-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận môn Pháp luật đại cương đề tài "Luật Hôn nhân và gia đình tại Việt Nam" | Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu luận môn Pháp luật đại cương đề tài "Luật Hôn nhân và gia đình tại Việt Nam" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (GELA220405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 3662522 lOMoARcPSD| 366252288
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM
MÃ MÔN HỌC: GELA220405_23_1_19CLC
GVBN: Phạm Công Thiên Đỉnh
Thành viên nhóm: MSSV
Nguyễn Quang Huy 23151104
Trần Minh Tú 23151203
Đỗ Ngọc Huy 23151100
Nguyễn Tấn Dũng 23151068
Phạm Tấn Hoàng 23151095 lOMoARcPSD| 36625228 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU (trang 2)
1. Lý do chọn đề tài………….………….………….………….………….………............4
2.. Mục đích nghiên cứu………….………….………….………….……………..............4
3. Đối tượng nghiên cứu………….………….………….………….………….............….4
4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu………….………….………….…............…4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ………….………….………….………….............……4
6. Kết cấu của khoá luận ………….………….………….………….………............….…4
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CỦA TIỂU LUẬN CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH …...……5
1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HÔN NHÂN………….………….…………......6
1.2 KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH………….………...…...6
1.3 KHÁI NIỆM LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ………….………….…………....8
1.4 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH………..10
1.5 ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH…………………11
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN VÀ LY HÔN, QUAN
HỆ GIỮA VỢ CHỒNG, GIỮA CHA MẸ VỚI CON CÁI. ………….……………....11
2.1 KẾT HÔN ………….………….………….………….………….…………....…..…11
2.1.1 KHÁI NIỆM KẾT HÔN………….………….………….………….……………....11
2.1.2 ĐIỀU KIỆN PHÁP LUẬT CỦA HÔN NHÂN………….………….……………12
2.1.3 ĐĂNG KÝ KẾT HÔN………….………….………….………….………….….…13
2.1.4 KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÃ HỘI….....13
2.2 LY HÔN ………….………….………….………….………….…………………….14
2.2.1 KHÁI NIỆM LY HÔN………….………….………….………….………….…….14
2.2.2 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LY HÔN………….………….………….…………14
2.2.3 ĐIỀU KIỆN PHÁP LUẬT CỦA LY HÔN………….………….………….………15
2.2.4 HẬU QUẢ CỦA VIỆC LY HÔN………….………….………….………………..16
2.3 THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ KẾT HÔN & LY HÔN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
...................................................................................................................................17
2.3.1 KẾT HÔN………….………….………….………….………….……………….....17 lOMoARcPSD| 36625228
2.3.2 LY HÔN………….………….………….………….………….…………………...17
2.4 QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG…………………………………………..…....18
2.4.1 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ NHÂN THÂN ………………………………........18
2.4.1.1 BÌNH ĐẲNG VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ GIỮA VỢ, CHỒNG…………....18
2.4.1.2 TÌNH NGHĨA VỢ CHỒNG………….………….………….……………............20
2.4.1.3 TÔN TRỌNG DANH DỰ, NHÂN PHẨM, UY TÍN CỦA VỢ, CHỒNG........…20
2.4.1.4 TÔN TRỌNG QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA VỢ,
CHỒNG………….………….………….………….………….………………………….22
2.4.1.5 QUYỀN NGHĨA VỤ VỀ HỌC TẬP, LÀM VIỆC, THAM GIA HOẠT ĐỘNG
CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI…………………………….............…….23
2.4.2 ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ, CHỒNG TRONG HÔN NHÂN………….…………….23
2.4.2.1 CĂN CỨ XÁC LẬP ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG………........…………23
2.4.2.2 ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG QUAN HỆ KINH DOANH..........24
2.4.2.3 ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG TRƯỜNG HỢP GIẤY CHỨNG
NHẬN QUYỀN SỞ HỮU, GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI VỚI TÀI
SẢN CHUNG NHƯNG CHỈ GHI TÊN VỢ HOẶC CHỒNG……………................…..25
2.4.2.4 TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CỦA VỢ, CHỒNG………………………........…..25
2.4.3 QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ, CHỒNG TRONG HÔN NHÂN …....………26
2.4.3.1 QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GIỮA VỢ, CHỒNG………….……………..26
2.4.3.2 NGHĨA VỤ VỀ TÀI SẢN GIỮA VỢ, CHỒNG………….………….….........…27
2.4.4 TỔNG KẾT CHƯƠNG………….………….………….………….………........….28
CHƯƠNG 3: HẠN CHẾ CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN NAY…..29
3.1 ĐỐI VỚI LUẬT KẾT HÔN………….………….………….……………….……….29
3.2 ĐỐI VỚI LUẬT CHIA TÀI SẢN………….………….………….…………….……30
3.3 ĐỐI VỚI VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA VỊ
THÀNH NIÊN……………….………….………….………….………….………….…..32
KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành được tiểu luận này, nhóm em chân thành cảm ơn: lOMoARcPSD| 36625228
Ban giảm hiệu trường Đại Học Sư Phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo điều
kiện về cơ sở vật chất với đủ các tài liệu, thông tin và cơ sở vật chất tiện nghi hỗ trợ rất lớn
cho việc tiềm kiếm và viết bài tiểu luận.
Kế đó, nhóm em cũng xin cảm tạ giảng viên bộ môn – thầy Phạm Công Thiên Đỉnh đã
giảng giạy nhiệt tình, chi tiết qua đó giúp chúng em có được kiến thức và lối tư duy cần
thiết để hoàn thành bài tiểu luận này,
Dù thiếu kinh nghiệm cũng như kiến thức còn hạn hẹp về đề tài nên chắc chắn tác phẩm sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót không đáng có. Chúng em rất mong nhận được những
nhận xét chân thành cũng như những đóng góp, phê bình từ phía thầy để bài tiểu luận có thể hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, chúng em xin kính chúc thầy Đỉnh sức khỏe dồi dào, thành công và hạnh phúc trong tương lai. TÓM TẮT NỘI DUNG
Bài tiểu luân “Luật hôn nhân và gia đình tại Việt Nam” nghiên cứu về nội dung quay quanh
luật hôn nhân, nguyên tắc, các nguyên tắc cơ bản về hôn nhân dựa trên bộ luật hôn nhân và
gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 do Quốc Hội nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam ban hành. Với mục đích nhằm phổ biến kiến thức pháp luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam được rộng rãi hơn và đặt ra các mâu thuẩn trong một số điều của bộ Luật. Đối
tượng nghiên cứu là hôn nhân vợ chồng, các vụ việc xảy ra giữa vợ chồng do tài sản, mâu thuẫn trong gia đình. LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam kết toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả nghiên cứu của riêng nhóm
chúng tôi. Các kết quả, số liệu trong đề tài đều là trung thực và khác quan. Chúng tôi hoàn
toàn chịu trách nghiệm về lời cam đoan của mình. PHẦN MỞ ĐẦU 2. Mục đích nghiên cứu
Bài tiểu luận này không chỉ để phục vụ cho quá trình học tập môn Pháp luật đại cương mà
còn được tạo ra nhằm mục đích giúp mọi người có cái nhìn chuẩn mực về Luật hôn nhân
và gia đình và một số hạn chế của nó trong xã hội hiện nay. Mà qua đó chúng em có thêm
những cơ hội tiếp cận cũng như nhìn thấu cụ thể hơn về pháp luật Việt Nam nói chung và
Luật hôn nhân và gai đình nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này tập trung vào bộ luật Hôn nhân gia đi các cặp vợ
chồng sinh sống ở Việt Nam ở hiện tại thông qua các mâu thuẫn, chanh chấp trong việc
quản lý, sử dụng các quyền lợi cũng như nghĩa vụ của Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2014. Tiểu luận sẽ trình bày đầy đủ cái khái niệm, lý luận cũng như các quy định của bộ
luật nói trên cũng như đưa ra một số bất cập cần được giải quyết trong tương lai. lOMoARcPSD| 36625228
4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
-Cơ sở lý luận: Dựa vào luật Hôn nhân và gia đình; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phân tích, tổng hợp.
-Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích tổng hợp
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Bài tiểu luận này làm rõ quy định luật hôn nhân và gia đình, kết hôn và ly hôn, đồng thời
cho thấy những hạn chế của nó và một biện pháp khắc phục hạn chế đó.
6.Kết cấu của khoá luận
Bài tiểu luận có ba phần chính:
-CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
-CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN VÀ LY HÔN, QUAN HỆ
GIỮA VỢ CHỒNG, GIỮA CHA MẸ VỚI CON CÁI.
-CHƯƠNG 3: HẠN CHẾ CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN NAY
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HÔN NHÂN
-Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau
khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm chung sống với nhau và xây
dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai bên và
tương trợ lẫn nhau về những nhu cầu vật chất trong đời sống hàng ngày. Hôn nhân là quan
hệ gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng. Trong xã hội mà
các quan hệ hôn nhân được coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người nam và người
nữ mang ý nghĩa như một sự kiện pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định
cho các bên trong quan hệ vợ chồng.
Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, hôn nhân có những đặc điểm sau:
-Hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ - là hôn nhân một vợ một
chồng. Để đảm bảo nguyên tắ'c hôn nhân một vợ một chồng, Luật Hôn nhân và gia đình
quy định: cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc cấm người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như
vợ chồng với người đang có chồng, có vợ (điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình
năm 2014 số 52/2014/QH13). Hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người
nữ, do đó những người cùng giới tính không thể xác lập được quan hệ hôn nhân với nhau. lOMoARcPSD| 36625228
-Hôn nhân là sự liên kết trên cơ sở tự nguyện của hai bên nam nữ: Hai bên nam nữ có
quyền tự mình quyết định việc kết hôn, không bị cưỡng ép, không bị lừa dối và cũng không
bị cản trở. Sau khi kết hôn, việc duy trì hay chấm dứt quan hệ hôn nhân dựa trên sự tự
nguyện của mỗi bên vợ, chồng.
-Nam nữ khi tham gia quan hệ hôn nhân được hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật. Trong
gia đình, mỗi bên vợ chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt. Ngoài xã hội,
với tư cách là công dân, mỗi bên vợ, chồng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cồng dân
đã được Hiến pháp công nhận. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng còn thể hiện trong việc
không phân biệt vợ chồng là người Việt Nam háy người nước ngoài, người thuộc dân tộc
hoặc tôn giáo nào, quan hệ hôn nhân của họ đều được tôn trọng và bảo vệ (khoản 2 Điều 2
Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13).
-Mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân là để cùng nhau chung sống và xây dựng gia
đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Do vậy, nếu nam nữ kết hôn là để
xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài, hưởng chế
độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm để chung sống
và xây dựng gia đình thì gọi là kết hôn giả tạo. Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số
52/2014/QH13 cấm kết hôn giả tạo (điểm a, khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13).
-Các bên tham gia quan hệ hôn nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Khi kết
hôn, các bên phải tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Khi chấm
dứt hôn nhân (do ly hôn, do vợ hoặc chồng chết, do vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là
đã chết) phải dựa trên những căn cứ pháp lý được pháp luật quy định.
1.2 KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH
Khái niệm về gia đình :
-Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, gia đình là sự liên kết của nhiều
người dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, những người
này có các quyền và nghĩa vụ với nhau, cùng nhau xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ
và chăm sóc người cao tuổi dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.
-Gia đình được hình thành trên một trong ba cơ sở: Hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng.
-Có nhiều quan điểm khác nhau về gia đình và vai trò của gia đình, như nhà nghiên cứu
Nguyễn Quốc Tuấn dưới góc độ luật học thì cho rằng: "Gia đình là một tập hợp dựa trên
các quan hệ về hôn nhân và huyết thống và về nuôi dưỡng đã gắn bó những người có quan
hệ với nhau bởi các quyền và nghĩa vụ về tài sản và nhân thân, bởi sự cộng đồng về đạo
đức và vật chất, để tương trợ nhau, cùng làm kinh tế chung và nuôi dạy con cái". Còn theo
tác giả Lê Thi thì quan niệm: Gia đình được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hình thành
trên cơ sở quan hệ hôn nhân và huyết thống, nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó và cùng chung
sống (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội, ngoại). Đồng thời gia đình cũng có thể bao gồm
một số người được gia đình nuôi dưỡng, tuy không có quan hệ huyết thống. Các thành viên lOMoARcPSD| 36625228
trong gia đình gắn bó về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm), giữa họ có
những điều ràng buộc có tính pháp lý, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ (được ghi rõ
trong Luật Hôn nhân và gia đình của nước ta). Đồng thời, trong gia đình có những quy định
rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên.
-Từ nhiều góc độ khác nhau, có thể hiểu: Gia đình là tế bào của xã hội, một thiết chế xã
hội tồn tại bền vững, gắn bó với nhau trên cơ sở kết hợp những thành viên khác giới của bố
mẹ, thông qua hôn nhân không cùng huyết thống để tái sản xuất nòi giống; hoặc thông qua
quan hệ nuôi dưỡng (con nuôi...) cùng làm kinh tế, nuôi dạy con cái trưởng thành, hiếu
thảo, biết thương yêu mọi người, có trách nhiệm; trở thành người công dân có đạo đức, học
vấn, nghề nghiệp, văn hóa và tạo dựng cuộc sống gia đình no ấm, hòa thuận, bình đẳng,
tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Cũng có thể hiểu một cách ngắn gọn: Gia đình là tế bào của xã hội, trong đó các thành
viên cùng sinh sống dựa trên mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, cùng có chung những
giá trị vật chất và tinh thần, cùng thực hiện các chức năng khách quan phù hợp với yêu cầu,
đặc điểm của mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
Một ví dụ cụ thể ở đây là quan hệ giữa người được nhận nuôi và gia đình nhận nuôi hay
đứa con và cha kế, mẹ kế mặc dù không phải là cùng huyết thống ( máu mủ ) nhưng đó
cũng là một mối quan hệ gia đình theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Có 3 loại chức năng của gia đình + Chức năng sinh đẻ:
-Là chức năng diễn ra quá trình tái sản xuất sinh học nhằm duy trì và phát triển nòi giống.
Các quốc gia đều quan tâm đến việc điều tiết chức năng sinh đẻ của gia đình. Việc khuyến
khích hay hạn chế chức năng sinh đẻ của gia đình phụ thuộc vào yếu tố dân số, vào nguồn
nhân lực và các điều kiện kinh tế-xã hội khác. Ở Việt Nam, để hoạch định chính sách hợp
lý cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nhà nước đã có chính sách kế hoạch hóa gĩa
đình: “Mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con”. + Chức năng giáo dục
-Gia đình thực hiện chức năng giáo dục đối với các thế hệ kế tiếp bắt đầu từ khi mỗi thành
viên được sinh ra cho đến khi trong việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, cần
kết họp giữa giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục ngoài cộng đồng trong sự
nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ.
-Chức năng của giáo dục còn là nền tảng phát triển của mọi đứa trẻ trong độ tuổi trưởng
thành. Giáo dục tốt không chỉ mang lại những điều tích cực cho gia đình mà còn cả về xã
hội. Vì thế có thể nói đây là chức năng cực kì quan trọng vì nó trực tiếp tác động đến nhận
thức và hành động của mọi đứa trẻ, cho nên giáo dục trẻ luôn được đặt lên hàng đầu không
chỉ là ở gia đình mà còn cả xã hội + Chức năng kinh tế lOMoARcPSD| 36625228
-Mỗi gia đình phải tự tổ chức đời sống vật chất của các thành viên trong gia đình, thỏa
mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên đó. Trong điều kiện phúc lợi
xã hội của quốc gia còn hạn chế thì việc thực hiện chức năng kinh tế của gia đình rất có ý
nghĩa trong việc đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân.
-Chức năng kinh tế còn có thể giúp mọi người trong gia đình có một môi trường sống và
học tập ổn định về mặt vật chất và tất nhiên là cả tinh thần.
1.3 ĐỊNH NGHĨA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Như vậy, từ những phân tích nêu trên có thể hiểu rằng “Luật hôn nhân và gia đình là một
ngành luật trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, là tổng hợp các quy phạm pháp luật
do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, về nhân thân và tài sản”.
1.4 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
-Trong mọi hoạt động có mục đích kết quả thì chúng ta luôn luôn phải đặt ra các nguyên
tắc và tuân thủ triệt để các nguyên tắc đó. Vậy nguyên tắc là gì? Nguyên tắc là hệ thống các
quan điểm, tư tưởng xuyên suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi tổ chức và cá
nhân phải tuân theo. Nguyên tắc là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo.Nguyên
tắc là luận điểm gốc của học thuyết nào đó, tư tưởng chỉ đạo của quy tắc hoạt động là niềm
tin, quan điểm đối với sự vật và chính quan điểm, niềm tin đó xác định quy tắc hành vi,
đồng thời cũng có thể là nguyên lý cấu trúc hoạt động của bô máy dụng cụ thiết bị nào
đó.Ngoài ra, nguyên tắc có thể là tư tưởng chủ đạo và quy định hướng cơ bản được thể hiện
xuyên suốt toàn bộ hoặc môt giai đoạn nhất định đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải
tuân theo.Nguyên tắc trong quy định pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt qua
trình xây dựng và áp dụng của ngành luật đó. Nội dung của nguyên tắc trong mỗi ngành
luật bất kỳ trong hệ thống pháp luật phụ thuộc vào đối tượng điều chính của ngành luật
đó.Luật hôn nhân và gia đình là một trong những ngành luật độc lập trong hệ thống pháp
luật của Nhà nước ta. Hoạt động xây dựng và thực hiện ngành luật này một mặt cũng phải
tuân theo những nguyên tắc chung của pháp luật, nhưng mặt khác chịu sự chi phối, chỉ đạo
bởi các nguyên tắc đặc thù chuyên ngành phù hợp với tính chất, đăc điểm các quan hệ xã
hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó
1.4.1 Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
-Hôn nhân tự nguyện tiến bộ, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, bao gồm cả hai khía cạnh
quan trọng: quyền tự do kết hôn và quyền tự do ly hôn. Qua việc tôn trọng quyền tự do này,
hôn nhân được xem như một sự lựa chọn tự nguyện của hai bên nam nữ, dựa trên tình yêu
và sự đồng ý của họ.
-Nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ trong hôn nhân đã được nhà nước ta thừa nhận là một trong
các nguyên tắc ngay từ những ngày đầu tiên lập nước. Điều này thể hiện qua trong các quy
định điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình trong các giai đoạn phát triển của đất nước, cụ thể: lOMoARcPSD| 36625228
-Trong luật hôn nhân và gia đình 1959- Bộ luật đầu tiên ghi nhận tại những điều sau:
+ Điều 1: Nhà nước bảo đảm việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ, một
vợ một chồng, nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và con cái, nhằm xây dựng
những gia đình hạnh phúc, dân chủ và hoà thuận, trong đó mọi người đoàn kết, thương yêu
nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ
+Điều 2: Xoá bỏ những tàn tích còn lại của chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, trọng
nam khinh nữ, coi rẻ quyền lợi của con cái.
+Điều 3: Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong
việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ. Cấm lấy vợ lẽ.
-Và trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định mới nhất về nguyên tắc này là:
+Điểm b khoản 1 Điều 8 quy định “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”
+ Điều 17. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng
“Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình,
trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp,
Luật này và các luật khác có liên quan” Ví dụ như trong việc lựa chọn nơi ở, các công việc trong gia đình, ….
+ Khoản 1 Điều 4. Trách nhiệm của Nhà nước và xả hội đối với hôn nhân và gia đình “ Nhà
nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác
lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình
ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ
phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập
quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.”
+Pháp luật cũng có những quy định cấm những việc kết hôn không đảm bảo yếu tố tự
nguyện tại khoản 2 điều 5 Luât hôn nhân và gia đình2014 như tảo hôn, cưỡng ép kết hôn,
kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn, …
-Đồng thời quyền tự do trong hôn nhân còn được thể hiên qua quyền tự do ly hôn, khi hai
bên vợ chồng cảm thấy không thể tiếp tục duy trì cuộc sống vợ chồng thì trong trường hợp
đó, việc ly hôn là giải pháp tất yếu và tốt nhất cho cả hai bên, cho cả gia đình và xã hội. yêu
cầu ly hôn được xuất phát từ tình trạng đời sống không thể kéo dài. Và việc ly hôn cũng
phải do vợ chồng tự nguyện quyết định dặt dưới sự kiểm soát của Pháp luật. Điều này cũng
được thể hiện trong Luật hôn nhân và gia đình 2014: Điều 55 “Trong trường hợp vợ chồng
cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc
chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền
lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận
được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa
án giải quyết việc ly hôn” lOMoARcPSD| 36625228
-Hôn nhân một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng với nhau nhằm xóa bỏ chế độ hôn nhân
phong kiến quyền đa thê. Nó tồn tại trên cơ sở tình yêu giửa một nam và một nữ mà từ đó
làm cơ sở duy trì và củng cố hạnh phúc gia đình. Điều này được diển giải như sau chỉ những
người chưa có vợ chưa có chồng hoặc có vợ có chồng mà đã chấm dứt mối quan hệ hôn
nhân theo pháp luật mới có quyền kết hôn. Luật hôn nhân và gai đình cũng đưa ra quy định tại khoản c điều
1.4.2 Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn
giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín
ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trong và được pháp luật bảo vệ.
-Hiện nay Việt Nam áp dụng chính sách “hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác
với tất cả các nước trên thế giới” vì thế mối quan hệ hôn nhân giữa người Việt Nam với các
người ngoại quôc không còn xa lạ gì nữa. Do đó Luật hôn nhân phải được điều chỉnh hết
sức cần thiết nhằm làm ổn định và phát triển giao lưu quốc tế, đồng thời bảo vệ quyền lợi
và lợi ích hợp pháp của các công dân có liên quan.
1.4.3 Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn
trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
1.4.4 Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi,
người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện
tốt chức năng cao quý của người mẹ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
1.4.5 Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt nam về hôn nhân và gia đình
1.5 ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH
1.5.1 Đối tượng điều chỉnh chúng ta sẽ tìm hiểu đối tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân
và gia đình. Đối tượng của nó chính là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và
gia đình gồm 2 nhóm là quân hệ nhân thân và quan hệ tài sản
+Nhóm quan hệ nhân thân: là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia
đình vì lợi ích nhân thân. Ví dụ như quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ về trách nhiệm của
cha mẹ với con cái với ông bà, của cháu với ông bà cha mẹ, …
+ Nhóm quan hệ về tài sản là quan hệ giữa các thành viên trong gia đình gắn với tài sản
như quan hệ sở hữu tài sản chung, tài sản cá nhân của vợ và chồng, …
1.5.2 Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình là những biện pháp, cách thức tác
động của các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình tới các quan hệ xã hội thuộc đối
tượng diều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình phù hợp với ý chí của Nhà nước. lOMoARcPSD| 36625228
Xuất pháp từ đặc điểm của các quan hệ xã hội thuộc đối tưởng điều chỉnh của Luật hôn
nhân và gia đình là quan hệ giữa các chủ thể gắn bó với nhau bởi yếu tố tình cảm, huyết
thống hoặc nuôi dưỡng nên Luật Hôn nhân và gia đình có phướng pháp điều chỉnh linh hoạt
không cứng nhắt mà mềm dẻo rất hơp lí. Hầu hết các quy phạm luật hôn nhân và gia đình
không quy định biện pháp chế tài. Phương pháp điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình có các đặc điểm sau:
-Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể luôn tương ứng
với nhau. Đồng thời, các chủ thể tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình vừa có quyền, vừa
phải thực hiện nghĩa vụ. Vì vậy, trong các điều luật luôn quy định các chủ thể có “quyền và nghĩa vụ”.
-Các chủ thể khi sử dụng quyền và nghĩa vụ của mình phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình.
-Các chủ thể không được phép bằng sự tự thỏa thuận để làm thay đổi những quyền và nghỉa
vụ mà pháp luật quy định.
Các quy phạm luật hôn nhân và gia đình gắn bó mật thiết với các quy tắc đạo đức, phong
tục tập quán và lẽ sống trong xã hội.
Kết luận: chúng em đã trình bày các khái niệm về ngành luật trong hệ thống luật hôn nhân
và gia đình cũng như đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh trong hôn nhân và
gia đình. Những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình một cách tương đối cụ thể.
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN VÀ LY HÔN, QUAN
HỆ GIỮA VỢ CHỒNG, GIỮA CHA MẸ VỚI CON CÁI 2.1 KẾT HÔN 2.1.1 KHÁI NIỆM KẾT HÔN
Kết hôn được hiểu là cơ sở hình thành nên gia đình, trong đó có các thành viên xử sự
đúng mực là góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Theo quy định của khoản 5 điều 3 luật hôn
nhân gia đình 2014, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy
định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.Kết hôn phải đảm bảo các điều
kiện nhất định và có thể bị hủy do vi phạm những quy định của pháp luật Như vậy, kết hôn
là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân
thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký
kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận
là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
2.1.2 ĐIỀU KIỆN PHÁP LUẬT CỦA HÔN NHÂN
Điều kiện kết hôn được hiểu là những tiêu chí, yêu cầu bắt buộc những quy định của nhà
nước mà nam hay nữ khi kết hôn phải tuân thủ theo những tiêu chí đó. Theo điều 8 luật hôn
nhân gia đình 2014 có những điều kiện kết hôn gồm lOMoARcPSD| 36625228
Thứ nhất, về độ tuổi: nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuôi trở lên được quyền kết
hôn mà không vi phạm quyền kết hôn.Việc xác định độ tuổi kết hôn này được căn cứ trên
sự phát triển về tâm sinh lý, sinh lý,sức khỏe đủ để đảm bảo người kết hôn đủ trách nhiệm
với gia đình và xã hội và có đủ năng lực nuôi sông gia đình.
Thứ hai, về ý chí tự nguyện của người kết hôn. Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện, không
bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hay cản trở.Chỉ có kết hôn
dựa trên cơ sở tự nguyện mới là mục đích của hôn nhân đạt được.Người kết hôn mới có được hạnh phúc.
Ví dụ: Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất Thứ
ba, người kết hôn không bị mất hành vi dân sự.
Thứ tư, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định a,b
c, d của khoản 2 điều 5 hôn nhân gia đình 2014 gồm: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
c)Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác
hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;
giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người
đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng
với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. 2.1.3 ĐĂNG KÝ KẾT HÔN
Thẩm quyền kết hôn: Việc kết hôn này phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật: a)
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam ở trong nước do UBND xã, phường, thị trấn
nơicư trú của 1 trong 2 bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn. b)
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài thì cơ quan đại diện
ngoạigiao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn.
c)Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài thì cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản 9 luật hôn nhân và gia đình 2014 thì không có giá trị.
Vợ chồng đã ly hôn muốn xác nhập lại quan hệ vợ chồng phải đăng ký kết hôn.
2.1.4 KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÃ HỘI lOMoARcPSD| 36625228
a) Quan niệm về kết hôn trái pháp luật
Trước hết cần khẳng định rằng, kết hôn trái pháp luật là một khái niệm pháp lý được
pháp luật quy định và điều chỉnh bởi Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, đứng trên góc
độ lý luận, để tìm hiểu những quan niệm sâu xa của vấn đề này thì cần đặt nó trong sự tác
động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của mỗi thời kỳ.
Trong xã hội phong kiến, khi mà pháp luật là ý chí của một bộ phận rất nhỏ trong xã hội
- tầng lớp quan lại, vua chúa, họ mặc nhiên đề ra những quy định điều chỉnh những quan
hệ về hôn nhân gia đình mà theo họ là phù hợp và đương nhiên cũng sẽ trở thành những
nguyên tắc chung của toàn xã hội. Ở thời kỳ đó, hôn nhân trái pháp luật được quan niệm là
những cuộc hôn nhân không tuân thủ các điều kiện kết hôn như: không "môn đăng hộ đối",
những quan hệ hôn nhân không được sự đồng ý của cha mẹ, họ hàng…
Đối với các nước tư bản, chính những điều kiện sống, những yếu tố về xã hội, con người,
kinh tế cũng đã quyết định đến những quan niệm của xã hội, theo đó, pháp luật điều chỉnh
cũng có những xu hướng phù hợp. Về vấn đề kết hôn, có thể nói pháp luật của 5 một số
nước thuộc hệ thống Tư bản chủ nghĩa có những cách nhìn nhận rất khác với pháp luật của
Việt Nam. Do đó, những căn cứ để xác định kết hôn hợp pháp và kết hôn không hợp pháp
cũng có những khác biệt. Ví dụ như do các điều kiện về kinh tế, khí hậu, sinh học… khiến
con người phát triển nhanh hơn, sự trưởng thành về thể lực cũng như trí lực sẽ khác với
người Châu Á như Việt Nam, như vậy, điều kiện về tuổi kết hôn cũng sẽ phải điều chỉnh
cho phù hợp. Hay việc kết hôn đồng giới hiện nay đã được thừa nhận tại một số quốc gia
là kết hôn hợp pháp. Không chỉ được pháp luật thừa nhận mà ngay cả dư luận, cả xã hội
cũng chấp nhận và ủng hộ việc đó.
Như vậy kết hôn trái pháp luật theo quan niệm của Việt Nam chính là việc xác lập quan
hệ vợ chồng không có đăng ký kết hôn hoặc có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện
kết hôn do pháp luật quy định, cụ thể là vi phạm một trong những điều kiện sau: Vi phạm
điều kiện về độ tuổi; Vi phạm điều kiện về yếu tố tự nguyện; Thuộc các trường hợp cấm
kết hôn; Vi phạm các điệu kiện về đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. b) Những
ảnh hưởng đến xã hội
Quan hệ hôn nhân gia đình vốn là quan hệ xã hội, vì vậy hành vi kết hôn trái pháp luật
dẫn đến những cuộc hôn nhân bất hợp pháp gây ra những hậu quả về mặt pháp lý. Đồng
thời còn gây ra những hậu quả nặng nề về mặt xã hội. Một gia đình được hình thành và tồn
tại để thực hiện tốt những chức năng của nó phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu của hai
bên nam nữ, sự thương yêu, gắn kết và tự nguyện chung sống, thực hiện tốt bổn phận của
mình, phải được thiết lập giữa những chủ thể khác giới có đầy đủ những tiêu chuẩn về thể lực, sinh lý, tâm lý… 2.2 LY HÔN 2.2.1 KHÁI NIỆM LY HÔN
Ly hôn (hay ly dị) là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của
vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm lOMoARcPSD| 36625228
của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra
phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể
hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định. Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn
thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì toà
án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Nếu vợ chồng có mâu thuẫn,
tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
2.2.2 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LY HÔN
Qua nghiên cứu các hồ sơ án ly hôn thì thấy các cặp ly hôn bởi 2 nguyên nhân phổ biến:
-Nguyên nhân phần lớn dẫn tới tình trạng ly hôn ngày càng gia tăng, đặc biệt với các cặp
vợ chồng trẻ là do họ thiếu kỹ năng sống. Họ chưa có sự chuẩn bị về tâm lý, kinh tế, sức
khỏe và những hiểu biết cần thiết cho cuộc sống gia đình, quá đề cao cái tôi của bản thân
khiến phần lớn các cặp vợ chồng trẻ nảy sinh mâu thuẫn ngay từ những năm đầu của cuộc
hôn nhân. Trong khi đó nhận thức về cuộc sống gia đình, ý nghĩa của hôn nhân và tình yêu
còn hời hợt đã khiến họ không đủ bản lĩnh và kỹ năng giải quyết, vượt qua các mâu thuẫn,
dẫn đến ly hôn. Chiếm một phần trong số các cặp ly hôn là do họ kết hôn ngoài ý muốn khi
những hiểu biết về kiến thức giới tính có phần hạn chế.
-Nguyên nhân thứ hai là do kinh tế khó khăn, nghề nghiệp không ổn định, thu nhập bấp
bênh, sinh con sớm khiến vợ chồng thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn, không tập trung
đồng thuận để xây dựng kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái. Hầu hết trong các Quyết định
công nhận thuận tình ly hôn đều thể hiện các cặp vợ chồng đến xin ly hôn không có tài sản chung.
-Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác như: do tư tưởng lạc hậu, người vợ không sinh
được con trai nên người chồng ngoại tình hoặc ly hôn để lấy vợ mới với mục đích có con
“nối dõi tông đường”; vấn đề về bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội; vợ chồng bất hòa, thường
xuyên xảy ra mâu thuẫn do nhận thức về xã hội, pháp luật chưa đầy đủ, thậm chí nhiều
trường hợp người chồng nghiện ngập ma túy, cờ bạc, rượu chè … dẫn đến người vợ không
chịu được phải ly hôn
2.2.3 ĐIỀU KIỆN PHÁP LUẬT CỦA LY HÔN
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu
xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông
nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả
thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không
thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ
và con thì Toà án quyết định.
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà
giải. Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành thì Toà án lập biên bản về việc tự
nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập
biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như lOMoARcPSD| 36625228
Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án ra quyết định công nhận
thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn;
- Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trôngnom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
- Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo
đảmquyền lợi chính đáng của vợ và con.
Trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu đáp ứng
đủ các điều kiện dưới đây: Hòa giải tại Tòa án không thành.
- Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọngquyền,
nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung
không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2.2.4 HẬU QUẢ CỦA VIỆC LY HÔN
- Hậu quả ly hôn đối với con cái
Việc ly hôn không làm chấm dứt mối quan hệ cha con, mẹ con mà chỉ chấm dứt quan hệ
vợ chồng, sau ly hôn cha mẹ có quyền và nghĩa vụ đối với con, bên cạnh đó cha mẹ còn có
nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người không trực tiếp nuôi con, việc trợ cấp nuôi con được hai
bên thỏa thuận trên cơ sở pháp luật đối với trường hợp mà cả hai bên không thể thỏa thuận
được thì sẽ do tòa án quyết định dựa trên điều kiện của từng trường hợp.
- Hậu quả đối với chia tài sản sau ly hôn:
Đối với tài sản chung thì việc phân chia tài sản dựa trên nguyên tắc
Hoàn cảnh gia đình của vợ chồng
Công sức đóng góp của mỗi bên trong việc tạo góp như thế nào duy trì và phát triển khối tài sản chung;
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh nghề nghiệp; Đối
với tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc của người đó.
Bên cạnh hậu quả về mặt tài sản thì hậu quả về mặt tình cảm của con cái sau ly hôn cũng
rất lớn sẽ cảm thấy mất mát trong tình trạng thiếu tình thương. Thủ tục ly hôn:
Thủ tục ly hôn được quy định tai Điều 51, Điều 52, Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014. Theo đó, thủ tục ly hôn được thực hiện như sau:
-Bước 1: Nộp đơn ly hôn lOMoARcPSD| 36625228
Một trong hai bên vợ, chồng hoặc cả hai bên có thể nộp đơn ly hôn đến Tòa án có thẩm
quyền. Đơn ly hôn phải có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.
-Bước 2: Tòa án thụ lý đơn ly hôn
Tòa án sẽ xem xét tính hợp lệ của đơn ly hôn và thụ lý giải quyết nếu đơn ly hôn hợp lệ. -Bước 3: Hòa giải
Trước khi mở phiên tòa, Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải để các bên vợ, chồng
thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề như: quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản chung, ... -Bước 4: Mở phiên tòa
Nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ mở phiên tòa để xét xử vụ án ly hôn. Tại phiên tòa,
các bên vợ, chồng sẽ được trình bày ý kiến của mình và Tòa án sẽ đưa ra phán quyết giải quyết vụ án.
2.3 THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ KẾT HÔN & LY HÔN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.3.1 KẾT HÔN
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên
đã từng kết hôn là 77,5%. Trong đó, dân số đang có vợ/chồng chiếm 69,2%, dân số đã ly
hôn hoặc ly thân chiếm 2,1%; xấp xỉ 70% nam giới từ 15 tuổi trở lên hiện đang có vợ và
68,5% phụ nữ từ 15 tuổi trở lên hiện đang có chồng. Như vậy, dân số đang có vợ/chồng là
tình trạng phổ biến ở Việt Nam.
Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phân bố dân cư, cơ cấu nhóm tuổi,
văn hóa, phong tục tập quán dẫn đến chênh lệch về tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa có
vợ/chồng giữa các vùng. Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, tập trung
lực lượng lao động di cư thanh niên lớn và cũng là nơi có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên
chưa có vợ/chồng cao nhất (30,2%), cao hơn 1,8 lần so với vùng Trung du và miền núi phía
Bắc (17,0%) - vùng có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với những tập tục văn hóa liên quan đến kết hôn sớm.
Sự phát triển kinh tế trong 10 năm qua đã phần nào tác động tới xu hướng kết hôn. Giáo
dục, đào tạo và các cơ hội việc làm có thể dẫn đến việc trì hoãn kết hôn ở thanh niên. Tỷ lệ
dân số từ 15 tuổi trở lên chưa vợ/ chồng năm 2019 giảm 4,3 điểm phần trăm so với năm
2009, tương ứng là 22,5% và 26,8%. Tuy nhiên, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên ly hôn hoặc
ly thân tăng nhẹ so với năm 2009, tương ứng là 2,1% và 1,4%.
Có sự khác nhau về tình trạng hôn nhân giữa nam và nữ: Nữ giới có xu hướng kết hôn
sớm hơn và phổ biến hơn nam. Tỷ lệ dân số nam từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn thấp hơn
so với nữ, tương ứng là 73,4% và 81,5%. Trong đó, đối với nhóm 15-19 tuổi, chỉ khoảng
2% nam giới kết hôn, thấp hơn 6,3 điểm phần trăm so với nữ giới; đối với nhóm 20-24 tuổi,
có 20,1% nam giới đã từng kết hôn, thấp hơn 25,5 điểm phần trăm so với nữ giới cùng nhóm tuổi. lOMoARcPSD| 36625228
Tỷ lệ dân số chưa từng kết hôn giảm dần theo độ tuổi đối với cả nam giới và nữ giới, tỷ
lệ này của hai giới gần như bằng nhau tại nhóm 40-44 tuổi. Ở nhóm tuổi cuối cùng của thời
kỳ sinh đẻ (45-49 tuổi), vẫn còn khoảng 5% nữ giới chưa từng kết hôn. 2.3.2 LY HÔN
Số vụ ly hôn tăng nhanh những năm gần đây đã là một thực trạng xã hội cần nhìn nhận.
Số liệu thống kê cho thấy, số vụ ly hôn ở Việt Nam hiện ở mức 60.000 vụ/năm, tương
đương 0,75 vụ/1.000 dân. Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là 25%, có nghĩa cứ 4 cặp vợ chồng
đi đăng ký kết hôn thì một đôi ra tòa.
Theo Trung tâm Tư vấn Giáo dục Tâm lý Thể chất TP Hồ Chí Minh, hiện nay cứ bình
quân 2,7 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn. Độ tuổi ly hôn dưới 30 chiếm tỉ lệ cao và năm
sau luôn tăng hơn năm trước. Cũng theo khảo sát này, 43,4% cảm thấy cuộc sống của mình
thoải mái, tự do hơn sau khi ly hôn.
Con số ly hôn tăng không chỉ ở thành thị, các thành phố lớn, mật độ dân cư đông đúc mà
cả ở các tỉnh, huyện lỵ, nhiều nơi cũng có tỉ lệ ly hôn gây bất ngờ. Như tại tỉnh Quảng
Bình, chỉ tính trong 8 tháng năm 2023, TAND tỉnh đã tiếp nhận hơn 1.600 hồ sơ xin ly hôn.
Theo thống kê, độ tuổi nộp đơn ly hôn phổ biến là 25 - 45 tuổi. Tại Quảng Nam, trong vòng
1 năm, có gần 2.500 cặp vợ chồng ra tòa ly hôn. Thống kê về nguyên nhân ly hôn cho thấy,
nhiều nhất là do mâu thuẫn gia đình với 2.120 vụ; nghiện ma túy, cờ bạc, rượu, bia, ngoại
tình, mâu thuẫn về kinh tế 203 vụ; các nguyên nhân khác 151 vụ…
Tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong sáu tháng đầu năm nay, TAND
huyện đã giải quyết 231/356 vụ/việc xin ly hôn, trong đó đa phần người đứng đơn ly hôn
là phụ nữ. Trước tình trạng này, UBND huyện Châu Đức đã phải làm công văn gửi các đơn
vị nhằm triển khai thực hiện các giải pháp về công tác gia đình nhằm giảm thiểu tình trạng
các cặp vợ chồng ly hôn trên địa bàn.
2.4 QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG.
2.4.1 Quyền và nghĩa vụ về nhân thân
2.4.1.1 Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng
Việc ghi quyền bình đẳng của công dân trong hiến pháp và các đạo luật đã thể hiện bản
chất nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, khẳng định mọi
công nhân , không phân phân biệt nam nữ , bình đẳng trước pháp luật và trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội , trong đó có quyền bình đẳng giữa vợ và chồng .
Theo điều 17 , Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 : “ Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có
quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền,
nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan ”.
Trong gia đình, nếu muốn có hạnh phúc cần có sự yêu thương, sẻ chia và trách nhiêṃ giữa
vợ chồng. Vợ chồng có quyền bình đẳng với nhau, bình đẳng từ viêc cùng chia sẻ ̣ công viêc lOMoARcPSD| 36625228
trong gia đình, cùng lao độ ng để tạo thu nhậ p, cùng chăm sóc, nuôi dưỡng coṇ cái, phụng
dưỡng cha, mẹ của hai bên. Vợ, chồng đều có quyền đưa ra ý kiến, quyết định những công
viêc của gia đình. Trong quan niệm xưa, người phụ nữ khi lấy chồng dường ̣ như phụ thuộc
vào nhà chồng, chồng là người quyết định trong gia đình và có tiếng nói nhất. Không những
vây có nhiều gia đình luôn coi con dâụ là người do mình cưới về nên phải theo sự sắp đăt
của gia đình nhà chồng từ việ c sinḥ con, viêc làm, mua sắm... Với những suy nghĩ này, vô
tình đã đẩy vợ, chồng vào việ
c ̣ thiếu tôn trọng nhau, không biết yêu thương chia sẻ
công viêc nhà với nửa kia của mình.̣ Từ đó, gia đình dễ bị tan vỡ. Mãi đến thời nay, vẫn
còn một số gia đình vẫn giữ quan niệm lạc hậu đó, họ cho rằng “vợ là phải nuôi dạy con
cái, nội trợ” còn chồng là phải làm việc lớn, việc cao hơn. Với quan niêm này không thấy
bóng dáng người chồng cùng chiạ sẻ gánh vác công viêc ở nhà, chăm sóc con và càng
không có bình đẳng giữa vợ vớị chồng.
Cũng chính vì những bất công đó, Nhà nước đã quy định những nguyên tắc cơ bản của
chế độ hôn nhân gia đình. Quy định của pháp luật hôn nhân gia đình như sau: -
Quyền bình giữa vợ và chồng thể hiện ở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ
mộtchồng, vợ chồng bình đẳng. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa vợ và chồng -
Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong giađình -
Vợ chồng có trách nhiệm chia sẽ công việc trong gia đình -
Quyền được chăm sóc giáo dục và tạo điều kiện như nhau giữa vợ và chồng để
họctập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển
Có thể thấy, Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trước hết là thể hiện ở việc vợ chồng có
quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và quan hệ dân sự; bình đẳng
trong việc vợ chồng cùng nhau bàn bạc, quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân của
vợ chồng. Trong gia đình, vợ và chồng bình đẳng không có sự phân biệt đối xử, vợ chồng
tôn trọng lẫn nhau, đó là những yếu tố quyết định để xóa bỏ rất nhiều nguyên nhân gây ra
sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng và sự rạn nứt trong quan hệ hôn nhân, nhất là trong thời
đại hiện nay vốn rất dễ chịu sự cho phối lớn lao của yếu tố vật chất.
* Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng dưới góc độ xã hội
Hàng ngàn năm chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo “trọng nam khinh nữ”, phụ nữ
trong xã hội phong kiến Việt Nam được coi như cái bóng của người đàn ông. Người phụ
nữ được gắn liền với vai trò người mẹ , người nội trợ . Người đàn ông thành trụ cột về kinh
tế , là tấm gương đạo đức , là chỗ dựa về tinh thần ,là chủ trong gia đình , đại diện cho gia
đình trong quan hệ xã hội . Các quan niệm đã trở thành những định kiến dẫn đến tình trạng
bất bình đẳng giữa vợ chồng tồn tại phổ biến trong xã hội này từ thế hệ này đến thế hệ khác . lOMoARcPSD| 36625228
Xã hội ngày nay đang chuyển biến một cách mạnh mẽ , nhanh chóng . Số phu nữ bước ra
ngưỡng gia đình để đảm nhận những công việc xã hội ngày càng nhiều , thay vì chỉ quay
quẩn coi sóc việc nhà và chăm lo cho con cái như trước kia . Với diễn biến xã hội đa dạng
và phức tạp , mỗi giai đoạn lịch sử là có những cách nhìn nhận khác nhau thì vấn đề quyền
bình đẳng giữa vợ và chồng cũng thể hiện tính đa dạng và phức tạp .
* Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng dưới góc độ pháp lý
Ngày nay , trong hệ thống pháp luật của mình , nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã tích cực xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật đa dạng ở nhiều cấp độ , nhiều lĩnh vực
khác nhau về quyền bình đẳng nam nữ nói chung và quyền giữa vợ chồng trong lĩnh vực
hôn nhân gia đình nói riêng .
2.4.1.2 Tình nghĩa vợ chồng
Tình yêu hôn nhân là yếu tố quan trọng bậc nhất trong sự hình thành và phát triển bền vững
của gia đình. Đây là vấn đề cốt lõi nhu cầu tình cảm tinh thần của đời sống vợ chồng nó chi
phối mọi thành viên trong gia đình và tác động trực tiếp tới việc chăm sóc người già, nuôi
dạy con nhỏ .Tình nghĩa giữa vợ và chồng là tình cảm xuất phát từ hai phía, tình cảm đó
thủy chung hợp với lẽ phải, đạo lý làm người và không trái với đạo làm vợ, chồng . Theo
điều 19 , Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 : -
“ Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc,
giúp đỡnhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình ” -
“ Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa
thuậnkhác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác ”
Nghĩa vợ chồng gắn với lòng nhân ái, nhân hậu tự nhiên của con người khiến đôi vợ
chồng gắn bó với nhau suốt đời, dù khi tình yêu bồng bột của tuổi trẻ không còn, nghĩa vợ
chồng giúp họ vượt qua những mâu thuẫn, bi kịch rất khó tránh khỏi trong cuộc sống nhiều
năm của một gia đình. Hạnh phúc gia đình phụ thuộc vào mối quan hệ tình cảm giữa đôi
vợ chồng, cùng với sự đòi hỏi của họ về tự do cá nhân, về hạnh phúc cá nhân và sự riêng
tư trong đó tình yêu là tình nghĩa là yếu tố cơ bản nhất.
Gia đình đề cao lòng chung thủy và tình nghĩa vợ chồng. Coi đó là báu vật phải trọn đời
gìn giữ nâng niu. Nhưng thủy chung và và tình nghĩa trong mối quan hệ vợ chồng không
tự dưng mà có, không từ đâu mà đến. Nguồn năng lượng tình cảm này phải bắt nguồn từ
tình yêu thương, phải được hình thành trong nền giáo dục gia đình được nuôi dưỡng trong
dòng chảy nhân ái của cuộc sống. Khi có lòng chung thủy mối quan hệ của mọi người sẽ
trở nên tốt đẹp hơn. Nó chính là chất keo gắn dính con người lại với nhau. Như trong mối
quan hệ vợ chồng lòng chung thủy sẽ giúp gia đình bạn hạnh phúc. Lòng chung thủy chính
là một thước đo của phẩm chất.
Joseph Addison từng nói : “ Nếu không có sự chung thủy , trên đời này không thể có tình
yêu ”. Vì vậy để cuộc sống hôn nhân gia đình có thể phát triển bền vững thì tình cảm giữa lOMoARcPSD| 36625228
vợ và chồng ngoài xuất phát từ tình cảm giữa hai người mà còn phải tuân theo các quy định
của pháp luật để cùng xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ và bền vững . Một cuộc hôn nhân
mà không có sự tôn trọng , giúp đỡ và chia sẽ những vui buồn giữa vợ và chồng thì tự hỏi
mục đích của cuộc hôn nhân đó là gì ? - Hẳn câu trả lời ai cũng biết nhưng không phải ai
cũng hiểu để xây dựng gia đình mình thành tổ ấm đầy yêu thương .
2.4.1.3 Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng
Khi tiến đến hôn nhân thì hai bên đã chấp nhận tuân theo các quy định của luật hôn nhân
và gia đình, do đó giữa hai bên phải có sự tôn trọng danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau
. Theo Điều 21 , Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 : “ Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng,
giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau ”.
Trong hôn nhân hiện nay đang tràn lan các hình thức xúc phạm danh dự , nhân phẩm của
nhau . Điển hình nhất là bạo lực giữa người chồng đối với người vợ trong gia đình. Hành
vi người chồng gây ra chủ yếu và lớn nhất là bạo lực về thể chất, đây là dạng dễ nhận thấy
và bị lên án mạnh mẽ nhất. Sỡ dĩ đa phần người đàn ông sử dụng “nắm đấm” để dạy vợ là
do họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, không
phải tất cả hành vi bạo lực của người chồng đều là bạo lực về thể chất mà có những lúc, họ
dùng tới nhiều cách khác để gây ra những tổn thương về tâm lý cho người vợ: mắng mỏ,
chửi bới, xúc phạm danh dự…; hoặc có những hành vi cưỡng bức về tình dục, kiểm soát
về kinh tế…Nhưng trong xã hội ngày nay, hiện tượng người vợ sử dụng bạo lực đối với
chồng cũng không phải là hiếm. Không chỉ dừng lại ở những lời lẽ chửi bới, những cách
ứng xử thô bạo mà họ còn trực tiếp gây ra những tổn thương về thể chất hoặc tính mạng của người chồng.
Danh dự, nhân phẩm, uy tín của mỗi người được pháp luật dân sự quy định, hình sự bảo vệ
vì vậy nếu một trong các bên vi phạm thì tùy vào mức độ sẽ bị xử phat. Mọi hành vi ngược
đãi hành hạ xúc phạm danh dự , nhân phẩm uy tín giữa vợ và chồng bị nghiêm cấm cụ thể
là tình trạng bạo lực gia đình .
Căn cứ tại Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định hành vi xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của vợ hoặc chồng như sau : 1.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết,
xúc phạm danh dự, nhân phẩm của mỗi bên 2.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: -
Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của vợ hoặc chồng nhằm
xúcphạm danh dự, nhân phẩm; -
Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của một trong 2 bên . lOMoARcPSD| 36625228
Một minh chứng cụ thể cho việc không tôn trong dạnh dự của mỗi bên trong hôn nhân như
sau : “ Một gia đình nọ có người vợ là người tài giỏi , làm việc ở một ngân hàng với mức
lượng cao . Người chồng làm trong một công ty nhỏ với mức lương trung bình . Với mức
lương khá cao mình làm ra , người vợ đã tự cho mình quyền quyết định tất cả trong gia đình
, kể cả việc riêng tư gặp gỡ bạn bè của chồng . Với sự tự cao về mức lương mình làm ra ,
người vợ luôn xúc phạm và xỉ nhục chồng mình với nhiều lời nói không hay . Đến một thời
điểm thì người chồng không chịu được áp lực nên giải quyết vấn đề bằng hình thức ly hôn
. Từ đó , gia đình tan vỡ ”.
2.4.1.4 Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng
Pháp luật tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng. Theo điều 22 luật hôn
nhân và gia đình năm 2014 : “ Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của nhau”. Quy định này nhằm xóa bỏ hiện tượng xảy ra trong thực tế là với danh
nghĩa vợ, chồng một bên đã cấm hoặc cản trở quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo của bên
kia. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền cơ bản của công dân mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình .
Theo Điều 6 Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định các chủ thể được hưởng thụ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: 1.
Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáonào. 2.
Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo, thực hành lê nghi tín
ngưỡng,tôn giáo, tham gia lễ hội, học tập, thực hành giáo lý, luật tôn giáo. 3.
Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở tôn giáo, lớp bồi dưỡng
củatổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở tôn
giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
2.4.1.5 Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
Vợ chồng có quyền được lựa chọn nghề nghiệp , học tập và tham gia các hoạt động kinh
tế , chính trị , văn hóa , xã hội [ theo Điều 23 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ] . Đây
là những quyên tắc cơ bản của mỗi cá nhân trong xã hội, phục vụ cho nhu cầu phát triển
của mỗi cá nhân. Tuy nhiên khi chưa kết hôn thì chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc quyết
định những mục đích, lựa chọn của mình, nhưng khi đã có gia đình thì sự ràng buộc về
trách nhiệm, công việc và cuộc sống hàng ngày trong gia đình có thể bị chi phối bởi các
thành viên khác. Mọi sự lựa chọn đều phải có sự ủng hộ đến từ người thân trong gia đình
còn lại. Vì thế vợ và chồng cần phải chia sẻ, quan tâm đến đời sống của vợ hoặc chồng
mình để tạo điều kiện cho họ tham gia học tập, làm việc, và tham gia các hoạt động chính
trị, văn hóa, kinh tế, xã hội. lOMoARcPSD| 36625228
2.4.2 Đại Diện Giữa Vợ, Chồng trong hôn nhân
2.4.2.1 Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng
Theo Khoản 1 Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định : “ Việc đại diện giữa
vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của
Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”
Theo Khoản 2 Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định : “Vợ, chồng có thể
ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật
này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng”.
Việc ủy quyền phải tuân thủ các quy định về đại diện theo ủy quyền của pháp luật dân sự
Việt Nam theo Khoản 1, Điều 142 Bộ luật Dân sự "Đại diện theo ủy quyền là đại diện được
xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện".
Theo Khoản 3 Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định : “ Vợ, chồng đại diện
cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người
giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ
định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của
pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan” .
Trong trường hợp một bên vợ chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu
toà án giải quyết li hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ Luật Dân Sự toà án
chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn .
Một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi khi thỏa mãn ba tiêu chí:
* Theo Điều 22 của Bộ luật Dân sự năm 2005 người bị mất năng lực hành vi là: "bị mắc
bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình". Các bệnh khác như hoảng loạn, hôn mê, tâm thần phân liệt, mất trí nhớ… không
có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình dù ở bất cứ lứa tuổi nào.
* Phải có đơn yêu cầu đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dânsự
theo mẫu và đi kèm theo đơn phải có kết luận của cơ quan chuyên môn và các chứng cứ
khác để chứng minh người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (khoản 2 Điều 319 Bộ luật Tố tụng dân sự).
* Phải được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi bằng một quyết định của Tòa án.
Quyết định này tuân theo một trình tự nhất định được quy định trong Luật tố tụng dân sự.
Như vậy người vợ hoặc người chồng đương nhiên sẽ là người giám hộ cho người chồng
hoặc vợ của mình khi thỏa mãn điều kiện được quy định trên . 2.4.2.2 Đại diện giữa vợ
và chồng trong quan hệ kinh doanh lOMoARcPSD| 36625228
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 : “ Trong trường hợp vợ,
chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại
diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia
quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác” .
Căn cứ khoản 2 Điều 25 Luật hôn nhân và gia dình năm 2014 : “Trong trường hợp vợ,
chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này ”.
Điều 36 Luật hôn nhân và gia đình quy định : “ Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận
về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực
hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản” .
Quy định này hoàn toàn phù hợp với bản chất hoạt động kinh doanh khi các giao dịch phải
được tiến hành một cách thường xuyên , nhanh chóng và khi các bên đối tác chỉ quan tâm
tới người đại diện trực tiếp tham gia quản lí , điều hành việc kinh doanh . Bên cạnh đó , quy
định còn giúp đảm bảo cơ sở cho việc xác lập , thực hiện các giao dịch trong kinh doanh và
xác định nghĩa vụ liên đới giữa vợ chồng khi vợ chồng cùng tham gia kinh doanh .
2.4.2.3 Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu,
giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng
Với mục đích đảm bảo quyền lợi bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung vợ chồng
và đảm bảo minh bạch trong việc xác định tài sản chung vợ chồng , Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000 quy định trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà
pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải
ghi tên của cả vợ chồng . Tuy nhiên , do đặt trong quy định chung về xác định tài sản chung
vợ chồng dẫn tới có nhiều cách hiểu chưa đúng về việc ghi tên hai vợ chồng trên giấy chứng
nhận quyền sở hữu , quyền sử dụng tài sản như : nếu giấy chứng nhận chỉ ghi tên vợ hoặc
chồng thì tài sản đó là tài sản riêng của vợ hoặc chồng ; Vợ chồng ghi tên trên giấy chứng
nhận là người đại diện để xác lập , thực hiện giao dịch đối với tài sản đó ... Trên thực tế
thời gian qua vẫn có trường hợp cấp giấy đăng kí quyền sở hữu , quyền sử dụng tài sản
chung vợ chồng nhưng chỉ ghi tên một người . Trong khi đó , Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 không quy định cụ thể về các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng
trong trường hợp này . Đặc biệt , để bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của vợ chồng và gia
đình ; quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ; sự an toàn trong giao dịch trong xác lập
, thực hiện các giao dịch đối với tài sản chung của vợ chồng mà theo quy định pháp luật
phải đăng kí quyền sở hữu , quyền sử dụng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu , giấy
chứng nhận quyền sử dụng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng ; Luật hôn nhân và gia đình năm
2014 đã bổ sung quy định về việc đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp này .
Theo Khoản 1 Điều 26 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định : “ Việc đại diện
giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản
chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi
tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật hôn nhân
và gia đình năm 2014. ”
Theo Khoản 2 Điều 26 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 : “ Trong trường hợp vợ
hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài lOMoARcPSD| 36625228
sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về
đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy
định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi ”.
2.4.2.4 Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
Theo khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 : “ Vợ, chồng chịu trách nhiệm
liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch
khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ”.
Theo khoản 2 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 : “ Vợ, chồng chịu trách nhiệm
liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật hôn nhân và gia đình ”.
2.4.3 Quan hệ tài sản giữa vợ, chồng trong hôn nhân
2.4.3.1 Quyền sở hữu tài sản giữa vợ, chồng
Dưới góc độ pháp luật Hôn nhân và Gia đình thì quyền sở hữu tài sản của vợ chồng được
hiểu là quyền sở hữu đối với tài sản chung và quyền sở hữu đối với tài sản riêng của vợ chồng.
A) Quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ, chồng
Theo các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định : -
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động,
hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp
pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được
tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng,
trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông
qua giao dịch bằng tài sản riêng. -
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm
nhucầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. -
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có
tranhchấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Ví Dụ : Vợ chồng dùng một khoản tiền là tài sản chung để mua ô tô nhằm đáp ứng nhu cầu
di chuyển của gia đình vậy Ô tô là tài sản chung của vợ chồng. Vợ, chồng đều có quyền sở hữu ôtô.
Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc sở hữu tài sản chung đó. Như vậy, bình thường
chúng ta không thể xác định được phần tài sản nào là của vợ, phần tài sản nào là của chồng lOMoARcPSD| 36625228
mà chỉ khi cần phải chia tài sản chung vợ chồng thì mới xác định được phần tài sản của
từng người trong khối tài sản chung ấy. Trong gia đình, vợ chồng là “đồng sở hữu chủ” đối
với tài sản chung . Theo Khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình quy định : “vợ, chồng
bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập”.
Vợ chồng phải có nghĩa vụ sử dụng tài sản chung đúng mục đích luật định. Nếu có sự gian
dối trong việc sử dụng tài sản chung làm ảnh hưởng đến lợi ích của vợ, chồng và gia đình
đều bị coi là trái pháp luật . Đó là sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc chiếm hữu , sử
dụng và định đoạt tài sản chung.
B) Quyền sở hữu đối với tài sản riêng của vợ chồng
Căn cứ các Khoản 1 , Khoản 2 Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về
tài sản riêng của vợ chồng như sau : -
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản
đượcthừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho
vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật hôn nhân và gia đình; tài sản
phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật
thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. -
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của
vợ,chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện
theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân và gia đình .
Vợ, chồng có toàn quyền trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng của mình
phù hợp với quy định của pháp luật. Vợ, chồng có quyền tặng, cho, mua bán, trao đổi tài
sản riêng của mình với bất cứ chủ thể nào một cách độc lập và bình đẳng. “Vợ chồng có
quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của gia đình” . Quyền “tự
định đoạt” của vợ, chồng đối với tài sản riêng của mình chính là sự bình đẳng mà pháp luật
đã thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Nó cho phép người có tài sản riêng nhập hay không
nhập tài sản đó vào khối tài sản chung mà không bên nào có quyền ép buộc bên nào .
2.4.3.2 Nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng
A) Nghĩa vụ chung đối với tài sản của vợ, chồng
Theo Điều 37 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ chung của vợ chồng về tài sản :
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồithường
thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản
chunghoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; lOMoARcPSD| 36625228
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
B) Nghĩa vụ riêng của vợ chồng đối với tài sản
Theo Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ riêng của vợ chồng về tài sản :
- Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn.
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp
nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ,
chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật hôn
nhân và gia đình năm 2014.
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của giađình.
- Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
2.4.4 Tổng kết chương
Trong hôn nhân gia đình , cần có sự tôn trọng chia sẽ công việc lẫn nhau giữa người vợ
và người chồng. Vợ chồng bình đẳng về mọi mặt trong hôn nhân , không ủy quyền tự ý
quyết định khi chưa có sự thỏa thuận và đồng ý của một trong hai bên . Đồng thời cùng
nhau hỗ trợ để xây dựng mái ấm gia đình hạnh phúc .
"Xã hội Việt Nam đang chứng kiến sự dịch chuyển từ các giá trị gia đình truyền thống sang
giá trị gia đình hiện đại", TS. Trần Tuyết Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình cho hay. Với sự ra
đời của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, bộ luật đã góp phần thúc đẩy không nhỏ đối
với sự phát triển, tiến bộ và hoàn thiện vượt bật của xã hội Việt Nam để có thể thích nghi
và đáp ứng được trong thời đại kinh tế hội nhập đòi hỏi vô số thay đổi mạnh mẽ, hiệu quả
và đột phát. Không phải ngẫu nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định tại Hội nghị
cán bộ thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình tháng 10/1959: "Quan tâm đến gia
đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã
hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt". Thế nhưng trải qua nhiều năm trời,
ta có thể dần nhận thấy một số bất cập của bộ luật nêu trên và đã ảnh hưởng không nhỏ với
những gia đình vướng vào các vụ việc được giả quyết không thỏa đoán do thiếu sót của bộ
luật nên cần cấp tốc bổ sung để hoàn thiện nó để có thể củng cố cho một xã hội văn minh,
hiện đại, sáng tạo hơn qua đó có thể sánh ngang được với các cường quốc năm châu.
Kết luận: ở chương hai chúng em đã trình bày các nội dung trong luật hôn nhân và gia đình
về các vấn đề như quy định của pháp luật về kết hôn và ly hôn, các vấn đề trong quan hệ vợ chồng,…
CHƯƠNG 3: HẠN CHẾ CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH HIỆN NAY lOMoARcPSD| 36625228
3.1 ĐỐI VỚI LUẬT KẾT HÔN
-Về tuổi kết hôn. Luật Hôn nhân và gia đình quy định tuổi kết hôn của nữ là đủ 18 tuổi,
tuổi kết hôn của nam là đủ 20 tuổi về cơ bản là sự kế thừa của pháp luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam, qua đó góp phần làm cho việc kết hôn và quan hệ hôn nhân được lành mạnh
hơn, góp phần thực hiện tốt chức năng xã hội của hôn nhân. -
Song, thực tiễn áp dụng quy định về tuổi kết hôn đã cho thấy thực trạng tảo hôn
vẫntồn tại và diễn ra vô cùng phổ biến ở các khu việc xa xôi miền núi thuộc địa bàn cư trú
của các dân tộc thiểu số. Mặc dù tất nhiên nhân dân vùng miền xa xôi biết và hiểu về các
quy định của pháp luật về tuổi kết hôn nhưng do sự sâu nặng của phong tục tập quán vào
đời sống của người dân dẫn tới việc pháp luật không được đảm bảo. Theo phong tục, các
gia đình thường tổ chức kết hôn cho con cái từ rất sớm (sớm hơn độ tuổi quy định của nhà
nước) nên mặc dù việt kết hôn không được đăng ký chính thức tại bất kì cơ quan nhà nước
có thẩm quyền nào, nhưng cả hai gia đình vẫn tổ chức đám cưới theo phong tục tập quán .
Cộng đồng xung quanh cũng cũng thản nhiên công nhận mối quan hệ vợ chồng đó một
cách bình thường. Do đó nên việc quy định tuổi kết hôn chênh lệch của nam và nữ cũng
đặt ra vấn đề về bảo đảm bình đẳng giới, về sự đồng bộ với năng lực hành vi dân sự của
người thành niên trong Bộ luật Dân sự.
-Theo bài viết của tác giả Khánh Hoan thì mỗi năm, H.Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) có gần 200
người dưới 18 tuổi kết hôn, trong đó có nhiều học sinh 13 - 14 tuổi đã làm vợ, làm chồng.
Dù Nghệ An đã có đề án chống tảo hôn nhưng càng chống lại càng tăng. Ông Vi Mỹ Sơn,
Phó ban Dân tộc tỉnh Nghệ An, đã đưa ra phát kiến rằng cùng với việc tuyên truyền, chính
quyền địa phương cần chỉ đạo cơ quan công an xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự
một vài trường hợp tảo hôn nhằm răn đe hiệu quả(1)
-Lại nhắc đến phong tục tập quán, ngoài vấn đề về độ tuổi còn có vấn đề về việc kết hôn
cận huyết vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đối với những người có có quan hệ huyết trong
ba đời thì việc kết hôn là không được phép theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014(điều 3, mục 18, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Quy định là vậy nhưng
tính khả thi lại chưa cao khi áp dụng với đồng bào khu vực miền sâu miền xa qua đó vẫn
còn tồn tại mối quan hệ cận huyết, và có những địa phương chỉ cưới những người trong cùng dòng họ…
-Cuối cùng là về vấn đề hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Theo Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2014, không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng
đồng thời không can thiệp vào việc sống chung giữa họ, pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính cũng đã bãi bỏ việc xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi tổ chức lễ cưới,
việc chung sống giữa những người cùng giới tính. Không thể phủ nhận rằng đã có một sự
tiến bộ không hề nhỏ trong nhận thức và trong cách áp dụng pháp luật về tôn trọng quyền,
lợi ích chính đáng, hợp pháp của người đồng tính nói riêng, cộng đồng người yếu thế nói
chung, qua đó giúp phần nào bắt kịp và thích ứng với xu thế của thế giới hiện nay. -
Tuy nhiên thì việc hoàn thiện luật vẫn cần được thực hiện hơn trên nguyên tắc
tôntrọng, bảo đảm sự bình đẳng, chống phân biệt đối xử, có cơ chế pháp lý phù hợp với lOMoARcPSD| 36625228
quan hệ sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính, hạn chế được những
nguy cơ, rủi ro pháp lý phát sinh với họ và những quan hệ xã hội khác liên quan. Ta có thể
thay đổi luật để trở nên tương tự như ở Hoa Kỳ năm 2015 khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ phán
quyết trong Obergefell v. Hodges các tiểu bang phải cấp phép và công nhận hôn nhân đồng
giới. Do đó, hôn nhân đồng giới là hợp pháp ở tất cả 50 tiểu bang, Quận Columbia, Puerto
Rico, đảo, Hoa Kỳ Quần đảo Virgin và Quần đảo Bắc Mariana (2). Qua đó có thể các bảo
đảm quyền con người, quyền bình đẳng, mong muốn được kết hôn với những người có
cùng giới tính để đồng cảm, chia sẻ, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.
3.2 ĐỐI VỚI LUẬT CHIA TÀI SẢN
-Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không sử dụng thuật ngữ “hợp đồng chia tài sản
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”, mà chỉ khẳng định vợ và chồng có quyền thỏa
thuận việc chia chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 38). Điều đó
có nghĩa là việc phân chia tài sản như nào không phải là hợp đồng mang bản chất của một
“hợp đồng” bắt buộc mà là quyền lợi tùy ý vợ chồng lựa chọn. Có thể nói việc này dẫn đến
việc phân chia tài sản như nào sẽ phụ thuộc vào “nghĩa vụ”. Nếu so sánh hiệu lực “hợp
đồng” so với hiệu lực của “nghĩa vụ”, có thể nói hiệu lực hợp đồng rộng hơn hay hiệu lực
của nghĩa vụ hẹp hơn rất nhiều so với hiệu lực của hợp đồng. Điều nãy dẫn đến sự thiếu
rành mạch cũng như dứt khoát về hiệu lực và có thể dẫn đến sự thiếu liên hệ chặt chẽ với
các quy định pháp lý về “hợp đồng”.
-Tiếp theo nằm ở điều 59 luật hôn nhân gia đình năm 2014 đề cập:” Về nguyên tắc chia
đôi nhưng có xem xét đến hoàn cảnh của gia đình của vợ và chồng; công sức đóng góp của
vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.” Tuy nhiên vấn đề nằm
ở việc xác định công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển tài
sản chung. Đối với trường hợp người vợ hoặc chồng ở nhà không đi làm để chăm sóc con
cái, quản lý và duy trì tài sản được tính là lao động có thu nhập tương đương thu nhập của
người chồng hoặc vợ đang đi làm. Người nào đóng góp nhiều hơn thì sẽ được chia nhiều
hơn. Thế nhưng chính xác mà nói, việc xác đinh công sức đóng góp nêu tên mang tính chất
định tính mà lại không có một định lượng rõ rang dẫn đến cách hiểu và áp dụng thiếu thống
nhất, gây ra mâu thuẫn và xung đột trong việc phân chia.
-Cũng giống như ở ý trên, một lần nữa nằm ở việc định lượng rõ ràng về việc phân chia
tài sản khi li hôn dựa trên các yếu tố khác nhau như bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn
sẽ được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia, lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền,
nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn, theo đó bên có lỗi sẽ có thể bị
chia tài sản với tỷ lệ ít hơn,... Luật hôn nhân và gia đình 2014 chỉ dừng ở cụm từ “nhiều
hoặc ít hơn” mà không có một hướng dẫn cụ thể nào dẫn đến thiếu tính nhất quán trong sự
việc và buộc phải phụ thuộc phần lớn vào quan điểm xét xử của thẩm phán.
-Hãy lấy ví dụ về một trường hợp phổ biến thường xuất hiện trong cuộc sống hiện nay:
ngoại tình. Ngoại tình là khi người chồng hoặc vợ bỏ bê trách nhiệm cũng như nghĩa vụ
theo Luật hôn nhân và gia đình để quan hệ với một cá nhân khác trái pháp luật. Việc ngoại
tình có thể dẫn đến vô số hệ lụy nghiệm trọng về cả tinh thần và tài sản của những người lOMoARcPSD| 36625228
trong cuộc. Tuy nhiên do tính chất đa chiều và phức tạp của xã hội nên vẫn tồn tại trường
hợp người vợ hoặc chồng đã và đang ngoại tình song cố tình che giấu và vẫn có trách nhiệm
với vợ con và gia đình nhưng bị người còn lại thúc giục li hồn thì việc xác định tỉ lệ phân
chia thật sự sẽ rất phức tạp và khó khăn để giải quyết hợp tình hợp lí.
-Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng không đề cập đến quy định về việc lừa dối
hay bạo lực và ảnh hưởng tiêu cực đến nghĩa vụ cấp dưỡng trong gia đình là vô hiệu tuyệt
đối. Việc trở thành vô hiệu tuyệt đối sẽ giúp cho người nào có lợi ích liên quan hoặc tòa án
có thể nại ra sự vô hiệu và không áp dụng thời hiệu đối với việc tuyên vô hiệu đó.
3.3 ĐỐI VỚI VIỆC HẠN CHẾ QUYỀN CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON CHƯA THÀNH NIÊN
-Trước hết cần giải thích về việc phá tán tài sản của con. Ta có thể hiểu hành vi phá tán
tài sản có nghĩa là hành vi sử dụng tài sản của con cái trái với nhu cần, lợi ích và nguyện
của con, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tài sản riêng của con chưa vị
thành niên như lợi dụng tài sản của con cho mục đích cá nhân, để kinh doanh, phá hoại,
làm hao hụt tài sản hoặc chiếm đoạt tài sản của con… Qua đó có thể thấy sự rắc phối, phức
tạp cần được xem xét kĩ lưỡng. -
Tuy nhiên theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định tại các điều 75, 76
và 77thì việc thế nào là “Phá tán tài sản của con” lại không được trình bày một cách cụ thể,
rõ ràng. Ta cần phải tránh trường hợp tùy tiện ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối
với con chưa thành niên, thậm chí là không đúng quy định pháp luật vì hiểu không đúng.
Đặt vào trường hợp khi tính chất mức độ hành vi của cha, mẹ là chưa nghiêm trọng hoặc
chưa thể coi là phá tán tài sản của con… nhưng Tòa án ra quyết định hạn chế quyền trông
nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hoặc hạn chế quyền quản lý tài sản riêng của con..
hoặc ngược lại nhưng Tòa án không chấp nhận yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên. -
Và điểu này cũng xãy ra tương tự đối với các điều luật như việc thế nào là “vi
phạmnghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” hoặc thế nào
là “Có lối sống đồi trụy” cần được xem xét bổ sung để trở nên cụ thể, rõ ràng và rành mạch
hơn để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
-Một ví dụ điển hình là vụ án mẹ đẻ và bố dượng hành hạ đến chết bé M - con 3 tuổi ở Hà
Nội. Thông qua các biện pháp nghiệp vụ thì lực lượng chức năng đã xác định được có biểu
hiên vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình, về pháp luật bảo vệ trẻ em đó chính là sử
dụng chất kích thích. Theo luật thì việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành
niên thì khi hành vi xâm hại nghiêm trọng đã xảy ra rồi mới bị tước quyền. Như trong
trường hợp này, hành vi xâm hại nghiêm trọng làm cháu M chết đã xảy ra rồi, thì bây giờ
việc tước quyền làm cha, làm mẹ của 2 đối tượng Lan Anh – Minh Tuấn cũng không còn
ý nghĩa nữa. Cháu M đã chết, tức là chế tài ngăn chặn của nhà nước như vậy là đã quá muộn.(3)
-Cuối cùng nằm ở mốc thời hạn nằm ở khoản 2 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia Đình. Theo
đó: căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá lOMoARcPSD| 36625228
nhân, cơ quan, tổ chức do pháp luật quy định ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom,
chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con
trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.
-Khoảng thời gian từ 1 tới 5 năm là rất rộng, và mỗi tòa án lại có những quyết định thời
hạn khác nhau. Việc xem xét để cải thiện tính cơ động của điều luật để có thể thay đổi mốc
thời gian sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, tình huống khác nhau khi có thể là từ 1 tới
3 năm và khi có 2 hành vi trở lên thì tối đa sẽ là 5 năm sẽ phù hợp hơn cho điều luật nói trên hơn.
Kết luận: ở chương ba này nhóm em đưa ra một số vấn đề của luật hôn nhân và gia đình
hiện nay và củng đưa ra một vài giải pháp nhỏ.
Tài liệu tham khảo:
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Số 52/2014/QH13) ngày 19/06/2014.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Số 22/2000/QH10) ngày 09/06/2000.
Nguyễn Huyền Trang, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp
luật trong tình hình xã hội hiện nay.
(1), (3) Các bài viết thuộc trang baotuoitre.com (2) https://www.ncsl.org