default/files/ruot_hien_phap_mot_so_nuoc_121_l ayout_1.pdf.
(ngày truy cập: 13/12/2023)
11. MOFA- VN: Bản quyền thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, trích từ phần 2. Thể chế
nhà nước và chế độ chính trị
https://vnembassy-moscow.mofa.gov.vn/vi-vn/bilateralrelationship/Memorable
%20Milestone/Trang/default.aspx#:~:text=%2D%20Theo%20Hi%E1%BA%BFn
%20ph%C3%A1p%20n%C4%83m%201993,Nga%20c%C3%B3%2085%20ch
%E1%BB%A7%20th%E1%BB%83 (ngày truy cập 14/12/2023)
12. Phạm Thị Bích Ngọc, Luận Văn Thạc Sĩ Luật Học (Đại Học Quốc Gia Hà Nội)
(2009), Chính Thể Nước Cộng Hòa Liên Bang Nga Thời Kỳ Sau Xã Hội Chủ Nghĩa, Trang 53
https://vannghiep.vn/wp-content/uploads/2018/02/Ch%C3%ADnh-
th%E1%BB%83nh%C3%A0-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-c%E1%BB%99ng-
h%C3%B2a-Li %C3%AAn-bang-Nga-th%E1%BB%9Di-k%E1%BB%B3-sau-
x%C3%A3-h%E1%BB %99i-ch%E1%BB%A7-ngh%C4%A9a.pdf (ngày truy cập 14/12/2023)
13. Phạm Thị Bích Ngọc, Luận Văn Thạc Sĩ Luật Học (Đại Học Quốc Gia Hà Nội)
(2009), Chính Thể Nước Cộng Hòa Liên Bang Nga Thời Kỳ Sau Xã Hội Chủ Nghĩa, Trang 54-61
https://vannghiep.vn/wp-content/uploads/2018/02/Ch%C3%ADnh-
th%E1%BB%83nh%C3%A0-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-c%E1%BB%99ng-
h%C3%B2a-Li %C3%AAn-bang-Nga-th%E1%BB%9Di-k%E1%BB%B3-sau-
x%C3%A3-h%E1%BB %99i-ch%E1%BB%A7-ngh%C4%A9a.pdf
(ngày truy cập: 14/12/2023)
14. Wikipedia: Anh – ( Trang được sửa đổi lần cuối vào ngày 5 tháng 12 năm
2023 ) https://vi.wikipedia.org/wiki/Anh (truy cập ngày 16/12/2023) lOMoARcPSD| 36625228
15. Wikipedia: Chính Phủ Anh Quốc – ( Trang được sửa đổi lần cuối vào ngày 15 tháng 11 năm 2023 )
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_ph%E1%BB%A7_Anh_Qu%E1%BB %91c (truy cập ngày 16/12/2023)
16. Ths. Nguyễn Thi Hồi, trích trong tạp chí luật học (1998), trang 1-7
https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/hinh-thuc-chinh-the-nuoc-anh-5045/ (ngày truy cập 19/12/2023)
17. Ths. Nguyễn Thi Hồi, trích trong tạp chí luật (1998), trang 8
https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/hinh-thuc-chinh-the-nuoc-anh-5045/ (ngày truy cập 19/12/2023)