-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận môn Pháp luật đại cương đề tài "Trách Nhiệm Pháp Lý – Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn"
Tiểu luận môn Pháp luật đại cương đề tài "Trách Nhiệm Pháp Lý – Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (GELA220405)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề Tài: Trách Nhiệm Pháp Lý – Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.
A. PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài: ................................................................................................... 1
2. Mục Tiêu Nghiên Cứu: ........................................................................................... 2
3. Phương Pháp Nghiên Cứu: ................................................................................... 2
4. Bố Cục: ................................................................................................................... 2
B. NỘI DUNG .................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ...................................... 2
1.1: Khái niệm trách nhiệm pháp lí: ................................................................ 2
1.2: Đặc điểm của trách nhiệm pháp lí: ........................................................... 3
1.3: Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lí: .................................................. 3
1.4: Các loại trách nhiệm pháp lý: ................................................................... 3
1.4.1: Trách nhiệm hình sự: ............................................................................ 3
1.4.2: Trách nhiệm dân sự: ............................................................................. 5
1.4.3: Trách nhiệm hành chính: ....................................................................... 7
1.4.4: Trách nhiệm kỉ luật: .............................................................................. 8
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ ................................................. 9
2.1: Áp dụng thực tiễn trách nhiệm pháp lí của nhà nước hiện nay: ................ 9
2.2: Thực tiễn về trách nhiệm hình sự: ......................................................... 10
2.3: Thực tiễn về trách nhiệm hành chính: .................................................... 12
2.4: Thực tiễn về trách nhiệm kỉ luật:............................................................ 15
2.5: Thực tiễn về trách nhiệm dân sự:........................................................... 16
2.6: Kiến nghị các giải pháp trách nhiệm pháp lí: ........................................... 16
KẾT LUẬN:.......................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................18 A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Vi phạm pháp luật là hiện tượng nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt của đời
sống xã hội, gây bất ổn cho xã hội. Thông qua các thành phần cơ bản được xác định,
một hành vi vi phạm pháp luật được ghi nhận, đánh giá và sử dụng để truy tố trước
pháp luật. Nó bao gồm yếu tố: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể
của hành vi vi phạm pháp luật. Nếu thiếu một trong những yếu tố này thì trên thực tế
không có hành vi vi phạm pháp luật. Trong xã hội ngày càng phức tạp và các mối quan
hệ ngày càng phức tạp giữa con người, công ty, tổ chức, trách nhiệm pháp lý đóng vai
trò hết sức quan trọng trong việc duy trì trật tự, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mọi tầng lớp trong xã hội.
Trách nhiệm pháp lý không chỉ giới hạn ở lĩnh vực tư pháp mà còn là nền tảng của một
xã hội công bằng và phát triển. Luật không chỉ là một bộ quy tắc phức tạp mà còn là
hệ thống các giá trị và nguyên tắc hình thành nên hành vi của các cá nhân và cộng
đồng. Nó cung cấp bối cảnh để giải quyết xung đột, bảo vệ quyền của người dân và
duy trì trật tự xã hội. Điều này cho thấy sự tương tác phức tạp giữa luật pháp và cuộc
sống hàng ngày của chúng ta, từ việc ký kết hợp đồng, tham gia vào hệ thống tố tụng
đến việc xác định cơ cấu xã hội và quyền lực chính trị.
Do đó nhóm em chọn đề tài: “Trách Nhiệm Pháp Lý – Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực
Tiễn” làm tiểu luận kết thúc môn học.
2. Mục Tiêu Nghiên Cứu:
- Hiểu được bản chất, thành phần của hành vi vi phạm pháp luật.
- Hiểu được sự khác biệt giữa lỗi cố ý trực tiếp và gián tiếp. .
- Hiểu các loại trách nhiệm pháp lý. – Hiểu được nguyên nhân củatrách nhiệm pháp lý.
- Biết nâng cao nhận thức pháp luật về chủ đề đầu tiên là phòngngừa và kiểm soát tội phạm.
3. Phương Pháp Nghiên Cứu: -
Tham khảo tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên và đưara nhận xét, đánh giá. -
Áp dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát hóavà mô tả, phân
tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp hệ thống và phương pháp so sánh. 4. Bố Cục:
- Đề tài tiểu luận được chia làm 2 chương chính:
Chương 1: Lý luận chung về trách nhiệm pháp lý Chương 2: Thực tiễn về trách nhiệm pháp lí B.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
1.1: Khái niệm trách nhiệm pháp lí:
Trách nhiệm pháp lý là việc mà hà nước chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với cá
nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật; Cá nhân, tổ chức phải bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý còn có nghĩa là cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện nghĩa vụ của
mình trước pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ hành vi mà dẫn đến cá nhân, tổ chức
phải chịu trách nhiệm hình sự, phải bồi thường hành chính, dân sự.
1.2: Đặc điểm của trách nhiệm pháp lí:
- Trách nhiệm pháp lý là một loại trách nhiệm được pháp luật quyđịnh, nó là một quy
định khác với các loại trách nhiệm khác như trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm đạo đức…
- Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế củanhà nước
- Người dân Người vi phạm pháp luật phải chịu hậu quả và chịutrách nhiệm trước pháp luật.
- Trách nhiệm pháp lý là hậu quả mà chủ thể phải gánh chịu, như: Thiệt hại về tài sản,
động sản... được quy định tại điều khoản xử phạt của pháp luật.
- Khi xảy ra thiệt hại pháp lý, trách nhiệm pháp lý sẽ phát sinh.
1.3: Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lí: -
Để xác định trách nhiệm pháp lý đối với một tổ chức, cá nhân cụ thể, cần xác
định căn cứ thực tiễn và pháp lý làm căn cứ cho việc xử lý. -
Về căn cứ thực tiễn để yêu cầu trách nhiệm pháp lý phải có hànhvi vi phạm pháp luật. -
Căn cứ pháp lý là các quy định pháp luật hiện hành liên quan đếnhành vi vi
phạm Luật này và thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc này. -
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi và nặng nề mà nhà nước ápđặt lên các
cá nhân, tổ chức khi vi phạm pháp luật. Vì vậy, những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp
luật phải chịu các hình thức xử phạt quy định pháp luật nhà nước. Các biện pháp trừng
phạt pháp lý. Để xử lý trách nhiệm pháp lý, cần xác định căn cứ thực tiễn, pháp lý cho
việc xử lý của tổ chức, cá nhân cụ thể.
1.4: Các loại trách nhiệm pháp lý:
1.4.1: Trách nhiệm hình sự:
- Tòa án đã áp dụng loại trách nhiệm pháp lý dựa trên quy định phápluật của nhà nước
để đưa ra hành động nghiêm khắc nhất đối với người phạm tội.
- Trách nhiệm hình sự là một loại của trách nhiệm pháp lý bao gồmcác : nghĩa vụ chịu
sự tác động và bị ảnh hưởng bởi hoạy động truy cứu vụ án hình sự, bị kết án và áp
dụng biện pháp cưỡng chế trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và
có tiền án. - Trách nhiệm hình sự bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, phạt tù không giam
giữ, phạt tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. Ngoài các hình thức xử phạt nêu
trên, có thể áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: nghiêm cấm
đảm nhiệm chức vụ nhất định, hành nghề nhất định hoặc thực hiện các hoạt động
nhất định; cấm cư trú; tự do có điều kiện; họ bị tước bỏ một số quyền công dân,
tước vị quân sự và bị tịch thu tài sản; Phạt tiền nếu không áp dụng là hình phạt chính
- Cơ sở của trách nhiệm hình sự:
-Tại điều 2 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự như sau: 1.
Chỉ những người phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sựmới bị chịu trách nhiệm hình sự. 2.
Chỉ pháp nhân thương mại thực hiện tội quy định tại Điều 76 củaLuật này mới
phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định bộ luật hình sự của nhà nước : Điều
12 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định rõ về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
1.Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội, trừ những tội mà
Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ 14 đến 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những phạm tội rất
nghiêm trọng, đặc biệt là những tội phạm nghiêm trọng được liệt kê trong một số
điều như hiếp dâm, buôn bán người, bắt cóc, v.v.. Bắt cóc chiếm đoạt tài sản, v.v. .
- Tội phạm có thể khác nhau về đặc điểm, tính chất nhưng chúng cóđiểm chung nhất
là những yếu tố cấu thành phổ biến nhất mà bất kỳ tội phạm nào cũng phải có: mặt
khách quan, mặt chủ quan, khách thể, chủ thể:
- Mặt khách quan Một người chỉ bị truy tố nếu thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội,
mối quan hệ liên quan giữa hành vi và hậu quả, và công cụ, phương tiện... .Hành vi
là cách con người cư xử trong thế giới khách quan, được thể hiện thông qua hành
động hoặc không hành động. Trách nhiệm hình sự chỉ phát sinh khi tội phạm đã xảy
ra. Hành vi đó có thể gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho xã hội. Hành vi có thể gây
tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại. - Mặt chủ quan Căn cứ trách nhiệm hình sự là
"lỗi" của người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nó còn được gọi là
bộ mặt bên trong của tội phạm và bao gồm: tội lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.
Cảm giác tội lỗi được coi là yếu tố quan trọng nhất, cảm giác tội lỗi dựa trên góc độ
chủ quan của người phạm tội. - Về mặt khách thể: Khi phạm tội, người phạm tội
phải làm tổn hại đến các mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Đây là
dấu hiệu thuyết phục để xác định có tội phạm hay không. Ngoài ra còn có các ký tự
tùy chọn như: đối tượng phạm tội, nạn nhân.
- Về mặt chủ thể của tội phạm được xem là những cá nhân, tổ chứcthực hiện hành vi
phạm tội. Nhưng việc xác định chủ thể cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau.
Theo quy định của pháp luật hình sự thì chủ thể của tội phạm là những người có
năng lực trách nhiệm hình sự và cần phải đạt đủ độ tuổi chịu trách nhiệm theo pháp
luật thì mới có thể áp dụng hình phạt.
- Ví dụ về trách nhiệm hình sự: chiếm đoạt tài sản
- Anh B thấy chị H đeo hai nhẫn vàng ở ngón tay nên anh B dùng gậy đánh vào sau gáy
của chị H làm chị H ngất, sau đó B lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H. Trong trường
hợp này, anh B đã có hành vi dùng vũ lực (dùng gậy đánh vào đầu chị H) để nhằm
chiếm đoạt tài sản (lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H) và thực tế là B đã lấy hai chiếc
nhẫn vàng của chị H, do đó B đã phạm tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168
Bộ luật hình sự năm 2015 và bị phạt 3 năm tù
1.4.2: Trách nhiệm dân sự:
- Loại trách nhiệm pháp lý mà tòa án áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp
luật dân sự. Trách nhiệm dân sự bao gồm buộc xin lỗi, cải chính công khai và buộc
thực hiện theo quy định nghĩa vụ dân sự; buộc phải bồi thường do cá nhân hoặc tổ
chức vi phạm, nhằm khắc phục những hậu quả về vật chất hoặc tinh thần cho người bị vi phạm.
- Cơ sở của trách nhiệm dân sự:
- Khoản 1 Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Bên có nghĩavụ mà vi phạm
nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền
- Trách nhiệm dân sự cũng mang theo các yếu tố về các mặt chủquan, khách quan,
chủ thể và khách thể. Trong trách nhiệm dân sự thì yếu tố chủ quan và khách quan
đem lại xác định sự công bằng và mức độ trách nhiệm, còn chủ thể và khách thể thì
xác định đối tượng gây thiệt hại và bị thiệt hại.
- Mặt khách quan trách nhiệm dân sự: liên quan đến hành động vàhậu quả của người
gây thiệt hại. Đây là khía cạnh vật chất, khách quan của việc gây tổn hại, bao gồm cả
việc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Yếu tố khách quan đánh
giá mức độ tổn thương, mất mát, thiệt hại do hành vi đó gây ra.
- Mặt chủ quan trách nhiệm dân sự: là khái niệm trong lĩnh vựcpháp lý, đề cập đến
trách nhiệm của một cá nhân hoặc tổ chức trong việc gây ra thiệt hại cho người khác
hoặc tài sản của người khác. Mặt chủ quan trách nhiệm dân sự liên quan đến việc
đánh giá xem một cá nhân hoặc tổ chức có chủ ý hay cẩu thả trong việc gây ra thiệt hại.
- Mặt khách thể của trách nhiệm dân sự: đề cập đến việc một cánhân hoặc tổ chức
không chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi hoặc sự việc gây ra thiệt hại. Điều này
có thể xảy ra khi người đó không có khả năng pháp lý hoặc không có nghĩa vụ pháp
lý để chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ví dụ, một người không thành niên hoặc
một tổ chức phi lợi nhuận có thể được coi là mặt khách thể của tránh nhiệm dân sự.
- Mặt chủ thể của trách nhiệm dân sự: Mặt chủ thể của trách nhiệmdân sự đề cập đến
việc một cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm pháp lý cho hành vi hoặc sự việc gây
ra thiệt hại. Điều này đòi hỏi người đó có ý thức và có trách nhiệm pháp lý để bồi
thường thiệt hại cho người bị hại. Ví dụ, một người trưởng thành hoặc một công ty
có thể được coi là mặt chủ thể của trách nhiệm dân sự
- Độ tuổi chịu trách nhiệm dân sự:
Theo quy định của pháp luật dân sự, độ tuổi của một người có nghĩa vụ bồi thường như sau:
- Người đã đủ 18 tuổi phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
- Cá nhân Nếu người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại màcòn có cha thì
người cha phải bồi thường. Trường hợp tài sản của cha mẹ không đủ và con có tài
sản riêng thì dùng những tài sản đặc biệt này để bù đắp phần thiếu hụt. Điều
- Người từ 15 đến 18 tuổi gây thiệt hại phải bồi thường bằng tài sản.Nếu tài sản không
đủ thì cha mẹ phải bù đắp phần thiếu hụt bằng tài sản của mình. Điều
- Trong trường hợp người chưa thành niên, người có khó khăn vềnhận thức hoặc
người mất khả năng cư xử văn minh có trách nhiệm gây thiệt hại và có người giám
hộ thì người giám hộ có thể dùng tài sản của người giám hộ để thực hiện nghĩa vụ
bồi thường. Nếu tài sản không đủ thì người giám hộ sẽ bù phần còn lại từ tài sản của mình.
- Ví dụ về trách nhiệm dân sự: Vi phạm hợp đồng
- Một bên không tuân thủ các điều khoản và điều kiện trong hợpđồng đã ký kết, gây
ra thiệt hại cho bên kia. Ví dụ, nếu một công ty không cung cấp hàng hóa hoặc dịch
vụ theo hợp đồng đã ký kết, họ có thể bị coi là vi phạm trách nhiệm dân sự và phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
1.4.3: Trách nhiệm hành chính:
- Là loại trách nhiệm pháp lí do các cơ quan nhà nước áp dụng đốivới chủ thể vi phạm
pháp luật hành chính. Trách nhiệm pháp lí hành chính gồm khiển trách, cảnh cáo,
phạt tiền, cách chức, buộc thôi việc...;
- Cơ sở của trách nhiệm hành chính:
- Căn cứ của trách nhiệm hành chính là vi phạm pháp luật. Tráchnhiệm pháp lý chỉ
phát sinh khi hành vi vi phạm pháp luật đã thực sự xảy ra. Các yếu tố khách quan
của hành vi vi phạm pháp luật bao gồm hành vi vi phạm pháp luật gây tổn hại cho xã
hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và gây tổn hại
cho xã hội. Thiệt hại có thể là tổn thất về vật chất hoặc tinh thần do hành động trái
pháp luật gây ra. Tùy theo đối tượng vi phạm pháp luật sẽ có quy định riêng cho từng loại vi phạm.
- Độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chínhvề vi phạm hành chính do cố ý
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi viphạm hành chính.
Trách nhiệm hành chính cũng có bốn yếu tố chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể.
Cả bốn yếu tố đều rất quan trọng trong trách nhiệm hành chính. Về phía chủ thể thì
phải chịu trách nhiệm tuân thủ, còn phía khách thể thì được quyền yêu cầu chủ thể phải làm theo yêu cầu.
- Mặt khách quan: là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới kháchquan của vi phạm
hành chính bao gồm: Hành vi vi phạm hành chính; Hậu quả và mối quan hệ nhân
quả; Thời gian thực hiện hành vi vi phạm; Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm; Công
cụ phương tiện vi phạm.
- Mặt chủ quan: là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể viphạm hành chính.
Trong mặt chủ quan, lỗi là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm hành chính, thể hiện dưới
hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý, ngoài ra còn dấu hiệu khác là mục đích.
- Chủ thể: vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có năng lựcchịu trách nhiệm
hành chính theo quy định của pháp luật.
- Khách thể: là những quan hệ xã hội, quy tắc quản lý nhà nước đượcpháp luật hành
chính bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm hành chính xâm hại. Dấu hiệu nhận biết là
hành vi vi phạm hành chính đã xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước được pháp luật
hành chính quy định, bảo vệ.
- Ví dụ trách nhiệm hành chính: uống rựu bia khi lái xe
A điều khiển xe máy và bị cơ quan công an yêu cầu dừng lại để kiểm tra nồng độ cồn.
Kết quả kiểm tra nồng độ cồn của A vượt quá mức quy định nên sẽ bị xử phạt hành
chính theo quy định của pháp luật.
1.4.4: Trách nhiệm kỉ luật:
- Trách nhiệm kỷ luật là loại trách nhiệm mà thủ trưởng cơ quan, tổchức áp dụng đối
với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, tổ chức của mình
khi vi phạm kỷ luật lao động (trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm
hành chính, trách nhiệm kỷ luật).
- Cơ sở của trách nhiệm kỉ luật:
- Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với cán bộ,công chức, viên
chức do vi phạm kỉ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc
vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Độ tuổi chịu trách nhiệm kỉ luật:
- Từ 18 tuổi trở lên được coi là người lớn và có thể phải chịu tráchnhiệm về những
hành vi vi phạm kỷ luật viên chức.
- Tuy nhiên, luật kỷ luật công vụ cũng có quy định về các biện phápkỷ luật đối với
người dưới 18 tuổi nếu họ có khả năng hiểu và đánh giá được hậu quả hành động của mình.
Trách nhiệm kỷ luật là quá trình áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với cá nhân, tổ chức.
Để thực hiện và phân tích hiệu quả trách nhiệm kỷ luật, chúng ta phải có sự kết hợp
giữa các yếu tố chủ quan, khách quan, chủ thể và khách thể:
- Mặt khách: quan là yếu tố liên quan đến nội quy, quy chế, quyđịnh, tiêu chuẩn do tổ
chức, cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đây là những yếu tố mà cá nhân phải tuân thủ và thực hiện.
- Mặt chủ quan là yếu tố liên quan đến ý thức và hành vi của conngười. Đây là những
yếu tố mà cá nhân có thể kiểm soát hay chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
- Chủ thể: là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền xử lý kỷ luật.Cácquan chức thường là các
cơ quan chính phủ, đơn vị công tác và cơ quan quản lý nguồn nhân lực. Đối với tổ
chức tư nhân thì đó là hội đồng quản trị, ban quản lí hoặc cơ quan quản lý nội bộ.
- Khách thể: là cá nhân hoặc tổ chức bị xử lý kỷ luật. Đối với côngchức, đối tượng chính
là công chức. Trong các tổ chức tư nhân, đối tượng là nhân viên, thành viên hoặc đối
tác vi phạm các quy định kỷ luật.
- Ví dụ trách nhiệm kỷ luật: Vi phạm kỷ luật công ti.
Chị X là nhân viên công ty nhưng lại nhuộm tóc xanh và thường xuyên đi làm muộn lúc
9 giờ sáng. Hành vi này hoàn toàn do lỗi của chị X và trái với quy định công ty. Vì thế,
đây là vi phạm kỷ luật.
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VỀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
2.1: Áp dụng thực tiễn trách nhiệm pháp lí của nhà nước hiện nay:
- Hiện nay, việc thực thi nghĩa vụ pháp luật ở Việt Nam đang dần được hoàn thiện,
hoạt động thực thi pháp luật được quan tâm và tăng cường, nhiều luật mới hoặc sửa
đổi đã được ban hành nhằm giúp cải thiện và thực thi nghĩa vụ pháp luật hiệu quả
hơn trong mọi lĩnh vực của người dân Việt Nam. Vì trách nhiệm pháp lý là công cụ
giúp nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích của người dân nên đồng thời còn có tác dụng
giáo dục, răn đe người dân. Đồng thời, nó còn là cơ sở cho sự phát triển kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội. Ngoài ra, cũng phải có ý thức chủ động về sự tự tin của người dân
trong việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình, không chỉ ở các vùng công nghiệp hóa,
đang phát triển. Không chỉ mỗi người lớn mà còn mỗi trẻ em, bởi người lớn sẽ là tấm
gương phản chiếu cho trẻ em học tập và noi theo.Có như vậy đất nước ta mới văn
minh, tiến bộ hơn trong mắt cộng đồng bạn bè quốc tế.
2.2: Thực tiễn về trách nhiệm hình sự:
X và P rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi X và P mỗi người mang theo khẩu súng săn tự
chế. Hai người thoả thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3
lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ chia tay mỗi người một ngả. Khi X
đi được khoảng 200 mét, X nghe có tiếng động, cách X khoảng 25 mét. X huýt sao 3
lần nhưng không nghe phản ứng gì của P. X bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có
ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, X chạy đến thì phát
hiện P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội đưa P đến trạm xá địa phương để
cấp cứu, nhưng P đã chết trên đường đi. Phân tích:
1. Xác định tội danh của X?
Căn cứ vào tình huống đã cho thì X phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều
128 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): “Người nào vô ý làm chết người, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.
Dấu hiệu pháp lý (cấu thành tội vô ý làm chết người)
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội vô ý làm chết người là quyền nhân thân, đây là một trong những
khách thể quan trọng nhất được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền sống quyền được
tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Đối tượng của tội này là những chủ thể có quyền được
tôn trọng và bảo vệ về tính mạng. Đó là những người đang sống, những người đang
tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách là con người – thực thể tự nhiên và xã
hội. Như vậy, trong tình huống trên X tước đoạt tính mạng của P, xâm phạm tới quan
hệ nhân thân được luật hình sự bảo vệ.
* Mặt khách quan của tội phạm: –
Hành vi khách quan của tội phạm: Người phạm tội có hành vi viphạm quy tắc
an toàn. Đó là những quy tắc nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con
người. Những quy tắc đó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy phạm
hóa hoặc có thể là những quy tắc xử sự xã hội thông thường đã trở thành những tập
quán sinh hoạt, mọi người đều biết và thừa nhận. Trong tình huống trên thì X và P rủ
nhau đi săn thú rừng và hai người thỏa thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước
khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần nếu không thấy phản ứng gì thì sẽ bắn. Sau đó X lên phía đồi
còn P xuống khe cạn. Và khi X nghe thấy có tiếng động, đã X huýt sáo 3 lần nhưng
không nghe thấy phản ứng gì của P. X bật đèn soi về phìa có tiếng động thấy có ánh
mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, X xách súng chạy đến thì
phát hiện là P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội vã đưa P đi đến trạm xá địa
phương nhưng P đã chết trên đường đi cấp cứu. Như vậy, hành vi của X do không cẩn
thận xem xét kỹ lưỡng trong khi đi săn nên đã để đạn lạc vào người P làm cho P chết. –
Hậu quả của tội phạm: Hành vi vi phạm nói trên phải đã gây ra hậuquả chết
người. Hậu quả này là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Trong tình huống trên thì hành vi
của X đã gây ra hậu quả làm cho P chết. – Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
của tội phạm: QHNQ giữa hành vi vi phạm và hậu quả đã xảy ra là dấu hiệu bắt buộc
của CTTP. Người có hành vi vi phạm chỉ phải chịu TNHS về hậu quả chết người đã xảy
ra, nếu hành vi vi phạm của họ đã gây ra hậu quả này hay nói cách khác là giữa hành
vi vi phạm của họ và hậu quả chết người có QHNQ với nhau. Trong tình huống trên thì
hậu quả chết người của P là do hành vi của X gây ra. Đó là X nhằm bắn về phía con thú
nhưng đã bắn sang P, hậu quả là làm cho P chết, như vậy nguyên nhân P chết là do
hành vi bắn súng của X vào người P.
* Mặt chủ quan của tội phạm:
Trong trường hợp này, X phạm tội vô ý làm chết người với lỗi vô ý vì quá tự tin. Bởi vì
X tuy thấy hành vi của mình có thể ra hậu quả làm chết người nhưng cho rằng hậu
quả đó sẽ không xảy ra nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả chết người đó. –
Về lí trí: X nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể
hiện ở chỗ thấy trước hậu quả làm chết người do hành vi của mình có thể gây ra nhưng
đồng thời lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra. Như vậy, sự thấy trước hậu quả làm
chết người ở đây thực chất chỉ là sự cân nhắc đến khả năng hậu quả đó xảy ra hay
không và kết quả người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu đó quả xảy ra. –
Về ý chí: X không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra cái chết cho P, nó thể
hiện ở chỗ, sự không mong muốn hậu quả của X gắn liền với việc X đã loại trừ khả năng
hậu quả xảy ra. X đã cân nhắc, tính toán trước khi hành động, thể hiện ở chỗ X đã huýt
sáo như thỏa thuận với P và chỉ đến khi không nghe thấy phản ứng gì của P, X mới
nhằm bắn về phía có ánh mắt con thú nhưng hậu quả là đã bắn chết P. Và khi X xách
súng chạy đến thì phát hiện P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn, X đã vội đưa P
đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng P đã chết trên đường đi. Điều này đã
chứng tỏ X không mong muốn hậu quả chết người xảy ra. Như vậy, hình thức lỗi của
X trong trường hợp trên là lỗi vô ý vi quá tự tin.
* Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội vô ý làm chết người là chủ thể thường, là người có năng lực TNHS và
đạt độ tuổi luật định. Trong khuôn khổ của tình huống đã cho thì là người có đủ năng
lực TNHS và đạt độ tuổi luật định.
=> Từ những phân tích về các yếu tố cấu thành tội phạm nêu trên, xét thấy có đủ cơ
sở để kết luận X phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 BLHS năm 2015
(sửa đổi, bổ sung 2017).
2. Giả sử P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật là 29%, X có phải chịu trách
nhiệm hình sự không? Tại sao?
X không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo nội dung tình huống bài ra và hậu quả là P bị thương, với tỷ lệ thương tật là 29%.
Có thể thấy, hành vi của X là đã vô ý gây thương tích cho P với lỗi vô ý vì quá tự tin.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 108 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ, sung 2017):
Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000
đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
Vậy, với hậu quả P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật 29%, thì X không phải
chịu TNHS nhưng X sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi của mình theo Nghị Quyết
03/2006 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
2.3: Thực tiễn về trách nhiệm hành chính:
Trong 1 kì thi lớn diễn ra như kì thi tốt nghiệp THPT A đã cố tình đem vào phòng thi
mắt kính gian lận công nghệ cao để vượt qua và đạt điểm cao trong kì thi đó. Hành
vi đó được coi là gian lận thi cử. Phân tích:
a. Về mặt chủ quan
Thiếu kiến thức và kỹ năng học tập: Một số học sinh gặp khó khăn trong việc nắm
bắt kiến thức và kỹ năng cần thiết để đạt được kết quả cao trong thi cử. Để tránh
thất bại, họ có thể lựa chọn gian lận như một giải pháp ngắn hạn.
Thiếu ý thức đạo đức: Một số học sinh thiếu nhận thức về tầm quan trọng của tính
trung thực trong thi cử và không hiểu rõ về đạo đức học sinh. Thiếu ý thức này có
thể xuất phát từ giáo dục gia đình, quan điểm xã hội, hay thiếu sự nhấn mạnh về
đạo đức và phẩm chất trong quá trình giảng dạy.
Khả năng cản trở công bằng: Một số thí sinh có quan điểm rằng môi trường thi cử
không công bằng hoặc hệ thống thi cử không đảm bảo quyền lợi của mình. Điều
này có thể làm cho họ cảm thấy việc gian lận là hình thức bù đắp cho sự bất công
và tìm kiếm lợi ích cá nhân.
b. Về mặt khách quan
Áp lực gia đình và xã hội: Một áp lực lớn được đặt lên học sinh để đạt thành tích
cao trong thi cử. Gia đình và xã hội thường đặt nặng vấn đề danh dự và sự thành
công thông qua kết quả thi cử. Điều này có thể đẩy học sinh vào tình trạng lo lắng,
sợ mất mặt, và tạo ra động lực để gian lận.
Cạnh tranh quá mức: Hệ thống giáo dục có tính chất cạnh tranh cao và xoay quanh
việc đạt điểm cao trong các kỳ thi quan trọng. Sự cạnh tranh gay gắt có thể khiến
học sinh cảm thấy áp lực và tìm kiếm các biện pháp không trung thực để đạt được
lợi thế so với người khác. -Tác hại:
- Mất lòng tin và công bằng: Việc gian lận trong thi cử làm mất đilòng tin vào hệ
thống giáo dục và công bằng trong xã hội. Người ta không còn tin tưởng vào kết
quả của các kỳ thi nữa, và những người thi cống hiến và học tập chăm chỉ sẽ bị tổn thương.
- Chất lượng giáo dục suy giảm: Khi việc gian lận trở nên phổbiến, người ta không
còn đánh giá chất lượng kiến thức và năng lực thực sự của học sinh và sinh viên.
Điều này dẫn đến việc hạ thấp chất lượng giáo dục, vì không có động lực để học
sinh và sinh viên nỗ lực hơn.
- Thiếu đạo đức và phẩm chất: Gian lận trong thi cử là hành vikhông đạo đức và
vi phạm quy tắc xã hội. Nó truyền tải thông điệp sai lầm rằng thành công có thể đạt
được thông qua việc lừa dối và không cần phải làm việc chăm chỉ.
- Thiếu năng lực thực tế: Khi một người gian lận trong thi cử đểđạt được kết quả
cao hơn, họ không có năng lực thực sự tương ứng với điểm số đó. Điều này khiến
cho họ thiếu kiến thức và kỹ năng cần thiết trong thực tế, gây khó khăn khi áp dụng
vào công việc và cuộc sống sau này.
- Ảnh hưởng xã hội và kinh tế: Việc gian lận trong thi cử gây ranhững hệ lụy kéo
dài trong xã hội và kinh tế. Những người không công bằng và không có đủ năng lực
sẽ chiếm đoạt cơ hội của những người xứng đáng, gây xáo trộn trong bảng xếp
hạng và đánh giá của các trường học, đồng thời cản trở sự phát triển toàn diện của xã hội. Giải Pháp:
- Nâng cao quản lý và giám sát: Các tổ chức thi cử cần nâng caoquá trình quản lý
và giám sát trong suốt quá trình thi. Điều này có thể bao gồm việc xác thực danh
tính của thí sinh, kiểm tra phòng thi một cách cẩn thận, sử dụng camera giám sát
trong các phòng thi và tăng cường hiện diện của giám thị.
- Sử dụng công nghệ: Áp dụng công nghệ để ngăn chặn và pháthiện gian lận trong
thi cử có thể là một giải pháp hiệu quả. Ví dụ, sử dụng hệ thống quản lý thi trực
tuyến, phần mềm chống sao chép và máy quét điểm tự động có thể giúp phát hiện
những hành vi gian lận như sao chép đáp án hay sử dụng phần mềm trợ giúp không được phép.
- Xây dựng ý thức đạo đức: Giáo dục và xây dựng ý thức đạo đứclà một phần
quan trọng trong việc giải quyết vấn đề gian lận trong thi cử. Cần tăng cường công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh, từ giai đoạn tiểu học đến đại học. Đồng thời,
cần phát triển các chương trình đào tạo cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề gian lận và biện pháp ngăn chặn nó.
- Đa dạng hóa hình thức thi: Thay đổi hình thức thi để đảm bảotính sáng tạo và
khách quan có thể làm giảm việc gian lận. Thay vì chỉ tập trung vào kỳ thi trắc
nghiệm, có thể áp dụng các hình thức thi khác như bài luận, thực hành, thuyết
trình… Điều này sẽ khuyến khích học sinh hiểu bài hơn và khó có thể gian lận dễ dàng trong quá trình thi.
- Tăng cường cùng cộng đồng tham gia giám sát: Đưa ra chínhsách và quy định
rõ ràng về việc ngăn chặn gian lận trong thi cử, tạo môi trường thân thiện và an
toàn cho những người báo cáo các hành vi gian lận. Tuyên truyền về vai trò của
cộng đồng trong việc giám sát và phòng chống gian lận có thể khuyến khích sự
tham gia tích cực từ phía xã hội.
2.4: Thực tiễn về trách nhiệm kỉ luật: Tình huống:
Một nhân viên (B) trong một công ty phần mềm đang tham gia dự án quan trọng. Trong
quá trình làm việc, nhân viên này đã gặp một số khó khăn về hiệu suất và chất lượng công việc. Nhận xét: Yếu tố khách quan:
Nhận xét: Nhân viên B đã phải đối mặt với một số thay đổi về yêu cầu dự án từ phía
khách hàng, làm tăng áp lực và yêu cầu điều chỉnh kế hoạch làm việc.
Giải pháp: Quản lý cần xem xét lại kế hoạch dự án để đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu
mới được tích hợp một cách hợp lý mà không gây ảnh hưởng lớn đến hiệu suất và chất lượng. Yếu tố chủ quan:
Nhận xét: Có một số vấn đề về tự quản lý thời gian và ưu tiên công việc của nhân viên
B, dẫn đến việc gặp khó khăn trong việc đáp ứng đúng hạn.
Giải pháp: Quản lý và nhân viên cần thảo luận về cách tổ chức công việc, đặt ưu tiên
công việc quan trọng, và cung cấp hỗ trợ nếu cần thiết. Giải pháp tổng thể:
Nhận xét: Tình hình cần sự hỗ trợ và hướng dẫn chi tiết hơn từ phía quản lý để giúp
nhân viên B vượt qua những thách thức.
Giải pháp: Thiết lập cuộc họp định kỳ giữa quản lý và nhân viên để theo dõi tiến độ,
chia sẻ thông tin, và cung cấp hỗ trợ khi cần thiết.
2.5: Thực tiễn về trách nhiệm dân sự: Tình huống:
Một tài xế (C) gây ra một tai nạn giao thông nghiêm trọng, khiến một người đi xe đạp
bị thương nặng. Người đi xe đạp quyết định đưa ra khiếu nại và kiện tài xế C về trách nhiệm dân sự.
Nhận xét về trách nhiệm của tài xế:
Phản hồi tích cực: Tài xế C đã chấp nhận trách nhiệm ngay sau tai nạn và hợp tác đầy
đủ với cảnh sát và người bị thương.
Phản hồi cần cải thiện: Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng tài xế C đã vi phạm luật giao
thông, và cần phải chịu trách nhiệm về hành vi lái xe không an toàn.
Đánh giá về mức độ thương tích và tổn thất:
Phản hồi tích cực: Các bác sĩ và chuyên gia y tế đã đưa ra bằng chứng rõ ràng về mức
độ thương tích và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bị thương.
Phản hồi cần cải thiện: Có thể cần thêm thông tin và chứng cứ về các chi phí y tế và
tổn thất tài chính mà người bị thương đã phải đối mặt.
Phân tích về việc giảm thiểu thiệt hại và đền bù:
Phản hồi tích cực: Luật sư và các chuyên gia pháp lý đã phân tích cách tối ưu hóa quá
trình giảm thiểu thiệt hại và đề xuất các giải pháp hợp lý.
Phản hồi cần cải thiện: Cần xem xét cẩn thận về mức độ đền bù và xác định liệu nó có
đảm bảo công bằng và hợp lý đối với tất cả các bên liên quan hay không.
2.6: Kiến nghị các giải pháp trách nhiệm pháp lí:
Cải Thiện Quy Trình Xử Lý:
Giải pháp: Tăng cường hiệu suất và giảm thiểu thời gian xử lý vụ án bằng cách áp dụng
công nghệ thông tin, tự động hóa một số quy trình, và tối ưu hóa hệ thống quản lý vụ án.
Đào Tạo và Nâng Cao Năng Lực Chuyên Nghiệp: -
Giải pháp: Đầu tư vào đào tạo và phát triển năng lực chuyênnghiệp cho các cơ
quan pháp luật, luật sư, và những người tham gia trong quá trình xử lý vụ án, nhằm
đảm bảo sự hiểu biết sâu sắc và chuẩn bị tốt nhất cho mọi tình huống.
Tăng Cường Sự Minh Bạch và Công Bằng: -
Giải pháp: Đảm bảo rằng quy trình pháp lý và quyết định của hệthống pháp luật
là minh bạch, dễ hiểu và công bằng, giúp tạo ra sự tin tưởng từ cộng đồng và tất cả các bên liên quan. Sử Dụng Công Nghệ: -
Giải pháp: Áp dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo để cảithiện quy trình
pháp lý, từ việc thu thập thông tin đến phân tích dữ liệu, nhằm tối ưu hóa quyết định và giảm thiểu sai sót.
Tăng Cường Giáo Dục Pháp Luật Cộng Đồng: -
Giải pháp: Thực hiện các chương trình giáo dục pháp luật cộngđồng để tăng
cường hiểu biết về quyền và trách nhiệm pháp lý, từ đó tạo ra một cộng đồng thông thái về pháp luật.
Đối Phó với Áp Lực và Quy Mô: -
Giải pháp: Phát triển các chiến lược và chính sách để đối phó với áplực và quy
mô ngày càng lớn đặt ra cho hệ thống pháp luật, bao gồm cả việc nâng cao khả năng
đối mặt với các vấn đề pháp lý phức tạp và tăng cường khả năng quản lý rủi ro.
Thúc Đẩy Hợp Tác Liên Ngành: -
Giải pháp: Tạo ra môi trường hợp tác chặt chẽ giữa các bên liênquan, bao gồm
cả các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng, để giải
quyết các vấn đề pháp lý đa dạng một cách toàn diện. KẾT LUẬN:
Trách nhiệm pháp lý là nền tảng quan trọng của một xã hội công bằng và tuân thủ
pháp luật. Thực tế cho thấy rằng hệ thống trách nhiệm pháp lý đang ngày càng trở
nên phức tạp và đa dạng, phản ánh sự đa dạng của các lĩnh vực pháp lý và nhu cầu
ngày càng tăng của cộng đồng.
Một trong những điểm chính là sự đổi mới và sự linh hoạt trong quá trình áp dụng
trách nhiệm pháp lý để đáp ứng với những thách thức đương đại. Quá trình này đòi
hỏi sự hiểu biết sâu sắc về luật lệ, khả năng phân tích và đánh giá các tình huống pháp
lý phức tạp, cũng như sự linh hoạt để thích ứng với sự thay đổi trong xã hội và công nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy có những thách thức, bao gồm sự chậm trễ trong quá
trình xử lý vụ án, sự bất công trong một số trường hợp, và áp lực lên hệ thống pháp
luật do tăng cường số lượng vụ án và yêu cầu ngày càng tăng cao về chất lượng quyết
định. Một cách tiếp cận toàn diện đối với trách nhiệm pháp lý đòi hỏi sự hợp tác chặt
chẽ giữa tất cả các bên liên quan, bao gồm cả luật sư, người bị hại, và cơ quan chức
năng. Đồng thời, sự giáo dục và nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng cũng
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường pháp lý tích cực và đề xuất.
Tóm lại, thực tế trách nhiệm pháp lý đang diễn ra một cách đa dạng và thú vị, đòi hỏi
sự nhạy bén, sáng tạo và hợp tác liên ngành để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả
trong hệ thống pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật D. (2022, July 4). Câu hỏi tự luận môn luật hành chính (cóđáp án).
Hocluat.VN. https://hocluat.vn/cau-hoi-ly-thuyet-monluat-hanh-chinh/t truy cập ngày 6/12/2023
2. Huyền N. T. (2023, March 28). 4 Yếu tố cấu thành tội phạm bạnđọc không thể bỏ
qua. Công Ty Luật Thái AnTM. https://luatthaian.vn/cau-thanh-toi-pham/ truy cập ngày 7/12/2023
3. QUỐCHỘI, 2017, Bộ luật hình sự hiện hành (bộ luật năm 2015,sửa đổi, bổ sung năm 2017).
4. Trách nhiệm dân sự là gì (cập nhật 2023). (n.d.-c). AccGroup.
https://accgroup.vn/trach-nhiem-dan-su-la-gi-cap-nhat-2022 truy cập ngày 7/12/2023
5. Studocu. (n.d.). Tiểu luận pháp luật đại cương trách nhiệm pháp lývà các loại trách nhiệm pháp - Studocu.
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-laodong-xa-hoi-co-
so-%202/marketing-can-ban/tieu-luan-phapluat-dai-cuong-trach-nhiem-phap-
ly-va-cac-loai-trach-nhiemphap-ly/23702783truy cập ngày 8/12/2023